Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

THIẾT KẾ CẢNH QUAN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỮU NGHỊ VIỆT – HÀN, QUẬN NGŨ HÀNH SƠN,TP. ĐÀ NẴNG  

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.74 MB, 69 trang )

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HOC NÔNG LÂM – TP. HỒ CHÍ MINH
***************

 

NGÔ THỊ NGỌC LINH

THIẾT KẾ CẢNH QUAN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN HỮU NGHỊ VIỆT – HÀN,
QUẬN NGŨ HÀNH SƠN,TP. ĐÀ NẴNG
 

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011

 


 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HOC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

NGÔ THỊ NGỌC LINH



THIẾT KẾ CẢNH QUAN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN HỮU NGHỊ VIỆT – HÀN,
QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, TP. ĐÀ NẴNG

Ngành: Cảnh Quan Và Kỹ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Giáo viên hướng dẫn: KTS. TRẦN CÔNG QUỐC
TH.S PHẠM MINH THỊNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011

i
 


 

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINNING
NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY
************

NGO THI NGOC LINH

LANDSCAPE DESIGN OF THE COLLEGE INFORMATION
TECHNOLOGY FRIENDSHIP VIETNAMESE – KOREAN,
NGU HANH SON
DISTRICT, DA NANG CITY


Department Of Landscaping And Environmental Horticulture

GRADUATION ESSAY ABSTRACT

Supervisor: TRAN CONG QUOC, Architect
PHAM MINH THINH, MSc

Ho Chi Minh City
July/2011

ii
 


 

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp cuối khóa này tôi xin chân thành cảm ơn
tới:
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM đã tạo điều kiện
cho tôi học tập và rèn luyện trong suốt 4 năm qua.
Tiến sĩ Đinh Quang Diệp, trưởng bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa
Viên và toàn thể các thầy cô trong bộ môn đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ
trong quá trình học tập.
Đặc biệt hơn hết là sự tận tình trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình làm luận văn của KTS. Trần Công Quốc. Sự nhiệt tình của thầy
là một sự động viên rất lớn cho tôi. Em cảm ơn thầy rất nhiều.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới sự giúp đỡ của Ban giám ban giám hiệu
trường Cao Đẵng Hữu Nghị Công Nghệ Thông Tin Hữu Nghị Việt – Hàn đã tận

tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, con xin bày tỏ lòng biết ơn cha mẹ đã luôn quan tâm, ủng hộ,
động viên con.
Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 07 năm 2011
Ngô Thị Ngọc Linh

 

iii
 


 

TÓM TẮT
Đề tài “ Thiết kế cảnh quan trường cao đẳng Công Nghệ Thông Tin Hữu
Nghị Việt - Hàn” được tiến hành tại trường cao đẳng Công Nghệ Thông Tin Hữu
Nghị Việt - Hàn, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng, thời gian thực hiện từ tháng
2/2011 đến tháng 7/2011.
Mục tiêu đề tài: thiết kế cảnh quan khuôn viên trường cao đẳng Công Nghệ
Thông Tin Hữu Nghị Việt - Hàn, tạo ra một không gian xanh và đẹp mắt, tăng diện
tích mảng xanh để cải tạo không gian trong trường, giúp quá trình học tập của sinh
viên ngày càng tốt hơn.


Kết quả đạt được:

-

Kết quả khảo sát, đánh giá toàn bộ hiện trạng.


-

Phân khu thiết kế lại cảnh quan trường cao đẳng Công Nghệ Thông

Tin Hữu Nghị Việt - Hàn.
-

Bảng thống kê và phân loại các loài cây trồng đẹp và thích hợp cho

khu vực.
-

Thiết kế chi tiết năm khu: hành chính, vườn dạo ký túc xá, sân chơi ký

túc xá, thư viện, câu lạc bộ đội nhóm.
-

Bản thiết kế hoàn chỉnh từng khu vực:

 Mặt bằng tổng thể.
 Mặt đứng.
 Các phối cảnh.
 Các tiểu cảnh.
-

Thuyết minh thiết kế.

iv
 



 

SUMMARY
The project topic “ Landscape Designing Of The College Of Information
Technology Friendship, Vietnamese - Korean, Ngu Hanh Son district, Da Nang
City” have been carried by the College of Information Technology Frienship,
Vietnamese - Korean from January 2011 to July 2011. 
The purpose of this project was landscape designing of the College of
Information Technology Frienship, Vietnamese – Korean in order to develop green
and beautiful scenery thus enhance students’ performance.
Achievements:
-

The result of surveying and evaluating the whole real state.

