Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ LOÀI CỎ DẠI CÓ KHẢ NĂNG LÀM CÂY NỀN VÀ SO SÁNH SỰ LAN RỘNG CỦA CHÚNG VỚI CỎ TRỒNG CẢNH QUAN TẠI VƯỜN ƯƠM TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
********

PHẠM NGUYỄN ĐAN TÂM

KHẢO SÁT MỘT SỐ LOÀI CỎ DẠI CÓ KHẢ NĂNG LÀM
CÂY NỀN VÀ SO SÁNH SỰ LAN RỘNG CỦA CHÚNG VỚI
CỎ TRỒNG CẢNH QUAN TẠI VƯỜN ƯƠM TP.HCM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
*******

PHẠM NGUYỄN ĐAN TÂM

KHẢO SÁT MỘT SỐ LOÀI CỎ DẠI CÓ KHẢ NĂNG LÀM
CÂY NỀN VÀ SO SÁNH SỰ LAN RỘNG CỦA CHÚNG VỚI
CỎ TRỒNG CẢNH QUAN TẠI VƯỜN ƯƠM TP.HCM

Ngành: Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TH.S TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


LỜI CẢM ƠN
Tập luận văn này con xin được gửi đến cha mẹ như một lời cảm tạ công ơn sinh
thành dưỡng dục của cha mẹ đã cho con được đến ngày hôm nay.
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, em xin chân thành biết ơn sâu sắc đến:
 Ths. Trương Thị Cẩm Nhung đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá
trình làm luận văn tốt nghiệp.
 Giáo viên quản lý vườn ươm Bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên,
thầy Nguyễn Văn Đậm đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành luận
văn.
 Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Ban chủ
nhiệm Khoa Môi Trường và Tài nguyên đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi cho em thực hiện luận văn.
 Quý thầy cô BM Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên đã tận tình dạy bảo
những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập
Xin cảm ơn đặc biệt đến các bạn thành viên lớp DH07CH đã giúp đỡ, động viên tôi
rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Tp. HCM, tháng 07 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Phạm Nguyễn Đan Tâm

i



TÓM TẮT
Đề tài “ Khảo sát một số lòai cỏ dại có khả năng làm cây nền và so sánh khả năng
lan rộng của chúng so với cỏ trồng cảnh quan tại vườn ươm Tp. Hồ Chí Minh” được
tiến hành tại Vườn ươm Bộ môn Cảnh quan- Kỹ thuật hoa viên, trường Đại học
Nông Lâm Tp. HCM. Thời gian tiến hành thực nghiệm từ tháng 3/2011 đến tháng
6/2011.
Kết quả đạt được:
Đã định danh, mô tả được 5 lòai cỏ dại thuộc 4 họ thực vật:
-

Cỏ Tràng quả ba hoa Desmodium triflorum (L.) DC , thuộc họ Đậu Fabaceae

-

Cỏ Túc Digitaria ciliaris, thuộc họ Hỏa thảo Poaceae

-

Cỏ San cặp Paspalum conjugatum Berg., thuộc họ Hòa thảo Poaceae

-

Cỏ Rau đắng đất Glinus oppositifolius, thuộc họ Rau đắng Aizoaceae.

-

Cỏ spp. chưa được định danh, thuộc họ Rau đắng Aizoaceae.

Cỏ Bermuda, cỏ Lá gừng, Xuyến chi là 3 lòai cỏ trong số 5 lòai cỏ cảnh quan có

tốc độ phát triển nhanh nhất, cho sự lan rộng cao.
Bốn lòai trong số 5 lòai cỏ dại có sự lan rộng nhanh là cỏ Túc, cỏ Tràng quả ba
hoa, cỏ Rau đắng, cỏ San cặp, đều lan rộng trên 1m trong ô thí nghiệm 1m2.

ii


SUMMARY
The research subject: “Investigating some of potential weed species can be
established as base grass and comparing the ability of branching between the weeds
and the landscape grasses at The Nursery of Ho Chi Minh City” was performed at
The Nursery Garden of Landscaping and Environmental Horticulture Department –
Nong Lam University, from March, 2011 to June, 2011.
The results:
There were five weed species from four family has been identified and described:
-

Desmodium triflorum (L.) DC, Fabaceae

-

Digitaria ciliaris, Poaceae

-

Paspalum conjugatum Berg., Poaceae

-

Glinus oppositifolius, Aizoaceae


-

Spp., Aizoaceae

Cynodon dactylon, Axonopus compressus and Wedelia trilobata were three species
of five landscaping grass species had the fastest branching rate.
Four weed species had the fast branching are Digitaria ciliaris, Desmodium
triflorum, Glinus oppositifolius and Paspalum conjugatum. The branching rate of
them was over 1 meter inside the 1m2 experiment block.

