Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ BỔ SUNG CẢNH QUAN KHU VỰC TƯỢNG ĐÀI CHIẾN THẮNG BÌNH GIÃ THỊ TRẤN NGÃI GIAO – CHÂU ĐỨC – BÀ RỊA VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.26 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
***********

NGUYỄN KIM NHÃ

KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP THIẾT KẾ BỔ SUNG CẢNH QUAN KHU VỰC
TƯỢNG ĐÀI CHIẾN THẮNG BÌNH GIÃ THỊ TRẤN
NGÃI GIAO – CHÂU ĐỨC – BÀ RỊA VŨNG TÀU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
***********

NGUYỄN KIM NHÃ

KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP THIẾT KẾ BỔ SUNG CẢNH QUAN KHU VỰC
TƯỢNG ĐÀI CHIẾN THẮNG BÌNH GIÃ THỊ TRẤN
NGÃI GIAO – CHÂU ĐỨC – BÀ RỊA VŨNG TÀU


Ngành: Cảnh Quan & Kĩ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn : TS. ĐINH QUANG DIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011

ii


MINISTRY OF EDUCATTION AND TRAINING
HO CHI MINH CITY NONG LAM UNIVERSITY
***********

NGUYEN KIM NHA

INVETIGATING THE STATUS AND PROPOSING
SOLUTIONS TO ADDITIONAL LANDSCAPE DESIGNING
AT BINH GIA HISTOCICAL MONUMENT,
NGAI GIAO TOWN, CHAU DUC DISTRICT,
BA RIA VUNG TAU PROVINCE

Landscape And Environmental Horticulture

THE ESSAY GRADUATION

Advisor : DINH QUANG DIEP, PHD
Ho Chi Minh City
July, 2011


iii


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực tập đề tài tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Đinh
Quang Diệp đã hướng dẫn, trả lời những thắc mắc và tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho tôi hoàn thành tốt đề tài của mình.
Chân thành cảm ơn toàn thể giảng viên bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên
và quý Thầy, Cô Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tận tâm dạy dỗ
truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt 4 năm học qua.
Xin chân thành cảm ơn các cán bộ Ủy Ban Nhân Dân huyện Châu Đức đã tận
tình giúp đỡ cho quá trình thu thập dữ liệu, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành
tốt đề tài.
Đặc biệt tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn gia đình tôi, đã nuôi dưỡng, tạo điều
kiện cho tôi ăn học đến ngày nay.
Cuối cùng là cảm ơn bạn bè xung quanh, những người cũng không thể thiếu đối
với tôi.
Xin chân thành cảm ơn!

iv


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp thiết kế bổ
sung cảnh quan khu vực Tượng Đài Chiến Thắng Bình Giã thị trấn Ngãi Giao - Châu
Đức – Bà Rịa Vũng Tàu” được tiến hành ở huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu từ
ngày 15/02/2011 đến ngày 11/07/2011
Kết quả đạt được:
 Hoàn thành ý tưởng thiết kế, các bản vẽ thiết kế bao gồm:

 1 bản vẽ mặt bằng hiện trạng
 1 bản vẽ mặt bằng tổng thể
 1 bản vẽ phối cảnh tổng thể
 5 bản vẽ phối cảnh chi tiết
 Danh mục các chủng loại cây trồng được sử dụng.

v


SUMMARY
The research topic “Invetigating the status and proposing solutions to additional
landscape designing at Binh Gia Histocical Monument, Ngai Giao Town, Chau Duc
District , Ba Ria Vung Tau Province.” has been implemented at Ba Ria Vung Tau
Province ,Vietnam. The research is done between February, 15th, 2011 and July, 11th,
2011.
Results:
 Complete the designing ideas, including:
 1 Current Site plan.
 1 New Site plan.
 1 Axonometric projection.
 5 Detailed Axonometric projections.
 Lists of plants used in the design.

vi


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn .................................................................................................................... iii

Tóm tắt ......................................................................................................................... iv
Mục lục.......................................................................................................................... vi
Danh sách các hình minh họa...................................................................................... viii
Danh sách các bảng ....................................................................................................... ix
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................. ix
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1
2. TỔNG QUAN ........................................................................................................... 3
2.1 Sơ lược về tượng đài Chiến Thắng Bình Giả ........................................................... 3
2.1.1 Lịch sử hình thành ................................................................................................. 3
2.1.2 Đặc điểm chung..................................................................................................... 4
2.2 Lợi ích cây xanh ...................................................................................................... 5
2.3 Các nguyên tắc trong thiết kế cảnh quan ................................................................. 7
2.3.1 Các nguyên tắc bố trí cảnh quan ........................................................................... 7
2.3.2 Nguyên tắc bố trí cây xanh.................................................................................. 10
2.3.3 Nguyên tắc chọn cây và phối kết cây xanh ......................................................... 11
2.4 Đặc điểm khu vực khảo sát .................................................................................... 13
2.4.1 Vị trí địa lý .......................................................................................................... 13
2.4.2 Đặc trưng thổ nhưỡng ......................................................................................... 13
2.4.3 Khí hậu và thời tiết .............................................................................................. 13
3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 14
3.1 Mục tiêu của đồ án ................................................................................................. 14
3.2 Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 14
3.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 15

