Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG NƯỚC UỐNG CÓ pH = 3,5 ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ KHẢ NĂNG PHÒNG BỆNH CỦA GÀ TAM HOÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.76 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG NƯỚC UỐNG CÓ
pH = 3,5 ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ KHẢ NĂNG
PHÒNG BỆNH CỦA GÀ TAM HOÀNG

Sinh viên thực hiện: PHAN THỊ KIM NGUYÊN
Lớp: DH06TY
Ngành: Bác Sĩ Thú Y
Niên khóa: 2006 - 2011

Tháng 8/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI-THÚ Y
****************

PHAN THỊ KIM NGUYÊN

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG NƯỚC UỐNG CÓ
pH = 3,5 ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ KHẢ NĂNG
PHÒNG BỆNH CỦA GÀ TAM HOÀNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Bác sỹ Thú Y



Giáo viên hướng dẫn
TS. Nguyễn Tất Toàn
TS. Nguyễn Thị Phước Ninh

Tháng 8/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: Phan Thị Kim Nguyên
Tên đề tài: “Ảnh hưởng của việc sử dụng nước uống pH = 3,5 đến năng suất và khả
năng phòng bệnh của gà Tam Hoàng ”
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận
xét, đóng góp của Hội Đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày …/…/ 2011
Giáo viên hướng dẫn

Giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Tất Toàn Error! Bookmark not defined.
Nguyễn Thị Phước Ninh

i

TS.


LỜI CẢM ƠN
Thắm thoát 5 năm đại học đã qua nhanh chóng, giờ nghĩ lại có biết bao niềm

vui và nỗi buồn đan xen. Để có được thành quả và sự trưởng thành như ngày nay,
tôi đã nhận được sự yêu thương, quan tâm và giúp đỡ của nhiều người.
Lời đầu tiên tôi muốn gửi lời tri ân sâu sắc đến cha mẹ kính yêu và gia đình
của mình, đã trải qua bao nhiêu khó khăn và vất vả để nuôi dưỡng tôi nên người.
Chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi-Thú Y và toàn thể quý thầy cô đã truyền đạt
kiến thức là hành trang giúp tôi vào đời, luôn tạo điều hiện và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập.
Ban giám đốc, nhân viên công ty chăn nuôi và chế biến thực phẩm Sài Gòn.
Ban quản lý, các chú, anh em trong trại gà Củ Chi đã tạo điều kiện và nhiệt
tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập .
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Tất Toàn và TS. Nguyễn Thị
Phước Ninh đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Xin gởi lời cám ơn đến tất cả các bạn lớp Thú Y 32 đã chia sẻ, giúp đỡ và hỗ
trợ cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin chúc gia đình, quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh, cùng với thầy Toàn, cô Ninh, các chú, anh chị đang công
tác tại công ty chế biến thực phẩm Sài Gòn và trại gà Củ Chi và những người thân
yêu nhất của tôi thật nhiều sức khỏe và niềm vui. Chúc trại gà Củ Chi luôn thành
công.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Phan Thị Kim Nguyên

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của việc sử dụng nước uống có độ pH = 3,5
đến năng suất và khả năng phòng bệnh của gà Tam Hoàng”. Đề tài được thực hiện
từ tháng 01/2011 đến 04/2011 tại trại gà Củ Chi thuộc ấp An Hòa, xã An Phú,
Huyện Củ Chi, tiến hành khảo sát trên đàn gà 18000 con từ 1-56 ngày tuổi, chia
thành 2 lô, lô thí nghiệm sử dụng nước uống có độ pH = 3,5 và lô đối chứng sử
dụng nước thường pH = 7, mỗi lô 9000 con. Kết quả như sau:
Nhiệt độ ở khu vực nuôi khảo sát từ 1 – 8 tuần tuổi lần lượt là: 31,00oC;
32,84oC; 29,32oC; 30,00oC; 30,28oC; 30,41oC; 30,12oC; 28,91oC.
Ẩm độ khảo sát từ 1 – 8 tuần tuổi lần lượt là: 50,61%; 55,93%; 59,33%;
56,52%; 56,40%; 60,30%; 61,61%; 61,50%.
Tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở 14, 40 và 56 ngày tuổi lần lượt là 0%; 50%; 20% ở
lô thí nghiệm và 0%; 30%; 70% ở lô đối chứng
Tỷ lệ chết ở lô thí nghiệm (2,94%) thấp hơn lô đối chứng (5,24%).
Tỷ lệ loại thải ở lô thí nghiệm (1,66%) cao hơn lô đối chứng (1,63%).
Tỷ lệ gà còi ở lô thí nghiệm (0,31%) thấp hơn lô đố chứng (1,82%).
Hàm lượng kháng thể HI chống bệnh Newcastle ở 19, 35 và 54 ngày tuổi lần
lượt là 56; 32; 19,7 ở lô thí nghiệm và 34; 128; 26 ở lô đối chứng.
Trọng lượng bình quân lúc 56 ngày tuổi lô thí nghiệm (1610 g) cao hơn lô
đối chứng (1520 g)
Hệ số chuyển biến thức ăn của lô thí nghiệm đạt 2,32 kg thức ăn/kg tăng
trọng thấp hơn lô đối chứng đạt 2,44 kg thức ăn/kg tăng trọng.
Qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng nước uống pH = 3,5
giúp nâng cao khả năng phòng bệnh của đàn gà, giảm tỷ lệ chết và đem lại hiệu quả
kinh tế cao hơn.

