Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

XỬ LÝ GIEO ƯƠM VÀ THEO DÕI SINH TRƯỞNG CỦA CÂY HOA ĐÔNG HẦU(TURNERA ULMIFOLIA) TẠI VƯỜN ƯƠM BỘ MÔN CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 38 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN


TRẦN DUY HẢI

XỬ LÝ GIEO ƯƠM VÀ THEO DÕI SINH TRƯỞNG CỦA
CÂY HOA ĐÔNG HẦU(TURNERA ULMIFOLIA) TẠI VƯỜN
ƯƠM BỘ MÔN CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN


TRẦN DUY HẢI

XỬ LÝ GIEO ƯƠM VÀ THEO DÕI SINH TRƯỞNG CỦA
CÂY HOA ĐÔNG HẦU(TURNERA ULMIFOLIA) TẠI VƯỜN
ƯƠM BỘ MÔN CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN

NGÀNH: CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN


TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: Kỹ sư NGUYỄN VĂN ĐẬM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05/2011


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành đề tài tiểu luận tố
nghiệp này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của quý thầy cô trong bộ môn
Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên trường Đại học Nông Lâm – Thành phố Hồ Chí
Minh.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Đinh Quang Diệp và kỹ sư Nguyễn Văn Đậm
đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn và biết ơn đối với ban lãnh đạo trường Đại học
Nông Lâm – Thành phố Hồ Chí Minh, quý thầy cô trong bộ môn Cảnh quan và
Kỹ thuật hoa viên và tất cả các thầy cô đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại
trường.
Xin cảm ơn tập thể lớp thiết kế cảnh quan K33 và các bạn thân đã chia sẻ cùng
tôi trong quá trình học tập và sinh hoạt.
Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng mến yêu và biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn
sát cánh, chia sẻ, cổ vũ, và tạo điều kiện cho tôi có được như ngày hôm nay.
Chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Trần Duy Hải


TÓM TẮT
- Sinh viên thực hiện: Trần Duy Hải, lớp Thiết kế cảnh quan K33 trường Đại
học Nông Lâm – Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tên đề tài tiểu luận: “Xử lý gieo ươm và theo dõi sinh trưởng của cây hoa
Đông hầu (Turnera ulmifolia) tại vườn ươm bộ môn cảnh quan và kỹ thuật
hoa viên”.
- Giáo viên hướng dẫn: kỹ sư Nguyễn Văn Đậm.
- Thời gian thực hiên: từ tháng 3/2011 đến tháng 5/2011.
- Nội dung: Xử lý gieo ươm và theo dõi sinh trưởng của cây hoa Đông hầu
(Turnera ulmifolia).
- Phương pháp nghiên cứu: thực hiện thí nghiệm về sự nảy mầm của cây ảnh
hưởng bởi các giá thể khác nhau, và thí nghiệm về sự sinh trưởng của cây trong
việc sử dụng phân bón NPK 30-10-10 với những nồng độ khác nhau.
- Kết quả đạt được: đưa ra được cách xử lý về giá thể và nồng độ phân bón
NPK 30-10-10 đối với cây Đông hầu (Turnera ulmifolia):
+ Giá thể gieo ươm có tỷ lệ tro : xơ dừa là 2:1 là giá thể phù hợp nhất đối với
sự nảy mầm của hạt giống cây Đông hầu (Turnera ulmifolia).
+ Sử dụng phân bón lá NPK 30 – 10 – 10 với nồng độ 0,3% đối với cây Đông
hầu (Turnera ulmifolia) ở giai đoạn sau khi trồng vào bầu là tốt nhất cho sự kích
thích tăng trưởng của cây.


MỤC LỤC
TÊN ĐỀ MỤC

Trang

Lời cảm ơn
Tóm tắt
Mục lục
Danh sách các bảng
Danh sách các hình
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ


1

Chương 2: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

3

2.1 Một số đặc điểm về cây Đông hầu (Turnera ulmifolia)

3

2.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố

3

2.1.2 Sự nhân giống

4

2.1.3 Đặc điểm về hình thái

5

2.1.4 Đặc điểm giải phẫu lá

6

2.1.5 Đặc điểm sinh lý, sinh trưởng

6


2.2 Mộ số vấn đề kỹ thuật

6

2.2.1 Giá thể

6

2.2.2 Phân bón

7

2.2.3 Thuốc bảo vệ thực vật

8

2.2.4 Một số dụng cụ phục vụ cho công việc gieo trồng và chăm sóc

9

Chương 3: MỤC TIÊU-NỘI DUNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
3.1 Mục tiêu

