Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG Ở CỒN THỚI SƠN TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.53 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


PHẠM THỊ NGỌC TUYẾT

KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT
SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
BỀN VỮNG Ở CỒN THỚI SƠN TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


PHẠM THỊ NGỌC TUYẾT

KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT
SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
BỀN VỮNG Ở CỒN THỚI SƠN TỈNH TIỀN GIANG

Ngành Cảnh quan & kỹ thuật hoa viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. NGÔ AN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011

i


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY – HCM CITY


PHAM THI NGOC TUYET

SURVEYING TO ASSESS THE STATUS AND PROPOSED
SEVERAL MEASURES TO DEVELOP SUSTAINABLE
TOURISM IN THOI SON ISLAND IN TIEN GIANG PROVINCE.

Department of Landscaping and Environmental Horticulcute

GRADUATED THESIS

Supervisor: NGO AN, Ph.D

Ho Chi Minh City
July/2011

ii



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp cuối khóa này tôi xin chân thành gửi
lời cảm ơn tới:
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM đã tạo điều kiện cho
tôi học tập và rèn luyện trong 4 năm qua.
Tập thể các thầy cô bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật Hoa Viên đã tận tình
giảng dạy và giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập.
Toàn thể quí thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP. HCM.
Tiến sĩ Ngô An đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm
luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo khu DLST Cồn Thới Sơn, UBND TP
Mỹ Tho, Sở Du lịch – Thương mại tỉnh Tiền Giang, Sở Tài nguyên – Môi trường
tỉnh Tiền Giang đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn.
Đại học Nông Lâm – Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp
nhằm phát triển du lịch sinh thái bền vững ở cồn Thới Sơn tỉnh Tiền Giang” được
thực hiện tại Khu DLST Cồn Thới Sơn, thời gian thực hiện từ tháng 2/2011 đến
tháng 7/2011.
Mục tiêu đề tài: Khảo sát đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái và
đề ra một số biện pháp để phát triển Du Lịch Sinh Thái bền vững ở Cồn Thới Sơn.
Kết quả đạt được:
- Đưa ra được các kết quả khảo sát đánh giá hiện trạng du lịch sinh thái ở
Cồn Thới Sơn.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển DLST bền vững ở Cồn Thới Sơn.


iv


SUMMARY
The research subject “ Surveying to assess the status and proposed several
measures to develop sustainable tourism in Thoi Son Island in Tien Giang province"
is done in Thoi Son island ecotourism area, real-time is from May 2 / 2011 to March
7 / 2011.
The purpose of this to Survey the status of ecological tourist activities and
proposed several measures to develop sustainable Eco Tourism in Thoi Son Island.
The results:
- Giving the results of a survey to assess the status of ecological tourist in
Thoi Son island.
- Proposing a solution for the sustainable development of ecological tourist
in Thoi Son island.

v


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ............................................................................................................. i
Trang tựa tiếng anh ............................................................................................ ii
Lời cảm ơn ........................................................................................................ iii
Tóm tắt .............................................................................................................. iv
Summarry ........................................................................................................... v
Mục lục.............................................................................................................. vi
Danh sách các bảng ........................................................................................... ix
Danh sách các hình............................................................................................. x

Danh sách các sơ đồ ......................................................................................... xii
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................... xiii
1. DẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
2. TỔNG QUAN VÀ GIỚI THIỆU ................................................................ 3
2.1. Giới thiệu về DLST ..................................................................................... 3
2.1.1. Các khái niệm về DLST ........................................................................... 3
2.1.2. Quan hệ giữa DLST và các loại hình du lịch khác .................................. 4
2.2. Đặc trưng cơ bản của DLST ....................................................................... 5
2.3. Tài nguyên DLST ........................................................................................ 6
2.3.1. Khái niệm tài nguyên DLST .................................................................... 6
2.3.2. Đặc điểm của tài nguyên DLST ............................................................... 8
2.3.2.1. Các loại tài nguyên DLST cơ bản ......................................................... 9
2.3.2.2. Một số tài nguyên DLST đặc thù ........................................................ 10
2.4. Phát triển DLST bền vững ........................................................................ 10
2.5. Giới thiệu phân tích SWOT ...................................................................... 12
2.5.1. Khái niệm phân tích SWOT ................................................................... 12
2.5.2. Ý nghĩa của phân tích SWOT ................................................................ 13
2.6. Giới thiệu về Cồn Thới Sơn ...................................................................... 13