iii


MỤC LỤC
Trang


Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Tóm tắt khóa luận...................................................................................................... iii
Mục lục........................................................................................................................1
Danh sách các từ viết tắt .......................................................................................... vii
Danh sách bảng ........................................................................................................ vii
Danh sách biểu đồ .......................................................................................................x
Danh sách hình ......................................................................................................... xii
Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài. ...........................................................................2
1.2.1 Mục đích.............................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu...............................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................3
2.1 Tổng quan về giống gà Tam Hoàng ......................................................................3
2.1.1 Nguồn gốc ..........................................................................................................3
2.1.2 Ngoại hình ..........................................................................................................3
2.1.3 Năng suất ............................................................................................................3
2.1.4 Điều kiện nuôi dưỡng .........................................................................................3
2.2 Giới thiệu trại chăn nuôi gà Củ Chi I ....................................................................4
2.2.1 Cơ sở vật chất .....................................................................................................4
2.2.2 Phương thức chăn nuôi......................................................................................4
2.2.3 Biện pháp tiêu độc khử trùng .............................................................................4
2.2.4 Vệ sinh sát trùng.................................................................................................4
2.2.5 Nuôi dưỡng.........................................................................................................5
2.2.5.1 Giai đoạn nuôi úm ...........................................................................................5
2.2.5.2 Giai đoạn nuôi thịt ...........................................................................................6

iv



2.2.6 Quy trình tiêm phòng vắc xin ............................................................................7
2.2.7 Một số bệnh thường gặp trên gà ở trại và cách phòng trị. .................................8
2.3 Đặc điểm cấu tạo và sinh lý tiêu hóa ở gia cầm ..................................................13
2.3.1 Cấu tạo cơ quan tiêu hóa ở gà ..........................................................................13
2.3.2 Quá trình tiêu hóa thức ăn ở các cơ quan tiêu hóa ...........................................13
2.4 Tổng quan hệ vi sinh vật đường ruột ..................................................................16
2.4.1 Hệ vi sinh vật tùy nghi .....................................................................................16
2.4.2 Hệ vi sinh vật bắt buộc .....................................................................................17
2.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và tiêu thụ thức ăn của gà ...........17
2.5.1 Dinh dưỡng.......................................................................................................17
2.5.2 Tiểu khí hậu chuồng nuôi.................................................................................19
2.6 Tổng quan về acid hữu cơ ...................................................................................23
2.6.1 Tác dụng sinh học của acid hữu cơ ..................................................................23
2.6.2 Những ứng dụng của acid hữu cơ trong nuôi dưỡng động vật ........................24
2.7 Sơ lược các tài liệu liên quan ..............................................................................26
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................28
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu.......................................................................28
3.2 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................28
3.3 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................28
3.4 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................28
3.4.1 Bố trí thí nghiệm ..............................................................................................28
3.4.2 Theo dõi nhiệt độ và độ ẩm của chuồng nuôi ..................................................29
3.4.3 Ghi nhận những triệu chứng, bệnh tích trên gà thí nghiệm .............................30
3.4.4 Khảo sát kháng thể HI chống bệnh Newcastle ...............................................31
3.4.5 Đánh giá tỷ lệ nhiễm cầu trùng ........................................................................31
3.4.6 Khảo sát sự tăng trưởng của gà thí nghiệm ......................................................32
3.4.7 Hiệu quả kinh tế ...............................................................................................32
3.5 Xử lý số liệu .....................................................................................................33


v


Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN .....................................................................34
4.1 Kết quả theo dõi nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi................................................34
4.2 Triệu chứng, bệnh tích trên đàn gà thí nghiệm ...................................................35
4.2.1 Triệu chứng, bệnh tích trên gà bệnh.................................................................35
4.2.2 Quan sát bệnh tích đại thể và vi thể trên gà khỏe mạnh ..................................39
4.3 Đánh giá kháng thể HI chống bệnh Newcastle ...................................................41
4.3.1 Hàm lượng kháng thể chống bệnh Newcastle (MG) .......................................41
4.3.2 Tỷ lệ mẫu xét nghiệm có hiệu giá HI ≥ 1/16 ...................................................43
4. 4 Tỷ lệ nhiễm cầu trùng ........................................................................................44
4.5 Các chỉ tiêu về năng suất đàn gà thí nghiệm .......................................................45
4.5.1 Trọng lượng bình quân của đàn gà qua các giai đoạn khảo sát .......................45
4.5.2 Lượng thức ăn tiêu thụ qua các giai đoạn ........................................................46
4.5.4 Tăng trọng tuyệt đối qua các giai đoạn ............................................................47
4.5.5 Hệ số chuyển biến thức ăn ...............................................................................48
4.5.6 Tỷ lệ chết ..........................................................................................................50
4.5.7 Tỷ lệ loại thải trong quá trình thí nghiệm ........................................................50
4.5.8 Tỷ lệ gà còi khi xuất chuồng ............................................................................51
4.6 Hiệu quả kinh tế ..................................................................................................52
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................53
5.1 Kết luận ...............................................................................................................54
5.2 Đề nghị ................................................................................................................54
Tài liệu tham khảo .....................................................................................................63
Phụ lục .......................................................................................................................66

