Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Sử dụng phương tiện trực quan trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn sinh học trường thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.49 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BẮC NINH
---------------

Đề tài nghiên cứu khoa học
Sử dụng phương tiện trực quan trong việc đổi mới phương
pháp dạy học môn sinh học trường thcs

Người hướng dẫn

: Nguyễn Thị Hà

Giáo viên thực hiện

: Nguyễn Văn Hải

Lớp

: Sinh HTNN

Thực hiện tại

: Trường THCS Song Hồ,
huyện Thuận Thành, Bắc Ninh

Bắc Ninh -2007


A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Lý do khách quan:


Xuất phát tử mục tiêu giáo dục đào tạo ở bậc trung học cơ sở, đặc
biệt theo tinh thần Nghị quyết TW2 khóa 8 đào tạo những học sinh thành
những con người năng động, sáng tạo, tiếp thu được những tri thức khoa
học, công nghệ hiện đại vận dụng vào thực tiễn, vào cuộc sống phục vụ
cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Các bộ mơn nói chung và mơn
sinh học nói riêng cần phải thực hiện đổi mới chương trình, nội dung
phương pháp và những phương tiện phục vụ cho nó, nhằm nâng cao chất
lượng dạy học.
2. Lý do chủ quan:
Việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng dạy và học
nói riêng là một yêu cầu mà xã hội đang quan tâm. Quán triệt Nghị quyết
TW2 khóa 8 Bộ Giáo dục đào tạo và tồn ngành đã tập trung tìm các giải
pháp để nâng cao chất lượng. Ngồi việc rà sốt lại chương trình, nội
dung, ngành đã coi trọng hệ thống phương pháp từng bước tiếp cận với
phương pháp dạy học hiện đại, quan tâm đổi mới cơ sở vật chất, phương
tiện dạy học. Trong đó phương pháp, phương tiện dạy mơn Sinh học được
coi trọng.
Trong thực tế hiện nay, phương pháp dạy học ở bậc THCS vẫn còn
tồn tại dạy phương pháp cũ, chưa tận dụng và khai thác hết các phương
tiện dạy học sẵn có, đã có, thậm chí cịn dạy chay hoặc sử dụng đồ dùng
qua loa chiếu lệ. Công tác chỉ đạo của các nhà quản lý giáo dục, quản lý
chun mơn chưa triệt để. Xuất phát từ đó, địi hỏi ngành giáo dục phải
cải tiến phương pháp - quản lý xây dựng, sử dụng triệt để. Xuất phát từ
đó, đòi hỏi ngành giáo dục phải cải tiến phương pháp - quản lý xây dựng,
sử dụng triệt để phương tiện dạy học nhất là môn sinh học. Thế kỷ thứ
XXI, thế kỷ được coi là bùng nổ thông tin nhưng cách mạng sinh học vẫn

1



đang tiếp tục, dân số và môi trường là vấn đề nhân loại đang quan tâm,
mơn sinh học đóng vai trị quan trọng về các vấn đề đó.
Do vậy việc quan tâm phương tiện dạy học góp phần đổi mới
phương pháp dạy học sinh học là một yêu cầu rất cần thiết.
3. Đối với bản thân:
Là giáo viên môn sinh học được sự quan tâm của ngành cho theo
học để nâng cao kiến thức. Tơi có nguyện vọng góp phần nghiên cứu một
chuyên đề: “Phương tiện trực quan sử dụng trong phương pháp theo
hướng đổi mới môn sinh học, giúp cho học sinh phát huy được tính tích
cực, chủ động, sáng tạo trong việc nhận thức. Tạo điều kiện cho người
dạy có hiệu quả - cho người học nắm vững kiến thức.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Làm rõ vị trí vai trò, tầm quan trọng, phương tiện trực quan trong
giảng dạy theo các phương pháp đổi mới- thấy được mối quan hệ giữa
phương tiện với các loại phương pháp kể cả kế thừa phương pháp truyền
thống theo hướng tích cực trong môn sinh học. Phương tiện sinh động và
đổi mới phương pháp giúp cho học sinh kích thích tính tích cực hoạt
động, chủ động chiếm lĩnh tri thức khoa học.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Sử dụng phương tiện trực quan dạng bài lý thuyết kiểu thực hành
trong chương trình sinh học lớp 6.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Cơ sở lý luận của việc nhận thức.
- Phương pháp dạng phương pháp dạy học nêu vấn đề.
- Thiết kế bài giảng sử dụng trực quan lý thuyết thực hành.
- Thực nghiệm giảng - đánh giá kết quả.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Nghiên cứu lý thuyết, vị trí chức năng nhiệm vụ dạy sinh học.
Các loại phương pháp đặc trưng - phương pháp cải tiến.
2. Điều tra thực trạng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học mơn sinh học