10

3.2 Thời gian thực hiện và địa điểm nghiên cứu

10


3.3 Nội dung thực hiện

10

3.4 Điều kiện thí nghiệm

10

3.4.1 Điều kiện khí hậu, thời tiết

10

3.4.2 Nguồn nước tưới

11

3.5 Phương pháp nghiên cứu

11

3.5.1 Vật liệu thực hiện

11

3.5.2 Bố trí thí nghiệm

11


3.5.2.1 Thí nghiệm 1


11

3.5.2.2 Thí nghiệm 2

12

3.5.2.3 Phương pháp theo dõi

13

3.5.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi

13

3.5.2.5 Phương pháp tính toán xử lý

13

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

14

4.1 Thí nghiệm 1

14

4.2 Thí nghiệm 2

16


4.2.1 Chiều cao cây

17

4.2.2 Số lá trên cây

19

4.3 Tóm tắt quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây

22

Đông hầu (Turnera ulmifolia)
4.3.1 Gieo hạt

22

4.3.2 Trồng cây con

24

4.3.3 Tưới nước

26

4.3.4 Bón phân

26


4.3.5 Phòng trừ sâu bệnh

27

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

28

5.1 Kết luận

28

5.1.1 Thí nghiệm 1

28

5.1.2 Thí nghiệm 2

28

5.2 Đề nghị

29

Tài liệu tham khảo

30


DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG

Trang

Bảng 3.1 Các nghiệm thức của thí nghiệm 1

12

Bảng 3.2 Các nghiệm thức của thí nghiệm 2

12

Bảng 4.1 Bảng thống kê tỷ lệ nảy mầm của các nghiệm thức sau

15

30 ngày gieo hạt
Bảng 4.2 Bảng thống kê SAS

15

Bảng 4.3 Bảng thống kê chiều cao(cm) trung bình của cây ở các

17

nghiệm thức
Bảng 4.4 Bảng thống kê tốc độ tăng trưởng của chiều cao cây

18


Bảng 4.5 Bảng thống kê số lá cây trung bình ở mỗi nghiệm thức

20

Bảng 4.6 Bảng thống kê tốc độ ra lá trung bình ở mỗi nghiệm thức

21


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

Trang

Hình 2.1 Cây Đông hầu (Turnera ulmifolia)

4

Hình 2.2 Quả và hoa Đông Hầu

5

Hình 4.1 Bố trí thí nghiệm 1

14

Hình 4.2 Bố trí thí nghiệm 2

16


Hình 4.3 Nảy mầm giai đoạn 1

23

Hình 4.4 Nảy mầm giai đoạn 2

23

Hình 4.5 Nảy mầm giai đoạn 3

24

Hình 4.6 Trước khi trồng cây con (sang bầu)

24

Hình 4.7 và 4.8 Sau khi trồng cây con vào bầu

25

Hình 4.9 Cây sau 2 tháng

26


Chương I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong cuộc sống của chúng ta hiện nay, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến
cuộc sống của con người, cây xanh là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh
hưởng đến cuộc sống, sự tồn tại và phát triển của con người. Cây xanh cung cấp

ôxi, ngăn cản lũ lụt, cung cấp nguyên vật liệu, hạn chế bức xạ nhiệt, ngăn cản và
lọc bụi trong không khí, điều hòa khí hậu,…Góp phần làm xanh, sạch môi trường
mà chúng ta đang sống. Vì vậy có thể thấy cây xanh ảnh hưởng rất là lớn đến sự
sinh tồn và phát triển của chúng ta.
Cây xanh hiện diện ở khắp mọi nới trên thế giới, với đa dạng các chủng loài
phong phú từ hình dáng cho đến màu sắc, đặc điểm. Chính vì lợi ích và vẻ đẹp của
mình, cây xanh đã góp phần làm cho cuộc sống của con người trở nên phong phú
và đa dạng.
Ngày nay thú chơi hoa kiểng ngày càng phát triển. Chất lượng cuộc sống của
con người ngày càng nâng cao, có nhiều điều kiện hơn để có thể phục vụ cho nhu
cầu về tinh thần của mình cũng như vẻ đẹp mỹ quan cuộc sống. Việc hòa mình
vào thiên nhiên sau những giờ làm việc, nghiên cứu, học tập căng thẳng, mệt mỏi
là một trong những nhu cầu cần thiết và rất được ưa thích ở nhiều người. Là một
bộ phận của ngành sản xuất công nghiệp, nhưng nghề hoa kiểng còn có những nét
đặc trưng riêng biệt yêu cầu tính thẫm mỹ và kỹ thuật cao, bởi vì sản phẩm được
làm ra là những tác phẩm nghệ thuật sống động. Vì thế, người ta thường trồng cây
hoa, cây kiểng trong các sân vườn, các cơ quan, trường học, công viên, đường
phố,…để có thể dễ dàng thưởng thức những vẻ đẹp tự nhiên đó, cùng với những
lợi ích mà chúng mang lại.
Ngành trồng hoa Việt Nam cũng được định hướng phát triển để xuất khẩu qua
đó chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, tạo việc làm thu nhập cao cho
nông dân, góp phần vào tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa cả nước. Sản xuất hoa
xuất khẩu có thể cho thu nhập cao hơn gấp trên 10 lần so với trồng lúa và các cây
trồng khác.