vi


2.6.1. Vị trí địa lý ............................................................................................. 13
2.6.2. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 14
2.6.2.1. Thổ nhưỡng ......................................................................................... 14
2.6.2.2. Khí hậu ................................................................................................ 14
2.6.2.3. Thủy văn.............................................................................................. 17
2.6.3. Tài nguyên động thực vật ....................................................................... 17
2.6.3.1. Thực vật............................................................................................... 17
2.6.3.2. Thủy hải sản ........................................................................................ 18

2.6.4. Cồn Thới Sơn xưa và nay....................................................................... 19
2.7. Đánh giá chung về tiềm năng du lịch sinh thái ở Cồn Thới Sơn .............. 20
3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 22
3.1. Mục tiêu của đề tài .................................................................................... 22
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 22
3.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 22
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN: ................................................................. 24
4.1. Hiện trạng tình hình DLST ở Cồn Thới Sơn............................................. 24
4.1.1. Các địa điểm thu hút khách du lịch ........................................................ 25
4.1.2. Lượng khách du lịch .............................................................................. 30
4.1.3. Đầu tư và doanh thu ............................................................................... 32
4.2. Hiện trạng động thực vật hiện có ở Cồn Thới Sơn ................................... 33
4.3. Kết quả phân tích SWOT về tiềm năng và hiện trạng .............................. 35
4.3.1. Kết quả điều tra xã hội học về hoạt động DLST ở cồn Thới Sơn .......... 35
4.3.1.1. Kết quả phỏng vấn khách du lịch ........................................................ 35
4.3.1.2. Kết quả phỏng vấn cán bộ UBND xã Thới Sơn.................................. 39
4.3.1.3. Kết quả PV HGĐ sinh sống quanh các điểm DLST ở cồn Thới Sơn . 40
4.3.2. Phân tích SWOT đối với DLST cồn Thới Sơn ...................................... 42
4.4. Định hướng phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Cồn Thới Sơn......... 45
4.5. Đề xuất một số giải pháp phát triển DLST bền vững ở Cồn Thới Sơn .... 45
4.5.1 Thực hiện quy hoạch các phân khu chức năng ....................................... 45

vii


4.5.2. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng............................................................... 48
4.5.3. Tăng cường trồng cây xanh tôn tạo cảnh quan ...................................... 49
4.5.4. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch ............................................... 52
4.5.5. G.p liên kết, hợp tác và PT DL giữa các tỉnh ĐBSCL và nơi khác ....... 52
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 55

5.1 Kết luận ...................................................................................................... 55
5.2 Kiến nghị .................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 57

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Lượng khách du lịch cồn Thới Sơn qua các năm
Bảng 4.2: Phân tích SWOT đối với hoạt động du lịch sinh thái ở Cồn Thới Sơn
Bảng 4.3: Danh sách các giống cây trồng hiện có và đề xuất thêm các giống mới

