Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨMPRIMOS TRONG KHẨU PHẦN THỨC ĂN HEO NÁI GIAI ĐOẠN CHỬA KỲ 2 ĐẾN CAI SỮA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.45 KB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM
PRIMOS TRONG KHẨU PHẦN THỨC ĂN HEO NÁI GIAI
ĐOẠN CHỬA KỲ 2 ĐẾN CAI SỮA

Sinh viên thực hiện: PHAN THỊ GIANG
Lớp

: DH07TA

Ngành

: Công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi

Niên khóa

: 2007 – 2011

Tháng 8/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************



PHAN THỊ GIANG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM
PRIMOS TRONG KHẨU PHẦN THỨC ĂN HEO NÁI GIAI
ĐOẠN CHỬA KỲ 2 ĐẾN CAI SỮA

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư chăn nuôi

Giáo viên hướng dẫn:
TS. NGUYỄN QUANG THIỆU

Tháng 08/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên: Phan Thị Giang
Tên luận văn: “Nghiên cứu ảnh hưởng việc bổ sung chế phẩm Primos
trong khẩu phần thức ăn heo nái giai đoạn chửa kỳ 2 đến cai sữa”.
Đã hoàn thành khóa luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các
ý kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa ngày…………..

Giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Quang Thiệu

ii



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ban giám hiệu và quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời
gian học tập.
Thầy Nguyễn Quang Thiệu đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Chú Nguyễn Minh Quang cùng toàn thể các cán bộ, công nhân làm việc ở
trại chăn nuôi heo Phú Sơn đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực tập ở
trại.
Tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt
những năm học qua.
Phan Thị Giang

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Thí nghiệm “Nghiên cứu ảnh hưởng việc bổ sung chế phẩm Primos trong
khẩu phần thức ăn heo nái giai đoạn chửa kỳ 2 đến cai sữa” được thực hiện tại
trại chăn nuôi heo Phú Sơn từ 04/2011 đến 06/2011. Thí nghiệm được bố trí theo
kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố trên 64 heo nái, được chia thành 4 lô, mỗi lô
16 con. Các heo thí nghiệm thuộc giống YL và LY.
Lô I đối chứng sử dụng thức ăn với mức năng lượng thấp hơn TACB
Lô II đối chứng sử dụng thức ăn căn bản (TACB).
Lô III sử dụng TACB + 1 kg chế phẩm/1 tấn thức ăn.
Lô IV sử dụng TACB + 2,5 kg chế phẩm/1 tấn thức ăn.
Bổ sung chế phẩm Primos vào khẩu phần TACB đã mang lại kết quả như
sau:

Góp phần cải thiện trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh và trọng lượng toàn ổ
heo con cai sữa. Trọng lượng sơ sinh bình quân và trọng lượng cai sữa bình quân
cao hơn đối chứng.
Tăng số con còn sống, số con chọn nuôi, số con cai sữa. Nâng cao tỉ lệ nuôi
sống. Giảm thấp tỉ lệ ngày con tiêu chảy và tỉ lệ ngày con bệnh. Cải thiện được tỉ lệ
lên giống lại của nái.
Góp phần làm giảm lượng thức ăn tiêu thụ của nái để sản xuất ra 1 heo con
sơ sinh và 1kg heo con sơ sinh.
Nhìn chung, việc bổ sung Primos vào khẩu phần thức ăn heo nái với mức 1
kg/1 tấn thức ăn mang lại hiệu quả hơn cả.

iv


MỤC LỤC
Trang tựa ..................................................................................................................... i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................... ix
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..........................................................................................................1
1.2 Mục đích ............................................................................................................2
1.3 Yêu cầu ..............................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................3
2.1 Đặc điểm sinh lí heo nái ....................................................................................3
2.1.1 Giai đoạn chờ phối .........................................................................................3
2.1.2 Giai đoạn mang thai........................................................................................3

2.1.3 Giai đoạn nuôi con..........................................................................................3
2.2 Prebiotic .............................................................................................................4
2.2.1 Sơ lược về prebiotic........................................................................................4
2.2.2 Tác dụng của prebiotic ...................................................................................5
2.2.3 Cơ chế tác dụng của prebiotic ........................................................................6
2.2.4 Oligosaccharide ..............................................................................................6
2.2.4.1 Vai trò oligosaccharide ................................................................................7
2.2.4.2 Sự chuyển hóa hấp thu của oligosaccharide ................................................8
2.3 Acid hữu cơ .......................................................................................................8
2.3.1 Mục đích sử dụng ...........................................................................................8
2.3.2 Các acid hữu cơ ..............................................................................................8
2.3.3 Cơ chế tác dụng ............................................................................................10

v


Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .................................12
3.1 Thời gian và địa điểm ......................................................................................12
3.1.1 Thời gian.......................................................................................................12
3.1.2 Địa điểm .......................................................................................................12
3.1.3 Sơ lược về công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn ...........................................12
3.1.3.1 Vị trí địa lí .................................................................................................12
3.1.3.2 Nhiệm vụ ...................................................................................................13
3.1.3.3 Công tác giống ...........................................................................................13
3.2 Điều kiện thí nghiệm .......................................................................................14
3.2.1 Động vật thí nghiệm .....................................................................................14
3.2.2 Thức ăn .........................................................................................................14
3.2.3 Chuồng trại, dụng cụ ....................................................................................15
3.2.4 Chăm sóc, nuôi dưỡng ..................................................................................16
3.2.5 Vệ sinh phòng bệnh ......................................................................................17

