Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

HIỆU QUẢ CỦA VACCINE PHÒNG HỘI CHỨNG GẦY CÒM TRÊN HEO TỪ 75 NGÀY TUỔI ĐẾN XUẤT THỊT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.06 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HIỆU QUẢ CỦA VACCINE PHÒNG HỘI CHỨNG GẦY
CÒM TRÊN HEO TỪ 75 NGÀY TUỔI ĐẾN XUẤT THỊT

Sinh viên thực hiện : TRƯƠNG HOÀNG NHẪN
Lớp

: DH06DY

Ngành

: Thú y chuyên ngành dược

Niên khóa

: 2006 - 2011

Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
****************

TRƯƠNG HOÀNG NHẪN



HIỆU QUẢ CỦA VACCINE PHÒNG HỘI CHỨNG GẦY
CÒM TRÊN HEO TỪ 75 NGÀY TUỔI ĐẾN XUẤT THỊT

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ thú y

Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN TẤT TOÀN

Tháng 07/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực hiện: Trương Hoàng Nhẫn
Tên luận văn: “Hiệu quả của vaccine phòng hội chứng gầy còm trên heo
từ 75 ngày tuổi đến xuất thịt”.
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày…/…/2011.
Giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Tất Toàn

ii


LỜI CẢM TẠ
Với những tình cảm sâu sắc nhất
Con xin chân thành biết ơn ba mẹ, người đã sinh thành và hi sinh cả cuộc đời

mình vì tương lai của con.
Xin tỏ lòng biết ơn đến
TS. Nguyễn Tất Toàn đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt
thời gian thực hiện đề tài.
Thành kính tri ân
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi – Thú Y.
Bộ môn Nội Dược, cùng toàn thể Thầy Cô đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn
em trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn
Ban Giám Đốc công ty CP Phú Sơn.
Cùng toàn thể các cô chú, anh chị tại xí nghiệp đã tận tình giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập.
Cảm ơn
Các bạn lớp DY32 và những người bạn khác đã đồng hành và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Trương Hoàng Nhẫn

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài nghiên cứu “Hiệu quả của vaccine phòng hội chứng gầy còm trên
heo từ 75 ngày tuổi đến xuất thịt” được tiến hành tại Công ty cổ phần chăn nuôi
Phú Sơn, thời gian từ 28/12/2010 đến 19/04/2011. TN gồm 235 heo ở lô ĐC và 241
heo ở lô TN, được chia làm 2 đợt và bố trí theo kiểu ngẫu nhiên một yếu tố. Lô TN
được tiêm vaccine lúc 21 ngày tuổi và lô ĐC không tiêm vaccine. Mục đích của đề
tài nhằm theo dõi và đánh giá hiệu quả của vaccine thông qua việc xác định HGKT
bằng kỹ thuật ELISA, các chỉ tiêu sinh trưởng, lượng thức ăn tiêu thụ, HSCHTA và
các biểu hiện lâm sàng của heo ở 2 lô. Kết quả như sau:

HGKT ở 3 lần lấy máu: 72, 126, 168 ngày tuổi của heo lô ĐC lần lượt là 499,3
Eu; 622,0 Eu; 4942 Eu và lô TN là 987,0 Eu; 662,7 Eu; 6463 Eu.
Tỷ lệ bệnh giai đoạn 75 ngày tuổi đến xuất thịt: Tỷ lệ tiêu chảy ở lô ĐC là
42,12%, lô TN là 29,87%, tỷ lệ ngày con tiêu chảy lô ĐC là 0,88%, lô TN là 0,61%,
tỷ lệ ho lô ĐC là 16,59% và lô TN là 17,01%, tỷ lệ ngày con ho lô ĐC là 0,42%, lô
TN là 0,42%, tỷ lệ thở bụng lô ĐC là 11,49%, lô TN là 13,27%, tỷ lệ ngày con thở
bụng lô ĐC là 0,29%, lô TN là 0,33%, tỷ lệ ho và thở bụng lô ĐC là 42,55%, lô TN
là 43,98%. Tỷ lệ ngày con ho và thở bụng lô ĐC là 1,77%, lô TN là 1,5%. Tỷ lệ
viêm da, tỷ lệ ngày con viêm da lô ĐC lần lượt là 0,42% và 0,01%, lô TN là 1,24%
và 0,04. Tỷ lệ heo chết ở lô ĐC là 5,10% và lô TN là 1,24%, tỷ lệ loại ở lô ĐC là
3,82% và lô TN là 0,41%.
Khi mổ khám tử tại trại tỷ lệ sưng hạch bẹn ở lô TN là 75%, lô ĐC là 80%. Tỷ
lệ hạch ruột sưng và viêm phổi ở lô TN lần lượt là 50%, 50%, lô ĐC lần lượt là
60%, 90%. Mức độ tổn thương cả phổi lúc giết thịt ở lô ĐC là 28,83%, lô TN là
32,19%, ở lô ĐC có 50% heo biểu hiện sưng hạch bẹn cạn, ở lô TN là 25%. Hạch
bẹn xuất huyết ở lô TN là 37,50%, ở lô ĐC là 12,50%. Tỷ lệ chết và loại ở lô heo
TN là 1,24% và 0,41%, lô heo ĐC là 5,10% và 3,82%.