iii


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ................................................................................................................ i
Tóm tắt ..................................................................................................................... ii
Summary ................................................................................................................. iii
Mục lục.................................................................................................................... iv
Danh sách các hình, biểu đồ................................................................................... vii
Danh sách các bảng ............................................................................................... viii
Chương 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................... 1
1.2 Đối tượng nghiên cứu của đề tài ......................................................... 2
1.3 Giới hạn của đề tài .............................................................................. 2
1.3.1 Giới hạn về chỉ tiêu của đề tài .......................................................... 2
1.3.2 Giới hạn về thời gian ........................................................................ 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 3
2.1 Giới thiệu chung về họ Hoà thảo ........................................................ 3

2.1.1 Giới thiệu chung về cỏ dại ............................................................... 4
2.1.1.1 Đặc điểm cỏ dại............................................................................. 4
2.1.1.2 Vai trò của cỏ dại .......................................................................... 5
2.1.1.3 Lợi ích của cỏ dại .......................................................................... 5
2.1.2 Tổng quan về cỏ cảnh quan.............................................................. 6
2.1.2.1 Giới thiệu chung ............................................................................ 6
2.1.2.2 Khái quát về cỏ trong trang trí cảnh quan ..................................... 6
2.2 Tổng quát hiện trạng sử dụng cỏ cảnh quan hiện nay......................... 7
2.2.1 Mô tả một số loài cây cỏ cảnh quan ................................................. 8
2.2.1.1 Cỏ lá gừng ..................................................................................... 8
2.2.1.2 Cỏ lông heo ................................................................................... 8
2.2.1.3 Cỏ nhung Nhật .............................................................................. 9
2.2.1.4 Cỏ đậu ........................................................................................... 9

iv


2.2.1.5 Cỏ Bermuda ................................................................................ 10
2.2.1.6 Cúc xuyến chi.............................................................................. 11
Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 13
3.1 Mục tiêu ............................................................................................ 13
3.2 Nội dung thực hiện ............................................................................ 13
3.3 Phương pháp nghiên cứu................................................................... 13
3.3.1 Khảo sát và định danh cỏ dại ......................................................... 13
3.3.1.1 Phương pháp ngoại nghiệp.......................................................... 13
3.3.1.2 Phương pháp mô tả ..................................................................... 13
3.3.2 Thí nghiệm so sánh khả năng lan rộng của
một số loài cỏ dại với cỏ cảnh quan .............................................. 14
3.3.2.1 Địa điểm thí nghiệm .................................................................... 14
3.3.2.2 Thời gian thực hiện ..................................................................... 14

3.3.2.3 Vật liệu thí nghiệm ...................................................................... 14
3.3.2.4 Kiểu bố trí thí nghiệm ................................................................. 14
3.3.3 Quy mô thí nghiệm ........................................................................ 14
3.3.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm................................................................... 15
3.4 Kỹ thuật canh tác............................................................................... 16
3.4.1 Làm đất........................................................................................... 15
3.4.2 Trồng cỏ ......................................................................................... 15
3.4.2.1 Chuẩn bị đất ................................................................................ 15
3.4.2.2 Chuẩn bị cỏ ................................................................................. 16
3.4.2.3 Tiến hành trồng ........................................................................... 16
3.4.3 Bón phân ........................................................................................ 16
3.4.4 Nước tưới ....................................................................................... 17
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi.......................................................................... 17
3.5.1 Độ lan rộng của cỏ ......................................................................... 17
3.5.2 Diện tích che phủ nền..................................................................... 17
3.6 Xử lý số liệu ...................................................................................... 17

v


Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 18
4.1 Định danh, mô tả một số loài cỏ dại tại vườn ươm
Bộ môn cảnh quan và kỹ thuật hoa viên........................................... 18
4.1.1 Loài San cặp ................................................................................... 18
4.1.2 Loài Tràng cỏ ba hoa ..................................................................... 19
4.1.3 Loài Cỏ Túc nhỏ............................................................................. 20
4.1.4 Loài spp .......................................................................................... 20
4.1.5 Loài Rau đắng đất .......................................................................... 21
4.2 Kết quả đánh giá khả năng lan rộng và phát triển của một số
loài cỏ dại và cỏ cảnh quan ............................................................... 22

4.2.1 Độ lan rộng của các loài cỏ ............................................................ 22
4.2.1.1 Độ lan rộng của các loài cỏ sau trồng 1 tuần .............................. 22
4.2.1.2 Độ lan rộng của các loài cỏ sau trồng 2 tuần .............................. 23
4.2.1.3 Độ lan rộng của các loài cỏ sau trồng 3 tuần .............................. 24
4.2.1.4 Độ lan rộng của các loài cỏ sau trồng 4 tuần .............................. 25
4.2.1.5 Độ lan rộng của các loài cỏ sau trồng 5 tuần .............................. 26
4.2.1.6 Độ lan rộng của các loài cỏ sau trồng 6 tuần .............................. 27
4.2.1.7 Độ lan rộng của các loài cỏ sau trồng 7 tuần .............................. 28
4.2.1.8 Độ lan rộng của các loài cỏ sau trồng 8 tuần .............................. 29
4.2.1.9 Độ lan rộng của các loài cỏ sau trồng 9 tuần .............................. 30
4.2.1.10 Độ lan rộng của các loài cỏ sau trồng 10 tuần .......................... 31
4.2.1.11 Độ lan rộng của các loài cỏ sau trồng 11 tuần .......................... 32
4.2.2 Diện tích che phủ nền..................................................................... 35
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 41
5.1 Kết luận ............................................................................................. 41
5.2 Kiến nghị ........................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 43
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 45