-

A result of replanning functional areas and landscape designing of of

the College of Information Technology Friendship, Vietnamese - Korean
-

A classified and statistical table of beautiful and appropriate trees for

the zone.
-

Five


detail

designs:

administrative

office,

dormitories’s playground, libraries and recreational centre.
-

The complete designs about these areas, include:

The top of the overall view.
The front.
The perspectives.
 The small scenes.
-

The presentation of design’s ideas.

v
 

hostel’s

garden,



 

MỤC LỤC
Trang
TỰA LUẬN VĂN TIẾNG VIỆT ............................. Error! Bookmark not defined. 
TỰA LUẬN VĂN TIẾNG ANH .............................. Error! Bookmark not defined. 
LỜI CẢM ƠN ........................................................... Error! Bookmark not defined. 
TÓM TẮT ................................................................. Error! Bookmark not defined. 
SUMMARY .............................................................. Error! Bookmark not defined. 
MỤC LỤC ................................................................. Error! Bookmark not defined. 
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................xi
Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề. .............................................................................................................. 1
1.2 Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
Chương 2
TỔNG QUAN ............................................................................................................... 2
2.1 Khái quát về thành phố Đà Nẵng ............................................................................ 2
2.1.1 Vị trí địa lý ........................................................................................................... 3
2.1.2 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 3
2.1.3 Quá trình hình thành và phát triển thành phố Đà Nẵng ...................................... 5
2.1.3.1 Quá trình hình thành ........................................................................................ 5
2.1.3.2 Quá trình phát triển .......................................................................................... 5
2.1.3.3 Quy hoạch chung thành phố hướng tới phát triển bền vững ........................... 6
2.2 Giới thiệu về trường cao đẳng Công Nghệ Thông Tin Hữu Nghị Việt –Hàn ........ 7
2.2.1 Quá trình hình thành ............................................................................................ 7
2.2.2 Đặc điểm hiện trạng, vị trí khu thiết kế, đặc trưng khí hậu ................................. 8
2.2.2.1 Đặc điểm hiện trạng .......................................................................................... 8
2.2.2.2 Vị trí khu đất xây dựng ..................................................................................... 8

2.2.2.3 Thổ nhưỡng và nguồn nước .............................................................................. 9

vi
 


 

2.3 Khảo sát hiện trạng.................................................................................................. 9
2.3.1 Hiện trạng sử dụng đất ......................................................................................... 9
2.3.2 Hiện trạng kiến trúc cảnh quan ......................................................................... 10
2.4 Đánh giá hiện trạng ............................................................................................... 15
2.4.1 Thuận lợi ............................................................................................................ 15
2.4.2 Khó khăn ............................................................................................................ 15
2.4.3 Cơ hội ................................................................................................................. 15
2.4.4 Thách thức .......................................................................................................... 15
2.5 Một số tiêu chuẩn trong việc thiết kế cảnh quan trường học ................................ 16
Chương 3
MỤC ĐÍCH - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 17
3.1 Mục đích................................................................................................................ 17
3.2 Nội dung ................................................................................................................ 17
3.3 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 17
3.3.1 Ngoại nghiệp ...................................................................................................... 17
3.3.2 Nội Nghiệp ......................................................................................................... 18
3.4 Kết quả .................................................................................................................. 18
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................................... 19
4.1 Đề xuất phân vùng công năng ............................................................................... 19
4.1.1 Ý tưởng thiết kế chung ....................................................................................... 19
4.1.1.1 Về bố cục không gian tổng thể........................................................................ 19