iv


Khi heo đạt 75 ngày tuổi, trọng lượng bình quân ở lô ĐC là 26,792 kg/con và ở
lô TN là 26,597 kg/con, tăng trọng tuyệt đối từ 75 ngày tuổi đến xuất chuồng ở lô
ĐC là 566,1g/con/ngày còn ở lô TN là 619,8 g/con/ngày Lượng thức ăn tiêu thụ
bình quân và HSCHTA của lô ĐC lần lượt là 2065,13 g/con/ngày và 3,56; ở lô TN
là 1916,1 g/con/ngày và 3,16.
Hiệu quả kinh tế của lô heo TN cao hơn lô ĐC, trung bình mỗi con của lô TN
tăng thêm 756.988,88 đồng so với lô ĐC.

v



MỤC LỤC
TRANG TỰA.............................................................................................................. i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ..................................................ii
LỜI CẢM TẠ ......................................................................................................iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ................................................................................... iv
MỤC LỤC ........................................................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................. x
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ ......................................................... xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề....................................................................................................... 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ....................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích ...................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu ........................................................................................................ 2
Chương 2 TỔNG QUAN ................................................................................... 3
2.1 Sơ lược về công ty CP Phú Sơn ...................................................................... 3
2.1.1 Vị trí địa lý .................................................................................................. 3
2.1.2 Quá trình hình thành công ty ....................................................................... 3
2.1.3 Nguồn gốc giống của công ty ...................................................................... 4
2.1.4 Nhiệm vụ của công ty .................................................................................. 4
2.1.5 Cơ cấu đàn ................................................................................................... 4
2.1.6 Cơ cấu quản lý, tổ chức Công Ty ................................................................ 5
2.1.7 Công tác giống............................................................................................. 5
2.1.8 Điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc .............................................................. 6
2.2 Giới thiệu về hội chứng gầy còm sau cai sữa và PCV2 (Porcine circovirus
type 2) .................................................................................................................. 9
2.2.1 Lịch sử phát hiện bệnh............................................................................... 10
2.2.3 Truyền nhiễm học ...................................................................................... 12

vi


2.2.4 Triệu chứng ............................................................................................... 14
2.2.5 Bệnh tích ................................................................................................... 14
2.2.6 Chẩn đoán .................................................................................................. 15
2.2.7 Điều trị, phòng và kiểm soát bệnh do PCV2 .............................................. 16
2.2.8 Một số nguyên nhân gây ốm còi trên heo .................................................. 19
2.3 Lược duyệt các công trình nghiên cứu có liên quan ..................................... 20
2.3.1 Trong nước ................................................................................................ 20
2.3.2 Ngoài nước ....................................................................................................... 21
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 23
3.1 Thời gian và địa điểm ................................................................................... 23
3.1.1 Thời gian: .................................................................................................. 23
3.1.2 Địa điểm .................................................................................................... 23
3.2 Đối tượng thí nghiệm ................................................................................... 23
3.3 Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 23
3.4 Phương pháp tiến hành ................................................................................. 23
3.4.1 Bố trí thí nghiệm........................................................................................ 23
3.4.2 Khảo sát hiệu lực vaccine qua sự biến động hiệu giá kháng thể trên heo .. 24
3.4.3 Khảo sát các biểu hiện triệu chứng lâm sàng và bệnh tích trên heo ........... 26
3.4.3.1 Biểu hiện triệu chứng lâm sàng và bệnh tích tại trại ............................... 26
3.4.3.2 Đánh giá bệnh tích đại thể trên phổi heo xuất thịt .................................. 27
3.4.4 Khảo sát trên một số chỉ tiêu tăng trưởng của heo ..................................... 27
3.5 Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................ 28
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 29
4.1 Khảo sát hiệu lực vaccine qua sự biến động hiệu giá kháng thể trên heo ..... 29
4.2 Biểu hiện lâm sàng và triệu chứng trên đàn heo thí nghiệm ......................... 31
4.2.1 Biểu hiện lâm sàng trên heo từ 75 ngày tuổi đến xuất thịt ......................... 31
4.2.2 Tỉ lệ chết và loại thải ........................................................................................ 32

4.2.3 Bệnh tích trên đàn heo thí nghiệm ............................................................. 32
4.3 Năng suất của heo thí nghiệm ....................................................................... 38

vii


4.3.1 Trọng lượng của heo giai đoạn 75 ngày tuổi đến xuất thịt ......................... 38
4.3.2 Lượng thức ăn tiêu thụ trung bình và hệ số chuyển hóa thức ăn ................ 39
4.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế ............................................................................. 40
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 42
5.1 Kết luận ........................................................................................................ 42
5.2 Đề nghị ......................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 43
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 47