Cây Đông hầu (Turnera ulmifolia) là một trong những loại cây hoa ngắn ngày
có hoa đẹp, màu sắc tươi sáng, có sức sống cao, ít sâu bệnh, dễ trồng, tỷ lệ nẩy
mầm cao, dễ chăm sóc và cho năng suất cao, thích hợp với nhiều điều kiện tự
nhiên ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Cho nên, cây được nhiều người tiêu

dùng ưa thích và những nhà thiết kế, những nhà quy hoạch mảng xanh lựa chọn
cho công việc của mình.
Chính vì cây hoa Đông hầu (Turnera ulmifolia) có lợi ích thiết thực và được ưa
chuộng nhiều nên chúng tôi thực hiện đề tài “ Xử lý gieo ươm và theo dõi sinh
trưởng của cây hoa Đông hầu (Turnera ulmifolia) tại vườn ươm bộ môn cảnh
quan và kỹ thuật hoa viên”.


Chương II
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
Ngành trồng hoa (floriculture or flower farming) là một bộ phận của ngành
làm vườn (horticulture) bao gồm trồng hoa và cây kiểng quy mô vườn gia đình và
quy mô công nghiệp.
Ngành trồng hoa có các bộ phận cấu thành như sau: trồng hoa cắt cành, trồng
hoa trong chậu, trồng cây xanh trang trí và cây che phủ đất.
Kỹ thuật tạo giống, gieo trồng, chăm sóc và bảo dưỡng cây xanh, hoa kiểng là
những kỹ thuật rất cần thiết và quan trọng, nhằm tạo ra các sản phẩm có chất
lượng đáp ứng yêu cầu về thẫm mỹ, về hình dáng, sức sống, góp phần bảo vệ môi
trường và phát triển mảng xanh một cách bền vững.
Cần nắm bắt một số đặc điểm về nguồn gốc, hình thái, sinh lý, sinh trưởng của
cây Đông hầu (Turnera ulmifolia) ,cũng như một số vấn đề liên quan đến việc
thực hiện đề tài, qua đó có thể nắm rõ và thực hiện công việc một cách thuận lợi
và đạt được kết quả.
2.1 Một số đặc điểm về cây Đông hầu (Turnera ulmifolia):
2.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố:
- Thuộc giới Plantae.
- Thuộc ngành thực vật hạt kín.
- Lớp hai lá mầm
- Thuộc bộ Malpighiales.
- Thuộc họ Turneraceae, là một họ thực vật hạt kín, rất gần với họ

Passifloraceae, bao gồm khoảng 205 loài và phân bố trong 10 chi (Adenoa,
Erblichia, Hyalocalyx, Loweia, Mathurina, Piriqueta, Stapfiella, Streptopetalum,
Tricliceras, Turnera) , phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nguyên sản ở
Mêxicô và Tây Ấu.
- Tên tiếng Anh: yellow turnera, west indian holly, sage rose.
- Tên khoa học: Turnera ulmifolia
- Tại Việt Nam chỉ có một loài duy nhất là Đông hầu (Turnera ulmifolia).


- Cây Đông hầu (Turnera ulmifolia) được trồng rộng khắp ở Việt Nam, có thể
sống ở nhiều vùng địa hình khác nhau.

Hình 2.1 Cây Đông hầu (Turnera ulmifolia)
2.1.2 Sự nhân giống:
Đông hầu (Turnera ulmifolia) được nhân giống bằng cách gieo hạt, giâm cành,
hoặc bằng cách phân chia cành:
- Phương pháp gieo hạt, gieo hạt vào mùa xuân. Đây là phương pháp nhân
giống tốt nhất.
- Phương pháp giâm cành có thể bén rể ở bất kỳ thời gian nào trong năm, bén
rể dễ dàng trong nước hoặc cát ẩm.
- Phương pháp chia cành cần được thực hiện vào mùa xuân khi tăng trưởng
mới nổi lên.
2.1.3 Đặc điểm về hình thái:
- Thân: cây thân thảo, mọc thành bụi, cao 0,5 – 1 m, vỏ cứng và nhám.


- Lá: lá thuôn hình elip hay hình trái xoan, mép lá có răng cưa, chiều dài lá
khoảng 4 – 15 cm, chiều rộng lá khoảng 2 – 5 cm, cuống ngắn (từ 0,8 – 1,5 cm),
nhọn hai đầu, lá kèm ghép hình tam giác, gốc lá có hai tuyến, có lông bao phủ,
gân nổi rõ (kiểu phát gân có hình lông chim), lá dày, mượt và đẹp.

