Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ ĐẠM VÀ LƯỢNG NƯỚC TƯỚI ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CỎ BERMUDA (Cynodon dactylon)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN


LÊ THỊ THU CÚC

ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ ĐẠM VÀ LƯỢNG NƯỚC
TƯỚI ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA CỎ BERMUDA (Cynodon dactylon)
Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn: ThS.TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7 / 2011

i


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY
FACULTY OF ENVIRONMENT AND NATURAL RESOURCES


LE THI THU CUC

THE EFFECTS OF CONCENTRATIONS OF NITROGEN
FERTILIZER AND IRRIGATION WATER DOES


THE DEVELOPMENT AND GROWTH OF
BERMUDA GRASS (Cynodon dactylon)

Major: Landscaping & Flowers Garden Technology

GRADUATION THESIS

Advisor teacher: Msc TRUONG THI CAM NHUNG

Ho Chí Minh City
July / 2011

ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm
Khoa Môi Trường và Tài Nguyên đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi
cho em thực hiện luận văn.
Quý thầy cô BM Cảnh quan và Kỹ Thuật Hoa Viên đã tận tình dạy bảo
những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập.
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến :
Cô Trương Thị Cẩm Nhung.đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn.
Giáo viên quản lý vườn ươm BM Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên thầy
Nguyễn Văn Đậm đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho em hoàn thành tốt luận văn.
Xin cảm ơn tất cả các bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt qua trình
thực hiện luận văn.

Tp. HCM, tháng 06 năm 2011

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Thu Cúc

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiện cứu:”Ảnh hưởng của nồng độ đạm và lượng nước tưới đến sự
sinh trưởng và phát triển của cỏ Bermuda (Cynodon dactylon)” từ ngày 15/04/2011
đến 15/06/2011, tại vườn ươm của Bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên
thuộc đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Kết quả thu được như sau:
1. Thí nghiệm 1: Lượng nước tưới tối thiểu để cỏ Bermuda sinh trưởng và
phát triển tốt nhất là 26m3/1 ngày/1 hecta với độ dày giá thể trồng là 12cm và độ
dốc = 0.
2. Thí nghiệm 2: Nồng độ phân đạm tối thiểu để cỏ Bermuda sinh trưởng và
phát triển tốt nhất là 255kgDAP/1 tháng/1 hecta.

iv


SUMMARY
Research subjects: “ The effects of concentraition of nitrogen fertilizer and
irrigation water does the development and growth of Bermuda grass (Cynodon
dactylon) “ was carried out at the nursery of the Environmental Horticulture of
Nong Lam University in Ho Chi Minh city from 15/04/2011 to 15/06/2011.
The results were as follows:
1. Experiment 1: The minimum irrigation water to the best development and
growth of Bemuda grass was 26m3/1 day/1 hectare with a thickness of substrates =

12cm and the slope = 0.
2. Experiment 2: The minimum concentration of nitrogen fertilizer to the
best development and growth of Bermuda gass was 255kd DAP/ 1 month/ 1
hectare.

v


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA TIẾNG VIỆT

i

TRANG TỰA TIẾNG ANH

ii

LỜI CẢM ƠN

iii

TÓM TẮT

iv

SUMMARY

v


MỤC LỤC

vi

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG

x

DANH SÁCH CÁC ẢNH

xi

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

xii

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Ý nghĩa của đề tài


2

1.3 Mục tiêu của đề tài

2

1.4 Giới hạn của đề tài

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1 Khái quát về cỏ trong trang trí cảnh quan

3

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn cỏ che phủ

3

2.1.2 Phân loại cỏ

3

2.2 Khái quát về cỏ Bermuda

4


2.2.1. Phân loại thực vật học cỏ Bermuda

4

2.2.2 Phân bố cỏ Bermuda ở Việt Nam và trên thế giới

5

2.2.3 Đặc điểm hình thái và sinh thái của cỏ Bermuda

5

2.2.3.1 Đặc điểm hình thái

5

2.2.3.2 Đặc điểm sinh thái

6

2.2.4 Việc trồng trọt cỏ Bermuda trên thế giới

6

2.2.5 Công dụng của cỏ Bermuda

7

vi



2.3 Khái quát về phân bón chứa đạm (N)

7

2.3.1 Vai trò của đạm

7

2.3.2 Các loại phân bón chứa đạm

8

2.4 Kỹ thuật xây dựng bãi cỏ

9

2.4.1 Qui trình trồng cỏ

9

2.4.2 Kỹ thuật gieo trồng cỏ từ hạt

10

2.4.3 Kỹ thuật trồng cỏ bằng phương pháp tách bụi

11

2.5 Phòng trừ sâu bệnh trên bãi cỏ


16

2.6 Tình hình nghiên cứu cỏ Bermuda

17

CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

18

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

18

3.2 Điều kiện nghiên cứu

18

3.3 Nội dung nghiên cứu

19

3.4 Vật liệu nghiên cứu

19

3.5 Phương pháp nghiên cứu

20


3.6 Quá trình chăm sóc cỏ

21

3.6.1 Phương pháp chăm sóc

21

3.6.2 Kỹ thuật chăm sóc

22

3.7 Các chỉ tiêu theo dõi

23

3.8 Phương pháp xử lý số liệu

24

CHƯƠNG 4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thí nghiệm xác định lượng nước tưới cho cỏ Bermuda

