Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ VẬT LIỆU HỖ TRỢ TRONG THI CÔNG SÂN VƯỜN HUYỆN THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM

TRẦN THỊ THÚY HẰNG

KHẢO SÁT MỘT SỐ VẬT LIỆU HỖ TRỢ TRONG THI
CÔNG SÂN VƯỜN HUYỆN THUẬN AN, TỈNH BÌNH
DƯƠNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KĨ THUẬT HOA VIÊN

TP. HCM
THÁNG 07/2011

 

 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM

TRẦN THỊ THÚY HẰNG

KHẢO SÁT MỘT SỐ VẬT LIỆU HỖ TRỢ TRONG THI
CÔNG SÂN VƯỜN HUYỆN THUẬN AN, TỈNH BÌNH
DƯƠNG

Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Giáo viên hướng dẫn: Th.S PHẠM VĂN HIẾU

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 07/2011

 
ii 
 


LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, Khoa Tài Nguyên Môi
Trường, Bộ môn Cảnh Quan và Kĩ Thuật Hoa Viên trường đại học Nông Lâm TP.
HCM đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để tôi làm đề tài này.
Tôi xin cảm ơn giáo viên hướng dẫn là Th.S Phạm Văn Hiếu, Chủ tịch Hội
đồng thường niên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công viên cây xanh
thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện và dẫn dắt tôi chọn và hoàn thành đề tài
này.
Gửi lời cám ơn đến các chủ cơ sở kinh doanh các loại vật liệu trang trí sân
vườn, các khu du lịch sinh thái, các quán café, các nhà biệt thự v.v… ở huyện
Thuận An, tỉnh Bình Dương và TP. HCM vì đã hỗ trợ và giúp đỡ cho việc khảo sát
nghiên cứu hoàn thành đề tài này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô đã tham gia giảng dạy
trong suốt 4 năm tôi theo học tại trường đại học Nông Lâm. Tôi cảm ơn những
người thân trong gia đình, các bạn bè đã động viên, hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần
trong quá trình học tập, điều này góp phần quan trọng cho việc xây dựng và hoàn
thành luận văn này.

Chân thành cảm ơn
Sinh viên
TRẦN THỊ THÚY HẰNG

 
iii 
 


TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu: “Khảo sát một số vật liệu hỗ trợ trong thi công sân
vườn ở huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương” được thực hiện tại các công viên,
khu du lịch sinh thái, các quán café sân vườn, nhà biệt thự thuộc địa bàn Thị xã
Thuận An, tỉnh Bình Dương và một số nơi lân cận. Đề tài này được thực hiện từ
tháng 4/2011 đến đầu tháng 7/2011.
Kết quả đạt được khi hoàn thành đề tài là:
-

Giới thiệu về các loại vật liệu trang trí được sử dụng trong một số sân vườn
các biệt thự, quán cà phê, khu du lịch sinh thái… ở thị xã Thuận An.

-

Phân loại một số loại vật liệu một cách tương đối theo các tiêu chí sau :
o Nguồn gốc xuất xứ.
o Chất liệu làm ra vật liệu này.
o Hình dáng kích thước.

-


Bảng thống kê các loại vật liệu thường sử dụng trong sân vườn.

-

Các ứng dụng vật liệu trong thiết kế sân vườn ở Bình Dương và một số vùng
lân cận.

 
iv 
 


- ABSTRACT
-

The research topic "Investigating supporting structural materials in
landscaping at Thuan An District, Binh Duong Province" has been done
at parks, ecotourism destinations, botanic coffee shops and villas at Binh
Duong province and nearby places. This thread is done from May 4 ,2011 to
the beginning of July, 2011.

-

Results:

-

- Introducing decorative materials used in the garden villas, botanic coffee
shops, ecotourism destinations ... at Thuan An town.


-

- Classification of materials under the following criteria:

-

o The origins of supporting structural materials.

-

o Material made of supporting structural materials.

-

o Shapes and sizes of supporting structural materials .

-

- The utilities of supporting structural materials in landscape design at Binh
Duong Province and nearby areas.

