Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA LỨA TUỔI GÀ MÁI LƯƠNG PHƯỢNG VÀ TRỌNG LƯỢNG TRỨNG ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU ẤP NỞ CỦA TRỨNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.36 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA LỨA TUỔI GÀ MÁI LƯƠNG
PHƯỢNG VÀ TRỌNG LƯỢNG TRỨNG ĐẾN MỘT SỐ CHỈ
TIÊU ẤP NỞ CỦA TRỨNG

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ NGỌC HÂN
Lớp: DH06TY
Ngành: Thú Y
Niên khoá: 2006 – 2011

Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
****************

TRẦN THỊ NGỌC HÂN

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA LỨA TUỔI GÀ MÁI
LƯƠNG PHƯỢNG VÀ TRỌNG LƯỢNG TRỨNG ĐẾN MỘT
SỐ CHỈ TIÊU ẤP NỞ CỦA TRỨNG
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn


TS. VÕ THỊ TRÀ AN

Tháng 08/2011

i


PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ NGỌC HÂN.
Tên luận văn: “Khảo sát ảnh hưởng của lứa tuổi gà mái Lương Phượng và
trọng lượng trứng đến một số chỉ tiêu ấp nở của trứng”.
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét của hội đồng chấm điểm báo cáo tốt nghiệp.
Tp. HCM, ngày

tháng

năm 2011

Giáo viên hướng dẫn

TS. Võ Thị Trà An

ii


LỜI CẢM TẠ
Xin thành kính ghi ơn:
• Ba mẹ là người đã sinh thành, dưỡng dục và hết lòng chăm lo cho sự nghiệp
của con.

• Tiến sĩ Võ Thị Trà An đã hết lòng chỉ dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em
hoàn thành khóa luận này.
Xin chân thành biết ơn:
• Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM.
• Ban Chủ Nhiệm khoa Chăn Nuôi – Thú Y.
• Quý thầy, cô khoa Chăn Nuôi – Thú Y.
• Toàn thể ban cán bộ, công nhân viên của Công ty TNHH MTV Chăn Nuôi
Bình Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong suốt thời gian
em thực tập tốt nghiệp.
• Chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, người thân đã động viên, giúp đỡ và chia
sẻ những vui buồn trong suốt thời gian tôi học tập tại trường và thực hiện
khóa luận này.
Tp. HCM, ngày 10 tháng 07 năm 2011
Trần Thị Ngọc Hân

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát ảnh hưởng của lứa tuổi gà mái Lương Phượng và
trọng lượng trứng đến một số chỉ tiêu ấp nở của trứng” được tiến hành tại Công ty
TNHH MTV Chăn Nuôi Bình Minh, thời gian từ ngày 14/01/2011 đến ngày
15/05/2011. Nghiên cứu được tiến hành trên 3 đàn gà Lương Phượng ở 3 độ tuổi là
34 tuần (8730 gà mái và 891 gà trống), 48 tuần (7347 gà mái và 882 gà trống), 57
tuần (5895 gà mái và 597 gà trống) và trứng của đàn gà giống Lương Phượng này.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố và khối
hoàn toàn ngẫu nhiên hai yếu tố. Kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố được
sử dụng trong nghiên cứu tỉ lệ đẻ và tỉ lệ trứng chọn ấp và kiểu khối hoàn toàn ngẫu
nhiên hai yếu tố được sử dụng trong nghiên cứu các chỉ tiêu còn lại của đề tài. Kết
quả thu được như sau:

Tỉ lệ đẻ của 3 đàn gà ở lứa tuổi 34 tuần, 48 tuần và 57 tuần tương ứng là
58,32 %; 53,78 % và 48,22 %. Và tỉ lệ đẻ đạt đỉnh cao lúc 39 tuần tuổi.
Tỉ lệ trứng chọn ấp của 3 đàn gà ở lứa tuổi 34 tuần, 48 tuần và 57 tuần tương
ứng là 92,05 %; 94,35 % và 93,16 %.
Trọng lượng trứng của 3 đàn gà ở lứa tuổi 34 tuần, 48 tuần và 57 tuần có sự tăng
dần theo tuổi đẻ.
Tỉ lệ trứng không được thụ tinh và chết phôi của 3 đàn gà ở lứa tuổi 34 tuần, 48
tuần và 57 tuần tương ứng là 2,96 %, 5,37 % và 8,70 %.
Tỉ lệ ấp nở của 3 đàn gà ở lứa tuổi 34 tuần, 48 tuần và 57 tuần tương ứng là
90,72 %; 87,37 % và 83,15 %.
Tỉ lệ trứng sát của 3 đàn gà ở lứa tuổi 34 tuần, 48 tuần và 57 tuần tương ứng là
6,32 %; 7,26 % và 8,15 %.
Trọng lượng gà con của 3 đàn gà ở lứa tuổi 34 tuần, 48 tuần và 57 tuần tương
ứng là 36,77 g; 38,42 g và 38,71 g.
Tỉ lệ gà con loại I của 3 đàn gà ở lứa tuổi 34 tuần, 48 tuần và 57 tuần tương ứng
là 88,54 %; 85,54 % và 80,97 %.

iv


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ................................................................................................................... i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn ................................................................. ii
Lời cảm tạ................................................................................................................ iii
Tóm tắt .................................................................................................................... iv
Mục lục..................................................................................................................... v
Danh sách các chữ viết tắt ..................................................................................... viii
Danh sách các bảng ................................................................................................. ix
Danh sách các biểu đồ .............................................................................................. x

Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.2 Mục đích ............................................................................................................ 2
1.3 Yêu cầu .............................................................................................................. 2
Chương 2 TỔNG QUAN ......................................................................................... 3
2.1 Đặc điểm ngoại hình và năng suất của giống gà Lương Phượng ...................... 3
2.2 Cấu tạo cơ quan sinh sản của gia cầm mái......................................................... 3
2.2.1 Cấu tạo của buồng trứng ................................................................................. 3
2.2.2 Cấu tạo của ống dẫn trứng .............................................................................. 4
2.3 Quá trình tạo trứng và đẻ trứng .......................................................................... 5
2.4 Cấu tạo của trứng ............................................................................................... 6
2.5 Sự thụ tinh và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thụ tinh ......................................... 9
2.6 Bố trí trạm ấp ................................................................................................... 10
2.7 Tiến trình ấp trứng ........................................................................................... 10
2.8 Sự phát triển của phôi ...................................................................................... 13
2.9 Những yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ ấp nở của trứng .......................................... 16
2.9.1 Chất lượng đàn gà giống ............................................................................... 16
2.9.2 Trạng thái của trứng ấp ................................................................................. 17

v


2.9.3 Tỉ lệ trống mái ............................................................................................... 17
2.9.4 Ảnh hưởng của gia cầm trống ....................................................................... 17
2.9.5 Ảnh hưởng của chuồng trại, thu nhặt, vận chuyển và bảo quản trứng ......... 17
2.10 Một số biểu hiện đặc trưng của phôi do ảnh hưởng của chế độ ấp ................ 17
2.10.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ .............................................................................. 17
2.10.2 Ảnh hưởng của ẩm độ ................................................................................. 18
2.10.3 Ảnh hưởng của độ thông thoáng khí ........................................................... 19
2.10.4 Ảnh hưởng của sự đảo trứng ....................................................................... 19

2.11 Một số biểu hiện của phôi do thiếu dinh dưỡng............................................. 19
2.12 Một số nghiên cứu trước đây về gà Lương Phượng ...................................... 20
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 21
3.1 Thời gian và địa điểm....................................................................................... 21
3.1.1 Thời gian ....................................................................................................... 21
3.1.2 Địa điểm ........................................................................................................ 21
3.2 Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 21
3.3 Điều kiện nghiên cứu ....................................................................................... 21
3.3.1 Qui trình chăm sóc gà giống ......................................................................... 21
3.3.2 Qui trình ấp trứng .......................................................................................... 21
3.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 22
3.4.1 Bố trí thí nghiệm ........................................................................................... 22
3.4.2 Phương pháp tiến hành .................................................................................. 23
3.4.3 Các chỉ tiêu theo dõi và công thức tính ......................................................... 24
3.4.4 Tính toán và xử lí số liệu............................................................................... 25
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 26
4.1 Tỉ lệ đẻ.............................................................................................................. 26
4.2 Tỉ lệ trứng chọn ấp ........................................................................................... 27
4.3 Cơ cấu trọng lượng trứng ................................................................................. 29
4.4 Tỉ lệ trứng sáng và chết phôi ............................................................................ 31
4.5 Tỉ lệ nở ............................................................................................................. 33

vi


4.6 Tỉ lệ trứng sát ................................................................................................... 35
4.7 Trọng lượng gà con .......................................................................................... 37
4.8 Tỉ lệ gà con loại I ............................................................................................. 39
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 42
5.1 Kết luận ............................................................................................................ 42

5.2 Đề nghị ............................................................................................................. 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 43
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 44

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TKS: tuần khảo sát
ĐG: đàn gà
TLT: trọng lượng trứng
ĐG
TLT

: Giá trị trung bình của đàn gà khảo sát
: Giá trị trung bình của từng mức trọng lượng trứng

SD ĐG : Độ lệch chuẩn của đàn gà khảo sát
SD TLT : Độ lệch chuẩn của từng mức trọng lượng trứng

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 2.1 Bảng thời gian tạo trứng và chu kì đẻ trứng của gia cầm ........................ 6
Bảng 2.2 Bảng thành phần của trứng....................................................................... 7
Bảng 2.3 Bảng một số protein trong lòng trắng và những tính chất của chúng ...... 8
Bảng 2.4 Bảng ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỉ lệ ấp nở của trứng gà .................... 18
Bảng 3.1 Bảng bố trí thí nghiệm kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố .......... 23

Bảng 3.2 Bảng bố trí thí nghiệm kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên 2 yếu tố .......... 23

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
TRANG
Biểu đồ 4.1 Tỉ lệ đẻ của 3 đàn gà .......................................................................... 26
Biểu đồ 4.2 Tỉ lệ trứng chọn ấp của 3 đàn gà ........................................................ 28
Biểu đồ 4.3 Cơ cấu trọng lượng trứng của 3 đàn gà .............................................. 30
Biểu đồ 4.4 Tỉ lệ trứng sáng và chết phôi của 3 đàn gà......................................... 32
Biểu đồ 4.5 Tỉ lệ nở của 3 đàn gà .......................................................................... 34
Biểu đồ 4.6 Tỉ lệ trứng sát của 3 đàn gà ................................................................ 36
Biểu đồ 4.7 Trọng lượng gà con lúc mới nở của 3 đàn gà .................................... 38
Biểu đồ 4.8 Tỉ lệ gà con loại I của 3 đàn gà .......................................................... 40

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1

Đặt vấn đề
Đi cùng với những tiến bộ về khoa học kĩ thuật của Thế Giới nói chung và Việt

Nam nói riêng, nền chăn nuôi của nước ta đã có những bước tiến quan trọng, mang
lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà chăn nuôi. Chăn nuôi với qui mô công nghiệp đang
ngày càng cho thấy nhiều ưu thế và thay thế dần mô hình chăn nuôi gia đình, đặc
biệt là chăn nuôi gà. Bởi vì chăn nuôi theo qui mô công nghiệp có thể gia tăng cơ

giới hóa và tự động hóa, giúp giảm lao động chân tay. Nuôi theo lối tập trung còn
giúp việc xử lí chất thải hiệu quả và giảm gây ô nhiễm môi trường. Chăn nuôi gà
công nghiệp đã cung cấp được một lượng lớn thịt và trứng gà trong thời gian ngắn.
Đối với mô hình chăn nuôi gà theo lối công nghiệp, yếu tố năng suất và chất
lượng được đặt lên hàng đầu. Đồng thời, trong phương thức chăn nuôi công nghiệp,
cần có số lượng lớn gà con đồng đều về ngày tuổi và chất lượng. Xuất phát từ thực
tế trên, nhiều nghiên cứu về ấp trứng nhân tạo ra đời. Dụng cụ ấp trứng nhân tạo
đầu tiên đơn giản là những hố đào trong đất hoặc cát của người Ả Rập và người
Trung Quốc. Người ta xếp trứng vào và thổi hơi nóng qua trứng. Sau đó, phương
thức này lan truyền sang Châu Âu (khoảng 400 – 500 năm trước công nguyên).
Máy ấp trứng nhân tạo đầu tiên do nhà vật lí người Ý là Porto và người Pháp là
Reomior nghiên cứu và chế tạo vào thế kỉ 17. Sau khi nhiệt kế ra đời, máy ấp cũng
có nhiều cải thiện. Máy ấp bằng điện ra đời vào cuối thế kỉ 18. Cho đến nay, tuy
nguyên lí không thay đổi, nhưng nhiều thế hệ máy ấp đã không ngừng hoàn thiện
như những máy ấp hiện đại với công suất từ 500 trứng đến 100.000 trứng, chế độ ấp
tự động đảm bảo tỉ lệ ấp nở cao và chất lượng gà con tốt. Ngoài ra, loại hình ấp
trứng nhân tạo đã cho thấy những ưu điểm không thể phủ nhận, vì muốn gà mái đẻ
nhiều trứng nên trong công tác giống người ta đã loại bỏ tập tính ấp để gà mái đẻ

