Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Theo dõi sinh trưởng của giống lợn lai ba máu duroc x f1 (l x y) giai đoạn sau cai sữa đến ba tháng tuổi được nuôi tại trang trại phú linh, huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Chăn Nuôi Thú Y

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Theo dõi sinh trưởng của giống lợn lai ba máu Duroc x F1 (L x
Y) giai đoạn sau cai sữa đến ba tháng tuổi được nuôi tại trang trại
Phú Linh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quốc Việt
Lớp: Chăn nuôi Thú Y 45
Thời gian thực tập: Từ 09/02 đến 09/05/2015
Địa điểm thực tập: Trang trại Phú Linh, Hương Sơn, Hà Tĩnh
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Thu Hồng
Bộ môn: Sinh lý Giải phẫu

Năm 2015


Lời Cảm Ơn
Thực tập cuối khoá là khâu quan trọng không thể
thiếu được trong chương trình đào tạo của nhà trường,
nhằm mục đích giúp cho sinh viên hiểu biết sâu về
chuyên môn, có tay nghề vững vàng, biết kết hợp
nhuần nhuyễn sáng tạo giữa lý thuyết và thực hành,
làm quen với công tác nghiên cứu khoa học để sau khi
ra trường thực sự là một cán bộ vững về chuyên môn,
có khả năng vận động tổ chức tốt các hoạt động thực


tiễn ở cơ sở đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của
xã hội nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng.
Để hoàn thành khóa luận này, trước tiên tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu trường Đại
học NôngLâm Huế, ban chủ nhiệm và các thầy cô giáo
trong khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại họcNông
Lâm Huế.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn
sâu sắc đến cô giáo, Tiến sĩ Trần Thị Thu Hồng đã
trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt và giúp đỡ tôi hoàn thành
khóa luận này.
Tôi cũng gửi lời cám ơn chân thành đến các cô
chú,các bác trongtrại chăn nuôi Phú Linh và các anh
trong công ty TNHH Japfa comfeed Việt Nam đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian
nghiên cứu làm đề tài tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình,
bạn bè đã động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi vượt qua
những khó khăn để hoàn thành tốt đợt thực tập cũng
như quá trình viết bài khóa luận này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!


Huế, ngày 05 tháng 5
năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Quốc Việt


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Phân bố số lượng đàn lợn trên thế giới năm 2009...........3
Bảng 2.2. Nhu cầu nước uống cho lợn thịt qua các giai đoạn.........9
Bảng 2.3.Nhu cầu axit amin tổng số của lợn thịt............................15
(theo % thức ăn hỗn hợp).................................................................15
Bảng 2.4.Tỷ lệ ME/CP trong hỗn hợp thức ăn của các giống lợn
cải tiến................................................................................................16
Bảng 2.5. Khối lượng (kg/con) và tốc độ tăng trọng (g/con/ngày)
của lợn thí nghiệm qua các tháng nuôi............................................26
Bảng 3.1.Thành phần dinh dưỡng cám Milac A và XK110..........28
Bảng 3.2. Thành phần dinh dưỡng cám XK120S...........................28
Bảng 3.3. Thành phần dinh dưỡng của cám XK130S....................29
Bảng 3.4. Tỉ lệ cám cũ và mới khi đổi cám trong 6 ngày...............29
Bảng 3.5. Chương trình vacxin heo thịt..........................................30
Bảng 4.1. Khối lượng và tăng trọng của lợn qua các tháng thí
nghiệm................................................................................................32
Bảng 4.2. Lượng ăn vào của lợn qua các tháng thí nghiệm...........33
Bảng 4.3. Hệ số chuyển hóa thức ăn của lợn qua các tháng nuôi. 34


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

1

CTV

2


KL

3

L

4

LĂV

Lượng ăn vào

5

MC

Móng cái

6

PI

Pietrain

7

TT

Tăng trọng


8

TTTĂ

9

Y

Yorshire

10

D

Duroc

11

FAO

Tiếng Anh

Tiếng Việt
Cộng tác viên
Khối lượng
Landrace

Tiêu tốn thức ăn

Food and Agriculture

Organization

Tổ chức lương thực và
nông nghiệp


MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................6
PHẦN 1. MỞ ĐẦU..............................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài...................................................................1
2.Mục tiêu đề tài..................................................................................1
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN...............................................................2
2.1. Vai trò và vị trí của ngành chăn nuôi lợn....................................2
2.1.1.Vai trò.....................................................................................2
2.1.2. Vị trí.......................................................................................3
2.2. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới và Việt Nam....................3
2.2.1.Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới....................................3
2.2.2. Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam...................................4
2.3. Các giống lợn được nuôi phổ biến ở nước ta..............................6
2.4. Nhu cầu dinh dưỡng trong chăn nuôi lợn thịt.............................8
2.4.1. Nhu cầu nước........................................................................8
2.4.2. Nhu cầu năng lượng..............................................................9
2.4.3. Nhu cầu protein và axit amin..............................................12
2.4.3.1. Nhu cầu protein............................................................12
2.4.3.2. Nhu cầu axitamin.........................................................13
2.4.4. Cân bằng protein và năng lượng trong khẩu phần của lợn
thịt..................................................................................................15
2.4.5. Nhu cầu khoáng..................................................................16
2.4.6. Nhu cầu vitamin..................................................................20
2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thịt.........25

2.5.1. Di truyền và con giống.......................................................25
2.5.2. Giới tính, cá tính.................................................................25
2.5.3. Thời gian, chế độ nuôi........................................................25
2.5.4. Thời tiết, khí hậu.................................................................25
2.6. Một số kết quả nghiên cứu về hiệu quả sinh trưởng của các
giống lợn được nuôi tại các trang trại...............................................26
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG...............................................27
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................27
3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................27
3.2.Thời gian nghiên cứu..................................................................27
3.3.Nội dung nghiên cứu...................................................................27


3.4. Bố trí thí nghiệm........................................................................27
3.5.Khẩu phần ăn của lợn..................................................................27
3.6. Cách cho ăn và chăm sóc lợn....................................................29
3.7. Thu thập và xử lý số liệu...........................................................30
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..........................................32
4.1. Khối lượng và tăng trọng của lợn qua các tháng thí nghiệm....32
4.2. Lượng ăn vào của lợn qua các tháng thí nghiệm......................33
4.3. Hệ số chuyển hóa thức ăn của lợn qua các tháng thí nghiệm...34
PHẦN 5.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................35
5.1. Kết luận......................................................................................35
5.2. Đề nghị.......................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................36


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.


Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi chiếm một vị trí quan trọng
trong sản xuất nông nghiệp nước ta, chiếm tỉ lệ cao 85% (theo tổng cục thống kê
năm 2009), cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sự sống cho
con người còn là nguồn nguyên liệu cho các ngành khác. Phương hướng phát
triển chăn nuôi từ nay đến năm 2020 phấn đấu đạt 5.500 ngàn tấn thịt xẻ trong
đó thịt lợn chiếm 63%. Chính vì thế, Đảng và nhà Nước ta đã cho nhập các giống
lợn ngoại.
Hiện nay, việc nhập các giống lợn ngoại có tầm vóc lớn, sinh trưởng nhanh, sinh
sản tốt như: Landrace(L), Yorkshire(Y), Duroc(D), Pietrain(P) đã trở thành yếu
tố góp phần nâng cao năng suất và tỷ lệ nạc trong sản xuất chăn nuôi lợn ở nước
ta. Việc sử dụng các tổ hợp lai (ngoại x ngoại) nhằm sản xuất lợn thương phẩm
nâng cao năng suất, chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế đã được sử dụng ở hầu
hết các cơ sở chăn nuôi lợn công nghiệp.
Một trong các tổ hợp lai ngoại được sử dụng nhiều trong chăn nuôi lợn thịt
công nghiệp hiện nay là giống lợn lai ba máu D x F1(L x Y). Giống lợn này
được tạo ra nhằm đáp ứng các chỉ tiêu sinh trưởng tốt, tiêu tốn thức ăn thấp,
sứcđề kháng với bệnh và tỷ lệ thịt xẻ cao. Vì vậy việc đánh giá khả năng sinh
trưởng,tiêu tốn thức ăn và hiệu quả chăn nuôi của giống lợn lai ba máu D x F1(L
x Y) là nhu cầu cấp thiết nhằm đề xuất các giải pháp kỹ thuật,biện pháp quản lý
để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong chăn nuôi lợn thịt công nghiệp
trong các trang trại. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên chúng tôi đã nghiên cứu
đề tài: “Theo dõi sinh trưởng của giống lợn lai ba máu Duroc x F1(L x Y) giai
đoạn sau cai sữa đến ba tháng tuổi được nuôi tại trang trại Phú Linh, huyện
Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh”.
2.

Mục tiêu đề tài


Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và hiệu quả sử dụng thức ăn của
giống lợn lai ba máu Duroc x F1 (L x Y), qua đó tìm ra những ưu nhược điểm
để đưa ra các giải pháp ứng dụng trong thực tiễn chăn nuôi giống lợn này.

1


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Vai trò và vị trí của ngành chăn nuôi lợn
2.1.1.Vai trò
Chăn nuôi lợn có vai trò quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp
cùng với lúa nước là hai hợp phần quan trọng và xuất hiện sớm nhất trong sản
xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Nói chung ngành chăn nuôi lợn có một số vai trò
nổi bậtnhư sau:
- Chăn nuôi lợn cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con
người. GS.Harris và CTV (1956) cho biết cứ 100g thịt lợn nạc có367 Kcal, 22 g
protein.
- Chăn nuôi lợn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Hiện nay
thịt lợn là nguyên liệu chính cho các công nghiệp chế biến thịt xông khói
(bacon), thịt hộp, thịt lợn xay, các món ăn truyền thống của người Việt Nam như
giò nạc, giò mỡ cũng làm từ thịt lợn...
- Chăn nuôi lợn cung cấp phân bón cho cây trồng, phân lợn là một trong
những nguồn phân hữu cơ tốt, có thể cải tạo và nâng cao độ phì của đất, đặc biệt
là đất nông nghiệp. Một con lợn thịt trong một ngày đêm có thể thải 2,5 - 4 kg
phân, ngoài ra còn có lượng nước tiểu chứa hàm lượng Nitơ và Phốt pho cao.
- Chăn nuôi lợn góp phần giữ vững cân bằng sinh thái giữa cây trồng, vật
nuôi và con người. Trong các nghiên cứu về môi trường nông nghiệp, lợn là vật
nuôi quan trọng và là một thành phần không thể thiếu được của hệ sinh thái
nông nghiệp. Chăn nuôi lợn có thể tạo ra các loại giống lợn nuôi ở các vườn cây
cảnh hay các giống lợn nuôi cả trong nhà góp phần làm tăng thêm đa dạng sinh

thái tự nhiên.
- Chăn nuôi lợn có thể tạo ra nguồn nguyên liệu cho y học trong công
nghệ sinh học y học, lợn đã được nhân bản gen (cloning) để phục vụ cho mục
đích nâng cao sức khỏe cho con người.
- Chăn nuôi lợn làm tăng tính an ninh cho các hộ gia đình nông dân trong
các hoạt động xã hội và chi tiêu trong gia đình. Đồng thời thông qua chăn nuôi
lợn, người nông dân có thể an tâm đầu tư cho con cái học hành và hoạt động văn
hóa khác như cúng giỗ, cưới hỏi, ma chay, đình đám.

2


2.1.2. Vị trí
Chăn nuôi lợn có vị trí hàng đầu trong ngành chăn nuôi nước ta. Sự hình
thành sớm nghề nuôi lợn cùng với trồng lúa nước đã cho chúng ta khẳng định
nghề nuôi lợn có vị trí hàng đầu. Không những thế, việc tiêu thụ thịt lợn trong
các bữa ăn hàng ngày của con người rất phổ biến. Ngoài ra thịt lợn được coi là
một loại thực phẩm có mùi vị dễ thích hợp với tất cả các đối tượng (người già,
trẻ, nam hoặc nữ). Nói cách khác, thịt lợn được coi là “nhẹ mùi” và không gây
ra hiện tượng dị ứng do thực phẩm, đây là ưu điểm nổi bật của thịt lợn. Phải
chăng, thịt lợn là món ăn ưa thích và hợp khẩu vị với mọi người. Tuy nhiên, để
thịt lợn trở thành món ăn có thể nâng cao sức khỏe cho con người, điều quan
trọng là trong quá trình chọn giống và nuôi dưỡng chăm sóc, đàn lợn phải luôn
luôn khỏe mạnh, sức đề kháng cao và thành phần các chất dinh dưỡng tích lũy
vào thịt có chất lượng tốt và có giá trị sinh học.
2.2. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới và Việt Nam
2.2.1.Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới
Nghề chăn nuôi lợn ra đời rất sớm. Cách đây một vạn năm chăn nuôi lợn đã
xuất hiện và phát triển ở châu Âu và Á. Sau đó, khoảng thế kỷ XVI, bắt đầu phát
triển ở châu Mỹ và thế kỷ XVIII phát triển ở châu Úc. Đến nay, nuôi lợn đã trở

thành một nghề truyền thống của nhiều quốc gia. Ở nhiều nước, chăn nuôi lợn có
công nghệ cao và có tổng đàn lợn lớn như: Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Canada,
Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Đức, Ý, Úc, Trung Quốc, Xing-ga-po, Đài Loan.
Nói chung ở các nước tiên tiến có chăn nuôi lợn phát triển lợn theo hình thức
công nghiệp và đạt trình độ chuyên môn hóa cao. Tuy vậy, đàn lợn trên thế giới
phân bố không đồng đều ở các châu lục. Có tới 70% số đầu lợn được nuôi ở châu
Á và Âu, khoảng 30% ở các châu lục khác. Trong đó, tỷ lệ đàn lợn được nuôi
nhiều ở các nước có chăn nuôi lợn tiên tiến. Nơi nào có nhu cầu thịt lợn cao, nơi
đó nuôi nhiều lợn. Tính đến nay chăn nuôi lợn ở các nước châu Âu chiếm khoảng
52%, châu Á 30,4%, châu Úc 5,8%, châuPhi 3,2 %, châu Mỹ,8,6 %.
Bảng 2.1. Phân bố số lượng đàn lợn trên thế giới năm 2009
Châu lục

Châu Á

Châu Âu

Châu Phi

Châu Mỹ

Châu Úc

Số lượng (con)

534.329.449

183.05088
3


5.858.898

151.705.8
1

2.624.502

(Nguồn: FAO 2009)

