Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ IBA ĐẾN SỰ RA RỄ CỦA CÀNH CHIẾT VÀ HOM GIÂM CÂY HỒNG LỘC (Syzygium campanulatum)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


ĐẶNG HOÀI NAM

ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ IBA
ĐẾN SỰ RA RỄ CỦA CÀNH CHIẾT VÀ HOM GIÂM
CÂY HỒNG LỘC (Syzygium campanulatum)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


ĐẶNG HOÀI NAM

ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ IBA
ĐẾN SỰ RA RỄ CỦA CÀNH CHIẾT VÀ HOM GIÂM
CÂY HỒNG LỘC (Syzygium campanulatum)

Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: Th.S. PHẠM VĂN HIẾU

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011

i


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINNING
NONG LAM UNIVERSITY HO CHI MINH CITY


DANG HOAI NAM

THE EFFECTS OF IBA CONCENTRATION TO THE
PRODUCING ROOTS PROCESS OF LAYERING STEMS
AND CUTTING STEMSOF Syzygium campanulatum

DEPARTMENT OF LANDSCAPING AND ENVIRONMENTAL
HORTICULTURE

GRADUATION DISSERTATION

Guide teacher : PHAM VAN HIEU, M.Sc

Ho Chi Minh City
July, 2011

ii



LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn :


Quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh và Bộ Môn
Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên đã tận tình truyền đạt kiến thức
cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.



Thầy Nguyễn Văn Đậm trong vườn ươm Bộ Môn Cảnh Quan và Kỹ
Thuật Hoa Viên đã hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong quá trình thực tập và thực hiện đề tài.



Cô Trương Thị Cẩm Nhung đã tận tình hướng dẫn và động viên
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.



Thầy Phạm Văn Hiếu đã hướng dẫn và động viên trong quá trình
thực hiện đề tài.



Gia đình và bạn bè đã ở bên cạnh động viên và gúp đỡ.
Sinh viên


ĐẶNG HOÀI NAM

iii


MỤC LỤC
Trang tựa (Tiếng Việt) .......................................................................................... i
Trang tựa (Tiếng Anh) ......................................................................................... ii
Lời cảm ơn .......................................................................................................... iii
Mục lục................................................................................................................ iv
Danh sách các chữ viết tắt .................................................................................. vii
Danh sách các bảng ........................................................................................... viii
Danh sách các ảnh ............................................................................................... ix
Danh sách các biểu đồ .......................................................................................... x
Tóm tắt ................................................................................................................ xi
Sumary ............................................................................................................... xii
Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................. 1
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
2.1. Giới thiệu về cây Hồng lộc ........................................................................... 3
2.2. Cơ sở của việc sử dụng chất kích thích sinh trưởng ..................................... 3
2.3. Chất điều hòa sinh trưởng IBA (axit β– indol butyric) ................................. 4
2.4. Chiết cây........................................................................................................ 5
2.4.1. Giới thiệu về chiết cây ............................................................................... 5
2.4.2. Phương pháp chiết cây ............................................................................... 6
2.5. Giâm hom ...................................................................................................... 6
2.5.1. Giới thiệu.................................................................................................... 6
2.5.2. Tiến trình ra rễ của hom ............................................................................. 7

iv



2.5.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả giâm hom ....................................... 8
Chương 3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 9
3.1. Mục tiêu ........................................................................................................ 9
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................. 9
3.3. Nội dung Nghiên cứu .................................................................................... 9
3.4. Phương pháp Nghiên cứu .............................................................................. 9
3.4.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................... 9
3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm................................................................. 10
3.4.2.1. Thí Nghiệm chiết cành .......................................................................... 10
3.4.2.2. Thí nghiệm giâm hom ........................................................................... 11
3.5. Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá ................................................................ 12
3.6. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................... 13
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 14
4.1. Thí nghiệm 1 : Chiết cành ........................................................................... 14
4.1.1. Kết quả theo dõi cành chiết sau nhân giống 15 ngày/ lần ........................ 14
4.1.2. Tỉ lệ ra rễ của cành chiết .......................................................................... 17
4.1.3. Tỉ lệ cành ra mô sẹo chưa hình thành rễ của cành chiết .......................... 18
4.1.4. Số lượng rễ của cành chiết ....................................................................... 20
4.1.5. Chiều dài rễ của cành chiết ...................................................................... 21
4.2. Thí nghiệm 2 : Giâm cành........................................................................... 25
4.2.1. Kết quả theo dõi hom giâm sau nhân giống 10 ngày/ lần ........................ 25
4.2.2. Tỉ lệ ra rễ của hom giâm .......................................................................... 28
4.2.3. Tỉ lệ cành ra mô sẹo chưa hình thành rễ của hom giâm........................... 30
4.2.4. Số lượng rễ của hom giâm ....................................................................... 31