- Tán: tán thưa, nhiều cành nhiều lá, sự phân cành nhiều, đa số đều tạo với thân
một góc nhọn lớn.
- Hoa: hoa mọc đơn độc (không phải một phần của một cụm hoa hay cụm
hoa), có màu vàng, hoa mọc ra từ nách lá, đài hoa gồm 5 lá đài dài khoảng 20 mm
và 2 lá bắc nhỏ giống cỏ, cuống hoa ngắn, ống hoa hình chén, do các lá đài và
cánh hoa hợp lại thành, các thùy của tràng xếp vặn, 5 nhị hoa mang phấn hoa có
giấu một nhụy hoa cái xen kẽ với 5 cánh hoa mỏng mảnh và không có vành phụ,
đặc trưng bởi vòi nhụy rời và xẻ nhiều ở đỉnh (mỗi vòi có dạng bút lông) không có
lá kèm theo, cánh tràng màu vàng, hình bầu dục, cánh hoa xếp lợp lên nhau, dài
khoảng 20 – 35 mm, noãn không đính bên, hạ không có nội nhũ và không có tử y.
Hoa thường nở vào buổi sáng và tàn vào buổi trưa.
- Quả: quả nang có dạng trứng, dài khoảng 7 – 8 mm.
- Hạt: hạt nhỏ dẹp, giống quả trứng ngược , hơi cong, dài khoảng 2,5mm.

Hình 2.2 Quả và hoa Đông Hầu.
2.1.4 Đặc điểm giải phẫu lá:
Lá cây có mạng gân lá dày, nhiều lỗ khí trên đơn vị diện tích lá. Nhu mô phát
triển mạnh, mô dậu gồm nhiều lớp, mô khuyết phát triển yếu, có nhiều mô nâng
đỡ (tương ứng với số gân lá nhiều), tầng cutin dày. Hạt diệp lục nhỏ nên hút ít
năng lượng của ánh sáng mặt trời, tế bào biểu bì thường nhỏ, thành tế bào xếp
ngoằn ngoèo.


2.1.5 Đặc điểm sinh lý, sinh trưởng:
- Đông hầu (Turnera ulmifolia) là loại cây thuộc loại ưa sáng: sinh trưởng
trong điều kiện ánh sáng có cường độ cao, có lượng nước thoát ra qua cutin chiếm
30%, tỉ lệ clorophin a/b cao (5,5). Khi tăng độ chiếu sáng thì quang hợp tăng, có
khả năng chịu đựng được cao, rút ngắn được phản ứng tối và sự khuếch tán CO2
vào thể hạt. Lá cây thường quay vị trí để ánh sáng chiếu nghiêng trên lá và các tia
sáng có thể trượt trên mặt lá, có tính hướng sáng mạnh nên lúc ánh sáng chiếu một

bên (một hướng) thì tán cây phát triển lệch về phía đó.
- Tốc độ sinh trưởng nhanh, đều.
- Có sức sống cao, khó chết.
- Ít bị dính sâu bệnh hại cây.
- Tỷ lệ nẩy mầm cao.
- Về nước tưới có nhu cầu trung bình.
- Phù hợp với đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.
- Cây mọc quanh năm, sống lâu năm, dày đặc.
2.2 Mộ số vấn đề kỹ thuật:
2.2.1 Giá thể:
Giá thể là những vật liệu nhân tạo có độ nhẹ, xốp giúp cho bộ rễ cây bám vào
và phát triển, trong nhiều trường hợp giá thể còn cung cấp dinh dưỡng cho cây
trồng . Chất liệu theo kinh nghiêm dân gian thường dùng làm giá thể gồm có trấu,
rơm vụn, mạt cưa, than bùn, tro trấu (trấu un), hạt nhựa nhỏ, gạch loại xấu có độ
xốp được đập nhỏ, bột xơ dừa cũ, đá hoặc sỏi, vermiculite, perlite,…Tùy theo loại
cây trồng và biện pháp canh tác người trồng hoa phối trộn hỗn hợp các vật liệu
này với nhau hay là trộn thêm phân chuồng hoai mục và đất sạch (đã được ủ để
diệt cỏ dại và mầm mống gây bệnh).
Hỗn hợp các chất bao gồm tro trấu, đất vườn hay đất đen, phân rác mục và
phân chuồng thật hoai có tính chất tơi xốp và nhẹ nên thường được sử dụng làm
giá thể trong gieo ươm, trồng cây trong túi nylon, chậu hay giỏ tre vì rất tiện lợi
cho việc bốc xếp vận chuyển. Tro trấu trước khi sử dụng cần được phơi trải mưa
hay tưới nước thường xuyên để rửa các muối kim loại và các độc tố có thể gây hại
cho rể cây.