25

4.1.1 Thí nghiệm A

25


4.1.2 Thí nghiệm B

26

4.2 Ảnh hưởng của lượng nước tưới đến sự sinh trưởng và phát triển của cỏ
Bermuda

27

4.2.1 Ảnh hưởng của lượng nước tưới đến số lượng chồi

27

4.2.2 Ảnh hưởng của lượng nước tưới đến chiều cao của cỏ Bermuda

29

4.2.3 Ảnh hưởng của lượng nước tưới đến số đốt thân bò

31

vii


4.2.4 Ảnh hưởng của lượng nước tưới đến chiều dài đốt thân bò

32

4.2.5 Ảnh hưởng của lượng nước tưới đến chiều dài của rễ


33

4.2.6 Ảnh hưởng của lượng nước tưới đến trọng lượng tươi của cỏ Bermuda 35
4.3 Ảnh hưởng của lượng phân bón đạm đến sự sinh trưởng và phát triển của cỏ
Bermuda

37

4.3.1 Ảnh hưởng của lượng phân bón đạm đến số lượng chồi

37

4.3.2 Ảnh hưởng của lượng phân bón đạm đến chiều cao của cỏ Bermuda

39

4.3.3 Ảnh hưởng của lượng phân bón đạm đến số đốt thân bò

41

4.3.4 Ảnh hưởng của lượng phân bón đạm đến chiều dài đốt

44

4.3.5 Ảnh hưởng của lượng phân bón đạm đến chiều dài của rễ

46

4.3.6 Ảnh hưởng của lượng phân bón đạm đến trọng lượng tươi của cỏ
Bermuda


48

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

51

5.1 Kết luận

51

5.2 Kiến nghị

51

TÀI LIỆU THAM KHẢO

52

PHỤ LỤC

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
 RCBD (Randomized Complete Block Design): Kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên
 ANOVA (Analysis of variance): Phân tích phương sai
 A 1, A 2, A 3, A 4, A 5: Tên của các nghiệm thức của thí nghiệm 1
 B 1, B 2, B 3, B 4, B 5: Tên của các nghiệm thức của thí nghiệm 2
 CV %: Hệ số biến động (Coefficient of Variation)

 TP HCM: thành phố Hồ Chí Minh
 A Nghiệm thức của thí nghiệm 1
 B nghiệm thức của thí nghiệm 2
 TLT: Trọng lượng tươi

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.2 Điều kiện khí hậu khu vực bố trí thí nghiệm

19

Bảng 4.2.1 Ảnh hưởng của của lượng nước tưới đến số lượng chồi

27

Bảng 4.2.2 Ảnh hưởng của lượng nước tưới đến chiều cao của cỏ Bermuda

29

Bảng 4.2.3 Ảnh hưởng của lượng nước tưới đến số đốt thân bò

31

Bảng 4.2.4 Ảnh hưởng của lượng nước tưới đến chiều dài đốt thân bò

32


Bảng 4.2.5 Ảnh hưởng của lượng nước tưới đến chiều dài rễ của cỏ Bermuda

33

Bảng 4.2.6.1 Ảnh hưởng của lượng nước tưới đến trọng lượng sinh khối tươi của
cỏ Bermuda

35

Bảng 4.2.6.2 Hê số tương quan hồi quy của trọng lượng tươi và lượng nước tưới 36
Bảng 4.3.1 Ảnh hưởng của lượng phân bón đạm đến số lượng chồi

37

Bảng 4.3.2 Ảnh hưởng của lượng phân bón đạm đến chiều cao của cỏ Bermuda 39
Bảng 4.3.3 Ảnh hưởng của lượng phân bón đạm đến số đốt thân bò

41

Bảng 4.3.4 Ảnh hưởng của lượng phân bón đạm đến chiều dài đốt

44

Bảng 4.3.5 Ảnh hưởng của lượng nước tưới đến chiều dài rễ của cỏ Bermuda

46

Bảng 4.3.6.1 Ảnh hưởng của lượng nước tưới đến trọng lượng sinh khối tươi của
cỏ Bermuda


47

Bảng 4.3.6.2 Hê số tương quan hồi quy của trọng lượng tươi và lượng nước tưới 48

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
Trang
H2.2.1 Cỏ Bermuda trong tự nhiên

4

H1 – H2 - H3 – H 4 – H5 – H6 Công tác chuẩn bị trước khi tiến hành
thí nghiệm

PHỤ LỤC 2

H7. Trọng lượng sinh khối tươi

PHỤ LỤC 2

H8. Đo chiều dài rễ

PHỤ LỤC 2

H9. Cỏ được 1 tuần sau cắt

PHỤ LỤC 2


H10. Cỏ được 2 tuần sau cắt

PHỤ LỤC 2

H11. Cỏ được 3 tuần sau cắt

PHỤ LỤC 2

H12. Cỏ được 4 tuần sau cắt

PHỤ LỤC 2

H13. Đếm chồi cỏ

PHỤ LỤC 2

H14. Đo chiều dài đốt cỏ

PHỤ LỤC 2

H 15 Đo chiều cao của cỏ

PHỤ LỤC 2

H16. Cỏ bị rêu bám

PHỤ LỤC 2

H17 – H18 Côn trùng sống trong cỏ


PHỤ LỤC 2

xi


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.2.1 Biểu đồ về số lượng ngọn cỏ Bermuda

