Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG KHÁNG THỂMẸ TRUYỀN CHỐNG BỆNH GUMBORO VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT QUY TRÌNH VẮC XIN TRÊN GÀ COBB 500

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG KHÁNG THỂMẸ TRUYỀN
CHỐNG BỆNH GUMBORO VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
MỘT QUY TRÌNH VẮC XIN TRÊN GÀ COBB 500

Sinh viên thực hiện: TRẦN HUY TUẤN
Lớp: DH06DY
Ngành: Dược Thú Y
Niên khóa: 2006 - 2011

Tháng 8/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI-THÚ Y
****************

TRẦN HUY TUẤN

KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG KHÁNG THỂ MẸ TRUYỀN
CHỐNG BỆNH GUMBORO VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
MỘT QUY TRÌNH VẮC XIN TRÊN GÀ COBB 500

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ Thú Y
chuyên ngành Dược



Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS LÂM THỊ THU HƯƠNG

Tháng 8/2011


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: Trần Huy Tuấn
Tên đề tài: “Khảo sát hàm lượng kháng thểmẹ truyền chống bệnh Gumboro và đánh
giá hiệu quả một quy trình vắc xin trên gà Cobb 500”
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận
xét, đóng góp của Hội Đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày …/…/2011
Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS Lâm Thị Thu Hương
Error! Bookmark not defined.

i


LỜI CẢM ƠN
Mãi khắc ghi công ơn cha mẹ đã sinh thành dạy dỗ, nuôi nấng con đến ngày
hôm nay. Con vô cùng biết ơn những khó khăn, vất vả mà cha mẹ đã hy sinh để cho
con những điều tốt đẹp nhất.
Chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi – Thú Y và toàn thể quý thầy cô đã truyền
đạt, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lâm Thị Thu Hương đã tận tình

hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Ban quản lý và các cô chú, anh em trong trại gà Trần Trung Kiên đã tạo điều
kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập
Cảm ơn tất cả các bạn lớp Dược Thú Y - 32 đã chia sẻ, giúp đỡ và hỗ trợ cho
tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài.
Sinh viên
Trần Huy Tuấn

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát hàm lượng kháng thểmẹ truyền chống bệnh
Gumboro và đánh giá hiệu quả một quy trình vắc xin trên gà Cobb 500”. Đề tài
được thực hiện từ tháng 01/2011 đến 07/2011 tại trại chăn nuôi A thuộc thành phố
Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng, tiến hành khảo sát trên đàn gà 204 con từ 1 – 42 ngày tuổi,
chia thành 2 lô, lô thí nghiệm được chủng vắc xin Nobilis Gumboro 228E và lô đối
chứng không chủng vắc xin, mỗi lô 102 con. Kết quả như sau:
Hiệu giá kháng thểmẹ truyền chống bệnh Gumboro lúc 2, 9, 12 và 16 ngày
tuổi lần lượt là 3.081, 1.188, 464 và 284. Dựa theo công thức ước tính Deventer
ngày chủng ngừa vắc xin Nobilis Gumboro 228E thích hợp là 12 ngày tuổi.
Hiệu giá kháng thể chống bệnh Gumboro lúc 22 và 29 ngày tuổi ở lô đối
chứng là 154 và 134, ở lô thí nghiệm là 496 và 818.
Chỉ số B/B lúc 29 ngày tuổi là 0,89 và điểm bệnh tích vi thể túi Fabricius của
lô thí nghiệm lúc 29 ngày tuổi là 1,2.
Tỷ lệ chết ở lô thí nghiệm 7,84 % cao hơn lô đối chứng 4,9 %.
Trọng lượng bình quân lúc 42 ngày tuổi lô thí nghiệm 2.650 g cao hơn lô đối
chứng 2.617,5 g.
Tăng trọng tuyệt đối lô thí nghiệm 61,98 g/con/ngày cao hơn lô đối chứng
61,2 g/con/ngày.

Hệ số chuyển biến thức ăn lô thí nghiệm 1,81 kg thức ăn/kg tăng trọng cao
hơn lô đối chứng 1,77kg thức ăn/kg tăng trọng.
Qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy hiệu giá kháng thể chống bệnh
Gumboro ở lô thí nghiệm cao hơn rất nhiều so với lô đối chứng và sự ảnh hưởng
của virus vắc xin đối với sự phát triển của túi Fabricius là nhẹ, không đáng kể.
Ngoài ra, năng suất của lô đối chứng và lô thí nghiệm là như nhau.

iii


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Tóm tắt khóa luận...................................................................................................... iii
Mục lục.......................................................................................................................iv
Danh sách các từ viết tắt .......................................................................................... vii
Danh sách bảng ..........................................................................................................ix
Danh sách hình ............................................................................................................x
Danh sách biểu đồ ......................................................................................................xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2 Mục đích – yêu cầu ...............................................................................................1
1.2.1 Mục đích.............................................................................................................1
1.2.2 Yêu cầu...............................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................3
2.1 Khái quát về hệ thống miễn dịch ..........................................................................3
2.1.1 Đáp ứng miễn dịch .............................................................................................3
2.1.2 Hệ thống miễn dịch của gà .................................................................................3
2.2 Bệnh Gumboro ......................................................................................................6
2.2.1 Giới thiệu............................................................................................................6

