Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

THIẾT KẾ Ý TƯỞNG ĐƯỜNG HOA NGUYỄN HUỆ XUÂN NHÂM THÌN 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.31 MB, 43 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***********************

PHÙNG QUANG TRIẾT

THIẾT KẾ Ý TƯỞNG
ĐƯỜNG HOA NGUYỄN HUỆ XUÂN NHÂM THÌN 2012

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KĨ THUẬT HOA VIÊN

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***********************

PHÙNG QUANG TRIẾT

THIẾT KẾ Ý TƯỞNG
ĐƯỜNG HOA NGUYỄN HUỆ XUÂN NHÂM THÌN 2012

CHUYÊN NGÀNH THIẾT KẾ CẢNH QUAN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. ĐINH QUANG DIỆP


Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011

i


LỜI CẢM TẠ
Luận văn nghiên cứu này được thực hiện nằm trong khuôn khổ chương trình đào
tạo kỹ sư Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên thuộc trường Đại Học Nông Lâm Thành
Phố Hồ Chí Minh.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm Bộ Môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên.
Đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian
thực hiện luận văn này.
Trân trọng cảm ơn: TS. ĐINH QUANG DIỆP
Đã trực tiếp hướng dẫn và đóng góp ý kiến để thực hiện hoàn chỉnh luận văn
này.
Xin chân thành tất cả các quý Thầy Cô của Bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật
Hoa Viên đã tận tình giúp đỡ về kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế
trong lĩnh vực đang nghiên cứu.
Cuối cùng xin gởi lời cảm ơn đến Gia Đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ
trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn!

TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 07 năm 2011
Sinh viên

Phùng Quang Triết

ii



TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “ Thiết kế ý tưởng Đường Hoa Nguyễn Huệ Xuân Nhâm Thìn
2012” được tiến hành tại Thành Phố Hồ Chí Minh từ ngày 10/03/2011 đến 10/07/2011.
Kết quả như sau:
1. Đề xuất phân đoạn cho cả tuyến đường.
2. Đề xuất ý tưởng cho từng phân đoạn.
3. Thiết kế tổng thể tuyến đường.
4. Đề xuất danh mục cây dùng trong thiết kế.
5. Hoàn thành đồ án gồm các bản vẽ:
o Mặt bằng tổng thể: 1
o Phối cảnh: 14
o Tiểu cảnh: 14
o Mặt cắt: 9
o Mặt đứng: 2
o Phim: 1

iii


SUMMARY

Thesis “ Designing on Nguyen Hue flower road in 2012 ” was conducted in Ho
Chi Minh City from 10/03/2011 to 10/07/2011.
The results:
6. Propose segments for all route
7. Propose ideas for each segment
8. Design overall of the route

9. Propose the list of plants used in the design
10. Complete project
o General planning: 1
o Perspective: 14
o Small perspective: 14
o Section: 9
o Standing face: 2
o Animation: 1

iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ....................................................................................................................ii
TÓM TẮT ....................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................... viii
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 4
2.1 Giới thiệu Đường Hoa Nguyễn Huệ:............................................................................... 4
2.2 Điều kiện tự nhiên khu vực thiết kế: ............................................................................... 5
Chương 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 11
3.1. Mục tiêu: .......................................................................................................................... 11
3.2. Nội dung thực hiện: ........................................................................................................ 11
3.3. Phương pháp thực hiện: ................................................................................................. 11
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 133
4.1 Đánh giá tuyến đường và đưa ra giải pháp thiết kế chung về không gian:............ 133
4.2 Đề xuất phân khu: .......................................................................................................... 154
4.3 Đề xuất giao thông:........................................................................................................ 155