- khai thác nó qua quan sát , phỏng vấn, dự giờ.
3. Quan sát sư phạm kết hợp sử dụng.
2


4. Thực nghiệm: dạy 2 lớp, 1 lớp dạy chay.
5. Xử lý kết quả thực nghiệm, khẳng định chuyên đề.

3


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
- Cơ sở lý luận của sự nhận thức chủ nghĩa Mác-Lênin đã khẳng
định trí tuệ nhân loại điểm xuất phát từ thực tiễn, từ đó xây dựng nên
những khái niệm, lý luận và quay trở lại thực tiễn kiểm nghiệm. Từ trực
quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy đến thực teiẽn đó là con
đường nhận thức của nhân loiạ. Phương tiện trực quan, kể cả ngơn ngữ lời
nói sinh động làm cho người học cảm giác, tri giác được và sự khai thác
gợi mở của người dạy thông qua quan sát các sự vật hiện tượng từ riêng lẻ
đến bộ phận, học sinh sẽ nắm bắt nhận thức nhanh chóng.
- Về cơ sở phương pháp dạy học kết hợp với trực quan sinh động:
Trước hết ta hiểu phương pháp dạy học là gì là một hệ thống tác động liên
tục của người dạy nhẳm tổ chức cho hoạt động nhận thức của học sinh để
người học lĩnh hội các thành phần của nội dung giáo dục nhằm đạt được
mục tiêu đã định.
- Phương pháp dạy học quan hệ với các thành tố khác của quá trình
dạy học như mục tiêu - nội dung - phương pháp - phương tiện và người
chỉ huy.
Nếu ta coi mục tiêu là cái đích cần đạt đến, nội dung cần truyền tải,

phương pháp là con đường thì phương tiện phải tốt để hồn thành nhiệm
vụ được giao. Song người “chỉ huy” đó là người dạy cần phải biết sử dụng
triệt để mới có hiệu quả. Trong thời kỳ đổi mới, giáo dục đào tạo con
người toàn diện, đáp ứng yêu cầu mới. Nội dung kiến thức có chỉnh lý cho
phù hợp thì u cầu phương pháp cần được đổi mới. Phương tiện phục vụ
nó càng được coi trọng để nâng cao chất lượng.
- Trong hoạt động dạy và học: phương pháp - phương tiện có vị trí
hết sức quan trọng: nó là loại cơng cụ và cơng việc có tổ chức, có trật tự,
hệ thống, kế hoạch. Nó tuân theo những qui luật tâm lý: nhu cầu, hứng
thú, năng lực của người học. Được coi như là cơng cụ hữu hiệu, có hiệu
quả tiết kiệm thời gian giúp cho người dạy và người học thuận lợi.
4


* Các phương pháp dạy học tổ chức và thực tiễn được phân thành
các nhóm lơgíc truyền thụ và tri giác thơng tin (quy nạp - suy diễn).
- Nhóm theo nguồn tri thức và đặc điểm tri giác thông tin (đàm
thoại - diễn giảng trực quan, minh họa, biểu diễn, thực hành).
- Nhóm theo mức độ tư duy độc lập, tích cực độc lập của học sinh
(tái tạo, sáng tạo).
* Các phương pháp khác như xây dựng động cơ học tập, phương
pháp kiểm tra.
Cùng với phương pháp là hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ sảo… như
vậy hệ thống này phản ánh cấu trúc văn hóa như một hệ thống kinh
nghiệm xã hội cần truyền lại cho thế hệ sau. Để chiếm lĩnh tri thức nhà
giáo dục phải cùng với phương pháp cùng với phương tiện giúp học sinh
thực hiện hoạt động, nhận thức được dễ dàng dưới 2 dạng cơ bản: tái tạo
và sáng tạo.
I. ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG YÊU CẦU SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN
TRỰC QUAN VÀO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở NƯỚC TA HIỆN