vi



DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐC

: Đối chứng

ĐV

: Đơn vị

HA

: Haemagglutination test

HI

: Haemagglutination inhibition

HSCBTĂ

: Hệ số chuyển biến thức ăn

MG

: Medica geometrica

P

: Probability

TTTĐ


: Tăng trọng tuyệt đối

TSTK

: Tham số thống kê

TN

: Thí nghiệm

vii


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu chính trong thức ăn hỗn hợp cho gà của công ty An Phú........ 7
Bảng 2.2 Lịch tiêm phòng vắc xin .............................................................................. 7
Bảng 2.3 Danh mục thuốc thú y sử dụng tại trại....................................................... 11
Bảng 2.4 Dịch phân tiết và giá trị pH ở đường tiêu hóa gia cầm .............................. 16
Bảng 2.5 Sự khác biệt các cơ quan khi gà cho ăn tốt và không cho ăn tốt .............. 18
Bảng 2.6 Nhiệt độ nuôi dưỡng thích hợp theo ngày tuổi của gà............................... 20
Bảng 2.7 Ẩm độ chuồng nuôi thích hợp theo ngày tuổi của gà ................................ 21
Bảng 2.8 Nồng độ các chất khí trong chuồng .......................................................... 21
Bảng 2.9 Tốc độ gió thích hợp theo ngày tuổi của gà............................................... 22
Bảng 2.10 Mật độ gà nuôi trong các khoảng nhiệt độ .............................................. 22
Bảng 2.11 Giờ chiếu sáng thích hợp cho gà theo ngày tuổi ..................................... 23
Bảng 2.12 Khoảng pH thích hơp cho sự phát triển của một số vi khuẩn gây bệnh . 26
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm ........................................................................................ 29
Bảng 4.1 Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi trung bình theo tuần tuổi gà khảo sát. .... 34

Bảng 4.2 Tỷ lệ triệu chứng, bệnh tích trên gà 1-21 ngày tuổi .................................. 35
Bảng 4.3 Tỷ lệ triệu chứng, bệnh tích trên gà 21 - 56 ngày tuổi ............................. 37
Bảng 4.4 Kết quả xét nghiệm vi thể trên gà khỏe mạnh ........................................... 39
Bảng 4.5 Hàm lượng kháng thể chống bệnh Newcastle (MG) ................................. 41
Bảng 4.6 Tỷ lệ mẫu thí nghiệm có hiệu giá HI ≥ 1/16 .............................................. 43
Bàng 4.7 Tỷ lệ nhiễm cầu trùng ................................................................................ 44
Bảng 4.8 Trọng lượng bình quân gà qua các tuần tuổi (g/con)................................. 46
Bảng 4.9 Lượng thức ăn tiêu thụ qua các giai đoạn .................................................. 47
Bảng 4.10 Tăng trọng tuyệt đối qua các giai đoạn.................................................... 48
Bảng 4.11 Hệ số chuyển biến thức ăn (HSCBTĂ) (kg thức ăn/kg tăng trọng) ........ 49
Bảng 4.12 Tỷ lệ chết qua các giai đoạn .................................................................... 50
Bảng 4.13 Tỷ lệ loại thải qua các giai đoạn .............................................................. 51

viii


Bảng 4.14 Tỷ lệ gà còi khi xuất chuồng ................................................................... 52
Bảng 4.15 Bảng tính hiệu quả kinh tế ....................................................................... 52

ix


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1 Tiêu chuẩn nước uống cho gà nuôi thịt mỗi ngày ................................. 19
Biểu đồ 2.2 Sự phân ly của acid butyric, lactic và formic ở pH khác nhau trong ống
tiêu hóa ...................................................................................................................... 25

x



DANH SÁCH HÌNH
Trang

Hình 4.1 Bệnh tích thường gặp trên gà từ 21 - 56 ngày tuổi .................................... 39

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay, do nhu cầu về thực phẩm an toàn cho con người rất lớn nên ngành
chăn nuôi gia cầm cũng đóng góp một phần quan trọng để giải quyết nhu cầu trên
nhất là chăn nuôi gà thịt công nghiệp. Tuy nhiên tình hình dịch bệnh xảy ra ngày
càng nhiều dẫn đến chăn nuôi kém hiệu quả và gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế.
Rất nhiều chế phẩm đã được nghiên cứu đưa vào trong thực tiễn sản xuất để phòng
chống dịch bệnh trong đó có kháng sinh, tuy nhiên việc lạm dụng sử dụng kháng
sinh dễ gây ra tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn cũng như tồn dư kháng sinh
trong thịt và trứng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Do đó, nhiều
kháng sinh hiện nay đã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng như: chloramphenicol,
furazolidon và dẫn xuất của nhóm nitrofuran, dimetridazole, metronidazole...
Để đáp ứng nhu cầu chăn nuôi ngày càng phát triển, đảm bảo an toàn cho
người sử dụng, các chế phẩm sinh học đang được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi ở
nhiều nước trên thế giới. Trong đó acid hữu cơ được đánh giá có lợi ích cao với
những công dụng nổi bật như tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn, tạo môi
trường thuận lợi cho các vi khuẩn có lợi đồng thời ức chế hoạt động của các vi khuẩn
có hại từ đó nâng cao khả năng phòng bệnh cho vật nuôi. Kết quả khảo sát trên gà
Lương Phượng của Trần Bảo Tín


(2010) cho thấy bổ sung acid hữu cơ vào nước

uống, sau 67 ngày tuổi gà đạt trọng lượng 1600 g cao hơn so với nước uống bình
thường pH = 7 đạt 1560 g.
Với tình hình chăn nuôi gia cầm đang phát triển rất nhanh của nước ta hiện
nay, việc thử nghiệm bổ sung acid hữu cơ vào nước uống nhằm đánh giá lợi ích và áp