1


liên tục và trứng được đem ấp nhân tạo. Gà con nở ra được cách li khỏi nguồn lây
nhiễm bệnh từ gà bố mẹ, đồng thời giá thành giảm đáng kể do khi ấp nhân tạo với
máy tốt, thông số kĩ thuật thích hợp, tỉ lệ ấp nở cao (Lâm Minh Thuận, 2010).
Kết quả ấp trứng phụ thuộc vào chất lượng trứng giống, phương pháp thu lượm,
bảo quản trứng và kĩ thuật ấp. Nhằm nâng cao trình độ thực tế của bản thân, được
sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM, Công
ty TNHH MTV Chăn Nuôi Bình Minh và dưới sự hướng dẫn của TS. Võ Thị Trà
An, chúng tôi đã tiến hành đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của lứa tuổi gà mái

Lương Phượng và trọng lượng trứng đến một số chỉ tiêu ấp nở của trứng”.
1.2

Mục đích
Đánh giá ảnh hưởng của lứa tuổi gà mái đến tỉ lệ đẻ, đồng thời xác định lứa tuổi

gà mái và mức trọng lượng trứng chọn ấp đạt chỉ tiêu ấp nở cao nhất của đàn gà
giống Lương Phượng, đang được nuôi ở trại theo lối công nghiệp.
1.3

Yêu cầu
Theo dõi qui trình ấp nở và thu thập số liệu một số chỉ tiêu về tỉ lệ đẻ và ấp nở

của 3 đàn gà giống Lương Phượng có lứa tuổi 34 tuần, 48 tuần và 57 tuần.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
Đặc điểm ngoại hình và năng suất của giống gà Lương Phượng

2.1

Gà Lương Phượng có nguồn gốc từ Trung Quốc, gà trống có mào đơn thẳng
đứng, ngực vươn rộng, lưng thẳng, chân vàng, cao vừa phải, lông đuôi dài và màu
lông vàng tía (82 %). Gà mái đầu thanh, thể hình săn chắc, chân thẳng nhỏ, đa số
lông màu vàng sọc dưa, chân vàng. Năm 2000, giống gà Lương Phượng được nhập
vào nước ta và sau một thời gian nuôi thì giống gà Lương Phượng đã thể hiện tính
ưu việt về khả năng thích nghi, năng suất và chất lượng trứng, màu sắc phù hợp với

thị hiếu của người dân. Theo kết quả báo cáo của Nguyễn Huy Đạt và cộng sự
(2001), tỉ lệ nuôi sống của giống gà Lương Phượng đạt 97 - 99 %, khối lượng cơ thể
21 tuần tuổi của gà mái là 2600 g, tỉ lệ đẻ trứng cao nhất là 75,2 %, sản lượng trứng
68 tuần tuổi đạt 170 – 175 quả/mái. Do vậy, giống gà này đã và đang được phát
triển rộng rãi trong chăn nuôi hộ gia đình ở nhiều vùng trong cả nước.
Cấu tạo cơ quan sinh sản của gia cầm mái

2.2

Theo Lâm Minh Thuận (2010), trong quá trình tiến hóa của sinh vật, để thích
nghi với môi trường sống. Loài chim chỉ phát triển buồng trứng và ống dẫn trứng
bên trái, buồng trứng và ống dẫn trứng bên phải ngưng phát triển từ ngày tuổi thứ 5
của phôi.
2.2.1

Cấu tạo của buồng trứng

Buồng trứng của gia cầm có khoảng 3.000 – 3.500 noãn hoàng. Lúc mới nở,
buồng trứng có dạng phiến mỏng với kích thước 1 – 2 mm và nặng khoảng
0,3 - 0,5 g. Trong 4 tháng đầu, buồng trứng phát triển rất chậm. Ở gà mái, buồng
trứng có dạng phiến hình thoi và nặng khoảng 2,4 – 2,7 g khi được 4 tháng tuổi.
Thời kì gà bắt đầu đẻ trứng, buồng trứng phát triển lớn và có hình dạng như chùm
nho, với những noãn hoàng nhiều kích thước to nhỏ khác nhau. Giai đoạn gà con

3


được 2 tháng tuổi, noãn hoàng bắt đầu tích lũy khối lòng đỏ trong tương bào một
cách chậm chạp, khoảng 90 – 95 % khối lượng lòng đỏ tích lũy nhanh trong vòng
9 – 13 ngày trước khi rụng trứng. Noãn hoàng chín và rụng 1 lần trong ngày với

đường kính khoảng 3,5 – 4 cm và thường là sau khi đẻ trứng 30 phút. Nếu trứng đẻ
sau 16 giờ thì sự rụng noãn sẽ dời lại đến sáng hôm sau (Lâm Minh Thuận, 2010).
2.2.2