3.2.5.1 Vệ sinh .......................................................................................................17
3.2.5.2 Phòng bệnh ................................................................................................18
3.3 Bố trí thí nghiệm..............................................................................................19
3.4 Phương pháp và chỉ tiêu theo dõi ....................................................................19
3.4.1 Các chỉ tiêu trên heo mẹ ...............................................................................19
3.4.2 Các chỉ tiêu trên heo con ..............................................................................20
3.5 Phương pháp xử lí số liệu ................................................................................21
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................22
4.1 Các chỉ tiêu trên heo con .................................................................................22
4.1.1 Chỉ tiêu số lượng ..........................................................................................22
4.1.2 Tỉ lệ nuôi sống từ sau khi ghép bầy đến lúc cai sữa .....................................24
4.1.3 Chỉ tiêu trọng lượng .....................................................................................25
4.1.4 Chỉ tiêu bệnh.................................................................................................27
4.2 Các chỉ tiêu trên heo nái ..................................................................................29
4.2.1 Sự hao mòn nái .............................................................................................29

vi


4.2.2 Tỉ lệ lên giống lại ..........................................................................................30
4.2.3 Thức ăn tiêu thụ bình quân của nái (TATTBQ/nái) .....................................31
4.2.3.1 Lượng TATT sản xuất ra 1 HCSS, 1 kg HCSS .........................................31
4.2.3.2 Lượng TATT sản xuất ra 1 HCCS, 1 kg HCCS, lượng TATTBQ/nái/ ngày
trong giai đoạn nuôi con. .......................................................................................32
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................34
5.1 Kết luận ...........................................................................................................34
5.2 Đề nghị ............................................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................36
PHỤ LỤC ..................................................................................................................39


vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MMA

: Metritis, Mastitis, Agalactia (viêm tử cung, viêm vú, mất sữa)

FOS

: Fructose – Oligosaccharide

MOS

: Mannan – Oligosaccharide

D

: Duroc

L

: Landrace

Y

: Yorkshire

TATB


: Thức ăn căn bản

TATT

: Thức ăn tiêu thụ

ME

: Metabolizable Energy (năng lượng trao đổi)

VCK

: Vật chất khô

P

: Trọng lượng

TATTBQ

: Thức ăn tiêu thụ bình quân

HCSR

: Heo con sinh ra

HCSSS

: Heo con sơ sinh còn sống


HCCN

: Heo con chọn nuôi

HCCS

: Heo con cai sữa

PSSTO

: Trọng lượng sơ sinh toàn ổ

PSSBQ

: Trọng lượng sơ sinh bình quân

PCSTO

: Trọng lượng cai sữa toàn ổ

PCSBQ

: Trọng lượng cai sữa bình quân

X

: Trung bình

SD


: Standard Deviation (độ lệch chuẩn)

UBND

: Ủy ban nhân dân

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Công thức acid hữu cơ ..................................................................... 9
Bảng 2.2 Giá trị năng lượng thuần của acid hữu cơ và ngũ cốc cho heo ..... 10
Bảng 2.3 Ảnh hưởng của acid lactic trên sự nhiễm E. coli trong phân, tỉ lệ
tiêu chảy và tỉ lệ nuôi sống heo con .............................................................. 11
Bảng 3.1 Cơ cấu đàn (tính đến ngày 11/06/2011). ....................................... 13
Bảng 3.2 Thành phần nguyên liệu trong thức ăn .......................................... 14
Bảng 3.3 Thành phần dinh dưỡng trong 1 kg thức ăn .................................. 15
Bảng 3.4 Quy trình tiêm vaccin .................................................................... 18
Bảng 3.5 Bố trí thí nghiệm ............................................................................ 19
Bảng 4.1 Số lượng heo con ........................................................................... 22
Bảng 4.2 Tỉ lệ nuôi sống từ sau ghép bầy đến cai sữa .................................. 24
Bảng 4.3 Trọng lượng heo con ..................................................................... 25
Bảng 4.4 Tỉ lệ ngày con tiêu chảy và tỉ lệ ngày con bệnh trên heo con ....... 28
Bảng 4.5 Sự hao mòn nái. ............................................................................. 29
Bảng 4.6 Tỉ lệ lên giống lại sau cai sữa ........................................................ 30
Bảng 4.7 Lượng thức ăn tiêu thụ................................................................... 32