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ vị trí Cồn Thới Sơn tỉnh Tiền Giang
Hình 2.2: Biểu đồ tần suất gió chướng và gió mùa Tây Nam
Hình 2.3: Diễn biến điển hình mực nước tại cồn Thới Sơn trên Sông Tiền trong một
ngày vào thời kỳ nước rong và thời kỳ nước kém
Hình 2.4: Cây nhãn
Hình 2.5: Cây dừa nước ven kênh rạch
Hình 2.6: Trái và hoa bần
Hình 2.7: Bưởi da xanh
Hình 2.8: Cho cá trong bè ăn
Hình 2.9: Các bè cá ven sông Tiền
Hình 2.10: Bằng khen công nhận danh hiệu xã văn hóa
Hình 2.11: Lối rẽ vào khu DLST Thới Sơn
Hình 4.1: Quày bán hàng thủ công mỹ nghệ
Hình 4.2: Bản chỉ dần đến KDL Thới Sơn 1

Hình 4.3: Áp phích mô tả các công trình xây dựng tại KDL Thới Sơn 1
Hình 4.4: Khu DL Thới Sơn Hoàng Kiều
Hình 4.5: Nhà cổ truyền thống Huế
Hình 4.6: Cá lóc nướng cuốn bánh tráng
Hình 4.7: Lẩu nấu từ trái bần
Hình 4.8: Điểm chèo đò dạo quanh các kênh rạch
Hình 4.9: Chèo thuyền len lỏi qua các kênh rạch
Hình 4.10: Du khách thưởng thức kẹo dừa tại nơi sản xuất
Hình 4.11: Bàn ghế được bày biện sạch sẽ chờ đón khách
Hình 4.12: Biểu diễn đờn ca tài tử cho du khách thưởng thức
Hình 4.13: Thưởng thức trà mật ong
Hình 4.14: Thưởng thức trái cây và dùng trà mật ong

x


Hình 4.15 :Biểu đồ thể hiện lượng khách đến cồn Thới Sơn từ năm 2002 đến 2009
Hình 4.16: Biểu đồ thể hiện lượng khách nội địa và khách quốc tế đến cồn Thới Sơn
từ năm 2002 đến 2009
Hình 4.17: Cây dứa gai
Hình 4.18: Cây mái dầm
Hình 4.19: Cây ô rô
Hình 4.20: Cây dừa cạn
Hình 4.21: Cu đất
Hình 4.22: Con nhộng trên cây dừa
Hình 4.23: Biểu đồ đánh giá các chương trình trong tour du lịch thu hút khách du lịch
đến Cồn Thới Sơn
Hình 4.24: Biểu đồ thể hiện hiệu quả của các phương tiện truyền thông giúp du
khách biết đến DLST ở Cồn Thới Sơn
Hình 4.25: Biểu đồ thể hiện tình trạng khách du lịch quay lại cồn Thới Sơn

Hình 4.26: Biểu đồ thể hiện mục đích của du khách khi đến cồn Thới Sơn
Hình: 4.27: Biểu đồ thể hiện sự tham gia của các hộ gia đình vào hoạt động DLST
của cồn
Hình 4.28: Biểu đồ thể hiện các nguồn thu nhập của các hộ gia đình sinh sống
quanh các điểm du lịch ở cồn Thới Sơn.
Hình 4.29: Điểm đón tiếp đường bộ
Hình 4.30: Nghề đan lát các sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Hình 4.31: Mò tôm bắt ốc- chương trình thu hút nhiều khách du lịch
Hình 4.32: Bản đồ quy hoạch chi tiết phát triển KDL xã Thới Sơn
Hình 4.33: Vườn cây ăn trái trong khu du lịch
Hình 4.34: Cây hoa kiểng giúp tô đẹp thêm khu du lịch

xi


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Vị trí của DLST trong các loại hình du lịch
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ minh họa phát triển DLST bền vững

xii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DLST: Du lịch sinh thái
SWOT: Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội – Thách thức (Strengths – Weaknesses Opportunities - Threats )
KDL: Khu du lịch
TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TM: Thương mại
DV: Dịch vụ
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