28

Biểu đồ 4.2.2 Biểu đồ về chiều cao của cỏ Bermuda

30

Biểu đồ 4.2.3 Biểu đồ về số đốt cỏ Bermuda

31

Biểu đồ 4.2.4 Biểu đồ về chiều dài của đốt cỏ

33

Biểu đồ 4.2.5. Biểu đồ về chiều dài rễ của cỏ Bermuda

34

Biểu đồ 4.2.6 Biểu đồ về trọng lượng sinh khối tươi của cỏ Bermuda

36


Biểu đồ 4.3.1 Biểu đồ về số chồi cỏ

39

Biểu đồ 4.3.2 Biểu đồ về chiều cao của cỏ

41

Biểu đồ 4.3.3 Biểu đồ về số đốt than bò

43

Biểu đồ 4.3.4 Biểu đồ về chiều dài của đốt cỏ

46

Biểu đồ 4.3.5 Biểu đồ về chiều dài của rễ

47

Biểu đồ 4.3.6 Biểu đồ về trọng lượng sinh khối tươi của cỏ

48

xii


CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Trong thời đại mới hiện nay với nhiều ngành công nghiệp phát triển ồ ạt gây
ra những ảnh hưởng to lớn đến môi trường sống của chúng ta nhất là những thành
phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh. Việc góp phần vào sự ô nhiễm môi trường
đất, nước, không khí đó là các sân golf. Công tác trồng cỏ phủ xanh các sân gofl là
việc hết sức cần thiết và bình thường đối với các sân gofl, họ cần trồng cỏ tốn ít chi
phí và có kết quả nhanh chóng nên đã không tiếc rãi hàng tấn các loại phân bón hóa
học lên bãi cỏ và tốn hàng tỷ tấn nước để tưới cỏ trong khi lượng nước ngọt của
chúng ta đang ngày càng ít đi do ô nhiễm môi trường. Vì chúng ta đang trên đà phát
triển về kinh tế văn hóa và xã hội để hội nhập với thế giới về mọi mặt kể cả thể dục
thể thao nên chúng ta không thể cấm các sân gofl hoạt động, cấm các sân gofl trồng
cỏ, ta chỉ có thể hạn chế đến mức thấp nhất việc bón phân hóa học nhầm đảm bảo
phát triển bền vững lâu dài với môi trường, và tưới nước để hạn chế lượng nước
thất thoát một cách vô ích. Tiết kiệm luôn là quốc sách ở mọi thời đại.
Cỏ Bermuda là một trong số các loại cỏ được trồng với diện tích tương đối
lớn ở các sân gofl nên tôi chọn cỏ Bermuda cho đề tài nghiên cứu này. Hiện nay
vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học chính thức nào về việc sử dụng phân đạm và
lượng nước tưới lên cỏ Bermuda. Vì những lý do khách quan và chủ quan kể trên
và được sự hướng dẫn của cô Trương Thị Cẩm Nhung tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Ảnh hưởng của nồng độ đạm và lượng nước tưới đến sự sinh trưởng và phát
triển của cỏ Bermuda (Cynodon dactylon)”


1.2 Ý nghĩa của đề tài
Đề tài có giá trị thực tiễn là xác định được lượng nước tưới tối thiểu và nồng
độ bón đạm tối thiểu giúp cỏ Bermuda sinh trưởng và phát triển tốt nhất nhằm tiết
kiệm lượng nước tưới và phân bón đạm trong quá trình chăm sóc cỏ Bermuda trong
cảnh quan.
Giúp các sân golf giảm chi phí phân bón và nước tưới cho việc trồng cỏ, hạn
chế rải phân hóa học vào đất và tưới nước nhiều gây hao phí nguồn nước.

1.3 Mục tiêu của đề tài
Xác định nồng độ phân đạm và lượng nước tưới thích hợp với điều kiện
chăm sóc cỏ ở TP.HCM đối với giống cỏ Bermuda.
1.4 Giới hạn của đề tài
đề tài được thực hiện tại vườn ươm của Bộ Môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật
Hoa Viên – Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh nên chỉ mang đặc
tính của vùng địa lý hẹp.


CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Khái quát về cỏ trong trang trí cảnh quan
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn cỏ che phủ
- Đẹp, phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ: thấp, lá nhỏ, mọc đều, màu lá tươi, giữ
được màu xanh dài trong năm.
- Có sức chống chịu tốt: chịu cắt xén, chịu được giẫm đạp. Có sức đề kháng
cao (khí hậu nóng,lạnh, sâu bệnh…), cạnh tranh với cỏ dại tương đối mạnh.
- Cây lưu niên, dễ trồng, dễ nhân giống, sinh trưởng nhanh
2.1.2 Phân loại cỏ
Trong chuyên ngành cây xanh đô thị cỏ được phân loại căn cứ vào độ rộng
lá và chiều cao cây. Theo độ rộng lá có thể chia làm 2 nhóm cỏ:
- Cỏ lá rộng: thân thô, sinh trưởng mạnh thích hợp trồng trên diện rộng
- Cỏ lá nhỏ hẹp: cả thân và lá đều nhỏ. Có thể kết thành bãi cỏ dày. Sức sinh
sản yếu nên cần đất tốt có ánh sáng đầy đủ.
Theo chiều cao cây cũng được chia thành 2 nhóm:
- Cỏ thấp: chiều cao cây <20cm, dễ hình thành bãi cỏ thấp, rậm rạp, chăm
sóc thuận tiện. Đa số loài cỏ này thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới nắng
nóng. Nhân giống theo phương pháp tách bụi, giá thành cao.
- Cỏ cao: chiều cao cây khoảng 30 – 100 cm. Thường được nhân giống bằng

gieo hạt, mọc nhanh. Trong thời gian ngắn có thể thành bãi cỏ. Thích hợp trồng nhanh.
Theo loại hình phân chồi có thể chia làm 3 nhóm là:
- Phân mầm chồi thưa: từ một hạt giống có thể phân ra vài chục chồi.