Cấu tạo của ống dẫn trứng

Ống dẫn trứng của gia cầm có dạng hình ống, là nơi trứng được tạo thành. Ở đây
xảy ra sự thụ tinh, tích lũy lòng trắng, hình thành vỏ lụa và vỏ cứng của trứng. Chỉ ở
gia cầm mái đang đẻ trứng, ống dẫn trứng mới phát triển tối đa và có thể quan sát rõ
các phần của nó. Phần phễu hay còn gọi là loa của ống dẫn trứng, là phần đầu ngay
sát buồng trứng, dài 4 – 7 cm, đường kính 8 – 9 cm. Phần phía trên có thành mỏng
và dày dần xuống phần đáy, niêm mạc xếp nếp tạo thành chỗ chứa tinh trùng. Khi
lòng đỏ rụng khỏi buồng trứng, phễu chuyển động và túm lấy, phần đáy phễu tiết ra
sợi nhày albumin đặc cuộn quanh lòng đỏ tạo nên dây chằng giữ lòng đỏ ở trung
tâm quả trứng. Lòng đỏ nằm tại phần phễu không quá 20 – 30 phút. Tại đây, tế bào
sinh dục cái (mầm phôi) nằm trên bề mặt lòng đỏ, nếu gặp tinh trùng thì sẽ được thụ
tinh. Nối tiếp phần phiễu là phần tạo lòng trắng, đây là phần dài nhất của ống dẫn
trứng, có thể dài tới 50 – 55 cm ở gà mái đang đẻ trứng. Thành ống dày và chứa
nhiều tuyến hình ống tiết albumin, đó là nguyên liệu để tạo thành các lớp lòng trắng
đặc và loãng bao quanh lòng đỏ. Thời gian trứng ở phần tạo lòng trắng khoảng 2 – 3
giờ. Dưới sự tác động của estron và progesteron, ống dẫn trứng co bóp và tiết
albumin tạo lòng trắng. Sau đó, trứng di chuyển dần xuống đoạn eo isthmus của ống
dẫn trứng, đây là đoạn thắt hẹp của ống dẫn trứng, dài khoảng 8 cm, lớp niêm mạc
của phần này có nhiều tuyến tiết ra chất hạt giống như keratin, tạo thành màng vỏ
lụa của quả trứng. Trứng lưu lại ở đây khoảng 1 giờ. Tử cung là phần nối tiếp của
đoạn eo, có dạng hình túi và phình rộng, dài khoảng 10 – 12 cm. Vách tử cung dày,
niêm mạc có các nếp nhăn phát triển, có nhiều tuyến tiết dịch lỏng. Chất dịch này
thấm qua lớp vỏ lụa vào lòng trắng làm tăng khối lượng trứng lên đáng kể. Ngoài
ra, vách tử cung còn tiết ra nguyên liệu để tạo thành vỏ cứng của trứng, lớp vỏ này


4


được hình thành từ lớp khung lưới hữu cơ do các sợi protein dạng collagen đan
nhau, cùng với chất trung gian cấu tạo từ muối canxi carbonat (99 %) và canxi
phosphat (1 %) bao phủ khung lưới. Sự tổng hợp chất tạo vỏ cứng được tiến hành
trong suốt thời gian trứng nằm trong tử cung (16 – 18 giờ). Trong thành tử cung có
nhiều mạch máu để cung cấp các chất nguyên liệu tạo vỏ trứng. Sự hình vỏ trứng có
sự tham gia tích cực của các enzyme như carbon anhydrase và phosphatase, những
enzyme này xúc tác việc tạo thành anion HCO 3 - từ acid carbonic và ion Ca+2. Các
chất ức chế men carbon anhydrase như chất sulfamid phá hủy quá trình hình thành
vỏ cứng, nên khi sử dụng kháng sinh sulfamid cho gà đẻ, trứng sẽ bị vỏ lụa hoặc vỏ
mỏng. Đoạn cuối của ống dẫn trứng là cổ tử cung, đây là nơi tiếp nhận trứng đã
được hoàn chỉnh và chuẩn bị đẩy ra ngoài. Cổ tử cung dài 7 – 12 cm, niêm mạc
nhăn, nghèo ống tuyến nhưng có lớp cơ dày phát triển tốt, đặc biệt là vùng cơ vòng
ở phần cuối, nhờ sự co bóp của lớp cơ này mà quả trứng được đưa ra lỗ huyệt. Phần
cổ tử cung che lấp lỗ ra của trực tràng, bảo vệ trứng không bị dính phân và nhiễm
bẩn. Động tác đẻ trứng là quá trình phản xạ phức tạp, quả trứng nằm trong tử cung
kích thích các cảm thụ quan ở niêm mạc tử cung và âm đạo gây co bóp đồng thời cơ
tử cung và cơ âm đạo, đẩy quả trứng ra ngoài. Gia cầm thường đẻ ở tư thế đứng.
Thần kinh phó giao cảm kích thích sự co bóp của cơ tử cung và cơ âm đạo, ngược
lại thần kinh giao cảm ức chế sự co bóp này. Một số chất như acetylcholin, histamin
và độc tố nấm cựa gà kích thích sự co cơ tử cung và cơ âm đạo, tương tự adrenalin,
oxytoxin. Ngược lại, atropin làm giảm tác dụng của acetylcholin, nếu tiêm
progesteron sẽ làm gia cầm mái ngừng đẻ (Lâm Minh Thuận, 2010).
2.3

Quá trình tạo trứng và đẻ trứng
Thời gian tạo trứng ở gia cầm mái là 25 – 28 giờ, nếu trứng được hình thành


trong vòng 25 giờ thì gà mái đó đẻ liên tục mỗi ngày một trứng, chu kì đẻ trứng kéo
dài và năng suất trứng cao. Trong trường hợp thời gian tạo trứng kéo dài 27 – 28
giờ, trứng nằm lâu trong tử cung, nếu vào nữa ngày hôm sau gà mái không đẻ thì sẽ
không có sự rụng noãn tiếp và gà sẽ ngừng đẻ một ngày. Thời gian tạo trứng và chu
kì đẻ trứng của gia cầm được trình bày trong Bảng 2.1.

5


Bảng 2.1 Bảng thời gian tạo trứng và chu kì đẻ trứng của gia cầm
Ngày

1

2

3

4

5

6

7

8

9


10

11

12

Mái 1

X

X

X

O

X

X

X

O

X

X

X


O

X

X

X

X

X

O

X

X

X

X

X

O

X

X


X

X

X

X

X

X

X

O

X

X

(27 giờ / trứng)
Mái 2
(26 giờ / trứng)
Mái 3
(25 giờ / trứng)
Trong bảng: X là đẻ trứng, O là không đẻ trứng.