ix



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong chăn nuôi heo công nghiệp người ta luôn tìm cách để tăng cường sự tiêu
hóa và hấp thu dưỡng chất thức ăn. Vì nó không những làm giảm chi phí thức ăn
cho tăng trọng mà còn hạn chế ô nhiễm môi trường do chất dinh dưỡng không tiêu
thải ra nhiều.
Từ lâu người ta đã biết dùng kháng sinh liều thấp bổ sung vào thức ăn để ngăn
ngừa bệnh tiêu chảy và để tăng khả năng tiêu hóa thức ăn theo hướng có lợi cho cơ
thể. Điều này không có mục tiêu lâu dài vì vi trùng rất mau lờn thuốc. Trong khi đó
hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột cũng bị tổn thương. Mặt khác kháng sinh tồn
dư trong sản phẩm sẽ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Nhằm khắc phục tình trạng trên, xu hướng hiện nay các nhà chăn nuôi sử dụng
phương pháp bổ sung prebiotic vào khẩu phần cho heo, nhằm kiểm soát vi sinh vật
có hại, hạ thấp pH đường ruột, ức chế vi khuẩn lên men thối, giúp heo nái giảm
nguy cơ MMA (Metritis, Mastitis, Agalactia), hạn chế tiêu chảy trên heo con, tăng
đáp ứng miễn dịch cho heo con.
Sức khỏe heo nái mang thai trong giai đoạn chửa kỳ 2 luôn là vấn đề quan tâm
của các nhà chăn nuôi. Trong giai đoạn này nhiều nghiên cứu về sử dụng prebiotic
đã chứng minh giúp cải thiện về sức khỏe và thành tích sinh sản của heo nái.
Để tìm hiểu rõ hơn về tác dụng của prebiotic đối với vật nuôi nói chung và heo
nái nói riêng, được sự cho phép của khoa chăn nuôi thú y, trường Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, trại heo Phú Sơn, dưới sự hướng dẫn của TS.
Nguyễn Quang Thiệu chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng việc bổ
sung chế phẩm Primos trong khẩu phần thức ăn heo nái giai đoạn chửa kỳ 2
đến cai sữa”.

1



1.2 Mục đích
Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm Primos trên sức khỏe cũng như thành tích
sinh sản của heo nái. Xác định liều hữu hiệu của chế phẩm Primos trong khẩu phần
thức ăn heo nái.
1.3 Yêu cầu
Bố trí thí nghiệm bổ sung chế phẩm Primos vào khẩu phần thức ăn heo nái
mang thai giai đoạn chửa kì 2 đến cai sữa.
Theo dõi các chỉ tiêu chính như số con sinh ra, số con sống, số con cai
sữa,trọng lượng sơ sinh, trọng lượng cai sữa, tỉ lệ bệnh, tỉ lệ lên giống lại của heo
nái, độ hao mòn nái, thức ăn tiêu thụ.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Đặc điểm sinh lí heo nái
2.1.1 Giai đoạn chờ phối
Sau thời gian nuôi con nái thường mất sữa nên sự nuôi dưỡng và chăm sóc tốt
quyết định sự phục hồi sức khỏe của heo nái, sự lên giống lại sớm, tỉ lệ thụ thai cao.
2.1.2 Giai đoạn mang thai
Sau khi phối giống, nếu 21 ngày thấy heo không động dục trở lại xem như là
heo đã mang thai. Thời gian mang thai trung bình 114 ngày (3 tháng, 3 tuần, 3
ngày), căn cứ vào sự phát triển của thai người ta chia thành 2 giai đoạn:
- Chửa kì 1 (1 - 84 ngày): bào thai còn nhỏ, ít dùng dưỡng chất, thời kì này
heo mẹ hấp thu chất dinh dưỡng chủ yếu để dự trữ. Sự dự trữ này rất cần thiết để tạo
sữa. Nếu thiếu dưỡng chất bào thai bị ảnh hưởng đầu tiên và nái mất sữa sau khi
sinh. Nếu dư thừa, sự dự trữ của nái quá nhiều, nguy cơ mập mỡ, sinh khó sau này.
- Chửa kì 2 (từ 85 - 114 ngày): bào thai dùng nhiều dưỡng chất trong thức ăn
của heo mẹ và phát triển nhanh tầm vóc. Nếu thức ăn dư thừa, bào thai sẽ phát triển

quá lớn dẫn đến khó đẻ, nếu thức ăn thiếu bào thai nhỏ, sức sống kém.
- Ngoài ra để quản lí chăm sóc, người ta chia heo nái mang thai thành 3 thời
kì: 1 - 84 ngày; 85 - 105 ngày; 106 - 114 ngày. Chăm sóc và nuôi dưỡng heo nái
mang thai rất quan trọng.
2.1.3 Giai đoạn nuôi con
Trong thời gian nuôi con, sự trao đổi chất của nái diễn ra rất căng thẳng, heo
phải tập trung các chất dinh dưỡng để tiết sữa. Do đó nếu kém ăn, thức ăn thiếu
dinh dưỡng thì sữa sẽ ít, heo bị đói và nái bị sụt cân. Vì vậy năng suất của nái phụ
thuộc vào nhiều yếu tố: số con sinh ra, giống, lứa đẻ, dinh dưỡng, điều kiện chăm