- Phân mầm chồi dày: tất cả cành và rễ là bất định, phân mầm xảy ra giữa
các đốt trên mặt đất, các đốt ngắn gần như liền sát nhau vì thế mầm chồi dày đặt ở
gần gốc.
- Mầm chồi rễ: mỗi đốt thân mầm hình thành rễ bất định, từ rễ mọc lên cây.
Một số cỏ được trồng làm thảm cỏ hiện nay:
-

Cỏ Bermuda (Cynodon dactylon L.) tên tiếng Anh là Bermuda grass.

-

Cỏ Kentucky (Poa pratensis L.) tên tiếng anh là Kentucky bluegrass.

-

Cỏ lá gừng (Axonopus compressus P.Beauv).

-

Cỏ lông heo ( Zoysia tenuifolia).

-

Cỏ nhung (Zoysia japonica).


Theo Cao Quốc Chánh và Đinh Quang Diệp, (2009).
2.2 Khái quát về cỏ Bermuda
2.2.1. Phân loại thực vật học cỏ Bermuda
Tên khoa học: Cynodon dactylon ((L.) Pers.)

H2.2.1. Cỏ Bermuda trong tự nhiên
Nguồn
Tên gọi ở một số nơi trên thế giới
 Australia: cỏ giường (green couch).
 Mỹ: Bermuda grass
 Fiji: kabuta.


 Bangladesh: cỏ "dhoub".
 Nam Phi: cỏ Bahama.
 Peru: chepica brave, came de niño, pate de perdiz, gramilla blanca.
 Cuba: hierba-fina.
 Suriname: cỏ dữ (griming), tigriston.
 Việt Nam: Cỏ gà hay còn gọi là cỏ chỉ, cỏ ống, cỏ Bermuda
Theo trang web />2.2.2 Phân bố cỏ Bermuda ở Việt Nam và trên thế giới
Cỏ Bermuda là một loài thực vật lưu niên thuộc họ hòa thảo, mọc hoang dã
hoặc được trồng tại những vùng có khí hậu ấm ở nhiều nơi trên thế giới. Cỏ
Bermuda được cho là có nguồn gốc từ châu Phi hoặc châu Á.
Cỏ Bermuda hiện diện ở khắp các miền nhiệt đới, cận nhiệt đới và ven biển
vùng ôn đới trên thế giới từ 30° vĩ Bắc đến 31,4° + 7,5° vĩ Nam. Nó có thể sống ở
độ cao từ mực nước biển cho đến độ cao 2.300 m. Ở Việt Nam, cỏ gà thường mọc
ở bờ sông, sườn đê, bãi cỏ tự nhiên trên khắp các vùng.
Theo trang web
2.2.3 Đặc điểm hình thái và sinh thái của cỏ Bermuda
2.2.3.1 Đặc điểm hình thái

Cỏ Bermuda có thân rễ bò dài ở gốc, thẳng đứng ở ngọn, cứng, có từ 8 đến
40 cọng, có khi cao tới 90 cm. Cỏ Bermuda bò chằng chịt vào nhau thành thảm cỏ
dày đặc.
Lá phẳng hình dài hẹp, nhọn đầu, màu vàng lục, mềm, nhẵn hoặc có lông,
mép hơi ráp. Lá có thể thay đổi màu sắc từ xanh đậm sang xanh nhạt, trắng khi thời
tiết biến đổi.
Cụm hoa thường dài từ 3 đến 6 cm gồm từ 3 đến 7 bông con (hiếm gặp hơn
là 2 bông) dài khoảng 2-3 mm xếp hình ngón, đơn, mảnh. Các ngón hoa thường tạo
thành một vòng nhưng cá biệt có thể thành 2 vòng với 10 cụm hoa.
Hạt giống: hạt hình trứng, khoảng 1,5mm màu vàng ánh đỏ.
2.2.3.2 Đặc điểm sinh thái


Cỏ Bermuda ưa nóng nên sinh trưởng kém về mùa đông. Nhiệt độ lý tưởng
cho cỏ Bermuda sinh trưởng là khoảng 35°C cho đến 37,5°C. Nhiệt độ tối thiểu cho
cỏ Bermuda sinh trưởng là trên 10°C vào ban ngày, nó phát triển rất chậm khi nhiệt
độ xuống đến mức 15°C. Nhiệt độ -3 đến -2°C (26 - 28,4°F) thường giết lá và thân
cây nhưng thân rễ tốn tại và có thể mọc lại vào mùa xuân.
Cỏ Bermuda thường sinh trưởng ở những vùng có lượng mưa hàng năm từ
650 đến 1.750 mm. Cỏ Bermuda chịu úng ngập tốt , ở Bangladesh, nó có thể sống
sót khi bị ngập nước tới 6 m trong vài tuần, đồng thời cũng có khả năng chịu hạn cao
nhờ thân rễ như ở Gruzia, Mỹ. Cỏ Bermuda thích hợp với nhiều loại đất và ưa đất ráo
nước, nó cũng thích ứng tốt với đất mặn nhưng sinh trưởng chậm. Cây con có khả
năng bén rễ rất nhanh và sau đó phát triển mạnh. Cỏ Bermuda phù hợp trồng ở
những nơi khô cằn và có mực nước thấp, nó có thể không hoạt động từ 6 – 7 tháng.
Cỏ Bermuda là loài ưa ánh sáng và thường chết khi bị che bởi bóng râm. Tuy
nhiên sự ra hoa ở cỏ Bermuda không phụ thuộc vào độ dài của ngày. Cỏ Bermuda
cũng có khả năng chịu đựng rất tốt trước các tác nhân bên ngoài như sự giẫm đạp và
ngắt lá cũng như vẫn có khả năng sinh tồn khi bị lửa to nhờ thân rễ rộng.
PH đất: cỏ Bermuda chịu được khoảng PH rộng từ 5,0 – 8,0 nhưng phát triển