v


4.2.5. Chiều dài rễ của hom giâm....................................................................... 33

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 36
5.1. Kết luận ....................................................................................................... 36
5.2. Kiến nghị ..................................................................................................... 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 38
PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................ 39
PHỤ LỤC 2 ........................................................................................................ 43

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
RCBD : Kiểu thí nghiệm khối đầy đủ ngẫu nhiên
IBA : axit β– indol butyric
NAA : Acid Naphtyl Acetic
IAA : Acid Indole Acetic
NT : Nghiệm thức
REP 1,REP 2,REP 3 : Số lần lặp lại
Ppm : Nồng độ phần triệu
TB : Trung bình
Df : Độ tự do
SS : Tổng bình phương
SV : Nguồn biến động
MS : Trung bình bình phương
R : Tỉ lệ ra rễ của hom giâm và cành chiết

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG


TRANG

Bảng 2.1. Các giai đoạn khác nhau của tiến trình ra rễ, và các yếu tố
ảnh hưởng đến chúng ........................................................................... 7
Bảng 4.1. Kết quả tỉ lệ ra rễ của cành chiết ......................................................... 17
Bảng 4.2. Phân tích phương sai tỉ lệ ra rễ của cành chiết .................................... 17
Bảng 4.3. Kết quả tỉ lệ ra mô sẹo chưa hình thành rễ của cành chiết .................. 18
Bảng 4.4. Phân tích phương sai tỉ lệ ra mô sẹo chưa hình thành rễ của
cành chiết ........................................................................................... 19
Bảng 4.5. Kết quả số lượng rễ TB của cành chiết ............................................... 20
Bảng 4.6. Phân tích phương sai số lượng rễ TB của cành chiết .......................... 20
Bảng 4.7. Kết quả chiều dài rễ TB của cành chiết............................................... 21
Bảng 4.8. Phân tích phương sai chiều dài rễ TB của cành chiết ......................... 22
Bảng 4.9. Kết quả tỉ lệ ra rễ của hom giâm ......................................................... 28
Bảng 4.10. Phân tích phương sai tỉ lệ ra rễ của hom giâm .................................. 28
Bảng 4.11. Kết quả tỉ lệ ra mô sẹo chưa hình thành rễ của hom giâm ................ 30
Bảng 4.12. Phân tích phương sai tỉ lệ ra mô sẹo chưa hình thành rễ của
hom giâm ............................................................................................ 30
Bảng 4.13. Kết quả số lượng rễ TB của hom giâm ............................................. 31
Bảng 4.14. Phân tích phương sai số lượng rễ TB của hom giâm ........................ 31
Bảng 4.15. Kết quả chiều dài rễ TB của hom giâm ............................................. 33
Bảng 4.16. Phân tích phương sai chiều dài rễ TB của hom giâm........................ 33

viii


DANH SÁCH CÁC ẢNH
ẢNH


TRANG

Ảnh 3.1. Khu bố trí thí nghiệm chiết cành cây hồng lộc ................................... 11
Ảnh 3.2. Khu bố trí thí nghiệm giâm cây hồng lộc ........................................... 12
Ảnh 4.1. Kết quả ra mô sẹo của cành chiết sau 15 ngày chiết .......................... 14
Ảnh 4.2. Kết quả ra mô sẹo của cành chiết sau 30 ngày chiết .......................... 15
Ảnh 4.3. Kết quả ra mầm rễ của cành chiết sau 45 ngày chiết .......................... 16
Ảnh 4.4. Số lượng và chiều dài rễ cành chiết .................................................... 24
Ảnh 4.5. Kết quả ra mô sẹo của hom giâm sau 10 ngày giâm .......................... 25
Ảnh 4.6. Kết quả ra mô sẹo của hom giâm sau 20 ngày giâm .......................... 26
Ảnh 4.7. Kết quả ra mô sẹo của hom giâm sau 30 ngày giâm .......................... 27
Ảnh 4.8. Số lượng và chiều dài rễ hom giâm .................................................... 35