 

 


MỤC LỤC
Nội dung
Trang

Trang tựa ........................................................................................................................ i
Lời cảm ơn .................................................................................................................... ii
Tóm tắt .........................................................................................................................iii
Summary ...................................................................................................................... iv
Mục lục.......................................................................................................................... v
Danh sách các bảng ...................................................................................................... ix
Danh sách các hình........................................................................................................ x
Chương 1 Đặt Vấn Đề ................................................................................................. 1
Chương 2 Tổng Quan ................................................................................................. 3
2.1 Giới thiệu tổng quát khu vực khảo sát .................................................................... 3
2.1.1 Vị trí địa lý ........................................................................................................... 3
2.1.2 Điều kiện tự nhiên ................................................................................................ 4
2.1.3 Điều kiện văn hóa - xã hội ................................................................................... 4
2.2 Lịch sử phát triển kiến trúc cảnh quan trên thế giới ............................................... 4
2.3 Lịch sử phát triển các phong cách vườn ................................................................. 6
2.3.1 Vườn Ba Tư ......................................................................................................... 7
2.3.2 Vườn Ai Cập ........................................................................................................ 7
2.3.3 Vườn Hy Lạp và La Mã ...................................................................................... 8
2.3.4 Vườn Trung Quốc và Nhật Bản ........................................................................... 9

 
vi 
 


2.3.5 Vườn Châu Âu .................................................................................................... 9
2.4 Lịch sử phát triển cảnh quan ở Việt Nam ............................................................. 10
Chương 3 Mục Tiêu - Nội Dung - Phương Pháp Nghiên Cứu .............................. 13
3.1 Mục tiêu ................................................................................................................ 13
3.2 Nội dung ................................................................................................................ 13

3.2.1 Khảo sát các vật liệu trang trí ở Thuận An, Bình Dương .................................. 13
3.2.2 Phân loại các vật liệu theo các tiêu chí ............................................................. 14
3.2.3 Khảo sát việc sử dụng các loại vật liệu trang trí trong thiết kế sân vườn .......... 14
3.2.4 Các ứng dụng của các loại vật liệu trong thiết kế sân vườn .............................. 14
3.3 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 14
3.3.1 Phương pháp tham khảo tài liệu......................................................................... 14
3.3.2 Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập số liệu, hình ảnh................................. 14
3.3.2.1 Điều tra các nơi sản xuất hoặc nơi bán ........................................................ 14
3.3.2.2 Điều tra việc ứng dụng các loại vật liệu trong thiết kế, thi công sân vườn . 15
3.3.3 Phương pháp xử lí và tổng hợp số liệu .............................................................. 15
3.4 Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................................... 15
3.4.1 Thời gian thực hiện đề tài .................................................................................. 15
3.4.2 Địa điểm thực hiện đề tài ................................................................................... 15
Chương 4 Kết Quả và Thảo Luận ........................................................................... 16
4.1 Kết quả khảo sát .................................................................................................. 16

 
vii 
 


4.1.1 Khảo sát các loại vật liệu có ở một số nhà biệt thự, quán cà phê, khu du lịch
sinh thái ....................................................................................................................... 16
4.1.1.1 Khảo sát ở các nhà biệt thự .......................................................................... 16
4.1.1.2 Khảo sát tại một số quán cà phê ................................................................... 18
4.1.1.3 Khảo sát ở một số nơi khác có sân vườn ..................................................... 21
4.2 Phân loại các loại vật liệu theo các tiêu chí ....................................................... 22
4.2.1 Gốm .................................................................................................................... 22
4.2.1.1. Nguồn gốc xuất xứ nghề gốm ở nước ta ..................................................... 22
4.2.1.1.1 Gốm Lái Thiêu - Bình Dương ................................................................. 24

4.2.1.1.2 Gốm Cây Mai - Sài Gòn ......................................................................... 26
4.2.1.1.3 Gốm Biên Hòa - Đồng Nai ..................................................................... 26
4.2.1.1.4 Gốm Vĩnh Long ...................................................................................... 28
4.2.1.1.5 Gốm Phù Lãng ........................................................................................ 29
4.2.1.2. Chất liệu gốm ............................................................................................... 29
4.2.1.3. Những sản phẩm trang trí từ gốm ................................................................ 31
4.2.2 Đá ....................................................................................................................... 33
4.2.2.1 Nguồn gốc xuất xứ đá trang trí .................................................................... 33
4.2.2.2 Chất liệu đá trang trí..................................................................................... 33
4.2.2.2.1 Đá Mác-ma .............................................................................................. 34
4.2.2.2.2 Đá Biến chất (đá Phước Tường) ............................................................. 35