tốt nhất khi pH > 5,5.
2.2.5 Việc trồng trọt cỏ Bermuda trên thế giới
Cỏ Bermuda thường được trồng bằng thân cho tỷ lệ hạt nảy mầm không cao.
Nếu trồng bằng thân thì đất chỉ cần xới sơ là đủ còn nếu trồng theo phương pháp
gieo hạt thì đòi hỏi cày bừa kỹ hơn. Hạt được rắc lên bề mặt đất trồng rồi xới đều
với mật độ 9-11 kg/ha, mùa gieo hạt là mùa hè. Mỗi kg hạt cỏ Bermuda có khoảng
4.489.000 hạt.
Cỏ Bermuda với phân bón thích hợp có thể đạt năng suất 6 tấn cỏ phơi khô
ngoài trời với 4 đợt cắt ở Gruzia; tại Mỹ, các tài liệu ghi nhận năng suất mỗi tháng
là 1.000 đến 3.000 kg vào mùa hè và 100 đến 1.200 kg cỏ khô vào mùa đông. Ở
Việt Nam, vào thập niên 1970, người ta đã nhập giống cỏ Bermuda năng suất cao
từ Cuba để làm bãi chăn thả trâu, bò.


2.2.6 Công dụng của cỏ Bermuda
Cỏ Bermuda sinh trưởng mạnh, chịu giẫm đạp, ngắt lá tốt nên thích hợp cho
các bãi chăn thả súc vật, thảm cỏ sân golf mặt sân vận động, thảm cỏ công
viên....Cỏ Bermuda được chăm bón tốt có giá trị dinh dưỡng cao và cỏ khô cũng có
thể là thức ăn dự trữ tốt đối với gia súc. Cỏ thu hoạch sau 8 tuần có năng suất cỏ
khô cao hơn nhưng thành phần protein thô thấp hơn so với cỏ thu hoạch sau 4 tuần.
Tại Zimbabwe, một hecta cỏ Bermuda bón 270 kg phân đạm và 38 kg phân lân và
chăn thả bê với mật độ khoảng 12,4 con/ha có thể cho 480 cân thịt hơi.
Trong y học cổ truyền Việt Nam, rễ cỏ Bermuda được coi là có vị ngọt, tính
bình, có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, giảm ho, dùng dưới hình thức thuốc sắc hoặc
cao lỏng hay kết hợp với những vị thuốc khác.
2.3 Khái quát về phân bón chứa đạm (N)
Phân bón là một trong những điều kiện để cây trồng nói chung và cỏ
Bermuda nói riêng có thể tổng hợp và điều tiết dinh dưỡng hữu cơ. Ngoài ra phân
bón còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây. Phân bón vô cơ là loại phân không
thể thiếu được trong việc cung cấp dinh dưỡng cho các thảm cỏ để chúng xanh tươi

quanh năm đáp ứng mục đích làm đẹp của cảnh quan.
Các chất dinh dưỡng trong phân bón: Đạm (N), Lân (P2O5), Kali (K),
Cancium (Ca), Magesium (Mg), Sulfur(S), Sắt (Fe), Maganese (Mn), Kẽm (Zn),
Đồng (Cu). Trong đó N, P, K là 3 nguyên tố chính được gọi là nguyên tố đa lượng
(nguyên tố mà cây trồng cần nhiều nhất).
2.3.1 Vai trò của đạm
Theo Hoàng Đức Bình, 2010
Đạm là thành phần tạo nên Protein, acid nucleotic, diệp lục tố, các loại men
và các loại sinh tố. Vì thế N rất cần thiết cho sự phát triển của cỏ Bermuda. Cung
câp đạm đầy đủ làm tăng hàm lượng protein trong lá, sự tổng hợp diệp lục tố tăng
làm tăng số chồi, cây cứng cáp và phát triển nhanh.
Đạm và Lân ảnh hưởng đến khả năng di truyền của cây vì chúng nằm trong
AND và ARN, nơi lưu trữ các thông tin di truyền của nhân bào. Đạm có tác dụng


thúc đẩy quá trình quang hợp và các hoạt động sống của cây, kích thích bộ rễ giúp
cây huy động mạnh các thức ăn trong đất. Cây thiếu đạm sẽ còi cọc, chiều cao
giảm, bị vàng lá và giảm kích thước lá, dễ bị sâu bệnh..
Đạm là chất dinh dưỡng có tầm quan trọng nhất nên hay thiếu hụt trong sản
xuất cây trồng. Vì thế các hệ thống cây trồng trừ các cây họ đậu thì đều phải cung
câp đạm. Nghiên cứu về các trạng thái của đạm trong đất là việc rất cần thiết để tối
thiểu hóa lượng đạm trong sản xuất nông nghiệp nhằm giảm giá thành trong sản
xuất kinh doanh trong nông nghiệp và hạn chế ô nhiễm môi trường đất. nước …
2.3.2 Các loại phân bón chứa đam
Một số loại phân bón chứa hàm lượng đạm cao thường được sử dụng trong
nông nghiệp.
Urea (CO(NH2)2):
-

Là phân bón có hàm lượng N cao nhất, chiếm 46% N..