2.2.2 Lịch sử ................................................................................................................7
2.2.3 Căn bệnh học ......................................................................................................8
2.2.3.1 Đặc điểm virus ................................................................................................8
2.2.3.2 Sức đề kháng ...................................................................................................9
2.2.3.3 Đặc điểm nuôi cấy ...........................................................................................9
2.2.4 Đặc điểm dịch tễ...............................................................................................10
2.2.5 Cơ chế sinh bệnh ..............................................................................................10
2.2.6 Triệu chứng lâm sàng .......................................................................................11
2.2.7 Bệnh tích ..........................................................................................................12

iv


2.2.7.1 Bệnh tích đại thể............................................................................................12
2.2.7.2 Bệnh tích vi thể .............................................................................................13
2.2.8 Miễn dịch chống bệnh Gumboro .....................................................................13
2.2.8.1 Đáp ứng miễn dịch chống bệnh Gumboro ....................................................13
2.2.8.2 Ức chế miễn dịch trong bệnh Gumboro ........................................................14
2.2.9 Chẩn đoán.........................................................................................................15
2.2.9.1 Chẩn đoán lâm sàng ......................................................................................15
2.2.9.2 Chẩn đoán phòng thí nghiệm ........................................................................15
2.2.10 Kháng thể mẹ truyền (MDA) và công thức ước tính Deventer .....................16
2.2.10.1 Kháng thể mẹ truyền (MDA) ......................................................................16
2.2.10.2 Công thức ước tính Deventer ......................................................................17
2.2.11 Vắc xin phòng bệnh Gumboro .......................................................................17
2.3 Lược duyệt các nghiên cứu về bệnh Gumboro ...................................................19
2.3.1 Một số nghiên cứu trên thế giới .......................................................................19
2.3.2 Một số nghiên cứu trong nước .........................................................................19
Chương 3 NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…...21
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................................21

3.1.1 Thời gian thực hiện ..........................................................................................21
3.1.2 Địa điểm thực hiện ...........................................................................................21
3.2 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................21
3.3 Vật liệu ................................................................................................................21
3.4 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................21
3.5 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................22
3.5.1 Nội dung 1 ........................................................................................................22
3.5.2 Nội dung 2. .......................................................................................................24
3.5.2.1 Bố trí thí nghiệm ...........................................................................................24
3.5.2.2 Đánh giá hàm lượng kháng thể chống bệnh Gumboro sau khi chủng vắc xin
...................................................................................................................................24

v


3.5.2.3 Khảo sát sự biến đổi về trọng lượng và bệnh tích túi Fabricius trên gà được
chủng ngừa và không chủng ngừa vắc xin phòng bệnh Gumboro............................25
3.5.2.4 Theo dõi năng suất ........................................................................................25
3.6 Điều kiện thí nghiệm ...........................................................................................25
3.7 Công thức tính .....................................................................................................26
3.8 Xử lý số liệu ......................................................................................................27
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................28
4.1 Hiệu giá kháng thể mẹ truyền chống bệnh Gumboro .........................................28
4.2 Hiệu quả của quy trình vắc xin ...........................................................................30
4.2.1 Hiệu giá kháng thể chống bệnh Gumboro sau khi chủng vắc xin ...................30
4.2.2 Chỉ số túi Fabricius và bệnh tích vi thể ............................................................33
4.2.3 Tỷ lệ chết ..........................................................................................................39
4.2.4 Tỷ lệ gà chết có triệu chứng bệnh tích Gumboro .............................................41
4.3 Các chỉ tiêu về năng suất đàn gà .........................................................................41
4.3.1 Trọng lượng bình quân của đàn gà qua các giai đoạn khảo sát .......................41

4.3.2 Tăng trọng tuyệt đối qua các giai đoạn ............................................................42
4.3.3 Hệ số chuyển biến thức ăn ...............................................................................44
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................45
5.1 Kết luận ...............................................................................................................45
5.2 Đề nghị ................................................................................................................45
Tài liệu tham khảo .....................................................................................................46
Phụ lục .......................................................................................................................49

vi


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
AA

: Arbor Acres

AGP

: Agar Gel Precipitation (Phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch)

BL

: Basal Lamina (Lớp đệm)

BSDC

: Bursal Secretory Dendritic Cell (Tế bào đuôi gai)

CAM


: Chorio – Allantoic Membrane (Màng nhung niệu)

CEB

: Chicken Embryo Bursa (Tế bào túi Fabricius phôi gà)

CEF

: Chicken Embryo Fibroblast (Tế bào sợi phôi gà)

CEK

: Chicken Embryo Kidney (Tế bào thận phôi gà)

CMAFC

: Cortico-medullary Arch-forming Cell (Tế bào tạo ranh giới phân
chia vùng vỏ và vùng tủy)

CPE

: Cytopathic Effec (Bệnh tích tế bào)

CV

: Coefficient of Variation (Hệ số biến động)

ELISA

: Enzyme Linked Immunosorbent Assay (Nghiệm pháp hấp phụ miễn

dịch gắn enzyme)

ERC

: Epithelial Reticular Cell (Tế bào lưới dạng biểu mô)

FAE-SC

: Follicle-associated Epithelium Supportive Cell (Tế bào chống đỡ Tế bào biểu mô đi kèm theo nang lympho)

HSCBTĂ

: Hệ số chuyển biến thức ăn

IB

: Infectious Bronchitis (Viêm phế quản truyền nhiễm)