4.4 Thuyết minh thiết kế: .................................................................................................... 176
4.4.1 Phân đoạn 1: “ Đất nước mừng Xuân ” .............................................................. 187
4.4.2 Phân đoạn 2: “Xuân Thịnh Vượng” .................................................................... 198

v


4.4.3 Phân đoạn 3: “Trên Đường Phát Triển” ................................................................ 19
4.4.4 Phân đoạn 4: “ Xuân Đoàn Kết ” ........................................................................ 210
4.4.5 Phân đoạn 5: “ Vui Xuân ”.................................................................................. 221
4.4.6 Phân đoạn 6: “ Xuân Quê ” ................................................................................. 254
4.4.7 Phân đoạn 7: “ Thăng Hoa ” ............................................................................... 276
4.5 Đề xuất chủng loại cây và hoa dùng trong thiết kế: ................................................. 287
4.5.1 Tiêu chí về môi trường: ....................................................................................... 287
4.5.2 Tiêu chuẩn thẩm mỹ: ........................................................................................... 287
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 31
5.1 Kết Luận: ........................................................................................................................ 311
5.2 Kiến Nghị:....................................................................................................................... 322
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 333

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 4.1 Kết quả điều tra hiện trạng cây bóng mát ....................................................... 14
Bảng 4.2 Kết quả điều tra hiện trạng cây trang trí .......................................................... 14
Bảng 4.3 Danh mục cây làm cảnh đề xuất sử dụng trong thiết kế ................................. 28
Bảng 4.4 Danh mục cây làm nền trang trí đề xuất sử dụng trong thiết kế ……………29


vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
Ảnh 2.1: Đường Nguyễn Huệ xưa.................................................................................... 5
Hinh2.2: Sự thu hút của Quận 1 đối với các Quận nội thành. .......................................... 6
Hình 2.3: Đường Nguyễn Huệ nhìn từ vệ tinh ................................................................. 7
Ảnh 2.4: Phân đoạn 1 ............................................................................................................. 10
Ảnh 2.5: Phân đoạn 2..................................................................................................................9

Ảnh 2.6: Phân đoạn 3 ............................................................................................................. 11
Ảnh 2.7: Phân đoạn 4...................................................................................................... 11
Ảnh 2.8: Phân đoạn 5 ............................................................................................................. 11
Ảnh 2.9: Phân đoạn 5 ................................................................................................................10

Ảnh 2.10: Phân đoạn 6 ........................................................................................................... 11
Ảnh 2.11: Phân đoạn 7 ...............................................................................................................11

Hinh 4.1 : Cổng Chính Đường Hoa ............................................................................... 13
Hinh 4.2 : Cổng Phụ Đường Hoa ................................................................................... 14
Hình 4.3: Đề Xuất Giao Thông ...................................................................................... 16
Hinh 4.4: Cổng đón phân đoạn “ Đất Nước Mừng Xuân” ............................................. 18
Hinh 4.5 : Điểm nhấn thư pháp và người chúc xuân ..................................................... 19
Hinh 4.6 : Hoa sen cách điệu.......................................................................................... 20
Hình 4.7: Tiểu cảnh diều vải và hoa .............................................................................. 21
Hình 4.8 : Đại cảnh sóng hoa ......................................................................................... 22
Hinh 4.9: Phố lồng đèn ................................................................................................... 23
Hình 4.10: Hồ Chúc Phúc và Cầu Nhân Ái ................................................................... 24

viii



Hinh 4.11: Khóm hoa cách điệu ..................................................................................... 25
Hình 4.12: Đại cảnh xuân quê ........................................................................................ 26
Hình 4.13: Đại cảnh rồng thăng hoa .............................................................................. 27