 
viii 
 


4.2.2.2.3 Đá Trầm tích (đá ghép) ........................................................................... 36
4.2.2.3 Các sản phẩm từ đá ...................................................................................... 37
4.2.3 Gỗ ....................................................................................................................... 40
4.2.3.1 Nguồn gốc xuất xứ ....................................................................................... 40
4.2.3.2 Chất liệu ....................................................................................................... 40
4.2.3.2.1 Gỗ tự nhiên .............................................................................................. 40
4.2.3.2.2 Gỗ nhân tạo ............................................................................................. 41
4.2.3.2.3 Tre - trúc .................................................................................................. 43
4.2.3.3 Các sản phẩm trang trí bằng gỗ, tre ............................................................. 44
4.3 Ứng dụng các loại vật liệu trang trí trong sân vườn ........................................ 46
Chương 5 Kết Luận và Kiến Nghị ........................................................................... 48
5.1 Kết quả về khảo sát ............................................................................................... 48
5.2 Kết luận ................................................................................................................. 48

5.3 Kiến nghị ............................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 50
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 52

 
ix 
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
 

Bảng

Trang

Bảng 4.1: Bảng liệt kê các loại vật liệu có tại từng địa điểm khảo sát ...................16
Bảng 4.2: Bảng liệt kê các loại vật liệu có tại từng địa điểm khảo sát ...................18
Bảng 4.3: Bảng liệt kê các loại vật liệu có tại từng địa điểm khảo sát ...................21
Bảng 4.4: Một số sản phẩm trang trí bằng gốm thường thấy..................................31
Bảng 4.5: Một số sản phẩm từ đá tự nhiên .............................................................37
Bảng 4.6: Một số sản phẩm nhân tạo (vật liệu giả đá) ............................................39
Bảng 4.7: Một số vật trang trí bằng gỗ, tre (hoặc giả gỗ) .......................................44

 

 


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình

Trang

Hình 2.1: Bản đồ hành chính Thị xã Thuận An. ............................................3
Hình 2.2: Bản thiết kế một góc vườn trên bức tranh tường trong Lăng mộ của
Nebamun, Thebes. ..........................................................................................8
Hình 2.3: Vườn La Mã. ..................................................................................8
Hình 2.4: Vườn Trung Quốc. .........................................................................9
Hình 2.5: Vườn cảnh trong nhà vườn Huế. ..................................................12
Hình 4.1: Đá cuội viền bồn trong một nhà biệt thự. ....................................17
Hình 4.2: Tiểu cảnh nước ở café Vista. .......................................................20
Hình 4.3: Cổng vào café Roma. ...................................................................20
Hình 4.4: Một góc tiểu cảnh mô phỏng làng quê xưa. .................................22
Hình 4.5: Chậu gốm Lái Thiêu ....................................................................25
Hình 4.6: Chậu kiểng, gốm Cây Mai, Sài Gòn ............................................26
Hình 4.7: Bình gốm Biên Hòa......................................................................27
Hình 4.8: Gốm Vĩnh Long. ..........................................................................28
Hình 4.9: Gốm Phù Lãng. ............................................................................29
Hình 4.10: Các dạng ốp lát bằng đá biến chất (đá Phước Tường). ..............36
Hình 4.11: Một số dạng đá ghép. .................................................................36

 
xi 
 


Hình 4.12: Đá khối giả gỗ viền bồn hoa. .....................................................46
Hình 4.13: Đá lát circle trên thềm nhà. ........................................................46
Hình 4.14: Tiểu cảnh nước bằng tre. ............................................................47

Hình 4.15: Đá lát dậm bước. ........................................................................47
Hình 4.16: Đá lát sân vườn. .........................................................................47
 

 
xii 
 


 

Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Việt Nam ngày càng phát
triển để nâng cao đời sống của người dân về mặt vật chất lẫn tinh thần.Với tốc độ
phát triển của nền công nghiệp cả nước nói chung và của tỉnh Bình Dương nói riêng,
đời sống vật chất của con người sẽ tăng cao kéo theo là nhu cầu về mặt tinh thần
cũng ngày càng được cải thiện. Bên cạnh của sự phát triển vượt bậc về kinh tế và
công nghiệp là dẫn đến sự phá hoại môi trường nghiêm trọng như ô nhiễm nguồn
nước do các loại nước thải, ô nhiễm không khí do khói bụi. Hiện tượng biến đổi khí
hậu gây ra vô số những thiên tai như động đất, sóng thần, bão, lũ lụt… gây thiệt hại
nghiêm trọng cho con người và của cải vật chất. Để đáp ứng việc cải thiện một phần
về ô nhiễm môi trường, con người ngày càng quan tâm đến cây xanh và cảnh quan
xung quanh mình như nhà ở, nơi vui chơi giải trí, nơi làm việc…Một môi trường
trong lành, thoáng mát sẽ giúp con người sống khỏe hơn, tinh thần sảng khoái, năng
lực làm việc cũng tăng lên.
Khác với thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố công nghiệp hàng đầu có
đến hơn 300 năm lịch sử với thực trạng “ đất chật người đông”, tỉnh Bình Dương
đang có lợi thế hết sức quý báu của một khu đô thị mới hình thành đó là không gian