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
HÌNH

TRANG

Hình 2.1 Cỏ lá gừng

8


Hình 2.2, 2.3 Cỏ lông heo

8

Hình 2.4 Cỏ nhung

9

Hình 2.6, 2.6 Cỏ đậu

10

Hình 2.7, 2.8 Cỏ Bermuda

10

Hình 2.9 Cúc xuyến chi

11

Hình 3.1 Khu bố trí thí nghiệm

15

Hình 4.1 Cỏ san cặp

18

Hình 4.2 Cỏ tràng quả ba hoa


19

Hình 4.3, 4.4 Cỏ túc nhỏ

20

Hình 4.5, 4.6 Cỏ spp.

20

Hình 4.7 Rau đắng đất

21

Hình 4.8 Vị trí các loài cỏ trồng thực nghiệm tại lần lặp 1

35

Hình 4.9 Vị trí các loài cỏ trồng thực nghiệm tại lần lặp 2

36

Hình 4.10 Vị trí các loài cỏ trồng thực nghiệm tại lần lặp 3

36

BIỀU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Biểu đồ độ lan rộng của 10 loài cỏ


33

Biểu đồ 4.2 Biểu đồ diện tích che phủ của 10 loài cỏ trồng thực nghiệm

38

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 4.1: Độ lan rộng của các loài cỏ sau 1 tuần

22

Bảng 4.2: Độ lan rộng của các loài cỏ sau 2 tuần

23

Bảng 4.3: Độ lan rộng của các loài cỏ sau 3 tuần

24

Bảng 4.4: Độ lan rộng của các loài cỏ sau 4 tuần

25


Bảng 4.5: Độ lan rộng của các loài cỏ sau 5 tuần

26

Bảng 4.6: Độ lan rộng của các loài cỏ sau 6 tuần

27

Bảng 4.7: Độ lan rộng của các loài cỏ sau 7 tuần

28

Bảng 4.8: Độ lan rộng của các loài cỏ sau 8 tuần

29

Bảng 4.9: Độ lan rộng của các loài cỏ sau 9 tuần

30

Bảng 4.10: Độ lan rộng của các loài cỏ sau 10 tuần

31

Bảng 4.11: Độ lan rộng của các loài cỏ sau 11 tuần

32

Bảng 4.12: Tổng trung bình độ lan rộng của cỏ dại và cỏ cảnh quan


34

Bảng 4.13: Bảng số liệu trung bình diện tích che phủ của 10 loài cỏ

37

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Việc làm đẹp cho ngôi nhà hay không gian mở có thể được thực hiện theo cách đơn
giản nhất là trồng thảm cỏ. Thảm cỏ luôn được xem là nền của công trình kiến trúc
có tác dụng tôn lên vẻ đẹp của không gian kiến trúc bên trên. Tại các công trình
cảnh quan lớn, thảm cỏ xanh mượt được làm nền có tác dụng phụ trợ, nâng đỡ cho
các công trình kiến trúc như nhà cửa, đường sá và công trình kiến trúc khác khiến
cho cảnh vật hài hoà như một vật thể hữu cơ.
Thảm cỏ là không gian xanh tầng thấp có vai trò tạo cảnh quan rất quan trọng, đáp
ứng cả mục đích thưởng ngoạn và yêu cầu sử dụng của chủ thể trong kiến trúc cảnh
quan. Thực tế hiện nay, các giống cỏ thương phẩm còn hạn chế về số lượng lẫn
chủng lòai, nên chưa đáp ứng được hết nhu cầu sử dụng cỏ trong cảnh quan, đồng
thời cỏ cảnh quan gồm những loài yêu cầu chăm sóc cao (về nhân công, tiền phân
bón, vật dụng để bảo dưỡng. Ví dụ: cỏ lông heo, cỏ nhung…). Bên cạnh đó, hầu hết
các lòai cỏ được ứng dụng trồng trong cảnh quan để tạo thảm xanh, phối kết tiểu
cảnh đều bắt nguồn từ những lòai cỏ dại như cỏ lá gừng (Axonopus compressus), cỏ
đậu (Arachis duraensis), cỏ tóc tiên (Ophiopogon Japonicus)… Ưu điểm của cỏ dại
là lòai có sức sống mạnh mẽ, chịu được sự khắc nghiệt, không tốn nhiều công nhân
giống vì sự sinh truởng và phát tán hạt cỏ mạnh mẽ. Vì vậy, trong mỗi ứng dụng
khác nhau của việc sử dụng các lòai thực vật tự nhiên, mỗi lòai đều có vai trò riêng

cho sự tồn tại của nó. Do đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu và giới thiệu một số chủng
lòai cỏ dại có đủ tiêu chuẩn chất lượng để phục vụ nhu cầu trong kiến trúc cảnh
quan, sân golf là điều cần thiết. Việc tìm hiểu này giúp các nhà thiết kế cảnh quan