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADN

Deoxyribonucleic acid

ARN

Ribonucleic acid

APP

Actinobacillus pleuropneumoniae


ĐC

Đối chứng

ELISA

Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay

Eu

ELISA unit

FMD

Foot and Mouth Disease

HGKT

Hiệu giá kháng thể

HSCHTA

Hệ số chuyển hóa thức ăn

IHA

Indirect Heamagglutination Assays

IPMA


Immuno Peroxidase Monolayer Assay

Ig

Immunoglobulin

ORF1

Open Reading Frame 1

ORF2

Open Reading Frame 2

PCV

Porcine circovirus

PCR

Polymerase Chain Reaction

PCV1

Porcine circovirus type 1

PCV2

Porcine circovirus type 2


PRDC

Porcine Respiratory Disease Complex

PDNS

Porcine Dermatitis and Nephropathy Syndrome

PK 15

Pig kidney 15

PPV

Porcine Parvovirus

PRRS

Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome

PMWS

Postweaning Multisystemic Wasting Syndrome

SIV

Swine Influenza Virus

TN


Thí nghiệm

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Cơ cấu đàn tại trại heo Phú Sơn tính đến ngày 20/01/2011 ........................4
Bảng 2.2 Thức ăn heo thịt ...........................................................................................7
Bảng 2.3 Qui trình tiêm phòng....................................................................................9
Bảng 2.4 Một số loại vaccine trên thị trường ............................................................17
Bảng 3.1 Bố trí heo thí nghiệm .................................................................................24
Bảng 3.2 Phân bố mẫu xét nghiệm ...........................................................................25
Bảng 4.1 Tỷ lệ heo bệnh giai đoạn heo từ 75 ngày tuổi đến xuất thịt ......................31
Bảng 4.2 Tỷ lệ chết và loại thải heo thí nghiệm ....................................................... 33
Bảng 4.3 Tỷ lệ xuất hiện bệnh tích lúc mổ khám tại trại .......................................... 34
Bảng 4.4 Mức độ tổn thương phổi lúc giết thịt .........................................................36
Bảng 4.5 Tỷ lệ xuất hiện các dạng bệnh tích đại thể lúc giết thịt .............................37
Bảng 4.6 Trọng lượng trung bình và tăng trọng của heo từ giai đoạn 75 ngày tuổi
đến xuất thịt ...............................................................................................................38
Bảng 4.7 Lượng thức ăn tiêu thụ trung bình và hệ số chuyển hóa thức ăn trên heo thí
nghiệm từ 75 ngày tuổi đến xuất thịt ........................................................................39
Bảng 4.8 Hiệu quả kinh tế .........................................................................................40

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Chuồng heo thịt tại trại heo Phú Sơn ...........................................................6
Hình 2.2 Virus PCV2 trên kính hiển vi điện tử ........................................................11

Hình 2.3 Heo mắc hội chứng gầy còm sau cai sữa (Madec và cs, 2006) .................14
Hình 4.1 Heo tiêu chảy phân lỏng máu, nghi nhiễm hồng lỵ ...................................32
Hình 4.2 Hạch bẹn sưng lớn lúc mổ khám khi heo chết tại trại ................................34
Hình 4.3 Hạch ruột sưng ...........................................................................................35
Hình 4.4 Viêm phổi dính sườn nghi nhiễm APP ......................................................35

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu quản lý, tổ chức tại trại heo Phú Sơn..............................................5
Biểu đồ 4.1 Hiệu giá kháng thể kháng PCV2 qua các thời điểm ............................. 29

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Chăn nuôi là một trong những ngành đóng góp lớn vào kinh tế quốc dân.
Trong đó ngành chăn nuôi heo đóng một vai trò hết sức quan trọng. Chăn nuôi heo
cung cấp thịt cho con người và là nguồn lợi tức quan trọng trong hoạt động nông
nghiệp. Ngày nay, ngành chăn nuôi của Việt Nam đang có những bước phát triển
vượt bậc. Trong xu thế toàn cầu hóa cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên
chính thức của Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO (World Trade Organization)
đã mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ của sự cạnh tranh, hội nhập và phát triển. Đó là
cơ hội rất thuận lợi để giao lưu, học hỏi, tiếp cận những phát minh khoa học kỹ
thuật tiên tiến nhất nhằm phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, trong chăn nuôi hiện nay kể cả chăn nuôi công nghiệp hay chăn
nuôi quy mô nhỏ thì nguy cơ dịch bệnh vẫn là mối đe dọa lớn. Do điều kiện khí hậu
nóng ẩm cộng với hình thức chăn nuôi tập trung nên dễ phát sinh nhiều dịch bệnh
nguy hiểm. Một trong những mầm bệnh được quan tâm nhất hiện nay là hội chứng

gầy còm trên heo sau cai sữa (PMWS – Postweaning multisystemic wasting
syndrome). Heo mắc hội chứng này thường kết hợp với các mầm bệnh khác như:
Procine reproductive and respiratory syndrome virus, virus cúm heo, Mycoplasma
hyopneumoniae, Pasteurella multocida, Haemophilus parasui… và làm bệnh trở
nên trầm trọng hơn, tỷ lệ chết có thể lên đến 100% gây thiệt hại nặng nề về kinh tế
cho người chăn nuôi, cho xã hội và cho người tiêu dùng (Huỳnh Văn Tín, 2010).
Gần đây, nhiều trại chăn nuôi heo trong nước đang gặp phải tình trạng tỉ lệ heo
còi tăng lên đáng kể (trích dẫn bởi Lê Nguyễn Phương Khanh, 2006). Vì vậy để góp
phần cải thiện tình hình nhằm hạn chế hội chứng PMWS, nhiều nhà chăn nuôi đã và