CP: Cổ phần

xiii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, du lịch sinh thái đã và đang phát triển nhanh chóng ở
nhiều quốc gia trên thế giới và ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các
tầng lớp xã hội có nhu cầu tham quan du lịch và nghỉ ngơi. Ngoài ý nghĩa góp phần
bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng; du lịch sinh thái
còn mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc làm và nâng
cao thu nhập cho quốc gia cũng như cộng đồng người dân các địa phương, nhất là
người dân ở các vùng sâu, vùng xa - nơi có các khu bảo tồn tự nhiên và các cảnh
quan hấp dẫn. Ngoài ra, du lịch sinh thái còn góp phần vào việc nâng cao dân trí và
sức khỏe cộng đồng thông qua các hoạt động giáo dục môi trường, văn hóa lịch sử
và nghỉ ngơi giải trí. Chính vì vậy ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, bên
cạnh các lợi ích về kinh tế, du lịch sinh thái còn được xem như một giải pháp hữu
hiệu để bảo vệ môi trường sinh thái thông qua quá trình làm giảm sức ép khai thác
nguồn lợi tự nhiên phục vụ nhu cầu của khách du lịch, của người dân địa phương
khi tham gia vào các hoạt động du lịch.
Tiền Giang là một trong những tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thuộc vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm trong tam giác tăng trưởng du lịch thành phố Hồ
Chí Minh - Cần Thơ - Kiên Giang (Phú Quốc) và tam giác tăng trưởng kinh tế thành
phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu. Khách du lịch trong và ngoài nước đến
tham quan Tiền Giang không chỉ để ngắm cảnh đẹp mà còn muốn tìm hiểu nếp văn
hóa của một vùng đất phóng khoáng, những con người hiếu khách miền sông nước
Nam Bộ thông qua những sản phẩm du lịch chuyên đề: du lịch tham quan các danh
lam, sinh thái, di tích lịch sử văn hóa, miệt vườn, du lịch làng quê, sinh hoạt văn
hóa truyền thống, hội nghị, hội thảo chuyên đề và thâm nhập, tìm hiểu các sinh hoạt

hàng ngày của người dân Tiền Giang. Trong những năm gần đây, dòng khách du
lịch quốc tế đến Tiền Giang tăng nhanh với tốc độ bình quân khoảng 20% trở thành

1


một trong những tỉnh có tỷ lệ cao về thu hút du khách ở đồng bằng sông Cửu Long.
Từ số khách khiêm tốn đến Tiền Giang năm 2000 là 250.250 lượt, đến năm 2005
lượng khách tăng lên khoảng 525.000 lượt và năm 2010 đón khoảng 877.000 lượt
khách. Doanh thu từ hoạt động du lịch dự kiến tăng bình quân 15,53% trong giai
đoạn 2000-2005, và 17% trong giai đoạn 2005-2010, chiếm 16% tổng GDP khu vực
thương mại - dịch vụ của tỉnh.
Nét nổi bật trong phát triển du lịch Tiền Giang là xã hội hóa các hoạt động
du lịch, thực hiện mối liên kết giữa ngành du lịch và nhân dân, điển hình là khu du
lịch Thới Sơn. Ở đây, các nhà vườn của dân là những điểm tham quan, dừng chân
của du khách và được xem như những vệ tinh du lịch trong toàn tuyến. Ngoài ra,
ngành còn hợp đồng với dân thành lập các đội đò vận chuyển du khách, với gần 200
đò máy du lịch, đò chèo đến tham quan Thới Sơn nhằm mang lại lợi ích từ du lịch
cho người dân, đồng thời khai thác hợp lý các sản phẩm du lịch tại địa phương. Mô
hình này được liên kết giữa Công ty Du lịch - các điểm tham quan vệ tinh - đội đò
chèo, đò máy du lịch - các đội ca nhạc tài tử - các hộ bán hàng - tổ an ninh trật tự
hiệu quả.
Với những lợi thế có sẵn và điều kiện như trên, việc đề xuất một số biện
pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái bền vững ở cồn Thới Sơn là một việc có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn. Với sự cần thiết đó, đề tài “Khảo sát đánh giá hiện
trạng và đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Cồn
Thới Sơn tỉnh Tiền Giang” được chọn làm đề tài tốt nghiệp chuyên ngành Cảnh
Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh.