3


sóc, nuôi dưỡng, ngoại cảnh. Trong đó dinh dưỡng là quan trọng nhất, dinh dưỡng
cho nái nuôi con phải cao hơn, nhiều hơn lúc mang thai. Nếu dinh dưỡng không
đảm bảo tốt thì quá trình tiết sữa của nái sẽ phải huy động them các chất dự trữ
trong cơ thể, nếu huy động nhiều nái sẽ giảm trọng lượng trong thời gian nuôi con,
giảm sữa, ảnh hưởng đến thời gian chờ phối, tỉ lệ đậu thai (Reese và ctv, 1989;
Trương Chí Sơn, 1989).
2.2 Prebiotic
2.2.1 Sơ lược về prebiotic
Theo Nguyễn Ngọc Hải (2007) thì:
Prebiotic là chế phẩm sinh học chứa chất chuyên biệt có tác dụng kích thích sự
phát triển của quần thể vi sinh vật mong muốn có sẵn trong hệ vi sinh vật đường
ruột, qua đó cải thiện tăng trưởng và tăng cường sức đề kháng của vật chủ.
Prebiotic chủ yếu là các sản phẩm trao đổi chất của vi sinh vật hoặc một số
chất hữu cơ có vai trò cần thiết cho sự phát triển của một nhóm vi sinh vật có lợi
nào đó trong đường ruột của vật chủ hay có tác dụng kích ứng tăng cường đáp ứng
miễn dịch niêm mạc và miễn dịch toàn thân.
Các chất được sử dụng làm prebiotic phải có các tính chất sau:

- Không bị phân hủy cũng như không bị hấp phụ ở phần trên của ruột.
- Có tính chất đặc hiệu sử dụng cho một số loài vi sinh vật tự nhiên trong ruột
già có khả năng kích thích tăng trưởng và tăng cường biến dưỡng.
- Có thể làm thay đổi thành phần vi sinh của ruột già theo hướng có lợi cho vật
chủ.
- Có thể giúp tăng cường đáp ứng miễn dịch niêm mạc và toàn thân.
Các hợp chất thường dùng làm prebiotic bao gồm hợp chất oligosaccharide
(fructose – oligosaccharide, lactose – oligosaccharide, galacto – oligosaccharide,
mannan, βglucan), các acid hữu cơ mạch ngắn (acid lactic, acid propionic, acid
formic….).

4


2.2.2 Tác dụng của prebiotic
Tái tạo sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột (chống lại các vi khuẩn gây
bệnh): các vi khuẩn hữu ích sống trong đường ruột như Bifidobacterium và
Lactobacillus có thể ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh như E.coli,
Salmonella.
Mặt khác prebiotic đóng vai trò như một cái bẫy đối với vi khuẩn gây hại.
Nhiều vi khuẩn gây hại có cơ chế sử dụng thụ thể oligosaccharide trong ruột để liên
kết với bề mặt niêm mạc ruột và gây nên các bệnh về dạ dày. Các prebiotic có thể
mô phỏng các thụ thể ở ruột và do đó các vi khuẩn gây hại sẽ liên kết với prebiotic
thay vì niêm mạc ruột. Điều này giải thích vì sao ở trẻ bú mẹ thường ít bị tiêu chảy
hơn trẻ bú sữa ngoài.
Giảm khả năng ung thư ruột kết: nghiên cứu chế độ ăn uống của động vật thí
nghiệm có bổ sung inulin hoặc fructose – oligosaccharide (FOS) cho thấy các khối
u giảm. Tuy nhiên cơ chế chính xác tại sao các prebiotic này có thể làm giảm các
khối u còn chưa rõ.
Giảm cholesterol trong máu: prebiotic có thể gián tiếp ảnh hưởng đến mức

cholesterol trong máu bằng cách thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn sinh acid lactic.
Vi khuẩn này có thể làm giảm mật độ cholesterol trong máu. Ngoài ra nghiên cứu
trên chuột cho thấy những con chuột tiêu thụ FOS có mức cholesterol thấp hơn so
với những con đối chứng.
Tăng cường hấp thu khoáng chất: một số nghiên cứu trên động vật cho thấy
prebiotic giúp tăng can xi tại ruột kết. Ở chuột FOS tăng cường hấp thu Ca, Mg, Fe,
Cu và kích thích các vi khuẩn thủy phân acid phytic giúp nâng cao sự hấp thu
khoáng chất.
Cải thiện bệnh viêm ruột: chuột có chế độ ăn gồm oligosaccharide chiết xuất
từ sữa dê có những cải thiện về triệu chứng bệnh so với chuột đối chứng.
Giảm dị ứng: phản ứng dị ứng lần đầu tiên trong đời thường biểu hiện dưới
hình thức viêm phong da ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh đã phát triển viêm phong da

5


thường có nguy cơ cao bị dị ứng sau này. Prebiotic có hiệu quả tích cực làm giảm
sự phát triển của viêm phong da ở trẻ sơ sinh.
(http: // www.cesti.gov.vn).
2.2.3 Cơ chế tác dụng của prebiotic
Prebiotic đã được công bố là một loại thực phẩm chức năng, có tác dụng kích
thích sự tăng trưởng và hoạt động của các vi sinh vật có lợi trong đường ruột. Tăng
khả năng miễn dịch, tạo acid hữu cơ, giảm pH ruột già. Hiệu quả của prebiotic đã
được chứng minh rộng rãi ở người. Ở động vật, cũng có nhiều nghiên cứu hiệu quả
sử dụng prebiotic trên một số đối tượng như lợn, gà. Hidaka và cộng sự (1986) đã
công bố rằng prebiotic có thể làm giảm thiểu bệnh tiêu chảy và kích thích sự tăng
trưởng của lợn con do làm tăng số lượng quần thể vi khuẩn Bifidobacterium trong
ruột. Ngoài ra prebiotic còn được xem là phương pháp rẻ tiền và đầy hứa hẹn trong
kiểm soát bệnh tiêu chảy và các bệnh rối loạn dinh dưỡng khác ở heo và các động
vật khác.