4.1.1.2 Ý tưởng chọn, bố trí cây xanh ......................................................................... 19
4.1.2 Phân vùng công năng. ........................................................................................ 20
4.2 Thuyết minh thiết kế ............................................................................................. 22
4.2.1 Khu trung tâm .................................................................................................... 23
4.2.2 Khu tự học ngoài trời ......................................................................................... 27
4.2.3 Khu vườn dạo ký túc xá ..................................................................................... 32
4.2.4 Sân chơi ký túc xá .............................................................................................. 36

vii
 


 

4.2.5 Khu vực sinh hoạt đội nhóm ngoài trời ............................................................. 37
4.3 Danh mục các loài cây được chọn trồng ............................................................... 40
4.3.1 Nhóm cây lớn ..................................................................................................... 40
4.3.2 Nhóm cây bụi và cây hoa nền ............................................................................ 41
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 42
5.1 Kết luận ................................................................................................................. 42
5.2 Kiến nghị ............................................................................................................... 43
 

viii
 


 


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang 
Hình 2.1: Họa đồ vị trí thành phố Đà Nẵng ............................................................... 6 
Hình 2.2. Bản đồ Quy hoạch tổng thể TP Đà Nẵng đến năm 2020 ............................ 7 
Hình 2.3. Trường cao đẳng hữu nghị thông tin Việt – Hàn ........................................ 8
Hình 2.4 : Sơ đồ hiện trạng trường ...........................................................................11 
Hình 2.5 : Toàn cảnh sân trường ...............................................................................11 
Hình 2.6: Hồ nước giữa sân trường ..........................................................................11 
Hình 2.7: Lối đi sau khu giảng đường ......................................................................12 
Hình 2.8: Sân sau ký túc xá.......................................................................................12 
Hình 2.9: Khung cảnh trước ký túc xá ......................................................................13 
Hình 4.1: Bảng phân vùng công năng .......................................................................21 
Hình 4.2: Mặt bằng tổng thể trường..........................................................................22 
Hình 4.3: Phối cảnh tổng thể trường .........................................................................23 
Hình 4.4: Mặt đứng của trường .................................................................................23 
Hình 4.5: Mặt bằng tổng thể khu trung tâm ..............................................................25 
Hình 4.6: Phối cảnh tổng thể khu trung tâm .............................................................25 
Hình 4.7: Tiểu cảnh lối vào chính .............................................................................26 
Hình 4.8: Tiểu cảnh hồ nước trung tâm ....................................................................26 
Hình 4.9: Mặt bằng tổng thể khu tự học ...................................................................27 
Hình 4.10: Phối cảnh tổng thể khu trung tâm ...........................................................28 
Hình 4.11: Lối đi zích zắc ........................................................................................28 
Hình 4.12: Khu học yên tĩnh .....................................................................................29 
Hình 4.13: Kiểu ghế ngồi 1 .......................................................................................30 
Hình 4.14: Kiểu ghế ngồi 2 .......................................................................................31 
Hình 4.15: Khu học nhóm .........................................................................................32 
Hình 4.16: Ý tưởng cây đàn sinh viên – ghi ta .........................................................33 
Hình 4.17: Mặt bằng tổng thể vườn dạo ký túc xá.... Error! Bookmark not defined. 

ix

 


 

Hình 4.18: Phối cảnh tổng thể vườn dạo ký túc xá ...................................................34 
Hình 4.19: Lối vào vườn từ hướng khối nhà ký túc xá .............................................34 
Hình 4.20: Tiểu cảnh giàn leo ...................................................................................35 
Hình 4.21: Lối đi có ghế ngồi ................................... Error! Bookmark not defined. 
Hình 4.22: Mặt bằng tổng thể sân chơi ký túc xá .....................................................36 
Hình 4.23: Phối cảnh tổng thể sân chơi ký túc xá.....................................................37 
Hình 4.24: Mặt bằng tổng thể khu thư giản ..............................................................38 
Hình 4.25: Tiểu cảnh góc khu hồ bơi ........................................................................39 
 

x
 


 