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ

TRANG

Biểu đồ 4.1. Biểu đồ tỉ lệ ra rễ của cành chiết ................................................. 18
Biểu đồ 4.2. Biểu đồ tỉ lệ ra mô sẹo chưa hình thành rễ của cành chiết............ 19
Biểu đồ 4.3. Biểu đồ số lượng rễ TB của cành chiết ......................................... 21
Biểu đồ 4.4. Biểu đồ chiều dài rễ TB của cành chiết ........................................ 22
Biểu đồ 4.5. Biểu đồ tỉ lệ ra rễ của hom giâm ................................................... 29
Biểu đồ 4.6. Biểu đồ tỉ lệ ra mô sẹo chưa hình thành rễ của hom giâm ............ 31
Biểu đồ 4.7. Biểu đồ số lượng rễ TB của hom giâm ......................................... 32
Biểu đồ 4.8. Biểu đồ chiều dài rễ TB của hom giâm......................................... 34


x


TÓM TẮT
Đề tài : “Ảnh hưởng của nồng độ IBA đến sự ra rễ của cành chiết và hom
giâm cây Hồng Lộc (Syzygium campanulatum)” được tiến hành tại vườn ươm Bộ
Môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên. Thời gian bắt đầu nghiên cứu từ ngày 1
tháng 3 đến ngày 1 tháng 6 năm 2011.
Nội dung nghiên cứu:
- Ảnh hưởng của nồng độ IBA đến sự ra rễ của cành chiết.
- Ảnh hưởng của nồng độ IBA đến sự ra rễ của hom giâm.
Thí nghiệm chiết cành và giâm hom được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên
(RCBD) với 4 nghiệm thức và 3 lần lặp lại.
Kết quả nghiên cứu: Việc sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng IBA trong
quá trình giâm, chiết cây hồng lộc có sự khác biệt với không sử dụng thuốc.
- Đối với chiết cây khi dùng ở nồng độ 1000 ppm thì cho tỉ lệ ra rễ và chiều
dài rễ cao nhất, còn nồng độ 3000 ppm thì cho số lượng rễ nhiều hơn các
nồng độ khác.
- Đối với giâm hom khi dùng ở nồng độ 2000 ppm thì cho tỉ lệ ra rễ và số
lượng rễ cao nhất, còn nồng độ 3000 ppm thì cho chiều dài rễ tốt hơn các
nồng độ khác.

xi


SUMARY
The research subject: “ The effects of IBA concentration to the producing
roots process of layering stems and cutting stems of Syzygium campanulatum” was
carried at the nursery of Landscaping and Horticulture Department from March 1,
2011 to June 1, 2011.

The research content:
- The effects of IBA concentration to the producing roots process of layering
stems.
- The effects of IBA concentration to the producing roots process of cutting
stems.
The experiment had been set in random blocks (RCBD) with 4 factors and 3
times of repetition.
Results: Using IBA rooting product during layering and cutting process had
different results, compare to not using the product.
- Layering: at 1000 ppm of IBA, the proportion between rooting and roots
length was reached the highest rate. At 3000 ppm of IBA, the layering stems
have numerous new roots, comparing to others concentration.
- Cutting: at 2000 ppm of IBA, the proportion between rooting and roots length
was reached the highest rate. At 3000 ppm of IBA, the layering stems have
numerous new roots, comparing to others concentration.