Tác động theo 2 cách:
- Cung cấp năng lượng cho vi khuẩn có lợi như Bifidobacterium và
Lactobacilius tạo ưu thế cạnh tranh cho những vi khuẩn này.
- Can thiệp vào sự kết dính của vi khuẩn gây bệnh vào vách ruột. Vi khuẩn
Salmonella và E. coli có những lectin chứa manose có khả năng dính kết với dẫn
chất manose trên bề mặt niêm mạc ruột một khi vi khuẩn này dính kết vào vách
ruột. Khi mannan - Oligosaccharide (MOS) chứa manose được đưa vào khẩu phần,
manose của MOS sẽ dính kết với lectin của vi khuẩn bệnh, tách chúng ra khỏi vách
ruột và ra ngoài.
(http:// www.ioop.org.vn).
2.2.4 Oligosaccharide
Theo Trần Thị Dân (2005) thì:
Oligosaccharide là chất xơ hòa tan, được gọi là “đường mới” và hiện diện
trong nhiều loại thực liệu. Oligosaccharide không bị tấn công bởi enzyme tiêu hóa ở

6


ruột non nên chúng có thể đến ruột già. Tại đây chúng có 2 tác dụng: là nguồn cơ
chất cho tăng trưởng của vi sinh vật (được gọi là chất tiền sinh = prebiotic), và liên
kết với các thụ thể ở trên bề mặt tế bào vi sinh vật hoặc tế bào ruột già nên ảnh
hưởng đến sự gắn các chất khác vào tế bào và thay đổi hoạt động miễn dịch. Một
thành phần trong cấu trúc của thụ thể là chất bột đường. Nếu dùng oligosaccharide
với liều thấp (dưới 1%) có thể cải thiện tăng trọng và sức khỏe thú.
Oligosaccharide có thể được thu thập bằng các cách khác nhau:
- Trích từ nguồn thực vật (fructooligosaccharide, α-galactooligosaccharide).
- Trích từ nấm men (glucan, mannan oligosaccharide).
-

Dùng


enzyme

để

thủy phân

đường

đa

(fructooligosaccharide,

xylooligosaccharide).
- Tổng hợp nhờ enzyme (fructooligosaccharide, α-galactooligosaccharide, βfructooligosaccharide, β-galactooligosaccharide).
2.2.4.1 Vai trò oligosaccharide
Tăng sức đề kháng với các vi khuẩn gây bệnh đường ruột thông qua cơ chế:
cạnh tranh chất dinh dưỡng và nơi cư trú. Sản sinh ra các sản phẩm chuyển hóa mới
có hoạt tính kháng vi khuẩn và chống nhiễm trùng.
Kích thích miễn dịch đường tiêu hóa. Gia tăng hoạt tính của các vi khuẩn tốt
đường ruột, đặc biệt là dòng Bifidobacterium. Số lượng vi khuẩn có ích này tăng lên
trong ruột già và lên men sinh nhiều acid hữu cơ, hạ thấp pH, khống chế không cho
vi khuẩn lên men thối phát triển. Vi khuẩn Bifidobacterium cũng còn tiết ra enzyme
phá hủy các độc tố trong thức ăn.
Oligosaccharide gia tăng hoạt tính của các đại thực bào và tăng tiết kháng thể
tại chỗ IgA. Điều hòa các đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu khác cho cơ thể.
Oligosaccharide tăng hấp thu Ca và khoáng chất do trong quá trình lên men tại
ruột già. Các oligosaccharide sản sinh ra các acid béo chuỗi ngắn tạo môi trường
acid nhẹ ở ruột già.
Quá trình lên men oligosaccharide cũng sản sinh ra khí, nước có tác dụng làm

