Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

SKKN “đổi mới phương pháp dạy kỹ năng nghe trong trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.63 KB, 34 trang )

Mục Lục
Trang
Phần I: Đặt vấn đề

1

Phần II: Giải quyết vấn đề

3

I- Cơ sở lý luận

3

II. Thực trạng của vấn đề

4

III- Các biện pháp mới để thực hiện giảI quyết vấn đề

5

1- Quy trình tiến hành.

5

1.1- Xác định đúng mục tiêu giờ dạy nghe

5

1.1.1- Kỹ thuật dạy nghe nhằm giới thiệu ngữ liệu mới



5

và thực hiện các nhiệm vụ giao tiếp sau đó.
1.1.2- Các kỹ thuật dạy nghe hiểu.

11

1.2- Giáo viên giúp đỡ học sinh tháo gỡ khó khăn khi học nghe

23

1.3- Thực hành vận dụng.

24

2- Kết quả đạt được.

25

2.1- Một số khái quát về chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh

25

2.2- Kết quả khảo sát kỹ năng nghe.

26

IV- Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm


27

Phần III: Kết luận và kiến nghị

28

I - Kết luận

28

II - Kiến nghị

30

Tài liệu tham khảo
1


Phần I: Đặt vấn đề
Chúng ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trên thế giới
đang diễn ra sự bùng nổ tri thức khoa học và công nghệ. Xã hội mới phồn
vinh phải là một xã hội dựa vào tri thức khoa học và công nghệ, vào tư duy
sáng tạo, vào tài năng sáng chế của con người. Trong khi hoà nhập với
cộng đồng quốc tế để đứng vững và vươn lên được chúng ta không những
phải học hỏi kinh nghiệm mà còn phảI sáng tạo, tìm ra con đường riêng
phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước con người Việt Nam. Tình hình
đó đòi hỏi giáo dục của chúng ta phải đổi mới toàn diện sâu sắc. Trong quá
trình tiếp cận với những thành tựu khoa học mới, với tri thức nhân loại và
giao lưu văn hoá thì ngoại ngữ nói chung, Tiếng Anh nói riêng là một công
cụ giao tiếp không thể thiếu.

Tuy nhiên, thực tế ở nhà trường Việt Nam hiện nay đang trong tình
trạng lạc hậu về phương pháp dạy và học, chưa giải quyết được những yêu
cầu mang tính toàn diện và lâu dài. Do vậy việc đổi mới nội dung, chương
trình, sách giáo khoa, đặc biệt là việc đổi mới PPDH trở nên hết sức quan
trọng và cần thiết.
Mặc dù hàng năm Phòng Giáo dục - Đào tạo của thành phố Việt Trì
vẫn thường xuyên tổ chức các cuộc thi giáo viên giỏi và các buổi tập huấn
về đổi mới phương pháp giảng dạy môn Tiếng Anh nhằm nâng cao nhận
thức cho giáo viên về tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy
học, song vẫn chỉ có một số ít giáo viên tiến hành việc đổi mới phương
pháp dạy học, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong
các giờ học Tiếng Anh. Nhiều giáo viên còn chậm đổi mới phương pháp
dạy học do nhận thức về đổi mới giáo dục phổ thông, đổi mới phương pháp

2


dạy học chưa đúng đắn, chưa toàn diện, vẫn giữ phương pháp dạy học
truyền thống, quen với cách truyền thụ một chiều. Trong giờ giảng giáo
viên làm thay học sinh quá nhiều, không tạo tình huống cho học sinh thực
hành và luyện các kỹ năng giao tiếp. Học sinh thụ động tiếp thu kiến thức,
lười suy nghĩ và ỷ lại, do đó việc phát triển các kỹ năng giao tiếp của bộ
môn rất hạn chế, đặc biệt là việc giảng dạy kỹ năng nghe. Nhiều giáo viên
rất lúng túng trong việc tìm cho mình một phương pháp dạy nghe thích hợp
và có hiệu quả. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để học sinh có thể tiếp cận
với kỹ năng nghe một cách nhanh nhất, đỡ nhàm chán nhất. Vì ai cũng biết
kỹ năng nghe là một trong những kỹ năng khó do ngôn bản tiếp thụ qua
nghe là lời nói. Nhiều giáo viên không cảm thấy tự tin khi giảng dạy kỹ
năng này. Chưa kể đến nhiều trường còn thiếu thiết bị dạy học như băng,
đài, tranh ảnh để hỗ trợ cho việc giảng dạy của giáo viên.