ix


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nằm ở phía nam của đất nước, với vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu ôn hòa, quanh
năm hai mùa mưa nắng, cùng với lịch sử trên 300 năm đấu tranh quật khởi kiên cường
chống giặc ngoại xâm và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, thành phố Hồ Chí Minh
đã trở thành trung tâm văn hóa, thương mại, du lịch của cả nước từ bao đời nay. Sài
Gòn – thành phố mang tên Bác, một thời được ca ngợi là “Hòn ngọc Viễn Đông” đã trở
thành nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em cùng với các tín ngưỡng, sắc thái văn hóa
riêng góp phần tạo nên một nền văn hóa đa dạng.
Đặc trưng văn hóa của vùng đất này là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân
tộc với những nét văn hóa cổ kính của phương Bắc và hiện đại của phương Tây, góp
phần hình thành nên lối sống, tính cách con người Sài Gòn. Có thể nói, dù còn rất trẻ,
song trong lòng thành phố đã chứa đựng biết bao giá trị văn hóa nhân văn, văn hóa lịch
sử được kết tinh và thăng hoa từ sự giao lưu của nhiều nền văn hóa khác nhau trên nền
tảng văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Sài Gòn xưa và thành phố Hồ Chí
Minh ngày nay là nơi hội tụ của nhiều dòng chảy văn hóa trong lịch sử hình thành và
phát triển. Sài Gòn đã trở thành điểm dừng chân quen thuộc của rất nhiều du khách
trong và ngoài nước muốn tìm hiểu, khám phá về đất nước và con người Việt Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố tràn ngập ánh nắng, nắng chói chang trên
khắp phố phường, nắng lung linh trên những dòng sông uốn lượn cùng với những nụ
cười và ánh mắt thân thiện của người dân Sài Gòn đã trở thành một dấu ấn khó phai

trong lòng bất kỳ một du khách nào đặt chân đến nơi này.
Nhắc đến Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh là nhắc đến những ngôi nhà, những
đền chùa, những kiểu kiến trúc độc đáo mang dấu ấn của chính người Việt Nam xen
lẫn văn hóa – kiến trúc của người Hoa, người Chăm, người Khơ-me, người Ấn,…cùng

1


sự pha trộn với kiến trúc hiện đại của phương Tây. Đến với thành phố mang tên Bác,
không thể không dừng chân để nhìn ngắm Bến Nhà Rồng, Ủy Ban Nhân Dân Thành
phố, Dinh Thống Nhất, Chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, Thảo cầm viên Sài Gòn,…
Những hình ảnh này dường như đã trở thành biểu tượng đặc trưng không thể tách rời
khi nói về thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, mỗi độ xuân về, thành phố Hồ Chí Minh
lại căng tràn sức sống, lại rực rỡ hơn nữa, lại được điểm tô với muôn sắc, muôn màu
trên con đường Nguyễn Huệ, con đường nằm ngay trung tâm thành phố, được thiết kế
bằng hàng ngàn chậu hoa khoe mình dưới nắng Sài Gòn.
Khi những cành mai vàng bắt đầu khoe sắc trên bầu trời phương Nam và khi
những cành đào đỏ thắm hé nở trên bầu trời phương Bắc, báo hiệu mùa xuân đang gõ
cửa, người người, nhà nhà lại nô nức dọn dẹp, mua sắm, chuẩn bị đón Tết cổ truyền
của dân tộc Việt Nam. Và riêng đối với người dân Sài Gòn, Tết không chỉ gói gọn đơn
giản trong thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ… Tết còn là dịp để họ náo nức đón chờ được
chiêm ngưỡng đường hoa Nguyễn Huệ, để được sống lại những cảm giác yên bình,
được tận hưởng và chìm đắm trong không gian mang đầy hình ảnh dân dã, thanh bình
của làng quê sông nước miền Nam – những hình ảnh đã biến mất nhường chỗ cho
những tòa nhà cao tầng hiện đại cùng với cuộc sống hối hả thường ngày của người dân
Sài thành.
Ra đời từ mùa xuân năm 2004, trên nền tảng là chợ hoa Nguyễn Huệ trước kia,
đường hoa Nguyễn Huệ đã trở lại với diện mạo mới, được thiết kế, bày biện, sắp đặt
một cách công phu, đặc biệt dành cho việc thưởng ngoạn của khách du xuân. Và cũng
từ năm này, cứ vào mỗi dịp Tết, người người lại náo nức đón chờ đường hoa Nguyễn

Huệ. Trong cái nắng dịu dàng của mùa xuân, giữa lòng thành phố hiện đại được bao
phủ bởi những tòa nhà cao tầng, đường hoa Nguyễn Huệ hiện lên dòng kênh với cầu
khỉ chênh vênh, ao sen với vó câu, đường làng quê với xe thổ mộ và quán cóc bên
đường, những gánh hàng hoa, những chiếc thuyền hoa và những giỏ đầy ắp các loại trái