1


đang áp dụng chương trình chủng ngừa cho heo con. Tuy nhiên việc sử dụng
vaccine có đạt hiệu quả tốt hay không vẫn còn đang là vấn đề cần được quan tâm.
Xuất phát từ vấn đề trên, được sự đồng ý của Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi - Thú
Y Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn tận tình của TS.
Nguyễn Tất Toàn chúng tôi thực hiện đề tài: “Hiệu quả của vaccine phòng hội
chứng gầy còm trên heo từ 75 ngày tuổi đến xuất thịt” tại công ty cổ phần chăn
nuôi Phú Sơn, Ấp Phú Sơn, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đánh giá hiệu quả của một loại vaccine trong việc phòng ngừa hội chứng gầy
còm trên heo sau cai sữa, từ đó làm cơ sở dữ liệu và khuyến cáo cho các nhà chăn
nuôi sử dụng.
1.2.2 Yêu cầu
Bố trí thí nghiệm thành 2 lô: lô đối chứng (không tiêm phòng) và lô thí nghiệm
(có tiêm phòng)
Lấy máu xét nghiệm để kiểm tra hiệu giá kháng thể kháng PCV2.
Theo dõi biểu hiện lâm sàng giữa lô thí nghiệm (TN) và lô đối chứng (ĐC).

Khảo sát bệnh tích trên heo TN và heo ĐC.
Ghi nhận tăng trọng, lượng thức ăn tiêu thụ và tính toán hiệu quả kinh tế lúc
heo chuyển thịt đến xuất chuồng.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Sơ lược về công ty CP Phú Sơn
2.1.1 Vị trí địa lý
Công ty CP chăn nuôi Phú Sơn nằm trên địa bàn thuộc ấp Phú Sơn, xã Bắc
Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai cách đường quốc lộ 1 khoảng 2 km về phía
Bắc. Công ty được xây dựng trên một sườn đồi dốc theo hướng Bắc - Nam có độ
dốc khoảng 30 độ. Đây là vùng đồi trọc, đất bạc màu, không sình lún, nên dễ dàng
cho việc thoát nước. Nguồn nước sử dụng cho trại đa số là giếng khoan và một số
giếng đào, do có cấu tạo thổ nhưỡng đặc biệt nên nguồn nước khá phong phú.
2.1.2 Quá trình hình thành công ty
Công ty cổ phần chăn nuôi heo Phú Sơn trước đây gọi là xí nghiệp chăn nuôi
heo Phú Sơn được thành lập vào tháng 3/1976 theo quyết định số 41/UTB của
UBND tỉnh Đồng Nai trên cơ sở tiếp quản từ trại chăn nuôi heo tư nhân Kycanomo,
khi mới thành lập, Xí nghiệp có tên là Quốc doanh chăn nuôi heo Phú Sơn, đơn vị
hạch toán độc lập thuộc Công Ty Nông Nghiệp Đồng Nai.
Đến năm 1984, Quốc doanh chăn nuôi heo Phú Sơn sát nhập vào Công ty chăn
nuôi heo Đồng Nai theo quyết định của UBND tỉnh Đồng Nai. Vào tháng 7/1994,
Quốc doanh chăn nuôi heo Phú Sơn được tách khỏi Công ty chăn nuôi Đồng Nai,
trở thành đơn vị hạch toán độc lập và đổi tên thành Xí nghiệp chăn nuôi heo Phú
Sơn. Tháng 12/1994, Xí nghiệp chăn nuôi heo Phú Sơn tiếp quản thêm Xí Nghiệp
chăn nuôi heo Long Thành. Đến tháng 2/1997, Xí nghiệp tiếp nhận thêm trại chăn
nuôi heo Đông Phương.


3


2.1.3 Nguồn gốc giống của công ty
Công ty không ngừng nâng cao chất lượng đàn giống bằng cách chọn lọc và lai
tạo với các giống Landrace, Yorkshire và Duroc cải tiến được nhập từ các trại như:
trại 2-9, trại Đông Á, trại giống Cấp 3, trung tâm nghiên cứu Bình Thắng và nhập
tinh từ Pháp, nhập giống từ Thái Lan năm (1992), Mỹ (1995)… và gần đây nhất là
từ Mỹ.
2.1.4 Nhiệm vụ của công ty
Xây dựng đàn giống thuần hạt nhân (ông, bà) và đàn giống cơ bản (cha, mẹ)
của 3 giống heo Yorshire, Landrace và Duroc, để sản xuất theo thương phẩm 3 máu
chất lượng cao. Đàn giống được chọn lọc và lai với các giống Yorshire, Landrace và
Duroc, lai cải tiến với giống nhập từ các nước Pháp, Thái Lan (1992), Mỹ (1995),
Úc (2003). Do đó heo thương phẩm của Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Phú Sơn có chất
lượng tốt, cung cấp heo đực và cái hậu bị cho khu vực tỉnh Đồng Nai và tỉnh lân
cận. Sản xuất một lượng lớn thịt trong nước, hiện nay Xí Nghiệp đã và đang cải tạo
xây dựng chuồng nuôi theo mô hình hiện đại nhằm cải tạo được kiểu khí hậu
chuồng nuôi tốt nhất cho đàn heo.
2.1.5 Cơ cấu đàn
Bảng 2.1 Cơ cấu đàn tại trại heo Phú Sơn tính đến ngày 20/01/2011
Cơ cấu đàn
Loại heo