thoáng đạt, diện tích xây dựng chưa cao. Đây chính là yếu tố rất quan trọng góp
phần vào quá trình phát triển hệ thống các khu đô thị, khu nhà ở cao cấp cùng các
khu vui chơi giải trí, quán cà phê sân vườn… Đối với một công trình cảnh quan sân
vườn mà nói thì cây xanh và hoa kiểng là thành phần không thể thiếu nhưng sẽ
không hoàn hảo nếu không đề cập đến các vật liệu trang trí. Thật vậy, vật liệu trang
trí trong thiết kế và thi công cảnh quan sân vườn là một nguồn cảm hứng vô tận cho


 


 

các nhà thiết kế bởi tùy theo ý tưởng và phong cách của từng người mà vật liệu
trang trí cảnh quan sẽ hình thành nên một phông nền hỗ trợ hoàn hảo. Một cảnh
quan dân dã với đất sét nung, chậu sành, ghế tre mát rượi. Không gian yên tĩnh với
những tảng đá nằm im, đường đi rải sỏi, những chậu bon sai cằn cỗi của vườn Thiền
theo phong cách Nhật Bản hay không khí nhộn nhịp, náo nức và năng động của
quán cà phê hiện đại cho những người trẻ với kiếng và nhựa plastic. Thế giới của
vật liệu có thể là “muôn hình vạn trạng”. Do đó chúng tôi mạnh dạn tiến hành việc
khảo sát, điều tra và thống kê thực tế tình hình vật liệu thi công, trang trí sân vườn
tại Bình Dương để phần nào gói gọn lại thế giới “muôn hình vạn trạng” đó. Đề tài
khảo sát của tôi có tên là “ Khảo sát một số vật liệu hỗ trợ trong thi công sân
vườn tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.”


 


 


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu tổng quát khu vực khảo sát
2.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Thuận An nay là Thị xã Thuận An có diện tích 84,26 km2, dân số
382.034 người (01/2011). Đây là địa bàn trọng điểm để phát triển công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, dich vụ và nông nghiệp của tỉnh Bình Dương.
Giới hạn: Phía Tây Bắc giáp Thị xã Thủ Dầu Một, Đông bắc giáp huyện Tân
Uyên, phía Đông giáp Thị xã Dĩ An, phía Nam giáp Tp Hồ Chí Minh, phía Tây giáp
sông Sài Gòn.

Hình 2.1 Bản đồ hành chính Thị xã Thuận An


 


 

2.1.2 Điều kiện tự nhiên
Thị xã Thuận An thuộc địa phận tỉnh Bình Dương, nằm trong khu vực có khí
hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa
khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mưa nhiều, độ ẩm cao, mùa khô từ tháng 12
đến tháng 4 năm sau, thời tiết khô nóng. Tổng lượng mưa của tỉnh hàng năm từ
1.600 - 2.147 mm, tuy nhiên lượng mưa lại phân bố không điều theo mùa, xu thế
lượng mưa giảm dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, nên lượng mưa tại
Thuận An là thấp hơn so với tổng lượng mưa của tỉnh. Độ ẩm trung bình hàng năm
từ 79 - 80%.
Nhiệt độ trung bình năm từ 26 - 27oC. Số giờ nắng trong năm khoảng 2.500 2.800 giờ, trung bình 6,7 - 7,2 giờ/ngày.

2.1.3 Điều kiện văn hóa - xã hội
Dân số 382.034 người (01/2011), mật độ 2750 người/km2 (số liệu thống kê
đầu năm 2011).
Tốc độ gia tăng dân số hằng năm từ 9 -10%/năm.
Đặc điểm dân số của Thuận An là làn sóng dân nhập cư cao bởi sự phát triển
của các khu công nghiệp.
Tỉ lệ hộ nghèo của thị xã: 5,35% dân số thuộc diện nghèo.
Về giáo dục đào tạo, thị xã hiện có 6 trường đạt chuẩn quốc gia, trong năm
học 2007 - 2008 có nhiều trường học mới được đưa vào sử dụng.
2.2 Lịch sử phát triển kiến trúc cảnh quan trên thế giới
Thời kỳ trước 1800, lịch sử của vườn cảnh quan (sau này gọi là kiến trúc
cảnh quan) là chủ yếu của quy hoạch và thiết kế sân vườn cho nhà biệt thự , cung
điện và tài sản của hoàng gia, khu phức hợp tôn giáo, và các trung tâm của chính
phủ. Công việc này được mở rộng bởi André Le Notre tại Vaux-le-Vicomte và cho