3


Nhìn chung, sản phẩm của ngành chăn nuôi lợn được sử dụng rộng rãi
khắp nơi trên thế giới (trừ ở các các nước theo tín ngưỡng Hồi giáo). Giá trị dinh
dưỡng cao của thịt lợn là nguồn thực phẩm tốt cho con người, không những thế
nghề chăn nuôi lợn đã đem lại lợi nhuận không nhỏ cho nền kinh tế của các
nước này.
2.2.2. Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam
Chăn nuôi lợn ở Việt Nam có từ lâu đời. Theo một số tài liệu của khảo cổ
học, nghề chăn nuôi lợn ở Việt Nam có từ thời đồ đá, cách đây khoảng 1 vạn
năm. Từ khi, con người biết sử dụng công cụ lao động là đồ đá, họ đã săn bắn,
hái lượm và bắt được nhiều thú rừng, trong đó có nhiều lợn rừng. Khi đó, họ bắt
đầu có ý thức trong việc tích trữ thực phẩm và lương thực cho những ngày
không săn bắn và hái lượm được và họ đã giữ lại những con vật đã săn bắt được
và thuần dưỡng chúng. Cũng từ đó nghề chăn nuôi lợn đã được hình thành. Có
nhiều tài liệu cho rằng nghề nuôi lợn và nghề trồng lúa nước gắn liền với nhau
vàphát triển theo văn hóa Việt. Theo các tài liệu của khảo cổ học và văn hóa cho
rằng nghề nuôi lợn và trồng lúa nước phát triển vào những giai đoạn văn hóa Gò
Mun và Đông Sơn, đặc biệt vào thời kỳ các vua Hùng. Trải qua thời kỳ Bắc
thuộc và dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, đời sống của nhân dân ta

rất khổ sở và ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng không
phát triển được. Vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, khi có trao đổi vănhóa giữa
Trung Quốc và Việt Nam, chăn nuôi lợn được phát triển. Dân cư phía Bắc đã
nhập các giống lợn lang Trung Quốc vào nuôi tại các tỉnh miền Đông Bắc bộ.
Tuynhiên, trongthời kỳ này trình độ chăn nuôi lợn vẫn còn rất thấp. Trong thời
kỳ Pháp thuộc, khoảng 1925, Pháp bắt đầu cho nhập các giống lợn châu Âu vào
nước ta như giống lợn Yorkshire, Berkshire và cho lai tạo với các giống lợn nội
nước ta như lợnMóng Cái, lợn Ỉ, lợn Bồ Xụ.
Cùng với việc tăng nhanh về số lượng, chất lượng đàn lợn cũng không
ngừng được cải thiện. Các phương pháp nhân giống thuần chủng và các phép lai
được thực hiện. Trong thời gian từ 1960, chúng ta đã nhập nhiều giống lợn cao
sản thông qua sự giúp đỡ của các nước XHCN anh em. Có thể nói, chăn nuôi
lợn được phát triển qua các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn từ 1960 –1969: Giai đoạn khởi xướng các quy trình chăn nuôi
lợn theo hướng chăn nuôi công nghiệp.
- Giai đoạn từ 1970 – 1980: Giai đoạn hình thành các nông trường lợn
giống quốc doanh với các mô hình chăn nuôi lợn công nghiệp, có đầu tư và hỗ

4


trợ của các nước trong khối xã hội chủ nghĩa như Liên Xô cũ, Hung-ga-ri, Tiệp
Khắc và Cu Ba. Hệ thống nông trường quốc doanh được hình thành và Công ty
giống lợn công nghiệp Trung ương cũng phát triển tốt và đảm đương việc cung
cấp các giống lợn theo hệ thống công tác giống 3 cấp từ Trung ương đến địa
phương. Tuy nhiên, trong những năm chuyển đổi kinh tế, sự hỗ trợ của nước
ngoài giảm, cộng thêm đó là tình hình dịch bệnh đã làm cho hệ thống các nông
trường giống lợn dần dần tan rã hay chuyển đổi từ sở hữu nhà nước sang cổ
phần hóa hay tư nhân.
- Giai đoạn từ 1986 đến nay: Đây là giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế,

chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với môi trường sinh thái và nông
nghiệp sản xuất hàng hóa để tham gia thị trường khu vực (AFTA) và tổ chức
Thương mại thế giới (WTO). Từ đó, các mô hình chăn nuôi lợn được hình
thành và phát triển ở các tỉnh miền Nam và các tỉnh phía Bắc, hình thức chăn
nuôi lợn theo trang trại và doanh nghiệp tư nhân hình thành và phát triển mạnh.
Ngoài ra, còn có nhiều doanh nghiệp và công ty chăn nuôi lợn có vốn đầu tư
100% của nước ngoài. Với hình thức chăn nuôi công nghiệp tập trung này, trong
những năm tới chăn nuôi lợn nước ta sẽ phát triển nhanh chóng, tuy nhiên hình
thức chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn, 96,4% ở các khu vực nông thôn
(VNC, 2002). Cho đến nay, có thể nói nhiều doanh nghiệp, công ty hay các
trung tâm giống lợn đã có khả năng sản xuất các giống lợn tốt đáp ứng nhu cầu
nuôi lợn cao nạc và phát triển chăn nuôi lợn ở các hình thức khác nhau trong cả
nước. Điển hìnhlà các cơ sở của thành phố Hồ Chí Minh, các cơ sở của Viện
Chăn nuôi, Viện Khoa học Nông Nghiệp Miền Nam và các Công ty sản xuất
thức ăn có vốn đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, việc quản lý con giống cũng là vấn đề nan giải và nhiều thách
thức, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn cũng đã ban hành nhiều văn bản
về công tác quản lý giống lợn trong cả nước. Hiện tượng các giống lợn kém chất
lượng bán trên các thị trường nông thôn vẫn khá phổ biến, do vậy người chăn
nuôi gặp nhiều khó khăn trong việc gây dựng đàn lợn ban đầu.Vấn đề đặt ra là
các địa phương cần xây dựng các cơ sở giống lợn của địa phương mình để cung
cấp giống lợn tốt cho nông dân. Công tác này, trong những năm qua theo
Chương trình Khuyến nông, nhiều cơ sở sản xuất con giống bước đầu đã đáp
ứng phần nào nhu cầu của người nông dân. Chăn nuôi lợn trong cả nước đã có
nhiều thành công đáng kể như đàn lợn đã tăng tỷ lệ nạc từ 33,6% ở lợn nội lên
40,6% ở lợn lai (miền Bắc) và 34,5% lợn nội lên 42% tỷlệ nạc ở lợn lai (miền
Nam). Đối với lợn lai 3 máu ngoại (Landrace x Yorkshire) x Duroc tỷlệ

