Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG POLYME SIÊU HẤP THỤ NƯỚC VÀ POLYME TỰ HỦY ĐỂ CHẾ TẠO BẦU ƯƠM CÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 45 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
Khoa Công nghệ Hoá học
- - - - -o0o- - - - -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG POLYME SIÊU HẤP THỤ NƯỚC
VÀ POLYME TỰ HỦY ĐỂ CHẾ TẠO BẦU ƯƠM CÂY

Giáo viên hướng dẫn: TS. Trịnh Đức Công
TS. Nguyễn Thế Hữu
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Vân Anh

Hà Nội: 2016

1


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận này được thực hiện tại Viện Hóa học - Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam.
Em xin trân trọng cảm ơn TS. Trịnh Đức Công đã hướng dẫn tận tình
và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn
thành khoá luận tốt nghiệp.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới thầy TS. Nguyễn Thế Hữu cùng toàn
thể các thầy cô trong Khoa Công nghệ hóa học - Trường Đại học Công nghiệp
Hà Nội đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích và tạo mọi điều kiện để
em có khả năng hoàn thành khóa luận này.
Em xin cảm ơn các thầy, các cô, bạn bè, người thân và các anh chị


thuộc Phòng vật liệu polime - Viện hoá học - Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam đã dạy bảo, giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện cho em
hoàn thành khoá học và thực hiện thành công khoá luận tốt nghiệp này.
Tuy nhiên do việc tham gia nghiên cứu khoa học còn ít thời gian, việc
tiếp cận với thực tế chưa nhiều nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất
định mà bản thân chưa thấy được. Em rất mong được sự góp ý của Quý Thầy
Cô và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.

Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Vân Anh

2


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
PE

Polyetylen

HCCN

Hữu cơ công nghiệp

CEC

Dung tích trao đổi cation

CDH


Cellobiose dehydrogenaza

VINAGAMMA

Trung tâm nghiên cứu và triển khai công nghệ bức xạ

AMS-1

Polyme giữ ẩm cho cây trồng

HDPE

Hight Density Polietylen

LDPE

Low-Density Polyetylen

PP

Polypropylene

PLA

Polylactic axit

PCL

Polycaprolactan


SCÂCĐ

Sức chứa ẩm cực đại

PVC

Polyvinyl clorua

ĐC

Mẫu đối chiếu

3


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.2. Cơ chế trương và hấp thụ nước của polyme siêu hấp thụ nước
Hình 1.3. Hình ảnh mô tả polyme siêu hấp thụ nước trước khi hấp thụ nước
Hình 2.1: Thước đo kẹp điện tử Mitutoyo, Nhật Bản
Hình 3.1. Khả năng giữ nước của đất cát theo thời gian (ngày)
Hình 3.2: Biến thiên chiều cao cây sau 100 ngày (cm)
Hình 3.3: Biến thiên thời gian héo lá (ngày)
Hình 3.4:Khả năng phát triển của rễ cây keo sau mỗi chu sinh sinh trường

4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Quy định cỡ bầu cho từng loại cây.................................................14

Bảng 3.1. Độ trương của polyme siêu hấp thụ nước trong............................33
các dung dịch phân bón...................................................................................33
Bảng 3.2. Độ trương của polyme siêu hấp thụ nước trong các dung dịch muối
.........................................................................................................................33
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của polyme siêu hấp thụ nước đến (SCÂCĐ) của đất 34
Bảng 3.4. Tốc độ sinh trưởng chiều cao của cây keo......................................36
Bảng 3.5. Quá trình phân hủy của bầu ươm....................................................42

5


MỤC LỤC

6


MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển khoa học và công
nghệ thì vật liệu polime cũng được nghiên cứu, ứng dụng nhiều trong đời
sống và trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt hơn nữa, polime có tầm ảnh
hưởng rất quan trọng trong lĩnh vực nông lâm nghiệp.
Một vài năm trở lại đây, do nhu cầu sản xuất giống cây quy mô lớn và
sản xuất rau, hoa, cây cảnh … ngày càng nhiều nên vấn đề tìm ra các loại vật
liệu có thể giữ ẩm, nuôi dưỡng trồng, giảm sự thất và có lợi cho cây trồng
đang được nghiên cứu để ứng dụng vào thực tiễn.
Polime siêu hấp thụ nước là loại polime dạng hydrogel không tan
nhưng có khả năng hấp thụ nước cao. Polime này được đưa vào sử dụng trong
nông nghiệp từ đầu những năm 1980. Có 3 loại hydrogel chính là: copolyme
ghép tinh bột, polyacrylat tạo lưới và polyacrylamit tạo lưới. Việc sử dụng
hydrogel làm tăng lượng ẩm sẵn có ở vùng rễ, có thể giúp cây trồng sinh