2



Chương 2
TỔNG QUAN VÀ GIỚI THIỆU
2.1. Giới thiệu về du lịch sinh thái.
2.1.1. Các khái niệm về DLST.
DLST ( Ecotourism) là một khái niệm rộng, được hiểu khác nhau từ những
góc độ khác nhau. Đối với một số người DLST là sự kết hợp ý nghĩa của hai từ
ghép là “ du lịch” và “ sinh thái”.
Có quan niệm DLST là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có những tác
động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái. Do vậy cho đến nay
khái niệm về DLST vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau với những tên
gọi khác nhau
Định nghĩa của Honey (1999): DLST là du lịch đến những khu vực nhạy cảm
và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra tác hại và với quy
mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp
đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyến
khích tôn trọng các giá trị văn hóa và quyền con người.
Định nghĩa của Hiệp hội du lịch quốc tế (WTO): DLST là việc đi lại có trách
nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi
cho người dân địa phương.
Ở Việt Nam, DLST là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 của
thế kỷ XX, cũng còn nhiều điểm chưa thống nhất.
Tổng cục du lịch Việt Nam đã đưa ra định nghĩa DLST ở Việt Nam: DLST
là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và Văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi
trường, có đóng góp cho nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích
cực của cộng đồng địa phương.

3



DLST được xem là cầu nối giữa con người và với tự nhiên. Hay nói rõ hơn,
DLST là một loại hình du lịch đưa du khách đến với thiên nhiên, đến với màu xanh
của tự nhiên, nảy sinh từ các quan tâm về môi trường và kinh tế xã hội.
Các nguyên tắc cơ bản của DLST
- Giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao sự hiểu biết về môi trường, qua đó tạo
ý thức tham gia vào các nổ lực bảo tồn.
- Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái: Vấn đề bảo vệ môi trường, duy
trì sinh thái là những ưu tiên hàng đầu để phát triển DLST bền vững
- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng: Đây được xem là một trong
những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động DLST, bởi các giá trị văn hóa bản
địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường của hệ sinh thái
ở một khu vực cụ thể.
- Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương: Đây
vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của DLST.
- Đảm bảo quy mô (sức chứa): Hệ sinh thái đặc thù của lãnh thổ du lịch
không chấp nhận lượng du khách vượt quá ngưỡng chịu đựng vốn có của hệ.
2.1.2. Quan hệ giữa DLST và các loại hình du lịch khác.
Khi nghiên cứu về DLST, các vấn đề cần quan tâm lưu ý như sau
- DLST có nhiều định nghĩa khác nhau.
- Các cộng đồng địa phương chưa tham gia thì chưa phải là DLST
- Hợp tác đa quốc gia được quan tâm nhưng lợi nhuận phân phối không bình
đẳng cũng không phải là DLST
- Không có gì là sinh thái nhưng cũng chứa sinh thái.
- Lạm dụng thuật ngữ.
Theo Phạm Trung Lương (2002): du lịch tự nhiên ( Nature tourism), du lịch
dựa vào thiên nhiên ( Nature- Based tourism), du lịch môi trường ( Environmental
tourism), du lịch đặc thù ( Particular tourism), du lịch xanh ( Green tourism), du
lịch mạo hiểm ( Adventure tourism)….là tất cả thành phần của DLST.


