Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

SO SÁNH KẾT QUẢ NUÔI GÀ THỊT CÔNG NGHIỆP BẰNG KHẨU PHẦN ĐƯỢC TỔ HỢP DỰA TRÊN SỐ LIỆU TRUNG BÌNH ACID AMIN HOẶC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CỤ THỂ CỦA TỪNG NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.83 KB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
****************

PHAN THỊ NGỌC THUYẾT

SO SÁNH KẾT QUẢ NUÔI GÀ THỊT CÔNG NGHIỆP BẰNG
KHẨU PHẦN ĐƯỢC TỔ HỢP DỰA TRÊN SỐ LIỆU TRUNG
BÌNH ACID AMIN HOẶC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CỤ THỂ
CỦA TỪNG NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư Chăn nuôi

Chuyên ngành: công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. LÊ MINH HỒNG ANH
TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG

Tháng 08/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: PHAN THỊ NGỌC THUYẾT
Tên luận văn: ”so sánh kết quả nuôi gà thịt công nghiệp bằng khẩu phần
được tổ hợp dựa trên số liệu trung bình acid amin hoặc kết quả phân tích cụ thể của
từng nguyên liệu thức ăn”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý


kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa ngày …………

Thư kí hội đồng

Giáo viên hướng dẫn

TS. Đỗ Tiến Duy

TS. Dương Duy Đồng

ii


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
● Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, Ban Chủ Nhiệm
cùng toàn thể quý thầy cô khoa Chăn nuôi - Thú y đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài
tốt nghiệp này.
● Cha mẹ, anh chị em trong gia đình, những người đã tận tụy lo lắng và hy
sinh để con có được ngày hôm nay.
● Ths. Lê Minh Hồng Anh, TS. Dương Duy Đồng đã tận tình giảng dạy,
hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
● Công ty Evonik, công ty TNHH De Heus đã tạo mọi điều kiện cho tôi tiến
hành thí nghiệm.
● ThS. Nguyễn Văn Hiệp và các anh chị, em trong trại đã giảng dạy, chia sẻ
kinh nghiệm trong thời gian thực tập.
● Các bạn trong tập thể lớp DH07TA, và các bạn trong khoa chăn nuôi thú y
đã động viên, giúp đỡ, chia sẻ trong suốt quá trình thực hiện.

iii



TÓM TẮT
Đề tài :”So sánh kết quả nuôi gà thịt công nghiệp bằng khẩu phần được tổ
hợp dựa trên số liệu trung bình acid amin hoặc kết quả phân tích cụ thể của từng
nguyên liệu thức ăn” được tiến hành tại trại thực nghiệm Khoa Chăn nuôi - Thú y,
Trường đại học Nông Lâm TP .HCM từ ngày 03 tháng 03 năm 2011 đến ngày 15
tháng 04 năm 2011. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố
với tổng số 280 gà thịt trọng lượng bình quân ban đầu gần 47 g, được bố trí vào hai
lô, mỗi lô có 14 lần lặp lại . Lô đối chứng sử dụng thức ăn được tổ hợp dựa trên số
liệu trung bình acid amin của từng nguyên liệu theo các tài liệu; lô thí nghiệm sử
dụng thức ăn được tổ hợp dựa trên kết quả phân tích acid amin cụ thể của từng
nguyên liệu thức ăn. Gà ở lô ĐC có tăng trọng tuyệt đối , thức ăn tiêu thụ thấp hơn
gà ở lô TN lần lượt là

(52,25 so với 59,69 g/con/ngày và 102,39 so với 112,07

g/con/ngày), hệ số chuyển biến thức ăn của gà ở lô ĐC cao hơn gà của lô TN là 1,98
và 1,86.
Về hiệu quả kinh tế thì chi phí thức ăn cho mỗi kg tăng trọng của gà ở lô ĐC
và lô TN lần lượt là 16758,00 đồng và 15757,87 đồng. Từ đó ta có thể rút ra kết
luận khẩu phần được tổ hợp dựa trên kết quả phân tích cụ thể acid amin của từng
nguyên liệu thức ăn sẽ phù hợp với nhu cầu của gà hơn nên đem lại kết quả tốt hơn
về tăng trọng, chuyển hóa thức ăn và có hiệu quả kinh tế tốt hơn khẩu phần được tổ
hợp dựa trên số liệu trung bình của acid amin trong từng nguyên liệu thức ăn.

iv


MỤC LỤC

Trang
Trang tựa ................................................................................................................... i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn .......................................................................... ii
Lời cảm tạ................................................................................................................ iii
Tóm tắt .................................................................................................................... iv
Mục lục......................................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt ..................................................................................... viii
Danh sách các bảng ................................................................................................. ix
Danh sách các biểu đồ ...............................................................................................x
Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................1
1.2 MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU .....................................................................................2
1.2.1 Mục đích ......................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ........................................................................................................2
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN..................................................................................3
2.1 NGUYÊN LÝ THÀNH LẬP CÔNG THỨC THỨC ĂN ..................................3
2.2 PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP CÔNG THỨC THỨC ĂN..............................3
2.1.1 Tính toán đơn giản .......................................................................................3
2.1.2 Sử dụng phần mền trên máy vi tính .............................................................4
2.3 VIỆC THÀNH LẬP CÔNG THỨC THỨC ĂN TRONG THƯƠNG MẠI .......5
2.4 PROTEIN TRONG DINH DƯỠNG ĐỘNG VẬT ............................................5
2.4.1 Khái niệm về protein ....................................................................................5
2.4.2 Vai trò sinh vật học của protein ...................................................................6
2.4.3 Các trạng thái thiếu và thừa protein .............................................................7
2.5 CÁC ACID AMIN ..............................................................................................8
2.5.1 Khái niệm và sự phân loại acid amin ...........................................................8
2.5.2 Sự cân bằng acid amin trong cơ thể .............................................................9