IBD

: Infectious Bursal Disease (Bệnh viêm túi Fabricius truyền nhiễm)

IBDV

: Infectious Bursal Disease Virus (Virus gây viêm túi Fabricius truyền
nhiễm)

IFE

: Interfollicular Epithelium (Tế bào biểu mô giữa nang)


ILT

: Infectious Laryngotracheitis (Viêm thanh – khí quản truyền nhiễm)

Ly

: Lymphocyte (Tế bào lympho)

Ma

: Macrophage (Đại thực bào)

MCA

: Monoclonal Antibody (Kháng thể đơn dòng)

vii


MDA

: Maternally Derived Antibodies (Kháng thể mẹ truyền)

MRC

: Mesenchymal Reticular Cell (Tế bào lưới có nguồn gốc trung mô)

SD


: Standard Deviation (Độ lệch chuẩn)

TTTĐ

: Tăng trọng tuyệt đối

VN

: Virus Neutralization (Phương pháp trung hòa virus)

vvIBDV

: Very Virulent Infectious Bursal Disease Virus (Virus gây bệnh viêm
túi Fabricius truyền nhiễm có độc lực rất cao)

viii


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Chỉ số B/B của vắc xin IBD (Segal, 2009) ................................................18
Bảng 3.1 Bố trí lấy mẫu máu để theo dõi hàm lượng kháng thể mẹ truyền chống
bệnh Gumboro ...........................................................................................................22
Bảng 3.2 Bố trí thí nghiệm ........................................................................................24
Bảng 4.1 Hiệu giá kháng thể mẹ truyền chống bệnh Gumboro ................................28
Bảng 4.2 Phân bố hiệu giá kháng thể chống bệnh Gumboro lúc 2 ngày tuổi và 12
ngày tuổi ....................................................................................................................28
Bảng 4.3 Hiệu giá kháng thể của 2 lô thí nghiệm .....................................................31
Bảng 4.4 Phân bố hiệu giá kháng thể chống bệnh Gumboro lúc 22 ngày tuổi và 29
ngày tuổi ....................................................................................................................31

Bảng 4.5 Chỉ số túi Fabricius của 2 lô thí nghiệm ....................................................34
Bảng 4.6 Điểm bệnh tích vi thể túi Fabricius ...........................................................36
Bảng 4.7 Tỷ lệ chết qua các giai đoạn ......................................................................39
Bảng 4.8 Trọng lượng bình quân của gà qua các tuần tuổi (g/con) ..........................41
Bảng 4.9 Tăng trọng tuyệt đối qua các giai đoạn......................................................43
Bảng 4.10 Hệ số chuyển biến thức ăn (HSCBTĂ) (kg thức ăn/kg tăng trọng) ........44

ix


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Tổ chức mô học túi Fabricius.......................................................................6
Hình 2.2 Gà ủ rũ ........................................................................................................12
Hình 2.3 Bệnh tích của bệnh Gumboro.....................................................................13
Hình 3.1 Xét nghiệm mẫu bằng phản ứng ELISA ....................................................23
Hình 3.2 Trại gà thí nghiệm ......................................................................................26
Hình 4.1 Kết quả phản ứng ELISA ...........................................................................35
Hình 4.2 Túi Fabricius lúc 29 ngày tuổi ...................................................................35
Hình 4.3 Túi Fabricius lúc 29 ngày tuổi mổ dọc ......................................................35
Hình 4.4 Nang lympho bình thường, không có biểu hiện bệnh tích (10x) ...............37
Hình 4.5 Nang bị bất dưỡng, kích thước nhỏ, vùng trung tâm sinh trưởng thưa thớt
tế bào lympho (10x) ..................................................................................................38
Hình 4.6 Nang lympho bị hoại tử, tế bào lympho biến mất (40x) ............................38
Hình 4.7 Bệnh tích ghi nhận được trên gà 14 ngày tuổi được mổ khám ..................39
Hình 4.8 Bệnh tích thường gặp trên gà từ 15 – 42 ngày tuổi ....................................40
Hình 4.9 Gà 35 ngày tuổi ..........................................................................................42

x



DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1 Biến thiên hiệu giá kháng thể mẹ truyền chống bệnh Gumboro........... 30
Biểu đồ 4.2 Hiệu giá kháng thể lúc 22 ngày tuổi và 29 ngày tuổi…………….……… 33

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nền chăn nuôi nước ta ngày càng phát triển và lớn mạnh về cả số lượng lẫn
chất lượng. Đứng trước cơ hội đó, ngành chăn nuôi gia cầm cũng phát triển không
ngừngnhưng đồng thời dịch bệnh cũng xuất hiện nhiều hơn và gây nhiều thiệt hại
lớn cho các nhà chăn nuôi. Một trong số những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho
gà là bệnh Gumboro.
Bệnh Gumboro là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus IBD(Infectious Bursal
Disease) gây ra trên gà. Bệnh thường xảy ra ở đàn gà 3-6 tuần tuổi, tỷ lệ nhiễm rất
cao (100%) nhưng tỷ lệ chết không cao. Bệnh gây suy giảm hệ thống miễn dịch,
làm gà mắc bệnh tăng cảm thụ với các bệnh khác và làm giảm hiệu quả các chương
trình chủng ngừa. Mặc dù các nhà chăn nuôi đã áp dụng nhiều quy trình chủng ngừa
khác nhau, bệnh Gumboro vẫn tiếp tục xảy ra ở hầu hết các cơ sở chăn nuôi tập
trung. Ngoài ra, kháng thể chống bệnh Gumboro có thể truyền từ gà mẹ qua túi lòng
đỏ là tác nhân trung hòa các virus vắc xin. Vì vậy, việc khảo sát hàm lượng kháng
thểmẹ truyền chống bệnh Gumboro là rất cần thiết để từ đó có thể xây dựng được
quy trình vắc xin phòng bệnh phù hợp và hiệu quả.
Xuất phát từ vấn đề trên, được sự hướng dẫn của PGS.TS Lâm Thị Thu
Hương chúng tôi tiến hành đề tài “KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG KHÁNG THỂ MẸ
TRUYỀN CHỐNG BỆNH GUMBORO VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT QUY