Trong đề tài của mình,chúng tôi thực hiện một số vật liệu để làm giá thể bao
gồm: trấu, tro, bột sơ dừa cũ, đất vườn để làm giá thể gieo trồng.
2.2.2 Phân bón:
Bón phân nói chung là một biện pháp canh tác rất hiệu quả để tăng năng suất

và phẩm chất cây trồng. Riêng đối với cây hoa, phân bón phải đảm bảo đầy đủ và
cân đối, vì nếu đói phân cây rất dễ bị còi cọc, cành cong queo, hoa nhỏ, màu sắc
nhợt nhạt, dễ bị sâu bệnh phá hại. Ngoài ra nếu bón không đủ, không hợp lý sẽ
ảnh hưởng đến thời gian nở hoa và chất lượng bông hoa.
Phân hữu cơ: thường dùng là phân xanh, khô dầu, xác bã của các cơ thể, các
chất bài tiết của động thực vật. Phân hữu cơ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây
đồng thời cung cấp chất mùn cải tạo lý tính của đất. Phân hầm cầu, nước tiểu là
loại phân có tỷ lệ đạm cao, trong đó chủ yếu là đạm amoni dễ tiêu. Trong đó, hiệu
quả của phân hầm cầu, nước tiểu nhanh, nhưng sau nhiều năm sử dụng có thể tích
lũy các chất muối làm cho đất bị chua dần và chai cứng. Phải bón phối hợp với
các loại phân chuồng để đảm bảo hóa lý tính của đất. Phân hữu cơ có một số
nhược điểm: cây hút chậm, khối lượng vận chuyển lớn.
Tro: là loại phân có chứa Kali (K) dưới dạng carbonat kali, cây dễ hấp thu.
Ngoài K , trong tro còn có Ca nên có thể dùng tro bón cho đất chua. Trong sản
xuất, người trồng hoa có thể sử dụng nhiều loại tro, ví dụ như tro trấu, tro bếp, tro
mặn,...Trước khi sử dụng cần ngâm và rửa tro để loại bớt độc tố…Tro trấu thường
được sử dụng như một loại giá thể tăng tính giữ nước, tăng độ xốp nhẹ của đất
trồng cây trong chậu, liều lượng sử dụng phụ thuộc vào thành phần cơ giới của
đất.
Phân hóa học: thành phần chính là các chất đa lượng NPK (đạm:lân:kali), cây
dễ hấp thụ, hiệu quả nhanh, có tỉ lệ chất dinh dưỡng cao hơn phân hữu cơ, dễ vận
chuyển. Nhưng nếu bón không hợp lý sẽ làm đất hóa chua, hóa kiềm hoặc chai
cứng.
Trong đề tài của mình, tôi sử dụng một số loại phân bao gồm:
- Tro.
- Phân bón lá Yogen (30 – 10 – 10): với thành phần đạm (N): 31,7%, lân
(P2O5): 10,6%, kali (K2O): 10,6%. Có công dụng giúp tăng sức sống của cây, giúp


cây đâm chồi đẻ nhánh nhiều, bộ lá cây xanh và quang hợp mạnh. Gia tăng sức đề

kháng của cây, chống hạn bệnh, chuyên dùng cho đất phèn, đất bạc màu, đất thiếu
dinh dưỡng, có khả năng phòng trị và phục hồi hiện tượng cây trông bị bạc và
vàng lá. Cách pha đơn giản, pha từ 5gram – 10gram cho một bình 8 lít, phun đều
trên lá, thân cây, xung quanh gốc theo định kỳ từ 7 – 10 ngày một lần, phun vào
sáng sớm hoặc chiều mát và tránh trời mưa.
- Phân bón đầu trâu NPK (16 – 12 – 8 – 11 + TE): là loại phân bón chất lượng
cao, được tổng hợp và bổ sung các loại vi lượng. Các chế phẩm dinh dưỡng kháng
bệnh và kích thích tố, xúc tiến việc hồi phục và tăng trưởng cho các loại cây trồng,
phù hợp với khí hậu, môi trường, thời tiết và tính chất thổ nhưỡng ở Việt Nam và
Châu Á, đáp ứng nhu cầu từng loại cây trồng. Cách dùng đơn giản, dùng khi cây
đã tương đối lớn, 1/2 muỗng canh/chậu, dùng ít nước và tránh bón sát gốc cây, 3
đến 4 tuần một lần.
2.2.3 Thuốc bảo vệ thực vật:
Việc phòng trừ sâu bệnh luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với người
trồng cây hoa kiểng, bởi lẽ nó ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như sự phát
triển của cây, gắn liền với lợi ích mà nó mang lại cho người trồng. Một số loại
thuốc thường dùng để chữa một số loại sâu bệnh thường gặp ở cây hoa kiểng:
- Confidor 100SL : có hoạt chất Imidacloprid….100g/l, là thuốc trừ các loại
sâu hại như : bọ trĩ, rầy lửa, bọ cánh tơ, sâu vẽ bùa, rệp sáp, rầy chống cánh, rệp
vảy. Pha 5 – 7ml thuốc cho một bình 8 lít nước, phun thuốc khi sâu, rầy vừa mới
xuất hiện, thời gian cách ly là 7 ngày.
- Kasumin 2L : có hoạt chất kasugamycin 2%, là thuốc đặc trị bệnh đạo
ôn(cháy lá thối cồ gié) và các bệnh do vi khuẩn gây đốm sọc, bạc lá, thối nhũn,
đốm lá. Pha 20ml thuốc cho một bình 8 lít nước, thời gian cách ly là 7 ngày.
- Metaxyl 25WP : có hoạt chất metalaxyl, là thuốc trừ bệnh nội hấp có phổ
rộng, phòng trừ được nhiều bệnh nấm hại trên cây trồng như : mốc sương, thối rễ,
héo rũ. Pha 8 – 10g cho một bình 8 lít nước, phun thuốc cho lá và thân ướt đều
ngay khi bệnh mới xuất hiện, phun vào sáng sớm hay trời mát, thời gian cách ly là
10 ngày.