1


có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc bố trí các thảm cỏ, tạo nên sự đa dạng trong
thiết kế, làm đẹp hơn cho không gian kiến trúc tổng thể. Bên cạnh kiến trúc cảnh
quan, việc xây dựng và phát triển sân golf cũng đang được quan tâm vì các sân golf
đang trong giai đoạn quy hoạch, phát triển, nên nhu cầu sử dụng cỏ cao. Đất nước
Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa, tạo điều kiện thuận lợi cho cỏ tạo thảm
xanh tươi tốt, dễ hình thành các giống cỏ mới. Từ các yếu tố trên và nhằm góp phần
thêm vào các công trình nghiên cứu giống cỏ mới, dưới sự hướng dẫn của cô Th.S
Trương Thị Cẩm Nhung, tôi thực hiện đề tài “ Khảo sát một số loài cỏ dại có khả
năng làm cây nền và so sánh khả năng lan rộng của cỏ dại với cỏ trồng cảnh quan
tại vườn ươm Thành phố Hồ Chí Minh”.
1.2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Cỏ dại và một số lòai cỏ trồng cảnh quan.
1.3. Giới hạn của đề tài
1.3.1 Giới hạn về chỉ tiêu đề tài
- Việc tìm kiếm các lòai cỏ để nghiên cứu giới hạn trong vườn ươm Bộ môn Cảnh
quan và kỹ thật hoa viên, và ven đường trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM.
- Giới hạn về không gian sinh trưởng: mỗi lòai cỏ được trồng trong một ô 1 m2.
1.3.2 Giới hạn về thời gian
Chỉ đánh giá được tốc độ sinh trưởng và khả năng lan rộng của các loài cỏ trong
thời gian ngắn từ tháng 03/2011 đến tháng 08/06/2011.

2



Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu chung về họ Hòa thảo ( Poaceae): [4]
Họ Hòa thảo hay họ Cỏ là một họ thực vật một lá mầm (lớp Liliopsida), với
danh pháp khoa học là Poaceae. Trong họ này có khoảng 668 chi và khoảng 10.035
loài cỏ. Người ta ước tính rằng các đồng cỏ chiếm khoảng 20% toàn bộ thảm thực
vật trên Trái Đất. Họ này là họ thực vật quan trọng nhất đối với toàn bộ nền kinh tế
của loài người, bao gồm cả các bãi cỏ và cỏ cho gia súc cũng như là nguồn lương
thực chủ yếu (ngũ cốc) cho toàn thế giới, hay các loại tre, trúc được sử dụng rộng
rãi ở châu Á trong xây dựng.
Các loài thuộc họ Hòa thảo có các đặc điểm sau:
- Cây thân cỏ, sống lâu năm, ít khi 1 hay 2 năm, một số có dạng thân gỗ thứ sinh
(tre, nứa v.v), thân khí sinh chia gióng (cọng) và mấu (đốt): gióng thường rỗng (trừ
một số loài như nứa, kê, ngô có thân đặc), không phân nhánh (trừ tre) mà chỉ phân
nhánh từ thân rễ hoặc từ gốc.
- Lá mọc cách so le, xếp hai dãy theo thân (trên cùng một mặt phẳng), ít khi có dạng
xoắn ốc, gân lá song song. Bẹ lá to, dài, hai mép của bẹ không dính liền nhau. Lá
không có cuống (trừ tre), phiến lá hình dải hẹp. Giữa bẹ và phiến lá có lưỡi bẹ nhỏ
hình bản mỏng hay hình dãy lông mi.
- Hoa nhỏ, thụ phấn nhờ gió, tập trung thành cụm hoa, cơ sở là bông nhỏ. Các bông
nhỏ này lại hợp thành những cụm hoa phức tạp hơn như bông kép, chùm, chùy v.v
nhưng không có các cánh hoa.
- Quả là loại quả thóc (caryopsis).

3


2.1.1 Giới thiệu chung về cỏ dại: [5]
Cỏ dại theo xu hướng chung được cho là một mối gây hại, là cây trồng

không mong muốn trong các bố trí có kiểm soát của con người, đặc biệt là trong
lĩnh vực nông nghiệp và làm vườn, cả trong bãi cỏ, công viên, rừng và những khu
vực khác. Cụ thể hơn, từ cỏ dại thường được sử dụng để mô tả cây bản địa hoặc
không phải cây bản địa có sự tái sinh và phát triển mạnh mẽ. Nói chung, cỏ dại là
một loại cây trồng mọc ở nơi không mong muốn.
Trong quyển sách Weeds of the West, tác giả J.M. Torrell đã định nghĩa về
cỏ dại: Cỏ dại là loài cây gây trở ngại tới sự quản lý một vùng đất tại một thời điểm
nhất định.
Theo Harlan và deWet (1965): “Cỏ dại là một sinh vật không mong muốn
nói chung phát triển mạnh trong môi trường sống, và bị con người làm xáo trộn”.
Cỏ dại theo hướng chung của nó là một loài chủ quan mà không có bất kì giá
trị phân loại nào, vì “cỏ dại” không phải là cỏ dại khi chúng được phát triển ở nơi
dành cho chúng hoặc là cần trồng chúng. Trên thực tế có nhiều loài cỏ dại được sử
dụng trồng trong vườn hay trồng cạnh loài cây trồng khác.
2.1.1.1 Đặc điểm của cỏ dại: [3]
Cỏ dại gồm nhiều lòai, chúng có những đặc tính khác nhau, tuy vậy, người ta vẫn
tìm thấy ở chúng những điểm chung sau:
-