v



2.5.3 Các yếu tố cơ thể ảnh hưởng đến sự cân bằng acid amin ..........................10
2.5.4 Hậu quả của sự mất cân bằng giữa các acid amin .....................................11
2.6 SỰ BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN DƯỠNG CHẤT TRONG CÁC NGUYÊN
LIỆU THỨC ĂN .....................................................................................................12
2.6.1 Đối với nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc thực vật ..................................12
2.6.1 Đối với nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc động vật .................................13
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP .....................................................15
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ............................................................................15
3.1.1 Thời gian ....................................................................................................15
3.1.2 Địa điểm .....................................................................................................15
3.2 BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM .....................................................................................15
3.3 ĐIỀU KIỆN TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM ......................................................15
3.3.1 Con giống ....................................................................................................15
3.3.2 Thức ăn ........................................................................................................15
3.3.3 Chuồng trại và trang thiết bị ........................................................................18
3.3.4 Chăm sóc nuôi dưỡng ..................................................................................19
3.3.5 Vệ sinh phòng bệnh .....................................................................................19
3.4 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI .............................................................................20
3.4.1 Tăng trọng ...................................................................................................20
3.4.2 Tỉ lệ chết và loại thải ...................................................................................20
3.4.3 Thức ăn tiêu thụ ...........................................................................................21
3.4.4 Các chỉ tiêu mổ khảo sát .............................................................................21
3.4.5 Hiệu quả kinh tế ..........................................................................................22
3.5 XỬ LÝ SỐ LIỆU ..............................................................................................22
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................23
4.1 KẾT QUẢ THÀNH PHẦN PROTEIN VÀ ACID AMIN CỦA CÁC NGUYÊN
LIỆU THỨC ĂN .....................................................................................................23
4.2 KHẢ NĂNG TĂNG TRỌNG CỦA GÀ ..........................................................29
4.2.1 Tăng trọng tích lũy bình quân của gà ........................................................29


vi


4.2.2 Tăng trọng tuyệt đối ...................................................................................31
4.3 LƯỢNG THỨC ĂN TIÊU THỤ ......................................................................32
4.3.1 Thức ăn tiêu thụ bình quân ........................................................................32
4.3.2 Hệ số chuyển biến thức ăn (HSCBTĂ)......................................................34
4.4 CÁC CHỈ TIÊU MỔ KHẢO SÁT ...................................................................35
4.5 TỈ LỆ CHẾT VÀ LOẠI THẢI ..........................................................................36
4.6 HIỆU QUẢ KINH TẾ.......................................................................................37
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................40
5.1 KẾT LUẬN .......................................................................................................40
5.2 ĐỀ NGHỊ ..........................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................42
PHỤ LỤC ................................................................................................................43

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LT

: Lý thuyết

TT

: Thực tế

CL


: Chênh lệch

KDĐN

: Khô dầu đậu nành

TN

: Thí nghiệm

ĐC

: Đối chứng

HSCBTA

: Hệ số chuyển biến thức ăn

Kg TA/kg TT

: Kg thức ăn/Kg tăng trọng

TA/kg TT

: Thức ăn/Kg tăng trọng

TTTĐ

: Tăng trọng tuyệt đối


viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Bảng thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng thức ăn cho gà
Bảng 3.1 Công thức thức ăn của gà thí nghiệm
Bảng 3.2 Thành phần hóa học (theo tính toán) của thức ăn thí nghiệm
Bảng 3.3 Lịch chủng ngừa cho gà
Bảng 4.1 Giá trị một số acid amin theo lý thuyết (giá trị trung bình acid amin trong
tài liệu có sẵn) và kết quả phân tích thực tế của các nguyên liệu thức ăn trong khẩu
phần của gà thí nghiệm
Bảng 4.2 Giá trị một số acid amin theo lý thuyết (giá trị trung bình acid amin trong
tài liệu có sẵn) và kết quả phân tích thực tế của các nguyên liệu thức ăn trong khẩu
phần của gà thí nghiệm (tt)
Bảng 4.3 Sự chênh lệch hàm lượng protein, acid amin giữa số liệu trung bình với
thực tế phân tích của từng nguyên liệu trong công thức thức ăn lô ĐC trong giai
đoạn I
Bảng 4.4 Sự chênh lệch hàm lượng protein, acid amin giữa số liệu trung bình với
thực tế phân tích của từng nguyên liệu trong công thức thức ăn lô ĐC trong giai
đoạn II
Bảng 4.5 Sự chênh lệch thành phần protein, acid amin giữa lý thuyết và thực tế của
các nguyên liệu trong công thức thức ăn của lô đối chứng
Bảng 4.6 Trọng lượng trung bình của gà
Bảng 4.7 Tăng trọng tuyệt đối của gà qua các giai đoạn
Bảng 4.8 Thức ăn tiêu thụ của gà qua các giai đoạn
Bảng 4.9 Hệ số chuyển biến thức ăn của gà qua các giai đoạn
Bảng 4.10 Tỉ lệ tiết, tỉ lệ lông, tỉ lệ quầy thịt, tỉ lệ đùi, tỉ lệ ức của gà
Bảng 4.11 Tỉ lệ chết và loại thải của gà qua các giai đoạn
Bảng 4.12 Đơn giá thức ăn hỗn hợp