TRÌNH VẮC XIN TRÊN GÀ COBB 500”.
1.2 Mục đích – yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đánh giá sự giảm của kháng thể mẹ truyền chống bệnh Gumborovà hiệu quả
của một quy trình vắc xin phòng bệnh Gumboro trên gà Cobb 500.

1


1.2.2 Yêu cầu
- Lấy máu gà con để xét nghiệm hàm lượng kháng thể mẹ truyền chống bệnh
Gumboro
- Bố trí thí nghiệm chủng vắc xin phòng bệnh Gumboro
- Theo dõi chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng và hàm lượng kháng thể sau khi
chủng vắc xin Gumboro
- Theo dõi mức độ tăng trưởng của gà.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Khái quát về hệ thống miễn dịch
2.1.1 Đáp ứng miễn dịch
Miễn dịch là khả năng đề kháng của sinh vật chống lại một sinh vật khác và
các chất mang trên bản thân chúng những dấu hiệu thông tin di truyền ngoại lai.
Tính miễn dịch được hình thành trong quá trình tiến hóa của sinh vật.
Trong cơ thể sinh vật, hệ thống miễn dịch được chia thành 2 loại: miễn dịch
tự nhiên (miễn dịch không đặc hiệu) và miễn dịch thu được (miễn dịch đặc hiệu).
Miễn dịch thu được bao gồm miễn dịch thụ động và miễn dịch chủ động:

- Miễn dịch thu được chủ động khi sản phẩm của đáp ứng miễn dịch do
chính cơ thể tạo ra, khi kháng nguyên xâm nhiễm vào cơ thể (tự nhiên) hoặc kháng
nguyên được cố ý đưa vào cơ thể (nhân tạo).
- Miễn dịch thu được thụ động khi sản phẩm của đáp ứng miễn dịch không
do chính cơ thể tạo ra mà được tiếp nhận từ mẹ (tự nhiên) hay được cung một sản
phẩm được điều chế (nhân tạo)(Lâm Thị Thu Hương, 2008).
Trong miễn dịch tự nhiên và miễn dịch thu được có cả miễn dịch dịch thể và
miễn dịch tế bào.
2.1.2 Hệ thống miễn dịch của gà
Hệ thống cơ quan tham gia miễn dịch trên gà được chia làm 2 loại: cơ quan
lympho trung ương và cơ quan lympho địa phương.
Cơ quan lympho trung ương bao gồm tuyến ức và túi Fabricius
Tuyến ức: gồm 5 đôi nằm dọc 2 bên theo chiều dài của cổ. Trong quá trình
phát triển của cơ thể, tuyến ức là cơ quan lympho được hình thành sớm nhất của hệ
miễn dịch. Tuyến ức là cơ quan có nhiệm vụ đào tạo và huấn luyện các tiền tế bào T

3


từ tủy xương trở thành các lympho T trưởng thành có khả năng tham gia đáp ứng
miễn dịch.
Túi Fabricius: có dạng hình cầu, nằm phía trên lỗ huyệt và có cuống thông
với lỗ huyệt. Túi Fabricius có nhiệm vụ tiếp nhận các tế bào mầm chưa trưởng
thành, biệt hóa, chọn lọc và biến chúng thành những tế bào miễn dịch hoàn chỉnh
hay còn gọi là tế bào lympho B thành thục.Túi đạt kích thước lớn nhất vào khoảng 8
– 10 tuần tuổi rồi sau đó bắt đầu thoái triển như tuyến ức. Đến 6 – 7 tháng tuổi, túi
thoái triển gần như hoàn toàn.
Cơ quan lympho địa phương trên gà bao gồm: hạch lympho dưới mắt
(tuyến Harder), lách, hạch hạnh nhân manh tràng, tủy xương. Trong các cơ quan
này thường chứa cả lympho B và lympho T.