Cỏ dại có nhiều hình thức sinh sản để thích nghi với điều kiện tự nhiên. Càng
nhiều hình thức sinh sản thì sự lan truyền càng mạnh, và khi điều kiện tự
nhiên thay đổi thì có ít nhất một hình thức sinh sản để lan truyền về sau.

-

Cỏ dại có số hạt và số mầm ngủ sinh sản rất nhiều. Hạt cỏ dại thường nhỏ, số
lượng hạt trên một cây nhiều đảm bảo cho cỏ dại có hệ số nhân giống cao, có
lợi cho sự duy trì nòi giống, qua đó cũng cho thấy số luợng hạt cỏ trên một
đơn vị diện tích là rất lớn.


4


-

Hạt cỏ dại dễ rụng và có nhiều hình thức lan truyền: lan truyền từ nơi này
sang nơi khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác qua các con đường như:
nhờ gió, côn trùng, con người, động vật…

-

Cỏ dại có thời kì ngủ nghỉ. Ngủ nghỉ của cỏ là trạng thái ngừng phát triển
giúp cho cỏ đảm bảo sự sinh tồn.

-

Cỏ dại có hiện tượng nảy mầm không đều. Có thể do một số nguyên nhân
như hạt chín không đều, vỏ dày mỏng khác khau, hạt có mức độ chín giống
nhau nhưng gặp những điều kiện ngoại cảnh khác nhau.

-

Cỏ dại có khả năng chống chịu cao. Khả năng chống lạnh, chống nóng, chịu
hạn, chịu ngập…

2.1.1.2 Vai trò của cỏ dại
Trong nông nghiệp, cỏ dại là lòai gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp với những
tác hại như:
-


Cỏ dại làm giảm năng suất và phẩm chất cây trồng, cỏ dại cạnh tranh với cây
trồng về ánh sáng, dinh dưỡng, nước và không gian (Glauninger and Holzner
1982, Kropff 1993), làm cho cây sinh trưởng và phát triển kém, cho năng
suất thấp, phẩm chất nông sản cũng giảm sút.

-

Một số lòai cỏ dại chứa chất độc gây hại đến cây trồng, có thể gây ảnh hưởng
đến sức khỏe con người và gia súc.

-

Cỏ dại làm tăng giá thành sản phẩm, vì phải dùng sức người, sử dụng công
nghệ máy móc để loại bỏ cỏ dại, các loại thuốc diệt cỏ…

2.1.1.3 Lợi ích của cỏ dại
-

Cỏ dại giữ cho đất không bị xói mòn, những công trình thủy lợi, giao thông
không bị hư hỏng. Trong đất cỏ dại tích lũy vào tầng đất những chất dinh
dưỡng như N, P, K có ở những lớp đất sâu và trong nước mưa.

-

Cỏ dại còn là nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm. Một số lòai còn được làm
thức ăn cho con người. Cỏ dại được sử dụng làm thuốc trong y tế hoặc thuốc
trừ dịch hại.

-


Cỏ dại được sử dụng như là nguồn gen quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.

5


-

Không chỉ là nơi trú ẩn cho sâu bệnh, cỏ dại còn là môi trường tốt cho các
lòai thiên địch sinh sống và phát triển, cung cấp mật hoa cho ong, làm mái
nhà (cỏ tranh), chất đốt…

2.1.2 Tổng quan về cỏ cảnh quan
2.1.2.1 Giới thiệu chung [6]
Cỏ cảnh quan hay cỏ trồng thương mại là những lòai cỏ được trồng trang trí
trong cảnh quan. Chúng đã trở nên ngày càng phổ biến trong các khu vườn trong
những năm gần đây.
Hầu như tất cả các loại cỏ trang trí là cây lâu năm, đến mùa xuân, cây dự dự
trữ năng lượng trong gốc rễ của chúng, và nghỉ vào mùa thu và đông. Có nhiều bó
cỏ và bụi cỏ. Các loài có kích cỡ khác nhau từ một vài centimet đến vài met. Một số
lòai cỏ trang trí có thể được trồng từ hạt giống. Nhiều lòai khác được nhân giống
bằng các phương pháp trồng hiện tại như xé nhỏ, trồng mảng, giâm cành...
2.1.2.2 Khái quát về cỏ trong trang trí cảnh quan [2]
2.1.2.2.1 Vai trò bãi cỏ trong trang trí cảnh quan
- Bãi cỏ là một tố thành quan trọng trong trang trí cảnh quan đô thị.
- Bãi cỏ được xem như nền của công viên, có tác dụng phụ trợ, nâng đỡ cho
các công trình kiến trúc, đường giao thông, non bộ, tiểu cảnh…hài hòa thống nhất
trong thể hữu cơ.
- Về mặt môi trường, bãi cỏ có tác dụng phòng hộ vệ sinh, hạn chế xói mòn
đất, có thể bố trí ở những nơi như sườn dốc, bờ sông, bờ đập…
- Bãi cỏ là nơi sinh hoạt ngoài trời và nghỉ ngơi lý tưởng.