Bảng 4.13 Chi phí thức ăn cho mỗi kg tăng trọng

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Tăng trọng tuyệt đối của gà ở các giai đoạn thí nghiệm
Biểu đồ 4.2 Lượng thức ăn tiêu thụ của gà qua các giai đoạn
Biểu đồ 4.3 Hệ số chuyển biến thức ăn của gà qua các giai đoạn

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong chăn nuôi, ngoài những yếu tố con giống, chuồng trại, chăm sóc, quản
lí,… thì dinh dưỡng là một trong những yếu tố quyết định năng suất và hiệu quả
kinh tế. Do đó, một nhu cầu đặt ra cho các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi là phải tổ
hợp được khẩu phần với giá thành hợp lí mà vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu dưỡng
chất cho thú. Muốn làm được điều đó ngoài kinh nghiệm, kiến thức vốn có, người
làm công thức cần phải nắm vững hai vấn đề cơ bản đó là nhu cầu dinh dưỡng từng
giai đoạn của từng loài gia súc, gia cầm và thành phần các dưỡng chất trong thực
liệu.
Từ trước đến nay, những nhà tổ hợp khẩu phần vẫn thường dựa vào số liệu
trung bình thành phần dinh dưỡng của các nguyên liệu để tổ hợp khẩu phần. Nhưng
hiện nay lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi đang phát triển mạnh và đã áp dụng
nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật khác vào trong sản xuất như có thể phân tích nhanh
thành phần dinh dưỡng của các nguyên liệu thức ăn. Trong đó, đạm và acid amin
luôn được quan tâm hàng đầu nên ngày nay ta có thể tổ hợp khẩu phần dựa vào

thành phần đạm, acid amin thật của từng nguyên liệu. Nhưng ở Việt Nam rất ít phân
tích do phòng thí nghiệm phân tích acid amin chưa có, chi phí phân tích lại cao.
Mỗi cách tổ hợp khẩu phần đều có ưu nhược điểm riêng. Khẩu phần được tổ
hợp dựa trên số liệu trung bình acid amin của từng nguyên liệu theo các tài liệu có
sẵn thì không phải tốn chi phí phân tích nhưng nó có thể vô tình làm giá thành sản
phẩm cao hơn giá thành tính theo nguyên liệu có thể làm được trong trường hợp
thành phần acid amin thật sự của nguyên liệu cao hơn số liệu trung bình. Hoặc nó
có thể có độ tin cậy thấp trong việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng nếu thành phần
acid amin thấp hơn giá trị trung bình của từng nguyên liệu. Trong khi đó khẩu phần

1


được tổ hợp dựa trên kết quả phân tích thì phải tốn chi phí phân tích tuy nhiên nó có
thể giảm giá thành sản phẩm hoặc nâng cao độ tin cậy cho việc đáp ứng nhu cầu
dinh dưỡng.
Vậy, sử dụng cách thức nào để tổ hợp khẩu phần nhằm mang lại hiệu quả
cao nhất là một vấn đề rất được quan tâm. Nhờ sự giúp đỡ của công ty Evonik
chúng tôi có thể phân tích thành phần acid amin bằng cách thông qua máy NIR quét
nhanh mẫu nguyên liệu, gửi quang phổ quét được sang văn phòng chính của công ty
Evonik ở Đức phân tích, báo lại kết quả trong thời gian khoảng 3 ngày. Và được sự
đồng ý của bộ môn Dinh Dưỡng, Khoa Chăn Nuôi – Thú Y, Trường Đại Học Nông
Lâm Tp. Hồ Chí Minh với sự hướng dẫn của TS. Dương Duy Đồng và Ths. Lê
Minh Hồng Anh, chúng tôi tiến hành đề tài: ”so sánh kết quả nuôi gà thịt công
nghiệp bằng khẩu phần được tổ hợp dựa trên số liệu trung bình acid amin hoặc
kết quả phân tích cụ thể của từng nguyên liệu thức ăn”.
1.2 MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
So sánh kết quả của việc nuôi gà thịt công nghiệp bằng các công thức thức
ăn được tổ hợp dựa trên số liệu trung bình acid amin của từng nguyên liệu và khẩu

phần được tổ hợp dựa trên kết quả phân tích acid amin trong từng nguyên liệu thức
ăn.
1.2.2 Yêu cầu
Tiến hành nuôi gà thí nghiệm.
Thu thập và xử lý số liệu về các chỉ tiêu tăng trọng, hệ số chuyển biến thức
ăn, tỉ lệ nuôi sống, chất lượng quầy thịt và hiệu quả kinh tế.