Tuyến Harder là hạch lympho dưới mắt có hình tròn hoặc bầu dục, tập
trung thành từng đám. Trong hạch chứa đầy đủ các tế bào lympho B và lympho T
trưởng thành, được chia làm 2 vùng, vùng vỏ cạn có các nang lympho chứa chủ yếu
lympho B, còn vùng vỏ sâu chứa chủ yếu là lympho T.
Lách: gồm có 2 phần, tủy đỏ và tủy trắng. Tủy đỏ có nhiều xoang chứa đầy
hồng cầu còn tủy trắng là tổ chức dạng lympho.
Hạch hạnh nhân manh tràng là cơ quan lympho địa phương ở manh tràng.
Hạch được tập trung thành đám và có cấu trúc giống như hạch lympho. Trong hạch
có các nang chứa lympho B và lympho T, các nang này đều có tâm điểm mầm là
nơi xảy ra các đáp ứng miễn dịch mạnh.
Mảng Peyer đường ruột thấy rõ ở hồi tràng, đó là những nang bạch huyết
nằm ở lớp đệm của niêm mạc. Những nang bạch huyết lớn được gọi là nang kín,
nang kín chiếm cả bề cao của niêm mạc và lan sâu xuống tầng dưới niêm. Mảng
Peyer chủ yếu chứa lympho B.
Tủy xương là nơi sản xuất các tế bào nguồn để biệt hóa thành các tế bào
tham gia vào đáp ứng miễn dịch.

4


Cấu tạo mô học của túi Fabricius (Davison và cs, 2008)
Túi được bao quanh bằng lớp cơ trơn dày giống như các cơ quan rỗng khác,
bên trong túi có 15 – 20 nếp gấp. Lớp biểu mô bề mặt của mỗi nếp bao gồm lớp tế
bào biểu mô giữa nang (IFE) và lớptế bào biểu mô đi kèm theo nang (FAE) lần lượt
là 90 % và 10% biểu mô bề mặt. Lớp tế bào biểu mô giữa nang là biểu mô trụ và tạo
ra chất giống mucin, được tiết vào lòng túi làm trơn bề mặt nếp. Bên trong mỗi nếp
gấp, các nang được tổ chức thành hai lớp tách biệt phân chia bởi cấu trúc trục ở
giữa (động mạch, tĩnh mạch, mạch bạch huyết và mô liên kết ).
Nang hình bầu dục, đường kính 0,2 – 0,4 mm. Mỗi nang đều có 1 lớp
collagen dày bao quanh, nang đại diện cho cấu trúc, chức năng và là đơn vị đánh giá

bệnh tích của túi.
Mỗi nang gồm có vùng tủy và vùng vỏ được liên kết chặt chẽ (cả về kết cấu
vàchức năng) ngăn cách nhau bằng màng đáy. Trong quá trình hình thành túi
Fabricius, nguyên bào tủy được hình thành vào 11 – 12 ngày sau khi ấp và theo sau
đó là vùng vỏ (14 – 15 ngày sau khi ấp). Vùng vỏ phát triển đầy đủ vào khoảng 2
tuần sau khi ấp. Vùng vỏ chứa nhiều tế bào lưới, các lympho trưởng thành và một
số tương bào trong khi ở vùng tủy, ngoài tế bào lưới còn có đại thực bào và các tế
bào lympho non đang phân chia.
Trên 98 % các tế bào lympho trong túi Fabricius là tế bào B. Các tế bào T
nằm rải rác trong vùng vỏ, chỉ có một số ít nằm trong vùng tủy. Tế bào B tăng
nhanh trong cả vùng vỏ lẫn vùng tủy. Sau 8 – 10 tuần tuổi số lympho bào bên trong
vùng tủy bắt đầu giảm là dấu hiệu của quá trình thoái triểnvà túi thoái triển hoàn
toàn vào lúc 6 – 7 tháng tuổi. Một vài tương bào có thể phát triển trong vùng vỏ và
vùng tủy nhưng rất ít, cho thấy có sự kiềm chế sự trưởng thành của tế bào B. Tuy
nhiên, ở gà sống sót sau khi nhiễm IBDV, có sự gia tăng số lượng lớn tương bào
trước khi sự xơ hóa hoàn tất.

5


Hình 2.1Tổ chức mô học túi Fabricius (Nguồn Davison và cs, 2008)
Chú thích: (CMAFC) Tế bào tạo ranh giới phân chia vùng vỏ và vùng tủy,
(FAE – SC) Tế bào chống đỡ - Tế bào biểu mô đi kèm theo nang lympho, (ERC) Tế
bào lưới dạng biểu mô,(BSDC) Tế bào đuôi gai,(IFE) Tế bào biểu mô giữa nang,
(BL) Lớp đệm, (Ly) Tế bào lympho, (Ma) Đại thực bào, (M) Vùng tủy, (C) Vùng
vỏ,(MRC) Tế bào lưới có nguồn gốc trung mô
2.2 Bệnh Gumboro
2.2.1 Giới thiệu
Bệnh Gumboro hay IBD (infectious Bursal Disease) là bệnh truyền nhiễm
cấp tính ở gà con ảnh hưởng chủ yếu trong giai đoạn từ 3-6 tuần tuổi. Bệnh lây lan

rất mạnh với tế bào lympho B là tế bào đích và mô lympho của túi Fabricius bị ảnh
hưởng một cách nặng nề.
Mặc dù bệnh được phát hiện cách đây gần 50 năm nhưng nó vẫn là mối đe
dọa cho ngành chăn nuôi gà. Bệnh gây tổn thất cho người chăn nuôi trên nhiều mặt.
Một số chủng có thể gây chết gà từ 20 – 30%, tăng tỷ lệ loại thải trong đàn. Nghiêm
trọng hơn là bệnh gây suy giảm hệ thống miễn dịch, làm gà mắc bệnh tăng cảm thụ
với các bệnh truyền nhiễm khác và làm giảm hiệu quả các chương trình chủng ngừa.