Quá trình tạo trứng và đẻ trứng do hệ thần kinh – hormon điều khiển, dưới sự
ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Ở gia cầm non, hormon hướng sinh dục FSH
(follicle stimulating hormon) kích thích nang noãn phát triển và LH (luteinizing

hormon) từ tuyến yên kích thích sự phát triển của nang noãn trong buồng trứng và
kiểm soát sự rụng noãn. Khi nang trứng trưởng thành, tế bào nang trứng tiết
oestron, chất này kích thích sự phát triển và hoạt động của ống dẫn trứng, đồng thời
điều khiển sự gia tăng mức độ trao đổi chất, tăng tích trữ chất dinh dưỡng cho sự
phát triển của lòng đỏ trứng và quá trình tạo lòng trắng. Hormon của thùy trước
tuyến yên kích thích tuyến cận giáp trạng tiết hormon parathyroxin giúp Ca tăng
cường hấp thu ở ruột, giảm bài xuất Ca ở thận, đồng thời còn tăng mức giải phóng
Ca từ xương vào máu, giúp lượng Ca trong máu tăng lên. Sau khi rụng noãn, các tế
bào nang noãn vỡ tiết ra progesteron. Đây là hormon có vai trò quan trọng trong quá
trình hoạt động của ống dẫn trứng trong việc tạo lòng trắng và các lớp vỏ trứng.
Quả trứng trong tử cung kích thích tuyến yên tiết ra oxytoxin và prolactin ức chế
tạm thời sự tiết LH, làm chậm việc rụng nang noãn đã trưởng thành. Lượng
progesteron ít thì kích thích tiết LH, còn với liều lượng lớn thì ức chế quá trình đó
(Lâm Minh Thuận, 2010).
2.4

Cấu tạo của trứng
Trứng gà có khối lượng khoảng 58 g, có các thành phần gồm vỏ (12 %), lòng

trắng (56 %) và lòng đỏ (32 %). Trứng giàu chất đạm, nhiều chất dinh dưỡng và

6


nhiều vitamin. Theo tài liệu của công ty giống gia cầm và gà công nghiệp, thành
phần của trứng được trình bày qua Bảng 2.2.
Bảng 2.2 Bảng thành phần của trứng
Lòng trắng (%)

Lòng đỏ (%)


Cả quả trứng (%)

Nước

87,8 – 87,9

49,0 – 49,7

65,5 – 65,6

Đạm

10,0 – 10,6

16,5 – 16,7

12,1 – 12,9

Béo

0,1 – 0,9

31,6 – 32,6

9,3 – 10,5

(Trích dẫn bởi Lương Thanh Sơn, 2010).
Ngoài cùng của trứng là lớp vỏ gồm nhiều lớp có cùng chức năng là định hình,
bảo vệ mầm phôi cùng khối chất dinh dưỡng, nhằm đảm bảo cho phôi phát triển

một cách bình thường ngoài cơ thể gia cầm mẹ. Lớp vỏ cứng được bao phủ bởi lớp
glycoprotein dày khoảng 10 µm, có chứa chất sát khuẩn để bảo vệ trứng. Nhưng lớp
này dễ bị vô hiệu hóa bởi những yếu tố bên ngoài như ẩm độ cao, nhiệt độ cao, va
chạm gây sự trầy xước. Kế đến là lớp vỏ cứng có cấu trúc bởi những khối tinh thể
CaCO 3 với bề dày khoảng 300 µm, các tinh thể này xếp với nhau và giữa chúng tạo
thành lỗ hỏng có kích thước khoảng 17 µm, quá trình tạo vỏ trứng diễn ra trong
phần tử cung của ống dẫn trứng và kéo dài 18 – 20 giờ. Trên bề mặt của vỏ cứng có
khoảng 10.000 lỗ thông hơi và tổng cộng chiếm 0,34 % diện tích bề mặt vỏ trứng,
cho phép sự trao đổi khí và hơi nước giữa trứng và không khí diễn ra thường xuyên.
Trong quá trình ấp trứng, phôi phát triển sẽ thải ra 3,9 lít khí carbonic, đồng thời
nhận vào khoảng 4,6 lít khí oxy qua hệ thống lỗ thông khí của vỏ trứng. Đối với
những trứng không trống thì hơi nước sẽ bốc hơi qua những lỗ thông khí nhiều hay
ít tùy thuộc vào ẩm độ của môi trường, nếu bảo quản trứng ở ẩm độ 50 % thì lượng
hơi nước qua hệ thống lỗ sẽ lên đến 400 mg/ngày, từ đó sẽ dẫn đến giảm trọng
lượng trứng và buồng khí to tạo điều kiện để trứng nhanh bị hư. Phần vôi của vỏ
trứng có chứa khoảng 2 % chất hữu cơ và ít P, Mg. Lớp trong cùng của vỏ trứng là
phần vỏ lụa với cấu tạo dạng lưới, được tạo thành từ những sợi glycoprotein. Vỏ lụa
có bề dày khoảng 65 µm và gồm hai lớp, lớp trong cùng tiếp xúc với lòng trắng

7


trứng và màng alantois khi phôi phát triển, đây là lớp bảo vệ quan trọng chống sự
xâm nhập của vi trùng, lớp thứ hai với lưới dày hơn và có khoảng cách để phát triển
theo độ dày của vỏ trứng. Chỉ tiêu độ dày của vỏ trứng có ý nghĩa quan trọng trong
việc đánh giá phẩm chất trứng, vỏ trứng dày khoảng 0,35 mm là đạt yêu cầu, vỏ
trứng quá mỏng chứng tỏ quá trình tạo trứng không bình thường, ngoài ra trứng còn
dễ bị dập bể, gây tỉ lệ hao hụt cao, không cung cấp đủ khoáng cho phôi phát triển,
quá trình trao đổi khí và hơi nước bị rối loạn nên dẫn đến tỉ lệ chết phôi cao.
Lòng trắng trứng được tạo thành trong ống dẫn trứng của gà mái và là hỗn hợp

của hơn 40 loại protein khác nhau, nhưng chỉ có 7 loại protein chính chiếm khoảng
90 % của khoảng 4 g chất khô của lòng trắng. Các loại protein này đều có vai trò
nhất định trong sự phát triển của phôi thể hiện qua Bảng 2.3.
Bảng 2.3 Bảng một số protein trong lòng trắng trứng và những tính chất của chúng
Protein

% trong lòng

Phân tử lượng

Đặc tính sinh học

trắng
Ovoalbumin

54

45

Ức chế enzym, chứa Fe, Mn, Zn, Cu

Ovotransferin

12

76

Chứa Fe

Ovomucoid


11

28

Ức chế trypsin

Ovomucin

3,5

110

Ức chế virus gây bệnh

Lysozym

3,4

4,3

Phân hủy một số vi trùng

Nguồn: Panda (1994).

