Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CỎ, KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CỎ SÂN GOLF TẠI MỘT SỐ SÂN GOLF THUỘC KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

LÝ THỊ DIỆU LAN

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CỎ, KỸ THUẬT TRỒNG VÀ
CHĂM SÓC CỎ SÂN GOLF TẠI MỘT SỐ SÂN GOLF
THUỘC KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

LÝ THỊ DIỆU LAN

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CỎ, KỸ THUẬT TRỒNG VÀ
CHĂM SÓC CỎ SÂN GOLF TẠI MỘT SỐ SÂN GOLF
THUỘC KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ.

Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


GVHD: ThS. TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011

i


MINISTRY OF EDUCATION AND TRANING
AGRICULTURE AND FORESTRY UNIVERSITY HO CHI MINH CITY
****************

LY THI DIEU LAN

GOLF COURSE TURF GRASS INVESTIGATION: TURF
GRASS PLANTING METHODS AND GROUNDS
MAINTENANCE PROCESS AT THE
SOUTHEAST VIETNAM

Department of
Landscaping and Environmental Horticulture

GRADUATION ESSAY ABSTRACT

Instructors: TRUONG THI CAM NHUNG, MSc

Ho Chi Minh City
July, 2011

ii



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh, tôi đã nhận được sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của các thầy cô và bạn bè. Để
hoàn thành tốt luận văn này tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
Khoa Tài Nguyên Môi Trường.
Các thầy cô trong Bộ môn Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên.
Các thầy cô đã giảng dạy Lớp DH07CH trong suốt 4 năm học tại trường.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc Cô Trương Thị Cẩm Nhung – Giảng
viên Bộ môn Cảnh Quan và Kỹ thuật Hoa viên đã giúp đỡ và hướng dẫn tôi tận
tình trong suốt quá trình chuẩn bị và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô Cao Thị Ngọc Cương, người đã
có những ý kiến đóng góp quý báu giúp cho luận văn hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và các anh chị thuộc bộ phận bảo trì sân bãi
của các sân golf: sân golf Long Thành, sân golf Nam Sài Gòn, sân golf Sông Bé
và sân golf Phú Mỹ _ Twin Doves đã cung cấp nhiều thông tin, tài liệu cũng như
đã nhiệt tình đóng góp ý kiến cho tôi trong suốt quá trình làm đề tài.
Xin cảm ơn tập thể lớp DH07CH đã luôn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
cũng như trong thời gian làm đề tài.
Sau cùng tôi vô cùng biết ơn cha mẹ và gia đình đã luôn ở bên cạnh, động viên
tinh thần và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có được thành quả như hôm nay.
Chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Lý Thị Diệu Lan

iii



TÓM TẮT
Đề tài “ Điều tra hiện trạng cỏ, kỹ thuật trồng và chăm sóc cỏ sân golf tại một số
sân golf thuộc khu vực Đông Nam Bộ ” được thực hiện tại một số sân golf thuộc
khu vực Đông Nam Bộ.Thời gian thực hiện từ ngày 15 tháng 03 đến ngày 15 tháng
07 năm 2011.
Kết quả thu được:
 Loại cỏ đang được trồng tại các sân golf là :
Bermuda: tifgreen, tifway 419, novotif.
Paspalum: paspalum platinum, paspalum seaIsle 2000.
 Một số bệnh thường gặp đối với cỏ trồng sân golf:
Brown patch
Curvularia leaf spot
Pythium blight
Pythium root
Algae
Fairy ring
 Một số loại thuốc bảo vệ thực vật thường dùng: có 8 loại thuốc sâu và 6 loại
thuốc bệnh.
 Biện pháp kỹ thuật quan trọng nhất trong bảo dưỡng bề mặt cỏ: Đục lỗ trên
green, tiến hành 2 lần/ năm.

iv


ABSTRACT
The research topic : “Golf course turf grass investigation: Turf grass planting
methods and grounds maintenance process at the Southeast Vietnam.” had been
implemented at some private golf clubs at the Southeast Vietnam. The research was
done between March, 15th, 2011 and July, 15th, 2011.
Results:

 Turf grass species used all golf courses:
Bermuda: tifgreen, tifway 419, novotif.
Paspalum: paspalum platinum, paspalum seaIsle 2000.
 Common diseases of turf grass:
Brown patch
Curvularia leaf spot
Pythium blight
Pythium root
Algae
Fairy ring.
 Common 8 pesticides and 6 fungicides.
 The most important groung mantenance technique coring on green,
conducted 2 times/ year

v


MỤC LỤC
Trang tựa ( Tiếng Việt ) .................................................................................... i
Trang tựa ( Tiếng Anh ) ...................................................................................ii
Lời cảm ơn ..................................................................................................... iii
Tóm tắt ............................................................................................................ iv
Abstract ............................................................................................................ v
Mục lục............................................................................................................ vi
Danh sách các ảnh ............................................................................................ x
Danh sách các bảng ........................................................................................xii
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................... 1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI............................................................... 2
2.1 Khái quát về cỏ trong trang trí cảnh quan ............................................................ .2
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn cỏ che phủ ............................................................................... 2