2


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 NGUYÊN LÝ THÀNH LẬP CÔNG THỨC THỨC ĂN
Trong các loại thực liệu đơn giản như bắp, tấm, cám gạo, khô dầu đậu nành,
bột cá, khoai mì, bột vỏ sò, bột đá vôi,… không có một loại thực liệu nào mà tự bản
thân nó có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày cho gia súc, gia cầm.
Mỗi loại thực liệu có thể thừa hoặc thiếu một số dưỡng chất khác. Do đó, khi phối
hợp các loại thực liệu theo một tỉ lệ nhất định nhằm bổ sung sự khiếm khuyết về
dưỡng chất của thực liệu ta sẽ thu được một hỗn hợp thức ăn đầy đủ dưỡng chất đáp
ứng tốt cho nhu cầu dinh dưỡng của thú.
2.2 PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP CÔNG THỨC THỨC ĂN
Để xây dựng một công thức thức ăn hoàn chỉnh đòi hỏi chúng ta phải biết
được nhu cầu dinh dưỡng của thú, giá trị dinh dưỡng và giá thành của từng thực liệu
tham gia trong công thức thức ăn cũng như khả năng sử dụng các phương pháp để
tổ hợp được một khẩu phần vừa đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho thú vừa có giá
thành hợp lí cho nhà chăn nuôi. Công thức thức ăn có thể được thành lập dựa trên
các phương pháp tính toán đơn giản hay phải nhờ vào sự trợ giúp của các phần mềm
đã được thiết lập trên máy vi tính.
2.2.1 Tính toán đơn giản
Với các công thức thức ăn đơn giản chỉ bao gồm một vài thực liệu và yêu

cầu tính một vài dưỡng chất thì có thể áp dụng các phương pháp tính toán kinh điển
như sử dụng phương pháp đường chéo Pearson, thiết lập các hệ phương trình tuyến
tính bậc nhất, hoặc phương pháp thử - sai (trial and error),…

3


2.2.2 Sử dụng phần mềm trên máy vi tính
Thực chất các phần mềm trên máy vi tính cũng là áp dụng một hoặc vài
phương pháp tính toán đơn giản đã nêu trên nhưng với tốc độ xử lí rất nhanh của
máy nên rút ngắn được thời gian tính và gia tăng khối lượng các yêu cầu tính toán.
Sử dụng máy vi tính còn tính được công thức tối ưu về giá cả vốn rất khó giải quyết
bằng máy tính cá nhân. Tùy theo mức độ hiểu biết về tin học của người sử dụng, có
thể sử dụng phần mền đơn giản như Excel để thiết lập bảng tính với một công thức
thích hợp hoặc các phần mềm chuyên biệt như UFFDA (User Friendly Formulation
Done Again), Ultramix, Brill for Windows, FeedLive, Mixit–II, Format, v.v… để
tính toán công thức thức ăn.
Các phần mềm chuyên biệt ngoài việc tính công thức thức ăn còn có thể có
thêm các chức năng như so sánh giá thực liệu với hàm lượng dưỡng chất để cho ra
khuyến cáo sử dụng chính xác, lưu trữ các công thức và dữ liệu về thức ăn để giảm
bớt thời gian tìm kiếm, tính toán. Các phần mềm như UFFDA, Ultramix là những
chương trình chạy trên hệ điều hành DOS nên có ưu điểm là kích thước nhỏ, cấu
hình đơn giản dễ sử dụng cho người không chuyên về máy tính nhưng nhược điểm
là giao diện quá đơn giản, có ít tính năng cho các công việc hoặc khẩu phần phức
tạp, khó quản lý dữ liệu tính toán. Các phần mềm lớn như Brill for Windows,
Feedmania, FeedLive là những phần mềm chạy trên hệ điều hành Windows nên có
ưu điểm là tính toán được những khẩu phần phức tạp và thuận tiện trong việc quản
lý dữ liệu. Riêng phần mềm Brill for Windows có thể đưa cả font tiếng Việt vào để
có được các tên tiếng Việt có dấu hoàn chỉnh. Tuy nhiên các phần mềm lớn này đều
có giá khá cao (tối thiểu 200 – 2000 USD) và việc sử dụng đòi hỏi người dùng có

kinh nghiệm sử dụng máy tính.
Cần lưu ý là người sử dụng các phần mềm trong tổ hợp khẩu phần cần phải
có kiến thức căn bản về tin học đồng thời phải có hiểu biết sâu sắc về dinh dưỡng và
thức ăn để có được một kết quả tính toán đúng và thích hợp cho sinh lý động vật và
cũng phù hợp với thị hiếu của người chăn nuôi.
(Theo Dương Thanh Liêm, Bùi Huy Như Phúc và Dương Duy Đồng, 2006).

4


2.3 VIỆC THÀNH LẬP CÔNG THỨC THỨC ĂN TRONG THƯƠNG MẠI
Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc xây dựng một
công thức thức ăn trong chăn nuôi đã trở nên dễ dàng hơn nhờ những phần mềm tổ
hợp khẩu phần dựa trên các nguồn số liệu khác nhau về thành phần dưỡng chất cụ
thể của từng nguyên liệu thức ăn.
Mục đích của việc thành lập công thức thức ăn trong thương mại trước tiên
là phải cân bằng dưỡng chất trong khẩu phần nhằm đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng
cho vật nuôi, sau đó là hướng tới một mức giá thấp nhất có thể. (Nguồn:
).
Trong thực tế, một công thức thức ăn được xem là tối ưu thì phải tránh được
một số rủi ro do sự thay đổi dưỡng chất vốn có trong thực liệu. Do có sự thay đổi
dưỡng chất trong thực liệu nên khẩu phần được tổ hợp sẽ khó đáp ứng hoàn toàn
nhu cầu cho thú. Những nghiên cứu trên gà của Duncan vào năm 1988 đã chứng
minh rằng nếu sự biến thiên các dưỡng chất gia tăng sẽ có tác động không tốt đến
tăng trọng và sự chuyển biến thức ăn.
Hiện nay các nhà máy sản xuất thức ăn đang tìm mọi cách để hạn chế rủi ro
trên bởi sự thiếu dưỡng chất sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng thức ăn, ngược
lại sự dư thừa dưỡng chất sẽ gây ra những tốn kém không cần thiết. Mặc khác, khi
giảm bớt sự thay đổi thành phần dưỡng chất của thực liệu sẽ nâng cao chất lượng
thức ăn một cách đáng kể và đó chính là sự mong đợi trong công nghiệp sản xuất