1


dụng vào sản xuất là rất cần thiết. Với mong muốn góp phần giảm bớt việc sử dụng
kháng sinh, nâng cao năng suất, tăng hiệu quả kinh tế và tạo nguồn thực phẩm sạch
và an toàn cho con người.
Xuất phát từ thực tiễn đó, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Tất Toàn, TS.
Nguyễn Thị Phước Ninh chúng tôi tiến hành đề tài “Ảnh hưởng của việc sử dụng
nước uống có pH = 3,5 đến năng suất và khả năng phòng bệnh của gà Tam
Hoàng”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài.
1.2.1 Mục đích
Đánh giá mức độ cải thiện sự tăng trưởng và khả năng phòng bệnh trên đàn
gà khi bổ sung acid citrric vào nước uống để giảm pH (pH= 3,5). Từ đó áp dụng vào
thực tiễn nhằm nâng cao năng suất và tăng lợi nhuận cho nhà chăn nuôi gà hiện nay.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi tiểu khí hậu chuồng nuôi: nhiệt độ, ẩm độ
Ghi nhận những triệu chứng, bệnh tích trên gà thí nghiệm
Khảo sát hiệu giá kháng thể chống virus Newcastle
Đánh giá tỷ lệ nhiễm cầu trùng
Khảo sát năng suất tăng trưởng của gà thí nghiệm
Hiệu quả kinh tế


2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về giống gà Tam Hoàng
2.1.1 Nguồn gốc
Gà Tam Hoàng là giống gà nuôi chăn thả lấy thịt và trứng có nguồn gốc từ
tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc. Gà Tam Hoàng là giống gà thuần hóa dễ nuôi, lớn
nhanh, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu Việt Nam, năng suất cao, thịt thơm ngon,
phù hợp thị hiếu người tiêu dùng (Đặng Thị Hạnh, 2011).
2.1.2 Ngoại hình
Gà Tam Hoàng có bộ lông màu vàng nhạt (màu lông tương đối đồng nhất),
chân vàng, mỏ vàng (nên được gọi là gà Tam Hoàng), đuôi có lông đen lẫn vào, cơ
thể hình tam giác, thân ngắn, lưng bằng, chân ngắn, hai đùi phát triển, chiều cao
trung bình. Gà trống có vóc dáng lớn, gà mái vóc dáng nhỏ hơn (Đặng Thị Hạnh,
2011).
2.1.3 Năng xuất
Gà Tam Hoàng tăng trọng lượng cơ thể khá nhanh, 10 tuần tuổi đạt 1,6 – 2,0
kg/con. Gà trống trưởng thành trung bình nặng từ 2,5 – 4 kg, gà mái trưởng thành
nặng từ 2 – 2,5 kg. Gà mái bắt đầu đẻ trứng ở tuần thứ 21 với sản lượng trứng:
155quả/mái/năm, tỷ lệ nở 83 – 85%, trọng lượng 45g/quả, thời gian khai thác 64
tuần. Lượng thức ăn tiêu tốn bình quân 2,2 - 2,5 kg/kg tăng trọng. Nếu nuôi thả
vườn, ba tháng có thể đạt 1,9 - 2,4 kg/con, tỷ lệ nuôi sống cao 95% (Đặng Thị
Hạnh, 2011).
2.1.4 Điều kiện nuôi dưỡng
Gà Tam Hoàng có sức đề kháng cao, thích nghi tốt với điều kiện nuôi dưỡng
ở nước ta và hiện đang được nuôi rộng rãi. Gà có sức chống chịu bệnh cao, có khả

3



năng tận dụng thức ăn tốt, đặc biệt có thịt thơm, đầu tư chuồng trại thấp, phù hợp
với quy mô nuôi chăn thả tại các nông hộ, kể cả các vùng sâu, vùng xa cũng như
nuôi công nghiệp (Đặng Thị Hạnh, 2011).
2.2 Giới thiệu trại chăn nuôi gà Củ Chi I
2.2.1 Cơ sở vật chất
Tổng diện tích cơ sở chăn nuôi (CSCN): 125.000 m2, trong đó 13392 m2 là
chuồng trại; 1600 m2 nhà xưởng và văn phòng, tường rào kẽm gai bao quanh
CSCN, đường giao thông nội bộ và vào từng khu vực trại là đường đất đỏ. Có các
khu vực riêng biệt như sau: kho thức ăn chăn nuôi, khu chăn nuôi riêng từng trại,
khu xử lý chất thải chăn nuôi, lò đốt. Không có ảnh hưởng ngập nước vào mùa mưa,
triều cường. Theo dõi quản lý tình hình chăn nuôi bằng sổ sách, máy vi tính.
2.2.2 Phương thức chăn nuôi
Sản xuất công nghiệp gà thịt thương phẩm, bố trí chăn nuôi theo từng dãy.
Mỗi dãy trại có lao động chăm sóc riêng, thực hiện sản xuất “cùng vào cùng ra”
theo từng dãy trại. Sau khi xuất hoặc di chuyển gà, để trống chuồng 25 ngày, tiêu
độc khử trùng 05 lần sau đó mới đưa gà đợt mới vào nuôi. Gà được chăn nuôi theo
phương thức nhốt hoàn toàn trong chuồng lạnh.
2.2.3 Biện pháp tiêu độc khử trùng
Hố tiêu độc khử trùng tại cổng ra vào khu vực chăn nuôi, khu vực nhà kho,
có thêm hố tiêu độc trước khi vào chuồng nuôi: sử dụng Biocide, Viskon’ S…, đối
với khách tham quan hay liên hệ công tác trước khi vào cổng qua hố sát trùng và
rửa tay, khi xuống trại phải vào phòng tắm tự động sát trùng và thay đồ trại trang bị.
Khay tiêu độc khử trùng tại các dãy chuồng: sử dụng Biocide, được vệ sinh thay
nước mới 2 ngày/lần. Tiêu độc khử trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi: định
kỳ 01 lần/tuần, hóa chất sử dụng: Virkon’S. Định kỳ thay đổi loại hoá chất sử dụng
3 tháng/lần.
2.2.4 Vệ sinh sát trùng
Chuồng được rửa sạch, phơi khô và sát trùng lần thứ nhất bằng nước vôi, sau