NAY.
1. Thực trạng sử dụng phương pháp trực quan vào các Phương pháp
dạy học ở THCS hiện nay:
- Phần lớn giáo viên còn dạy chay, chưa coi trọng phương tiện theiét
bị dạy học, dạy học truyền thống nặng thuyết trình, chưa kể đến một số
giỏo viờn đọc - trò chép; kiểu dạng nhồi nhét cho qua.
- Một số giờ có phương tiện trực quan (đồ dùng dạy học) nhưng còn
đơn diệu, sử dụng chưa triệt để, kết hợp với phương pháp chưa sư phạm.
Khai thác chưa triệt để hoặc chưa biết khai thác.
- Cơ sở vật chất nhà trường cịn yếu, thiếu hoặc khơng đồng bộ như
thiết bị dạy học, phịng thí nghiệm thực hành …
- Cơng tác đầu tư xây dựng, bảo vệ cịn yếu.
Thực trạng này đòi hỏi cấp bách sự thay đổi Phương pháp dạy học
nói chung, Phương pháp dạy học sinh học nói riêng và cơ sở vật chất đảm
bảo, thực hiện tốt các phương pháp đáp ứng yêu cầu mục tiêu đào tạo.
5


2. Định hướng đổi mới.
- Trên cơ sở nưhngx quan điểm về đổi mới Phương pháp dạy học và
thực trạng Phương pháp dạy học nói chung, mơn sinh học nói riêng cùng
với phương tiện trực quan định hướng đổi mới. Phương pháp kết hợp qui
trình sử dụng phương tiện dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động
của học sinh trong học tập thông qua các hoạt động quan sát nắm bắt các
bộ phận, các chi tiết, dấu hiệu của phương tiện để tự mình có thể xây
dựng khái niệm. Biết tự mình sử dụng các thao tác thí nghiệm, thực hành
trên phương tiện.
- Căn cứ vào tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, căn cứ vào nội dung từng
chương bài, cần lên kế hoạch chi tiết để khai thác đầy đủ có chọn lọc các
phương tiện dạy học (đồ dùng trực quan sinh động).

- Đổi mới Phương pháp dạy học khơng có nghĩa là xóa bỏ tất cả các
phương pháp truyền thống, mà ta có kế thừa chọn lọc, tiếp cận dần với
phương pháp hiện đại, coi trọng đồ dùng trực quan, cải tiến mẫu mã sử
dụng vào trong phương pháp dạy học chung, bộ môn sinh học nói riêng.
Cần khuyến khích sử dụng quy trình sử dụng những phương tiện dạy học
hiện đại.
4. Tư tưởng chỉ đạo:
Phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh: Tích cực trong hoạt
động nhận thức dựa trên cơ sở lý luận định hướng cho học sinh tự thân
vận động, biết khai thác tìm tịi những điều tai nghe mắt thấy của người
hướng dẫn.
- Tính tích cực được thể hiện các cấp độ khác nhau từ thấp đến cao
theo con đường nhận thức.
- Dạy học nhằm tích cực hoạt động học tập của học sinh dựa trên
nguyên tắc tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu phát hiện và giải quyết
các vấn đề trên cơ sở tự giác quan sát, so sánh phân tích để có thể hình
thành được khái niệm (có thể khái niệm đó chưa hồn chỉnh) đó là sử
dụng phương tiện dạy học vào các phương pháp tiên tiến (phương pháp
nêu vấn đề).
6


5. Quy trình thao tác sử dụng phương tiện vào phương pháp nêu vấn
đề:
- Trước hết phải hiểu đặc trưng của phương pháp này là đưa ra các
tình huống có vấn đề: Đưa đồ dùng trực quan sử dụng lúc nào? gợi ý ra
sao? Tìm các dấu hiệu bản chất, những mâu thuẫn thực tại, hướng giải
quyết. Giáo viên gợi mở (lời nói) học sinh tự tìm tịi. Cụ thể cần thực hiện
các bước sau:
1- Đưa ra cho học sinh quan sát giáo cụ trực quan gợi mở các tình