thức ăn.
Để giải quyết vấn đề trên, phương pháp tổ hợp khẩu phần dựa trên kết quả
phân tích acid amin cụ thể của từng nguyên liệu thức ăn được nêu ra nhằm làm
giảm sự rủi ro đến mức thấp nhất.
2.4 PROTEIN TRONG DINH DƯỠNG ĐỘNG VẬT
2.4.1 Khái niệm về protein
Trong thức ăn người ta gọi protein thô có nghĩa là tất cả mọi chất chứa
nitrogen (N), trong đó N được xác định chung rồi qui đổi ra protein bằng cách nhân
với hệ số 6,25. Sở dĩ có hệ số này là vì hàm lượng N có trong protein của chất

5


albumin khoảng 16% (bằng 100 chia cho 16). Như vậy từ N tổng số ta tính ra
protein thô như sau:
N tổng số x 100/16 = N tổng số x 6,25
Thực ra mỗi loại protein khác nhau đều có chứa hàm lượng N khác nhau, tuy
nhiên nó không cách biệt xa với tỷ lệ 16/100. Ngoài ra trong thức ăn còn có rất
nhiều chất chứa N không phải protein. Ví dụ như nucleotid, betain, cholin,
ammoniac, nitrat... Chính vì lẽ đó muốn cho chính xác người ta tìm hệ số nhân cho
mỗi loại protein khác nhau. Còn số 6,25 người ta áp dụng cho các protein gần gũi
hơn. Tuy nhiên trong thực tế phân tích mẫu thức ăn, do có sự bù trừ giữa các
protein động vật và protein thực vật nên thường chỉ sử dụng chung một hệ số 6,25
cho tất cả các loại mẫu nguyên liệu thức ăn.
2.4.2 Vai trò sinh vật học của protein
Đã từ lâu người ta đã nhận biết vai trò quan trọng bậc nhất của protein trong
sự sống. Trong chăn nuôi có thể tóm tắt vai trò quan trọng của protein như sau:
- Tham gia cấu trúc tế bào, đơn vị quan trọng của sự sống.
- Cấu tạo nên chất xúc tác sinh học, chất điều khiển sinh học như: enzym,
hormon, tế bào thần kinh để điều khiển mọi hoạt động sống trong cơ thể.

- Cấu tạo nên hệ thống đệm giữ pH ổn định, hệ thống vận chuyển, dịch gian
bào. Do cấu trúc phức tạp, nhiều bậc và phân tử lớn nên protein có thể vận chuyển
rất nhiều hợp chất phức tạp và các ion, đặc biệt là các ion kim loại nặng. Phần lớn
các γ– globulin là các protein vận chuyển.
- Cấu tạo nên các chất kháng thể đặc hiệu và không đặc hiệu. Chất kháng thể
trong máu chủ yếu là các γ– globulin.
- Cấu tạo nên chất thông tin di truyền, chủ yếu là các nucleoprotein DNA.
- Cấu tạo nên hệ thống tế bào sinh dục để thực hiện chức năng sinh sản duy
trì nòi giống.
- Khi protein chuyển hóa, phân giải sẽ cung cấp năng lượng tương đương với
năng lượng của tinh bột.
- Protein cũng chuyển hóa thành các chất khác cung cấp cho cơ thể.

6


- Protein bảo đảm cho thú sinh trưởng lớn lên bình thường.
- Cuối cùng protein là nguyên liệu chính cấu tạo nên sản phẩm chăn nuôi như
thịt, trứng, sữa, lông, len …
2.4.3 Các trạng thái thiếu và thừa protein
2.4.3.1 Các trạng thái thiếu protein
Trên thú sinh trưởng, thú chậm lớn, còi cọc, thành thục chậm, ở gia cầm có hiện
tượng mọc lông kém, sức chống chịu lạnh yếu.
Trên thú sinh sản giảm sức tiết sữa, hoặc đẻ trứng. Chu kì lên giống dài, tỷ lệ
đậu thai không cao.
Sức đề kháng bệnh của thú kém, hiệu giá kháng thể sau chủng ngừa không cao.
Thú có những tập tính xấu, hay cắn mổ ăn thịt lẫn nhau.
2.4.3.2 Các trạng thái dư thừa protein
Sự quá dư protein dẫn đến nồng acid amin trong máu tăng cao làm giảm tính
thèm ăn của thú, không cải thiện tăng trọng. Thậm chí giảm sự tăng trọng so khẩu

phần bình thường.
• Cơ thể tiêu hóa không hết protein, gây ra sự lên men thối ở ruột già, manh
tràng, có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
• Dư thừa protein dẫn đến tình trạng deamin quá mạnh, thải ra nhiều ure, uric
có hại cho gan, cho thận. Ở gia cầm rất dễ xảy ra bệnh “gout”, một loại bệnh tích
urat trong cơ thể. Đặc biệt, nếu cho ăn dư đạm cộng với sự dư thừa Ca mà sự cung
cấp vitamin A có giới hạn thì bệnh này rất dễ xảy ra, khi có urat tích đầy trong
xoang bụng, bao tim và đôi khi cũng có trong mô cơ dưới da gây cho gia cầm rất
đau đớn, tỷ lệ tử vong cao. Sự dư thừa protein làm cho thú thải chất chứa nitrogen
ra nhiều gây ô nhiễm cho môi trường.
• Ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi vì nguồn cung protein
thường rất đắt tiền.