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng………………………………………………………..9
Bảng 2.2 Bảng thống kê các loài thực vật cảnh quan được trồng tại trường………14
Bảng 4.1: Nhóm cây lớn………………………………………………..……….…40
Bảng 4.2 Nhóm cây bụi và cây hoa nền…………………………………………...41

xi
 



 

Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
 

1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay, cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp hiện đại, con
người phải đối mặt với môi trường ngày càng ô nhiễm. Vấn đề ô nhiễm môi trường
là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Các nhà quy hoạch cho rằng: một trong các biện pháp để giảm thiểu sự ô
nhiễm là cần tăng diện tích mảng xanh ở các khu vực công cộng. Ngoài việc chú
trọng phát triển mảng xanh ở các công viên, bệnh viện, đường phố,…thì mảng xanh
ở các trường học cũng là nơi cần được quan tâm.
Đà Nẵng là một trong những thành phố đi đầu trong quy hoạch mảng xanh
và việc quy hoạch khá tốt. Hiện nay, thành phố thực hiện quy hoạch làng đại học để
thúc đẩy việc phát triển khoa học giáo dục, kinh tế – xã hội của miền Trung và Tây
Nguyên.
Trường cao đẳng Công Nghệ Thông Tin Hữu Nghị Việt - Hàn nằm trong
khuôn viên quy hoạch làng đại học. Là trường mới được xây dựng từ năm 2007, cơ
sở vật chất khang trang, tuy nhiên mảng xanh của trường chưa đạt yêu cầu về mỹ
quan, công năng. Vì vậy, việc thiết kế cảnh quan cho trường là một việc làm thiết
thực.
1.2 Lý do chọn đề tài
Là một trường vừa được xây dựng, song không gian xanh trong trường chưa
được nghiên cứu, tổ chức một cách có hệ thống, cũng như mức độ đầu tư, cải tạo và
nâng cấp và quản lý cho mảng cảnh quan chưa ngang tầm với kiến trúc của trường.
Nếu hệ thống không gian xanh được cải tạo đúng mức sẽ tạo thành không gian mở,

đẹp và sống động, góp phần hơn nữa trong việc hoàn thiện các chức năng của khu
trung tâm và tạo được hình ảnh đặc trưng rõ nét hơn cho trường.

1
 


 

Để góp phần tạo ra diện mạo của làng đại học nói chung, của trường cao
đẳng Công Nghệ Thông Tin Hữu Nghị Việt - Hàn nói riêng, việc phát triển xây
dựng mảng xanh của trường là rất cần thiết.
Việc thiết kế, xây dựng mảng xanh cho trường sẽ làm tăng công năng, giá trị
thẩm mỹ cho một số khu chức năng của trường, đồng thời sẽ làm tăng không gian
xanh cho trường cũng như cho thành phố Đà Nẵng.
Mặc khác, nhằm đáp ứng được yêu cầu học tập, vui chơi của sinh viên trong
khuôn viên của trường, ngoài những giờ học căng thẳng trong giảng đường thì việc
học ngoài trời, sinh hoạt câu lạc bộ đội nhóm, những hoạt động mang tính giao lưu
ở các vườn dạo sẽ giúp cho sinh viên có một bầu không khí học tập, vui chơi thoải
mái và dễ chịu.
Đặc biệt, là một người con của đất Quảng Nam _ Đà Nẵng sau những năm
học tập tôi muốn góp phần làm đẹp cho quê hương tôi.
Với mong muốn thực hiện những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài:
“Thiết kế cảnh quan trường cao đẳng Công Nghệ Thông Tin Hữu Nghị Việt Hàn” .
 

2
 



 

 