xii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay yêu cầu về cảnh quan môi trường ngày càng được chú trọng đặc
biệt là mảng xanh trên vỉa hè, dãy phân cách trên đường phố. Khi mảng xanh ngày
càng được phát triển làm phát sinh nhu cầu cung cấp cây xanh cho công trình cũng
lớn theo. Một trong những loài cây hiện đang rất thịnh hành và được sử dụng rất
nhiều đó là cây Hồng Lộc (Syzygium campanulatum). Cây Hồng Lộc là loại cây
thường xanh, lá già có màu xanh bóng, lá lúc còn non có màu đỏ hồng đến vàng rất
đẹp thường được trồng nhiều trong các công trình cảnh quan với việc tạo hình và
xén tỉa thành nhiều hình dạng rất đẹp.
Để có thể cung cấp đầy đủ cây giống cho thị trường, yêu cầu chúng ta phải

nhân giống hiệu quả nhằm tạo nguồn cung lớn và hạ giá thành sản xuất cây. Chúng
ta có thể nhân giống bằng các phương pháp như giâm và chiết cành nhằm để tạo ra
số lượng lớn và rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây. Tuy nhiên việc nhân giống
bằng kỹ thuật giâm và chiết cành cũng không phải dễ dàng.
Các chất kích thích sinh trưởng thực vật đóng một vai trò quan trọng trong sự
hình thành mô sẹo và sự khác biệt giữa rễ và các mô mạch mới sinh. Chúng là các
hóa chất tự nhiên hiện diện với nồng độ thấp trong thực vật. Bên cạnh các kích thích
tố tự nhiên có sẵn trong thực vật, có nhiều hợp chất tổng hợp hay tự nhiên có tác
dụng tương tự. Các chất này có cùng với kích thích tố thực vật thường được gọi
chung là các chất điều chỉnh sinh trưởng của thực vật. Nhằm làm đem lại hiệu quả

1


cho việc nhân giống, chúng ta sử dụng chất kích thích ra rễ để làm tăng tỉ lệ thành
công và giúp cho cành giâm và chiết ra rễ nhanh hơn. Đó là lý do hình thành nên đề
tài “Ảnh hưởng của nồng độ IBA đến sự ra rễ của cành chiết và hom giâm cây
Hồng Lộc (Syzygium campanulatum)”

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu về cây Hồng lộc
Tên khoa học: Syzygium campanulatum
Họ: Myrtaceae
Nguồn gốc xuất xứ: Các nước Châu Á nhiệt đới.
Phân bố ở Việt Nam: Miền Nam.
 Đặc điểm hình thái

-

Thân, Tán, Lá: cây gỗ bụi, nhẵn, phân cành nhánh nhiều. Lá dạng trái xoan
dài, tù ở gốc gần như không cuống, đầu thuôn nhọn, nhẵn, lá già xanh bóng, lá
non có màu đỏ – hồng đến vàng rất đẹp.

-

Hoa, Quả, Hạt: hoa trên cuống dài, đài hợp thành chén, tràng màu trắng mịn.
Quả mọng.
 Đặc điểm sinh lý, sinh thái

-

Tốc độ sinh trưởng nhanh.

-

Phù hợp với khí hậu mát ẩm, lạnh nhưng đủ nắng. Cây trồng bằng hạt hay chiết
cành.

2.2. Cơ sở của việc sử dụng chất kích thích sinh trưởng
Theo tính chất của tế bào thì mỗi tế bào có tính độc lập về sinh lý rất cao,
chúng có thể tái tạo lại các cơ quan không đầy đủ và hình thành nên các cá thể mới.
Đây là đặc tính tự nhiên của thực vật, tuy nhiên việc sử dụng chất kích thích với