- Những bãi cỏ rộng lớn có thể kết hợp chăn nuôi.
2.1.2.2.2 Tiêu chuẩn chọn cỏ che phủ
- Đẹp, phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ: Cỏ thấp, lá nhỏ, mọc đều, màu lá tươi, giữ
được màu xanh dài trong năm.
- Có sức chống chịu tốt: chịu cắt xén, chịu được giẫm đạp. Có sức đề kháng cao với
khí hậu nóng lạnh, sâu bệnh, cạnh tranh với cỏ dại tương đối mạnh.
- Cây lưu niên, dễ trồng, dễ nhân giống, sinh trưởng nhanh.

6


2.1.2.2.3 Phân loại cỏ
Trong chuyên ngành cây xanh đô thị, cỏ được phân loại căn cứ vào độ rộng lá và
chiều cao cây. Theo độ rộng lá có thể phân thành 2 nhóm cỏ:
-

Cỏ lá rộng: thân thô, sinh trưởng mạnh, thích hợp trồng trên diện rộng.

-

Cỏ lá nhỏ hẹp: cả thân và lá đều nhỏ. Có thể kết thành bãi cỏ dày. Sức sinh
trưởng yếu nên cần đất tốt có ánh sáng đầy đủ.

Theo chiều cao cây cỏ cũng được chia thành 2 nhóm:
-

Cỏ thấp: Chiều cao cây < 20 cm, dễ hình thành bãi cỏ thấp, rậm rạp, chăm
sóc thuận tiện. Đa số lòai cỏ này thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới
nắng nóng. Nhân giống theo phương pháp vô tính bằng tách bụi, giá thành cao.


-

Cỏ cao: chiều cao cây khoảng 30-100 cm. Thường được nhân giống bằng
gieo hạt, mọc nhanh, trong thời gian ngắn có thể hình thành bãi cỏ. Thích
hợp trồng nhanh.

Theo loại hình phân chồi có thể phân thành 3 nhóm
-

Phân mầm chồi thưa: từ một hạt giống có thể phân ra vài chục chồi.

-

Phân mầm chồi dày: tất cả cành và rễ bất định, phân mầm xảy ra giữa các đốt
trên mặt đất, các đốt ngắn gần như liền sát nhau, vì thế mầm chồi dày đặc ở gần gốc.

-

Mầm chồi rễ: mỗi đốt thân mầm hình thành rễ bất định, từ rễ mọc lên cây.

2.2 Tổng quát hiện trạng sử dụng cỏ trong cảnh quan hiện nay [7]
Các giống cây cỏ hiện nay đang được sử dụng trong cảnh quan:


Cỏ lá gừng ( Axonopus compressus P.Beauv), họ Poaceae



Cỏ lông heo ( Zoysia tenuifolia), họ Poaceae




Cỏ nhung ( Zoysia japonica), họ Poaceae



Cỏ Bermuda ( Cynodon dactylon (L). Pers.) họ Poaceae



Cỏ tóc tiên ( Ophiopogon Japonicus), họ Ruscaceae



Cỏ đậu (Arachis duranensis), họ Fabaceae



Cỏ lá tre ( Apluda varia), họ Poaceae



Cúc xuyến chi ( Wedelia trilobata), họ Asteraceae

7


2.2.1 Mô tả một số lòai cây cỏ cảnh quan
2.2.1.1 Cỏ lá gừng


Hình 2.1 Cỏ lá gừng
Tên khoa học: Axonopus compressus
Họ thực vật: Họ Hòa thảo Poaceae.
Đặc điểm sinh học - sinh thái: Thân cây nhỏ, cành và nhánh thường bò sát
đất. Lá đơn dạng bầu dục nhỏ dài. Cành và cuống kéo dài thành gốc có màu đỏ nâu.
Phiến lá màu xanh bóng nhẵn, viền mép có lông nhỏ. Hoa nhỏ có màu vàng nhạt
ửng đỏ ở đầu. Cụm hoa dạng bông kéo dài khoảng 4-6 cm, mỗi bông mang 20-40
hoa. Quả là loại quả thóc.
Có nguồn gốc Nam Mĩ, Mexico, Brazin. Tốc độ sinh trưởng nhanh ưa nóng
hạn tốt, có khả năng sống trong môi trường ít ánh sáng.
2.2.1.2 Cỏ lông heo