 


 

vua Louis XIV của Pháp tại Cung điện Versailles . Người đầu tiên viết về "thi công"
một cảnh quan là Joseph Addison, 1712.
Thuật ngữ "kiến trúc cảnh quan" được phát minh bởi Gilbert Laing Meason
vào năm 1828 và Frederick Law Olmsted đã sử dụng làm một tiêu đề chuyên
nghiệp năm 1863. Trong suốt thế kỷ 19, thuật ngữ "kiến trúc sư cảnh quan" đã được
nhiều người chuyên nghiệp sử dụng khi thiết kế cảnh quan. Năm 1899, Frederick
Law Olmsted cùng với Beatrix Farrand cùng những người khác đã thành lập
American Society of Landscape Architects (ASLA), và đến năm 1949 International
Federation of Landscape Architects (IFLA) được thành lập.

Suốt thế kỷ 19, quy hoạch đô thị đã trở thành một nhu cầu cần thiết. Sự kết
hợp giữa vườn cảnh quan truyền thống và quy hoạch thành phố mới nổi đã tập trung
vào Kiến trúc cảnh quan độc đáo của nó để đáp ứng những nhu cầu này. Trong nửa
cuối thế kỷ 19, Frederick Law Olmsted đã hoàn thành nhiều công viên có ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động Kiến trúc cảnh quan ngày nay. Trong số này có Central
Park ở New York City , Prospect Park tại Brooklyn, New York và hệ thống công
viên Emerald Necklace ở Boston.
Kiến trúc cảnh quan tiếp tục phát triển như là một môn học thiết kế, phản
ứng với những chuyển động khác nhau trong kiến trúc và thiết kế trong suốt thế kỷ
20. Thomas Church là một kiến trúc sư cảnh quan quan trọng trong nghề ở giữa thế
kỉ. Cuốn sách của ông, “Gardens Are For People”, và nhiều quy hoạch tổng thể
khuôn viên và các dự án thiết kế khu dân cư chịu ảnh hưởng thiết kế môi trường ở
California, và trên cả nước. Roberto Burle Marx ở Brazil đã kết hợp phong cách
quốc tế và thực vật bản địa và nền văn hóa của Brazil cho một nguyên tắc thẩm mỹ
mới. Ngày nay, sự đổi mới tiếp tục giải quyết các vấn đề thách thức với các giải
pháp thiết kế hiện đại với quy hoạch tổng thể, cảnh quan, và các khu vườn.
Ian McHarg được xem là một ảnh hưởng quan trọng trong nghề Kiến trúc
cảnh quan hiện đại nói chung và quy hoạch đất đai nói riêng. Trong cuốn “Design


 


 

with Nature”, ông đã phổ biến một hệ thống phân tích các lớp của đất để có sự hiểu
biết đầy đủ về các tính chất của nơi đó. Hệ thống này đã trở thành nền tảng của hệ
thống thông tin địa lý (GIS) ngày nay. McHarg cung cấp mọi khía cạnh chất lượng
của một lớp đất, chẳng hạn như lịch sử, thuỷ văn, thảm thực vật, địa hình… của lớp
đất đó. Phần mềm GIS được sử dụng trong các ngành nghề kiến trúc cảnh quan