Giống gốc (con)

Thương phẩm (con)

Đực


227

8

Nái sinh sản

996

2064

Hậu bị đực

17

-

Hậu bị chờ phối

139

87

Hậu bị lớn

33

206

Hậu bị nhỏ


2773

-

Heo thịt

-

7234

Cai sữa

2248

4734

Heo con theo mẹ

1014

2125

(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại heo Phú Sơn, 2011)

4


2.1.6 Cơ cấu quản lý, tổ chức Công Ty


(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại heo Phú Sơn, 2011)
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu quản lý, tổ chức tại trại heo Phú Sơn
GG: Giống gốc
TP: Thương phẩm
2.1.7 Công tác giống
Công tác giống ở trại được thực hiện chủ yếu vào buổi sáng và buổi chiều với
phương pháp thụ tinh nhân tạo. Mỗi nái được phối 2 lần/ngày, lúc 9 giờ sáng và 3
giờ 30 chiều. Chọn những heo cái hậu bị lên giống lần 3,vệ sinh và tắm rửa sạch sẽ.
Sau đó nhận tinh và tiến hành thụ tinh nhân tạo.
Heo con được chọn giống bắt đầu từ lúc sinh ra, những con được chọn phải có
trọng lượng sơ sinh từ 700g trở lên, ngoại hình đẹp, da lông bóng mượt và là con
5


của những nái có khả năng sinh sản cao, cho sữa tốt, sức kháng bệnh cao, chọn
những con có bố là giống thuần, mẹ lai hai máu.
Chọn heo hậu bị có 12 vú trở lên, khoảng cách giữa các vú phải đều nhau,
khoảng cách giữa hai hàng vú không quá gần nhau hay quá xa nhau. Núm vú phải lộ
rõ, cơ quan sinh dục phát triển bình thường và lộ rõ các đặc điểm giới tính cho heo.
2.1.8 Điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc
2.1.8.1 Chuồng trại
Khu chăn nuôi heo thịt gồm 12 trại, mỗi trại có 36 ô chuồng. Mỗi chuồng heo
thịt được xây dựng gồm 2 dãy, lợp tole, nền tráng xi măng với độ dốc là 4o nghiêng
về bên hệ thống thoát nước thích hợp cho việc thoát nước. Xung quanh các dãy
chuồng đều được treo bạt để tránh ánh nắng và phòng khi trời mưa to gió lớn.
Chuồng được xây trên nền đất cao để tránh lũ lụt. Trong mỗi ô chuồng gồm có một
máng ăn tự động, một núm uống tự động và một bể tắm cho heo.

Hình 2.1 Chuồng heo thịt tại trại heo Phú Sơn
(Nguồn: Tư liệu cá nhân)

2.1.8.2 Nuôi dưỡng và chăm sóc
Thường xuyên kiểm tra đàn heo, nếu phát hiện con nào bệnh nặng thì tách
riêng ra để có điều kiện chăm sóc tốt hơn. Cho heo ăn mỗi ngày 2 lần lúc 8 giờ và

6


15 giờ. Cho ăn bằng máng tự động để đảm bảo lúc nào cũng có đầy đủ thức ăn
trong máng. Bên cạnh đó cần vệ sinh chuồng trại hằng ngày, đối với heo trên 60 kg
mỗi ngày tắm một lần, heo nhỏ hơn 60 kg thì hạn chế tắm vào những ngày thời tiết
không thuận lợi (mưa, bão, trời âm u…)
2.1.8.3 Thức ăn
Bảng 2.2 Thức ăn heo thịt
Loại thức ăn
Thành phần

Số 6B

Số 7

Số 8

( heo 20-40 kg)

(heo 40-70kg)

( heo 70-xuất chuồng)

Năng lượng


3200

3150

2950

Đạm (%)

17,50

16,50

15,00

Béo (%)

9,00

8,00

5,00

Lysin tiêu hóa (%)

1,00

0,90

0,70


Methyonine tiêu hóa(%)

0,30

0,27

0,22

Methyonine+cystin (%)

0,54

0,50

0,42

Threonine tiêu hóa (%)

0,54

0,50

0,42

Triptophan tiêu hóa (%)

0,20

0,14


0,12

Canxi (%)

0,90

0,80

0,90

Phospho hữu dụng (%)

0,35

0,35

0,30

Muối NaCl (%)

0,30

0,30

0,30

Lượng ăn (kg/con/ngày)

1,5


1,9

2,2-2,5

(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại heo Phú Sơn, 2011)
2.1.8.4 Vệ sinh thú y
Khu vực bên ngoài chuồng bao gồm đường đi, hành lang lùa heo phải thường
xuyên vệ sinh sạch sẽ, hai bên chuồng, phía sau chuồng thường xuyên làm sạch cỏ
từ chân tường trở ra 2m. Đường mương thoát phân hai bên chuồng và đường
mương thoát phân chính phải được quét thường xuyên và làm sạch cỏ hai bên, cách
đường mương 0,5m để đảm bảo không bị tắc nghẽn. Màng che xung quanh trại phải
thường xuyên rửa sạch.