Hình 2.2, 2.3 Cỏ lông heo

8


Đặc điểm sinh học – sinh thái: Thân cây nhỏ, cành và nhánh thường bò sát
đất. Lá mọc so le xếp 2 dãy theo thân dài từ 5-10 cm. Hoa mọc thành cụm nhỏ,
dạng bông kéo dài khoảng 2-3 cm, mỗi bông mang 8-10 hoa. Quả là loại quả thóc.
Là cây ưa sáng, tốc độ sinh trưởng tương đối nhanh. Có nguồn gốc Trung
Quốc và các nơi khác của Đông Nam Á.
2.2.1.3 Cỏ nhung Nhật

Hình 2.4 Cỏ nhung
Tên khoa học: Zoysia japonica
Họ thực vật: Họ Hòa thảo Poaceae
Đặc điểm sinh học – sinh thái: Thân cây rất nhỏ và ngắn, cành và nhánh
thường bò sát đất. Lá mọc so le xếp 2 dãy theo thân dài từ 3-5 cm. Hoa mọc thành
cụm nhỏ, dạng bông kéo dài khoảng 2-3 cm, mỗi bông mang 8-10 hoa. Quả là loại

quả thóc.
Có nguồn gốc Trung Quốc, Nhật Bản và các nơi khác của Đông Nam Á. Đây
là loại cây phát triển tương đối chậm và cần nhiều ánh sáng.
2.2.1.4 Cỏ đậu
Tên khoa học: Arachis duranensis
Họ thực vật: Thuộc chi Lạc - Arachis, một chi của khoảng 70 loài thực vật có
hoa sống 1 năm và lâu năm trong họ đậu - Fabaceae.

9


Hình 2.5, 2.6 Cỏ đậu

nguồn: ( />
Đặc điểm sinh học – sinh thái: Thân cây nhỏ, mọc từ củ, bò sát đất. Từ thân
mọc ra nhiều cành nhỏ, lá cỏ đậu là lá kép 4 lá phụ. Lá có hình bầu dục tròn thuôn
dần ở cuống, lá dài khoảng 3 cm và rộng khoảng 2 cm. Hoa màu vàng kích thước từ
10-15 mm, mọc trên cuống dài khoảng 4-6 cm, xuất phát từ gốc cành nhỏ.
Có nguồn gốc Nam Mĩ, Aghentina, Bolivia và Paraquay. Cây sinh trưởng
nhanh có tác dụng giữ ẩm cho đất rất tốt.
2.2.1.5 Cỏ Bermuda
Còn gọi là Cỏ Chỉ, Cỏ Gà

Hình 2.7 Cỏ Bermuda (nguồn ) Hình 2.8 (nguồn //vi.wikipedia.org)
Tên khoa học: Cynodon dactylon ((L.) Pers.)
Họ thực vật: Họ Hòa thảo Poaceae
Đặc điểm sinh học – sinh thái: Thân rễ bò dài ở gốc, thẳng đứng ở ngọn,
cứng, có từ 8 đến 40 cọng, có khi cao tới 90 cm. Lá phẳng hình dài hẹp, nhọn đầu,
màu vàng lục, mềm, nhẵn hoặc có lông, mép hơi ráp. Cụm hoa thường dài từ 3 đến


10


6 cm gồm từ 3 đến 7 bông con (hiếm gặp hơn là 2 bông) dài khoảng 2-3 mm
xếp hình ngón, đơn, mảnh. Các ngón hoa thường tạo thành một vòng nhưng cá biệt
có thể thành 2 vòng với 10 cụm hoa.
Là một loài thực vật lưu niên, mọc hoang dã hoặc được trồng tại những vùng
có khí hậu ấm ở nhiều nơi trên thế giới. Cỏ gà được cho là có nguồn gốc từ châu
Phi hoặc châu Á.
Giá trị sử dụng: Cỏ gà có thể được dùng trong chăn nuôi gia súc, làm mặt cỏ
cho sân vận động, công viên, sân chơi... và trong y học cổ truyền.
2.2.1.6 Cúc xuyến chi

Hình 2.9: Cúc Xuyến chi
Tên khoa học: Wedelia trilobata
Họ: Họ Cúc Asteraceae
Đặc điểm sinh học - sinh thái: Cây thân thảo bò, leo, trườn, sống nhiều năm.
Lá đơn mọc đối, mép răng cưa dạng thuôn bầu dục nhọn đầu. Được bao phủ bởi lớp
lông nhám.
Hoa, Quả, Hạt: Cụm hoa hình đầu, mọc ra từ nách lá, mang hoa không đều ở
vòng ngoài, hoa đều ở vòng trong. Lá bắc tổng bao dạng thuôn bầu dục. Hoa không
đều có cánh môi lớn màu vàng tươi chia 3 thùy không đều, hoa vòng trong đều, màu
vàng. Quả bế có cánh.
Tốc độ sinh trưởng nhanh, là cây ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần, ưa khí
hậu khô thoáng, nhiều nắng, nhu cầu nước thấp. Dễ nhân giống từ các đoạn thân, cành.
Nguồn gốc xuất xứ ở Tây Ấn, Châu Mỹ, phân bố rộng khắp tại Việt Nam.