Chương 2
TỔNG QUAN
 

2.1 Khái quát về thành phố Đà Nẵng
2.1.1 Vị trí địa lý
Đà Nẵng là thành phố biển nằm ở trung tâm của dãi đất miền Trung, là thành
phố trẻ, năng động có nhiều triển vọng phát triển kinh tế, du lịch thu hút nhiều du
khách tham quan trong và ngoài nước, là nơi được chọn tổ chức nhiều hoạt động
văn hóa giao lưu nghệ thuật mang tầm cỡ quốc tế.
Toàn thành phố có diện tích 1.255,53 km² (trong đó phần đất liền là 950,53
km²; phần huyện đảo Hoàng Sa là 305 km²).
Thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15°15' đến 16°40' Bắc và từ 107°17' đến
108°20' Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh
Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông.
Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có sông ngòi,
đồi núi. Với điều kiện địa hình trên tạo cho thành phố có một bộ mặt đa dạng, dễ
dàng xây dựng phát triển nâng cao đời sống mọi mặt của người dân trong thành phố
cũng như đáp ứng nhu cầu cho khách tham quan du lịch .
2.1.2 Điều kiện tự nhiên
Đà Nẵng là khu vực duyên hải nằm ở Trung bộ, chịu ảnh hưởng khí hậu
nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều, có hai mùa rõ rệt trong năm là mùa nắng và mùa
mưa.
Phòng khí tượng thủy văn - sở Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Đà
Nẵng thống kê tình hình thủy văn ở thời điểm năm 2005 như sau:
* Nhiệt độ:

- Nhiệt độ trung bình năm:

25,6 0C

- Nhiệt độ cao nhất trung bình:

29,8 0C

- Nhiệt độ thấp nhất trung bình:

22,7 0C

3
 


 

* Độ ẩm không khí:
- Độ ẩm không khí trung bình năm:

82%

- Độ ẩm không khí cao nhất trong năm: 90%
- Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm: 75%
* Mưa: Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô
- Mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 12
- Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8
- Lượng mưa trung bình năm:


2.066mm

- Lượng mưa thấp nhất

1.400mm

- Lượng mưa ngày lớn nhất :

332mm

- Số ngày mưa trung bình năm:

140-148 ngày

* Lượng bốc hơi:
- Lượng bốc hơi trung bình năm:

2107mm/năm

- Lượng bốc hơi tháng lớn nhất:

240mm/tháng

- Lượng bốc hơi tháng thấp nhất:

119mm/tháng

* Nắng:
- Số giờ nắng trung bình:


2158giờ/năm

- Số giờ nắng trung bình tháng nhiều nhất: 248giờ/tháng
-Số giờ nắng trung bình tháng thấp nhất: 119giờ/tháng
* Gió:
- Hướng gió thịnh mùa hè:: gió đông (tháng 4 - tháng 9)
- Hướng gió thịnh mùa đông: gió bắc và tây bắc (tháng 10- tháng 3)
- Bão thường xuất hiện các tháng 9, 10, 11.
- Bão thường kèm theo mưa to kéo dài gây ngập lụt.

4
 


 

2.1.3 Quá trình hình thành và phát triển thành phố Đà Nẵng
2.1.3.1 Quá trình hình thành
Trước năm 1997, Đà Nẵng thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.
Năm 1997 tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành: Thành phố Đà Nẵng trực
thuộc trung ương và tỉnh Quảng Nam. Thành phố Đà Nẵng có mức tăng trưởng
kinh tế liên tục và khá ổn định gắn liền với các mặt tiến bộ về đời sống xã hội, cơ sở
hạ tầng phát triển, đô thị được chỉnh trang.
2.1.3.2 Quá trình phát triển
Trong bối cảnh Việt Nam tăng cường hội nhập quốc tế, đặc biệt là việc gia
nhập WTO, tình hình đầu tư phát triển mạnh mẽ của các tỉnh, thành phố lân cận về
công nghiệp làm vai trò trung tâm đầu mối giao dịch, thương mại, tài chính quốc tế,
trung tâm du lịch, dịch vụ, trung tâm khoa học kỹ thuật và văn hóa của thành phố
ngày càng trở nên rõ nét. Đồng thời trong thời gian gần đây, do sự điều chỉnh của
các chính sách về đất đai và xây dựng, xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp cả