huống, có vấn đề yêu cầu học sinh giải quyết.
2- Hướng dẫn học sinh điểm xuất phát những yêu cầu cần đặt ra để
giải quyết từng phần, bộ phận đến toàn thể.
3- Theo dõi học sinh phát hiện tổng hợp toàn ý kiến sàng lọc đi đến
kết luận chung.
4- Kiểm tra lại đối chiếu với khái niệm đã cho trước (nếu có0.
II. THỰC HIỆN SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN THEO
PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ MÔN SINH
HỌC THCS.
- Đưa ra một vấn đề để học sinh nhận thức và “tiêu hóa” kiến thức
đó. Tùy theo nội dung kiến thức và mức độ tham gia của học sinh mà tiến
trình phân theo các cấp như sau:
- Thơng báo tái hiện lại kiến thức đã học.
- Làm mẫu, trình diễn lại.
- Tìm tịi các dấu hiệu, bộ phận.
- Nghiên cứu.
Các thang bậc trên đều có thể vận dụng vào tất cả các phương pháp
dạy học sinh như các nhóm phương pháp sau:
* Phương pháp thuyết trình ƠRIXTIC, vấn đáp (nhóm dùng lời)
* Phương pháp biểu diễn thí nghiệm (nhóm trực quan)
* Phương pháp thực hành, quan sát, thực hành thí nghiệm (thực
hành).
Các phương pháp trên đều sử dụng các phương tiện trực quan để
giải quyết các vấn đề được nêu.
7


Phương tiện trực quan khơng có nghĩa là các giáo cụ mà bao gồm cả
kiến thức nguồn tái tạo của học sinh.
Các phương tiện trực quan để cho học sinh quan sát có thể phân

thành các nhóm sau:
* Nhóm vật thật: tươi sống, ngâm, mẫu ép, tiêu bản hiển vi.
* Nhóm tượng hình: tranh vẽ mơ hình bảng biểu, các sơ đồ hay sử
dụng GRAPH.
* Các vật dụng để thí nghiệm.
2. Đặc trưng bộ môn sinh học:
- Về nội dung: Là những kiến thức sinh học được nhóm loại đúc kết
chứa đựng cả một kho tàng kiến thức phong phú, sinh động hấp dẫn. Lứa
tuổi học sinh THCS hay tò mò, ham hiểu biết dễ dàng tạo điều kiện gây
hứng thú động cơ nhu cầu nhận thức của học sinh.
- Sinh học là khao học thực nghiệm được các nhà khoa học đã đúc
kết xây dựng. Do đó việc truyền đạt kiến thức cho học sinh cũng bắt đầu
từa quan sát, mơ tả thí nghiệm, thực nghiệm chứng minh đi đến kết luận.
Đó chính là con đường nhận thức của nhân loại về thế giới tự nhiên, thế
giới sinh vật. Sự nhận thức của các nhà khoa học khác sự nhận thức của
học sinh, vì tri thức đó là cái có sẵn học sinh chỉ tiếp thu. Nhưng tiếp thu
như thế nào bắt học sinh phải cơng nhận (gị ép) hay dẫn dắt học sinh để
đi đến nhận thức. Đó chính là vai trị của người dạy, là phương pháp
người dạy dùng phương pháp dẫn dắt học sinh nhận thức ngắn nhất.
- Đối tượng nghiên cứu môn sinh học sẵn có trong thiên nhiên. Học
sinh dễ kiếm, dễ quan sát, dễ thực nghiệm.
3. Yêu cầu cơ bản của dạy học sinh học sử dụng phương tiện vào
phương pháp nêu vấn đề.
* Yêu cầu đối với giáo viên và học sinh.
- Giáo viên: là người trực tiếp truyền đạt mà còn là người tổ chức
thực hiện hướng dẫn học sinh tìm tịi.
+ Bài tốn là kế hoạch thiết kế làm sao đâu là chủ đạo của thầy, đâu
là hoạt động của trò. Các phương tiện sử dụng phải hợp lý với toàn bài.
8