2.1.2 Phân loại cỏ ........................................................................................................ 2
2.2 Kỹ thuật xây dựng bãi cỏ ...................................................................................... 3
2.2.1 Quy trình trồng cỏ .............................................................................................. 3
2.2.1.1 Chuẩn bị đất .................................................................................................... 3
2.2.1.2 Chăm sóc bãi cỏ .............................................................................................. 3
2.2.2 Kỹ thuật trồng cỏ từ hạt ..................................................................................... 4
2.2.3 Kỹ thuật trồng cỏ từ phương pháp tách bụi ....................................................... 5
2.2.4 Phòng trừ sâu bệnh trên bãi cỏ ......................................................................... 10
2.3 Vấn đề nuôi trồng cỏ sân golf ............................................................................. 11
2.4 Một số ưu điểm nổi bật của các giống cỏ sân golf trên thế giới ......................... 13
2.4.1 Cỏ Bermuda ..................................................................................................... 13
2.4.1.1 Celebration Bermuda Grass .......................................................................... 13
2.4.1.2 MiniVerdeTM Ultra Dwarf Bermuda Grass ................................................... 14
2.4.1.3 Tifway 419 Bermuda..................................................................................... 14

vi


2.4.1.4 TifEagle Bermuda Grass ............................................................................... 16
2.4.2 Cỏ Paspalum..................................................................................................... 16
2.4.2.1 SeaDwarf Seashore Paspalum ....................................................................... 16
2.4.2.2 SeaIsle 2000 Paspalum.................................................................................. 17
2.5 Tổng quan về khu vực Đông Nam Bộ ................................................................ 18
2.5.1 Khái quát chung ............................................................................................... 18
2.5.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .................................................. 18
2.5.2.1 Địa hình và thổ nhưỡng ................................................................................. 18
2.5.2.2 Sông ngòi ...................................................................................................... 19
2.5.2.3 Khí hậu .......................................................................................................... 19
CHƯƠNG 3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1 Mục tiêu .............................................................................................................. 20

3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu....................................................................... 20
3.2.1 Thời gian .......................................................................................................... 20
3.2.2 Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................ 20
3.3 Nội dung .............................................................................................................. 20
3.4 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 20
3.4.1 Công tác chuẩn bị ............................................................................................. 20
3.4.2 Công tác ngoại nghiệp...................................................................................... 21
3.4.3 Công tác nội nghiệp ......................................................................................... 21
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 22
4.1 Sân golf Long Thành........................................................................................... 22
4.1.1 Quy mô ............................................................................................................. 23
4.1.2 Hiện trạng giống và trồng cỏ............................................................................ 23
4.1.3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc.............................................................................. 23
4.1.3.1 Giá thể trồng .................................................................................................. 23
4.1.3.2 Tưới nước ...................................................................................................... 23
4.1.3.3 Phân bón ........................................................................................................ 24
4.1.3.4 Cắt tỉa ............................................................................................................ 25

vii


4.1.3.5 Một số loại máy móc sử dụng trong công tác chăm sóc bảo dưỡng ............. 25
4.1.4 Bảo vệ thực vật................................................................................................. 26
4.2 Sân golf Sông Bé ................................................................................................. 26
4.2.1 Quy mô ............................................................................................................. 26
4.2.2 Hiện trạng giống và trồng cỏ............................................................................ 27
4.2.3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc.............................................................................. 28
4.2.3.1 Giá thể trồng .................................................................................................. 28
4.2.3.2 Tưới nước ...................................................................................................... 28
4.2.3.3 Phân bón ........................................................................................................ 30

4.2.3.4 Cắt tỉa ............................................................................................................ 30
4.2.3.5 Một số loại máy móc sử dụng trong công tác chăm sóc bảo dưỡng ............. 31
4.2.4 Bảo vệ thực vật................................................................................................. 31
4.3 Sân golf Nam Sài Gòn......................................................................................... 32
4.3.1 Quy mô ............................................................................................................. 32
4.3.2 Hiện trạng giống và trồng cỏ............................................................................ 32
4.3.3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc.............................................................................. 33
4.3.3.1 Giá thể trồng .................................................................................................. 33
4.3.3.2 Tưới nước ...................................................................................................... 33
4.3.3.3 Phân bón ........................................................................................................ 34
4.3.3.4 Cắt tỉa ............................................................................................................ 34
4.3.3.5 Một số loại máy móc sử dụng trong công tác chăm sóc bảo dưỡng ............. 34
4.3.4 Bảo vệ thực vật................................................................................................. 35
4.4 Sân golf Phú Mỹ - Twin Doves .......................................................................... 35
4.4.1 Quy mô ............................................................................................................. 36
4.4.2 Hiện trạng giống và trồng cỏ............................................................................ 36
4.4.3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc.............................................................................. 36
4.4.3.1 Giá thể trồng .................................................................................................. 36
4.4.3.2 Tưới nước ...................................................................................................... 37
4.4.3.3 Phân bón ........................................................................................................ 38

viii


4.4.3.4 Cắt tỉa ............................................................................................................ 38
4.4.3.5 Một số loại máy móc sử dụng trong công tác chăm sóc bảo dưỡng ............. 39
4.4.4 Bảo vệ thực vật................................................................................................. 40
4.5 Nhận xét chung ................................................................................................... 40
4.5.1 Hiện trạng giống và trồng cỏ............................................................................ 40
4.5.2 Giá thể trồng ..................................................................................................... 41

4.5.3 Tưới nước ......................................................................................................... 42
4.5.4 Phân bón ........................................................................................................... 42
4.5.5 Cắt tỉa ............................................................................................................... 42
4.5.6 Chăm sóc bảo dưỡng ........................................................................................ 42
4.5.7 Bảo vệ thực vật................................................................................................. 43
4.6 Một số loại bệnh thường gặp ở cỏ trồng sân golf ............................................... 44
4.6.1 Brown patch ( Bệnh đốm nâu ) ........................................................................ 44
4.6.2 Curvularia leaf spot ( Bệnh xoắn đốm lá ) ....................................................... 46
4.6.3 Pythium blight .................................................................................................. 47
4.6.4 Pythium root ..................................................................................................... 48
4.6.5 Algae ................................................................................................................ 50
4.6.6 Fairy ring .......................................................................................................... 51
4.7 Một số biện pháp kỹ thuật về chăm sóc bảo dưỡng ............................................ 53
4.7.1 Đục lỗ trên green .............................................................................................. 53
4.7.2 Các biện pháp kỹ thuật khác ............................................................................ 55
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 56
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 56
5.2 Kiến nghị ............................................................................................................. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 58
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 59
Phụ lục 1:
Một số máy móc thiết bị sử dụng trong công tác chăm sóc bảo dưỡng.
Phụ lục 2:

ix


Một số loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng tại các sân golf.
Phụ lục 3:
Phiếu điều tra hiện trạng cỏ, kỹ thuật trồng và chăm sóc cỏ sân golf.