ngày nay để phân tích các tài liệu bên trong và bên trên bề mặt trái đất và cũng được
sử dụng tương tự trong bởi các chuyên gia quy hoạch đô thị, địa lý, Lâm nghiệp và
Tài nguyên…
2.3 Lịch sử phát triển các phong cách vườn
Sân vườn có lịch sử trên 4000 năm, nó cùng tồn tại và phát triển song song
với lịch sử của loài người. Những bức tranh về Lăng mộ của người Ai Cập đã có từ
1500 năm trước Công nguyên là những bằng chứng sớm nhất về nghề làm vườn và
thiết kế cảnh quan. Những bức tranh này mô tả về những ao sen được bao quanh bởi
những hàng cây keo và cây cọ. Khu vườn “Darius the Great”, là một khu vườn
truyền thống cổ xưa của người Ba Tư, được ví như một “Vườn thiên đường” và
“Vườn treo Babylon” nổi tiếng là một kì quan của thế giới.
Các khu vườn cổ đại có ảnh hưởng nhất trong thế giới phương Tây là khu
vườn của Ptolemy tại Alexandria và Lucullus đã mang nghề làm vườn truyền thống
đến Rome. Những bức tranh tường ở Pompeii đã cho thấy nó phát triển sau Người
La Mã giàu có đã xây những biệt thự với sân vườn có các tiểu cảnh nước, những
cây cắt tỉa, vườn hoa hồng và những cây có bóng râm.
Tại châu Âu, những khu vườn đã được phục hồi lại ở Languedoc và Île-deFrance vào thế kỉ XIII. Các khám phá về những khu vườn và biệt thự của La Mã cổ
đại đã dẫn đến việc hình thành một phong cách vườn mới, khu vườn thời Phục hưng
Ý những năm cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI. Đầu tiên là những công viên công
cộng được xây dựng bởi những người đứng đầu Tây Ban Nha vào thế kỉ XVI ở
châu Âu và châu Mĩ. Phong cách vườn ngay hàng thẳng lối, như vườn Versailles ở


 


 

Pháp, trở thành phong cách chủ đạo cho các vườn ở châu Âu đến giữa thế kỉ XVIII
và sau đó được thay thế bằng Vườn Anh và Vườn Pháp. Thế kỉ XIX, ở Anh,

William Robinson và Gertrude Jekyll đã đề xướng những khu vườn hoang dã và
vườn cây lâu năm. Andrew Jackson Downing và Frederick Law Olmsted thì lại
thích vườn theo phong cách châu Âu và Bắc Mĩ, đặc biệt là ảnh hưởng bởi công
viên công cộng, trường học và cảnh quan ngoại ô.
Thế kỉ XX cũng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố của vườn hiện đại từ tính rõ
ràng của Thomas Church đến những màu sắc đậm và hình thức của kiến trúc sư
người Brasil, Roberto Burle Marx.
2.3.1 Vườn Ba Tư
Điểm đặc trưng của vườn Ba Tư là hệ thống cống dẫn nước dưới đất được
gọi là “Qanats”. Bắt nguồn từ miền Bắc Iran vào khoảng 800 năm Trước công
nguyên, Qanats là hệ thống đưa nước từ tuyết tan vào các cánh đồng để làm thủy lợi
và để sinh hoạt. Thiết kế của người Ba Tư có mối quan hệ tự nhiên với một số khái
niệm của Hồi giáo và họ duy trì chúng trong các nét văn hóa của người Ba Tư trong
suốt thời kì lịch sử hỗn loạn của đất nước. Các vườn Hồi giáo của Tây Ban Nha
được xây dựng trong thế kỉ 14 thì rộng hơn và phức tạp hơn vườn của Bắc Âu cùng
thời. Đặc trưng là vườn có các không gian mở, thiết kế ngói phức tạp và các tiểu
cảnh nước, điêu khắc, thiết kế đã chịu ảnh hưởng của người Moor.
2.3.2 Vườn Ai Cập
Vườn Ai Cập chủ yếu là vườn trong nhà riêng và biệt thự của các quý tộc.
Mục đích chủ yếu của vườn là trồng hoa màu để lấy thực phẩm và hoa phục vụ cho
các lễ hội hay mục đích y tế. Chỉ có một số ít người giàu có vườn nhà phục vụ cho
mục đích làm đẹp, nghỉ ngơi trong các vườn này thường có những cây xanh xếp
thành hàng và hồ bơi được trang trí với cá và các loại thủy cầm. Những vườn trong
các đền thờ văn hóa hay các đền thờ cúng người chết thì lại trồng các loại cây cảnh


 


 


bên ngoài hoặc gần đó. Con đường dẫn vào đền thì được trồng cỏ hoặc trồng cây
trong các vườn nhỏ để lưu trữ hay các vườn cây, hoa, vườn nho giữa các tòa nhà.
Vườn Ai Cập cổ rất khác với vườn ngày nay, nó giống như là một bộ sưu tập thảo
mộc hoặc những mảng hoa dại.