vii


4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................... 16
4.1 Kết quả điều tra, khảo sát hiện trạng ...................................................................... 16
4.1.1 Thành phần thực vật ............................................................................................ 16

4.1.2 Cách bố trí cảnh quan trong khu vực .................................................................. 19
4.1.3 Ảnh hiện trạng ..................................................................................................... 20
4.2 Phân tích hiện trạng ................................................................................................ 22
4.3 Giải pháp cải tạo, thiết kế bổ sung ......................................................................... 23
4.3.1 Phương án thiết kế bổ sung ................................................................................. 23
4.3.1.1 Khu vực cổng vào ............................................................................................ 26
4.3.1.2 Khu vực hồ - non bộ......................................................................................... 27
4.3.1.3 Khu đường dạo ................................................................................................. 28
4.3.1.4 Khu vực các bồn hoa lá màu và hoa kiểng ...................................................... 29
4.3.1.5 Các cụm tiểu cảnh làm điểm nhấn ................................................................... 32
4.3.2 Đề xuất chủng loại cây trồng .............................................................................. 33
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 36
5.1 Kết luận .................................................................................................................. 36
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................... 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 38
PHỤ LỤC

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1 Sơ đồ vị trí tượng đài Chiến Thắng Bình Giã ................................................ 4
Hình 2.2 Sơ đồ vị trí tượng đài Chiến Thắng Bình Giã (ảnh vệ tinh) ........................... 5
Hình 4.1 Mặt bằng hiện trạng tượng đài Chiến Thắng Bình Giã ................................ 20
Hình 4.2 Khu vực cổng phụ ........................................................................................ 20
Hình 4.3 Khu vực cây sao đen..................................................................................... 20

Hình 4.4 Khu vực bồn hoa .......................................................................................... 21
Hình 4.5 Khu vực hồ phun nước ................................................................................. 21
Hình 4.6 Thảm cỏ lá gừng ........................................................................................... 21
Hình 4.7 Các bồn hoa sứ trắng .................................................................................... 21
Hình 4.8 Khu vực phía sau khuôn viên ....................................................................... 21
Hình 4.9 Khu vực nhà vệ sinh ..................................................................................... 21
Hình 4.10 Mặt bằng thiết kế bổ sung tượng đài Chiến Thắng Bình Giã..................... 25
Hình 4.11 Phối cảnh tổng thể tượng đài Chiến Thắng Bình Giã ................................ 26
Hình 4.12 Phối cảnh khu vực cổng vào ....................................................................... 27
Hình 4.13 Phối cảnh khu vực hồ non bộ ..................................................................... 28
Hình 4.14 Phối cảnh khu đường dạo ........................................................................... 29
Hình 4.15 Hình dạng một số bồn hoa lá màu .............................................................. 30
Hình 4.16 Mặt bằng chi tiết bồn trồng cây lá màu ...................................................... 31
Hình 4.17 Mặt cắt chi tiết bồn trồng cây lá màu ......................................................... 31
Hình 4.18 Phối cảnh khu vực bồn cây lá màu và hoa kiểng ....................................... 32
Hình 4.19 Các cụm tiểu cảnh đơn giản ....................................................................... 33

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 4.1 Thống kê các loài cây trong khu vực nghiên cứu ........................................ 16
Bảng 4.2 Thống kê các loài cây thân gỗ trong khu vực tượng đài Chiến Thắng Bình
Giã ............................................................................................................................. 17
Bảng 4.3 Danh mục các loài cây bụi và hoa nền trong khu vực tượng đài Chiến Thắng
Bình Giã .................................................................................................................... 18

Bảng 4.4 Thuận lợi và khó khăn hiện trạng khu vực nghiên cứu ................................ 22
Bảng 4.5 Nhóm cây thân gỗ đề xuất trồng .................................................................. 35
Bảng 4.6 Nhóm cây bụi, cây lá màu và hoa kiểng đề xuất trồng ................................ 35