Chính vì những lý do trên đây cho nên cần phải “Đổi mới
phương pháp dạy kỹ năng nghe trong trường THCS” nhằm giúp cho
người dạy tự tìm cho mình một phương pháp phù hợp, áp dụng với từng
loại bài nghe khác nhau, giúp học sinh tự tin, thoải mái khi tham gia vào
các hoạt động học tập, nâng cao chất lượng dạy và học. Giáo viên chuyển
việc truyền đạt tri thức một chiều sang việc hướng dẫn người học chủ động
tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự
học, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống, phát triển năng lực của mỗi
cá nhân, tăng cường tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

3


Phần II: Giải quyết vấn đề
I- Cơ sở lý luận
Đổi mới là một yêu cầu tất yếu để tồn tại và phát triển. Đổi mới
phương pháp dạy học cũng là một yêu cầu tất yếu để nâng cao chất lượng
dạy và học.
Đổi mới phương pháp dạy học được pháp chế trong điều 24 luật giáo
dục như sau: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích
cực, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng môn
học, lớp học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui
hứng thú học tập cho học sinh".
Theo quan điểm biên soạn: Nội dung chương trình sách giáo khoa
Tiếng Anh ở trường THCS hiện nay “được xây dựng theo quan diểm chủ
điểm, trong đó các chủ điểm giao tiếp được coi là cơ sở lựa chọn nội
dung giao tiếp và các hoạt động giao tiếp, qua đó chi phối việc lựa chọn,
sắp xếp nội dung ngữ liệu”.
So sánh với các chương trình sách giáo khoa Tiếng Anh trước đây,

ngữ pháp và từ vựng vốn luôn được coi là một nội dung xương sống của
việc dạy và học ngoại ngữ, các kỹ năng giao tiếp chưa được chú trọng phát
triển. Giáo viên cũng tiến hành dạy nghe song chỉ là giúp học sinh nắm
được cách phát âm, cách đọc chứ chưa có một mục đích cụ thể cho một bài
nghe. Nhiều giáo viên thậm chí còn rất lúng túng trong việc lựa chọn
phương pháp hoặc sắp xếp các bước dạy nghe cho phù hợp.
Song ở chương trình sách giáo khoa hiện nay, cả 4 kỹ năng nghe nói - đọc – viết được đưa vào ngay từ đầu chương trình lớp 6 với mức độ

4


chú trọng khác nhau. Mục tiêu của việc dạy và học đã được chuyển từ chỗ
chú trọng vào việc nắm vững các quy tắc, cấu trúc ngữ pháp sang việc chú
trọng phát triển kỹ năng sử dụng các ngữ liệu đó vào mục đích giao tiếp cụ
thể. Do vậy ở mỗi tiết học giáo viên phải biết định hướng mục tiêu các
hoạt động dạy và học trên lớp, về nội dung cần dạy, về cách khai thác và
tiến hành bài học.
Các kỹ năng được ưu tiên ở chương trình Tiếng Anh lớp 6, 7 là nghe
- nói hoặc nghe - đọc còn trong chương trình Tiếng Anh lớp 8,9 là nghe
đọc hoặc nghe hiểu. Kỹ năng nghe là một kỹ năng khó đối với học sinh và
có tầm quan trọng trong việc hình thành và phát triển các kỹ năng tiếp theo
như nói, viết hoặc đọc. Để dạy một giờ nghe thành công, khơi dậy hứng
thú học tập, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, giúp các em học
nghe dễ dàng và làm chủ được hoạt động học, có rất nhiều phương pháp để
giáo viên lựa chọn cho thích hợp. Song về cơ bản vẫn phải theo đúng quan
điểm, mục tiêu của việc dạy và học môn Tiếng Anh là giúp học sinh phát
triển các kỹ năng sử dụng tiếng thông qua các kiến thức ngôn ngữ.
II. Thực trạng của vấn đề.
Trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Anh lớp ở trường THCS,
những giờ dạy mà tôi tâm đắc không phải là nhiều, đó là điều làm tôi luôn

băn khoăn trăn trở. Có nhiều phương pháp để dạy một bài nghe, vấn đề ở
chỗ là chọn phương pháp nào cho phù hợp với đối tượng mình đang dạy.
Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy có một số vấn đề sau:
 Về phía giáo viên:
- Đã vận dụng phương pháp mới vào giảng dạy song các bước tiến
hành đôi khi còn lúng túng, lộn xộn.