Hình 2.2 : Bản thiết kế một góc vườn trên bức tranh tường trong Lăng mộ
của Nebamun, Thebes.
2.3.3 Vườn Hy Lạp và La Mã
Người Hy Lạp đã đặt những khu vườn của họ xung quanh các ngôi đền và
trang trí đường giao thông và đường bộ bằng những bức tượng điêu khắc. Còn vườn
La Mã là một nơi tĩnh lặng, tránh xa đô thị sầm uất, các loại cây cảnh đã phát triển
cùng với sự phát triển của nền văn minh La Mã.

Hình 2.3 Vườn La Mã


 


 

2.3.4 Vườn Trung Quốc và Nhật Bản
Vườn truyền thống của Trung Quốc và Nhật Bản đều gợi lên cảnh quan thiên
nhiên của núi sông. Điểm khác nhau giữa hai vườn là vườn Trung Quốc là cảnh
quan bên trong của một khu vườn. Những điểm đặc trưng là lối kiến trúc gồm một
nhà thủy tạ bên bờ nước, các lối đi cong, và thường lát gạch hay đá, những hình
trang trí hay các bộ phận có kiến trúc vuông tròn có ý nghĩa sâu sắc thể hiện “trời
tròn đất vuông”. Vườn Trung Hoa không chỉ thể hiện nguyên lý âm dương ngũ
hành, mà còn là sự kết hợp giữa thiên nhiên, triết lý, văn hoá, nghệ thuật rất cao, rất

sâu sắc thể hiện sự sáng tạo nghệ thuật trong không gian ba chiều của tự nhiên trong
đó có hoa cảnh, cây cỏ, hồ nước, núi non… nhằm thể hiện sự gắn bó của con người
với thiên nhiên Vườn Nhât Bản với đặc trưng là các cây xanh được cắt tỉa theo hình
dạng các quả núi, các yếu tố đá là một phần của vườn không như vườn Trung Quốc,
yếu tố đá có thể là một tiểu cảnh trung tâm của cả khu vườn.

Hình 2.4 Vườn Trung Quốc
2.3.5 Vườn Châu Âu
Gồm các vườn Byzantin, vườn Trung cổ, vườn thời kì Phục hưng, vườn
Baroque Pháp, vườn Anglo-Dutch (Hà Lan), vườn Anh… với điểm đặc trưng là các
cây được cắt tỉa theo các dạng hình khối, hình học, vườn không có nhiều cây to cho
bóng râm chỉ có các mảng cỏ xanh và các được trang trí bằng các tượng điêu khắc


 


 

tại những điểm chính của khu vườn. Đường đi trong các khu vườn này thẳng và bố
cục thường là đối xứng.
2.4 Lịch sử phát triển cảnh quan ở Việt Nam
Vườn cảnh là nghệ thuật tạo hình mô phỏng thiên nhiên trong một không
gian giới hạn, làm nền tạo cảnh tôn cao giá trị công trình chính hoặc quần thể công
trình. Vườn cảnh của Việt Nam chịu ảnh hưởng của vườn cảnh Á Đông, có nhiều
nét tương tự vườn cảnh Trung Quốc và Nhật Bản, thường gồm 3 thành phần: mặt
nước, cây xanh và đá núi nhỏ.
Vườn cảnh Việt Nam không nổi tiếng như vườn Nhật, vườn Trung Hoa do
không có những nét đặc trưng rõ ràng và khuôn mẫu cụ thể cũng như độ phổ biến
rộng rãi ra ngoài khu vực. Các vườn cảnh ở Việt Nam, nhất là những khu vườn lớn,

cổ thường mang những nét tương đồng với vườn Trung Hoa như hòn non bộ, thủy
đình, các lầu hóng gió, ngắm trăng, các hồ nước được trồng viền liễu rủ...
Vườn Việt Nam thường là sự thể hiện lại nét tự nhiên của thiên nhiên mộc
mạc, ở Việt Nam vườn cảnh thường được Việt hóa để tạo nên nét riêng và phù hợp
với điều kiện thời tiết, đất đai và văn hóa, lịch sử (Việt Nam là nước vùng nhiệt
đới)... từ đó khiến vườn Việt Nam có những đặc điểm riêng; ví dụ ở vườn Việt Nam,
những yếu tố như nét dân dã và mộc mạc và bản sắc dân tộc luôn được đề cao, coi
trọng và thể hiện. Đó là những nét rất gần gũi với cuộc sống thường nhật ở thôn quê
Việt Nam như: cây đa bến nước, cây khế bờ ao, lũy tre, hàng rào chè tàu hay dâm
bụt, cây cau vương vít bụi trầu, giếng khơi, lu nước với chiếc gáo dừa được tra
chiếc cán tre xinh xắn... Đặc biệt, trong vườn cảnh Việt Nam ở mỗi miền lại thường
có những ngôi nhà mang đậm nét đặc trưng như: nhà ba gian, hai chái ở những
vườn cảnh ở Bắc bộ; nhà rường trong những nhà vườn Huế; hoặc được làm đẹp
bằng những kiểu nhà sàn của dân tộc thiểu số vùng cao. Ở Nam bộ trong vườn
thường có thêm những cây cầu khỉ bằng tre vắt vẻo qua các mương nước như thách
thức du khách đến chơi vườn...