trưởng và phát triển trong đất có nguy cơ bị hạn hán hay kéo dài khoảng thời
gian giữa các lần tưới.
Bên cạnh đó, vỏ bầu ươm cây tự hủy cho phép tích hợp nhiều tiến bộ
khoa học kỹ thuật mới như: sử dụng phân viên nén, các loại phân chậm tan,
các loại chất giữ nước, giữ ẩm. Do được tích hợp các công nghệ, nên việc sử
dụng bầu ươm có các ưu điểm như giảm số lần bón phân, tưới nước với một
số một số loại cây trồng ngắn ngày không cần phải bón thúc sau khi ra bầu.
Trên cơ sở đó, em đã chọn nghiên cứu đề tài khóa luận tốt nghiệp là :
“Nghiên cứu ứng dụng polyme siêu hấp thụ nước và polyme tự hủy để chế
tạo bầu ươm cây”. Mục tiêu của khóa luận này là nghiên cứu và đưa ra được
các công thức ứng dụng loại vật liệu polime giữ ẩm kết hợp với bầu ươm cây
tự hủy để chế tạo bầu ươm cây trong nông lâm nghiệp.

7


CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Vai trò của bầu ươm trong sản xuất cây giống [1]
Trồng rừng bằng cây con là phương pháp phổ biến và chủ yếu ở nước
ta hiện nay. Ươm cây con là công tác quan trọng và phức tạp. Chất lượng cây
con tốt hay xấu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng rừng trồng và hiệu quả
của công tác trồng rừng. Nhiệm vụ của công tác ươm cây là trên một đơn vị
diện tích, với thời gian ngắn nhất sản xuất dược số lượng cây con nhiều nhất,
chất lượng tốt nhất, đồng thời giá thành hạ. Muốn đạt được mục tiêu đó phải
giải quyết các khâu về lý luận và kỹ thuật tăng năng suất cây con, thực hiện
thâm canh trong công tác ươm cây. Có nhiều phương pháp sản xuất cây con
như: Sản xuất cây con trên nền thấm nước và nền không thấm nước; Trong
bầu dinh dưỡng; Sản xuất cây con bằng phương pháp nhân giống vô tính:
(Chiết, ghép, giâm hom, nuôi cấy mô...). Mỗi phương pháp có đặc điểm riêng,

về mặt kỹ thuật không thể có quy trình chung cho tất cả các phương pháp.
Tuy vậy về mặt nguyên lý đều có những đặc điểm chung là phải tạo được
nguồn giống tốt điều kiện sinh trưởng của cây con phải thuận lợi...
Bầu gieo ươm cấu tạo gồm 2 phần: Vỏ bầu và ruột bầu.
1.1.1. Vỏ bầu
Là khuôn giữ cho ruột bầu định hình và ổn định. Nên chọn vỏ bầu
không gây cản trở sự trao đổi nước và không khí với môi trường xung quanh
và không làm độc hại và mang sâu bệnh cho cây con, khi bằng và vận chuyển
cây con không hay vỡ bầu, sau khi trồng vỏ bầu có khả năng tự hoại tốt trong
đất, nguyên liệu rẻ tiền, tiện lợi. Các loại vỏ bầu:
- Vỏ bầu bằng P.E: Đây là loại vỏ bầu hiện nay đang được sử dụng rất
phổ biến ở nhiều cơ sở sản xuất cây con trong cả nước, bởi vì tính ưu việt của
nó là: Bền, định hình được ruột bầu tốt, gọn, nhẹ, khi bóng cây và vận
8


chuyển cây đi xa tiện lợi và không dễ vỡ Tuy nhiên hạn chế lớn nhất của loại
vỏ bầu này là không tự hoại được trong đất sau khi trồng, khó trao đổi nước
và không khí với môi trường bên ngoài, dễ tạo ra hiện tượng bức nhiệt. Kích
thước tuỳ thuộc vào tuổi nuôi cây mà định [2].
- Vỏ bầu bằng đất rơm: Thành phần gồm đất thịt + rơm rạ + phân
chuồng hoài + lân được dùng khuôn đóng thành vỏ có kích thước tùy thuộc
vào tuổi nuôi cây.Tỷ lệ pha trộn: 100 kg đất + 3 kg rơm rạ + 2 kg phân
chuồng loại trong đó có 5% phân lân. Loại vỏ bầu này có thành phần chất
dinh dưỡng cho cây, dễ lưu thông nước, không khí, vật liệu sẵn. Tuy nhiên
thời gian nuôi cây không được lâu, khi bóng cây, vận chuyển đi trồng, nặng
và dễ vỡ nếu nuôi cây lâu rễ đâm xuyên qua vỏ bầu. Một số nơi còn sử dụng
loại vỏ bầu bằng tre, nứa, đan... Có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn
có tại địa phương và thời gian nhàn rỗi để làm. Ngoài ra trên thế giới hiện nay
một số nước tiên tiến còn sử dụng vỏ bầu bằng giấy, có nhiều tiện lợi song giá