3


sinh trưởng và phát triển của thực vật không thể nói là không cần thiết. Vì quá trình

sinh trưởng của thực vật phụ thuộc vào chất kích thích sinh trưởng và ức chế sinh
trưởng trong cây, nồng độ các chất này do yêu cầu sinh lý của cây cần thiết trong
từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của thực vật.
Có 5 nhóm chất kích thích và điều chỉnh chính được phân biệt trên ảnh
hưởng ưu thế của chúng. Đó là auxin, gibberellins, cytokinins, acid abscisic và chất
khí điều chỉnh sinh trưởng ethylene. Nhưng ở đây auxin là nhóm các hóa chất tự
nhiên hay tổng hợp được hình thành từ L-tryptophan. Chất auxin nội sinh là acid
indole aceticc (IAA). Nó được sản xuất trong mầm lá, lá non và hạt đang phát triển
và chuyển xuống gốc (từ ngọn xuống gốc). Chất này ảnh hưởng đến nhiều hoạt
động của thực vật, như nghiên hướng lá ra ánh sáng, tạo ra ưu thế chồi ngọn (ngăn
cản sự phát triển của các chồi bên bằng cách gia tăng sinh trưởng của chồi ngọn )
tạo nên lớp phân cách trong quả và lá, và kích thích sự phát triển của các tế bào.
Ảnh hưởng sau cùng này là rất quan trọng cho tái sinh vô tính nên nó ảnh
hưởng trực tiếp đến sự ra rễ của hom giâm và hàn vết cắt trong kỹ thuật ghép. Ngoài
ra còn có nhiều loại auxin tổng hợp có tác dụng mạnh hơn IAA và được dùng trong
sản xuất nhân giống cây thương mại, đó là Indol Butyric Acid (IBA), Acid Naphtyl
Acetic (NAA).
Như vậy ở thí nghiệm này chất kích thích sinh trưởng tổng hợp được sử dụng
là IBA.
2.3. Chất điều hòa sinh trưởng IBA (axit β– indol butyric)
IBA là một Auxin tổng hợp. Thuộc nhóm chất kích thích sinh trưởng.

4


Tác dụng kích thích ra rễ: trong sự hình thành rễ đặc biệt là rễ bất định, hiệu
quả của auxin là rất đặc trưng. Sự hình thành rễ bất định (cành giâm, cành chiết) có
thể chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn đầu là phản phân hóa tế bào tượng tầng; tiếp
theo là xuất hiện mầm rễ và cuối cùng là mầm rễ sinh trưởng thành rễ bất định chọc
thủng vỏ và ra ngoài. Để có sự phản phân hóa tế bào mạnh mẽ thì cần hàm lượng

auxin khá cao. Các giai đoạn sinh trưởng của rễ cần ít auxin hơn và có khi còn gây
ức chế. Nguồn auxin này có thể là nội sinh, có thể xử lý ngoại sinh. Vai trò của
auxin cho sự phân hóa rễ thể hiện rất rõ trong nuôi cấy mô. Trong môi trường chỉ có
auxin thì mô nuôi cấy chỉ xuất hiện rễ mà thôi. Vì vậy trong kỹ thuật nhân giống vô
tính thì việc sử dụng auxin để kích thích sự ra rễ là cực kì quan trọng và bắt buộc.
2.4. Chiết cây
2.4.1. Giới thiệu về chiết cây
Theo Nguyễn Văn Sở (2004), thuật ngữ chiết cây được dùng để chỉ cho các
loại nhân giống trong đó rễ được tạo trên thân cây trong khi thân cây vẫn còn dính
liền với cây mẹ. Chỉ khi nào rễ được hình thành đầy đủ, cành chiết mới được tách
khỏi cây mẹ và đem trồng như một cây con riêng biệt.
Chiết cành thường áp dụng cho các loại cây khó ra rễ và nó cần nhiều thời
gian để phát triển rễ trên cành chiết. Các kĩ thuật chiết cây thông thường nhất là
chiết cành trên không, chiết đơn thân và tách chiết từ chồi gốc. Trong đó chiết cành
trên không là một kỹ thuật quan trọng.
Quá trình hình thành rễ bất định ở cành chiết có thể chia làm 3 giai đoạn:
-

Giai đoạn đầu là sự tái phân chia mô phân sinh bên tức là một số tế
bào xảy ra sự phân hóa mạnh ở vùng xuất hiện rễ tạo nên một đám tế
bào là mầm mống của rễ.

5


-

Giai đoạn xuất hiện mầm rễ.