Ammonium nitrat (NH4NO3):
-

Chứa 26 – 27% N, đạm nitrat tỷ lệ cao có đến 33 – 34,5% N.
Ammonium chloride ( NH4Cl):

-

Chiếm 25% N, 66% Cl.

Ammonium sulfute (NH4)2SO4 (SA):
-

Chiếm 20 – 21% N, 23 – 24% S và 0,025 – 0,05% SO42 - tự do.

Diammonium phosphate ( NH4HPO4 ): (DAP)
-

Chứa 18% N và 48% P2O5

Cancium nitrat (Ca(NO3)2):
-

Chứa 15,5% N và 25% CaO.

Potassium nitrat (KNO3):
-

Chứa 13% N và 37% K ( 44% K2O)


Monoammonium phosphate ( NH4HPO4 ):
-

Chứa 11% N và 48% P2O5.

2.4 Kỹ thuật xây dựng bãi cỏ
Theo Cao Quốc Chánh và Đinh Quang Điệp, 2009


Gieo ươm, nhân giống cỏ cảnh tại vườn là công việc của nhà sản xuất cung
cấp giống và việc trồng cỏ cảnh trên các công trình lại là một yêu cầu khác đặt ra
cho các nhà thiết kế, trồng và bảo dưỡng sân cỏ.
2.4.1 Qui trình trồng cỏ
Chuẩn bị đất
Cũng như trồng cây, trước khi trồng cỏ ta phải phân tích các yếu tố như:
nhiệt độ, ánh sáng và các điều kiện môi trường khác (sương muối, gió…) ảnh
hưởng đến sinh trưởng của cỏ.
- Mực nước ngầm sâu khoảng >1 m.
- Độ pH tối thích là 6,0 – 7,5. Nếu pH thấp < 6 bón vôi sau khi cày xới đất.
- Cày sâu 20 – 25 cm, làm đất tơi xốp, mịn, thu lượm cỏ dại và sỏi đá.
- Trường hợp bãi cỏ rộng thì phải làm mặt đất có độ dốc khoảng 1 – 2% để
thoát nước. Nếu trên bãi cỏ có đường đi hoặc đường cho xe chạy ở giữa thì cần làm
nến đất trồng cỏ thấp hơn mặt đường 2 – 5cm để nước không chảy qua hay đọng lại
trên mặt đường.
Chăm sóc bãi cỏ
Bao gồm cắt xén bằng các loại máy cắt cỏ. Cần cắt xén cỏ thường xuyên với
hai tác dụng là giữ bề mặt bãi cỏ luôn bằng phẳng và cỏ luôn ra lá xanh non có màu
sắc tươi đẹp. Với các loại cỏ mọc nhanh vào mùa hè nên cắt xén khoảng 15 – 20
ngày một lần. Nếu để cỏ phát triển thân cao thì không đẹp, lá gốc vàng chết dễ làm

úng gốc thân. Chăm sóc hợp lý theo nguyên tắc:
-

Làm sao để bãi cỏ vẫn sinh trưởng bình thường và luôn giữ được vẻ đẹp.

-

Nếu cỏ sinh trưởng nhanh cần cắt thường xuyên hơn, duy trì độ cao của
cỏ là 4 – 6 cm.

-

Sau khi mưa cần ép cỏ xuống.

2.4.2 Kỹ thuật gieo trồng cỏ từ hạt
Thiết lập vùng trồng cỏ chất lượng cao thường được làm từ gieo hạt, mặc dù
có thể dung phương pháp tách bụi. Tách bụi sẽ giúp hình thành bãi cỏ sớm hơn


nhiều so với trồng bằng hạt. Nhưng trồng bằng hạt sẽ tiết kiệm được chi phí và đơn
giản hơn. Những quy tắc sau sẽ giúp tạo thành bãi cỏ xanh tốt trong nhiều năm.
Chuẩn bị vườn ươm
Nên phân tích chất đất. Kết quả kiểm tra sẽ quyết định cách bón và liều
lượng phân bón. Điều chỉnh các thiếu sót về dinh dưỡng và pH theo kết quả xét
nghiệm. Xới đất với độ sâu 10 – 15 cm, trộn đất với phân bón lót và các chất bổ
sung khác.
Làm đất tơi xốp, làm đất kỹ ngay từ đầu sẽ tránh được tình trạng gồ ghề gây
khó khăn cho việc xén tỉa sau này. Tưới ẩm đất nhiều lần sau đó gieo hạt lên trên.
Sau khi đất đã được chuẩn bị, tiến hành bón lót để cung cấp dinh dưỡng cho hạt nảy
mầm và cây con phát triển. Bón lót phân hữu cơ hoai mục và phân super lân.