4


Một số người khác xem DLST như một loại hình riêng biệt.
Chúng ta nên hiểu DLST:
DLST là một khái niệm mô tả dạng phát triển du lịch tôn trọng truyền thống
và văn hóa, bảo vệ, bảo tồn môi trường, giáo dục và chào đón du khách. Thêm vào
đó DLST nên bền vững về mặt kinh tế lâu dài.
THỊ TRƯỜNG DU LỊCH

Du lịch
văn hóa

Du lịch
Nông thôn

DU LỊCH
SINH THÁI

Du lịch
Thiên nhiên

Du lịch
Mạo hiểm

Du lịch tắm
nắng và bờ biển

Du lịch
Kinh doanh


Du lịch y tế và
nghỉ dưỡng

Sơ đồ 2.1: Vị trí của DLST trong các loại hình du lịch
2.2. Đặc trưng cơ bản của DLST.
- Tính đa ngành: Đối tượng được khai thác để phục vụ du lịch liên quan
nhiều ngành quản lý (cảnh quan tự nhiên, giá trị lịch sử, văn hóa, cơ sở hạ tầng và
các dịch vụ kèm theo). Mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau
thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch ( điện, nước, nông sản,
hàng hóa…)
- Tính đa thành phần: Gồm nhiều bên liên quan như khách du lịch, những
người phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương, các tổ chức chính phủ và phi chính
phủ, các tổ chức tư nhân tham gia vào hoạt động du lịch.

5


- Tính đa mục tiêu: Bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan lịch sử - văn hóa, nâng
cao chất lượng cuộc sống của khách du lịch và người tham gia hoạt động dịch vụ du
lịch, mở rộng sự giao lưu văn hóa, kinh tế và nâng cao ý thức trách nhiệm trong xã
hội về bảo tồn.
- Tính liên vùng: Biểu hiện thông qua các tuyến du lịch, với một quần thể các
điểm du lịch trong một khu vực, một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau.
- Tính mùa vụ: Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với
cường độ cao trong năm. Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở các loại hình du lịch nghỉ
biển, thể thao theo mùa… hoặc loại hình du lịch nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí…
- Tính chi phí: Mục đích đi du lịch là hưởng thụ các sản phẩm du lịch chứ
không phải với mục tiêu kiếm tiền.
- Tính xã hội hóa: Thu hút toàn bộ mọi thành phần trong xã hội tham giavào

hoạt động du lịch.
DLST cũng hàm chứa những đặc trưng riêng:
- Tính giáo dục cao về môi trường: DLST đặc biệt quan tâm đến bảo tồn và
bảo vệ môi trường, DLST được coi là chiếc chìa khóa nhằm cân bằng giữa mục tiêu
phát triển du lịch với mục tiêu bảo vệ môi trường.
- Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thien nhiên và duy trì tính đa dạng
sinh học: Qua các tác dụng giáo dục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường,
hình thành ý thức bảo vệ thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, phát triển bền vững.
- Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: Góp phần nâng cao hơn
nữa nhận thức cho cộng đồng, tăng các nguồn thu nhập cho cộng đồng.
2.3. Tài nguyên DLST.
2.3.1. Khái niệm tài nguyên DLST.
Tài nguyên theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng
lượng và thông tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể
sử dụng để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình.

6


Tài nguyên được phân loại thành tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn
gắn liền với các nhân tố về con người và xã hội. Tài nguyên du lịch là một dạng đặc
sắc của tài nguyên nói chung và khái niệm tài nguyên du lịch luôn gắn liền với khái
niệm du lịch.
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách
mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử
dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch và nó cũng là yếu tố để hình thành nên các
khu, điểm, tuyến du lịch hấp dẫn.
Tài nguyên DLST là loại hình du lịch phát triển dựa vào thiên nhiên và văn
hóa bản địa, là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm các giá trị tự
nhiên thể hiện trong các hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và

phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó.
Tuy nhiên, không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều được coi
là tài nguyên DLST mà chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá
trị văn hóa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác, sử dụng để tạo ra sản
phẩm DLST phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung, DLST nói riêng
mới được xem là tài nguyên DLST.
Tài nguyên DLST rất đa dạng và phong phú nhưng chỉ có một số loại tài
nguyên DLST được nghiên cứu khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch
sinh thái như:
- Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi tính đa dạng sinh học cao
với nhiều loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm (các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên
nhiên, các sân chim…)
- Các hệ sinh thái nông nghiệp (vườn cây ăn trái, trang trại, làng hoa cây
cảnh…)
- Các giá trị văn hóa bản địa hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại
của hệ sinh thái tự nhiên như các phương thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền
thống gắn với các truyền thuyết … của cộng đồng