thành cao so với các loại vỏ bầu khác.
- Vỏ bầu hữu cơ: loại vỏ bầu này được làm từ thân lá, phụ phẩm nông
nghiệp nguyên liệu từ các sản phẩm phụ nông nghiệp dồi dào như rơm rạ và
thân lá cây trồng sau thuhoạch. Kết quả thử nghiệm ban đầu cho thấy,loại vỏ
bầu hữu cơ có thể sử dụng tốt để trồngcác loại cây hàng năm và làm bầu cho
các loạicây lâm nghiệp. Người dân có thể sản xuất cácnguyên liệu làm bầu từ
các nguồn vật liệu sẵncó tại địa phương, giúp tận dụng được nguyênliệu và
nguồn lao động (Số liệu nghiên cứu chưa công bố). Sử dụng vỏ bầu hữu cơ
công nghiệp (HCCN) cho phép tích hợp nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới
như: sử dụng phân viên nén, các loại phân chậm tan, các loại chất giữ nước,
giữ ẩm, có thể trồng bằng máy… Do được tích hợp các công nghệ, bầu
HCCN có các ưu điểm như giảm số lần bón phân, tưới nưới, với một số một
số loại cây trồng ngắn ngày không cần phải bón thúc sau khi ra bầu. Cho đến
nay các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của việc sử dụng vỏ bầu HCCN,
9


kết hợp sử dụng các loại giá thể đến quá trình sinh trưởng và phát triển của
cây trồng còn rất ít.
Ngoài hai loại vỏ bầu chính ở nước ta còn sử dụng vỏ bầu làm từ giấy
hoặc gieo trực tiếp trên khay có lỗ. Những loại vỏ bầu này thường ít sử dụng
do tính ưu việt của nó hạn chế.
1.1.2. Ruột bầu
Ruột bầu là môi trường trực tiếp nuôi cây, thành phần ruột bầu gồm đất
và phân bón. Đất làm ruột bầu thường sử dụng loại đất có thành phần cơ giới
nhẹ hoặc trung bình, phân bón là phân hữu cơ đã ủ hoài (phân chuồng, phân
xanh), phân vi sinh và phân vô cơ. Tuỳ theo tính chất đất, đặc tính sinh thái
học của cây con mà tỷ lệ pha trộn hỗn hợp ruột bầu cho phù hợp. Ví dụ: Hỗn
hợp ruột bầu để gieo ươm cây Keo là: 94% đất + 5% phân chuồng 10/0 supe
lân. Hỗn hợp ruột bầu gieo ươm cây Mỡ là: 85% đất + 10% phân chuồng +

4% đất hun + 1 % supe lân. Đất đóng bầu nên chọn đất cát pha hoặc thịt nhẹ
đất tầng mặt có độ sâu từ 0 - 30 cm. Tốt nhất là lấy được đất dưới tán rừng
Thông, Keo. Theo kinh nghiệm của một số cán bộ lâm nghiệp lấy đất ở nơi có
nhiều phân giun đùn lên là tốt. Đất khai thác về cần được phơi ải, đập tơi nhỏ,
sàng sạch cỏ rác, đá sỏi... qua lưới sắt có đường kính lỗ sàng nhỏ 0,5 - 1 cm,
thường khai thác và phơi ải đất trước 10- 15 ngày. Phơi ải đất: Phun một ít
nước cho đất đủ ẩm, rải đất dày 5-7 cm lên nền phẳng ngoài trời, dùng một
tấm vải mưa trong suốt phủ lên trên đống đất, lấy gạch hoặc khúc gỗ chặn kín
mép của tấm vải mưa, để nguyên như vậy trong vòng 4-5 ngày là đủ.
Đất ruột bầu sau khi đã xử lí xong, nếu chưa dùng đến ngay thì nên
chất đống bảo quan trong kho đất. Nếu để ngoài trời thì lấy một tấm vải mưa
phủ lên trên để tránh cho đất bị nhiễm lại mầm mống sâu, nấm bệnh hoặc cỏ
dại. Đất và phân để tạo hỗn hợp ruột bầu phải được trộn đều trước khi đóng
bầu. Ruột bầu không nên đóng quá chặt hoặc quá lỏng, ruột bầu phải đảm bảo