6


2.2.2 Lịch sử(Luker và Saif, 2002)
Bệnh được Corgrove ghi nhận đầu tiên vào năm 1962 tại vùng Gumboro
thuộc bang Delaware (Hoa Kỳ),bệnh được đặt tên là "bệnh Gumboro" sau khi vị trí
địa lý của các ổ dịch đầu tiênđược ghi nhận.
Lúc đầu người ta nghi ngờ chủng biến thể của virus gây bệnh viêm phế quản
truyền nhiễm (chủng Gray) làtác nhân gây bệnh Gumboro do phát hiện được các tổn
thương trên thận gần giống với bệnh tích do chủng Gray gây ra trên thận, vì thế mà
hội chứng được đặt tên là avian nephrosis – nephritis. Ở những nghiên cứu tiếp theo,
Winterfield đã thành công trong việc phân lập tác nhân gây bệnh trên phôi trứng, virus
phân lập được gọi là “nhân tố gây viêm tuyến Bursa truyền nhiễm” (infection bursal
agent).
Năm 1970, Hitchner đề nghị gọi bệnh do Cosgrove phát hiện là bệnh viêm
tuyến Bursa truyền nhiễm (IBD) vì những bệnh tích do virus gây ra trên tuyến
Bursa. Virus gây bệnh được gọi là virus gây bệnh viêm tuyến Bursa truyền nhiễm
(IBDV).
Năm 1972, Allan báo cáo rằng sự nhiễm IBDV khi còn nhỏ sẽ gây ức chế
miễn dịch. Việc ghi nhận khả năng làm ức chế miễn dịch của IBDV làm tăng sự
quan tâm về việc kiểm soát bệnh này. Sự tồn tại của serotype thứ 2 được báo cáo
vào năm 1980 và là chủng virus không gây bệnh cho gà. Việc kiểm soát IBDV gặp

khó khăn khi phát hiện được nhiều chủng khác nhau của IBDV serotype 1 ở vùng
Delmarva, những dòng này có thể vượt qua được kháng thể mẹ truyền chống lại
những chủng cổ điển, và đặc tính sinh học của chúng cũng khác so với các chủng cổ
điển. Những biến chủng này có thể có trong tự nhiên nhưng chưa được phát hiện
hoặc là biến chủng mới do sự miễn dịch tạo ra. Cuối những năm 1980, chủng virus
IBD độc lực cao(vvIBDV) được phân lập ở Hà Lan và sau đó nhanh chóng lan rộng
ra châu Âu, châu Á và Nam Mỹ. Riêng ở Úc, New Zealand, Canada và Mỹ vẫn
chưa bị nhiễm IBDV độc lực cao. Những loại virus này có khả năng vượt qua được
kháng thể mẹ truyền và là nguyên nhân gây nên tỷ lệ chết lên đến 70%.

7


2.2.3 Căn bệnh học
2.2.3.1 Đặc điểm virus
Virus thuộc họ Birnaviridae, giống Avibirnavirus, loài Infectious bursal
disease virus. Bộ gien của họ virus này là RNA, 2 sợi nên mới gọi là Birnavirus, hai
đoạn này có kích thước tương ứng khoảng 2800 và 3400 bp (Da Costa và cs,
2003trích dẫn bởi Lukert và Saif, 2002).
Virus không có vỏ, với cấu trúc đối xứng khối 20 mặt gồm 32 capsomer,
kích thước 55 – 65 nm. Virus có 5 protein, được ký hiệu là VP 1 , VP 2 , VP 3 , VP 4 ,
VP 5 với trọng lượng phân tử lần lượt là 90 KD, 41 KD, 32 KD, 28 KD và 21
KD.Đoạn gen nhỏ của IBDV mã hóa VP1, trong khi đó đoạn lớn mã hóa phần
protein còn lại của virus. VP2 và VP3 là protein cấu trúc chính của virus. Ở
serotype 1, chúng chiếm lần lượt là 51% và 40% protein của virus, trong khi đó
VP1 (3%) và VP4 (6%) là những protein nhỏ. VP1 là RNA polymerase của virus,
và VP4 là protease của virus. Chức năng của VP5 thì chưa rõ ràng, nhưng nó được
cho rằng có thể giữ vai trò quan trọng trong quá trình sinh bệnh. Điểm quyết định
kháng nguyên nằm trên VP2 có khả năng kích thích sản xuất ra kháng thể chống lại
virus. Nhưng VP2 thường biến đổi, nó là yếu tố chính dẫn đến sự thay đổi sức đề

kháng và khả năng gây bệnh của virus (Segal, 2009).
Có 2 serotype là 1 và 2, serotype 1 gây bệnh cho gà, có 6 chủng. Serotype 2
gây bệnh ẩn tính trên gà và gà tây.Có thể phân biệt 2 serotype của IBDV bằng phản
ứng trung hòa (VN) nhưng không phân biệt được bằng phản ứng miễn dịch huỳnh
quang hay ELISA. Giữa 2 serotype không có miễn dịch chéo vì vậy gây miễn dịch
cho gà bằng serotype này thì không bảo vệ gà chống được serotype còn lại. Bằng
các kỹ thuật huyết thanh học (VN, ELISA và MCA – monoclonal antibodies) người
ta phát hiện ở Mỹ có nhiều biến chủng kháng nguyên khác với chủng cổ điển của
serotype 1. Do các biến chủng này có kháng nguyên khác với chủng cổ điển
serotype 1 nên vắc xin chủng cổ điển không tạo được miễn dịch đầy đủ với các biến
chủng này (Lukert và Saif, 2002).