2.2.4 Một số dụng cụ phục vụ cho công việc gieo trồng và chăm sóc:
- Chậu gieo hạt, bịch nylon gieo bầu.
- Cuốc, xẻng,…phục vụ việc làm đất.
- Bình xịt tưới nước và tưới phân.
- Bạt che, lót nền.


Chương III
MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Mục tiêu:
- Xác định được cách xử lý và giá thể gieo ươm hạt Đông hầu (Turnera
ulmifolia) cho tỷ lệ nầy mầm cao nhất và cây sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
- Xác định được nồng độ phân bón NPK 30 – 10 – 10 thích hợp cho quá trình
phát triển của cây.
3.2 Thời gian thực hiện và địa điểm nghiên cứu:
- Thời gian từ ngày 01 tháng 03 đến ngày 30 tháng 05 năm 2011.
- Địa điểm: Tại vườn ươm Bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên, trường
Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
3.3 Nội dung thực hiện:
- Chuẩn bị vật liệu.
- Chuẩn bị giá thể.
- Gieo ươm hạt giống cây Đông hầu và bố trí thí nghiệm – nghiệm thức về giá
thể gieo ươm (thí nghiệm 1).
- Sang bầu cây con ở giai đoạn 35 NSG và bố trí thí nghiệm về bón phân NPK
30 – 10 – 10 với từng nồng độ khác nhau (thí nghiệm 2).
- Chăm sóc và theo dõi quá trình phát triển của cây cho đến khi cây được hơn 2
tháng tuổi (30 NST).
- Thu thập số liệu, xử lý số liệu.

- Viết báo cáo kết quả đạt được.
3.4 Điều kiện thí nghiệm:
3.4.1 Điều kiện khí hậu, thời tiết:
- Khí hậu ở miền Nam Việt Nam có hai mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 11.
+ Mùa nắng: từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.


3.4.2 Nguồn nước tưới:
Nguồn nước giếng tự nhiên trong vườn ươm, xa khu công nghiệp.
3.5 Phương pháp nghiên cứu:
3.5.1 Vật liệu thực hiện:
- 240 hạt giống cây Đông hầu (Turnera ulmifolia), hiên nay hạt giống cây hoa
Đông hầu hầu như chưa có bán trên thị trường nên ta phải tiến hành thu thập hạt
giống. Có thể dễ dàng thu thập hạt giống cây Đông hầu ở nhiều nơi vì chúng được
trồng phổ biến, lựa chọn những quả mang hạt giống đã nở vỏ, quả to đã chuyển
qua màu xanh đậm hoặc hơi ngã sang màu nâu, thu chọn những hạt chín màu
vàng, đen xẫm để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm của hạt cao và đạt kết quả mong muốn.
- Giá thể : bao gồm xơ dừa, tro trấu.
- Chất kích thích sinh trưởng: GA3 có thể dùng nếu cần thiết.
- Dụng cụ:
+ 6 chậu gieo hạt, bịch nylon gieo bầu.
+ Cuốc, xẻng,…phục vụ việc làm đất.
+ Bình xịt tưới nước và tưới phân.
+ Bạt che, lót nền.
- Phân bón lá NPK Yogen (30 – 10 – 10).
- Phân bón đầu trâu NPK (16 – 12 – 8 – 11 + TE).
3.5.2 Bố trí thí nghiệm:
3.5.2.1 Thí nghiệm 1:
- Đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ tro : xơ dừa trong giá thể gieo ươm với sự nảy

mầm của hạt giống cây Đông hầu.
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên một yếu tố (kiểu
RCBD).
- Thí nghiệm gồm 3 nghiêm thức, với 2 lần lặp lại, mỗi nghiêm thức là một
chậu, mỗi chậu gieo 40 hạt, có tổng cộng 240 hạt.