cho phân mềm và xốp phòng chống táo bón, đồng thời tăng khả năng kháng vi

7


khuẩn bằng cách giảm bớt số vi khuẩn nội sinh trong đường ruột qua việc đào thải
phân mỗi ngày.
2.2.4.2 Sự chuyển hóa hấp thu của oligosaccharide
Chỉ một phần nhỏ oligosaccharide được thủy phân tại dạ dày cho ra các đường
đơn và hấp thu tại ruột non. Một phần các đường đơn này sẽ được tiêu thụ ngay tại
đường ruột như là nguồn năng lượng để duy trì và tái tạo các tế bào ruột.
Phần lớn Oligosaccharide được đưa xuống ruột già và lên men tại đây, thực
hiện các vai trò sinh lí đặc hiệu của oligosaccharide.
(Đặc san khoa học kỹ thuật thức ăn chăn nuôi – số 5 / 2006).
2.3 Acid hữu cơ
2.3.1 Mục đích sử dụng
Tác động đến tỉ lệ của vi sinh vật trong đường tiêu hóa. Acid hữu cơ được
coi như là những chất không thuộc các loại kháng sinh, cũng không phải là những
chất tổng hợp có tính kháng khuẩn. Nó là những hợp chất có nguồn gốc tự nhiên
không có hại cho cơ thể, có tính ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây hại
bằng phương pháp hạ pH trong môi trường đường ruột, chống lại sự lên men thối,
từ đó chống lại phần lớn các vi khuẩn gây bệnh sống trong đường ruột.
Sử dụng ngăn cản sự phát triển của nấm mốc trong thức ăn, tăng tính ngon
miệng, tăng lượng ăn vào.
Chống một số vi khuẩn và nấm mốc (acid propionic). Acid hữu cơ chủ yếu tác
động lên các vi khuẩn gây bệnh như E. coli, Salmonella, làm vi khuẩn không gây
bệnh được.
Rất hiệu quả chống lại một số bệnh đường tiêu hóa, có hiệu quả đối với heo
con, heo sinh trưởng, gia cầm, đặc biệt chống lại Salmonella.
2.3.2 Các acid hữu cơ

Nhóm acid fumaric, acid citric, acid malic: đây là những acid có thể chế tạo
bằng con đường lên men và có thể kết tinh để tạo ra dạng khô, bổ sung vào thức ăn

8


rất tiện lợi. Các acid này tạo độ pH dạ dày và ruột thấp, vừa có tác dụng tốt trong
tiêu hóa, vừa ức chế vi khuẩn lên men thối ở ruột.
Nhóm acid formic, acid acetic, acid propionic, acid butyric: đây cũng là
những acid hữu cơ được đưa vào thức ăn không chỉ với mục tiêu kích thích tiêu hóa,
tăng trọng tích lũy, mà nó có tác dụng bảo vệ thức ăn chống khuẩn và chống nấm.
Acid formic tiêu diệt các vi khuẩn lên men thối trong đường ruột, còn acid
propionic thì ức chế nấm mốc độc hại phát triển trong thức ăn. Acid butyric ức chế
vi khuẩn gây bệnh, ngoài ra còn cung cấp nguồn năng lượng dễ chuyển hóa để nuôi
dưỡng và bảo vệ lớp tế bào nhung mao phát triển tốt. Ngày nay với nhiều công trình
nghiên cứu mới cho thấy acid butyric còn là yếu tố ức chế ngăn chặn sự phát triển
của tế bào ung thư, nhất là ung thư kết tràng.
Acid lactic được sử dụng trong thức ăn nhằm để ổn định hệ vi sinh vật đường
ruột theo hướng có lợi. Từ đó nó cũng có tác dụng phòng ngừa bệnh tiêu chảy và
tăng sự tiêu hóa hấp thu dưỡng chất trong thức ăn.
Bảng 2.1 Công thức acid hữu cơ
Công thức

Acid

Khối lượng phân tử (g/mol)

Formic

HCOOH


46,3

Acetic

CH 3 COOH

60,5

Propionic CH 3 CH 2 COOH

74,8

Butyric

CH 3 (CH 2 ) 2 COOH

88,12

Lactic

CH 3 CH(OH)COOH

90,08

Fumaric

COOHCH-CHCOOH

116,07


Malic

COOHCH 2 CH(OH)COOH

134,09

Citric

COOHCH 2 (OH)(COOH)CH 2 COOH

192,14

Thông thường các acid hữu cơ là nguồn năng lượng cho heo con sau cai sữa
có thể so sánh ngang với lúa mì hoặc lúa mạch nên acid hữu cơ rất hữu dụng cho
heo. Giá trị năng lượng thuần của acid hữu cơ và ngũ cốc (MJ/kg) cho heo được
trình bày trong bảng 2.2

9


Bảng 2.2 Giá trị năng lượng thuần của acid hữu cơ và ngũ cốc cho heo
Thực liệu

Năng lượng thuần (MJ/kg)

Acid fumaric

8,9


Acid propionic

14,05

Acid citric

8,10

Acid formic

0

Lúa mạch

9,46

Lúa mì

9,97
( Dương Thanh Liêm, 1998)

2.3.3 Cơ chế tác dụng
Acid hữu cơ ức chế vi khuẩn có hại: Clostridium, Staphylococcus,
Pseudomonas, E. coli, Enteropathogen, Campylobacter. Acid hữu cơ có tác dụng
ngăn chặn vi khuẩn có hại phát triển bằng cách giảm pH tiêu hóa. Thông thường các
vi khuẩn có hại chỉ phát triển tốt ở pH trung tính (6,5 – 7,5) nhưng một khi có sự
hiện diện của acid hữu cơ thì các vi khuẩn có hại không phát triển được.
Tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh: acid hữu cơ
– H+


mất ATP

H+ và amoni

bơm ATPase

ngừng sinh trưởng và chết.