2 ngày tiếp tục phun thuốc sát trùng và để khô một ngày, đưa chất độn chuồng vào,

4


phun thuốc sát trùng và để khô một ngày trước khi nhập gà về. Tất cả các dung cụ
máng ăn, uống đều được sát trùng trước khi sử dụng. Trại thực hiện phun thuốc sát
trùng quanh khu vực chăn nuôi định kì khoảng 2 tuần/ lần.
2.2.5 Nuôi dưỡng
Gà được nuôi thành 2 giai đoạn: giai đoạn nuôi úm và giai đoạn nuôi thịt
Tiêu chuẩn tuyển chọn gà con 1 ngày tuổi:
- Gà con tinh lanh, lông khô mướt phủ kính toàn thân
- Đầu lành lặn, mắt tròn đều
- Mỏ không so le, không vẹo
- Bụng mềm, không to quá bình thường, không hở rốn
- Chân đứng thẳng, không co rút, ngón chân thẳng
- Không có dị tật khác
2.2.5.1 Giai đoạn nuôi úm
Điều kiện chuồng trại: gà con một ngày tuổi được nhập về trại thuộc trại
giống An Đô. Chuồng úm được bao kín bằng các tấm bạt chắn gió đồng thời để giữ
nhiệt, gà được ủ ấm bằng hệ thống đèn tỏa nhiệt, nhiệt độ chuồng luôn giữ ở mức
cao trong 3 ngày đầu, khoảng 33 – 340C vào ban ngày, buổi tối và sáng sớm do trời
lạnh, hệ thống đèn không đủ giữ nhiệt nên nhiệt độ vào khoảng 28 – 300C. Để tăng
nhiệt độ giữ ấm cho gà con vào ban đêm trại sử dụng hệ thống sưởi ấm bằng chụp
ga. Sau 10 ngày, các tấm bạt, bóng điện, chụp ga được tháo gỡ dần tạo không khí
thoáng mát cho gà và sau 14 ngày thì tháo hoàn toàn, hệ thống đèn chiếu sáng được
kiểm tra và chuyển sang chế độ tự động để chiếu sáng cho gà ăn vào ban đêm.
Ngoài việc theo dõi nhiệt kế, cần chú ý quan sát phản ứng của gà con để biết
nguồn nhiệt đã điều chỉnh đúng hay chưa:
Nhiệt độ úm cao: gà con nóng quá sẽ tản ra xa nguồn nhiệt, hà mỏ thở.

Nhiệt độ úm thấp: gà con lạnh quá sẽ gom lại dưới chụp úm, những con yếu
sẽ bị đè chết.
Chuồng bị gió lùa: gà con sẽ dạt về một phía.

5


Chú ý treo chụp úm ga: cần treo hơi chếch phần vành lên trên và cách mặt
đất nền trấu 1,2 – 1,5m để phạm vi úm được mở rộng và không gian úm ngay dưới
chụp úm không quá nóng.
Chăm sóc nuôi dưỡng: gà khi nhập về được cho uống nước đường glucose
10 kg và Unilyte-C 200g/100 lít nước trắng trong 3 giờ đầu. Gà nhập về sau 2 tiếng
mới bắt đầu cho ăn, chúng tôi dùng máng ăn tròn màu vàng rửa sạch, sát trùng, phơi
khô và để cám tập ăn cho gà con, thức ăn được cho ít một, cứ sau 3 giờ thì thêm
thức ăn, vào buổi tối thức ăn được cho nhiều hơn sao cho gà luôn có cám trên máng.
Máng ăn được thay mới mỗi ngày, máng dơ dính phân gà được ngâm, rửa sạch và
phơi khô, tránh dùng máng dơ cho gà ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của gà. Gà 1
đến 21 ngày tuổi ăn cám bao mã G409 thuộc thương hiệu cám An Phú.
2.2.5.2 Giai đoạn nuôi thịt
Giai đoạn sau 21 ngày tuổi, gà được cho ăn ngày 3 lần vào buổi sáng, buổi
trưa và buổi chiều, nước uống luôn đựơc cung cấp đầy đủ, máng ăn và máng uống
cũng được thay đổi cho phù hợp với đàn gà và phải được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.
Ngoài việc cung cấp đầy đủ thức ăn nước uống chúng ta cần phải kết hợp với việc
theo dõi đàn gà hàng ngày, nhiệt độ, độ thông thoát, thu nhặt gà chết, yếu, bệnh vào
nơi quy định, ghi nhận số liệu báo cáo hàng ngày, quét dọn vệ sinh trong và ngoài
chuồng, làm công tác vệ sinh thú y, chăn nuôi định kỳ, đảo trấu. Trong giai đoạn
nuôi thịt này đặc biệt chú ý đến một số bệnh thường xảy ra như: cầu trùng,
Newcastle, hô hấp mãn tính….để có biện pháp phòng và trị đạt hiệu quả. Chú ý điều
chỉnh đèn chiếu sáng theo đúng quy định.Trong giai đoạn 21 đến 43 ngày tuổi gà ăn
cám loại G509 thuộc thương hiệu cám An Phú. Giai đoạn 43 ngày tuổi đến khi xuất