- Lập bảng bố trí các nghiệm thức của thí nghiệm 1:
Ký hiệu

Thành phần của giá thể

nghiệm thức

gieo ươm

NT1

Tro , xơ dừa

2:1

NT2

Tro , xơ dừa

1:1

NT3


Tro , xơ dừa

1:2

Tỷ lệ tro trấu : xơ dừa

Bảng 3.1 Các nghiệm thức của thí nghiệm 1.
- Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1:
NT1
NT3

NT2
NT1

NT3
NT2

REP1
REP2

- Yêu cầu:
+ Lấy số liệu riêng từng chậu.
+ So sánh tỷ lệ nảy mầm giữa các nghiệm thức.
+ Rút ra kết luận nghiệm thức nào có tỷ lệ nảy mầm cao nhất.
3.5.2.2 Thí nghiệm 2:
- Đánh giá nồng độ phân bón NPK 30 – 10 – 10 ảnh hưởng trong việc giúp cây
phát triển nhanh và tốt nhất.
- Giai đoạn sau khi ra ngôi.
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên một yếu tố (kiểu
RCBD).

- Bố trí cùng một loại giá thể gồm 6 tro trấu : 3 xơ dừa : 1 phân trùng quế.
- Bố trí thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức với 3 lần lặp lại, mỗi nghiệm thức là 12
chậu, mỗi chậu trồng 1 cây, tổng cộng là 144 cây.
Ký hiệu

Loại phân bón dùng

Nồng độ (%)

NT1

NPK 30-10-10

0,4

NT2

NPK 30-10-10

0,3

NT3

NPK 30-10-10

0,2

NT4

NPK 30-10-10


0,1

nghiệm thức

Bảng 3.2 Các nghiệm thức của thí nghiệm 2.


- Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2:
NT1
NT2
NT4

NT2
NT4
NT3

NT3
NT1
NT2

NT4
NT3
NT1

REP1
REP2
REP3

- Yêu cầu:

+ Theo dõi và lấy kết quả sinh trưởng của các nghiệm thức về chiều cao, số lá.
+ So sánh sự sinh trưởng giữa các nghiệm thức.
+ Rút ra kết luận nồng độ phân bón NPK 30 – 10 – 10 giúp cây phát triển
nhanh và tốt nhất.
3.5.2.3 Phương pháp theo dõi:
- Thí nghiệm 1: Theo dõi số hạt nảy mầm của các chậu nghiệm thức ở giai
đoạn từ lúc bắt đầu gieo đến 30 NSG, rút ra tỷ lệ nảy mầm, so sánh.
- Thí nghiệm 2: Chọn ngẫu nhiên 6 cây trên mỗi nghiệm thức để theo dõi, định
kỳ theo dõi 15 ngày 1 lần, rút ra số liệu trung bình của mỗi nghiêm thức (mỗi
nghiệm thức 6 cây). Mỗi lần ghi nhận khi có 50% số cây trồng trong mỗi nghiệm
thức đạt chỉ tiêu.
3.5.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi:
- Thí nghiệm 1: tỷ lệ nảy mầm của hạt giống(%) = (số hạt giống nảy mầm/
tổng số hạt giống được gieo) * 100.
- Thí nghiệm 2:
+ Chiều cao cây: đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng (cm).
+ Số lá: đếm số lá trên một cây, tính các lá đã nở ra hoàn toàn và thấy rõ cuống
lá (lá/cây).
3.5.2.5 Phương pháp tính toán xử lý:
Số liệu được phân tích thống kê bằng phần mêm Excel, phân tích thống kê và
thí nghiệm khoa hoc cây trồng với phần mềm SAS.


Chương IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Qua quá trình gieo trồng và chăm sóc cây Đông hầu (Turnera ulmifolia),chúng
tôi đã đạt được một số kết quả theo chỉ tiêu ban đầu, sau đây tôi xin trình bày
những kết quả thí nghiệm đạt được trong quá trình thực hiện đề tài.
4.1 Thí nghiệm 1:
Hạt cây Đông hầu (Turnera ulmifolia) cùng một giống, với chế độ nước tưới,

điều kiện ánh sáng, dinh dưỡng như nhau, được tiến hành thí nghiệm gieo trong
các giá thể có tỷ lệ tro trấu : xơ dừa khác nhau (2:1, 1:1, 1:2). Tỷ lệ nảy mầm của
hạt giống ở các nghiệm thức là khác nhau.

Hình 4.1 Bố trí thí nghiệm 1.