5



nạctrong nghiêncứu đạt 58-61%, trong đại trà sản xuất đạt52-56%. Năm 2001 cả
nước có 21.741 ngàn con lợn, sản xuất 1513 ngàn tấn thịt lợn hơi, xuất khẩu
27,3 tấn thịt xẻ, chiếm2,6% số thịtlợnsản xuất ra (NguyễnĐăng Vang, 2002).
2.3. Các giống lợn được nuôi phổ biến ở nước ta
 Lợn Móng Cái
Nguồn gốc : Hà Cối (huyện Đầm Hà), Tiên Yên (Đông Triều) tỉnh Quảng Ninh
Phân bố ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, sau đó lan ra miền Trung và phía Nam.
Hình thái: Màu sắc lông da trắng, lưng và mông có khoang đen yên ngựa,
da mỏng mịn, lông thưa và thô. Đầu to, miệng nhỏ dài, tai nhỏ và nhọn, có nếp
nhăn to và ngắn ở miệng. Cổ to và ngắn, ngực nở và sâu, lưng dài và hơi võng,
bụng hơi xệ, mông rộng và xuôi. Bốn chân tương đối cao thẳng, móng xoè.
Khối lượng lợn sơ sinh: 450-500 gr/ con, lợn trưởng thành: 140-170 kg/con.
Có con tới 200 kg nhưng thời gian nuôi rất lâu. Tỷ lệ mỡ/thịt xẻ 35-38%.
Sinh sản: Lợn đực 3 tháng tuổi biết nhảy cái và trong tinh dịch đã có tinh
trùng, lượng tinh dịch 80- 100 ml. Lợn cái 3 tháng tuổi đã bắt đầu động hớn
nhưng chưa có khả năng thụ thai. Thường thì lợn cái đến khoảng 7-8 tháng tuổi
trở đi mới có đủ điều kiện tốt nhất cho phối giống và có chửa, thời điểm đó lợn
đã đạt khối lượng khoảng 40-50 kg hoặc lớn hơn.
 Lợn Yorkshire
Nguồn gốc Anh, thân hình chữ nhật, có màu trắng, tai đứng hướng nạc mỡ,
sinh sản tốt 10 - 12 con/lần, thích nghi cao, lợn đực nặng khoảng 250-320 kg,
cái khoảng 200-250 kg, tỷ lệ nạc 52-55%.
Đặc biệt dòng lợn của Úc có ưu điểm tăng trọng nhanh, ít mỡ, nhiều nạc,
dễ nuôi dưỡng chăm sóc và có khả năng thích nghi cao với môi trường nhiệt đới
nóng ẩm nước ta. Đực Yorkshire 4 chân cao, to khỏe rắn chắc tạo dáng đi linh
hoạt, có chất lượng tinh dịch tốt, cho tỷ lệ thụ thai cao và nhiều lợn cho mỗi lứa
đẻ. Năng suất sinh trưởng và sinh sản của con lai từ đực Yorkshire cũng cao hơn
so với những giống khác và thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi nông hộ.
 Lợn Landrace

Nguốn gốc Đan Mạch, thân hình tam giác, màu trắng, tai cụp, hướng nạc,
sinh sản tốt 8-12 con/lần, thích nghi kém, khối lượng sơ sinh 1,2-1,3 kg/con, con
đực trưởng thành 270-300 kg, con cái 200-230 kg, tỷ lệ nạc 54 - 56%.

6


Dòng đực Landrace có phần mông đặc biệt phát triển, cho nhiều nạc hơn
giống Yorkshire, nhưng nhạy cảm với những điều kiện môi trường bất lợi
(stress). Dòng nái Landrace mỗi lứa đẻ từ 10-14 con, nhưng dễ mắc các bệnh
sinh sản như: Mất sữa hoặc viêm nhiễm đường sinh dục.
 Lợn Duroc
Nguồn gốc Mỹ, thân hình chữ nhật, màu đỏ nâu, tai cụp từ giữa, thích nghi tốt.
Đây là loại lợn hướng nạc, thường được dùng như dòng đực cuối cùng để
phối với lợn nái lai hai máu Yorkshire và Landrace để tạo con lai nuôi thịt có tỷ
lệ nạc cao và thịt có chất lượng thơm ngon.
Nhược điểm của lợn Duroc là đẻ ít con (7-9 con/lứa), thường đẻ khó và ít
sữa. Lợn Duroc chỉ thích hợp làm nọc giống, có chất lượng tinh dịch tốt và cho
nhiều lợn con ở mỗi lứa đẻ. Đặc điểm nổi bật của lợn Duroc là sản xuất con lai
nhanh lớn, nhiều nạc có nhiều mỡ dắt làm cho thịt có vị thơm ngon.
Lợn trưởng thành con đực nặng khoảng 300-350 kg, con cái 200-250 kg, tỷ
lệ nạc 58 - 60,4 %.
 Lợn Pietrain
Nguồn gốc Bỉ, thân hình có vai lưng mông, phát triển tốt, màu trắng đốm
đen, tai cụp từ giữa, hướng nạc.
Lợn Pietrain không thích hợp dùng làm nái, có tuổi đẻ lứa đầu chậm: 418
ngày tuổi (so với Yorkshire là 366 ngày tuổi), và số con sơ sinh bình quân thấp
(9 - 10 con/ lần).
Đặc tính ưu việt của lợn Pietrain là sử dụng thức ăn rất hiệu quả để chuyển
đổi thành nạc, với tỷ lệ nạc cao từ 61 - 63%, lợn đực nặng khoảng 270 - 350

kg, con cái nặng khoảng 200-250 kg.
Tuy nhiên, giống lợn này kém thích nghi với điều kiện nóng ẩm, dễ bị đột
tử khi vận chuyển đường xa và có chất lượng thịt kém do ảnh hưởng của gene
Halothane. Hơn nữa giống lợn này mang gene Redement Napole (RN) gây acid
hóa thịt.
 Các giống lợn lai
Nguồn gốc: Trong chăn nuôi tùy vào mục đích sử dụng mà các giống lợn
lai tạo được tạo ra bằng các phép lai khác nhau. Có thể sử dụng các phép lai
khác nhau như: lai kinh tế, lai cải tiến, lai cải tạo, lai luân phiên.

7


Các giống lợn lai thường được sử dụng trong chăn nuôi lợn thịt thương
phẩm để tận dụng các ưu thế lai (lai kinh tế).
Hiện nay có rất nhiều giống lợn lai khác nhau nhằm phù hợp với kinh tế,
điều kiện chuồng trại và trình độ kỹ thuật của người chăn nuôi.
Các giống lợn lai phổ biến cho năng suất cao hiện nay là:
•Lợn lai 1/2 máu ngoại: ví dụ lợn F1 (Y x MC); F1(L x MC) đó là giống
lợn F1(bố ngoại x mẹ địa phương)
•Lợn lai 3/4 máu ngoại : đó là lợn F2 (bố ngoại x mẹ F1): ví dụ lợn F2 [L
x (Y x MC)] hoặc lợn F2 [Y x (L x MC)]
•Lợn lai 7/8 máu ngoại: ví dụ con lai {L x [Y x (L x MC)]}.
•Lợn ngoại lai x lợn ngoại (2;3;4;5 máu ngoại).
•Lợn lai có tỉ lệ máu ngoại càng cao thì tốc độ lớn càng nhanh, tiêu tốn
thức ăn cho 1kg tăng trọng càng giảm và tỉ lệ nạc càng cao. Tuy nhiên, lợn lai có
tỉ lệ máu ngoại cao ( 75%) thì đòi hỏi điều kiện dinh dưỡng cao hơn so với lợn
lai có tỉ lệ máu ngoại thấp (50%). Bên cạnh đó lợn lai có tỉ lệ máu ngoại thấp thì
dù được nuôi với chế độ dinh dưỡng cao cũng không đạt tỉ lệ nạc cao như lợn lai
có nhiều máu ngoại và lợn ngoại.

2.4. Nhu cầu dinh dưỡng trong chăn nuôi lợn thịt
2.4.1. Nhu cầu nước
Nước uống là nhu cầu rất cần thiết cho đời sống của sinh vật nói chung,
"đói vài ngày không chết được chứ khát thì hãy coi chừng"! Vì vậy chúng ta cần
quan tâm đến lượng nước uống hàng ngày của vật nuôi của chúng ta, mà cụ thể
ở đây là con lợn.
Lượng nước tối thiểu cho lợn uống hàng ngày thường căn cứ trên lượng
thức ăn khô.