8


2.2.3.2 Sức đề kháng
Sức đề kháng của virus tương đối mạnh, nó không bị vô hoạt bởi ether và
chloroform. Ở 60oC virus vẫn duy trì sức gây bệnh trong 90 phút. Ở 56oC nó tồn tại
được 5 giờ. Virus có sức chịu đựng rất cao với pH, chỉ bị vô hoạt khi pH=12 nhưng
lại chịu được pH=2. Trong phân, nước thải, chất độn chuồng, dụng cụ chăn
nuôi…virus vẫn giữ nguyên khả năng gây bệnh trong vòng 52 ngày. Ở điều kiện
bình thường, virus có thể tồn tại 120 ngày trong chuồng nuôi (Baxendale, 2002 trích
dẫn bởiLukert và Saif, 2002).
Virus bị tiêu diệt bởi các phức hợp iodine. Trong dung dịch formol 0,5 %,
virus tồn tại trong 6 giờ và bị diệt sau 10 phút trong chloramin 0,5 % (Nguyễn Thị
Phước Ninh, 2009).
2.2.3.3 Đặc điểm nuôi cấy
Tiêm virus vào màng CAM phôi gà 10 ngày tuổi sẽ làm phôi chết trong vòng
3–5 ngày sau đó. Bệnh tích đại thể trên phôi là phù vùng bụng, da sung huyết và
xuất huyết điểm, đặc biệt là theo lỗ chân lông, đôi khi thấy xuất huyết ở khớp ngón

chân và vùng não có đốm hoại tử, gan hoại tử và xuất huyết (giai đoạn sau), tim
nhạt màu, thận bị tắc và hoại tử, phổi sung huyết, lách nhạt màu, thỉnh thoảng có
hoại tử điểm. Màng CAM không có các mảng plaque nhưng đôi khi có những vùng
xuất huyết nhỏ. Bệnh tích trên phôi gây ra bởi những chủng biến thể khác với
những bệnh tích do chủng cổ điển gây ra. To lách và hoại tử gan là bệnh tích đặc
trưng của chủng biến thể nhưng có tỷ lệ chết phôi thấp hơn (Rosenberger và cs
1985, trích dẫn bởi Lukert và Saif, 2002).
Có thể nuôi cấy IBDV trên môi trường tế bào có nguồn gốc từ gà như CEF
(chicken embryo fibroblast), CEK (chicken embryo kidney), CEB (chicken embryo
bursa) và các dòng tế bào của động vật hữu nhũ (MA-104, Vero, BGM-70). Bệnh
tích tế bào đặc hiệu (CPE) xuất hiện sau 48–96 giờ, tạo plaques, thảm tế bào trở nên
lỏng lẻo, tế bào co tròn, tách khỏi thành chai, treo lơ lửng trong môi trường
(Nguyễn Thị Phước Ninh, 2009).

9


2.2.4 Đặc điểm dịch tễ
Bệnh Gumboro có tính lây lan rất mạnh. Trong tự nhiên, gà là loài duy nhất
bị bệnh, tất cả các giống gà đều mẫn cảm với bệnh và qua nhiều cuộc điều tra cho
thấy giống gà Leghorn phản ứng dữ dội và có tỷ lệ chết cao nhất. Ngoài ra virus
IBD còn được phân lập từ tế bào lympho lấy từ túi Fabricius, lách, tuyến ức ở đà
điểu 8 tuần tuổi. Tuy nhiên, khi gây nhiễm virus cường độc cho gà lôi, gà gô, cút và
gà Guinea thì không có triệu chứng lâm sàng hoặc bệnh tích trên những loài
này(Van Den Berg và cs, 2001trích dẫn bởi Lukert và Saif, 2002).
Tuổi gà nhạy cảm từ 2 – 15 tuần nhưng gà 3 – 6 tuần thường bị bệnh nặng
nhất vì miễn dịch thụ động từ gà mẹ đã hết. Gà nhỏ hơn 3 tuần tuổi bị nhiễm thể
tiềm ẩn đưa đến suy giảm miễn dịch. Gà lớn hơn 9 tuần tuổi vẫn có khả năng nhiễm
bệnh nhưng thường không thể hiện triệu chứng.
Virus xâm nhập chủ yếu qua đường tiêu hóa của gia cầm, ngoài ra còn có thể

qua đường hô hấp. Virus lây lan từ cá thể này sang cá thể khác chủ yếu bằng đường
truyền ngang do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua thức ăn, nước uống, chất độn
chuồng, trang thiết bị chuồng trại hoặc tiếp xúc với môi trường nhiễm bệnh. Hầu hết
các tác giả đều cho rằng không có sự truyền theo chiều dọc, gà con mới nở nhiễm
bệnh thường do virus dính ở vỏ trứng xâm nhập vào.
Sự lây nhiễm IBDV serotype 1 xảy ra trên toàn thế giới, xảy ra ở tất cả các
vùng nuôi gà chính. Vì chương trình vắc xin được thực hiện hầu hết ở các trại chăn
nuôi, do đó tất cả gà đều trở nên dương tính với IBDV. Trường hợp có triệu chứng
lâm sàng là rất hiếm ở Mỹ do sự lây nhiễm hoặc là được kiểm soát bằng việc tiêm
chủng hoặc là do những chủng không gây ra triệu chứng bệnh, những chủng này
dường như là những chủng trội tồn tại ở Mỹ. Ở Châu Âu, Châu Phi, Châu Á và
Nam Mỹ, chủng độc lực cao dường như trội hơn hẳn (Lukert và Saif, 2002).
2.2.5 Cơ chế sinh bệnh
Virus Infectious Bursal Disease vào cơ thể gà trước tiên phát triển ở đại thực
bào và các cơ quan lympho trên đường tiêu hóa như hạch amydal, tá tràng, không
tràng. Từ đây virus theo tĩnh mạch cửa gan đến tế bào Kuppfer rồi đi tới khắp cơ