2


cây đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ trù phú, màu mỡ,… đem lại cho khách du
xuân cảm giác vừa thích thú lại vừa ấm áp, vừa mới lạ lại vừa thân thuộc, gần gũi. Hoa
trong đường hoa Nguyễn Huệ là điều không thể thiếu, đủ chủng loại, đủ sắc hoa từ mọi
miền đất nước hội tụ về cùng nhau khoe sắc, tỏa hương. Tất cả tạo nên một bức tranh
rực rỡ sắc màu của mùa xuân giữa lòng phố Sài Gòn.
Đường hoa Nguyễn Huệ đã trở thành một hình ảnh, một nét văn hóa không thể
thiếu trong lòng người dân thành phố Hồ Chí Minh khi nhắc về mùa xuân. Đó cũng là
nơi để những người già của thành phố quay trở về với hoài niệm một thời đã qua, đó
cũng là nơi để cho lớp trẻ của thành phố ngày nay biết về một cuộc sống của ông cha ta
ngày trước. Có thể nói, đường hoa Nguyễn Huệ là một công trình văn hóa du lịch có ý
nghĩa của thành phố, mang lại sự rực rỡ và sức sống cho thành phố mỗi dịp xuân về.
Tính đến thời điểm này, đường hoa Nguyễn Huệ đã trải qua 8 lần thực hiện dựa
trên nhiều chủ đề, nhiều ý tưởng sáng tạo khác nhau. Đường hoa Nguyễn Huệ chắc
chắn sẽ vẫn được duy trì trong thời gian sau này vì nó đã trở thành một nét văn hóa đặc
trưng của thành phố Hồ Chí Minh mỗi dịp đón xuân. Vì ý nghĩa văn hóa nói trên,
chúng tôi chọn đề tài “THIẾT KẾ Ý TƯỞNG ĐƯỜNG HOA NGUYỄN HUỆ
XUÂN NHÂM THÌN 2012” để làm đồ án tốt nghiệp nhằm góp phần đề xuất ý tưởng
thiết kế đường hoa Nguyễn Huệ làm đẹp cho thành phố trong dịp xuân về.

3



Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu đường hoa Nguyễn Huệ:
Đường Hoa Nguyễn Huệ chính là tên gọi của Đường Nguyễn Huệ vào những
dịp Tết Nguyên Đán.
Lúc xưa chợ hoa Nguyễn Huệ cùng chợ chim Huỳnh Thúc Kháng là một trong
những điểm tham quan nổi tiếng thời đó.
Cho đến cách đây khoảng chục năm, mỗi năm một lần, con đường này vẫn là
chợ hoa xuân chính của người dân thành phố. Mỗi khi Tết đến thì đây là nơi tập trung
mua bán hoa tết cây cảnh nên con đường này khi đó còn được gọi là Chợ Tết Nguyễn
Huệ. Nhà vườn tập kết hoa ở bến Bạch Đằng sau đó phân bổ vào từng ô đã quy định
sẵn trên đường Nguyễn Huệ. Người ta đến đây không chỉ để mua hoa mà còn là ngắm,
thưởng ngoạn và tận hưởng cái hương vị đặc trưng của chợ hoa Tết. Những tiếng cười
nói, tiếng rao hàng, tiếng mặc cả, rồi cả tiếng leng keng của những thùng kem dạo đã
trở thành âm thanh quen thuộc gắn bó với người dân thành phố. Được đi chơi chợ hoa
Nguyễn Huệ, được bố mẹ mua cho một que kem hay một cái kẹo bông bằng đường, rồi
tung tăng trong không khí vui tươi, hớn hở đã là những kỷ niệm thơ ấu rất khó quên
trong ký ức nhiều người.
2.2 Các ý tưởng thiết kế đường hoa Nguyễn Huệ trước đây:
Bắt đầu năm 2004 thì chợ hoa Nguyễn Huệ chính thức mang tên đường hoa
Nguyễn Huệ, và cũng là lần đầu tiên người dân Sài Gòn chiêm ngưỡng cảnh đường hoa
đầy màu sắc. Cứ như thế Đường Hoa đã trải qua 8 lần gắn bó với người dân Sài Gòn,
với nhiều chủ đề khác nhau.
Năm 2004: Chủ đề “Đường hoa Nguyễn Huệ”