chuồng 56 ngày tuổi, gà được cho ăn cám G609 thuộc thương hiệu cám An Phú.
Các chỉ tiêu chính trong thức ăn hỗn hợp cho gà của công ty thức ăn gia súc gia cầm
An Phú được thể hiện qua bảng 2.1.

6


Bảng 2.1 Các chỉ tiêu chính trong thức ăn hỗn hợp cho gà của công ty An Phú
Ngày tuổi

1-21

22-43

43-56

Chỉ tiêu chuẩn /Số hiệu cám

G409

G509

G609

21

19

17


3100

3100

3050

Ca (%)

1,1

1,1

1,1

P hữn dụng (%)

0,45

0,4

0,4

NaCl (%)

0,4

0,4

0,4


Đạm thô (%)
Năng lượng trao đổi (Kcal/kg TĂ)

2.2.6 Quy trình tiêm phòng vắc xin
Theo quy trình tiêm phòng của trại, lịch chủng ngừa vắc xin đối với các bệnh
Newcastle, IB (viêm phế quản truyền nhiễm), Gumboro, và cúm được trình bày
qua Bảng 2.2
Bảng 2.2 Lịch tiêm phòng vắc xin
Ngày tuổi

Tên bệnh

5 ngày

Newcastle và IB lần 1

12 ngày

Gumboro lần 1 và đậu

Tên vắc xin

Đường cấp

Medivac ND-IB

Nhỏ mắt

Gumboro A và


Nhỏ miệng, đâm

Medivac Pox

cánh

Medivac ND-IB
21 ngày

Newcastle, IB lần 2 và cúm và Reassortant

Nhỏ mắt, đâm da cổ

Avian – H5N1
24 ngày

Gumboro lần 2

Gumboro A

Uống

42 ngày

Newcastle lần 3

ND-IBB1

Uống


Chú thích: IB (Infectious Bronchitis)
Đối với bệnh Newcastle và IB trại chủng ngừa 3 đợt vào các giai đoạn 5
ngày tuổi, 21 ngày tuổi và 40 ngày tuổi. Đợt 1 và đợt 2 vắc xin được cấp qua đường
nhỏ mắt và đợt 3 trại pha vaccine vào nước và cấp cho gà qua đường uống. Đối với
bệnh Gumboro, trại chủng ngừa 2 đợt vào các giai đoạn 12 ngày tuổi và 24 ngày
tuổi, đợt 1 vắc xin được cấp qua đường nhỏ miệng, đợt 2 vắc xin được pha vào

7


nước và cấp cho gà qua đường uống. Vắc xin được sử dụng là vắc xin sống nhược
độc thuộc công ty Green Vet
2.2.7 Một số bệnh thường gặp trên gà ở trại và cách phòng trị.
Trong quà trình tiến hành thí nghiệm trên đàn gà tại trại, chúng tôi cũng ghi
nhận một số bệnh thường xảy ra trên tổng đàn gà của trại như sau:
2.2.7.1 Bệnh Newcastle (gà rù, Niucatxơ)
Nguyên nhân: do vi rút thuộc họ Paramyxoviridae gây ra, vi rút độc lực cao
có thể gây chết hàng loạt. Bệnh Newcastle là bệnh truyền nhiễm cấp tính và rất lây
lan
Triệu chứng điển hình: gà ủ rũ, bỏ ăn, uống nước nhiều, diều trướng không
tiêu, khó thở, phân có màu trắng ngà, loãng, lẫn xanh. Mào tích, tai tím bầm, nhiệt
độ cơ thể cao. Vài ngày sau gà chết tỉ lệ rất cao: 50 - 90%, có khi 100% (Nguyễn
Thị Phước Ninh, 2009).
Phòng bệnh: Vệ sinh tẩy uế chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi thường xuyên,
chăm sóc nuôi dưỡng tốt, để tăng sức đề kháng, không nhập gà con, trứng từ đàn bố
mẹ bị bệnh, cách li đàn gà bị bệnh, dùng vắc xin nhược độc La-Sota và Newcastle
hệ I, vắc xin chết để phòng bệnh thuộc công ty Green Vet.
2.2.7.2 Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (infectious bronchitis - IB)
Nguyên nhân: bệnh Coronaviridae gây ra. Gà con mắc bệnh này tỷ lệ chết
cao, gà lớn khó thở, gây rối loạn nghiêm trọng đường hô hấp, làm viêm thận, giảm

sản lượng và chất lượng trứng.
Triệu chứng: gà ủ rũ, kém ăn, chảy nước mũi, hắt hơi (vẫy mỏ), tiêu chảy
phân trắng có nhiều nước, gà chết do ngạt thở ở mức 20 - 25% (Nguyễn Phước
Ninh, 2009)
Phòng bệnh: chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi phải được vệ sinh, tẩy uế
thường xuyên. Sát trùng xe cộ, vật tư, người chăn nuôi trước khi vào trại, vào từng
chuồng nuôi gà. Loại thải gà bị bệnh chuyển đi nơi khác chữa trị hoặc hủy và tiêm
phòng số gà còn lại. Tiêm phòng vắc xin IB đúng theo lịch tiêm phòng ở Bảng 2.2