5


- Nhiều giáo viên chưa biết khai thác phương tiện dạy học, chưa
phát huy được tính tích cực, tự giác học tập của học sinh.
- Chưa biết thiết kế một bài dạy nghe có hiệu quả.
- Đôi khi chất lượng băng đài còn không chuẩn hoặc giáo viên đọc
cho học sinh nghe còn chưa đúng, chưa hay.
 Về phía học sinh:
- ở mỗi tiết học nghe học sinh thường tỏ ra sợ học nghe vì thấy quá
khó, nản chí hoặc thờ ơ với kỹ năng đó ( không tập trung nghe ).
- Đa số học sinh nghe mà không xác định được mục đích của bài
nghe là gì.
- Nghe nhưng không biết vận dụng vào tình huống giao tiếp cụ thể.
Nhận thức được những vấn đề còn tồn tại ở trên, để giúp học sinh
học nghe dễ dàng hơn, đạt kết quả cao hơn, tháo gỡ khó khăn của nhiều
giáo viên trong quá trình giảng dạy kỹ năng nghe theo phương pháp giao
tiếp ở trường THCS, trong khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm tôi
xin được nêu lên một số kinh nghiệm của bản thân trong việc “Đổi mới
phương pháp dạy kỹ năng nghe trong trường THCS”
III- Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
1- Quy trình tiến hành:
1.1- Xác định đúng mục tiêu giờ dạy kỹ năng nghe:

1.1.1- Kỹ thuật dạy nghe nhằm giới thiệu ngữ liệu mới và thực
hiện các nhiệm vụ giao tiếp sau đó, bao gồm 4 giai đoạn như sau:
* Giai đoạn 1: Dẫn dắt vào bài ( Lead in )
Có nhiều cách khác nhau để dẫn dắt học sinh vào bài nghe. Giáo
viên có thể sử dụng một số thủ thuật sau:

6


a- Dùng các phương tiện trực quan giúp học sinh đoán nội dung bài
sắp nghe (tranh vẽ, đồ vật thật, nét phác hoạ...)
Mục đích của việc sử dụng thủ thuật này là giúp học sinh có liên
tưởng tốt hơn về những gì các em sắp nghe, đoán trước được những thông
tin sẽ nghe, hướng học sinh vào hoạt động.
Ví dụ: Giáo viên có thể dùng tranh để yêu cầu học sinh đoán tình
huống, ngữ cảnh, nội dung của cuộc hội thoại mà các em sắp nghe. Giáo
viên có thể khai thác kiến thức của học sinh bằng các câu hỏi đơn giản như là:
Who are the people in the picture?
What are they doing/talking about?
Where are they?
Ví dụ ở Unit 1: Back to school- A 1 giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài
nghe bằng việc đặt câu hỏi về bài hội thoại như:
Teacher: Who are they?
Students: They are Nga, Ba and Hoa.
Teacher: What are they doing?
Students: They are greeting one another.
b- Dự đoán câu đúng - sai (True/False predictions):
Giáo viên đưa ra một số câu phát biểu về các thông tin trong bài sắp
nghe, cả thông tin đúng và thông tin sai. Cho học sinh đọc qua một lượt và
dự đoán xem thông tin nào đúng, thông tin nào sai. Giáo viên chú ý khuyến

khích học sinh dự đoán thoải mái không sợ sai.
Mục đích:
- Giúp học sinh tập trung hơn vào các nội dung sắp nghe.
- Phát triển khả năng suy đoán thông tin của học sinh.

7


- Giúp học sinh có thể hình dung ra nội dung của cuộc hội thoại.
- Kích thích tính tích cực, tự giác của học sinh khi tham gia hoạt động.
Ví dụ: Unit 3: At home - C1 (English 6)
Giáo viên có thể giới thiệu tình huống của bài nghe qua một bức tranh
về một gia đình (trang 38 sách Tiếng Anh lớp 6). Cho học sinh dự đoán
một số câu nói về nội dung bài sắp nghe xem đúng hay sai. Giáo viên có
thể giới thiệu một số từ mới trong bài sắp nghe như: Engineer,....
Exercise: True/False predictions.
1. There are four people in her family.
2. Her father is a teacher.
3. He is forty years old.
4. Her mother is a teacher, too.
5. She is thirty years old.
6. They are in their livingroom.
7. Her brother is a student.
c- Cho học sinh tự đoán: (Predictions)
Giáo viên có thể cho học sinh tự đoán các thông tin mà các em sẽ
nghe sau khi giới thiệu chủ điểm và thiết lập tình huống. Học sinh có thể
làm việc cá nhân, theo cặp, theo nhóm để có thể so sánh dự đoán của mình
với bạn.
Mục đích:
- Giúp học sinh định hướng mục đích của bài tập nghe.