4


Năm 2005: Chủ đề “Thành phố Hồ Chí Minh – Hội nhập và Phát triển”
Năm 2006: Chủ đề “ Dáng Xuân”

Năm 2007: Chủ đề “ Trên Đường Hội Nhập”
Năm 2008: Chủ đề “Vượt Sóng”
Năm 2009: Chủ đề "Vững tin"
Năm 2010: Chủ đề “ Xuân Bình Minh”
Năm 2011: Chủ đề “ Tầm Cao Mới”
Tất cả các ý tưởng đều được thực hiện rất thành công với sự chỉ đạo của Tổng
Công ty Du Lịch Sài Gòn (Saigontourist) phối hợp với các sở ban ngành. Năm 2012:
với chủ để “ Phát Triển và Thịnh Vượng” sẽ hứa hẹn đem lại nhiều thành công và màu
sắc mới.
2.2 Điều kiện tự nhiên khu vực thiết kế:
2.2.1 Vị trí:

(Nguồn: 100 câu hỏi đáp về Sài Gòn - Gia Định –Thành Phố Hồ Chí Minh)
Hình 2.1: Đường Nguyễn Huệ xưa

5


- Đường Nguyễn Huệ ngày xưa từng là con kênh đào lớn thông với sông Sài Gòn,
hai bên là con đường Charner và Rigault de Gennuoilly. Năm 1887 kênh đào này mới
bị lấp để xây dựng đại lộ Charner nối liền tòa nhà thị chính (nay là Ủy ban Nhân dân
TP. Hồ Chí Minh) đến bờ sông, và cũng chính là đường Nguyễn Huệ ngày nay.
- Ngày nay, đường Nguyễn Huệ trở thành một trong những con đường đẹp nhất Sài
Gòn, nằm trong khu vực tam giác Nguyễn Huệ - Lê Lợi – Hàm Nghi, được đề xuất là
các trục đi bộ chính của Trung Tâm. Trục Nguyễn Huệ với điểm đầu là Ủy ban Nhân
dân Thành Phố, công trình hành chính quan trọng của trung tâm đồng thời kết nối với
Nhà Hát Thành Phố, công trình văn hóa quan trọng của Thành Phố. Điểm cuối là bờ
sông Sài Gòn, nơi kết nối với trung tâm mới Thủ Thiêm. Đồng thời nó cũng là con
đường thu hút rất nhiều khách tham quan mỗi dịp tết đến xuân về ở các quận xung
quanh nói riêng và của cả nước nói chung .


Hình 2.2: Sự thu hút của Quận 1 đối với các Quận nội thành.

6


2.2.2 Địa hình địa chất:
- Sông Sài Gòn rộng 230m - 252m, sâu 10m - 18m.
- Mực nước lên xuống với V = 0,35 - 0,75m/s.
- Mực nước cao nhất: 2,45m.
- Mực nước chênh lệch nhiều nhất: 3,8m.
- Mực nước chênh lệch trung bình: 0,93m.
- Mực nước chênh lệch trung bình: 0,93m