11



Mỗi giống cỏ được bố trí sử dụng khác nhau tùy từng địa điểm thích hợp. Tại các
công viên, thảo cầm viên, nơi công cộng, giống cỏ được sử dụng phổ biến là cỏ
lông heo (Zoysia tenuifolia), do khả năng tạo thảm cỏ tốt, xanh đẹp, giá thành cao
và giúp định hướng lối đi do hạn chế giẫm đạp. Tại khu vực đường phố, giống cỏ
thường được dùng là cỏ lá gừng (Axonopus compressus P.Beauv), cỏ có khả năng
chịu giẫm đạp, giá thành rẻ, phủ xanh tốt, làm nền cho cảnh quan đường phố. Giống
cỏ nhung (Zoysia japonica) tạo thảm xanh đều, đẹp nhưng do tốc độ sinh trưởng
lâu, và khi trồng hay chăm sóc cần nhân công nhiều, dẫn đến giá thành của cỏ
nhung cao. Hai giống cỏ mới, đang được nghiên cứu để sử dụng là cỏ lá tre (Apluda
varia), cỏ Bermuda ( Cynodon dactylon (L). Pers.) được dùng cho sân golf, và còn
được sử dụng trong thiết kế cảnh quan.

12


Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu
- Định danh, mô tả được 5 lòai cỏ dại có giá trị cảnh quan.
- Đánh giá sự lan rộng và phát triển của một số lòai cỏ dại và cỏ cảnh quan.
3.2 Nội dung thực hiện
- Lập phiếu điều tra, lấy mẫu, chụp hình, định danh một số lòai cỏ dại có tại vườn
ươm Bộ môn Cảnh quan và kỹ thuật hoa viên Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM.
- So sánh khả năng lan rộng và sự phát triển của một số lòai cỏ dại và cỏ cảnh quan.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Khảo sát và định danh cỏ dại
3.3.1.1 Phương pháp ngọai nghiệp
Địa điểm lấy mẫu cỏ dại: vườn ươm bộ môn Cảnh quan và kỹ thuật hoa viên,
và ven đường trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM.

Tiêu chí lựa chọn lòai cỏ dại để định danh:
- Theo tiêu chuẩn chọn cỏ che phủ [2]: cỏ thấp, lá nhỏ, mọc đều, màu lá tươi,
có khả năng lan rộng.
- Nhận thấy cỏ có khả năng sinh trưởng mạnh hơn các lòai cỏ khác mọc bên cạnh.
3.3.1.2 Phương pháp mô tả:
Tra tên các lòai cỏ dại được chọn làm thí nghiệm, gồm có tên Việt Nam và tên khoa
học, tìm kiếm các thông tin liên quan đến lòai cỏ dại được chọn.

13


3.3.2 Thí nghiệm so sánh khả năng lan rộng và phát triển của một số lòai cỏ dại và
cỏ cảnh quan.
3.3.2.1 Địa điểm thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện tại vườn ươm Bộ môn cảnh quan và kỹ thuật hoa viên,
trường Đại học Nông lâm Tp.HCM.
3.3.2.2 Thời gian thực hiện
Thời gian thực hiện thí nghiệm từ ngày 03/04/2011 đến 08/06/2011
3.3.2.3 Vật liệu thí nghiệm
- Cỏ dại đã được định danh gồm 5 lòai.
- Cỏ cảnh quan: gồm 5 lòai Cỏ lá gừng, cỏ nhung, cỏ Bermuda, cỏ đậu, cúc
xuyến chi.
- Phân bón: DAP ( 18-20-0 )
- Nước tưới
- Thuốc diệt cỏ DUAL GOLD 960 EC
Ngòai ra còn có cọc gỗ, dây nilon, thước đo.
3.3.2.4 Kiểu bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên, một yếu tố
(RCBD – Randommized Complete Block Design), 3 lần lặp, 10 nghiệm thức với
mật độ cỏ không chênh lệch nhiều: khoảng 150 – 200 cm2 cỏ/ m2.

3.3.3 Quy mô thí nghiệm
Diện tích mỗi ô là 1 m2 (1 m x 1 m)
Diện tích mỗi khối: 10 m2 ( 2 m x 5 m)
Tổng diện tích khu thí nghiệm: 48 m2 (8 m x 6 m)
Đào đường thóat nước để phân lô

14


3.3.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Cỏ

Rau

Chua me

Xuyến

nhung

đắng đất

đất

chi

Cỏ lá

Cỏ túc


Cỏ san

gừng

nhỏ

cặp

Cỏ đậu

Cỏ lá

Cỏ

Xuyến

Cỏ san

gừng

Bermuda

chi

cặp

Cỏ

Cỏ túc


Rau

Chua me

nhung

nhỏ

đắng đất

đất

Cỏ

Cỏ san

Lần lặp

Bermuda

cặp

3

Chua me

Lần lặp
1

Cỏ spp.


Lần lặp
2

đất

Bermuda

Cỏ spp.

Cỏ

nhỏ

nhung

Rau

Xuyến

Cỏ lá

đắng đất

chi

gừng

Hình 3.1 Khu bố trí thí nghiệm


15

Cỏ

Cỏ túc

Cỏ đậu

Cỏ spp.

Cỏ đậu


×