-


Giai đoạn cuối là sự sinh trưởng kéo dài của rễ, rễ chui qua vỏ để ra
bên ngoài cành tạo rễ bất định.

2.4.2. Phương pháp chiết cây
Theo Nguyễn Văn Sở (2004), chiết cành bao gồm các bước sau:
-

Chọn cành chiết: chọn cành khỏe mạnh không sâu bệnh, vỏ chuyển màu
bánh tẻ, chiều dài cành chiết phụ thuộc vào độ to nhỏ của cành chiết.

-

Khoanh vỏ: vòng khoanh vỏ phải đủ rộng để ngăn ngừa các mô sẹo lấp vết
thương. Thông thường chiều dài của lớp vỏ khoanh gấp 2-3 lần đường kính
cành chiết. Cạo lớp tế bào thượng tầng, không cạo quá mạnh, không cắt quá
sâu vào phần gỗ của cây vì sẽ làm ngưng trệ việc chuyển nước và làm cho
nhánh cây quá yếu.

-

Bó bầu: bó giá thể quanh đoạn cành bóc vỏ, không xoay vặn bầu quanh cành.
Bề dày của bầu khoảng từ 3-4 lần đường kính cành chiết. Quấn bao nilon và
buộc chặt bằng dây.

2.5. Giâm hom
2.5.1. Giới thiệu
Sử dụng hom vô tính từ thân cây có lẽ là biện pháp thông dụng nhất để nhân
giống vô tính bụi hay cây. Tiến trình giâm hom tương đối đơn giản chỉ đòi hỏi một
diện tích nhỏ để nhân giống, hơn nữa một cây mẹ hay một nhóm cây có thể cho vô

số hom vô tính. Một số lớn các cây trang trí được nhân giống theo biện pháp này.
Các đoạn sau mô tả ngắn gọn và nguyên lý chính của giâm hom và tiến trình ra rễ
của hom, các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến giâm hom và trình bày các bước để
nhân giống vô tính thành công của cây và bụi theo biện pháp này.

6


2.5.2. Tiến trình ra rễ của hom
Giản đồ sau biểu hiện các giai đoạn khác nhau trong tiến trình ra rễ của hom
vô tính và xác định yếu tố nào nội tại và yếu tố nào ở ngoại vi ảnh hưởng đến tiến
trình này.
Bảng 2.1. Các giai đoạn khác nhau của tiến trình ra rễ, và các yếu tố ảnh
hưởng đến chúng

Sự ra rễ của hom vô tính là một tiến trình phức tạp kết quả của sự phối hợp
nhiều yếu tố. Sự thành công của việc lấy hom vô tính khởi sự tình trạng của nguồn
gốc của hom hay cây mẹ và việc này bị chi phối bởi các yếu tố bên trong và bên
ngoài hom. Ngay khi mà hom được thu hoạch từ cây mẹ, nhiều biện pháp cần làm
để đảm bảo điều kiện của hom giúp cho nó ra rễ. Tiến trình này bắt đầu bằng hiện
tượng thành lập mô sẹo, cấu tạo nên các tế bào mới, khởi sự tạo mầm rễ, nối liền
mầm rễ này với các mô mạch của hom, phát triển rễ dài ra và sau cùng một cá thể

7


cây mới hình thành từ hom vô tính. Một lần nữa, nhiều yếu tố nội tại trong hom và
ngoại vi từ môi trường ảnh hưởng đến sự thành công của tiến trình.
2.5.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả giâm hom
Theo Trương Mai Hồng (2003), hom rễ thường chịu tác động của nhiều yếu tố:

 Nhân tố môi trường
-

Nhiệt độ đất và không khí xung quanh.

-

Ánh sáng và độ che bóng.

-

Độ ẩm không khí và giá thể.

-

Thành phần giá thể.

-

Tùy theo mùa.

 Các kích thích tố xử lý
-

Các loại hormone xử lý.

-

Nồng độ của hormone xử lý.


-

Phương pháp xử lý.

-

Thời gian xử lý.

 Các nhân tố nội tại về mặt sinh lý thực vật
-

Tuổi cây mẹ, tuổi hom.

-

Giai đoạn sinh trưởng.