10 
 


 

Chính vì những nét riêng này mà ở Việt Nam có nhà vườn Huế rất đặc biệt,
được nhiều người biết đến, công nhận về tính đặc hữu.
Ở Việt Nam có các khu vườn cảnh cổ đẹp, đáng chú ý như các khu nhà vườn
Huế, các vườn cảnh cổ ở các lăng mộ vua chúa, Tử cấm thành các triều đại vua
chúa phong kiến, vườn trong các đình, chùa cổ...
Trong ngôi nhà cổ truyền của Việt Nam thường có một bộ phận không thể
thiếu được là mảnh vườn. Đây là nơi tăng gia và cũng có thể là nơi cải thiện môi

trường sống, tạo không gian thoáng đãng cho ngôi nhà. Đặc biệt, nhà - vườn ở Huế
đã trở thành một nét đặc sắc của miền Trung Việt Nam. Trong khuôn viên nhà vườn
Huế có nhiều loại cây hoa màu sắc phong phú, cây cảnh tạo dáng thẩm mỹ, cây
bóng mát bốn mùa, cây ăn quả mùa nào thức nấy cùng với hòn non bộ, bể cá vàng,
chuồng chim cảnh... khiến cho khuôn viên nhà vườn Huế là một không gian sinh
động thu nhỏ, vừa có lợi ích kinh tế, vừa có hiệu quả thẩm mỹ nghệ thuật.
Các loại cây thường được trồng trong vườn của công trình tôn giáo tín
ngưỡng là cây đa, cây si và cây đại... góp phần tạo cảnh làm nơi nghỉ ngơi cho
khách thập phương đến thăm viếng và hành lễ đồng thời làm tôn giá trị nghệ thuật
kiến trúc, tạo cảm giác thanh tịnh, trang nghiêm cho công trình tôn giáo. Hoa sen là
loại cây quen thuộc và phổ biến trong kiến trúc Phật giáo.
Vườn thượng uyển là vườn cảnh dành riêng cho nhà vua và hoàng gia cùng
quan lại cao cấp trong triều đình phong kiến thưởng thức và du ngoạn. Cố đô Huế
của triều nhà Nguyễn còn để lại những khu vườn cảnh có giá trị như: vườn Ngự
uyển trong Tử Cấm Thành Huế, vườn Cơ hạ trong Hoàng thành, vườn Tĩnh tâm Giả
viên với mặt nước, hồ sen kết hợp với các kiến trúc hành lang, Thủy tạ tạo nên một
khung cảnh nên thơ, u tịch.

11 
 


 

Hình 2.5 Vườn cảnh trong nhà vườn Huế

12 
 



 

Chương 3
MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu
Đề tài được triển khai thực hiện nhằm các mục tiêu sau đây :
- Tìm các thông tin về những loại vật liệu trang trí được sử dụng trong
các sân vườn ở huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. Theo đó phân loại chúng
theo các tiêu chí như nguồn gốc xuất xứ, chất liệu và hình dáng.
- Tìm hiểu sự ứng dụng của các loại vật liệu trang trí trong cảnh quan sân
vườn ở các nhà biệt thự, khu du lịch sinh thái và các quán cà phê ở Thuận An,
Bình Dương.
3.2 Nội dung
Để đạt được các mục tiêu đề ra, đề tài tập trung khảo sát, tìm hiểu và nghiên cứu các
nội dung sau :
3.2.1 Khảo sát các vật liệu trang trí ở Thuận An, Bình Dương
Điều tra, khảo sát tại các quán cà phê sân vườn, khu du lịch sinh thái, các nhà
biệt thự tại huyện Thuận An, Bình Dương để thu thập số liệu liên quan đến chủng
loại, chất liệu, hình dáng, kích thước,…
Khảo sát tính đa dạng của các loại vật liệu tại các cửa hàng buôn bán vật liệu
như các cửa hàng bán đá, cửa hàng gốm…

13 
 


×