Hỗ trợ sự tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng: heo con cai sữa sớm (21 – 28
ngày), HCl sản sinh chưa đủ để đưa pH dạ dày xuống nhỏ hơn 3 nên hoạt tính
pepsin yếu, tiêu hóa protein kém, protein không tiêu hóa đi xuống ruột non, ruột già
là môi trường tốt cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
Acid hữu cơ làm pH ruột non thấp hơn, dẫn đến tăng tiết hormone secretin làm
cho tụy tiết nhiều bicarbonate và acid mật nên tiêu hóa lipit tốt hơn.
Acid butyric có tác dụng tăng sự tái tạo lớp tế bào niêm mạc ruột non, tăng
chiều dài lông nhung ruột non, tăng bề mặt hấp thu.
Các acid hữu cơ có khả năng kết hợp với một số cation: Fe2+, Cu2+, Mg2+,
Zn2+, Ca2+, tạo ra phân tử phức hợp hòa tan và dễ dàng tiêu hóa hấp thu ở ruột non
(Bolduar, 1999).

10


Các acid hữu cơ đều mang một giá trị năng lượng nhất định, góp phần cung
cấp nguồn năng lượng cho cơ thể. (Suchiang Co , Itd, 2002).
Sử dụng acid hữu cơ không làm tăng thức ăn mà làm tăng hiệu quả sử dụng
thức ăn, tăng tăng trưởng, giảm đáng kể bệnh tiêu chảy ở heo.
Theo Nguyễn Văn Thành và Đỗ Hiếu Liêm (1998) thì acid hữu cơ hoạt hóa hệ
thống enzym do giảm pH dạ dày, khi pH thay đổi sẽ ảnh hưởng đến sự phân li các
nhóm mang điện tích trên phân tử enzyme, từ đó sẽ làm thay đổi khả năng xúc tác

các phản ứng sinh hóa của enzyme.
Theo kết quả nghiên cứu của Dương Thanh Liêm, Kevin Liu (2001) thì sử
dụng hỗn hợp acid hữu cơ trên heo nái và heo con ở Việt Nam cũng cho kết quả
tốt. Acid hữu cơ sử dụng cho heo nái chửa ở tháng cuối và sau khi sinh đến cai sữa
ăn đã cải thiện được trọng lượng sơ sinh, trọng lượng cai sữa, trọng lượng heo con
lúc 60 ngày tuổi. Acid hữu cơ cho heo ăn đã làm giảm tỉ lệ heo nái mắc hội chứng
MMA, cũng như tỉ lệ tiêu chảy ở heo con.
Bảng 2.3 Ảnh hưởng của acid lactic trên sự nhiễm E. coli trong phân, tỉ lệ tiêu
chảy và tỉ lệ nuôi sống heo con

Đối chứng
Thí nghiệm có
Acid lactic

Số heo con

Tỉ lệ nhiễm E.coli

Tỉ lệ tiêu

Tỉ lệ nuôi

theo dõi

trong phân (%)

chảy (%)

sống (%)


437

87,5

3,7

97,5

434

20,8

2,6

99,1

(Dương Thanh Liêm và Kevin, 2001)
Hiện nay ở châu Âu do cấm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi nên người ta
sử dụng biện pháp này rất phổ biến để ngăn ngừa bệnh tiêu chảy heo con. Kết quả
kiểm tra ở Việt Nam cũng cho thấy những heo con được cho ăn acid hữu cơ có tỉ lệ
nhiễm E.coli và tỉ lệ tiêu chảy luôn luôn thấp hơn (Dương Thanh Liêm, 2008).

11


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Thời gian và địa điểm
3.1.1 Thời gian
Thí nghiệm đã được tiến hành từ tháng 4/2011 đến tháng 6/2011.

3.1.2 Địa điểm
Thí nghiệm được tiến hành tại công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn.
3.1.3 Sơ lược về công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn
3.1.3.1 Vị trí địa lí
Công ty CP chăn nuôi Phú Sơn nằm trên địa bàn thuộc ấp Phú Sơn, xã Bắc
Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai cách đường quốc lộ 1 khoảng 2 km về phía
Bắc. Công ty được xây dựng trên một sườn đồi dốc theo hướng Bắc- Nam có độ
dốc khoảng 300. Đây là vùng đồi trọc, đất bạc màu, không sình lún, nên dễ dàng cho
việc thoát nước.
Công ty CP chăn nuôi Phú Sơn được thành lập vào tháng 03/1976 theo quyết
định số 41/UBT của UBND tỉnh Đồng Nai trên cơ sở trại heo tư nhân có tên
KYCANOCO. Khi mới thành lập, công ty có tên là quốc doanh chăn nuôi heo Phú
Sơn đơn vị hạch toán độc lập thuộc Ty nông nghiệp Đồng Nai.
Năm 1984, quốc doanh chăn nuôi heo Phú Sơn sát nhập vào công ty chăn nuôi
Đồng Nai theo quyết định của UBND tỉnh Đồng Nai.
Tháng 07/1994, quốc doanh chăn nuôi heo Phú Sơn được tách khỏi công ty
chăn nuôi Đồng Nai, thành đơn vị hạch toán độc lập và đổi tên thành xí nghiệp chăn
nuôi heo Phú Sơn.
Tháng 12/1994, xí nghiệp chăn nuôi heo Phú Sơn tiếp quản thêm xí nghiệp
chăn nuôi heo Long Thành. Tháng 08/2000, xí xghiệp chăn nuôi heo Phú Sơn đượ