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT: thị trấn
BRVT: Bà Rịa Vũng Tàu
ĐH: đại học
TP.HCM: thành phố Hồ Chí Minh
UBND: ủy ban nhân dân

x


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội nhập cùng thế giới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng phát triển
mạnh mẽ, đời sống người dân ngày được cải thiện và nâng cao hơn. Theo đó, nhiều vấn
đề tiêu cực đã xuất hiện, nan giải hơn cả là vấn nạn về môi trường. Diện tích mảng
xanh ngày càng bị thu hẹp do các công trình xây dựng liên tục mọc lên. Các nhu cầu về
vui chơi, nghỉ ngơi, thư giãn dường như đang dần bị lãng quên, không được đầu tư
phát triển đúng mức.
Do vậy, công tác cải tạo và phát triển không gian xanh ngày càng trở nên cấp
bách. Giải pháp tốt nhất là đầu tư mở rộng các khu du lịch, công viên, cảnh quan khuôn
viên…Trong đó, cảnh quan tại các khu tưởng niệm, tượng đài liệt sỹ cũng là một phần
trong chiến lược phát triển không gian xanh góp phần cải tạo môi trường, bảo vệ hệ
sinh thái của Việt Nam và thế giới.
Bà Rịa - Vũng Tàu không những nổi tiếng về các khu du lịch mà còn rất tự hào
về các chiến công lịch sử các anh hùng liệt sỹ đã đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ
nước ta. Để tưởng nhớ về các chiến công lẫy lừng đó nhân dân ta đã xây dựng các đài

tưởng niệm để tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử như: đài tưởng niệm chị Võ Thị
Sáu, tượng đài Chiến Thắng Bình Giã, Địa Đạo Củ Chi…
Nằm sát bên Quốc Lộ 56, thuộc thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu, tượng đài Chiến Thắng Bình Giã là một công trình ghi lại chiến công
của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Khuôn viên tượng đài rộng
35400m2 gồm: khu tượng đài, đền thờ, mảng xanh và các công trình phụ… Nhưng ở
đây việc quản lý, bảo dưỡng chưa được chú trọng, diện tích và không gian chưa được

1


đầu tư đúng mức nên chưa phát huy hết các giá trị về công năng và thẩm mĩ của công
trình.
Cần có các biện pháp cải tạo bổ sung hợp lý, dựa trên hiện trạng của công trình
và điều kiện tự nhiên tại khu vực khảo sát nhằm tạo nên một khuôn viên hài hòa, phát
huy hết các giá trị của nó, đáp ứng các nhu cầu tham quan, tìm hiểu về lịch sử của du
khách trong và ngoài nước.
Đó cũng chính là lý do chúng tôi chọn và thực hiện đề tài: “ KHẢO SÁT
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THIẾT KẾ BỔ SUNG
CẢNH QUAN KHU VỰC TƯỢNG ĐÀI CHIẾN THẮNG BÌNH GIÃ THỊ TRẤN
NGÃI GIAO - CHÂU ĐỨC – BÀ RỊA VŨNG TÀU ”.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Sơ lược về Tượng Đài Chiến Thắng Bình Giã
2.1.1 Lịch sử hình thành
Trong cuộc tiến công, nổi dậy giải phóng BR-VT vào những ngày cuối tháng 4

năm 1975, chi khu Đức Thạnh, cầu Cỏ May, khách sạn Palace là những địa điểm diễn
ra các trận đánh ác liệt giữa quân ta và địch. Chiến tranh đi qua, những địa điểm này
được Đảng, nhà nước và nhân dân dựng các đài tưởng niệm, bia ghi công các anh hùng
liệt sĩ, trở thành những điểm du lịch về nguồn, giáo dục truyền thống cho các thế hệ trẻ
hôm nay.
Vào ngày 26 tháng 4 năm 1975 quân và dân huyện Châu Đức cùng với các
chiến sĩ sư đoàn Sao Vàng đánh chiếm chi khu Đức Thạnh – khu trung tâm hành chính,
quân sự của quân Ngụy lúc bấy giờ, mở màn cho cuộc tiến công, nổi dậy giải phóng
huyện Châu Đức và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Tượng đài Chiến Thắng Bình Giã được khởi công ngày 6 tháng 5 năm 1997 và
hoàn thành ngày 22 tháng 12 năm 1997 do sở Văn Hóa Thông Tin tỉnh Bà Rịa Vũng
Tàu làm chủ đầu tư, tác giả tượng đài là nhà điêu khắc Lâm Quang Nới. Cảnh quan
khuôn viên tượng đài Chiến Thắng Bình Giã do Bộ Xây Dựng, Viện Nghiên Cứu Kiến
Trúc, Trung Tâm Kiến Trúc Miền Nam thiết kế kĩ thuật và thi công. Chủ trì là kiến
trúc sư Mai Quý, thiết kế: kiến trúc sư Mai Trung Hoa, hoàn thành bản vẽ: kĩ sư Mai
Đức Thịnh, quản lý kĩ thuật: kiến trúc sư Mai Văn Hóa, được khởi công xây dựng
tháng 11 năm 2004 và khánh thành vào tháng 12 năm 2007.