(Nguồn: phầm mềm google earth)
Hình 2.3: Đường Nguyễn Huệ nhìn từ vệ tinh

7


2.2.3 Khí hậu:
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Thành phố Hồ Chí Minh có
chế độ nhiệt cao đều trong năm và hai mùa mưa - khô rõ rệt.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11.
Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Lượng mưa bình quân năm : 1.949 mm/năm.
Một năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các
tháng từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm khoảng 90 % , đặc biệt ở hai tháng 6 và 9. Trên
phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng
theo trục Tây Nam – Ðông Bắc. Các quận nội thành và các huyện phía Bắc có lượng

mưa cao hơn các khu vực còn lại.
Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt
độ trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Hàng năm, thành
phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28 °C, chênh lệch tháng nóng nhất và tháng
lạnh nhất 4 – 6 oC. Riêng trong 4 tháng đầu năm 2008 nhiệt độ trung bình là 28,3oC.
Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa
Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc. Gió Tây - Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung
bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Bắc - Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4
m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông Nam vào
khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh
thuộc vùng không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên
cao vào mùa mưa 80%, và xuống thấp vào mùa khô 74,5%. Trung bình, độ ẩm không
khí đạt bình quân/năm 79,5%.
2.2.4 Hiện trạng về giao thông:
- Bề rộng đường: 64m

8


- Về đi bộ: mật độ cao.
- Về xe bus: mật độ trung bình.
- Về xe 2 bánh: mật độ trung bình.
- Về xe 4 bánh: mật độ cao.
2.2.5 Hiện trạng cảnh quan, thiên nhiên xung quanh:
- Hướng ra sông, khu vực có gió mát thường xuyên.
- Cây xanh đường phố mật độ trung bình.
2.2.6 Thiết bị công cộng đường phố:
- Hiện hữu có trạm xe bus, thùng rác, đèn chiếu sáng.
2.2.7 Hiện trạng công trình kiến trúc: chia làm 7 phân đoạn.


Ảnh 2.4: Phân đoạn 1

Ảnh 2.5: Phân đoạn 2

9


Ảnh 2.6: Phân đoạn 3

Ảnh 2.7: Phân đoạn 4

Ảnh 2.8: Phân đoạn 5

Ảnh 2.9: Phân đoạn 5

Ảnh 2.10: Phân đoạn 6

Ảnh 2.11: Phân đoạn 7

10


Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu:
- Thiết kế Đường Hoa Nguyễn Huệ năm Nhâm Thìn 2012 với chủ đề “ Phát Triển và
Thịnh Vượng” nhằm thể hiện sự phát triển của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng của cả
nước nói chung về kinh tế, chính trị và phồn vinh về xã hội.
3.2. Nội dung thực hiện:

- Sưu tầm mặt bằng hiện trạng tuyến đường Nguyễn Huệ từ dữ liệu của các cuộc thi
tìm ý tưởng thiết kế đường hoa Nguyễn Huệ do ban tổ chức cung cấp.
- Khảo sát, chụp hình hiện trạng tuyến đường.
- Điều tra các chủng loại cây dùng trang trí ngày tết có thể sử dụng vào thiết kế.
- Phân khu tuyến đường theo từng chủ đề.
- Đề xuất những ý tưởng thiết kế.
- Xây dựng phương án thiết kế.
3.3. Phương pháp thực hiện:
a. Phương pháp điều tra thực địa:
- Khảo sát khu vực thiết kế:
+ Đo đạc diện tích khu đất.
+ Chụp hình hiện trạng khu vực và xung quanh.
+ Xác định vị trí, xác định tên, thành phần cây xanh có trên mặt bằng hiện trạng.

11


+ Điều tra những loài hoa, cây cảnh phù hợp với thiết kế.
+ Sưu tầm các hình ảnh, tiểu cảnh đặc trưng của ngày tết, phù hợp với chủ đề.
b. Phương pháp tham khảo tài liệu:
- Tham khảo điều kiện khí hậu, thủy văn, hướng gió, nắng ảnh hưởng đến khu vực này.
- Tham khảo tài liệu về các loài cây.
- Tham khảo tài liệu khác có liên quan trên các sách, báo, internet...
c. Phương pháp thiết kế:
- Từ bản vẽ hiện trạng phân đoạn cho tuyến đường.
- Thiết kế mặt bằng tổng thể bằng phần mềm Autocad.
- Từ mặt bằng tổng thể đưa ra các ý tưởng phù hợp.
- Dựng mặt đứng, mặt cắt bằng phần mềm Autocad, Sketchup.
- Dựng phối cảnh bằng các phần mềm Sketchup, Artlantis, Photoshop.
- Lập bảng thống kê các chủng loại cây được sử dụng trong thiết kế.