x


DANH SÁCH CÁC ẢNH
Ảnh 2.1 Cỏ Tifgreen trồng trên green tại sân golf Sông Bé ..................................... 11
Ảnh 2.2 Cỏ Paspalum platinum trồng trên fairway tại sân golf Phú Mỹ - Twin
Doves......................................................................................................................... 12
Ảnh 2.3 Cỏ lá gừng trồng trên ground tại sân golf Nam Sài Gòn ............................ 13
Ảnh 4.1 Bản vẽ quy hoạch chi tiết sân golf Long Thành.......................................... 22
Ảnh 4.2 Bản vẽ quy hoạch chi tiết sân golf Sông Bé................................................ 27
Ảnh 4.3 Cỏ Bermuda trồng tại sân golf Sông Bé...................................................... 28
Ảnh 4.4 Hệ thống tưới nước ngầm tự động .............................................................. 29
Ảnh 4.5 Hệ thống thoát nước trên cụm sân sa mạc .................................................. 29
Ảnh 4.6 Cắt cỏ trên fairway tại sân golf Sông Bé..................................................... 30
Ảnh 4.7 Cỏ Paspalum và Bermuda ươm tại vườn ươm tại sân golf Nam Sài Gòn ......... 32
Ảnh 4.8 Bản vẽ phối cảnh chi tiết sân golf Phú Mỹ - Twin Doves ......................... 35
Ảnh 4.9 Khu vực dự trữ cát tại sân golf Phú Mỹ - Twin Doves ............................... 36
Ảnh 4.10 Hệ thống tưới nước tự động tại vườn ươm. .............................................. 37
Ảnh 4.11 Tưới nước trên fairway............................................................................. 37
Ảnh 4.12 Cắt cỏ trên fairway tại sân golf Phú Mỹ - Twin Doves ............................ 38
Ảnh 4.13 Hệ thống xử lý cát tại sân golf Phú Mỹ - Twin Doves ............................. 39
Ảnh 4.14 Phun thuốc diệt nấm gây bệnh “ Fairy ring ” ............................................ 40
Ảnh 4.15 Một đốm bệnh “ Brown patch ” ............................................................... 45
Ảnh 4.16 “ Smoke ring ” quanh một đốm bệnh ....................................................... 45
Ảnh 4.17 Cỏ bị bệnh “ Curvularia leaf spot ” .......................................................... 47
Ảnh 4.18 Cỏ bị bệnh “ Pythium blight” .................................................................... 48
Ảnh 4.19 Cỏ bị bệnh “ Pythium root ” ...................................................................... 49
Ảnh 4.20 Cỏ bị bệnh “ Algae ” ................................................................................. 50
Ảnh 4.21 Một khu vực cỏ bị bệnh “ Fairy ring ” ...................................................... 51

Ảnh 4.22 Cỏ bị bệnh “ Fairy ring ” loại 1 ................................................................ 52

xi


Ảnh 4.23 Cỏ bị bệnh “ Fairy ring ” loại 2 ................................................................. 52
Ảnh 4.24 Cỏ bị bệnh “ Fairy ring ” loại 3 ................................................................. 53
Ảnh 4.25 Đục lỗ trên green ....................................................................................... 54
Ảnh 4.26 Đục lỗ trên fairway.................................................................................... 55

xii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Hiện trạng giống và trồng cỏ tại sân golf Long Thành.............................. 23
Bảng 4.2 Tiêu chuẩn chọn cát tại sân golf Long Thành ........................................... 23
Bảng 4.3 Vấn đề sử dụng phân bón tại sân golf Long Thành ................................... 24
Bảng 4.4 Vấn đề cắt tỉa cỏ tại sân gof Long Thành .................................................. 25
Bảng 4.5 Một số loại máy móc thiết bị bảo dưỡng sử dụng tại sân golf Long Thành
................................................................................................................................... 25
Bảng 4.6 Hiện trạng giống và trồng cỏ tại sân golf Sông Bé.................................... 27
Bảng 4.7 Tiêu chuẩn chọn cát tại sân golf Sông Bé ................................................. 28
Bảng 4.8 Vấn đề sử dụng phân bón tại sân golf Sông Bé ......................................... 30
Bảng 4.9 Vấn đề cắt tỉa cỏ tại sân golf Sông Bé ....................................................... 30
Bảng 4.10 Một số loại máy móc thiết bị bảo dưỡng sử dụng tại sân golf Sông Bé.. 31
Bảng 4.11 Hiện trạng giống và trồng cỏ tại sân golf Nam Sài Gòn ......................... 32
Bảng 4.12 Tiêu chuẩn chọn cát tại sân golf Nam Sài Gòn ....................................... 33
Bảng 4.13 Vấn đề sử dụng phân bón tại sân golf Nam Sài Gòn............................... 34
Bảng 4.14 Vấn đề cắt tỉa cỏ tại sân golf Nam Sài Gòn ............................................. 34
Bảng 4.15 Một số loại máy móc thiết bị bảo dưỡng sử dụng tại sân golf Nam Sài