3


2.1.2 Đặc điểm chung
Tượng đài Chiến Thắng Bình Giả nằm trên quốc lộ 56 thuộc thị trấn Ngãi Giao,
huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Khuôn viên tượng đài có hình chữ nhật với
chiều dài là 236m, chiều rộng 150m. Bao gồm các khu liên hoàn: vườn hoa, tượng đài,
khu nhà truyền thống, các công trình phụ…
Với chiều cao 26m, tượng đài Chiến Thắng Bình Giã có hình tượng ba bàn tay
nắm chặt dốc lê, phía trên là ba lưỡi lê vươn lên trời tượng trưng cho ba thứ quân và ba
mũi giáp công trong chiến thắng Bình Giã. Hai bên tượng đài là hai bức phù điêu dài
7m, cao 3m tái hiện lại sự phối hợp chiến đấu và tinh thần quyết thắng của quân dân

huyện Châu Đức và bộ đội chủ lực trong chiến dịch Bình Giã và chiến dịch đánh chiếm
chi khu Đức Thạnh.

Hình 2.1: Sơ đồ vị trí tượng đài Chiến Thắng Bình Giã

4


(Nguồn: www.google.com.vn)
Hình 2.2: Sơ đồ vị trí tượng đài Chiến Thắng Bình Giã( ảnh vệ tinh)

2.2 Lợi ích của cây xanh
Vai trò to lớn của cây xanh trong đời sống đô thị ngày càng được khẳng định.
Những lợi ích của cây xanh đô thị có thể khái quát trong 5 nhóm công dụng sau:
2.2.1 Cây xanh góp phần cải thiện khí hậu
Cây xanh có tác dụng ngăn chặn và giảm bức xạ mặt trời, hạ nhiệt độ và điều
hòa ẩm độ không khí.
 Điều chỉnh nhiệt độ
Cây to, cây bụi và cỏ điều hòa nhiệt độ trong môi trường đô thị nhờ vào kiểm
soát bức xạ mặt trời. Lá cây ngăn chặn phản chiếu, hấp thụ và truyền dẫn bức xạ mặt
trời. Hiệu quả của chúng tùy thuộc vào mật độ lá của loài cây, đa dạng của lá và cách
phân cành của cây. Cây và thực vật khác cũng giúp điều hòa nhiệt độ không khí vào

5


mùa hè thông qua sự hô hấp. Cây xanh còn được gọi là máy điều hòa không khí tự
nhiên. Một cây mọc riêng lẻ có thể chuyển đổi, bốc hơi gần 400 lít nước mỗi ngày nếu
cung cấp đủ độ ẩm. Lượng bốc hơi đó có thể so sánh với 5 máy điều hòa không khí,
trung bình mỗi máy có công suất 2500 kcl/giờ chạy 20 giờ/ngày.

 Bảo vệ gió và sự di chuyển không khí
Cây cao và thấp kiểm soát gió bởi sự cản trở, định hướng, làm lệch tâm và lọc
gió. Hiệu quả và mức độ kiểm soát gió thay đổi theo kích thước loài, hình dạng, mật
độ lá và sự lưu giữ của lá là vị trí hiện tại của cây xanh.
 Lượng mưa và ẩm độ
Cây xanh ngăn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn luồng gió, làm thoát hơi nước,
làm giảm bay hơi của ẩm độ đất. Vì vậy dưới tán rừng, ẩm độ thường cao hơn và tốc
độ bốc hơi thường thấp hơn. Nhiệt độ dưới tán cây cũng thấp hơn không khí ban ngày
và ấm hơn suốt thời gian ban đêm. Cây xanh cũng rất quan trọng trong chu kì nước.
Chúng ngăn lượng mưa và làm giảm dòng chảy của nước trên mặt đất. Điều đó sẽ tăng
sự thẩm thấu, giảm xói mòn và rửa trôi đất.
2.2.2 Cây xanh góp phần cải thiện môi sinh
Cây xanh có tác dụng làm giảm bớt xói mòn, hạn chế tiếng ồn, ngăn chặn ô
nhiễm không khí nhờ lá cây hấp thu bớt bụi, thanh lọc không khí qua quang hợp, cây
xanh còn có khả năng làm sạch nước bẩn ở đô thị.
2.2.3 Cây xanh có vai trò quan trọng về phương diện kiến trúc và trang trí cảnh
quan
Trong thiết kế xây dựng, cây xanh là một thành phần không thể thiếu được cùng
với các chất liệu khác, nhất là trang trí ngoại thất. Những tính chất của cây xanh như:
hình dạng, màu sắc, kết cấu và kích thước của cây xanh làm tăng giá trị thẩm mỹ cho
công trình rất nhiều.