3.4 Giới hạn của đề tài:
- Khu vực nghiên cứu thiết kế là đoạn đường Nguyễn Huệ (làn đường ô tô) với chiều
dài 600m, chiều rộng 34m được giới hạn từ nút giao nhau của Đường Lê Lợi với
Đường Nguyễn Huệ cho tới nút giao nhau của Đường Nguyễn Huệ với đường Tôn Đức
Thắng. Đề tài chỉ mới dừng lại ở mức đề xuất ý tưởng thiết kế cho đường hoa Nguyễn
Huệ Xuân Nhâm Thìn 2012.

12


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đánh giá tuyến đường và đề xuất giải pháp chung thiết kế về không gian:
- Tuyến đường có phạm vi thiết kế chiều dài gấp 18 lần chiều rộng nên sẽ không kiểm
soát được về mặt thị giác chiều dài mà chỉ được chiều rộng.
- Chiều dài quá dài so với chiều rộng do đó chỉ có thể bố trí điểm nhấn theo từng đoạn.
Với hiện trạng hiện có thì tuyến đường được chia làm 7 phân đoạn, mỗi phân đoạn sẽ
có một chủ đề đặc trưng.
- Tuyến đường được giới hạn bởi trục đường Lê Lợi có Bồn Binh Cây Liễu làm điểm
nút và đường Tôn Đức Thắng cặp sông Sài Gòn, có mật độ giao thông khá cao. Do đó
giải pháp cổng chính của Đường Hoa được bố trí ở phía đầu đường giáp Bồn Binh Cây
Liễu. Phía còn lại được bố trí cổng phụ hướng ra sông Sài Gòn.

Hinh 4.1 : Cổng Chính Đường Hoa

13


Hinh 4.2 : Cổng Phụ Đường Hoa
Kết quả điều tra hiện trạng về cây xanh và cây trang trí tại đây cho thấy có 3

loài cây bóng mát và 10 loài cây trang trí. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1 và 4.2
Bảng 4.1 Kết quả điều tra hiện trạng cây bóng mát
TT
01

Tên Việt Nam
Cau trắng

Tên Khoa học

Họ Thực vật

Vietchia merrillii

Arecaceae

02

Lim sét

Peltophorum ptercarpum

Caesalpiniaceae

03

Tràm liễu

Callistemon citrinus


Myrtaceae

Bảng 4.2 Kết quả điều tra hiện trạng cây trang trí
TT
01

Tên Việt Nam
Ắc ó

Tên Khoa học
Acanthus integrifolius

Họ Thực vật
Acanthaceae

02

Cỏ lá gừng

Axonopus compressus

Poaceae

03

Vạn tuế

Cycas revoluta

Cycadaceae


14


04

Tróc bạc

Syngonium podophyllum

Araceae

05

Lài trâu

Tabernaemontana divaricata

Apocynaceae

06

Mai chiếu thủy

Wrightia religiosa

Apocynaceae

07


Cỏ đậu phộng

Fabaceae

08

Trắc bách diệp

Arachis pintoi
Biota orientalis

09

Bông giấy

Bougainvillea spectabilis

Cupressaceae
Nyctaginaceae

10

Xuyến chi

Wedelia trilobata

Asteraceae

4.2 Đề xuất phân khu:
- Với chức năng là một tuyến phố đi bộ đồng thời cũng là nơi tái hiện lại những hình

ảnh quen thuộc về ngày tết, về quê hương, … nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi thưởng
ngoạn của du khách nên tuyến đường được phân chia thành các phân đoạn tương ứng
với các chủ đề sau:
- Đất nước mừng Xuân
- Xuân Thịnh Vượng
- Trên Đường Phát Triển
- Xuân Đoàn Kết
- Vui Xuân
- Xuân Quê
- Thăng Hoa
4.3 Đề xuất giao thông:

15


×