7


2.5 CÁC ACID AMIN
2.5.1 Khái niệm và sự phân loại acid amin
Acid amin là hợp chất hữu cơ có chứa nhóm amin và nhóm acid. Công thức
tổng quát:
R
|
H 2 N-C-COOH
|
H
Thú cần protein của thức ăn chính là cần các acid amin trong protein, bởi vì
cuối cùng là các acid amin được hấp thu qua màng ruột rồi vào cơ thể. Vì vậy trong
một số tài liệu dinh dưỡng hiện đại, người ta không để ý nhiều đến hàm lượng
protein mà tiến hành cân đối trực tiếp acid amin với năng lượng của thức ăn. Những
quan điểm về phân loại acid amin ngày nay cũng có nhiều cái mới. Có 2 căn cứ để

phân loại acid amin:

 Phân loại theo cấu trúc hóa học:
-

Acid amin trung tính: có số nhóm amin bằng nhóm carboxyl.

-

Acid amin toan tính: có số nhóm carboxyl nhiều hơn nhóm amin.

-

Acid amin kiềm tính: có số nhóm amin nhiều hơn nhóm carboxyl.

-

Acid amin thẳng mạch và mạch vòng.

-

Acid amin có chứa lưu huỳnh (SAA – sulfur amino acids).

 Phân loại theo giá trị sinh vật học của protein: người ta chia làm 3 loại:
-

Loại acid amin không thiết yếu (non-essential amino acids) hoặc acid amin

thay thế được (dispensable amino acids): cơ thể có đủ khả nẳng tổng hợp đủ nhu
cầu, không cần cung cấp từ thức ăn.

-

Loại acid amin nửa thiết yếu: là acid amin có thể tổng hợp được trong cơ thể

nhưng phải có đầy đủ loại acid amin tương ứng với nó (giống nhau trên khung căn
bản).
-

Loại acid amin thiết yếu (essential amino acids) hoặc acid amin không thể

thay thế (indispensable amino acids): là acid amin không tổng hợp được trong cơ

8


thể, hoặc nếu có tổng hợp được thì cũng không đáp ứng đủ cho nhu cầu cơ thể.
Trong các acid amin thiết yếu, cũng có loại ít khi thiếu trong thức ăn, có loại thường
hay thiếu hụt trong thức ăn. Người ta gọi loại thường hay thiếu hụt là acid amin có
giới hạn.
Acid amin có giới hạn là những acid amin thiết yếu có trong thức ăn với tỷ lệ
thấp nhất so với nhu cầu; bên cạnh các acid amin thiết yếu khác, nó quyết định mức
độ tổng hợp protein trong cơ thể. Người ta ví các acid amin thiết yếu cũng giống
như tấm bảng gỗ của thành thùng nước, trong đó các acid amin có giới hạn là những
tấm bảng gỗ thấp nhất của thùng nước. Nước chứa trong thùng là khả năng tổng
hợp protein của cơ thể. Muốn nâng cao khả năng tổng hợp protein, nhất thiết phải
nâng cao mức acid amin có giới hạn.
2.5.2 Sự cân bằng các acid amin trong cơ thể
Giữa acid amin trong thức ăn, trong ống tiêu hóa, trong máu và trong các tổ
chức luôn có sự cân bằng động. Sau khi thú ăn thức ăn có chứa protein vài giờ (ví
dụ ở gia cầm) thì trong máu đạt đến nồng độ acid amin cao ổn định một thời gian

ngắn rồi sau đó giảm xuống do acid amin tự do trong máu bị lấy đi để tổng hợp
protein trong mô bào của cơ thể.
Đối với thú có tốc độ sinh trưởng nhanh, thú cho thịt, thú trong giai đoạn đẻ
trứng hoặc tiết sữa ở đỉnh cao, thì nồng độ acid amin tự do trong máu sau giai đoạn
hấp thu giảm đi rất nhanh. Bởi vì cường độ tổng hợp protein ở tổ chức mô bào rất
lớn. Cũng chính vì lẽ đó trong giai đoạn này thú có tính thèm ăn cao. Những thú có
năng suất cao bao giờ cũng tiêu thụ nhiều thức ăn hơn thú có năng suất thấp. Từ các
acid amin trong thức ăn ăn vào mất cân đối, cơ thể sẽ chọn lựa để tổng hợp ra
protein cơ thể, protein trong sản phẩm trứng, sữa rất cân đối và đặc hiệu theo loài
thú, theo lứa tuổi và theo sản phẩm của chúng làm ra. Chính vì thế có một phần acid
amin dư thừa sẽ bị chuyển hóa thành các chất khác hoặc bị đốt cháy để sinh năng
lượng làm cho giá trị sinh học của protein bị giảm đi.
Để sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả protein thức ăn, cần phải hiểu
rõ cân bằng acid amin trong cơ thể. Dựa trên cơ sở này chúng ta có thể làm tăng