8


Bảng 2.2. Nhu cầu nước uống cho lợn thịt qua các giai đoạn
Lượng nước uống

Trọng lượng
(Kg)

(lít/con/ngày)
Mùa đông

Mùa hè

Dưới 7 kg

01

02

7-15


02

04

15-30

04

08

30-60

08

15

60 - xuất chuồng

10-15

19-20

2.4.2. Nhu cầu năng lượng
Có nhiều dạng năng lượng khác nhau, nhưng hiện nay người ta thường sử
dụng trị số năng lượng trao đổi (ME: Metabolisable energy) để đo lường nhu
cầu năng lượng của các loại gia súc gia cầm, đồng thời cũng dùng để đo giá trị
năng lượng của các loại thực liệu là thức ăn gia súc.
Bất kỳ một chất hữu cơ nào khi động vậtăn vào cũng sinh ra năng lượng và
việc cân bằng nhu cầu năng lượng trao đổi của lợn bằng các thực liệu là một

phép tính quan trọng trong việc tổ hợp khẩu phần để lập công thức pha trộn thức
ăn. Ta có thể phân loại ra thành 2 dạng chất dinh dưỡng có thể cung cấp năng
lượng chính, đó là Lipid và Glucid
 Lipid
Hay còn được gọi là chất béo, được tạo ra do phản ứng ester hóa giữa
glycerol và 3 acid béo.
Người ta phân biệt: ở 20o C, nếu lipid đông đặc thì gọi là mỡ, nếu lipid ở
thể lỏng thì gọi là dầu.
Lipid hiện diện khắp nơi trong cơ thể lợn, nó là thành phần cấu tạo của tất cả
các loại tế bào, là chất dự trữ năng lượng cho cơ thể: lớp mỡ bọc thân (1g lipid tạo
ra khoảng 9 kcal), khi cần thiết nó sẽ chuyển thành năng lượng nhiệt để sưởi ấm
cơ thể hoặc cung cấp năng lượng cho các phản ứng sinh học trong cơ thể.
Phẩm chất lipid trong thức ăn có ảnh hưởng đến phẩm chất của mỡ heo,
điều này thể hiện rõ khi chất béo xấu sẽ chứa nhiều axit béo không no (nhiều nối
đôi trong chuỗi carbon) làm cho mỡ lợn mềm (mỡ bệu), làm cho thịt lợn khó dự
trữ vì mỡ bị hóa lỏng, bị ôi dầu (vì tạo ra các gốc peroxid) và điều này sẽ làm hư

9


hỏng các vitamin A, D, E... Loại chất béo này có nhiều trong bột cá, cám gạo,
bánh dầu dừa.. Còn chất béo tốt sẽ chứa nhiều axít béo no làm cho mỡ lợn tốt
(mỡ chắc), phẩm chất thịt tốt hơn, thịt có hương vị thơm hơn khi chế biến, nấu
nướng làm ra vị ngon khoái khẩu của người tiêu dùng thịt. Ngoài ra loại mỡ này
còn làm cho thịt được dự trữ được lâu. Loại chất béo này có trong tinh bột bắp,
tấm. Vì vậy khi nuôi lợn thịt ở giai đoạn cuối người ta thường cung cấp nhiều
tinh bột để tạo mỡ hơn là cung cấp nhiều lipid.
Tuy vậy, axit béo không no cũng là những loại axit béo thiết yếu cần thiết
cho sự phát triển của tất cả các loại tế bào trong cơ thể và nếu thiếu sẽ làm cho
lợn chậm lớn như axit linoleic (omega 6), axit linolenic (omega 3) và

axit arachidonic mà con người gọi là vitamin F, cả 3 chất này rất cần để tạo ra
axit doso sahexaenoic (DHA) vốn là loại axit béo chuỗi dài cần thiết cho nhu
cầu phát triển và hoạt động của mô thần kinh não tủy. Đối với lợn, nếu cung cấp
đủ sẽ tạo ra mỡ lợn có giá trị cao.
Mặt khác trong khẩu phần của lợn, cần có một lượng lipid để tạo ra sự ngon
miệng, chống bụi, giúp hòa tan các vitamin tan trong chất béo và để phát triển cơ
thể. Nhưng nếu khẩu phần ăn có nhiều chất béo sẽ là nguyên nhân làm lợn chán
ăn hoặc tiêu chảy do không tiêu hóa được, gây kích ứng đường ruột và chất béo
trong thức ăn nhanh chóng biến thành mỡ của các hệ mô, bọc quanh cơ quan nội
tạng và phát triển nhanh lớp mỡ bọc thân. Lợn nái trong thời kỳ mang thai sẽ dự
trữ lớp mỡ bọc thân rất dày để cung cấp cho lợn con qua con đường sữa. Nái tốt
thì lớp mỡ bọc thân của lợn con phát triển nhanh, lợn con trở nên bụ bẫm, nhưng
bù lại lớp mỡ bọc thân của nái nhanh chóng giảm đi. Như vậy trong thời kỳ tiết
sữa nuôi con lợn nái có cân bằng lipid âm, nghĩa là lượng lipid ăn trong khẩu
phần hằng ngày không đủ cho nhu cầu bảo trì và tiết sữa, nái phải huy động đến
chất béo dự trữ để tạo sữa, làm cho lớp mỡ dưới da giảm đi nhanh chóng.
Cần nhớ Choline là yếu tố huy động mỡ, nó giúp chuyển hóa lipid mà
không để tích đọng trong cơ thể lợn.
Đối với lợn con tăng trưởng nhanh, nhu cầu năng lượng cho mỗi kg thức ăn
rất cao, do vậy cần bổ sung chất béo vào thức ăn nhất là các loại chất béo chế
biến công nghiệp (như chất béo bột).
 Glucid
Glucid là chất cung cấp năng lượng chủ lực cho cơ thể hoạt động, là nguồn
cung cấp chuỗi carbon cho các phản ứng tổng hợp những chất hữu cơ khác. Mỡ
lợn tạo ra từ glucid thường là mỡ chắc, tạo chất béo no, vì vậy giai đoạn cuối khi