10


thể. Sau đó đến những cơ quan lympho để sinh sản, trong đó quan trọng nhất là túi
Fabricius vì tế bào lympho B là tế bào đích của virus, từ đó làm suy giảm đáp ứng
miễn dịch.
Mức độ trầm trọng của bệnh liên quan trực tiếp đến số tế bào B có mặt trong
túi Fabricius vào lúc nhiễm. Thời điểm mà gà dễ mắc bệnh nhất là vào khoảng từ 3
đến 6 tuần tuổi, khi túi Fabricius phát triển mạnh nhất và các nang chứa đầy lympho
B non. Virus cũng có thể sinh sản ở những cơ quan lympho khác như lách và hạch
amydal nhưng ở mức độ thấp hơn.
Nếu gà bị nhiễm dưới 2 – 3 tuần tuổi, sẽ mắc bệnh tiềm ẩn khi hiệu giá
kháng thể mẹ truyền dưới mức bảo hộ. Gà không có triệu chứng lâm sàng nhưng túi

Fabricius bị tổn thương nặng làm cho đáp ứng miễn dịch dịch thể bị ức chế.
Nếu gà nhiễm sau 2 – 3 tuần tuổi, sẽ có biểu hiện triệu chứng lâm sàng rõ rệt
do phức hợp kháng nguyên – kháng thể và những sản phẩm thoái hóa từ túi
Fabricius (Skeels và cs, 1979 trích dẫn bởi Nguyễn Tất Toàn, 1995).
2.2.6 Triệu chứng lâm sàng
Gà bị nhiễm virus giai đoạn sớm, trước 2 – 3 tuần tuổi, sẽ mắc bệnh thể tiềm
ẩn nếu hiệu giá kháng thể mẹ truyền dưới mức bảo hộ. Gà không biểu hiện triệu
chứng lâm sàng nhưng túi Fabricius bị tổn thương nặng (viêm, phù, xuất huyết và
sau đó bị teo) làm cho đáp ứng miễn dịch dịch thể bị ức chế. Gà mắc thể bệnh này
sẽ giảm năng suất, giảm đáp ứng miễn dịch khi làm vắc xin phòng các bệnh truyền
nhiễm, tăng khả năng mẫn cảm và mức độ trầm trọng khi mắc các bệnh như cầu
trùng, E.coli, Newcastle…
Gà nhiễm bệnh ở giai đoạn sau 2 – 3 tuần tuổi có biểu hiện lâm sàng rõ rệt,
bệnh thường phát ra đột ngột và tiến triển rất nhanh, thời gian nung bệnh từ 2 – 3
ngày. Trong vòng 1 – 2 ngày gần như 100% số gà trong đàn mắc bệnh. Tỉ lệ chết
cao nhất vào ngày thứ 4, sau đó giảm dần, đến ngày thứ 7 – 8 gà hồi phục. Tỉ lệ chết
biến động trong khoảng 5 – 30%, có khi lên đến 60% tùy thuộc vào độc lực của
virus và trạng thái miễn dịch của đàn gà. Triệu chứng chủ yếu là ủ rũ, bỏ ăn, gục
đầu vào cánh hay mổ hậu môn lẫn nhau, uống nhiều nước, đi phân lỏng màu trắng

11


hơi nhầy, lông vùng lỗ huyệt dơ bẩn, lông xơ xác, chân khô. Gà kiệt sức, chết do
mất nước.

Hình 2.2 Gà ủ rũ
(Nguồn: />infectious-bursal-disease-gumboro)
2.2.7 Bệnh tích
2.2.7.1 Bệnh tích đại thể

Mất nước do tiêu chảy, xác chết khô mất nước. Xuất huyết cơ đùi, cơ ngực,
cơ cánh; xuất huyết trên niêm mạc dạ dày tuyến, chỗ tiếp giáp giữa dạ dày tuyến và
dạ dày cơ; thận viêm sưng lớn, nhạt màu, có urate lắng đọng trong ống dẫn tiểu;
lách sưng có thể hoại tử; gan sưng có ổ hoại tử; tuyến ức bất dưỡng có thể hoại tử;
viêm ruột cata tiết nhiều dịch nhầy.
Bệnh tích điển hình là viêm túi Fabricius trong 2 – 3 ngày đầu của bệnh, túi
Fabricius tăng thể tích gấp 2 – 3 lần so với ban đầu vào ngày thứ 5 và bất dưỡng
nhanh đến ngày thứ 8 chỉ còn 1/3 thể tích ban đầu, trong túi Fabricius có những cục
fibrin sau đó hóa casein (khối bã đậu).

12


×