9


năng suất động vật nuôi mà vẫn tiết kiệm được thức ăn cho sản xuất. Ngày nay với
phương tiện phân tích acid amin hiện đại, nhanh chóng và chính xác, việc giải quyết
vấn đề này trở nên dễ dàng. Với ngành công nghệ sinh học phát triển mạnh hiện
nay, chúng ta có thể sản xuất ra các acid amin có giới hạn với số lượng lớn để bổ
sung vào thức ăn làm cho protein thức ăn trở nên cân đối hơn, cải thiện được giá trị
sinh vật học của chúng từ đó tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
2.5.3 Các yếu tố cơ thể ảnh hưởng đến sự cân bằng acid amin
Đối với thú có tốc độ sinh trưởng nhanh, bao gồm thú cho thịt, thú trong giai
đoạn đẻ trứng hoặc tiết sữa ở đỉnh cao, thì nồng độ acid amin tự do trong máu sau
giai đoạn hấp thu giảm đi rất nhanh, đặc biệt là những acid amin có giới hạn. Bởi vì
cường độ tổng hợp protein ở tổ chức mô bào rất lớn.
• Thú càng cao sản càng đói acid amin, mà càng đói acid amin thì thú càng lấy

nhiều thức ăn lên, khi lấy nhiều thức ăn thì thú nhận nhiều năng lượng, thú sẽ lớn
nhanh. Chính vì lẽ đó tính thèm ăn của chúng càng cao.
• Tỷ lệ acid amin không tiêu hóa hấp thu có giá trị trung bình biến động
khoảng 10 – 20 %. Đạm cặn thải qua nước tiểu khoảng 20 – 30 % lượng đạm ăn
vào. Đạm cặn càng nhiều trong máu càng làm giảm tính ngon miệng của thú, thú
càng lười biếng ăn.
• Nếu cho thú ăn quá dư thừa protein, không có ích lợi gì cả, nó chỉ làm cho
thú giảm tính thèm ăn, dẫn đến sự thiếu năng lượng, tăng trọng của thú sẽ không cải
thiện được mà còn làm tăng giá thành chăn nuôi.
• Sự tổng hợp protein trong tổ chức tế bào, ngoài acid amin ra, còn giới hạn
bởi sự cung cấp năng lượng. Nếu khẩu phần không cung đủ năng lượng sẽ làm giảm
năng suất tổng hợp protein, từ đó làm giảm giá trị sinh vật học của protein. Vậy
muốn tổng hợp được protein với năng suất cao cần phải cung cấp đầy đủ không chỉ
acid amin mà cả năng lượng. Sự dư thừa một trong hai đều không tốt. Dư acid amin
thì thú giảm tính thèm ăn, mà dư năng lượng thì thú tích nhiều mỡ, giảm chất lượng
quầy thịt.

10


• Trong thực tiễn khi cân bằng acid amin thiết yếu, ta thấy thường xuất hiện
một số acid amin dưới mức nhu cầu. Đó gọi là những acid amin có giới hạn. Những
acid amin này có vai trò quan trọng, quyết định sự tổng hợp protein trong cơ thể.
Chính vì lẽ đó chúng ta cần phải biết acid amin nào có giới hạn trong mối quan hệ
với năng lượng khẩu phần. từ đó chúng ta định lượng bổ sung cho thích hợp.
2.5.4 Hậu quả của sự mất cân bằng giữa các acid amin
Theo tài liệu Harper có 3 trường hợp mất cân bằng làm xuất hiện những
trạng thái bệnh lý xấu cho cơ thể thú:
• Thiếu hụt một hoặc vài loại acid amin thiết yếu (Esential amino acids
deficiency).

• Mất cân bằng giữa các acid amin thiết yếu (Essential amino acids
imbalance).
• Quá thừa một acid amin có thể gây ra độc hại (amino acids toxicity). Ví dụ
acid amin chứa lưu huỳnh dư nhiều khi phân giải làm toan huyết do gốc lưu huỳnh
gây ra. Sự dư thừa histidin, tiêu hóa không hết, khi xuống ruột già hình thành
histamin gây dị ứng cho cơ thể.
Một số dẫn chứng về tác hại của sự mất cân bằng:
• Sự khử amin, chuyển hóa amin được xúc tiến với cường độ rất nhanh, xảy ra
nhiều nhất ở gan. Để tiến hành phản ứng này cần phải có nhiều enzyme deaminase
và transaminase nên có thể đưa đến sự thiếu tương đối vitamin nhóm B (B 2 , PP,
B 6 ).
• Sự tổng hợp urea sẽ được tiến hành nhiều hơn mức bình thường do đó cơ thể
sẽ cần nhiều arginin để cơ thể tham gia trong chu trình carbamin. Từ đó khiến cho
nhu cầu arginin tăng lên, làm cho nó từ chỗ không thiếu trở thành yếu tố có giới hạn
trong thức ăn.
• Sự dư thừa lysine sẽ làm tăng cường mức độ thiếu arginine. Điều này sẽ gây
ra sự rối loạn chu trình tổng hợp urea (chu trình arginin-ornitin). Tỷ lệ giữa
lysine/arginine = 1,2/1 là mức giới hạn tối đa, không nên tăng hơn nữa.