7


Khu vực bên trong chuồng cần vệ sinh, lau chùi máng ăn sạch sẽ, không để
thức ăn dư thừa bám xung quanh, không để nước đọng lại trong máng, không để nổi
mốc. Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh núm uống nước, để đảm bảo lúc nào nước
cũng chảy. Thành chuồng bên trong phải quét bụi, không để màng nhện bám, quét
rửa hành lang trong chuồng sạch không để trơn trợt.
Vệ sinh sau mỗi lứa heo, sau khi chuyển heo đi, phải cọ rửa nền, vách, máng
ăn bằng bàn chải nhựa cho sạch sẽ, để khô. Sau đó sát trùng bằng dung dịch NaOH
2%, phơi khô một ngày, dùng bàn chải sắt rửa lại sạch sẽ bằng nước sạch, phơi một
ngày rồi tạt vôi Ca(OH) 2 20%, phơi khô 2 ngày. Cuối cùng rửa sạch mới nhận heo
vào nuôi.
Khách tham quan phải mặc đồng phục riêng của trại trước khi đi vào khu vực
chăn nuôi và thực hiện đúng các qui định của trại.
Theo qui định về việc sát trùng định kỳ, các dung dịch trong hố sát trùng ở đầu
mỗi trại như trước cổng chính, nhà thay đồ, bảo hộ lao động, khu vực văn phòng

phải được thay mới mỗi ngày một lần vào đầu buổi sáng bằng dung dịch Benkocide
1/400. Sử dụng thuốc sát trùng formol 2% phun tất cả xe khi vào cổng, khu vực nhà
bảo vệ và khu vực xuất bán heo vào cuối buổi sáng, phun vào đàn heo và xung
quanh các dãy chuồng (trong khoảng cách 2m) định kỳ 1 lần trong tuần. Đường đi
chính trong khu vực chăn nuôi, đường lùa heo cũng sử dụng formol 2% định kỳ 2
lần trong tuần vào đầu buổi sáng. Các dụng cụ chăn nuôi như xe đẩy thức ăn, chổi,
dụng cụ hốt phân… phải cọ rửa sạch sẽ sau đó phun formol 2% định kỳ 1 lần trong
tuần. Trường hợp có nguy cơ dịch bệnh hoặc dịch bệnh đang xảy ra thì việc thực
hiện sát trùng tuân theo qui định của ban giám đốc trong từng thời kỳ nhất định.

8


2.1.9 Qui trình tiêm phòng bệnh
Bảng 2.3 Qui trình tiêm phòng
Thời điểm
(tuổi)
7 ngày
14 ngày
21 ngày
35 ngày
49 ngày
56 ngày

Bệnh được phòng

Liều

Hãng thuốc


Bệnh do Mycoplasma hyopneumoniae
1ml
Boehringer
Bệnh tai xanh (PRRS)
2ml
Hipra
Hội chứng ốm còi trên heo (PMWS)
1ml
Boehringer
(tiêm lô TN)
Dịch tả heo
2ml
Navetco
Lở mòm long móng (FMD)
2ml
Navetco
Dịch tả heo
2ml
Navetco
(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại Phú Sơn, 2011)

2.2 Giới thiệu về hội chứng gầy còm sau cai sữa và PCV2 (Porcine circovirus
type 2)
Hội chứng PMWS gây ra bởi PCV2 gây chết heo và thiệt hại nặng nề về kinh
tế cho người chăn nuôi. PMWS thường xảy ra trên heo sau cai sữa 4 - 16 tuần tuổi,
tập trung chủ yếu nhất là 8 - 12 tuần tuổi (Madec và ctv, 2000). Heo con sau cai sữa
chậm lớn, gầy còm, xanh xao, tiêu chảy, vàng da (Harding và Clark, 1997). Tại Bắc
Mỹ mầm bệnh đã lan rộng một cách thầm lặng trong đàn từ những thập kỉ qua và
bệnh bất ngờ tấn công một cách đồng loạt trên khắp thế giới (Harding, 1996). Tại
các nước Châu Âu, có trên 8 triệu heo mắc hội chứng này mỗi năm và thiệt hại do

PMWS đem lại ước tính từ 562 - 900 triệu Euro hàng năm.
PCV2 lần đầu tiên được công nhận vào năm 1991 tại Canada (Clark, 1997),
một bệnh truyền nhiễm mới làm tổn thất kinh tế ở đàn heo thuộc miền Tây Canada.
PCV2 là nguyên nhân chính của bệnh (Ellis và ctv, 1998). PCV2 đã được báo cáo là
gây nên một hội chứng mới, hội chứng còi cọc sau cai sữa (PMWS - Postweaning
Multisystemic Wasting Syndrome) (Clark, 1997; Harding và Clark, 1997).
Nhiều nghiên cứu còn cho biết PCV2 còn liên quan đến các hội chứng khác
trên heo như: Porcine Dermatitis and Nephropathy Syndrome (PDNS) Hội chứng
viêm da và bệnh lý thận trên heo, Porcine Respiratory Disease Complex (PRDC)
Hội chứng hô hấp phức tạp trên heo.
9