10


nuôi lợn thịt cần cung cấp glucid có trong tấm, bắp để tạo mỡ tốt cho tiêu dùng

và xuất khẩu, nhưng nếu dư thừa sẽ được chuyển hóa thành mỡ dự trữ quanh
thân và phủ tạng, làm cho tỉ lệ nạc trên quày thịt lợn giảm đi.
Hai dạng glucid mà lợn thường dùng đó là tinh bột và đường (đường
glucose, lactose), còn dạng cellulose (chất xơ) thì lợn tiêu hóa được rất ít qua
trung gian của vi sinh vật cộng sinh ở manh tràng và ruột già để tạo ra một số
vitamin nhóm B cần thiết cho lợn (vì lợn không có men cellulase). Tuy tiêu hóa
ít nhưng trong khẩu phần của lợn phải có tối thiểu 5% xơ để tạo nhu động ruột
bình thường chống táo bón cho lợn nhất là nhóm lợn nái chửa, nái nuôi con thì
sự táo bón làm xáo trộn sinh lý bình thường dẫn đến đẻ khó, kém sữa. Nhưng
nếu hàm lượng chất xơ trong khẩu phần cao sẽ làm hạn chế độ tiêu hóa thức ăn,
sự hấp thu dưỡng chất cũng bị giảm và làm cho dưỡng chất bị đẩy nhanh qua
ống tiêu hóa gây tiêu chảy, mất dưỡng chất, hệ số sử dụng thức ăn kém, lợn
chậm lớn, tăng chi phí nuôi dưỡng và điều trị tiêu chảy (trường hợp này thường
dùng kháng sinh là không hiệu quả vì tiêu chảy do cơ học, không do vi sinh vật
gây bệnh). Chất xơ của vỏ hạt bắp ít thấm nước so với các loại chất xơ của ngũ
cốc khác, chất xơ của vỏ trấu thì có gai silic bén nhọn dễ gây kích ứng đường
tiêu hóa và cũng ít thấm nước, vi sinh vật cũng khó tiêu hóa, còn chất xơ của cùi
bắp hay vỏ đậu phộng có thể có nhiều bào tử và độc tố nấm mốc.
Một số đường đa chuỗi ngắn như fructose oligosaccharid lại cần thiết cho
sự phát triển sinh vật cộng sinh ở đường ruột, nên khi bổ sung vào khẩu phần sẽ
giúp cho nhóm vi sinh vật hữu ích phát triển tốt, hạn chế sự phát triển của các vi
sinh vật có hại, góp phần làm cho chất lượng thịt lợn tốt hơn do không dùng
kháng sinh trong thức ăn.
Glucose được cơ thể chuyển hóa thành một đường đa đặc biệt chỉ có trong
cơ thể động vật gọi là glycogen, chất này chứa trong gan và bắp cơ được cơ thể
nhanh chóng chuyển thành glucose để sử dụng khi cần thiết như phản xạ chống
lạnh: run cơ tạo năng lượng sưởi nóng cơ thể. Glucose chứa trong máu với hàm
lượng 1% và luôn cố định, nếu vượt qua ngưỡng này thận sẽ bài thải ra nước
tiểu: Đó là tình trạng tiểu đường và hormon insulin và glucogon của tuyến nội
tiết tụy tạng chịu trách nhiệm điều hòa lượng đường trong máu ở mức cố định.

Glucose còn là chất giúp gan giải một số chất độc mà cơ thể bị nhiễm.
Vitamin B1 là chất cần thiết điều khiển sự chuyển hóa glucid trong cơ thể.

11


2.4.3. Nhu cầu protein và axit amin
2.4.3.1. Nhu cầu protein
Protein là thành phần cấu tạo của tất cả các loại tế bào, đồng thời là cấu
trúc của những chất điều hòa sự sống như hormon, enzyme… Ngoài việc phải
đảm bảo đúng số lượng protein cho mỗi kg thức ăn, khẩu phần còn phải thỏa
mãn đủ 10 loại axit amin thiết yếu dùng để cấu tạo nên protein như: lysine,
tryptophane, methionine, valine, histidine, isoleucine, leucine, phenyl-alanine,
threonine, arginine. Trong đó cystine có thể thay cho nhu cầu methionine 30 –
40%, tyrosine thay 30 – 40% nhu cầuphenylalanine.
Heo đang thời kỳ tăng trưởng, nhu cầu lysine rất cao từ 1 – 1,2% trong
khẩu phần. Tương tự trong giai đoạn này cũng cần nhiều methionine,
tryptophane… Nếu thiếu 3 loại axit amin như lysine, methionine,
tryptophane trong khẩu phần hàng ngày thì dù có cung cấp đủ các axit amin
khác nhưng hiệu quả sử dụng axit amin của lợn cũng không cao.
Riêng threonine rất cần để nâng cao sức đề kháng bệnh của lợn, nếu thiếu
sẽ làm giảm sự tổng hợp kháng thể (globuline) để chống lại mầm bệnh.
Đối với lợn thịt nhu cầu arginine không cao bằng lợn sinh sản.
Một số chế phẩm polypeptid là kết quả của sự thủy phân protein không
hoàn toàn, tạo thành những chuỗi nối axit amin ngắn giúp lợn dễ tiêu hóa nhưng
chúng cũng rất dễ bị các vi sinh vật đường ruột chiếm dụng và dễ bị hư hỏng khi
bảo quản không đúng cách, hoặc tồn trữ quá lâu ở điều kiện nóng và ẩm của
nước ta.
Cũng cần phải cảnh giác với những thức ăn hỗn hợp sử dụng nguồn protein
khó tiêu như bột lông vũ chưa xử lý vì khi phân tích cho kết quả hàm lượng nitơ

quy ra protein rất cao nhưng lợn không tiêu hóa và hấp thu được để sử dụng cho
cơ thể.
Những axit amin không dự trữ sẽ lưu chuyển trong máu 24 – 26 giờ, nếu
dư thừa mà không sử dụng vào mục đích tổng hợp protein cho cơ thể thì sẽ bị
phân giải như sau:
•Gốc amin (-NH2) sẽ biến thành ure và thải qua nước tiểu.
•Gốc R-COOH sẽ tạo mỡ hoặc cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Vì vậy dư protein trong khẩu phần thường làm tăng chi phí thức ăn và lợn
có xu hướng mập mỡ, tăng lượng amoniac bài thải làm ô nhiễm môi trường.

12


Nhưng nếu thiếu axit amin thì lợn bị thiếu chất liệu cho sự tăng trưởng sẽ chậm
lớn, dễ mắc bệnh, phẩm chất thịt kém. Cho nên cần cung cấp đủ nhu cầu axit
amin cho từng lứa tuổi của lợn.
Axit amin thiết yếu thường chứa nhiều trong thức ăn động vật, nên cần phải
có tối thiểu 5% thức ăn nguồn gốc động vật trong khẩu phần ăn hằng ngày của
lợn. Nếu dùng toàn bộ thức ăn có nguồn gốc từ thực vật thì cần phải bổ sung
thêm các axit amin thiết yếu như lysine, methionine, tryptophane, threonine…
Tuy vậy cũng không thay thế hoàn toàn phẩm chất đặc biệt của thức ăn nguồn
gốc động vật được.
Một số loại thức ăn gốc protein động vật hay thực vật cũng đều có ảnh
hưởng đến phẩm chất thịt lợn khi giết mổ như: Bột cá chế biến bán công nghiệp
hay thủ công sẽ có mùi cá tích đọng trong thịt, hoặc một số loại thức ăn giàu
protein như khô dầu phộng đã cũ sẽ có nhiều độc tố nấm mốc (Aflatoxine), khi
lợn ăn sẽ bị suy yếu sức đề kháng, sức tăng trưởng, tổn thương gan… Hoặc khô
đậu nành còn sống thì có nhiều chất ức chế tiêu hóa như Anti – trypsine làm
giảm sút hiệu quả sử dụng protein trong thức ăn. Các protein của bột cá, bột
ruốc dễ bị phân giải khi bảo quản không tốt (ẩm, ướt, nóng.. ) tạo thành amoniac

sẽ làm lợn ăn bị tiêu chảy, chậm lớn.
Tỉ lệ tiêu hóa protein ở lợn thay đổi từ 70 – 90% tùy loại thức ăn cho nên cần
bổ sung thêm enzyme protease vào thức ăn để giúp phân giải triệt để protein thô
thành các axit amin dễ hấp thu. Hiệu quả của việc bổ sung này cao nhất vào thời
điểm lợn con sau cai sữa và thường làm tăng thêm chi phí. Vì vậy khi tổ hợp khẩu
phần để lập công thức pha trộn thức ăn cho lợn ta không những chú ý đến cân
bằng nhu cầu protein thô mà còn chú ý đến sự cân bằng axit amin thiết yếu.
Ngoài ra để chuyển hóa tốt axit amin trong cơ thể cần phải có đủ vitamin
B6 trong thức ăn.
Nhu cầu protein thô trong thức ăn theo lứa tuổi lợn như sau:
•Dưới 15 kg thể trọng