11


• Sự dư thừa serin sẽ tăng hoạt động của men threonine-dehydrogenase và
threonine-aldolase làm cho threonin trở thành yếu tố có giới hạn, làm chậm sinh
trưởng. Muốn khắc phục điều này phải bổ sung thêm threonin, đây lại là acid amin
thường có giới hạn của heo.
• Sự khiếm khuyết tryptophan sẽ làm tăng nhu cầu vitamin PP trong thực
phẩm, vì từ tryptophan cơ thể có thể chuyển hóa một phần thành vitamin PP. Theo
tính toán của các nhà dinh dưỡng thì 60 mg tryptophan có thể chuyển hóa thành 1
mg vitamin PP.

• Sự nghèo methionin sẽ làm tăng nhu cầu cholin trong thức ăn, vì cả cholin và
methionin đều có vai trò sinh học là nguồn cung cấp nhóm metyl (-CH 3 ) cho một số
phản ứng sinh hóa học trong cơ thể.
• Sự khiếm khuyết vitamin A, vitamin E sẽ làm cho cơ thể kém chịu đựng sự
mất cân bằng acid amin.
(Theo Dương Thanh Liêm, Bùi Huy Như Phúc và Dương Duy Đồng, 2006).
2.6 SỰ BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN DƯỠNG CHẤT TRONG CÁC
NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN
Trong thực tế, một công thức thức ăn được xem là tối ưu thì phải tránh được
một số rủi ro do sự thay đổi dưỡng chất của thực liệu. Sự biến động thành phần
dưỡng chất trong các nguyên liệu thức ăn có thể gây ra những khó khăn trong việc
tổ hợp một công thức thức ăn chính xác và phù hợp với nhu cầu của thú. Có nhiều
yếu tố dẫn đến sự biến động này, có thể kể đến như sau:
2.6.1 Đối với nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc thực vật
 Đất đai
Vùng núi, trung du hay đồng bằng, mỗi vùng đều có các loại đất đặc trưng khác
nhau như đất đỏ bazan, đất xám bạc màu… Điều này cũng ảnh hưởng đến hàm
lượng các chất dinh dưỡng trong thực liệu.
 Khí hậu
Các mùa trong năm, nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, thời gian chiếu sáng trong
ngày… sẽ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thực liệu.

12


 Độ tuổi thu hoạch
Cùng một loại thực liệu nhưng có độ tuổi thu hoạch khác nhau thì thành phần
dưỡng chất cũng khác nhau.
 Ảnh hưởng của giống
Có sự khác biệt về thành phần các dưỡng chất giữa các giống khác nhau

trong cùng một loại thực liệu
Bảng 2.1. Bảng thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng thức ăn cho gà
Thực Vật chất NL trao Protein
liệu

khô (%)

đổi

Béo



Khoáng

thô (%) thô

thô

tổng

(%)

(%)

(%)

(Kcal)
Bắp
nếp

Bắp
đỏ
Bắp
trắng
Bắp
vàng

Canxi

số (%)

Phospho
(%)

88,30

3335

8,60

4,70

3,00

1,60

0,22

0,33


88,11

3329

9,27

4,21

3,05

1,50

0,09

1,50

86,71

3304

8,88

4,20

2,32

1,31

0,14


0,30

87,30

3321

8,90

4,40

2,70

1,40

0,22

0,30

(Nguồn: Viện chăn nuôi,1995)
 Kỹ thuật chế biến và dự trữ
Nếu kỹ thuật chế biến và dự trữ tốt sẽ làm giảm tối thiểu sự tiêu hao các chất
dinh dưỡng trong thực liệu, giúp thú tăng khả năng tiêu hóa, còn ngược lại sẽ làm
giảm phẩm chất hoặc hư hỏng thực liệu.
2.6.2 Đối với nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc động vật
Sự thay đổi hàm lượng dưỡng chất giữa các thực liệu có nguồn gốc động vật
phụ thuộc vào các yếu tố sau:
• Tùy theo loài
• Tùy theo môi trường sống
• Tùy theo nguồn thức ăn dồi dào hay không


13


• Tùy theo thời điểm khai thác, độ tuổi khai thác và kỹ thuật chế biến bảo
quản.
(Trích dẫn Huỳnh Công Khả Tú, 2005).

14


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THÍ NGHIỆM
3.1.1 Thời gian
Thí nghiệm đã được tiến hành từ ngày 3/1/2011 đến 15/4/2011.
3.1.2 Địa điểm
Địa điểm: Trại thực nghiệm Khoa Chăn nuôi – Thú y Trường đại học Nông
Lâm TP.Hồ Chí Minh.
3.2 BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố, được
chia làm 2 lô. Mỗi lô có 14 lần lặp lại với 10 con gà cho mỗi lần lặp lại.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm


Số gà

ĐC

140


TN

140

Yếu tố thí nghiệm
Khẩu phần được tổ hợp dựa trên số liệu trung bình acid amin của
từng nguyên liệu thức ăn, theo tài liệu chủ yếu từ Evonik, 2010
Khẩu phần được tổ hợp dựa trên kết quả phân tích cụ thể acid
amin của từng nguyên liệu thức ăn

3.3 ĐIỀU KIỆN TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
3.3.1 Con giống
Chúng tôi sử dụng 280 con gà Cobb 500 một ngày tuổi.
3.3.2 Thức ăn
Để chuẩn bị lập công thức thức ăn cho hai lô theo đúng như bố trí thí nghiệm
đã định, tiến hành các bước như sau:

15


×