8


2.2.7.3 Bệnh Gumboro (infectious bursal disease - IBD)
Nguyên nhân: do vi rút thuộc họ Birnaviridae gây ra. Bệnh làm suy giảm
miễn dịch của gà. Gà 3 - 6 tuần tuổi hay mắc nhất, tỉ lệ chết do bệnh này gây ra là
25 - 30%, nếu bệnh ghép tỉ lệ chết có thể lên đến 50 – 60 %.
Triệu chứng: gà ăn uống giảm, lông xù, ủ rũ, khi mới bệnh gà mổ cắn nhau.
Điển hình là viêm túi Fabricius lúc đầu sưng to sau teo lại, phân loãng có màu vàng
nhạt (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2009).
Phòng bệnh: Vệ sinh tẩy uế chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi thường xuyên,
chăm sóc nuôi dưỡng tốt, để tăng sức đề kháng, không nhập gà con, trứng từ đàn bố
mẹ bị bệnh, cách li đàn gà bị bệnh, dùng vắc xin Gumboro đúng liều và đúng theo
lịch tiêm phòng ở Bảng 2.2.
2.2.7.4 Bệnh thương hàn (Typhoid avium)
Nguyên nhân: do vi khuẩn Salmonella gallinarum gây ra
Triệu chứng: ở gà con gọi là bệnh bạch lị (Pullorum disease) với các triệu
chứng như: bụng trễ, kêu xao xác, tụm thành từng nhóm, lông xù, cánh sã, điển hình
là phân có màu trắng dính ở hậu môn. Tỉ lệ chết cao từ giữa 1 tuần tuổi đến 3 tuần
tuổi.(Nguyễn Thị Phước Ninh, 2009)
Bệnh ở gà lớn gọi là bệnh thương hàn (Fowl typhoid). Gà mắc bệnh thì giảm

tỉ lệ đẻ, vỏ trứng dị dạng, xù xì, tiêu chảy kéo dài.
Phòng bệnh: vệ sinh, tẩy uế chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi thường xuyên,
kiểm tra huyết thanh đàn gà bố mẹ vào các thời điểm khi chọn giống 42, 140, 308
ngày tuổi (đối với gà giống thịt); 63, 133, 266 ngày tuổi (đối với gà giống trứng).
Gà giò (hậu bị) kiểm tra 10%, gà đẻ 100%. Nếu gà dương tính phải loại thải.
Trị bệnh: dùng kháng sinh để điều trị nhưng chỉ làm giảm tỉ lệ chết, không
tiêu diệt căn bệnh một cách hoàn toàn, có thể dùng một trong các loại kháng sinh
sau: kháng sinh steptomycine, kháng sinh nhóm tetracyline, enrofloxacin...nhóm
sulfonamide như sulfaquinoxalin (0,1% trộn vào thức ăn trong 2 - 3 ngày), liều
phòng bằng ½ liều trị.

9


2.2.7.5 Bệnh hô hấp mãn tính (Chronic Respiratory Disease – CRD)
Nguyên nhân: do Mycoplasma gallisepticum và một số loài khác. Bệnh
CRD còn gọi là bệnh “hen gà”, chúng lây lan nhanh qua đường hô hấp, khi không
khí bụi bẩn vấy nhiễm vi khuẩn này.
Triệu chứng: ngày đầu bị bệnh gà vẩy mỏ liên tục, chảy nước mắt, nước
mũi, giảm ăn, khó thở. Tiếp theo xoang mũi chứa đầy dịch nhầy, mắt gà sưng. Gà
con tỉ lệ chết thấp (4 - 5%) nếu được cứu chữa kịp thời. Gà đẻ giảm, ấp nở kém.
(Nguyễn Thị Phước Ninh, 2009).

Phòng bệnh: gà phải được cho ăn uống đảm bảo số lượng, chất lượng và vệ
sinh tốt. Cho uống bổ sung vitamin nhóm B định kì. Kiểm tra hàng ngày để phát
hiện gà bị bệnh, có biện pháp xử lý kịp thời, không nhập gà, trứng giống từ đàn bố
mẹ mắc bệnh CRD, kiểm tra kháng thể ở huyết thanh của đàn bố mẹ vào lúc 42,
140, 308 ngày đối với gà giống thịt, có đối với gà giống trứng kiểm tra vào lúc 63,
133, 266 ngày tuổi. Nếu gà dương tính phải loại thải, biện pháp tốt nhất là phòng
bằng vắc xin vô hoạt của công ty Vinelaud (Mỹ) lần thứ nhất lúc gà 3 tuần tuổi, lần

thứ hai trước khi đẻ 3-4 tuần, hay phòng bệnh bằng kháng sinh như: tetracycle,
macrolide, quinolone…liều phòng bằng ½ liều điều trị.
Trị bệnh: Loại gà bị bệnh khỏi đàn để chăm sóc và chữa trị.
Dùng một trong các loại thuốc sau để điều trị:
Tiamulin 1 g/4 lít nước cho uống 3 - 5 ngày
Tylosin 0,5 g/1 lít nước cho uống 3 - 5 ngày
Suanovil 0,5 g/1 lít nước cho uống 3 - 5 ngày
2.2.7.6 Bệnh cầu trùng (Coccidiosis)
Nguyên nhân: do các bào tử trùng thuộc giống Emeria gây ra, có dạng hình
cầu, có tính đặc hiệu và chuyên biệt, không ký sinh ở gia cầm khác. Gà nhiễm bệnh
này là do chúng ăn phải noãn nang cầu trùng có trong chất độn chuồng, rau cỏ,
nước uống.
Triệu chứng: có 3 loại biểu hiện