Ngoài ra, lòng trắng còn chứa một số protein khác như ovoglobulin,
ovoinhibitor, cystalin, ovoglycoprotein, ovoflavoprotein, avidin, … và hầu hết
protein trong lòng trắng đều là các protein đơn giản. Lòng trắng gồm có lớp lòng
trắng đặc ở giữa chiếm 57 %, và hai lớp lòng trắng loãng trong và ngoài chiếm
17 % và 23 % tương ứng trong trứng tươi. Dây chằng salary cũng có nguồn gốc từ

lòng trắng và có tác dụng giữ khối lòng đỏ cân bằng ở vị trí trung tâm của quả
trứng. Trong lòng trắng trứng có chứa tỉ lệ nước cao và đó cũng là nguồn nước dự
trữ cho sự phát triển của phôi, vì vậy trong lòng trắng nguồn dinh dưỡng nghèo hơn
so với lòng đỏ, ngoại trừ một số chất khoáng như Cl, Mg, K, Na và S cùng các

8


vitamin niacin và riboflavin trong lòng trắng nhiều hơn trong lòng đỏ. Lòng trắng
có chức năng bảo vệ phôi nhờ hợp chất chứa Cl có tính diệt khuẩn cao, nên việc xử
lí trứng để bảo quản như nhúng dầu parafin hoặc bọc tro muối phải tiến hành khi
lượng Cl trong trứng còn cao, sẽ có tác dụng bảo quản trứng lâu bị hư. Còn nếu xử
lí muộn sau khi lượng Cl đã giảm thì trứng vẫn dễ bị hư hỏng trong thời gian ngắn.
Ngoài ra, lòng trắng còn cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển trong giai
đoạn đầu, cho đến ngày ấp thứ 14 lòng trắng đã tiêu hết.
Thành phần giàu chất dinh dưỡng của trứng là lòng đỏ, đây là nơi chứa hầu hết
các protein phức tạp, các vitamin, vi khoáng và các chất có hoạt tính sinh học cao,
cung cấp chất dinh dưỡng nuôi phôi phát triển và nuôi gà con trong những ngày
đầu. Lòng đỏ được bao bọc bởi màng phospholipit và thực sự hình tròn với nhiều
lớp đồng tâm. Noãn nang phát triển nhanh khi gia cầm thành thục sinh dục. Trong
khoảng 5 – 9 ngày trước khi rụng trứng, noãn nang tích lũy chất dinh dưỡng và
chuyển sang màu vàng. Trên bề mặt lòng đỏ có mầm phôi với kích thước khoảng
1,5 mm như một điểm trắng. Khi được thụ tinh, mầm phôi phát triển thành dạng đĩa
phôi hình vành khăn với kích thước khoảng 4,4 mm khi trứng được đẻ ra (Lâm
Minh Thuận, 2010).
2.5

Sự thụ tinh và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thụ tinh
Sự thụ tinh xảy ra khi tinh trùng xâm nhập vào tế bào trứng nhờ có enzym làm


tan màng lòng đỏ, nhân của tế bào tinh trùng kết hợp với nhân của tế bào trứng tạo
thành nhân mới với bộ nhiễm sắc thể đôi, đây là tế bào sống đầu tiên của một cơ thể
mới. Sự thụ tinh có thể xảy ra bằng ghép phối tự nhiên hoặc gieo tinh nhân tạo.
Nhiệt độ môi trường tối ưu cho sự tạo tinh trùng và sự thụ tinh là 21 – 25oC.
Nhiệt độ môi trường quá nóng hoặc quá lạnh đều ảnh hưởng đến số lượng và chất
lượng tinh trùng, từ đó ảnh hưởng đến sự thụ tinh. Theo Wilson (1976), chất lượng
tinh dịch và tỉ lệ thụ tinh có mối tương quan thuận thấp. Ngoài ra, thời gian giao
phối cũng có ảnh hưởng đến sự thụ tinh, sau khi tách gà trống ra khỏi đàn thì trứng
vẫn có thể được thụ tinh trong 4 tuần nhưng tỉ lệ thụ tinh giảm mạnh sau 1 tuần.
Tinh trùng mới sản sinh cho tỉ lệ thụ tinh cao hơn tinh trùng cũ. Nếu tách trống ra

9


và thay trống khác vào thì 3 ngày sau trứng thụ tinh với tinh trùng của gà trống mới.
Tỉ lệ thụ tinh không bị ảnh hưởng bởi thể trọng của gà trống (Lâm Minh Thuận,
2010).
Bố trí trạm ấp

2.6

Theo Lâm Minh Thuận (2010), trạm ấp trứng có thể bố trí ngay trong trại gà
hoặc độc lập khỏi trại nhưng nên bố trí sao cho vận chuyển trứng và gà con từ trại
về trạm ấp và ngược lại tiện lợi nhất. Trạm ấp nên bố trí ở khu vực có diện tích đủ
rộng để có thể phát triển trạm ấp trong tương lai.
Phòng tiếp nhận trứng phải có diện tích đủ rộng để tiến hành xếp đặt các vỉ
trứng trong thời gian chọn lựa trứng ấp, có chỗ chứa vỉ trứng sạch sẵn sàng tiếp
nhận trứng từ trại đưa đến. Phòng tiếp nhận trứng nên ở phía ngoài cùng để tiện lợi
cho việc nhận trứng mà không gây trở ngại cho các hoạt động khác của trạm ấp.
Phòng xông trứng kế phòng tiếp nhận, sau đó là kho bảo quản. Diện tích kho

bảo quản tùy theo số trứng và số lần vào máy trong một tuần, có hệ thống điều hòa
nhiệt độ để đảm bảo nhiệt độ bảo quản trứng 15 – 20 oC.
Phòng làm ấm trứng nên bố trí kế kho bảo quản trứng, trứng cần được làm ấm
trước khi đưa vào máy ấp.
Phòng đặt máy ấp, máy nở.
Phòng ra gà con, chủng ngừa, phân loại và đóng gói gà con nên bố trí ở phía
ngoài để tiện cho khách hàng nhận gà con mà không gây trở ngại công việc trạm ấp.
Phòng rửa dụng cụ, kho chứa dụng cụ, vỉ trứng, khay đựng gà con.
Vỏ trứng, xác gà con phải có chỗ xử lí riêng.
Phòng nghỉ của công nhân nên bố trí kế phòng máy ấp để tiện theo dõi, vận hành
máy ấp.
2.7