- Hướng học sinh hoạt động một cách tự giác, chủ động.
Ví dụ: Unit 6: Places - A1 (English 6)
Các bước thực hiện:

8


Bước 1: Giáo viên thiết lập tình huống và ngữ cảnh của bài nghe (có
thể dùng tranh).
Bước 2: Giới thiệu từ mới trong bài nghe.
Bước 3: Giáo viên yêu cầu học sinh tự đoán 3 thứ ở gần nhà Thuý
bằng câu hỏi:
T: What is near Thuy's house?
(Write 3 things)
Bước 4: Học sinh dự đoán câu trả lời và cho biết ý kiến của mình
(giáo viên chỉ lấy một vài dự đoán mẫu)
S1: a lake, a hotel, a park.
S2: a park, a river, a rice paddy.
S3: a hotel, a lake, a river.
d- Ra câu hỏi trước khi nghe:
- Các câu hỏi này phải có liên quan đến nội dung chính của bài mà
học sinh sẽ nghe.
- Câu hỏi phải mang tính trọng tâm, làm nổi bật được nội dung bài
nghe.
Ví dụ: Unit 1: Back to school (English 7)
Lesson 4: B4 - 5
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tình huống, nội dung bài sắp nghe (nếu
có từ mới thì giới thiệu luôn).
Bước 2: Đưa câu hỏi cho học sinh suy nghĩ (học sinh không cần phải
trả lời ngay).

a- Where does Hoa live?
b- Is her house near her school?

9


c- How does she go to school?
* Giai đoạn 2: Ra các yêu cầu, nhiệm vụ cho bài nghe.
Khi tiến hành dạy nghe, học sinh phải gấp sách hoàn toàn và nghe
một cách chủ động theo yêu cầu của bài tập. Có các dạng bài tập chủ yếu sau:
a- Nghe để điền thông tin:
Ví dụ: Hãy nghe để điền các thông tin bị mất vào chỗ trống trong bài
hội thoại. Unit 4: At school - B2 (English 7)
Nga: Good morning.
Librarian: Good morning. Can I help you?
Nga: Yes, where can I find the ............books, please?
Librarian: They are on the shelves on the .............
Nga: Do you have .............and............... here?
Librarian: They are on the .............. in the middle.
Nga: Thankyou very much.
Librarian: You're welcome.
Bước 1: Giáo viên cho học sinh đọc qua bài nghe có phần thông tin
bị khuyết một lượt để học sinh nắm được nội dung toàn bài. (Bài nghe đã
được chuẩn bị sẵn trên bản trong hoặc bảng phụ hoặc giáo viên phô tô ra
giấy để phát cho học sinh tránh mất thời gian chép đề).
Bước 2 : Giáo viên cho học sinh nghe 2 hoặc 3 lần tuỳ đối tượng học
sinh để hoàn thành các thông tin bị khuyết trong bài nghe.
b- Nghe để khẳng định các nội dung đúng - sai:
Exercise: Listen and decide whether these statements are true or false.
Unit 2: Personal information - B4 (English 7).

1. Her name is Pham Thi Hoa.

10


2. She'll be 15 on her next birthday.
3. She lives with her parents at 12 Tran Hung Dao street.
4. She doesn't have any friends in her new school.
Đây là dạng bài tập có mức độ tương đối khó nên giáo viên chú ý lựa chọn
cho phù hợp với đối tượng học sinh.
c- Nghe để lựa chọn thông tin đúng:
Exercise: Listen and underline the word or phase you hear in each pair.
Unit 6: After school - B1 (English 7).
Ba: What should we do this evening?
Nam: What about going to the (theater/movies)?
Lan: There aren't any good movies on at the moment.
Let's go to (my house/ the zoo). We can listen to some music.
Hoa: I'm sorry, Lan. I can't come. I have too many (assigments/ lessons)
Nam: Hoa! It's (Saturday/ Sunday) tomorrow. Why don't you relax?
Ba: Come on. Let's go to Lan's house.
Lan: Are you going to (come/ relax), Hoa? It'll be fun.
Hoa: OK. I'll come. Thanks.
Nam: Great! Now you're learning to relax.
* Giai đoạn 3: Giới thiệu ngữ liệu và thực hành ngữ liệu mới.
- Sau khi học sinh hoàn thành bài nghe, giáo viên có thể gợi mở theo lôgic
hoặc theo ngữ cảnh trong bài để học sinh dễ dàng đưa ra được những ngữ
liệu mới.
Ví dụ: Unit 1: Back to school - B1 (English 7). Học sinh dựa vào tình
huống của cuộc hội thoại và câu trả lời "one kilometer" có thể đoán được
mục đích và ý nghĩa của câu hỏi "How far is it from... to... ?"