10


Cầu trùng manh tràng của gà dưới 2 tháng tuổi. Gà mắc bệnh trông ủ rũ, lông
xù, bỏ ăn, uống nước nhiều. Manh tràng sưng to chứa đầy máu, phân lẫn máu tươi.
Cầu trùng ruột non gặp ở các loài gà. Gà mắc bệnh trông ủ rũ, lông xù, cánh
sã, phân nhầy lẫn máu màu sôcôla (đỏ xám)
Cầu trùng ruột già thường nhẹ, gà ủ rũ, giảm ăn, tiêu chảy, đẻ giảm. Gà khỏi
bệnh thường được miễn dịch (Lê Hữu Khương, 2008)
Phòng bệnh: Chuồng trại sạch, khô ráo, nuôi cách li gà con với gà lớn
không nuôi cùng một nhà, kiểm tra, quan sát đàn gà hàng ngày để có biện pháp
phòng kịp thời
Phòng bằng thuốc đặc trị cầu trùng như Anticoc (Bio), Bio Zuricoc, Super
coccid (Thịnh Á), Amprolium 20S (Tân Tiến) pha vào nước cho gà uống với liều
lượng 1 gam/1 lít nước, uống liều phòng lần 1 trong 2 ngày vào giai đoạn gà được
10 - 12 ngày tuổi, đến giai đoạn gà được 30 - 35 ngày tuổi uống lần 2 cũng uống

trong 2 ngày, mỗi ngày uống 2 buổi sáng - chiều.
Trị bệnh: Khi phát hiện đàn gà có triệu chứng của bệnh cầu trùng thì nhanh
chóng cho gà uống thuốc đặc trị cầu trùng, uống 2 ngày nghỉ 2 ngày rồi uống tiếp 23 ngày tùy theo tình trạng bệnh của đàn gà. Do đặc điểm ký sinh trùng gây bệnh cầu
trùng rất dễ đề kháng với thuốc nên việc dùng thuốc trị bệnh cầu trùng phải thực
hiện theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất thuốc. Liều điều trị gấp 2 lần liều phòng.
Do đặc điểm của thuốc đặc trị cầu trùng có vị đắng nên khi uống thuốc gà thường
giảm ăn và giảm uống vì vậy mà khi gà bệnh cần bổ sung vitamin K, E, A và
selenium vào khẩu phần để làm giảm mức độ chết của gà.
2.2.8 Thuốc thú y sử dụng tại trại
Chúng tôi ghi nhận các loại thuốc thú y thường được sử dụng tại trại (Bảng
2.3) như sau:
Bảng 2.3 Danh mục thuốc thú y sử dụng tại trại
STT
1

DANH MỤC

QUY
CÁCH

Sát trùng (dung dịch)

STT
5

11

DANH MỤC
Thuốc bổ trợ


QUY
CÁCH


2

3

4

Bioxide

20 lít/can

Neobro

100 gr/gói

Biodine

5 lít/can

Allzim

1 kg/gói

Biosept

5 lít/can


Unityte Vit_C

1 kg/gói

Bestyquant

25 lít/can

Biobromhexine

1 kg/gói

Cleannocids

1 lít/chai

Sol ADE_C

1 kg/gói

Sát trùng (dạng bột)

Sorbitol B12

1 kg/gói

Solfac wp

20 g/gói


Phosretic

Virkons

500 g/gói

Biotic

1 kg/gói

VitaminC 10%

1 kg/gói

Kháng sinh (bột)
Koleridin

100 g/gói

KC_ Pol

1 kg/gói

Doxycip 20%

100 g/gói

Acid pak 4way

1 kg/gói


MG_200

1 kg/hộp

Betlytes

1 kg/gói

Amoxtylosin

1000 g/gói

ADE Pro

1 kg/gói

Anticoc

1000 g/gói

Skim mils

1 kg/gói

Ampicoline

1000 g/gói

Asivit


1 kg/gói

Bio tetracolivit

100 g/gói

Anti gumboro

1 kg/gói

Tylan soluble

1 kg/gói

Vitamin K

1 kg/gói

Vetpro 60%

1 kg/hộp

Ati CRD

1 kg/gói

Hepatol B12

1 lít/chai


Super coccid

1 kg/gói

Citrex liquit

1 lít/chai

Amprolium 20S 1 kg/hộp

Fomular HP

1 lít/chai

Vet_moxcol

1 kg/gói

Amcoli_plus

1 kg/gói

6

7

Thuốc bổ (uống)

Vắc xin ngừa bệnh

Medivac ND - IB

1000 ds/lọ

Kháng sinh (uống)

Gumboro A

1000 ds/lọ

Bio Zuricoc

250 ml/chai

Medivac Pox

1000 ds/lọ

Mycofloxacine

1 lít/chai

Bussin Plus

1000 ds/lọ

Sulfamet

1 lít/chai


Reassortant avian

500 ml/lọ

Ditrim Oral

250 ml/chai

MA5-Clone30

1000 ds/lọ

12


×