: 20% khẩu phần

•Từ 15 – 40 kg thể trọng

: 19 % khẩu phần

•Từ 40 – 60 kg thể trọng

: 18 % khẩu phần

•Từ 60 – 100 kg thể trọng

: 18 % khẩu phần

2.4.3.2. Nhu cầu axitamin
Axit amin là nguyên liệu để tổng hợp protein, do đó việc cung cấp đầy đủ

13



và cân đối các loại axit amin trong khẩu phần lợn là cần thiết. Trong số 20 loại
axit amin cấu tạo protein có 10 loại axit amin cơ thể lợn không thể tổng hợp
được mà phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thức ăn, được gọi là các axit amin
không thay thế, gồm các loại: Argin, Histidin, Isoluesine, Luesine, Lysine,
Methionine, Phenylanine, Threonine, Trytophan, Valine.
Nhu cầu protein của động vật chính là nhu cầu của các axit amin thiết yếu
và không thiết yếu với một tỉ lệ cân đối theo tỉ lệ của sản phẩm mà con vật sản
xuất ra. Cơ thể con vật có thể tổng hợp nên protein theo mẫu cân đối về axit
amin, những axit amin này nằm ngoài cân đối sẽ bị oxi hóa cho ra năng lượng.
Do vậy việc cung cấp axit amin theo mẫu cân đối sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng
protein, tiết kiệm được protein thức ăn. Như vậy khi nghiên cứu về vấn đề dinh
dưỡng về protein thì người ta chú trọng đến khả năng tiêu hóa, hấp thu protein
hay sự cân đối các axit amin trong khẩu phần, sự mất cân đối sẽ dẫn đến mất
một lượng lớn protein. Việc tìm cách nâng cao khả năng tổng hợp vào khẩu
phần đã và đang được nghiên cứu cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển cho
từng loại gia súc riêng biệt.
Theo Nguyễn Văn Thưởng (1992), khi nuôi lợn con với bột ngô và khô dầu
đậu tương (tỉ lệ protein 12%) bổ sung thêm 0,1% lysine và 0,05% Methionine
lợn con cho tăng trọng cao không thua kém khẩu phần có lượng protein cao
nhưng không cân đối về axit amin. Vì vậy khi cân đối khẩu phần cần đảm báo
đủ các axit ammin thiết yếu đặc biệt là Lysine, Methionine, Cysteine,
Trytophan.
Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng khác nhau thì nhu cầu protein và các axit amin
cũng khác nhau đảm bảo cho gia súc sinh trưởng và phát triển. Nhu cầu axit
amin thiết yếu của lợn hay những động vật khác được biểu thị bằng lượng axit
amin tổng số (có thể biểu thị bằng số gam axit amin/ngày hay % axit amin trong
hỗn hợp thức ăn)


14


Bảng 2.3.Nhu cầu axit amin tổng số của lợn thịt
(theo % thức ăn hỗn hợp)
Khối lượng lợn
Axit amin

(kg)
3-5

5-10

10-20

20-50

50-80

80-100

Arginine

1,3

2,3

3,9

5,7


5,7

4,3

Histidine

1,1

1,9

3,2

4,9

5,5

4,8

Isoleusine

1,8

3,2

5,5

8,4

9,4


8,8

Luesine

3,2

5,7

9,8

14,8

16,5

15,3

Lysine(g/ngày)

3,5

5,9

10,01

15,3

17,1

15,8


Methionine(g/ngày)

0,9

1,6

2,7

4,1

4,6

4,3

Methionine + Cystine

1,8

3,1

5,3

8,2

9,3

8,8

Phenylanine


1,9

3,3

5,7

8,5

9,4

8,6

Phenylanine+Tylosine

3,0

5,2

8,9

13,4

15

13,9

Threonine

1,9


3,3

5,6

8,5

9,6

9,1

Trytophan

0,5

1,0

1,6

2,4

2,7

2,5

Valine

2,1

3,7


6,3

9,5

10,6

9,8

[Nguồn: NRC,1998- Dẫn theo Giáo trình kỹ thuật chăn nuôi lợn TS.Nguyễn
Quang Linh(2005)]
2.4.4. Cân bằng protein và năng lượng trong khẩu phần của lợn thịt
Trong quá trình sinh trưởng,động vật cần protein làm vật liệu xây dựng các
tổ chức cơ thể, song cũng cần năng lượng để tổng hợp protein và kiến thiết tổ
chức cơ thể đó. Tỷ lệ cân đối giữa năng lượng/protein khẩu phần ăn đối với từng
giống vật nuôi có ý nghĩa rất quan trọng đối với hiệu quả sử dụng thức ăn và
năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Tỷ lệ này khác nhau tùy thuộc vào
giống và giai đoạn sinh trưởng khác nhau của gia súc, vật nuôi càng lớn thì tỉ lệ
ME/CP càng cao (bảng 2.4).

15


Bảng 2.4.Tỷ lệ ME/CP trong hỗn hợp thức ăn của các giống lợn cải tiến
Loại Lợn

ME(kcal/kg)

%CP


ME/CP

Lợn 5-10 kg

3.265

23,7

137,76

Lợn 10-20 kg

3.265

20,9

156,22

Lợn 20-50 kg

3.265

18,0

181,38

Lợn 50-80 kg

3.265


15,5

210,64

Lợn nái chửa

3.265

12,8

255,07

Lợn nái nuôi con

3.265

17,5

186,57

[Nguồn: NRC, 1998- Dẫn theo Giáo trình kỹ thuật Chăn Nuôi Lợn TS. Nguyễn
Quang Linh (2005)]
Theo bảng 2.4, thấy rằng năng lượng cần cho các giai đoạn sinh trưởng gần
như bằng nhau nhưng tỉ lệ protein thô theo DM giảm dần theo khối lượng cơ thể
và kéo theo đó là tỉ lệ ME/CP tăng dần. Do vậy, trong chăn nuôi có thể lợi dụng
đặc diểm sinh lý này để tiết kiệm thức ăn giàu protein đắt tiền, giảm chi phí thức ăn.
2.4.5. Nhu cầu khoáng
 Canxi – Phospho
Đây là 2 chất cấu tạo nên khung xương và răng của lợn từ giai đoạn bào
thai đến trưởng thành. Trong xương có 99% lượng canxi, và 80% lượng

phospho của toàn cơ thể, trong mô mềm và thể dịch có chứa 1% lượng canxi và
20% lượng phospho của toàn cơ thể. Sự tăng trưởng của xương ở giai đoạn bào
thai và giai đoạn từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi rất quan trọng: xương tăng trưởng
đến đâu hệ cơ tăng trưởng theo, do đó quyết định lượng nạc trong cơ thể lợn thịt.
Nếu xương phát triển chậm (nhất là xương sống, xương dài) thì lợn sẽ ngắn đòn,
hệ cơ kém phát triển, lượng nạc trên quày thịt thấp.Vì vậy lợn càng nhiều nạc
càng cần nhiều Ca và P.
Canxi rất cần cho hoạt động của bắp cơ (co duỗi) và đặc biệt trên nái sau
khi đẻ nếu thiếu canxi và glucose sẽ bị sốt sữa, trong trường hợp này cần bổ
sung ngay calcium gluconate thì chứng sốt sữa sẽ khỏi, nái sẽ tiết sữa trở lại.
Canxi còn có vai trò hoạt hóa một số enzyme, cân bằng ion ảnh hưởng đến sự
thẩm thấu của tế bào.
Còn phospho cần cho việc cấu tạo nên sợi cơ hay các cấu trúc ADN, ARN,
các đơn vị năng lượng ATP, ADP, AMP, Phospholip... đây là những chất vô
cùng quan trọng của sự sống, sự phân bào, sự di truyền, sự trao đổi chất.
Sự huy động Canxi – Phospho cầnsự hỗ trợ của vitamin D, thiếu 3 yếu tố