7


2.3.2. Đặc điểm của tài nguyên DLST.
- Tài nguyên DLST phong phú đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc
có sức hấp dẫn lớn.
Bản thân tự nhiên rất đa dạng và phong phú nên tài nguyên DLSTcũng có
đặc điểm này. Có nhiều hệ sinh thái đặc biệt, nơi sinh trưởng, tồn tại và phát triển
nhiều loài sinh vật đặc hữu quý hiếm được xem là những tài nguyên DLST đặc sắc,
có sức hấp dẫn lớn đến khách du lịch.
- Tài nguyên DLST rất nhạy cảm với tác động
Do gắn liền với một hệ sinh thái cụ thể nên có sự thay đổi tính chất của một

số hợp phần tự nhiên hoặc sự suy giảm hoặc mất đi của một số loài sinh vật cấu
thành dưới tác động của con người, nguồn tài nguyên này sẽ bị ảnh hưởng ở những
mức độ khác nhau.
- Tài nguyên DLST có thời gian khai thác khác nhau
Có loại khai thác quanh năm, có loại có tính thời vụ. Sự giới hạn chủ yếu do
thời tiết, diễn biến của khí hậu, của mùa di cư, sự sinh sản của các loài vật đặc biệt
các loài đặc hữu quý hiếm.
Hoạt động tham quan nghiên cứu các rạn san hô được tổ chức quanh năm ở
khu vực phiá Nam (từ Đà Nẵng trở vào), còn ở khu vực miền Bắc hoạt động này chỉ
thuận lợi vào mùa hạ khi khí hậu ấm áp. Các hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới rất
phong phú và hấp dẫn khi du khách đến tham quan vào mùa mưa…
Như vậy để khai thác có hiệu quả tài nguyên DLST các nhà quản lý, tổ chức
điều hành cần có những nghiên cứu cụ thể về tính mùa của các loại tài nguyên để
làm căn cứ đưa ra các giải pháp thích hợp cho hoạt động du lịch.
- Tài nguyên DLST thường nằm xa các khu dân cư và được khai thác tại chỗ
để tạo ra các sản phẩm du lịch.
Do sự tác động, khai thác vì các lý do khác nhau, phần lớn các tài nguyên
DLST hiện còn nằm xa các khu dân cư. Điều này giải thích tại sao phần lớn tài
nguyên DLST chỉ còn ở các VQG, khu BTTN,… nơi có sự quản lý tương đối chặt
chẽ.

8


Khác với nhiều tài nguyên, sau khi khai thác cso thể vận chuyển đến nơi
khác để chế biến nhằm tạo ra sản phẩm rồi lại đưa đến nơi tiêu thụ, tài nguyên
DLST thường được khai thác tại chỗ để tạo ra sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu
của du khách.
Trong một số trường hợp thực tế có thể tạo ra những vườn thực vật, các công
viên với nhiều loài sinh vật đặc hữu trong môi trường nhân tạo để du khách tham