Gòn ............................................................................................................................ 34
Bảng 4.16 Hiện trạng giống và trồng cỏ tại sân golf Phú Mỹ - Twin Doves ........... 36
Bảng 4.17 Tiêu chuẩn chọn cát tại sân golf Phú Mỹ - Twin Doves ......................... 36
Bảng 4.18 Vấn đề cắt tỉa cỏ tại sân golf Phú Mỹ - Twin Doves ............................... 38
Bảng 4.19 một số loại máy móc thiết bị bảo dưỡng sử dụng tại sân golf Phú Mỹ Twin Doves ............................................................................................................... 39
Bảng 4.20 Thời gian ươm của 2 nhóm cỏ chính trồng sân golf ................................ 40
Bảng 4.21 Các loại cỏ đang được trồng tại các sân golf hiện nay ............................ 41
Bảng 4.22 Tiêu chuẩn chọn cát tại các sân golf ........................................................ 41
Bảng 4.23 Khu vực, chu kỳ và độ cao cắt cỏ tại các sân golf ................................... 42
Bảng 4.24 Một số loại máy móc thiết bị bảo dưỡng thường dùng tại các sân golf . 43

xiii


Bảng 4.25 Một số loại thuốc bảo vệ thực vật thường dùng ...................................... 43

xiv


SVTH: Lý Thị Diệu Lan

GVHD: ThS. Trương Thị Cẩm Nhung

Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam, golf vẫn còn được coi là một môn thể thao mới nhưng lại có
tiềm năng phát triển rất lớn vì Việt Nam được thiên nhiên ban tặng vô số những vị
trí đẹp và khí hậu rất lý tưởng để biến mình thành thiên đường của golf. Chính vì lẽ
đó mà từ năm 1990 trở lại đây, nhiều dự án xây dựng và kinh doanh sân golf đã
được hình thành với sự liên kết của các nhà đầu tư nước ngoài, được Bộ Kế hoạch

và Đầu tư cấp giấy phép hoạt động.
Hiện nay, trên toàn lãnh thổ Việt Nam có khoảng 20 sân golf đã và đang đi
vào hoạt động ở cả hai miền Nam và Bắc. Việc phát triển sân golf vừa đáp ứng nhu
cầu cho người chơi golf ngày càng tăng (trong đó rất nhiều khách du lịch) vừa tạo
công ăn việc làm lâu dài với mức lương tương đối cao, làm sạch môi trường, mang
lại hiệu quả rất cao cho nhà đầu tư và quốc gia thông qua những nguồn thu khác
như thuế thu trên phí thành viên hay phí chuyển nhượng...
Bề mặt sân cỏ là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của bộ môn
đánh golf. Có thể nói cỏ là “linh hồn”, là “chuẩn mực” để đánh giá chất lượng của
sân golf. Một sân golf có thể đạt chuẩn quốc tế và thu hút được nhiều lượt khách
tham gia hoạt động hay không thì 50% là do chất lượng của sân cỏ. Thêm vào đó
thảm cỏ sân golf còn giúp chống xói mòn, giúp đất giữ nước, giảm hiệu ứng nhà
kính, là một chiếc máy hút bụi và lọc không khí. Vì vậy, vấn đề nuôi trồng, chăm
sóc và bảo dưỡng bề mặt sân cỏ chính là ưu tiên hàng đầu trong công tác xây dựng
và đưa vào hoạt động một sân golf theo các tiêu chuẩn quốc tế. Đó chính là lí do để
tôi tiến hành đề tài: ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CỎ, KỸ THUẬT TRỒNG VÀ
CHĂM SÓC CỎ SÂN GOLF TẠI MỘT SỐ SÂN GOLF CỦA KHU VỰC ĐÔNG
NAM BỘ.

Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

1


SVTH: Lý Thị Diệu Lan

GVHD: ThS. Trương Thị Cẩm Nhung

Chương 2
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

2.1 Khái quát về cỏ trong trang trí cảnh quan
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn cỏ che phủ
- Đẹp, phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ: thấp, lá nhỏ, mọc đều, màu lá tươi, giữ được
màu xanh dài trong năm.
- Có sức chống chịu tốt: chịu cắt xén, chịu được giẫm đạp. Có sức đề kháng cao
(khí hậu nóng lạnh, sâu bệnh…), cạnh tranh với cỏ dại tương đối mạnh.
- Cây lưu niên, dễ trồng, dễ nhân giống, sinh trưởng nhanh
2.1.2 Phân loại cỏ
Trong chuyên ngành cây xanh đô thị cỏ được phân loại căn cứ vào độ rộng lá
và chiều cao cây. Theo độ rộng lá có thể chia làm 2 nhóm cỏ:
 Cỏ lá rộng: thân thô, sinh trưởng mạnh thích hợp trồng trên diện rộng.
 Cỏ lá nhỏ hẹp: cả thân và lá đều nhỏ. Có thể kết thành bãi cỏ dày. Sức sinh
sản yếu nên cần đất tốt có ánh sáng đầy đủ.
Theo chiều cao cây cũng được chia thành 2 nhóm:
 Cỏ thấp: chiều cao cây < 20cm, dễ hình thành bãi cỏ thấp, rậm rạp, chăm sóc
thuận tiện. Đa số loài cỏ này thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới nắng
nóng. Nhân giống theo phương pháp tách bụi, giá thành cao.
 Cỏ cao: chiều cao cây khoảng 30 – 100 cm. Thường được nhân giống bằng
gieo hạt, mọc nhanh. Trong thời gian ngắn có thể hình thành bãi cỏ. Thích
hợp trồng nhanh.
Theo loại hình phân chồi có thể chia làm 3 nhóm là:
 Phân mầm chồi thưa: từ một hạt giống có thể phân ra vài chục chồi.

Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

2


SVTH: Lý Thị Diệu Lan


GVHD: ThS. Trương Thị Cẩm Nhung

 Phân mầm chồi dày: tất cả cành và rễ là bất định, phân mầm xảy ra giữa các
đốt trên mặt đất, các đốt ngắn gần như liền sát nhau vì thế mầm chồi dày đặt
ở gần gốc.
 Mầm chồi rễ: mỗi đốt thân mầm hình thành rễ bất định, từ rễ mọc lên cây.
Một số cỏ được trồng làm thảm cỏ hiện nay:
Cỏ Bermuda (Cynodon dactylon L.) tên tiếng Anh là Bermudagrass.
Cỏ Kentucky (Poa pratensis L.) tên tiếng anh là Kentucky bluegrass.
Cỏ lá gừng (Axonopus compressus P.Beauv).
Cỏ lông heo ( Zoysia tenuifolia).
Cỏ nhung (Zoysia japonica).
2.2 Kỹ thuật xây dựng bãi cỏ
Gieo ươm, nhân giống cỏ cảnh tại vườn là công việc của nhà sản xuất cung
cấp giống và việc trồng cỏ cảnh trên các công trình lại là một yêu cầu khác đặt ra
cho các nhà thiết kế, trồng và bảo dưỡng sân cỏ.
2.2.1 Qui trình trồng cỏ
2.2.1.1 Chuẩn bị đất
Cũng như trồng cây, trước khi trồng cỏ ta phải phân tích các yếu tố như:
nhiệt độ, ánh sáng và các điều kiện môi trường khác (sương muối, gió…) ảnh
hưởng đến sinh trưởng của cỏ.
Mực nước ngầm sâu khoảng >1 m.
Độ pH tối thích là 6,0 – 7,5. Nếu pH < 6, bón vôi sau khi cày xới đất.
Cày sâu 20 – 25 cm, làm đất tơi xốp, mịn, thu lượm cỏ dại và sỏi đá.
Trường hợp bãi cỏ rộng thì phải làm mặt đất có độ dốc khoảng 1 – 2% để
thoát nước. Nếu trên bãi cỏ có đường đi hoặc đường cho xe chạy ở giữa thì cần làm
nền đất trồng cỏ thấp hơn mặt đường 2 – 5cm để nước không chảy qua hay đọng lại
trên mặt đường.
2.2.1.2 Chăm sóc bãi cỏ
Bao gồm cắt xén bằng các loại máy cắt cỏ. Cần cắt xén cỏ thường xuyên với

hai tác dụng là giữ bề mặt bãi cỏ luôn bằng phẳng và cỏ luôn ra lá xanh non có màu

Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

3


SVTH: Lý Thị Diệu Lan

GVHD: ThS. Trương Thị Cẩm Nhung

sắc tươi đẹp. Với các loại cỏ mọc nhanh vào mùa hè nên cắt xén khoảng 15 – 20
ngày một lần. Nếu để cỏ phát triển thân cao thì không đẹp, lá gốc vàng chết dễ làm
úng gốc thân. Chăm sóc hợp lý theo nguyên tắc:
 Làm sao để bãi cỏ vẫn sinh trưởng bình thường và luôn giữ được vẻ đẹp.
 Nếu cỏ sinh trưởng nhanh cần cắt thường xuyên hơn, duy trì độ cao của cỏ là
4 – 6 cm.
 Sau khi mưa cần ép cỏ xuống.
2.2.2 Kỹ thuật trồng cỏ từ hạt
Thiết lập vùng trồng cỏ chất lượng cao thường được làm từ gieo hạt, mặc dù
có thể dùng phương pháp tách bụi. Tách bụi sẽ giúp hình thành bãi cỏ sớm hơn
nhiều so với trồng bằng hạt. Nhưng trồng bằng hạt sẽ tiết kiệm được chi phí và đơn
giản hơn. Những quy tắc sau sẽ giúp tạo thành bãi cỏ xanh tốt trong nhiều năm.
Chuẩn bị vườn ươm:
Nên phân tích tính chất đất. Kết quả kiểm tra sẽ quyết định cách bón và liều
lượng phân bón. Điều chỉnh các thiếu sót về dinh dưỡng và pH theo kết quả xét
nghiệm. Xới đất với độ sâu 10 – 15 cm, trộn đất với phân bón lót và các chất bổ
sung khác.
Làm đất tơi xốp, làm đất kỹ ngay từ đầu sẽ tránh được tình trạng gồ ghề gây
khó khăn cho việc xén tỉa sau này.Tưới ẩm đất nhiều lần sau đó gieo hạt lên trên.

Sau khi đất đã được chuẩn bị, tiến hành bón lót để cung cấp dinh dưỡng cho hạt nảy
mầm và cây con phát triển. Bón lót phân hữu cơ hoai mục và phân super lân.
Gieo hạt:
Thời gian gieo hạt thích hợp nhất là cuối hè đầu thu hoặc mùa xuân. Độ ẩm
đất phù hợp, đất ẩm và ít cỏ dại. Trước khi gieo cần thử tỷ lệ nảy mầm. Xử lý hạt
bằng dung dịch NaOH 0,5%, ngâm trong 21 giờ, vớt ra rửa sạch hong khô rồi đem
gieo. Có thể dung máy rải hạt để gieo hạt. Tùy loại cỏ mà có số lượng hạt gieo thích
hợp trên 1m2.
Sau khi gieo hạt cần phải đảm bảo đủ lượng ánh sáng tán xạ cho vườn ươm
để hạt nảy mầm nhanh, sớm hình thành nên bãi cỏ. Phủ đất bằng một lớp rơm mỏng

Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

4


SVTH: Lý Thị Diệu Lan

GVHD: ThS. Trương Thị Cẩm Nhung

để tránh xói mòn và giữ nước. Chỉ cần che phủ 50% mặt đất, nếu lớp phủ quá dày
sẽ che bóng cỏ non.
Tưới nước:
Sau khi gieo hạt cần tưới nước giữ ẩm thường xuyên. 3 – 5 ngày sau khi gieo
hạt sẽ nảy mầm. Bãi cỏ mới gieo hạt cần được tưới nước 2 – 4 lần/ ngày. Sau khi
hạt nảy mầm và cỏ non mọc lên vẫn phải duy trì 2 – 4 lần tưới/ ngày. Mỗi lần tưới
thấm sâu 2,5 – 5 cm nhưng không làm đọng nước. Giảm số lần tưới khi cỏ cao
khoảng 5cm. Khi bãi cỏ đã qua 4 – 5 lần cắt xén thì áp dụng chế độ tưới đẫm cách
khoảng vài ngày.
Xén tỉa:

Xén cỏ sẽ giúp bãi cỏ hình thành nhanh hơn. Nên bắt đầu cắt khi vài bụi cỏ
đã đủ chiều cao 3 – 5cm. Lần đầu xén 10 % chiều cao, lần 2 tỉa 20 – 30 % và các
lần cắt sau tiếp tục cắt ở mức này. Không nên đợi cỏ quá cao mới cắt xén. Sau khi
cắt được 3 – 4 lần thì có thể điều chỉnh mức cắt cố định khoảng 6 – 8 cm. Không
được xén quá 1/3 chiều cao cỏ.
Bón phân:
Cỏ non có bộ rễ yếu nên có thể không hấp thu dinh dưỡng hiệu quả. Do đó,
cần bón phân nhiều lần cho bãi cỏ non. Bón lần đầu 4 tuần sau khi hạt nảy mầm và
thêm 1 lần nữa 10 tuần sau khi hạt nảy mầm. Bón phân hóa học NPK tỉ lệ 4:1:2.
Nhổ cỏ dại bằng phương pháp nhổ thủ công.
Trên diện tích lớn có thể dùng các loại thuốc diệt cỏ chọn lọc, phun thuốc
sau khi xén tỉa lần thứ 3 hay thứ 4, không phun quá sớm vì sẽ làm hại đến cây con.
2.2.3 Kỹ thuật trồng cỏ bằng phương pháp tách bụi
Cũng như bãi cỏ gieo hạt, muốn trồng cỏ thành công và bền đẹp lâu dài thì
cần phải làm kỹ theo quy trình kỹ thuật.
Chuẩn bị:
Cày xới đất, lượm bỏ đá sạn. Tạo mặt phẳng nghiêng vừa với 1 lớp đất dày ít
nhất 10cm.

Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

5


SVTH: Lý Thị Diệu Lan

GVHD: ThS. Trương Thị Cẩm Nhung

Xét nghiệm mẫu đất, rải vôi để điều chỉnh độ pH. Sau khi cày đất nên bón lót
để kích thích ra rễ. Chọn phân có tỉ lệ P cao hơn N và K để tránh cháy rễ và tránh

thân ngọn mọc quá cao trong khi rễ chưa vững. Tưới đẫm nước nhiều lần.
Trồng cỏ:
Khi mua đám cỏ cần chú ý độ dày cỏ, loại đất, cỏ dại và mức độ phát triển.
Cắt lấy cỏ ở độ sâu 0,5 – 1,2 cm và lấy luôn lớp đất. Cỏ non lá nhỏ dễ cắt, dễ vận
chuyển và mau ra rễ hơn. Chọn mua cỏ được trồng trên đất gần giống với đất sân
bãi nơi dự định đặt cỏ để tránh tình trạng 2 lớp đất khiến rễ khó ăn sâu và hạn chế
dòng chảy. Đám cỏ sạch cỏ dại chứng tỏ tình trạng sinh trưởng tốt. Nên vận chuyển
cỏ ngay trong ngày sau khi cắt. Không được để đám cỏ quá khô. Nếu không thể
trồng ngay thì nên phun sương lên mặt cỏ và đất nhưng không được tưới quá ẩm.
Trồng trải thảm bằng các miếng cỏ xếp sát nhau vì ngoài rìa là nơi dễ khô
héo. Nếu bãi đất có độ dốc thì nên trồng cỏ từ dưới lên trên. Độ dốc lớn hơn 10 %
thì cần ghim cỏ xuống đất. Dùng cọc gỗ ghim các miếng cỏ lại sát nhau và lấy ra
sau khi cỏ đã bén rễ.
Ngoài ra có thể trồng cỏ trực tiếp bằng cách nhân giống vô tính như:
 Gieo bằng đốt thân ngầm: cắt từng đoạn ngắn để trồng. Mỗi đoạn tối thiểu có
một mắt, một đốt, rồi gieo trải đều trên mặt đất sau đó lấp đất dày 1cm, nén
nhẹ.
 Tách chồi: tách bụi cỏ thành các chồi (từng bẹ tép có rễ), trồng với mật độ
dày, phủ toàn diện mặt đất theo từng dải hay theo từng đám.
Bước cuối cùng là nhẹ nhàng lăn bãi cỏ để làm xẹp đi các túi khí giữa lớp cỏ và
đất, tăng tiếp xúc giữa cỏ và đất, tăng tiếp xúc giữa cỏ và đất mới rồi tưới thật đẫm.
Tránh giẫm đạp lên cỏ mới trồng.
Chăm sóc:
Bón phân: bãi cỏ cần được bón phân để duy trì màu sắc, độ dày và sức sống.
Cỏ càng mạnh càng có sức chống chịu nắng nóng, khô hạn, sự tàn phá do giẫm đạp.
Lượng phân bón hàng năm phụ thuộc vào một số yếu tố môi trường, có thể điều
chỉnh lượng phân bón ít hay nhiều hơn.

Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học


6


SVTH: Lý Thị Diệu Lan

GVHD: ThS. Trương Thị Cẩm Nhung

Yêu cầu riêng: một bãi cỏ dày đặc và xanh đậm cần nhiều phân bón hơn, nên
cũng cần tưới nước và cắt xén nhiều hơn. Cỏ lông heo, cỏ lá gừng cần nhiều phân
bón hơn cỏ nhung và các loại cỏ thấp, lá mỏng khác.
Thời tiết: mùa mưa cỏ sinh trưởng mạnh nên cần nhiều phân hơn mùa khô.
Loại đất: đất cát và đất sét cần nhiều phân hơn đất thịt.
Tuổi và chất lượng của bãi cỏ hiện tại: bãi cỏ mới trồng hoặc cỏ thưa cần
nhiều phân bón hơn trong vài năm đầu.
Phần xác cỏ bị xén nên để lại trên sân chứ không cần thu gom. Xác cỏ sẽ
giúp tăng ẩm độ, chất hữu cơ và bổ sung thêm cho lớp phủ bề mặt.
Mặc dù nên bón phân đủ NPK nhưng N là quan trọng nhất. Có hai loại phân
N, loại hòa tan có tác dụng nhanh trong vòng 1 tuần và có thể làm cháy lá nếu bón
không đúng cách, loại chậm tan có thể duy trì 3 đến 10 tuần hay lâu hơn nữa.
Bón phân đạm chậm tan vào cuối mùa mưa. Chú ý trải phân thật đều trên toàn bộ
bãi cỏ, tưới đẫm nước sau khi bón phân. Không bón phân khi trời nắng nóng.
Tưới tiêu: cung cấp đủ nước tưới là ưu tiên hàng đầu.
Tưới nước hàng ngày trong suốt 2 tuần đầu. Vào những ngày nắng nhiều, cần
tưới thêm vào cuối buổi trưa khi cỏ đã mất nhiều nước. Sau 10 – 14 ngày, thực hiện
kiểm tra độ phát triển rễ cỏ bằng cách thử nhổ cỏ lên.
Nếu cỏ chống lại được lực kéo thì giảm số lần tưới nước nhưng tăng khối
lượng nước tưới mỗi lần. Cần cung cấp vừa đủ nước tưới trong mùa khô, tránh tưới
quá nhiều. Mặc dù thiếu nước sẽ làm hại cỏ, nhưng thừa nước lại càng làm hại cỏ
hơn vì làm gia tăng cỏ dại, lây truyền sâu bệnh, rễ cỏ ăn không sâu và lãng phí nước
không kinh tế. Giảm dần số lần tưới và tăng độ sâu thấm nước theo độ lớn của cỏ.

Bãi cỏ thiếu nước sẽ chuyển sang màu xám. Trong tình trạng này cần tưới
ngay khi bãi cỏ mới bắt đầu bị héo thì cỏ có thể phục hồi nhanh. Nếu quá khô cỏ sẽ
ngừng sinh trưởng, ngã sang màu nâu và có thể chết. Tưới nước kịp thời có thể giúp
cỏ tồn tại nhưng khoảng 2 tuần sau cỏ mới có thể phục hồi lại hoàn toàn. Khi cỏ bị
khô héo, lá ngã màu nâu và có thể chết đi nhưng đỉnh sinh trưởng và bộ rễ vẫn còn
sống, cỏ bước vào trạng thái ngủ thứ cấp là một hình thức tự bảo vệ. Cỏ có thể ở

Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

7


SVTH: Lý Thị Diệu Lan

GVHD: ThS. Trương Thị Cẩm Nhung

trong giai đoạn “miên trạng” 4 – 6 tuần. Khi được cung cấp nước trở lại hay trời
mưa nhiều, cỏ sẽ phục hồi dần.
Không nên dùng chế độ tưới tự động định sẵn thời gian vì có thể tưới quá
nhiều gây hại cho bãi cỏ. Cần quan sát tình trạng cỏ để tưới chỉ khi nào cỏ cần
nước.
Bãi cỏ mới trồng từ tách bụi cần tưới 1 – 2 lần/ ngày. Không được tưới quá
nhiều làm ướt sũng lớp đất bên dưới khiến rễ không bám vào được.
Đối với bãi cỏ trồng trên đất nhiều cát, tăng số lần tưới và giảm lượng nước
tưới cho mỗi lần, dùng phân bón chậm tan để chất dinh dưỡng không bị rửa trôi.
Số lần tưới tùy thuộc vào tình hình cỏ. Dấu hiệu đầu tiên của tình trạng thiếu nước
là cỏ bạc màu đi và để lại dấu chân khi có người đi qua. Đây là thời điểm tốt nhất để
tưới nước, tưới trước thời điểm này là không cần thiết.
Thời gian tưới tốt nhất là 4 – 8h sáng hoặc 8 – 12h đêm, lúc này nước ít bị
bốc hơi. Có thể tưới cách nhau khoảng 3 – 4 ngày. Không nên tưới nhẹ hằng ngày

vì sẽ làm tăng cỏ dại, lây lan bệnh, rễ cỏ không ăn sâu xuống đất. Khi tưới cần tưới
thấm sâu hết tầng rễ.
Nếu dùng béc phun cố định lưu lượng nhỏ, thời gian một lần tưới 3 – 4h.
Dùng béc phun lưu lượng lớn thì có thể để trong 10 – 15 phút một lần tưới trên một
điểm. Nếu dùng béc phun xoay phun một dòng nước lớn thì có thể để trong vòng 30
– 40 phút.
Để tính lượng nước do hệ thống béc phun tưới có thể làm thí nghiệm: đặt các
thùng rỗng, đáy phẳng xung quanh béc phun, cho béc phun tưới trong thời gian định
sẵn, sau đó đo mực nước trong thùng. Từ đó có thể điều chỉnh chế độ phun thích
hợp.
Những nơi sườn dốc hoặc đất kết cấu nén chặt, nước khó thấm sâu xuống đất
dưới tầng rễ. Khắc phục bằng cách kéo dài thời gian tưới với lưu lượng nhỏ (hoặc
tưới nhiều lần) cho đến khi nước bắt đầu chảy tràn thì ngưng, đợi cho nước thấm hết
xuống đất mới tưới tiếp cho đến khi nước thấm xuống độ sâu cần thiết.

Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

8


SVTH: Lý Thị Diệu Lan

GVHD: ThS. Trương Thị Cẩm Nhung

Xén tỉa: thiết lập và bảo dưỡng bãi cỏ có chất lượng cao không chỉ bao gồm
việc tưới nước, bón phân và kiểm soát sâu bệnh. Một bãi cỏ dày khỏe còn cần được
xén tỉa đúng kĩ thuật, thường xuyên dọn lớp thảm mục và thông thoáng khí.
Xén tỉa không đúng cách sẽ gây hại cho bãi cỏ hơn bất cứ sai lầm bảo dưỡng
nào khác. Hầu hết là do xén cỏ quá thấp, xén không thường xuyên hoặc máy xén
cùn. Độ cao cần xén tỉa tùy theo từng loài, thường là trong khoảng 5 – 10 cm. Xén

cỏ thấp hơn mức quy định sẽ hạn chế sinh trưởng rễ, tăng khả năng xâm chiếm của
cỏ dại, tăng mức độ nguy hại khi cỏ bị sâu bệnh, khô hạn hay bị giẫm đạp. Nếu bãi
cỏ nằm trong bóng râm thì phải xén cao hơn mức quy định 1,5 – 2,5 cm. Số lần xén
cỏ phụ thuộc vào mức độ sinh trưởng. Đa số các loại cỏ cần xén 1 lần/ tuần vào mùa
mưa và 1 lần/ 2 tuần vào mùa khô. Tránh xén cỏ trong lúc nắng nóng. Máy xén sắc
bén sẽ tạo vết cắt đẹp và sạch hơn. Xén không quá 1/3 chiều cao.
Thảm mục là một lớp dày hữu cơ bao gồm thân chồi rễ còn sống hay đã chết
ở ngay trên bề mặt đất, hình thành do bón phân quá nhiều, tưới nước quá thừa hoặc
đo đất bị kết vón. Một bãi cỏ phát triển dày đặc sẽ không có lớp thảm mục.Một ít
thảm mục sẽ giúp giữ ẩm cho đất. Tuy nhiên, quá nhiều thảm mục sẽ tích nước và
bí khí, làm giảm tác dụng của phân bón và thuốc trừ sâu, làm tăng hoạt động của
sâu bệnh và côn trùng. Khi đó nên thu dọn xác cỏ ra ngoài sau khi cắt xén để ủ làm
phân bón.
Làm thoáng khí: khi bãi cỏ đã thực sự ổn định (khảng 3 – 4 tháng) cần lưu ý
đến sự thoáng khí. Lưu thông khí ở tầng rễ giúp rễ bám đất chặt hơn, gia tăng sự lưu
thông các chất dinh dưỡng, giúp liên kết chặt hơn giữa lớp đất nền và lớp đất chứa
cỏ ban đầu. Làm thoáng khí rất cần thiết, nhất là đối với những khu vực đất bị nén
chặt như sân thể thao, vùng cỏ dọc lề đường có nhiều người đi qua lại. Làm thoáng
khí còn giúp xới xáo đất, tăng chuyển động nước và khí trong đất, kích thích ra rễ,
gia tăng sinh trưởng cỏ, làm giảm sự hình thành thảm mục.
Dùng chỉa ba có lưỡi chỉa lớn đâm 20 – 40 lỗ trên 0,1 m2, sâu 5 – 7,5 cm.
Thực hiện thông thoáng khí cho bãi cỏ trong lúc cỏ sinh trưởng mạnh.

Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

9


SVTH: Lý Thị Diệu Lan


GVHD: ThS. Trương Thị Cẩm Nhung

2.2.4 Phòng trừ sâu bệnh trên bãi cỏ
Bệnh nấm cỏ mùa hè
Bệnh do nấm Magnaporthe poae, phổ biến vào mùa hè trên các dạng bãi cỏ
từ sân golf đến sân banh hay bãi cỏ trang trí, khi mà rễ cỏ ở trong giai đoạn phát
triển rất chậm.Cỏ bị chết theo từng đám rộng. Nhiệt độ và ẩm độ đất ảnh hưởng rất
nhiều đến sự lây bệnh. Nhiệt độ đất lên quá 30oC và độ ẩm cao, bệnh sẽ phát sinh.
Đến giữa mùa hè, cỏ nhiễm bệnh nhẹ cũng có thể bị chết do rễ không cung cấp đủ
dinh dưỡng. Nấm bệnh tồn tại trong đất, trong rễ cây nhiễm bệnh, có thể lây lan
trong quá trình bảo dưỡng, nhất là làm thoáng khí.
Triệu chứng bệnh xuất hiện trong suốt mùa hè do rễ đã bị suy yếu. Ban đầu
bệnh phát từng đốm tròn hay oval có đường kính 10 – 15cm, sau đó lan rộng dần,
cỏ bệnh ngã sang màu nâu. Cỏ bên ngoài rìa bị hư hại nặng, bên trong đốm bệnh bị
cỏ dại lấn chiếm. Cây cỏ bệnh năng bị chết rễ, làm cho bãi cỏ thưa dần đi.
Phòng trừ bệnh
Trồng cỏ kháng bệnh, các chi của cỏ Kentucky, Blacksburg, Eclipse,…
Các biện pháp cơ giới nhằm làm giảm nguy cơ bệnh: xâm đất mạnh tạo điều kiện
cho rễ phát triển sâu trong mùa xuân, tạo ra sân cỏ khỏe mạnh có sức đề kháng tốt,
chống chịu được nhiệt độ cao. Kết hợp với việc thường xuyên tưới nước sâu, phun
nước làm mát cỏ vào buổi trưa và tránh giẫm đạp lên cỏ.
Bằng hóa chất: dùng các loại thuốc diệt nấm chứa thiophanate – methyl
(Cleary`s 336F) lưu dẫn thấm sâu xâm nhập vào rễ cỏ như: propiconazole (Banner
Maxx), triadimefon (Bayleton 50W), Myclobutanil (Eagle 20EW).
Các loại thuốc trên rất đắt tiền, vì thế nên tính toán hiệu quả kinh tế so với
các biện pháp khác như thay chỗ cỏ bệnh bằng cỏ thảm, trồng mới… trước khi
quyết định dùng thuốc để đạt được kết quả tốt nhất. Vì là bệnh về rễ nên trước và
sau khi dùng thuốc cần phải tưới nước để thuốc thấm sâu vào tầng rễ.
Phòng trừ sâu
Bằng phương pháp hóa học sử dụng các loại nông dược (liều lượng và cách

sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn thuốc hay bao bì)

Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học

10


×