16


Canxi – Phospho – vitamin D là nguyên nhân gây ra bệnh còi xương, lợn nuôi
chậm lớn, không tăng trưởng tốt, các đầu xương dài phình to, thân xương nhỏ,
dễ bị cong, biến dạng, hệ cơ kém phát triển, lợn suy nhược dễ bị nhiễm bệnh, tỉ
lệ chết cao, chất lượng thịt kém. Nhưng sự dư thừa canxi lại gây ảnh hưởng đến
sự hấp thu kẽm, thường làm cho lợn bị thiếu kẽm, đồng thời cũng làm tăng nhu
cầu sinh tố K.
Trong thức ăn từ ngũ cốc có chứa một lượng Phospho hữu cơ mà lợn
không thể tiêu hóa được nên sẽ bị thải ra ngoài theo phân và gây ô nhiễm môi
trường, khắc phục tình trạng này bằng cách bổ sung enzyme phytase.
Nếu khẩu phần chỉ thiếu canxi thì dùng bột vỏ sò, bột vôi chết, bột mai

mực, nếu chỉ cần cung cấp thêm phospho thì dùng sodium polyphosphate. Nếu
thiếu cả hai Canxi – Phospho thì dùng monocalciphosphate (MCP) hay
dicalciphosphate (DCP) hay bột xương.
Tỉ lệ Canxi – Phosphothích hợp nằm trong khoảng 1,3:1 đến 1,7:1.
 Sodium và Chlorine (NaCl)
Đây là 2 yếu tố cần thiết để duy trì sự cân bằng áp suất thẩm thấu của tế
bào. Nồng độ NaCl trong máu là 9‰ đó là nồng độ tối thích cho tế bào hoạt
động được, trên hay kém hơn nồng độ này đều gây hại cho tế bào. Sử dụng bột
cá mặn trong khẩu phần với lượng muối cao vượt quá nhu cầu (0,3 đến 1% tùy
theo lứa tuổi và giống lợn) có thể gây ngộ độc muối dẫn tới tiêu chảy, da lông
xơ xác, chậm lớn. Lợn con cần ít muối hơn lợn lớn, lợn nái tiết sữa cần nhiều
muối hơn lợn nái chửa, lợn giống nội thích ăn mặn hơn giống ngoại nhập.
Chlorine là chất tạo nên HCl trong dịch vị có vai trò quan trọng trong việc
tiêu hóa thức ăn và diệt khuẩn ở dạ dày, khi thiếu HCl thú không tiêu hóa tốt
thức ăn, lợn ăn không ngon miệng, thường hay gặm cắn đuôi nhau chảy máu và
mút máu nhau gây nhiễm trùng.
 Magie (Mg) và Kali (K)
Đây cũng là 2 chất khoáng cần cho sự cân bằng acid-base, cân bằng ion
trong máu và thể dịch.
Kali có mối tương quan nghịch với Natri trong việc điều hòa sự thẩm thấu
của tế bào: nếu thể dịch nhiều K thì tế bào thải nhiều Na và ngược lại. Thiếu K
làm heo biếng ăn, sự co cơ yếu, đi đứng không vững, chậm lớn, tiêu chảy, tim
và thận phì đại và có thể chết. Dư K làm tim đập chậm, thận dễ bị ngộ độc và
có ảnh hưởng đến sự hấp thu, sử dụng Mg. Kali có chứa nhiều trong các loại

17


mật đường, các loại rau cỏ và thường ít bị thiếu trong các loại thực liệu làm
thức ăn chăn nuôi.

Mg có mối tương quan nghịch với Ca, thừa Mg sẽ làm cơ thể mất Ca,
xương trở nên mềm dễ gẫy, ngược lại thiếu Mg khi khẩu phần có nhiều Ca làm
Ca tích đọng bất thường trong mô mềm. Mg cũng giữ vai trò trong việc cấu tạo
xương và răng, trong sự truyền thần kinh, hoạt hóa enzyme peptidase trong việc
tiêu hóa protein, là thành phần quan trọng trong sự biến dưỡng tế bào (liên quan
đến những enzyme xúc tác các phản ứng tạo ATP, ADP). Mg có nhiều trong
cám gạo, cám lúa mì, bột xương, rau cỏ, bánh dầu mè, bột đầu tôm nên thức ăn
cho lợn thường cung cấp đủ Mg cho nhu cầu.
 Lưu huỳnh
Lợn thường sử dụng nhóm Lưu huỳnh hữu cơ như methionine, cystine,
cystein, thiamine, biotin... Các chất này góp phần tạo protein, hormone, hương
vị protein trong thịt khi xào nấu, giúp điều hòa hoạt động trao đổi chất của cơ
thể và có nhiều trong lông và móng.Lưu huỳnh ở dạng vô cơ thường độc nên lợn
không có khả năng sử dụng dạng này để tổng hợp nên các axit amin vừa kể trên,
nhưng nếu khẩu phần có cung cấp đủ methionine, cystine, cystein, thiamine,
biotin... thì cơ thể sẽ không bị thiếu Lưu huỳnh.
 Sắt (Fe)
Đây là khoáng vi lượng cần thiết để tạo huyết sắc tố của hồng cầu, nên
thiếu Fe là thiếu máu. Lợn chỉ sử dụng Fe có hóa trị 2.
Lợn con nuôi trên sàn 10 ngày tuổi thường bị thiếu sắt vì sữa mẹ không
cung cấp đủ Fe mặc dù lợn mẹ có thể đã được cung cấp một lượng Fe dư và điều
này thường dẫn đến tình trạng lợn mẹ bị ngộ độc Fe.
Thiếu Fe làm lợn chậm lớn, tiêu chảy, da lông xơ xác, giảm khả năng sinh
sản, dễ bị stress, dễ nhiễm bệnh. Thừa Fe cũng gây ngộ độc máu và làm gia tăng
nhu cầu Phospho.
Fe có chưa nhiều trong các thức ăn thông thường của lợn như bột cá, bột
huyết, ngũ cốc, bột thịt, bột xương..
 Đồng (Cu)
Đây là một loại khoáng cần thiết cho việc tạo hồng cầu, tạo các loại enzyme
quan trọng trong cơ thể và là yếu tố kích thích sự tăng trưởng, tăng sức đề kháng

của cơ thể. Thiếu Cu sẽ gây thiếu máu, lợn chậm lớn, da lông xù xì, hiệu quả sử
dụng thức ăn kém, sức kháng bệnh kém, tăng chi phí thức ăn và điều trị bệnh.
 Kẽm (Zn)

18


×