quan. Tuy nhiên các sản phẩm này chưa phải là sản phẩm DLST đích thực, chúng
được tạo nhằm thỏa nhu cầu du lịch đại chúng, đặc biệt ở các khu đô thị lớn nơi mà
mọi người dân ít có điều kiện đến các khu tự nhiên.
- Tài nguyên DLST có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài
Phần lớn tài nguyên DLST được xếp vào loại tài nguyên có khả năng tái tao,
sử dụng lâu dài. Điều này phụ thuộc và khả năng tự phục hồi, tái tạo tự nhiên. Tuy
nhiên thực tế cho thấy nhiều loại tài nguyên DLST đặc sắc như các loài sinh vật đặc
hữu, quý hiếm đã và đang biến mất hoàn toàn do những biến đổi tự nhiên và tác
động của con người.
2.3.2.1. Các loại tài nguyên DLST cơ bản.
Bao gồm các hệ sinh thái (HST) điển hình và da dạng sinh học:
- HST rừng nhiệt đới
HST rừng ẩm nhiệt đới
HST rừng rậm gió mùa ẩm thường xanh trên núi đá vôi.
HST rừng savan
HST rừng khô cạn
HST rừng núi cao
- HST đất ngập mặn
HST rừng ngập mặn ven biển
HST đầm lầy nội địa
HST sông, hồ
HST đầm, phá

9


- HST san hô, cỏ biển
- HST vùng cát ven biển
- HST biển đảo
- HST nông nghiệp

2.3.2.2. Một số tài nguyên DLST đặc thù.
- Miệt vườn: dạng đặc biệt của HST nông nghiệp. Miệt vườn là các khu
chuyên canh trồng cây ăn quả, trồng hoa, cây cảnh… rất hấp dẫn với du khách. Đặc
điểm này đã hình thành nên những giá trị văn hóa bản địa riềng được gọi là “ văn
minh miệt vườn” và cùng với cảnh quan vườn tạo thành một dạng tài nguyên DLST
đặc sắc.
- Sân chim: là một HST đặc biệt ở những vùng đất rộng từ vài ha đến hàng
trăm ha, hệ thực vật tương đối phát triển, khí hậu thích hợp với điều kiện sống hoặc
di cư theo mùa của một số loài chim. Thường đây cũng là nơi cư trú hoặc di cư của
nhiều loài chim đặc hữu, quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, vì vậy các sân chim
cũng thường được xem là một dạng tài nguyên DLST đặc thù có sức hấp dẫn lớn
đối với du khách.
- Cảnh quan tự nhiên: là sự kết hợp tổng thể thành phần tự nhiên, trong đó địa hình,
lớp phủ thực vật và sông nước đóng vai trò quan trọng để tạo nên yếu tố thẩm mỹ
hấp dẫn du khách.
2.4. Phát triển DLST bền vững.
Theo Allen K. (1993): phát triển DLST bền vững cần có sự cân bằng giữa
các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường trong khuôn khổ các nguyên tác và các
giá trị đạo đức.
Còn hội đồng thế giới về môi trường và phát triển thì: phát triển DLST bền
vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của xã hội mà không làm tổn hại đến khả
năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai.

10


Tóm lại: DLST bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp
ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi đó vẫn
quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch
trong tương lai.

Một số nguyên tắc cơ bản phát triển DLST bền vững:
- Khai thác sửu dụng hợp lý nguồn tài nguyên, giữ gìn toàn vẹn sinh thái để
đảm bảo thỏa mãn lâu dài nhu cầu của khách, tạo nhiều cơ hội cho cộng đồng có
nguồn thu đảm bảo cho các hoạt động phát triển du lịch.
- Phát triển du lịch hợp lý với quy hoạch kinh tế - xã hội bởi du lịch là một
ngành kinh tế tổng hợp có tính liên vùng, liên ngành và xã hội hóa cao.
- Phát triển cộng đồng để nâng cao khả năng tham gia hoạt động du lịch của
người dân địa phương.
- Bảo vệ bản sắc văn hóa, tránh những tác động tiêu cực của văn hóa ngoại
lai, không để những giá trị văn hóa bị thương mại hóa.
- Nâng cao nhận thức bảo vệ môi tường tự nhiên, bảo vệ giá trị văn hóa của
khách du lịch, cộng đồng địa phương.
- Đảm bảo tính an ninh quốc phòng và an toàn xã hội.

11


×