-

Sự hóa gỗ của hom.

-

Vị trí lấy hom.

8


Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu
- Xác định nồng độ IBA thích hợp để kích thích sự ra rễ của cành chiết và hom
giâm cho nhân giống cây Hồng lộc.
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian bắt đầu nghiên cứu từ ngày 1 tháng 3 đến ngày 1 tháng 6 năm 2011.
- Địa điểm: Tại vườn ươm Bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên, trường Đại
học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Ảnh hưởng của nồng độ IBA đến sự ra rễ của cành chiết.
- Ảnh hưởng của nồng độ IBA đến sự ra rễ của hom giâm.
3.4. Phương pháp Nghiên cứu
3.4.1. Vật liệu nghiên cứu
Cây hồng lộc được chọn để nhân giống có đặc điểm như sau:
 Chọn cành chiết
- Cành bánh tẻ trên cây trưởng thành, đường kính 0,25 – 0,5 cm.
- Khoanh vỏ dài 1 – 1,5 cm.
- Dao, kéo, dây nilon, nilon để bó bầu chiết.
- Giá thể chiết cành: xơ dừa.

9


- Que: quấn bông gòn ở đầu để thấm chất kích thích quét lên vết cắt.
 Chọn hom giâm
-

Hom cành dài 10 – 15 cm, còn 3 – 6 lá cắt 1/2 -2/3 phiến lá.

-


Hom được cắt từ cây mẹ là những cành bánh tẻ, chọn cành mập, không sâu
bệnh.

-

Không nên cắt hom vào thời kỳ cây đang sinh trưởng mạnh, nên cắt vào thời kỳ
hoạt động sinh lý trong cây giảm xuống thấp nhất.

-

Nên cắt hom vào sáng sớm hoặc chiều mát vì lúc này độ ẩm không khí cao, khí
khổng trên lá và cành mở nhỏ, lượng nước thoát ra từ cây ít.

-

Hom sau khi cắt nên xử lý và giâm liền, nếu không giâm liền thì phải cho hom
vào nước sạch để giữ cho ống mao quản ở đầu cắt không bị teo lại và mức độ
chuyển nước trong hom được đảm bảo liên tục.
 Vật liệu gồm

- Giá thể giâm hom: tro trấu, xơ dừa.
-

Chậu đất để giâm hom.

- Chất kích thích sinh trưởng IBA.
3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
3.4.2.1. Thí nghiệm chiết cành
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên ngay trên cây với 4 nghiệm

thức và 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp là 5 cành, tổng số cành bố trí thí nghiệm là 60
cành.

10


KHNT
NT 1
NT 2
NT 3
NT 4

Hoạt Chất
IBA
IBA
IBA
IBA

Nồng Độ
0 ppm
1000 ppm
2000 ppm
3000 ppm

Ảnh 3.1. Khu bố trí thí nghiệm chiết cành cây hồng lộc
3.4.2.2. Thí Nghiệm giâm hom
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên (RCBD) với 4 nghiệm thức và
3 lần lặp lại, mỗi lần lặp là 20 hom, tổng số hom bố trí thí nghiệm là 240 hom.

KHNT

NT 1
NT 2
NT 3
NT 4

Hoạt Chất
IBA
IBA
IBA
IBA

11

Nồng Độ
0 ppm
1000 ppm
2000 ppm
3000 ppm


Sơ đồ bố trí thí nghiệm giâm hom
NT1

NT2

NT3

NT4

REP1


NT2

NT4

NT3

NT1

REP2

NT1

NT3

NT2

NT4

REP3

Ảnh 3.2. Khu bố trí thí nghiệm giâm cây hồng lộc
3.5. Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá
Theo dõi quá trình ảnh hưởng của thuốc đến sự ra rễ sau nhân giống 15
ngày/lần đối với cành chiết, còn giâm hom sau nhân giống 10 ngày/lần.
Đánh giá các chỉ tiêu sau nhân giống 3 tháng đối với chiết và 2 tháng đối với
giâm hom.
+ Số hom ra rễ
 Phương pháp : đếm
 Đơn vị : %


12


×