11


- Giáo viên giới thiệu ngữ liệu mới lên bảng dùng "flash card" hoặc "word
cues" cho học sinh thực hành hỏi đáp theo phương pháp thay thế.
Model sentences: How far is it from your house to school ?
It's (about) one kilometer.
Example: - Giáo viên đưa "flash card"

Market 500m

- Học sinh thực hành hỏi đáp theo cặp
S1: How far is it from your house to the market?
S2: It's about 500 meters.
Chú ý: Nếu trong một bài hội thoại có nhiều ngữ liệu mới thì giáo viên phải
giới thiệu lần lượt, tránh làm cho bài dạy rối học sinh sẽ khó hiểu bài.
* Giai đoạn 4: Chuyển đổi kỹ năng (Performance)
- Sau khi giới thiệu ngữ liệu xong, học sinh có thể bắt đầu phát triển các kỹ
năng khác như nói, viết hoặc đọc tuỳ vào tình huống cụ thể theo nội dung
bài như:
+ Đóng vai theo cặp, theo nhóm, thực hành nói lại hội thoại.
+ Phát triển hội thoại có liên hệ với chính bản thân mình.
+ Viết tóm tắt nội dung bài hội thoại.
1.1.2- Các kỹ thuật dạy nghe hiểu.
Thông thường khi dạy 1 bài nghe hiểu, giáo viên phải tiến hành theo 3 giai
đoạn của nhiệm vụ để giúp học sinh khai thác bài nghe có hiệu quả và việc
học nghe của học sinh trở nên dễ dàng hơn. 3 giai đoạn đó là:
- Giai đoạn trước khi nghe (Pre- listening)
- Giai đoạn trong khi nghe (While - listening)

- Giai đoạn sau khi nghe (Post - Listening)
* Giai đoạn trước khi nghe (Pre- listening):

12


Mục đích của các hoạt động trong giai đoạn này là nhằm giúp cho học sinh
tập trung sự chú ý vào chủ điểm hay nội dung tình huống của bài các em sẽ
nghe, đặc biệt là đoán trước được những gì sắp nghe. Các hoạt động trong
giai đoạn này thường có liên hệ đến kiến thức nền và các đơn vị kiến thức
đã học. Tuỳ vào nội dung và yêu cầu của từng bài nghe mà giáo viên lựa
chọn hoạt động cho phù hợp nhất. Các hoạt động đó có thể là:
a- Giới thiệu từ mới trong bài:
- Nếu như bài nghe sắp tới của học sinh có từ mới liên quan đến kiến thức
chính của bài nghe thì giáo viên phải giới thiệu các từ mới đó như: cho
nghĩa của từ, cho cách đọc, luyện cách phát âm cho học sinh và có thể lấy
ví dụ cho các từ đó. Hoạt động giới thiệu từ mới sẽ giúp học sinh có thể
nhận biết được và nghe được các thông tin cần thiết theo yêu cầu.
Ví dụ: Unit 4 - At school - B3 (English 7)
Listen and label the shelves and racks in your exercise book.
- Giáo viên phải giới thiệu một số từ mới xuất hiện trong bài nghe như:
+ Study area; khu vực đọc sách, nghiên cứu (học)
+ To tidy: dọn dẹp
b- Giới thiệu ngữ cảnh, thiết lập tình huống:
- Giáo viên có thể sử dụng tranh để giới thiệu ngữ cảnh và thiết lập tình
huống của bài sắp nghe. Điều này giúp học sinh nắm được ý tưởng của bài
nghe và nhiệm vụ sắp phải nghe.
Ví dụ: Unit 7: The world of work - A3
A3: Listen and write the name of the public holiday in each of the pictures.
Bước 1: Giáo viên treo tranh lên và yêu cầu học sinh quan sát về các

ngày lễ trong mỗi bức tranh.