Sau 30 ngày gieo ươm 240 hạt thì có 183 hạt nảy mầm, cụ thể như sau:
Số hạt nảy
Tỷ lệ nảy
Lần lặp lại
Nghiệm thức
Số hạt gieo
mầm
mầm(%)
1
NT1
40
34
85
1
NT2
40
29
72.5
1
NT3
40
26
65

2
NT1
40
36
90
2
NT2
40
31
77.5
2
NT3
40
27
67.5
Bảng 4.1 Bảng thống kê tỷ lệ nảy mầm của các nghiệm thức sau 30 ngày gieo hạt.
Quy ước:
- Nghiệm thức NT1 là giá thể gieo ươm có tỷ lệ tro : xơ dừa là 2:1.
- Nghiệm thức NT2 là giá thể gieo ươm có tỷ lệ tro : xơ dừa là 1:1.
- Nghiệm thức NT3 là giá thể gieo ươm có tỷ lệ tro : xơ dừa là 1:2.
Sử dụng SAS để so sánh các nghiệm thức ta có:
1 NT1
85
1 NT2
72.5
1 NT3
65
2 NT1
90
2 NT2

77.5
2 NT3
67.5
Bảng 4.2 Bảng thống kê SAS.
- Cột 1: Lần lặp lại.
- Cột 2: Tên nghiệm thức.
- Cột 3: Tỷ lệ nảy mầm (%).
Sau khi sử dụng phần mềm thống kê SAS ta thu được kết quả như sau:
Duncan Grouping

Mean

N t

A

87.500

2 NT1

B

75.000

2

C

66.250


2 NT3

NT2

Các giá trị trung bình trong cùng một cột không cùng có chung một chữ cái (A,
B, C...) thì có sự khác biệt có ý nghĩa ở mức 0,05 theo trắc nghiệm đa biên độ
Duncan.


Từ bảng kết quả của SAS, tha thấy:
- Nghiệm thức 1 (tỷ lệ tro : xơ dừa là 2:1) có tỷ lệ nảy mầm trung bình cao
nhất (87,5%).
- Nghiệm thức 3 (tỷ lệ tro : xơ dừa là 1:2) có tỷ lệ nảy mầm trung bình thấp
nhất (66,25%).
Vậy với giá thể có tỷ lệ tro : xơ dừa 2:1 thì hạt Đông hầu (Turnera ulmifolia)
có tỷ lệ nảy mầm cao nhất. Tổng số hạt nảy mầm là 183/240 hạt đạt được 76,25%.
4.2 Thí nghiệm 2:
Đánh giá nồng độ phân bón NPK 30 – 10 – 10 ảnh hưởng trong việc giúp cây
phát triển nhanh và tốt nhất.

Hình 4.2 Bố trí thí nghiệm 2.
Quy ước:
- Nghiệm thức NT1 bón NPK 30 – 10 – 10 với nồng độ 0,4%.
- Nghiệm thức NT2 bón NPK 30 – 10 – 10 với nồng độ 0,3%.
- Nghiệm thức NT3 bón NPK 30 – 10 – 10 với nồng độ 0,2%.
- Nghiệm thức NT4 bón NPK 30 – 10 – 10 với nồng độ 0,1%.


4.2.1 Chiều cao cây:
Tăng trưởng chiều cao cây là quá trình hoạt động phân chia tế bào của mô

phân sinh. Trong các điều kiện giống, ánh sáng, tưới nước như nhau thì khả năng
tăng trưởng chiều cao của cây Đông hầu ( Turnera ulmifolia ) trong các nghiệm
thức khác nhau là do sử dụng nồng độ ở các nghiệm thức quyết định.
Lần lặp lại
Nghiệm thức
Chiều cao cây 15 NST
Chiều cao cây 30 NST
1
NT1
2.1
3.9
1
NT2
3.4
7.4
1
NT3
2.8
6.2
1
NT4
2.4
5.2
2
NT1
2.3
4.2
2
NT2
3.5

7.9
2
NT3
2.9
6.5
2
NT4
2.5
5.5
3
NT1
2.2
3.7
3
NT2
3.2
7.3
3
NT3
2.7
6.4
3
NT4
2.4
5.3
Bảng 4.3 Bảng thống kê chiều cao(cm) trung bình của cây ở các nghiệm thức
Sử dụng SAS để so sánh các nghiệm thức ở 15 NST ta được kết quả:
Duncan Grouping

Mean


N t

A

3.36667

3 NT2

B

2.80000

3 NT3

C

2.43333

3 NT4

D

2.20000

3 NT1

Sử dụng SAS để so sánh các nghiệm thức ở 30 NST ta được kết quả:
Duncan Grouping


Mean

N t

A

7.5333

3 NT2

B

6.3667

3 NT3

C

5.3333

3 NT4

D

3.9333

3 NT1



×