6


2.2.4 Vai trò cây xanh trong tạo cảnh quan và khoảng không thiên nhiên
Các cảnh quan thiên nhiên ở các công viên, khu du lịch, khu nghỉ ngơi ngoại
thành, được người dân ưa chuộng tham quan trong các ngày lễ, tết phần lớn là do tác
dụng về cảnh quan và khoảng không thiên nhiên của cây xanh.
2.2.5 Ngoài chức năng chủ yếu liên quan đến cảnh quan, cây xanh còn cung cấp

một số công dụng khác như
Cung cấp gỗ củi, trái giống, hoa quả. Cây xanh còn là những chỉ dẫn về các
biến cố, kỉ niệm và những ẩn dụ văn học…
Trước những lợi ích thiết thực của cây xanh nói trên trong việc tạo ra cân bằng
sinh thái và cải thiện tình hình ô nhiễm đô thị, việc phát triển mảng xanh, nhất là các
công viên hoa viên hiện nay rất được coi trọng, để hình thành công viên hay hoa viên
đẹp, hài hòa, việc hình thành thiết kế, bố trí chọn loài là một công việc rất cần thiết.
2.3 Các nguyên tắc thiết kế trong cảnh quan
2.3.1 Các nguyên tắc bố trí cảnh quan
2.3.1.1 Sự bố trí cân bằng đối xứng
Trong kiến trúc cảnh quan, bố trí cân bằng đối xứng được đặc trưng bằng việc tổ
chức không gian theo dạng hình học, các yếu tố hình khối được bố trí đối xứng qua hệ
thống bố cục. Đặc điểm của hình thức này là hướng vào sự thống nhất, sự mạch lạc và
trật tự trong đường nét. Sử dụng hình thức bố cục này trong trường hợp đòi hỏi tính
nghi thức cao hoặc nhằm nhấn mạnh trọng tâm. Cách bố trí này rất ổn định và tỉnh tại
nên nhược điểm của nó là đơn điệu và thiếu biến hóa.
2.3.1.2 Sự bố trí cân bằng không đối xứng
Sự bố trí này khó xác định được trục đối xứng vì cảnh vật, cây cỏ hai bên không
giống nhau. Việc bố trí không đối xứng tạo ra nhiều khoảng trống thích hợp trong tiểu
cảnh sẽ làm cho tiểu cảnh này gắn bó chặt chẽ với bố cục chung của cả khu vườn. Kiểu
bố trí này thường được áp dụng cho khu thưởng ngoạn như nơi thư giãn tinh thần. Khi

7


thưởng ngoạn trong khu vực này, chúng ta sẽ có cảm giác muốn đi tiếp sang khu khác
và đó chính là tính linh hoạt, tích cực của kiểu bố trí cân bằng không đối xứng.
2.3.1.3 Sự bố trí cân bằng đối tâm
Bố trí cân bằng đối tâm là cách bố trí xung quanh một trọng tâm, từng cụm cây,
hoa lá đều là những phần tử đối xứng nhau. Kiểu bố trí này thể hiện rõ khi xây dựng

đài phun nước, các bồn hoa lớn. Từ bất cứ góc độ nào trong khu vực bạn đều thấy nổi
bật khu vực chính. Kiểu bố trí này nên sử dụng hạn chế ở những diện tích vườn nhỏ vì
sẽ không thích hợp bởi tính kinh điển của nó.
2.3.1.4 Bố trí mang tính nhấn mạnh trọng điểm
Vườn cảnh gồm nhiều khu vực, có chính, có phụ, trung bình và có nơi cần đặc
biệt nhấn mạnh. Tùy cá tính, sở thích của chủ đầu tư làm nổi bật khu nào. Quy tắc này
sẽ làm cho cảnh quan không nhàm chán, đơn điệu mà ngược lại sẽ làm cho khu vườn
trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn.
Để nhấn mạnh hay gây chú ý, cần sử dụng những xảo thuật cần thiết làm tăng
kích thước của tiểu cảnh, vật thể thậm chí diện tích cả khu có thể dùng màu sắc đậm
nhạt, ánh sáng chói hoặc sự tương phản màu sắc mạnh mẽ.
2.3.1.5 Bố cục hài hòa
Bố cục hài hòa là một nguyên tắc hàng đầu khi tạo cảnh. Sự hài hòa bắt nguồn
từ thiên nhiên và chỉ có được khi đạt được sự hợp lý khi phối hợp các yếu tố đất, nước,
đá và không gian. Những đối tượng có thể hòa trộn, ăn khớp, hoặc thích hợp với nhau
gọi là hài hòa.
Ví dụ các tảng đá phải nằm ở bờ dốc sườn đồi mà không nên bố trí ở bãi phẳng,
cây trồng gần mặt nước thì phải ngả hoặc rũ về phía mặt nước.
2.3.1.6 Sự lặp lại
Sự lặp lại có thể là lặp lại về màu sắc hay hình thể. Thường ta không nên lặp lại
cái gì bình thường hoặc không lặp lại quá nhiều sẽ gây lộn xộn hoặc nhàm chán. Một