13


Bước 2: Giáo viên giới thiệu về nội dung, đặc điểm của mỗi ngày lễ đó.
eg: In picture (a), people are eating turkey and lots of good food.
In picture (b) there is always a large fireworks display.
In picture (c) people are drinking for the first day of the year.
In picture (d) children always get a lot of gifts.

c- Dự đoán trước nội dung sắp nghe:
Đối với những bài nghe có yêu cầu ghép nối tên với tranh hoặc ghép nối
tên với các hoạt động tương ứng hoặc sắp xếp lại trật tự các bài hội thoại
theo tranh giáo viên có thể sử dụng hoạt động này.
Học sinh có thể ghép nối hoặc sắp xếp theo dự đoán của mình về nội dung
sắp nghe.
Ví dụ 1 : Exercise: Listen. Match each name to an activity

14


Mai

Playing catch

Kien

Playing marbles


Lan

Skipping rope

Ba

Playing blindman's bluff.

Ví dụ 2: Unit 10 - Personal hygience A2 (English 7)
Listen and put the pictures in the order you hear.
(a)

(b)

(e)

(f)

(c)

(g)

(d)

(h)

d- Câu hỏi gợi ý trước khi nghe:
- Exercise 3: Listen. Then write the answers (Unit 2 - A5)
a. Telephone number:....................................
b. They will see:...........................................

c. They will meet at:.....................................
d. They will go by:........................................

15


Bài tập nghe này học sinh phải biết xác định những thông tin chính cần
nghe là gì và hướng mục đích nghe của mình vào đó.
Giáo viên có thể gợi ý bằng một số câu hỏi sau:
What's the telephone number?
What will they see?
Where will they meet?
How will they go?
* Giai đoạn trong khi nghe (While – Listening)
Giai đoạn này giáo viên tiến hành theo 5 bước sau:
Bước 1: Cho học sinh nghe lần thứ nhất để nắm bắt thông tin chung.
Bước 2: Cho học sinh nghe lại lần thứ 2 để lấy thông tin chi tiết, cụ thể
Bước 3: Cho học sinh so sánh kết quả bài tập của mình với bạn bên cạnh.
Bước 4: Giáo viên lấy câu trả lời của một vài học sinh viết lên bảng và cho
học sinh nghe lại lần thứ 3 để kiểm tra lại kết quả đó. Học sinh so sánh với
những dự đoán ban đầu của mình.
Bước 5: Giáo viên cho câu trả lời đúng.
Chú ý: Đối với đối tượng học sinh học yếu hơn, giáo viên có thể cho nghe
thêm một số lần song phải đảm bảo 5 bước nêu trên.
Các hoạt động trong giai đoạn này gồm các yêu cầu của bài tập giúp học
sinh thực hành, phát triển kỹ năng nghe, tức là qua lời nói rút ra được
thông tin cần truyền đạt. ở chương trình Tiếng Anh lớp 6, 7 hiện nay, ta
thường thấy có các dạng bài tập nghe như sau:
a- Nghe và ghép tên với tranh: Đây là dạng bài tập nghe phổ biến mà
học sinh thường gặp ở lớp 6,7. Với dạng bài tập này học sinh sẽ phải

nghe xem tên ai đi với các bức tranh tương ứng nào.

16


b-

Ví dụ: Unit 5 - A4 (English 7)

Listen. Then write the correct letters to the names

Với bài tập này giáo viên yêu cầu học sinh vừa nghe vừa theo dõi tranh để
ghép cho chính xác.
Về phía giáo viên phải giải thích yêu cầu của bài tập thật rõ ràng và đảm
bảo rằng học sinh đã nắm được các yêu cầu đó thì mới đảm bảo được kết
quả bài tập.
b- Nghe và ghép tên với 1 hoạt động tương ứng.
Dạng bài tập nghe này thường không khó với các đối tượng học sinh nên
các em rất thích.
Ví dụ: Unit 5 - B2 (English 7)
Exercise: Listen. Match each name to an actvity
Mai

Playing catch

Kien

Playing marbles

Lan


Skipping rope

17


Ba

Playing blindman's bluff.

Sau khi các em vừa tìm hiểu xong các hoạt động ở giờ ra chơi, vận dụng
vào bài tập nghe này giúp học sinh vừa củng cố được từ vựng vừa học, vừa
phát triển kỹ năng nghe một cách dễ dàng và rất có hiệu quả.
c- Nghe và điền thông tin.
Exercise 1: Listen and write the four distances (Unit 1-B6-English 7)
From
To
Distances
1. School
Lan's house
2. Lan's house
the post office
3. School
the theater
4. The theater
the post-office
Với bài tập này giáo viên phải sử dụng sơ đồ hoặc tranh vẽ giúp học sinh
có thể tưởng tượng ra 4 khoảng cách đó.
(3)


School

(1)

The theater

Lan's house

(4)

(2)

Post office
Exercise 2: Listen. Complete the forms for the three people on the tape
(Unit 3 – B4 - English 7)
Name:..............................