Tiến trình ấp trứng
Có hai phương pháp ấp trứng là ấp đơn kì và ấp đa kì. Ấp đơn kì là qui trình đưa

trứng vào máy ấp một lần, trong máy ấp chỉ có trứng của cùng tuổi phôi, nên mọi
thông số kĩ thuật đều ở mức chính xác cho từng giai đoạn phát triển của phôi. Vì
vậy, tỉ lệ ấp nở luôn cao, chất lượng gà con tốt. Máy ấp được sát trùng triệt để sau

10


mỗi đợt ấp. Qui trình ấp đơn kì phù hợp với trại ấp lớn, lưu lượng trứng ấp cao. Ấp
đa kì là qui trình đưa trứng vào máy ấp hàng tuần, trong máy có trứng với các tuổi
phôi khác nhau nên các thông số kĩ thuật ở mức chung nhất. Qui trình ấp đa kì phù
hợp với các trạm ấp nhỏ, lưu lượng trứng không nhiều. Vì vậy để tránh tồn trữ trứng
lâu ngày người ta đưa trứng vào máy ấp 1 hoặc 2 lần trong tuần. Trong máy, trứng
cũ tỏa nhiệt có thể truyền hơi nóng cho trứng mới và tiết kiệm được năng lượng
cung nhiệt. Nhưng máy ấp hoạt động liên tục, nên việc sát trùng triệt để máy ấp gặp

khó khăn.
Tiến trình ấp trứng được tiến hành từng bước như sau:
Tiếp nhận trứng và tuyển chọn trứng ấp, chỉ chọn những trứng đạt tiêu chuẩn để
ấp, loại bỏ những trứng bị dập bể, hoặc rạn nứt do di chuyển, những trứng có ngoại
hình xấu (quá to, quá nhỏ, xù xì, méo mó, quá tròn hoặc quá dài) cũng không chọn
ấp, vì tỉ lệ lòng trắng và lòng đỏ không cân đối, những trứng này nở kém, chất
lượng gia cầm con thấp. Nếu trứng bị dơ, vỏ bị bẩn có thể lau nhẹ bằng khăn mềm
nhúng nước ấm, để tránh làm trầy xước, mất lớp màng nhầy bên ngoài vỏ. Lớp
màng này có tác dụng bảo vệ để tránh vi khuẩn vào bên trong phá hoại và gây thối
trứng. Khi nhận trứng phải ghi sổ và xếp trứng vào vỉ trứng của trạm ấp, từng lô
trứng có phiếu ghi số lô và số lượng trứng. Trứng được xếp đầu tù phía trên.
Sau khi tiếp nhận, trứng được đưa vào buồng xông sát trùng trong vòng 20 phút
bằng hỗn hợp formol và thuốc tím với liều lượng 30 ml formol + 17 g thuốc tím,
cho 1 m3 thể tích buồng xông.
Sau khi xông, trứng được đưa vào máy ấp hoặc kho bảo quản chờ cho đủ số
trứng vào máy. Nếu trứng ấp đã qua thời gian bảo quản thì phải được đưa ra làm ấm
một thời gian nhất định trước khi vào máy. Thời gian làm ấm tùy thuộc vào nhiệt độ
và thời gian bảo quản, sao cho nhiệt độ trong trứng khi vào máy khoảng 22 – 23 oC,
thường đưa trứng ra phòng có nhiệt độ 25 – 27 oC trong khoảng thời gian 6 – 18
giờ. Theo Gib Taylor (1992), trứng ấp được làm ấm 1 giờ cuối ở nhiệt độ
27 - 32 oC, sẽ cải thiện tỉ lệ ấp nở đáng kể.

11


Xếp vỉ trứng vào máy ấp, thường xếp theo hàng để dễ theo dõi, trứng từng đợt
đều có phiếu ghi số trứng và ngày vào máy. Với những loại vỉ trứng thủ công phải
chú ý xếp trứng cẩn thận tránh xô lệch gây vỡ trứng.
Kiểm tra máy ấp và cho khởi động, theo dõi và điều chỉnh những sai lệch nếu
có, đảm bảo chắc chắn máy ấp hoạt động tốt khi có trứng trong máy. Kiểm tra hệ

thống điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ, thông thoáng và đảo trứng.
Theo Bạch Thị Thanh Dân và Nguyễn Quý Khiêm (2002), đối với máy ấp đơn
kì thì toàn bộ trứng trong máy ấp có cùng tuổi phôi. Vì vậy chế độ ấp cho máy đơn
kì thay đổi phù hợp với sự phát triển phôi mỗi giai đoạn. Mùa hè, 1 – 7 ngày
(37,8oC), 8 – 18 ngày (37,6oC), 19 – 21 ngày (37,2oC). Mùa đông, 1 – 11 ngày
(37,8oC), 12 – 21 ngày (37,6oC). Đối với máy ấp đa kì, trong máy có nhiều loại lứa
ấp, vào ấp theo thời gian khác nhau. Vì không thể làm nhiều chế độ ấp trong cùng
một máy, nên ở máy ấp đa kì phải sử dụng chế độ nhiệt mà tất cả các lô trứng đều
có thể chấp nhận được và do trứng trong máy ấp không cùng một lứa tuổi nên máy
ấp đa kì đòi hỏi phải có máy nở riêng. Nếu là lô trứng đầu tiên vào máy thì từ 1 – 15
ngày để ở nhiệt độ 37,8 oC, sau đó cố định ở 37,6 oC. Khi đã ấp được 18 ngày thì
trứng được chuyển sang máy nở và áp dụng chế độ nhiệt giống như máy ấp đơn kì.
Nguồn ẩm độ rất cần thiết trong máy ấp, vì ở nhiệt độ cao 37,5 – 37,8oC thì ẩm
độ giảm thấp. Nếu không cung cấp thêm hơi nước, buồng ấp trứng sẽ bị mất nước
nhanh, phôi bị khô. Nguồn hơi nước cung cấp qua thiết bị phun sương trong máy
ấp, sao cho đảm bảo ẩm độ trong buồng ấp ổn định ở mức 65 – 75%.
Hệ thống thông thoáng cũng rất quan trọng. Vì trong quá trình phát triển, phôi
gia cầm cần lượng O 2 cho quá trình hô hấp, đồng thời thải ra lượng CO 2 và hơi
nước. Nếu trong không khí, hàm lượng O 2 giảm dưới 18 % và hàm lượng CO 2 tăng
lên, có thể gây chết phôi. Độ thông thoáng trong máy ấp tùy thuộc vào số trứng,
khoảng 60 – 180 m3/1000 trứng/giờ, nhu cầu không khí khoảng 0,8 – 0,9 m3/1000
trứng/giờ. Hệ thống thông thoáng gồm quạt và các lỗ thông hơi được bố trí sao cho
không mất nhiệt, và không khí trước khi đưa vào máy ấp được sấy khô tránh nấm
mốc theo vào và phát triển trong máy.