8


sự lặp lại hợp lý sẽ làm cho cảnh quan trở nên độc đáo và gây ấn tượng mạnh cho
người thưởng ngoạn.
2.3.1.7 Tỷ lệ hợp lý
Tỷ lệ là sự cân đối hài hòa của các yếu tố hình khối tạo không gian. Sự thỏa
đáng hợp lý giữa chiều dài, rộng, cao làm cho cảnh quan có chiều sâu, xác thực. Ví dụ

khi thiết kế một giàn cây che nắng hay nhà nghỉ giữa vườn cần tính độ cao của giàn
hợp lý so với tầm vóc chiều cao của chủ nhà và bàn ghế ngồi nghỉ đặt trong đó.
2.3.1.8 Tương phản
Tương phản là sự đối lập của các yếu tố hình khối và hiện tượng. Trong kiến
trúc cảnh quan là sự tương phản của bóng râm với khoảng sáng rực rỡ của sân bãi, mặt
nước, của màu lá xanh với màu hoa đỏ, của đường nét hình học trong kiến trúc công
trình với dáng dấp mềm mại, uyển chuyển của mảng cây, đường bờ mặt nước.
2.3.1.9 Tương tự
Tương tự là sắp xếp các yếu tố hình khối gần giống nhau được lặp đi lặp lại
trong cùng một bố cục chung hay trong những bức tranh phong cảnh khác nhau. Trong
tương quan tương tự, các yếu tố hình khối tạo không gian biến hóa một cách mềm mại,
chuyển dần, không có sự khác biệt đột ngột. Quy luật này thường làm yếu tố trung gian
nối các cặp tương phản với nhau, bảo đảm sự nhất quán trong nghệ thuật và sự hài hòa
chung của phong cảnh hay cảnh quan.
2.3.1.10 Kích thước
Kích thước xác định độ lớn của mọi vật thể. Độ lớn của mọi vật thể đều có mối
quan hệ đến độ rộng hẹp của khu đất cần thiết kế. Xác định độ lớn hợp lý sẽ làm cho
việc thưởng ngoạn dễ dàng tại điểm quan sát. Không giải quyết thỏa đáng về kích
thước sẽ làm cho du khách khó mà thưởng ngoạn được đầy đủ vẻ đẹp của một tiểu
cảnh nào đó.

9


2.3.1.11 Điểm quan sát
Khi thiết kế một tiểu cảnh chúng ta phải biết khéo léo bố trí để có thể thưởng
ngoạn được đầy đủ nhiều góc độ của tiểu cảnh. Thông thường điểm quan sát thuận tiện
luôn nằm trên đường nhỏ nối tiếp giữa các khu vực trong vườn vì vậy luôn bố trí mặt
chính của tiểu cảnh quay về phía đường đi dạo. Điểm quan sát trung tâm chính bao giờ
cũng đặt ở khu vực chính. Tại vị trí này có thể bao quát được hầu hết các khu vực trong

vườn.
2.3.1.12 Sáng tối
Tương quan sáng tối có ý nghĩa rất lớn trong việc gây cảm giác về độ nông sâu
của không gian, hình khối của các yếu tố tạo hình, trang trí trong kiến trúc cảnh quan.
Hình khối được chiếu sáng có cảm giác gần hơn, hình khối nằm trong bóng râm của
phong cảnh gây cảm giác xa hơn. Quy luật này được sử dụng để làm nổi bật các yếu tố
chính, thu hút được sự chú ý của người xem.
2.3.2 Nguyên tắc bố trí cây xanh
2.3.2.1 Sự đơn giản
Đơn giản không có nghĩa là tẻ nhạt, đó là sự lặp lại về hình dạng, kết cấu, màu
sắc, sự đơn giản tạo nên nét thanh lịch tao nhã.
2.3.2.2 Sự thay đổi
Bằng cách thay đổi hình dạng kết cấu và màu sắc. Cảnh quan sẽ tránh được sự
buồn tẻ và kích thích người xem nhìn xa hơn.
2.3.2.3 Sự nhấn mạnh
Đó là một cách hoạt định sự chú ý đối với các đặc trưng quan trọng.
2.3.2.4 Sự cân bằng
Gồm có cân bằng đối xứng và cân bằng không đối xứng, trong đó cân bằng
không đối xứng có thể được tạo ra bằng cách dùng các dạng cân bằng cùng kích thước
sẽ mang lại cảm giác tự nhiên hơn kiểu cân bằng đối xứng.