Từng phần nội dung, ý nghĩa khai thác từng bộ phận, biểu diễn thí nghiệm
chính xác, xử lý kịp thời bằng nhiều phương án.
+ Nhiệm vụ hướng dẫn học sinh đúng thao tác, học sinh quan sát
giáo viên theo dõi uốn nắn và đơn đốc kiểm tra khi làm thí nghiệm quan
điểm của giáo viên là không làm hộ học sinh mà chỉ uốn nắn cho học sinh
đi đúng hướng.
- Học sinh:
+ Chủ động tích cực tìm tịi những tri thức, tái tạo lại những tri thức
đã học, dựa vào mối quan hệ để giải thích ví dụ cấu tạo phù hợp chức
năng.
+ Tích cực đào sâu suy nghĩ tìm hiểu các sự vật hiện tượng.
+ Tích cực tham gia hoạt động xây dựng bài.
+ Đề xuất các thắc mắc - đưa ra ý kiến tranh luận của mình.
* Về nội dung bài giảng
- Mỗi tiết học cần chuẩn bị chu đáo xác định mục đích, trọng tâm
hướng tới cái đích dạy cái gì? Sau tiết học học sinh thu được cái gì là cơ
bản?
- Nội dung cần trình bày rõ ràng, kiến thức tinh chắc không nên lạm
dụng kiến thức tùy theo điều kiện và mở rộng kiến thức.
* Về phương pháp và phương tiện:
- Quan điểm: tận dụng các phương pháp để hỗ trợ nhưng xác định
phương pháp nào là chủ yếu. Dù phương pháp nào thì giáo viên luôn định
hướng phương pháp nêu vấn đề xuyên suốt toàn bài.
- Phương tiện ghi rõ: Nguồn kiến thức nào cần định hướng cho học
sinh tái tạo để xây cái mới. Sử dụng các loại đồ dùng gì? theo yêu cầu của
nội dung. Phương tiện đó dùng chỗ nào? xen kẽ chỗ nào cho hợp lý.
Các phương tiện trực quan nên có sự chọn lọc gần gũi, dễ kiếm và
có hiệu quả cho bài dạy.


9


4. Một số chú ý khi sử dụng phương tiện trực quan trong dạy sinh học
theo phương pháp nêu vấn đề.
- Để thực hiện vấn đề trên cần lưu ý rèn luyện cho học sinh quan
sát giúp cho học sinh có hướng tích cực hóa hoạt động học tập phối hợp
các phương pháp khác theo lý luận dạy học hiện đại.
* Đối với phương pháp trực quan: giáo viên hướng dẫn đặt ra tình
huống có vấn đề. Học sinh quan sát trả lời theo từng cấp: quan sát đặc
điểm bộ phận tồn phần. Sau đó phân tích (vì sao - quan hệ). Sử lý các
thông tin, số liệu khái quát tìm ra dấu hiệu bản chất đi đến kết luận. (khái
niệm)
* Đối với phương pháp giải toán (thường gặp các bài tốn di truyền,
hình thái) ta có thể dùng phương tiện sơ đồ ARAPH đặt ra các tình huống
từ đó học sinh xét các mối quan hệ và tìm ra kết quả.
* Phương pháp lý thuyết dạng thực hành: chủ yếu tổ chức hướng
dẫn học sinh quan sát (tự học sinh rút ra kết luận) trên cơ sở giáo viên bổ
sung.
* Phương pháp biểu diễn thí nghiệm: giáo viên kích thích khả năng
tìm tịi độc lập, chủ động bằng các câu hỏi nêu vấn đề hoặc các dạng bài
tập - giúp cho học sinh mối quan hệ tìm ra bản chất đi đến kết luận.
* Phương pháp thực hành thí nghiệm: là dạng yêu cầu cao đối với
học sinh. Giáo viên gợi ý cho học sinh chủ động, học sinh chủ động thực
hiện các thao tác tự nghiên cứu - tìm hiểu để chứng minh rút ra kết luận.
Phương pháp này có thể hướng dẫn cho học sinh làm tại nhà đê củng cố.
5. Một số hình thức tổ chức học tập có tác dụng tích cực hóa học tập
cho học sinh.
- Hình thức học tập trên lớp tập trung: Quan sát ngồi trời vườn
sinh vật.

- Hình thức học tập cá nhân: sử dụng phiếu học tập hoặc bài tập
- Hình thức theo nhóm: mỗi nhóm đảm nhiệm một u cầu, sau đó
thảo luận tổ và thảo luận chung tồn lớp.

10


Lưu ý : Các thí nghiệm thực hành dễ mất nhiều thời gian do đó khẩu
tổ chức phải tinh nhẹ, chủ động thời gian, cần tập trung sự chú ý cao thu
hút học sinh để học sinh không mất trật tự, phân tán tư tưởng.

CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT THỰC TIỄN
THỰC NGHIỆM
I. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT:
1. Ưu điểm:
Về mặt nội dung kiến thức qua khảo sát ở trường THCS Phương
Liễu hầu hết giáo viên đã chú ý đến tính khoa học, cơ bản, hiện đại đảm
11


bảo tính thực tiễn gắn giáo dục những kiến thức sinh học vào thực tiễn
như giáo dục dân số và môi trường. Các công nghệ trong sinh học và sản
xuất, cơng tác phịng trừ bệnh dịch…
- Hệ thống kiến thức và khối lượng đều hợp lý phù hợp đặc điểm
tâm sinh lý học sinh.
- Về mặt phương pháp: Nhìn chung giáo viên được quán triệt và có
chỉ đạo chung việc đổi mới phương pháp dạy học - đổi mới thiết bị cơ sở
vật chất - được bồi dưỡng thường xuyên do đó giáo viên đã có nhiều cố
gắng cải tiến phương pháp dạy học. Đã chú ý giáo cụ trực quan, phương
tiện trực quan để vận dụng vào phương pháp trực quan thực hành thí

nghiệm trong mơn sinh học.
2. Nhược điểm và những tồn tại cần xây dựng.
- Là môn sinh học đặc trưng thường phải thí nghiệm, thực hành,
quan sát song hầu hết các trường thiếu cơ sở vật chất là những phương
tiện rất quan trọng cho môn sinh:
+ Vườn trường (vườn sinh) khơng có thực hành ngồi trời thường
dùng vườn cây tự nhiên xung quanh trường.
+ Thiết bị thiếu và khơng đồng bộ.
+ Phịng thí nghiệm hầu hết khơng có.
- Về soạn giảng: Giáo viên cịn ít sử dụng thí nghiệm, phương tiện
trực quan. Khơng khai thác hết phương tiện trực quan hiện có các dạng
bài thực hành hầu hết không thực hiện được dẫn đến dạy chay, dạy học
theo kiểu truyền thống. Từ đó các bài lên lớp học sinh ít hứng thú - trầm
lặng, chất lượng thấp.
Đó là những vấn đề cần đặt ra địi hỏi ngành cần tìm ra giải pháp để
khắc phục tồn tại.
II. THỰC NGHIỆM
Dựa trên cơ sở lý luận chung - lý luận dạy sinh học. Cơ sở phương
pháp đổi mới phát huy tính tích cực của học sinh. Ta cần xây dựng thiết
kế một hệ thống hoạt động học tập - hoạt động tổ chức của người dạy 12


trị hoạt động tích cực tìm tịi tri thức mới. Xây dựng quy trình dạy học hệ
thống bài ập, kết quả đối chứng giảng dạy.
1. Thiết kế giáo án theo hướng phát huy trí lực học sinh, dạng bài lý
thuyết kiểu thực hành: Các loại thân biến dạng sinh vật lớp 6 (Đã có trong
hồ sơ kèm theo).
2. Lập kế hoạch chuẩn bị đồ dùng cho phù hợp đối với dạng bài trên
cần có các mẫu vật: Củ gừng, xương rồng, tranh vẽ, củ khoai tây.
3. Hệ thống bài tập sinh học: u cầu giáo viên phải tìm tịi phân

nhóm dạng bài để vận dụng vào nội dung cho phù hợp.
Ví dụ:
- Dạng bài hoạt động sinh lý.
- Dạng bài sinh thái
- Dạng bài di truyền v.v…
Giải bài tập học sinh sẽ được củng cố thêm kiến thức.
4. Quy trình 1 giờ lên lớp: Hiện nay ta đang thực hành gòm 5 bước.
Trong các bước lên lớp ta cần chú ý 3 điểm sau:
Một là quan tâm phần triển khai nội dung: Nêu dạng bài lý thuyết
thực hành cần theo các bước sau:
Bước 1: Nêu vấn đề (vào bài)
Bước 2: Hướng dẫn học sinh tìm tịi tri thức thơng qua trực quan.
Bước 3: Theo dõi học sinh hoạt động và uốn nắn những sai lệch.
Bước 4: Học sinh thảo luận rút ra những kết luận (tri thức mới).
* Trong 5 bước lên lớp: có những bước khơng nhất thiết phải theo
thứ tự ví dụ: Phần kiểm tra bài cũ, hoặc phần củng cố.
5. Thực nghiệm dạy và rút ra kết luận.
Thực nghiệm dạy trên lớp khối 6 tại trường THCS Phương Liễu vận
dụng phương tiện trực quan vào phương pháp mới và một lớp dạy khơng
có phương tiện trực quan nhưng vẫn định hướng nêu vấn đề (Diễn giảng)
thì có kết quả sau:
1. Không dùng trực quan lớp 6A .
13


Điểm

3

4


5

6

7

8

9

10

0
0
2
3
Điểm nhiều nhất là : 7

3

8

12

15

6

1


0

HS
50

0

1

2

Điểm trung bình : 5,98
2. Kết quả theo phương pháp dạy học theo chuyên đề :
Xi
TSHS
50

0

1

2

3

4

5


6

7

8

9

10

0
0
0
1
- Điểm số nhiều nhất : 6

2

3

14

12

11

8

0


- Điểm thư viện : 7,08
Kết luận: Dựa vào độ lệch chuẩn ta thấy theo phương pháp chuyên
đề có chất lượng tốt hơn.