Name:..............................

Age:.................................

Age:.................................

Job:..................................

Job:..................................

Place of work:................ .

Place of work:................ .


Name:..............................
Age:.................................

18


Job:..................................
Place of work:................ .
d- Nghe để điền thông tin với những từ hoặc cụm từ cho sẵn.
Ví dụ: Unit 1 Back to school – A4
Exercise: Listen. Complete these dialogues
How are you today?

Just fine

So am I

How are you?

Not bad

Me, too

How is everything?

Pretty good

How about you?
a.


Mr.Tan: Hello, Lien........................?
Miss Lien:................, thank you. ..............., Tan ?
Mr. Tan:.................., but I'm very busy.
Miss Lien:.................

b.

Nam: Good afternoon, Nga. ......................... ?
Nga:................thanks. ............................, Nam?
Nam:................thanks.
Nga. I'm going to the lunch room.
Nam: Yes,..........................

e- Nghe để sắp xếp lại tranh theo thứ tự được nhắc đến trong các
bài hội thoại.
Ví dụ: Unit 1 - Back to school - A5 - Exercise: Listen. Write the
letters of the dialogues in the order you hear
(a)

(b)

(c)

19

(d)


f- Nghe để chọn câu đúng - sai:

V í d ụ: Unit 4 – Learning a foreign language – 4. Listen (Textbook
English 9)
Nga is talking to Kate about her studying English. Listen to their
conversation. Check (v) the boxes (T) / (F) and correct the false sentences.
a, Nga is studying English for her work.
b, She learned English at school and university.
c, She works for a national bank in Hanoi.
d, She needs to improve her writing.
e. Her listening is excellent.
f, She hopes she can talk to people from all over the world, and
understand her favorite English songs.
g- Nghe và điền từ:
V í d ụ: Unit 7&8 – Textbook English 9
* Giai đoạn sau khi nghe: (Post - listening)
Mục đích của hoạt động sau khi nghe nhằm kiểm tra xem học sinh có
hiểu những thông tin được nghe theo yêu cầu hay không và có hoàn thành
được các yêu cầu trong giai đoạn "trong khi nghe" hay không. Từ đó giáo
viên tìm ra nguyên nhân làm cho học sinh không nghe được hoặc không
hiểu được một số phần nào đó trong bài tập nghe. Chuyển đổi những gì đã

20


học ở hoạt động nghe sang một hoạt động khác. Một số hoạt động trong
giai đoạn này gồm:
a- Luyện tập hỏi đáp theo cặp:
Ví dụ: Unit 1 - Back to school - B6
-Listen and write the four distances
From
To

1. School
Lan's house
2. Lan's house
the post office
3. School
the theater
4. The theater
the post-office
- Ss work in pairs to ask and answer about

Distances
300m
700m
3km
2km
the four distances they've

heard. Question "How far..."
Example exchange: S1: How far is it from school to Lan's house?
S2: It's three hundred meters
b- Nghe và nhắc lại từng câu chữ trong ghi âm.
Ví dụ: Unit 2: Personal information - A2.
Listen and write the telephone numbers.
- Giáo viên cho học sinh nghe và nhắc lại các số điện thoại vừa nghe được.

ex:

a. 8 251 654

d. 8 351 793


b. 8 250 514

e. 8 237 041

c. 8 521 936

f. 8 821 652

a. eight - two five one - six five four
b.

etc....

c. Tái tạo lại hội thoại vừa nghe.

21


- Giáo viên có thể cho học sinh dựa vào các kết quả vừa nghe được
để yêu cầu học sinh tái tạo lại hội thoại vừa nghe.
- Giáo viên chú ý thiết lập tình huống thật cụ thể để giúp học sinh
nắm được nội dung của cuộc hội thoại.
- Cho học sinh làm việc theo nhóm để giúp đỡ, hỗ trợ nhau
VD: Unit 2 - Personal information - A5 (English 7)
Listen and write the answers.
Answers:

a. Telephone number:


8 545 545

b. They will see:

A movie

c. They will meet at:

Lan's house

d. They will go by:

Bus

- Giáo viên gợi ý học sinh tái tạo bằng "Mapped dialogue"
Nga

Lan

Hello. This is................
Hello. Is this................ ..?
Yes, who is ........., please?
It's Lan. Do you want to see.......?
Sure. ............will we meet?
At........................
.............will we get there?
We can take a.................
Ok, fine. Bye
Bye
d- Mô tả lại tranh theo nội dung bài nghe.