12


Thiết bị đảo trứng tùy theo thiết kế của máy, sao cho trứng được đảo 45o theo
trục chính của trứng, thiết bị đảo trứng tự động bằng cách bố trí trục xoay đảo toàn

bộ khối trứng sang phải hoặc sang trái theo chu kì 2 – 5 giờ/lần. Mục đích của việc
đảo trứng nhằm tránh cho phôi khỏi dính vào vỏ, làm cho quá trình trao đổi chất
được cải thiện, đồng thời có tác dụng làm cho phôi phát triển tốt nhất, đặc biệt cần
thiết trong giai đoạn đầu và giai đoạn giữa. Nếu 6 ngày đầu không đảo, phôi dính
vào vỏ không phát triển và chết. Sau 13 ngày không đảo, túi niệu không khép kín,
lượng albumin không vào được bên trong túi niệu dẫn đến tỉ lệ chết phôi cao, khi
gia cầm mổ vỏ sẽ không đúng vị trí, phôi bị dị hình ở phần mắt, mỏ, đầu.
Thường xuyên theo dõi tình trạng hoạt động của máy ấp qua các bảng nhiệt độ,
đèn tín hiệu.
Kiểm tra sự phát triển của phôi bằng cách soi trứng, tiến hành vào ngày ấp thứ 6,
13 và 18. Dùng đèn soi để kiểm tra loại bỏ những quả trứng trắng, trứng chết phôi
để tiết kiệm diện tích máy, đồng thời tránh ô nhiễm cho những trứng khác.
Sau khi soi trứng xong, trứng được đưa vào buồng nở. Trước đó, buồng nở phải
được lau dọn sạch, khay nở được rửa bằng xà phòng, khử trùng. Nhiệt độ máy nở là
36 – 37 oC, ẩm độ 70 %.
Vệ sinh, cọ rửa, xông sát trùng buồng ấp, khay trứng trong buồng ấp.
Lấy gà con ra khỏi buồng nở vào cuối ngày thứ 21 kể từ ngày ấp trứng, cần tắt
công tắc cho bộ phận tạo ẩm ngừng hoạt động trước khi đưa gà con ra khỏi buồng
nở. Chọn những gà con khỏe mạnh. Loại bỏ những con có khuyết tật (mắt mù, mỏ
vẹo, liệt chân), bết lông, nằm bệt nặng bụng. Phân loại gà con loại I là những gà
khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mắt sáng, lông khô xốp, chân đứng vững, kín rốn. Loại gà
khuyết tật, hở rốn, yếu chân, mắt ướt.
Dọn vệ sinh, cọ rửa, xông sát trùng cho buồng nở, khay trứng.
2.8

Sự phát triển của phôi
Phôi gia cầm phát triển ngoài cơ thể mẹ nên dễ nghiên cứu và quá trình phát

triển của phôi gà đã được nhiều người nghiên cứu tỉ mỉ hơn cả.


13


Phôi bắt đầu phát triển sau khi thụ tinh 3 giờ, với sự phân chia liên tục tế bào
đầu tiên trong quá trình hình thành trứng. Khi trứng ở giai đoạn hình thành vỏ
trứng, khối phôi đã có khoảng 346 tế bào lớp phía trong là entoderm và lớp ngoài là
ektoderm nằm trên tế bào lòng đỏ, đậm hơn màng vetelin như hình vành khăn. Sau
khi gà đẻ trứng, với nhiệt độ môi trường bên ngoài dưới 25 oC, phôi tạm ngưng
phân chia. Khi trứng được đưa vào buồng ấp với nhiệt độ buồng ấp 37,5 oC, phôi lại
tiếp tục phát triển.
Trong 24 giờ đầu, các lớp mầm phôi dày lên, tiếp tục phân chia và tạo thành lớp
giữa mezoderm, xuất hiện rãnh thần kinh với những nết gấp đầu tiên. Hoàn chỉnh 3
lớp lá phôi, tiền thân của các cơ quan bộ phận cơ thể sau này. Lớp lá phôi ngoài
(ektoderm) sẽ phát triển thành da, lông, mỏ, móng, hệ thần kinh, võng mạc mắt,
niêm mạc miệng và lỗ huyệt. Lớp lá phôi trong (endoderm) phát triển thành các cơ
quan tiêu hóa, hô hấp, các tuyến nội tiết. Lớp lá phôi giữa (mezoderm) phát triển
thành cơ, xương, máu, cơ quan sinh dục, các tuyến ngoại tiết và các mô liên kết.
Sau 22 giờ ấp, ống ruột hình thành, đồng thời các tế bào máu đầu tiên xuất hiện và
hệ thống mạch máu ngoài hình thành bao trùm phần vỏ trứng. Sau 24 giờ ấp, phôi
phát triển có hình ovan với kích thước khoảng 5 mm.
Ngày ấp thứ 2, phôi phát triển nhanh, tách khỏi lòng đỏ, uốn cong và xoắn lại ở
phía trái tạo thành các túi alantois, amnion và túi lòng đỏ bắt đầu hình thành. Phôi
có phần đầu lớn, mắt xuất hiện, ống thần kinh nằm dọc theo cột sống, tim hình
thành và bắt đầu đập để hút và đẩy máu vào hệ thống mạch máu trong cơ thể phôi.
Ngày thứ 3, phôi có hình thù rõ rệt, đầu to với mắt, mũi, mỏ và cột sống. Thấy
rõ các túi màng phôi allantois và amnion, mầm cánh và chân xuất hiện tương đối rõ,
ống ruột, tim và mạch máu khá rõ.
Ngày thứ 4, phôi có hình thù rõ nằm ở phía trái lòng đỏ, đầu và đuôi cong lại
như hình chữ C. Cuống túi lòng đỏ bắt đầu xuất hiện, túi allantois lớn ra bao bọc
phôi trong nước, tim to hơn, miệng và mũi rõ hơn. Phôi đạt tới kích thước khoảng 8

mm.

14


×