trong và ngoài nước vào các dự án phát triển bất động sản tại khu vực trung tâm
thành phố trở nên sôi động.
Hàng loạt các dự án đầu tư xây dựng các công trình cao ốc văn phòng, trung
tâm thương mại, khách sạn, căn hộ cao cấp… đang triển khai và chuẩn bị triển khai.
Đây là thời cơ rất lớn cho thành phố. Do vậy, thành phố cần phải nhanh chóng nắm
bắt để thu hút đầu tư cải tạo và chỉnh trang đô thị, tạo thêm nhiều công ăn việc làm
để tăng nguồn thu cho ngân sách và ổn định đời sống dân sinh.
Đồng thời, do giá đất ở thành phố Đà Nẵng nói chung và khu vực trung tâm
thành phố nói riêng là khá đắt đỏ nên xu thế tận dụng tối đa diện tích, xây dựng cao
tầng và dày đặc khiến mật độ xây dựng kiến trúc vượt quá quỹ đất thành phố. Điều
này đang tạo thành những sức ép lên công tác quản lý quy hoạch - kiến trúc đô thị
của thành phố, lên cơ sở hạ tầng vốn đã xuống cấp trầm trọng, lên môi trường và
chất lượng cuộc sống của cư dân thành phố. Hậu quả trước hết là gây nên nguy cơ
hủy hoại các giá trị di sản về kiến trúc, cảnh quan, môi trường đô thị; kế tiếp là
nguy cơ phát triển mất cân bằng về mặt diện mạo của thành phố.

5
 


 

Bên cạnh các yếu tố trên, nguồn nhân lực dồi dào và được đào tạo cơ bản là
một lợi thế của Đà Nẵng trong thu hút đầu tư. Hàng năm, hệ thống các trường đại
học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tại thành phố đã đào tạo ra
hàng ngàn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề đáp ứng nhu cầu
về nguồn nhân lực không chỉ cho thành phố mà còn cho cả khu vực miền Trung Tây Nguyên.

Hình 2.1 Họa đồ vị trí thành phố Đà Nẵng
(Nguồn: />2.1.3.3 Quy hoạch chung thành phố hướng tới phát triển bền vững

“ Năm 2010, Đà Nẵng đã thể hiện được sự phát triển mạnh mẽ và bền vững,
xứng đáng là đầu tàu kinh tế của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Kết thúc năm
2010, Đà Nẵng đã đạt được nhiều chỉ tiêu kinh tế ở mức cao: tổng giá trị sản phẩm
quốc nội (GDP) năm 2010 theo giá so sánh đạt 10.400 tỷ đồng, tăng 12,6% so với
năm 2009; giá trị các ngành dịch vụ đạt 9.630 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp
- xây dựng đạt 16.715 tỷ đồng, tăng 19.6%; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch
vụ đạt 1.219 triệu USD, tăng 35,2%...” (Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng)

6
 


 

Làng đại học
Hình 2.2 Bản đồ Quy hoạch tổng thể TP Đà Nẵng đến năm 2020
(Nguồn: o/forum/showthread.php)
Dự án Làng Đại học Đà Nẵng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo
Quyết định số 1057/QĐ-TTg tháng 12/1997, có diện tích 300 ha tại phường Hòa
Quý (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) và xã Điện Ngọc (huyện Điện Bàn, tỉnh
Quảng Nam). Sau 12 năm quy hoạch “treo”, đến năm 2007 việc quy hoạch bắt đầu
được xây dựng. Công trình đã hoàn tất xây dựng vào năm 2010, gồm 3 cụm nhà
giảng đường, 3 khu ký túc xá, các khu chức năng và đường giao thông nội bộ phục
vụ nhu cầu đào tạo của 2 trường Đại học Y và Cao đẳng Công Nghệ Thông Tin.
2.2 Giới thiệu về trường cao đẳng Công Nghệ Thông Tin Hữu Nghị Việt -Hàn
2.2.1 Quá trình hình thành
Trường cao đẳng Công Nghệ Thông Tin Hữu Nghị Việt - Hàn được thành
lập theo Quyết định số 2150/QĐ-BGDĐT ngày 3/5/ 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo. Trường thuộc cơ sở của Bộ Bưu chính Viễn Thông (nay là Bộ
Thông tin và Truyền thông), chịu sự quản lý của Nhà nước về giáo dục đào tạo.

Ngày 28/12/2007: trường được khánh thành.