2.2.1 Lịch sử phát hiện bệnh
Năm 1982, một virus mới được khám phá bởi Tischer và ctv và đặt tên là
Porcine Circovirus. Virus này có khả năng gây nhiễm trên tế bào thận heo PK-15.
PCV có 2 serotype là PCV1 và PCV2 (trích dẫn bởi Lukert và ctv, 1999).
PCV2 được báo cáo xuất hiện vào năm 1991 ở Canada (Neumann và ctv,
2002) và gắn với PMWS. Năm 1991, phát hiện một loại virus có cấu trúc DNA
tương tự như Circovirus type 1 (không gây bệnh) nhưng có hệ gen và kháng nguyên
khác gây bệnh còi cọc và suy hô hấp trên heo ở Canada và được đặt tên là Porcine
Circovirus type 2 (Clark, 1997; Harding và Clark, 1997). Đến năm 1997, một nhóm
nghiên cứu thuộc Đại học Saskatchewan đã phân lập được virus này từ những ca
mắc hội chứng gầy còm trên heo sau cai sữa (PMWS). Từ đó các nhà nghiên cứu đã
thực hiện thành công việc tái gây bệnh bằng cách tiêm PCV2 cho heo trong phòng
thí nghiệm (Elis và ctv, 2000). Gần đây, virus này được báo cáo là có ở các nước
trên thế giới như: Brazil, Canada, Mỹ, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Anh, Ý, Hy Lạp,
Trung Quốc và các nước Châu Á khác (Segales và ctv, 1997; Alan và ctv, 1998;
Choi và Chae, 1999; Kim và ctv, 2002). Hiện nay PMWS được báo cáo là có ở hầu
hết các nước chăn nuôi heo trên toàn thế giới.

2.2.2 Căn bệnh
2.2.2.1 Phân loại
PCV thuộc họ Circoviridae
Có 2 giống: Circovirus và Gyrovirus
Giống Circovirus bao gồm:
Porcine circovirus type 1 (PCV1): không gây bệnh.
Porcine circovirus type 2 (PCV2): gây nhiều hội chứng trên heo như PMWS,
PDNS, PRDC.

10


Hình 2.2 Virus PCV2 trên kính hiển vi điện tử
(Nguồn: Ngày 25 ,tháng 7, năm 2011.<>)
2.2.2.2 Cấu tạo
PCV là virus DNA, sợi đơn, dạng vòng, đường kính 17nm, đối xứng khối 20
mặt. Bộ gen PCV có 1759 nucleotide (Mankertz và ctv, 1997). Tỷ trọng khoảng
1,33 - 1,34 g/ml trong CsCl (trích dẫn bởi Huỳnh Văn Tín, 2010). Bộ gene của
PCV1 và PCV2 gồm hai khung đọc mở chính (Open Reading Frame - ORF1 và
ORF2) theo hướng trực tiếp đối diện nhau, hai loại virus này rất khác nhau về mặt
di truyền với bộ nhiễm sắc thể chỉ tương đồng 68 - 76%, trong đó ORF1 chỉ tương
đồng khoảng 83% về trình tự nucleotide và 86% axit amin; ORF2 chỉ tương đồng
khoảng 67% về trình tự nucleotide và 65% axit amin.
2.2.2.3 Sức đề kháng
PCV tồn tại rất bền trong môi trường. PCV có khả năng đề kháng với môi
trường acid (pH = 3), chloroform, ethanol, chlorhexidine, iodine, formaldehyde hay
nhiệt độ cao (56 - 70 0C). Virus có thể tồn tại ở 70 0C/15 phút, tồn tại lâu dài trên
các sản phẩm thịt heo, quần áo và những vật liệu tiếp xúc với heo bị nhiễm virus
này. PCV2 cũng dễ dàng phân lập từ những mẫu mô trữ ở -70 0C (trích dẫn bởi
Huỳnh Văn Tín, 2010).

2.2.2.4 Miễn dịch liên quan PCV2
Thông thường, heo lớn và heo sơ sinh (trừ những heo con không được bú sữa
đầu) không nhạy cảm với PMWS. Điều này chứng tỏ PMWS chỉ xảy ra trên đàn
heo sau cai sữa. Đây là thời gian heo con hết nhận được miễn dịch từ heo mẹ và trở
nên nhạy cảm với bệnh. Khi tiến hành thí nghiệm tiêm PCV2 cho một số thai heo