12


chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”,
đây là phần thưởng vinh dự và xứng đáng với sự nổ lực và cố gắng của toàn thể cán
bộ công nhân viên của xí nghiệp. Xí nghiệp luôn đứng vững được trong cơ chế thị
trường, liên tục phát triển trở thành doanh nghiệp quốc doanh có qui mô đàn heo
lớn nhất cả nước với chất lượng sản phẩm hàng đầu.
Ngày 17/06/2005 xí nghiệp chăn nuôi heo Phú Sơn đổi tên thành công ty CP

chăn nuôi Phú Sơn.
3.1.3.2 Nhiệm vụ
Xây dựng đàn giống thuần hạt nhân (ông bà) và đàn giống cơ bản (cha mẹ)
của 3 giống heo Yorkshire (Y), Landrace (L) và Duroc (D) để sản xuất các giống
heo thương phẩm lai 3 máu chất lượng cao như: D x (Y x L) hoặc D x (L x Y).
Không ngừng nâng cao chất lượng đàn giống bằng cách chọn lọc và lai với
các giống Yorkshire, Landrace và Duroc nhập từ các nước như: Pháp, Thái Lan
(1992), Mỹ (1995), Thái Lan (1997) và Úc (2003).
Cung cấp heo đực, cái hậu bị, cung cấp tinh heo thuần và heo thịt thương
phẩm cho thị trường chăn nuôi trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
3.1.3.3 Công tác giống
Heo nái là heo lai 2 máu Yorkshire và Landrace. Các heo thịt được chọn từ
các con lai 3 máu (Landrace, Yorkshire và Duroc) khỏe mạnh, không dị tật hay còi
cọc, không mắc bệnh mãn tính.
3.1.3.4 Cơ cấu đàn
Bảng 3.1 Cơ cấu đàn (tính đến ngày 11/06/2011).
Loại heo
Thương phẩm
Giống gốc

Tổng

Heo đực

9

244

256


Heo nái

1827

847

2674

Heo hậu bị

318

171

489

Heo cai sữa

3636

1470

5106

Heo theo mẹ

2559

1129


3688

Heo thịt

6502

2340

8842

(Nguồn: phòng kĩ thuật trại heo Phú Sơn)

13


3.2 Điều kiện thí nghiệm
3.2.1 Động vật thí nghiệm
Thí nghiệm đã được tiến hành trên 64 heo nái (giai đoạn chửa kì hai). Các heo
nái đồng đều về lứa (lứa 2 – 4), giống YL và LY.
3.2.2 Thức ăn
Thức ăn được trại tự trộn theo công thức riêng phù hợp với sự sinh trưởng và
phát triển của heo.
Bảng 3.2 Thành phần nguyên liệu trong thức ăn
Nguyên liệu

Lô I (kg)

Lô II, III,IV (kg)

Tấm


200,0

200,0

Bắp vàng

292,3

292,3

Bột khoai mì lát

180,9

150,0

0

30,9

Bánh dầu đậu nành

250,6

250,6

Bột cá lạt Đa Năng

30,0


30,0

Lysine

1,0

1,0

0

0

Bột sò

1,7

1,7

Bột xương

28,4

28,4

Muối ăn

9,9

9,9


Cholin

1,0

1,0

All zyme

0,2

0,2

Chất hấp phụ độc tố

0,5

0,5

Myco-lock

0,5

0,5

2840

3,0

3,0


Tổng

1000

1000

Mỡ cá

Threonin

14


Bảng 3.3 Thành phần dinh dưỡng trong 1 kg thức ăn
Thành phần dinh dưỡng

Lô I

Lô II, III, IV

VCK (%)

88.00

88,02

ME (kcal/kg)

3050


3254,8

Protein (%)

18,04

18,04

Béo (%)

5,0

5,0

Xơ (%)

2,16

2,16

Lysine tổng số (%)

1,1

1,1

Lysine tiêu hóa (%)

0,98


0,98

Methionine (%)

0,27

0,27

Met + Cys (%)

0,52

0,52

Threonine (%)

0,6

0,6

Tryptophan (%)

0,19

0,19

Arginine (%)

1,0


1,0

Histidin (%)

0,38

0,38

Isoleucine (%)

0,63

0,63

Leucine (%)

1,25

1,25

Phe + Tyr (%)

1,3

1,3

Valin (%)

0,7


0,7

Calci (%)

1,1

1,1

P tổng số (%)

0,6

0,6

P hữu dụng (%)

0,36

0,36

NaCl (%)

1,0

1,0

(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại heo Phú Sơn).
3.2.3 Chuồng trại, dụng cụ
Chuồng trại được xây dựng thành từng dãy, kiểu chuồng nóc đôi, mái lợp

bằng tôn, nền chuồng bằng xi măng với độ dốc thích hợp cho sự thoát nước và tắm
rửa.

15


×