10


2.3.2.5 Sự liên tục
Sự liên tục được tạo ra bởi một sự phát triển của hình dạng, kết cấu hoặc màu
sắc. Nó cũng có thể được tạo thành bởi những tổ hợp của mỗi loại.
2.3.2.6 Sự cân đối
Một bản đồ hoa viên sẽ được phác thảo đối với một tỷ lệ diễn đạt thực địa. Gồm
có một tỷ lệ tương đối và tỷ lệ tuyệt đối được sử dụng tối đa giá trị nghệ thuật và các

tính chất khác của cây xanh, do đó việc chọn loại cây rất quan trọng và cần phải bảo
đảm nguyên tắc cấu trúc cây xanh.
2.3.3 Nguyên tắc chọn cây và phối kết cây
2.3.3.1 Các nguyên tắc chọn cây
Chọn loài cây trồng phù hợp với địa phương về thổ nhưỡng, khí hậu. Phát huy
hiệu quả tổng hợp và tạo cảnh cây xanh.
Sử dụng cây xanh tổ chức lối vào bằng cách trồng thành hàng.
2.3.3.2 Các nguyên tắc phối kết cây
Sau khi đã chọn được những loại cây phù hợp thì việc tổ chức phối kết cây là rất
quan trọng. Một số phối kết cây như sau:
2.3.3.2.1 Cây độc lập
Cây độc lập là cây có hình khối, dáng dấp và màu sắc đẹp, thường được bố trí
độc lập.
Cây độc lập có vai trò chủ đạo trong không gian trống của quán cà phê, để có
thể cảm thụ trọn vẹn giá trị của cây độc lập nên phải chọn loài cây có hình thức tán độc
đáo (rũ, thác…) hoặc có màu sắc hoa lá rực rỡ, tương phản màu với những mảng cây
xung quanh.
2.3.3.2.2 Khóm cây
Khóm cây gồm một số cây được tổ hợp trong một bố cục trọn vẹn, riêng lẻ.
Thành phần khóm cây có thể là cây thân gỗ, cây bụi, hoặc hỗn hợp cây thân gỗ, cây
bụi. Cây trong khóm có thể khác nhau về độ lớn, độ thưa thoát của tán lá. Việc bố trí

11


và tạo hình khóm cây rất phong phú và đa dạng. Có thể tạo cảm giác đồng nhất khi
khóm cây cùng loại, hoặc tạo cảm giác sinh động bằng việc tổ chức trong khóm những
cây có màu sắc và cấu trúc chủ đạo khác nhau. Chúng ta có thể tổ hợp các loài cây sao
cho nở cùng lúc để tạo ra được mảng màu nhất định, hoặc chọn các loài cây có thời kỳ
nở hoa khác nhau để duy trì trong khóm cây mùa nào cũng có hoa.

2.3.3.2.3 Hàng cây
Mục đích của việc chọn cây theo hàng là phân loại không gian và tạo bóng mát,
gồm có trồng theo dạng hàng cây thưa và hàng cây dày.
2.3.3.2.4 Dây leo
Cây leo giàn là kiểu trang trí thoáng trong không gian và có giá trị bóng mát.
Giàn cây có vai trò nhấn mạnh tính chất trang trí lối đi là sự chuyển tiếp không gian từ
khu vực này sang khu vực khác.
2.3.3.2.5 Hoa
Đây là thành phần có tác dụng tạo cảnh và thu hút sự chú ý rất lớn do tính chất
trang trí của chúng, màu sắc đẹp rực rỡ của chúng dễ đập vào mắt người xem.
2.3.3.2.6 Cỏ
Là yếu tố không thể thiếu trong cảnh quan. Cỏ được sử dụng làm nền cho các
khóm cây, cây độc lập, bồn hoa và các kiến trúc nhỏ, tạo nên sự hài hòa giữa các yếu tố
tạo cảnh khác nhau.
Tất cả các yếu tố trên sẽ được kết hợp hài hòa với nhau để tạo nên giá trị cảnh
quan cho khu vực.
2.3.3.2.7 Rừng nhỏ
Đây là thành phần hình khối chủ yếu tạo không gian trống trong khu vực.
Cây được bố trí theo bố cục tự do để đem lại hiệu quả rừng cây tự nhiên.