- Gieo hạt: Thời gian gieo hạt thích hợp nhất là cuối hè đầu thu hoặc mùa
xuân. Độ ẩm đất phù hợp, đất ẩm và ít cỏ dại. Trước khi gieo cần thử tỷ lệ nảy
mầm. Xử lý hạt bằng dung dịch NaOH 0,5%, ngâm trong 21 giờ, vớt ra rửa sạch
hong khô rồi đem gieo. Có thể dung máy rải hạt để gieo hạt Tùy loại cỏ mà có số
lượng hạt gieo thích hợp trên 1m2.
Sau khi gieo hạt cần phải đảm bảo đủ lượng ánh sáng tán xạ cho vườn ươm
để hạt nảy mầm nhanh sớm hình thành nên bãi cỏ. Phủ đất bằng một lớp rơm mỏng
để tránh xói mòn và giữ nước. Chỉ cần che phủ 50% mặt đất, nếu lớp phủ quá dày
sẽ che bóng cỏ non.
- Tưới nước: sau khi gieo hạt cần tưới nước giữ ẩm thường xuyên. Sau 3 – 5
ngày hạt sẽ nảy mầm. Bãi cỏ mới gieo hạt cần được tưới nước 2 – 4 lần/ ngày. Sau
khi hạt nảy mầm và cỏ non mọc lên vẫn phải duy trì 2 – 4 lần tưới/ ngày. Mỗi lần
tưới thấm sâu 2,5 – 5 cm nhưng không làm đọng nước. Giảm số lần tưới khi cỏ cao
khoảng 5cm. Khi bãi cỏ đã qua 4 – 5 lần cắt xén thì áp dụng chế độ tưới đẫm cách
khoảng vài ngày.
- Xén tỉa: Xén cỏ sẽ giúp bãi cỏ hình thành nhanh hơn. Nên bắt đầu cắt khi
vài bụi cỏ đã đủ chiều cao 3 – 5cm. Lần đầu xén 10% chiều cao, lần 2 tỉa 20 – 30 %
và các lần cắt sau tiếp tục cắt ở mức này. Không nên đợi cỏ quá cao mới cắt xén.


Sau khi cắt được 3 – 4 lần thì có thể điều chỉnh mức cắt cố định khoảng 6 – 8 cm.
Không được xén quá 1/3 chiều cao cỏ.
- Bón phân: Cỏ non có bộ rễ yếu nên có thể không hấp thu dinh dưỡng hiệu
quả. Do đó, cần bón phân nhiều lần cho bãi cỏ non. Bón lần đầu 4 tuần sau khi hạt
nảy mầm và thêm 1 lần nữa 10 tuần sau khi hạt nảy mầm. Bón phân hóa học NPK
tỉ lệ 4:1:2.
- Nhổ cỏ dại bằng phương pháp nhổ thủ công.
Trên diện tích lớn có thể dùng các loại thuốc diệt cỏ chọn lọc, phun thuốc sau
khi xén tỉa lần thứ 3 hay thứ 4, không được phun quá sớm vì sẽ làm hại đến cây con.
2.4.3 Kỹ thuật trồng cỏ bằng phương pháp tách bụi

Cũng như bãi cỏ gieo hạt, muốn trồng cỏ thành công và bền đẹp lâu dài thì
cần phải làm kỹ theo quy trình kỹ thuật.
Chuẩn bị
Mặc dù khâu chuẩn bị đất trồng là yếu tố quan trọng để đạt được thành công
nhưng nó thường ít được chú ý. Sau khi cày xới đất, lượm bỏ đá sạn. Tạo mặt
phẳng nghiêng vừa tạo 1 lớp đất dày ít nhất 10cm.
Xét nghiệm mẫu đất, rải vôi để điều chỉnh độ pH. Sau khi cày đất nên bón
lót để kích thích ra rễ. Chọn phân có tỉ lê P cao hơn N và K để tránh cháy rễ và
tránh thân ngọn mọc quá cao trong khi rễ chưa vững. Tưới đẫm nước nhiều lần.
Trồng cỏ
Khi mua đám cỏ cần chú ý độ dày cỏ, loại đất, cỏ dại và mức độ phát triển.
Cắt lấy cỏ ở độ sâu 0,5 – 1,2 cm và lấy luôn lớp đất. Cỏ non lá nhỏ dễ cắt, dễ vận
chuyển và mau ra rễ hơn. Chọn mua cỏ được trồng trên đất gần giống với đất sân
bãi nơi dự định đặt cỏ để tránh tình trạng 2 lớp đất khiến rễ khó ăn sâu và hạn chế
dòng chảy. Đám cỏ sạch cỏ dại chứng tỏ tình trạng sinh trưởng tốt. Nên vận chuyển
cỏ ngay trong ngày sau khi cắt. Không được để đám cỏ quá khô. Nếu không thể
trồng ngay thì nên phun sương lên mặt cỏ và đất nhưng không được tưới quá ẩm.
- Trồng trải thảm bằng các miếng cỏ xếp sát nhau vì ngoài rìa là nơi dễ khô
héo. Nếu bãi đất có độ dốc thì nên trồng cỏ từ dưới lên trên. Độ dốc lớn hơn 10%


thì cần ghim cỏ xuống đất. Dùng cọc gỗ ghim các miếng cỏ lại sát nhau và lấy ra
sau khi cỏ đã bén rễ.
Ngoài ra có thể trồng cỏ trực tiếp bằng cách nhân giống vô tính như:
- Gieo bằng đốt thân ngầm: cắt từng đoạn ngắn để trồng. Mỗi đoạn tối thiểu
có một mắt, một đốt, rồi gieo trải đều trên mặt đất sau đó lấp đất dày 1cm, nén nhẹ.
- Tách chồi: tách bụi cỏ thành các chồi (từng bẹ tép có rễ), trồng với mật độ
dày, phủ toàn diện mặt đất theo từng dải hay theo từng đám.
Bước cuối cùng là nhẹ nhàng lăn bãi cỏ để làm xẹp đi các túi khí giữa lớp cỏ
và đất, tăng tiếp xúc giữa cỏ và đất, tăng tiếp xúc giữa cỏ và đất mới rồi tưới thật