11


con trong cùng một lứa, người ta nhận thấy rằng virus không lây lan đến những bào
thai còn lại cũng như không tìm thấy virus trong các chất chứa của thai sẩy. Điều
này cho thấy heo con được nhận miễn dịch từ mẹ có khả năng đề kháng lại với virus
PCV2 (trích dẫn bởi Lê Hồng Hạnh, 2005).
Theo Roríguez - Arrioja và ctv (2002), trong thời gian theo mẹ kháng thể thụ
động giảm dần từ sau khi bú sữa đầu đến mức âm tính vào khoảng 7 tuần tuổi, tiếp
theo sau là sẽ có đáp ứng của kháng thể chủ động trong vòng 12 tuần tuổi (trích dẫn
bởi Nguyễn Đức Nhân, 2009).
Những triệu chứng lâm sàng liên quan với những heo nhiễm PCV2 mà có biểu
hiện hội chứng PMWS cho thấy có sự rối loạn bệnh lý miễn dịch. Đặc biệt các hạch
lympho sưng lớn, suy yếu và có sự xâm nhập của các bạch cầu đơn nhân và ái kiềm
(trích dẫn bởi Nguyễn Anh Vũ, 2009).
2.2.3 Truyền nhiễm học
2.2.3.1 Dịch tễ
Bệnh thường tác động trên heo 3 tuần tuổi và tác động rõ từ 4 - 6 tuần tuổi
trở đi. Giai đoạn nguy hiểm nhất là 8 - 13 tuần tuổi. Heo con có hàm lượng kháng
thể mẹ truyền cao thường không nhiễm bệnh (Madec và ctv, 2006). PCV2 có thể
tồn tại trên heo bệnh từ 5 - 6 tháng. Tỷ lệ mắc bệnh trong đàn biến thiên từ 5 - 50 %
và tỷ lệ chết từ 5 - 80 % (trích dẫn bởi Lê Nguyễn Phương Khanh, 2006).
PCV2 được tìm thấy ở hầu hết những đàn heo khỏe mạnh hay đàn bệnh.
Khảo sát tại nhiều quốc gia cho thấy sự nhiễm PCV2 lan rộng với tỷ lệ huyết thanh

dương tính trong các đàn phần lớn là từ 20 - 80%.
2.2.3.2 Loài vật mắc bệnh
Virus gây hội chứng PMWS chủ yếu gây trên heo nhà. Qua nghiên cứu huyết
thanh học, Joaquin và ctv (2003) lần đầu tiên báo cáo có sự hiện diện của PCV2
trong huyết thanh heo rừng đực ở Châu Âu.
Trong khi đó tiến hành gây bệnh thực nghiệm trên heo con sau cai sữa và
chuột, người ta không thấy chuột mắc hội chứng PMWS nhưng có thể nhiễm PCV2
và lây sang heo (Quitana và ctv, 2001); (trích dẫn bởi Lê Hồng Hạnh, 2005).

12


2.2.3.3 Chất chứa căn bệnh
Virus được tìm thấy ở phủ tạng nhưng tập trung nhiều nhất tại các hạch bạch
huyết. Ngoài ra, PCV2 được tìm thấy trong xoang mũi, phân, nước tiểu, mẫu máu
của heo cũng như trong tinh dịch heo đực (Hinton, 2003).
2.2.3.4 Đường truyền lây
Bệnh truyền ngang do tiếp xúc trực tiếp giữa heo bệnh với heo khỏe thông
qua chất tiết hô hấp, phân, nước mắt, qua vết thiến, vết trầy, tiêm chích do virus
hiện diện trong chất tiết hô hấp, phân, nước mắt, máu của heo bệnh. Ngoài ra, sự lây
nhiễm từ những động vật trung gian mang mầm bệnh như: chuột, chim…, dụng cụ
hoặc những phương tiện vận chuyển.
Truyền dọc cũng được ghi nhận qua bào thai, virus được tìm thấy trong bào
thai bị sẩy tự nhiên (Kim và ctv, 2004).
Lây truyền qua tinh dịch: heo nọc mắc bệnh truyền cho heo nái qua giao
phối.
2.2.3.5 Cách sinh bệnh
Cơ chế gây bệnh của PCV2 trên heo hiện nay vẫn chưa được hiểu rõ. Tuy
nhiên, qua phương pháp gây nhiễm qua đường mũi hay tiêm tĩnh mạch, người ta
nhận thấy có sự hiện diện của virus trong bạch cầu đơn nhân, đại thực bào ở phổi,

hạch hạnh nhân, lách và hạch lympho và những cơ quan khác trong hệ thống miễn
dịch và làm giảm chức năng miễn dịch.
Sự sưng to các hạch bạch huyết và lách chứng tỏ virus đang nhân lên trong
các nang lympho, xét nghiệm máu thấy bạch cầu giảm (sự giảm tế bào lympho B, T
và đặc biệt là CD8+) (trích dẫn bởi Huỳnh Văn Tín, 2010).
PCV2 có thể làm hư hại hệ thống miễn dịch bằng cách ức chế miễn dịch.
Ngoài ra virus PCV2 còn tác động làm giảm tiểu cầu nghiêm trọng gây xuất huyết
mô kéo dài. Sự tấn công virus vào gan làm các tế bào gan, tế bào Kupffer, tế bào
nội mô bị sưng và triển dưỡng nên gan to ra; sau đó các tế bào này sẽ bị dung giải
nên giảm số lượng và gan teo lại, đồng thời mật có thể bị ứ lại trong ống mật làm
gan bị vàng (trích dẫn bởi Huỳnh Văn Tín, 2010).

13


×