12


2.4 Đặc điểm khu vực khảo sát
2.4.1 Vị trí địa lý
Khu vực Tượng Đài Chiến Thắng Bình Giã thuộc TT.Ngãi Giao, huyện Châu
Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Châu Đức là một huyện nông nghiệp của tỉnh, phía Bắc giáp thị xã Long Khánh
tỉnh Đồng Nai, phía Nam giáp huyện Đất Đỏ và thị xã Bà Rịa, phía Tây giáp huyện
Tân Thành, phía Đông giáp huyện Xuyên Mộc. Gồm 14 xã và 1 thị trấn.

2.4.2 Đặc trưng thổ nhưỡng
Hầu hết đất đai huyện Châu Đức là đất đỏ, vàng và đen trên nền đất bazan
(chiếm tỉ lệ 85,8% tổng diện tích đất): thuộc loại đất tốt, có độ phì nhiêu cao, thích hợp
trồng các loại cây lâu năm. Đây cũng là thế mạnh so với các huyện khác trong tỉnh.
2.4.3 Khí hậu và thời tiết
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia ra hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ
tháng 5 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình hàng năm là 27oC, tháng thấp nhất khoảng 24,8oC,
tháng cao nhất khoảng 28,6oC. Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2400
giờ. Lượng mưa trung bình là 1500mm/năm. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 82%
(theo số liệu của trung tâm dự báo thời tiết tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu).
Khu vực khảo sát chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính:
-

Gió mùa Tây-Nam thổi vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10).

-

Gió mùa Đông-Bắc thổi vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4).

13


Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu
Thiết kế bổ sung cảnh quan Tượng Đài Chiến Thắng Bình Giả nhằm làm phong
phú số lượng loài, đặc biệt là các chủng loại hoa nền và cây lá màu nhằm nâng cao giá
trị không gian cảnh quan trong khuôn viên tượng đài, tạo ra một không gian xanh với

cảnh quan mở, hài hòa, hợp lý.
3.2 Nội dung
 Điều tra khảo sát hiện trạng:
-

Xác định mặt bằng hiện trạng khuôn viên tượng đài.

-

Khảo sát địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng và chụp ảnh hiện trạng khu đất.

-

Điều tra khảo sát danh mục cây, hoa kiểng hiện có trong khuôn viên tượng
đài.

-

Phỏng vấn quản lý, nhân viên, người tham quan…tham khảo các khu tưởng
niệm, tượng đài khác.

 Phân tích hiện trạng:
-

Phân tích những thuận lợi và khó khăn hiện trạng.

 Xây dựng phương án thiết kế cải tạo:
-

Xác định bố cục khuôn viên tượng đài.


-

Đề xuất phương án thiết kế bổ sung.

-

Lập danh sách đề xuất chủng loại cây trồng.

14


3.3 Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp điều tra thực địa:
-

Khảo sát, đo đạc diện tích khuôn viên tượng đài.

-

Chụp ảnh hiện trạng khu vực.

-

Xác định vị trí, số lượng các loài cây hiện hữu trong khu vực khảo sát.

 Phương pháp tham khảo tài liệu:
-

Tham khảo tài liệu về thổ nhưỡng, khí hậu, các loài cây mới và đang phổ

biến trong khu vực khảo sát.

-

Xác định điều kiện khí hậu, thủy văn, hướng gió ảnh hưởng đến khu đất này.

-

Phỏng vấn người quản lý, nhân viên và người tham quan.

-

Tham khảo các tài liệu khác có liên quan trên sách, báo, internet…

 Phương pháp thiết kế:
-

Nghiên cứu nhiệm vụ, chức năng của khuôn viên để đưa ra các giải pháp
thiết kế bổ sung hợp lý.

-

Từ bản vẽ hiện trạng tiến hành lập sơ đồ ý tưởng thiết kế bổ sung.

-

Tổng hợp ý tưởng trên mặt bằng tổng thể.

-


Lựa chọn các loài cây phù hợp đưa vào thiết kế, hoàn tất mặt bằng cây xanh.

-

Từ mặt bằng tổng thể dựng các mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh cho các khu
trong khuôn viên tượng đài để thể hiện rõ ý tưởng thiết kế.

-

Sử dụng các phần mềm hổ trợ như: Autocad, 3Dmax, Sketchup, Artlantis và
Photoshop.

15


×