22


- Hoạt động này thường áp dụng với những bài nghe dễ và nội dung
tranh phù hợp với lượng từ vựng và kiến thức các em vừa học.
Example:

Unit 8: Out and about - A4 (English 6)

- Học sinh có thể mô tả được những người trong tranh đang làm gì hoặc
đang đi đâu đó bằng phương tiện nào, sử dụng những từ vựng các em vừa
học ở các tiết học trước.
- Kiến thức được sử dụng ở đây là thì hiện tại tiếp diễn và các từ chỉ
phương tiện đi lại.
- Học sinh mô tả:
a.
b.

S1:

Viet is riding his bike to school.

S2:

Viet is going to school by bike.

S1:

Mr. Tam is driving home from work.


S2: Mr. Tam is going home from work by car.

23


- Giáo viên khuyến khích học sinh mô tả lại theo chính lời nói, ngôn ngữ
của mình.
e. Retell the story or summarize the dialogue / monologue.
Ex: Unit 1- Listen (Textbook English 9)
f. Sing the song they’ve learnt
Ex: The song “Auld Lang Syne”
1.2- Giáo viên giúp đỡ học sinh tháo gỡ khó khăn khi học nghe.
- Khi giải thích yêu cầu của bài tập nghe: Giáo viên sử dụng ngôn ngữ
đơn giản, dễ hiểu, tránh làm học sinh dối và không nắm được yêu cầu của
bài nghe, cần khuyến khích, động viên các em tham gia vào hoạt động.
- Giáo viên chuẩn bị giáo cụ trực quan (tranh, ảnh), thiết bị dạy học chu
đáo. Đây là một khâu quan trọng giúp cho giờ dạy nghe thành công vì
chúng hỗ trợ rất tốt trong việc làm rõ ngữ cảnh, nội dung của bài nghe.
- Cho học sinh làm việc theo cặp, nhóm có thể giúp học sinh giải quyết
khó khăn và những lo lắng, giúp cho học sinh có nhiều cơ hội được tham
gia vào hoạt động. Giáo viên chú ý phân nhóm, cặp bao gồm cả học sinh
khá giỏi lẫn yếu, kém để các em giúp đỡ, hỗ trợ nhau khi nghe. Như vậy
các em sẽ cảm thấy tự tin hơn trong học tập và được học hỏi nhiều qua bạn
bè. Tuy nhiên làm việc theo cặp, nhóm giáo viên sẽ khó quản lý, bao quát
lớp nếu như các lớp đông.
Nếu học sinh làm việc cá nhân khi nghe thì giáo viên cho học sinh có cơ
hội được so sánh kết quả của lần nghe thứ nhất với nhau. Như vậy các em
có thể xem xét lại bài nghe của mình ở lần sau được tốt hơn.
1.3- Thực hành vận dụng.


24


* Áp dụng các bước trong sáng kiến kinh nghiệm về dạy kỹ năng nghe
hiểu (Tiếng Anh 9).
Ví dụ: Unit 4: Learning a foreign language
Period 2: Listen
Sau khi giáo viên đã xác định được mục đích yêu cầu của bài dạy, có thể
tiến hành dạy bài nghe theo phương pháp P.W .P.
* Giai đoạn 1: Pre – listening
- Giáo viên thiết lập ngữ cảnh của cuộc hội thoại.
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài nghe: Xác định thông tin đúng, sai.
- Cho học sinh đọc nhanh câu nhận định về Nga (câu a,b,c,d,e,f)
- Học sinh dự đoán câu đúng, sai trên bảng.
* Giai đoạn 2: While - listening
- Cho học sinh nghe băng:
Lần 1: Học sinh nghe băng, kiểm tra lại phần dự đoán (nghe liên tục), tự
chữa câu dự đoán sai.
Lần 2: Học sinh nghe lại cuộc hội thoại và hoàn thành bài tập nghe, so
sánh kết quả nghe của mình với bạn.
- Sau khi hoàn thành bài tập nghe, học sinh cho đáp án nghe được để giáo
viên chữa chính xác.
Lần 3: Học sinh nghe lại để khẳng định lại các đáp án đã cho một lần nữa.
* Giai đoạn 3: Post – listening
- Giáo viên khai thác lại bài nghe bằng các câu hỏi:
Why does Nga learn English?
Does she like learning English?

25



×