7
 


 

2.2.2 Đặc điểm hiện trạng, vị trí khu thiết kế, đặc trưng khí hậu
2.2.2.1 Đặc điểm hiện trạng
Trường cao đẳng Công Nghệ Thông Tin Hữu Nghị Việt - Hàn nằm trên khu
đất của làng Đại học Đà Nẵng thuộc Hòa Quý, Hòa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn,
thành phố Đà Nẵng.
Khu đất thiết kế có diện tích 10 ha.
Địa hình: hiện trạng tương đối bằng phẳng.
2.2.2.2 Vị trí khu đất xây dựng


Vị trí khu đất

+ Phía Bắc: giáp khu dân cư Đông Trà.
+ Phía Tây: giáp với làng đại học.
+ Phía Đông: đường Trần Đại Nghĩa.
+ Phía Nam: đường Nguyễn Hữu Thọ.


Địa điểm: Phường Hòa Quý, Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố

Đà Nẵng.


Hình 2.3 Trường cao đẳng hữu nghị thông tin Việt – Hàn
( Nguồn: )

8
 


 

2.2.2.3 Thổ nhưỡng và nguồn nước
- Đất ở đây là đất cát pha. Hiện trạng đất bề mặt đến thời điểm khảo sát còn
tồn đọng nhiều vôi vữa của công trình xây dựng.
- Nguồn nước cung cấp cho cây xanh chủ yếu là mạch nước ngầm có độ pH
trung tính.
2.3 Khảo sát hiện trạng
2.3.1 Hiện trạng sử dụng đất
STT

  

Khu chức năng

Diện tích (m2)

Tỷ lệ ( %)

1

Khu hành chính


10600

10.6

2

Khu giảng đường, thư viện

20300

20.3

3

Khu ký túc xá

13400

13.4

4

Khu thể dục thể thao

25300

25.3

5


Khu phục vụ sinh viên

3060

3.06

6

Bãi đậu xe

2050

2.05

7

Đường giao thông chính

23500

23.5

8

Mặt nước

370

0.37


9

Cây xanh

23980

23.98

Tổng diện tích

100000

100%

Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng

9
 


 

Hình 2.4 Sơ đồ hiện trạng trường.
2.3.2 Hiện trạng kiến trúc cảnh quan
Khu trung tâm rộng là nơi diễn ra các hoạt động chung của trường, với hồ
nước chiếm diện tích lớn song không được khai thác làm điểm nhấn. Thực chất chỉ
là một hồ tồn đọng nước mưa, rong reo nhiều, hệ thống phun nước không còn hoạt
động. Tổ chức cảnh quan xung quanh hồ nước là những ô đất được chia để trồng
cây. Các loại cây chính như cau trắng, huyền diệp, xà cừ, lim sét, hiện lớp cỏ nền
chưa có, thiếu các tiểu cảnh, bồn hoa.

Cây xanh tại khu thể thao chưa được quan tâm đầu tư.

10
 


 

Hình 2.5 Toàn cảnh sân trường

Hình 2.6 Hồ nước giữa sân trường

11
 


 

Hình 2.7 Lối đi sau khu giảng đường

Hình 2.8 Sân sau ký túc xá

12
 


 

Hình 2.9 Khung cảnh trước ký túc xá



Hiện trạng giao thông.



Đối ngoại:
- Đường Nguyễn Hữu Thọ: dẫn đến cổng chính. 
- Đường khu dân cư.



Nội bộ:
- Phân cấp rõ ràng trục chính phụ.
Đường giao thông trong trường được phân thành 3 cấp:
+ Giao thông cấp 1: rộng trên 8 m.
+ Giao thông cấp 2: rộng 6 m.
+ Giao thông cấp 3: đường dạo rộng dưới 3 m.
- Thiếu đường dạo hấp dẫn.



Hiện trạng cây xanh.

 Thống kê các loài thực vật cảnh quan được trồng tại trường.
Stt

Tên thường

Tên khoa học


1

Agao

Agave americana

Agavaceae

2

Mắt nai

Cyathula prostrata

Amaranthaceae

3

Xoài

Mangifera indica

Anacadiaceae

13
 

Họ thực vật



×