đẫm. Tránh giẫm đạp lên cỏ mới trồng.
Chăm sóc:
Bón phân
Bãi cỏ cần được bón phân để duy trì màu sắc, độ dày và sức sống. Cỏ càng
mạnh càng có sức chống chịu nắng nóng, khô hạn, sự tàn phá do giẫm đạp. Lượng
phân bón hàng năm phụ thuộc vào một số yếu tố môi trường, có thể điều chỉnh
lượng phân bón ít hay nhiều hơn.
-

Yêu cầu riêng: một bãi cỏ dày đặc và xanh đậm cần nhiều phân bón hơn,
nên cũng cần tưới nước và cắt xén nhiều hơn.

-

Loài: cỏ lông heo, cỏ lá gừng cần nhiều phân bón hơn cỏ nhung và các
loại cỏ thấp, lá mỏng khác.

-

Thời tiết: mùa mưa cỏ sinh trưởng mạnh nên cần nhiều phân hơn mùa
khô, nguyên tắc này cũng áp dụng khi tưới nước (tưới nhiều bón phân
nhiều hơn khi tưới ít).

-

Loại đất: đất cát và đất sét cần nhiều phân hơn đất thịt. Loại đất và độ pH
có ảnh hưởng lớn đến lượng P và K cần bón.

-


Tuổi và chất lượng của bãi cỏ hiện tại: bãi cỏ mới trồng hoặc cỏ thưa cần
nhiều phân bón hơn trong vài năm đầu.

-

Phần xác cỏ bị xén nên để lại trên sân chứ không cần thu gom. Xác cỏ sẽ
giúp tăng ẩm độ, chất hữu cơ và bổ sung thêm cho lớp phủ bề mặt.


Mặc dù nên bón phân đủ NPK nhưng N là quan trọng nhất. Có hai loại phân
N, loại hòa tan có tác dụng nhanh trong vòng 1 tuần và có thể làm cháy lá nếu bón
không đúng cách, loại chậm tan có thể duy trì 3 đến 10 tuần hay lâu hơn nữa.
Bón phân đạm chậm tan vào cuối mùa mưa. Chú ý trải phân thật đều trên toàn
bộ bãi cỏ, tưới đẫm nước sau khi bón phân. Không bón phân khi trời nắng nóng.
Tưới tiêu
Cung cấp đủ nước tưới là ưu tiên hàng đầu. Tưới nước hàng ngày trong suốt
2 tuần đầu. Vào những ngày nắng nhiều, cần tưới thêm vào cuối buổi trưa khi cỏ đã
mất nhiều nước. Sau 10 – 14 ngày, thực hiện kiểm tra độ phát triển rễ cỏ bằng cách
thử nhổ cỏ lên. Nếu cỏ chống lại được lực kéo thì giảm số lần tưới nước nhưng tăng
khối lượng nước tưới mỗi lần.
Cần cung cấp vừa đủ nước tưới trong mùa khô, tránh tưới quá nhiều. Mặc dù
thiếu nước sẽ làm hại cỏ, nhưng thừa nước lại càng làm hại cỏ hơn vì làm gia tăng
cỏ dại, lây truyền sâu bệnh, rễ cỏ ăn không sâu và lãng phí nước không kinh tế.
Giảm dần số lần tưới và tăng độ sâu thấm nước theo độ lớn của cỏ.
Bãi cỏ thiếu nước sẽ chuyển sang màu xám. Trong tinh trạng này cần tưới
ngay khi bãi cỏ mới bắt đầu bị héo thì cỏ có thể phục hồi nhanh. Nếu quá khô cỏ sẽ
ngừng sinh trưởng, ngã sang màu nâu và có thể chết. Tưới nước kịp thời có thể
giúp cỏ tồn tại nhưng khoảng 2 tuần sau cỏ mới có thể phục hồi lại hoàn toàn. Khi
cỏ bị khô héo, lá ngã màu nâu và có thể chết đi nhưng đỉnh sinh trưởng và bộ rễ
vẫn còn sống, cỏ bước vào trạng thái ngủ thứ cấp là một hình thức tự bảo vệ. Cỏ có

thể ở trong giai đoạn “miên trạng” 4 – 6 tuần. Khi được cung cấp nước trở lại hay
trời mưa nhiều, cỏ sẽ phục hồi dần.
Không nên dùng chế độ tưới tự động định sẵn thời gian vì có thể tưới quá nhiều
gây hại cho bãi cỏ. Cần quan sát tình trạng cỏ để tưới chỉ khi nào cỏ cần nước.
- Bãi cỏ mới trồng từ tách bụi cần tưới 1 – 2 lần/ ngày. Không được tưới quá
nhiều làm ướt sũng lớp đất bên dưới khiến rễ không bám vào được.
- Đối với bãi cỏ trồng trên đất nhiều cát, tăng số lần tưới và giảm lượng nước
tưới cho mỗi lần, dùng phân bón chậm tan để chất dinh dưỡng không bị rửa trôi.


×