14


CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH VIỆC GIẢNG DẠY SINH
HỌC Ở TRƯỜNG THCS HIỆN NAY
I. VỀ TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠO CHUNG.
- Trước hết phải quán triệt tư tưởng đội ngũ giáo viên những người
trực tiếp chỉ huy học sinh, tổ chức thực hiện một bài giảng. Cần phải tự
giác, năng động, sáng tạo và tự mình tìm ra các điều kiện khi yếu tố khách
quan chưa đủ điều kiện. Doạn và giảng trong khi thiếu các phương tiện.
Trước hết bản thân giáo viên phải tạo ra điều kiện phương tiện cho mình.
Có như vậy mới có phương pháp giảng dạy tích cực bài giảng kết kết quả
tót.
- Phải xây dựng kế hoạch từ nhà trường đến từng giáo viên về
phương tiện CSVC cho dạy và học: trên cơ sở kiểm kê điều tra nắm chắc
những cái đã có. Từng giáo viên dạy môn sinh học cũng lên kế hoạch cho
từng chương trình bài. Ví dụ cả chương trình sinh học được phụ trách có
bao nhiêu bài phải làm thí nghiệm chứng minh. Bao nhiêu đồ dùng có ở
đâu? Khai thác như thế nào để có…
II. VỀ KHÂU SOẠN BÀI:
Bài soạn là kế hoạch triển khai cụ thể của chương trình. Cần định
hướng cho giáo viên phân loại các dạng bài, dạng bài xây dựng khái niệm
mới, dạng bài phân loại, dạng bài ơn tập, tổng kết. Trong nhóm bài xây
dựng khái niệm mới cũng cần phân loại thuộc khái niệm giả thiết như
(sinh lý, đặc điểm, cấu tạo, sinh thái…). Từ việc phân loại đó để xác định
phương pháp cho thích hợp.

Trong phương pháp dạy học ln ln định hướng tính tích cực hóa
hoạt động của học sinh. Vận dụng phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải
xác định trọng tâm kiến thức, cơ bản chuẩn bị chu đáo phương tiện dạy
học sát thực. Có như vậy mới đảm bảo thời gian. Nếu không chuẩn bị tốt
các khâu, kiến thức không cô đọng dẫn đến mất nhiều thời gian. Từ đó
thường hay áp đặt buộc học sinh phải thừa nhận. Một số bài nếu soạn
giảng lý thuyết kiểu thực hành ta phải căn cứ vào thực tại để áp dụng cho
phù hợp với ví dụ bài các loại thân biến dạng lớp 6 dạng bài này thích hợp
15


nhất là tổ chức dạy ngoài trời tại vườn sinh vật. Hoặc tìm vườn cây có thể
tổ chức cho học sinh quan sát được. Trong trường hợp khơng có vườn sinh
vật ta có thể tổ chức trong lớp với điều kiện phải chuẩn bị đầy đủ từ hôm
trước.
- Nội dung sách giáo khoa thường viết theo trình tự. Nếu giảng dạy
cũng theo trình tự như vậy thì hiệu quả chưa chắc đã cao ví dụ các loại
rễ, các loại thân lớp sinh vật 6 khi dạy ta có thể cho học sinh quan sát tất
cả - học sinh so sánh để phân loại.
Các kiểu bài dạng lý thuyết, kiểu thực hành cần cho học sinh quan
sát, khái quát sau đó đến từng phần, từng bộ phận riêng lẻ. Từ đó đi sâu
vào vấn đề cụ thể để xây dựng khái niệm, ví dụ bài các loại sinh vật 6.
Học sinh chuẩn bị đầy đủ các loại hoa, trong “rổ” hoa đó, học sinh
quan sát tìm ra các đặc điểm giống nhau, khác nhau từng bước dẫn dắt để
học sinh phân biệt được có 2 loại hoa (hoa đơn tính, hoa lưỡng tính)…
III. CĂN CỨ VÀO NỘI DUNG KIẾN THỨC XÁC ĐỊNH CON
ĐƯỜNG THÍCH HỢP ĐỂ HỌC SINH TÌM TỊI PHÁT HIỆN THEO
CON ĐƯỜNG NHẬN THỨC.
- Kiến thiết hình thái: hướng dẫn học sinh quan sát vật thật, tranh
ảnh, mơ hình, tiêu bản. Quy trình theo các bước sau:

+ Quan sát tổng thể
+ Tìm các dấu hiệu, các mối liên hệ
+ Phân tích, so sánh (tư duy).
+ Đi đến kết luận.
- Kiến thức giải phẫu: Phương tiện cho học sinh quan sát là: tranh
vẽ, mẫu mổ sẵn cần theo các bước.
+ Quan sát cả tranh vẽ và vật mổ sẵn vì mỗi loại có ưu điểm, nhược
điểm do đó chúng bổ sung cho nhau.
+ Gợi ý, xác định vị trí? Vì sao?
+ xác định thành phần cấu tạo vì sao ?
+ Cần hướng dẫn học sinh tìm mối quan hệ giữa cấu tạo và chức
năng của nó.
16


- Các loại kiến thức về hoạt động sinh lý: Nên có thí nghiệm chứng
minh cần hướng dẫn các thao tác:
+ Chuẩn bị phương tiện thí nghiệm.
+ Hướng dẫn các thao tác thí nghiệm.
+ Hiện tượng xảy ra
+ Giải thích nguyên nhân, kết quả
+ Kết luận.

17


C. KẾT LUẬN
Quán triệt Nghị quyết TW2 của BCH TW Đảng khóa 8. Tồn ngành giáo
dục đã và đang tiếp tục triển khai thực hiện ngoài việc đổi mới hệ thống quản lý
giáo dục, đổi mới nội dung chương trình thì việc đổi mới phương pháp, phương

tiện trong dạy học là khâu hết sức quan trọng. Nghị quyết TW2 cũng đã chỉ rõ
“Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một
chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng
các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học bảo
đảm điều kiện thời gian tự học tự nghiên cứu cho học sinh”.
Phương pháp và phương tiện dạy học là con đường, cách thức bước đi để
truyền tải những tri thức của nhân loại cho đối tượng tiếp thu dưới sự hướng dẫn
chỉ đạo của người thầy. Phương tiện trực quan sinh động cùng phương pháp cải
tiến hiện đại góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dạy và học.
Là một giáo viên tương lai trường THCS Phương Liễu tôi mong muốn các
biện pháp trên được thực hiện đồng bộ, mạnh mẽ, triệt để trong các mơn học nói
chung, mơn sinh học nói riêng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện,
đào tạo con người mới, đáp ứng yêu cầu cách mạng, cơng nghiệp hố, hiện đại
hố đất nước.
Dựa trên những thực trạng về giáo dục và yêu cầu của xã hội tơi đề nghị
các ngành, các cấp quan tâm tồn diện đến giáo dục, quan tâm đến đầu tư cho cơ
sở vật chất, phương tiện cho giảng dạy như phóng thí nghiệm, thiết bị dạy học,
đầu tư kinh phí tối thiểu cho giáo viên có đầy đủ phương tiện để thực hiện được
theo cách dạy học thoe phương pháp mới của mình. Có như vậy chất lượng giáo
dục mới đáp ứng mục tiêu đào tạo.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lý luận dạy học:

- Trần Doãn Bách
- Trần Bá Hoành
- Nguyễn quang Vinh

Nxb Giáo dục 1980.

2. Khoa học giáo dục : 65 - 69 - 70 năm 1998.
3. Nghiên cứu giáo dục: tháng 10/1998, tháng 4/1999.
4. Tạp chí TNPT số 20/1998, số 26/1999, số 27/1999/.
5. Đổi mới Phương pháp dạy học của Trần Kiều - Nxb Giáo dục
1997.
6. Lý luận dạy sinh học Trường ĐHSP II Hà Nội.
7. Sự cộng tác giúp đỡ của đồng nghiệp trường THCS Phương Liễu.

Phương Liễu, ngày 06 tháng 10 năm 2007

NGƯỜI TRÌNH BÀY

BAN CHỈ ĐẠO TTSP

CHUYÊN ĐỀ

HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Văn Hải

MỤC LỤC
19



×