10


độ xốp, độ ẩm. Độ xốp của ruột bầu 60 - 70%, kích thước bầu phải phù hợp
với tuổi nuôi cây.
Bảng 1: Quy định cỡ bầu cho từng loại cây
TT Cỡ bầu (cm)
1
12x18
2
8x 12
3

7x 11


Loài cây
Thông nhựa, trám trắng
Thông đuôi ngựa, mỡ, lát hoa, lim,
xa mộc
Keo tai tượng, keo lá tràm

Tuổi cây
12-18 tháng
6-12 tháng
3-5 tháng

Hình 1.1. Trình tự các bước làm bầu ươm
Trình tự các bước đóng bầu: Trộn hỗn hợp ruột bầu, kiểm tra độ ẩm của
đất, mở miệng túi bầu, dồn đất vào bầu (Nén chặt 1/3 đáy bầu còn 2/3 bầu
phía trên lỏng hơn), hoàn chỉnh bầu. Luống để xếp bầu phải có nền phẳng.
Tuỳ theo tình hình khí hậu, đất đai mà tạo mặt bằng đáy luống chìm hay bằng.
Đáy luống chìm bố trí thấp hơn mặt vườn ươm 5 - 7 cm, chiều rộng đáy luống
1 - 1,2 m, chiều dài luống tuỳ theo các khu đất của vườn, có thể 5, 10, 15 m...
Luống bằng được bố trí bằng mặt vườn ươm. Xếp bầu theo hàng tạo thành
luống bầu theo đáy luống. Dùng đất tơi mịn vun xung quanh luống để cố định
luống bầu.

11


1.2. Sử dụng một số loại vật liệu tiên tiến trong chế tạo bầu ươm
1.2.1. Polyme siêu hấp thụ nước
Polyme siêu hấp thụ nước là loại polyme dạng hydrogel không tan
nhưng có khả năng hấp thụ nước cao. Có 3 loại hydrogel chính là: copolyme
ghép tinh bột, polyacrylat tạo lưới và polyacrylamit tạo lưới.

Polyme siêu hấp thụ nước được biết tới vào đầu những năm 1950 cùng
với việc đưa các chất đa điện ly tổng hợp để làm bền và gia cố cấu trúc đất
[3]. Việc sử dụng hydrogel làm tăng lượng ẩm sẵn có ở vùng rễ, nhờ đó kéo
dài khoảng thời gian giữa các lần tưới. Khả năng giữ nước phụ thuộc vào cấu
trúc đất, loại hydrogel và kích thước hạt (bột hoặc hạt), độ muối của dung
dịch đất và sự có mặt các ion.
Sản phẩm thường được bán trên thị trường có khả năng hấp thụ 350400g nước/1g polyme khô và tạo ra một nguồn nước dự trữ trong đất để cây
trồng hấp thu. Việc sử dụng polyme siêu hấp thụ nước để giữ ẩm và dinh
dưỡng, sử dụng nước và phân bón hiệu quả ngày càng trở nên quan trọng đặc
biệt khi nguồn nước sẵn có bị hạn chế.
1.2.1.1. Ảnh hưởng của polyme siêu hấp thụ nước tới khả năng giữ ẩm và tính
chất đất
Polyme siêu hấp thụ nước có khả năng cải tạo tính chất đất nhờ hấp thụ
một lượng lớn nước. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng polyme siêu hấp thụ nước
có thể giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển trong đất có nguy cơ bị hạn
hán. Polyme này cũng làm tăng khả năng giữ nước của đất cát và làm chậm
thời điểm cây héo khi bay hơi mạnh. Bổ sung polyme siêu hấp thụ nước cũng
làm giảm tốc độ bay hơi của đất [4].
Cơ chế trương và hấp thụ nước của polyme siêu hấp thụ nước
polyacrylat được minh hoạ trên hình 1.2.

12


Hình 1.2. Cơ chế trương và hấp thụ nước của polyme siêu hấp thụ nước
Mạch chính polyme có chứa các nhóm -COOH và COO - ưa nước. Khi
đưa vào môi trường nước, có sự tương tác giữa polyme và dung môi, đó là sự
hydrat hoá do các nhóm -COO- và ion Na+ hút các phân tử nước phân cực và
liên kết hydro giữa các phân tử nước (tương tác tĩnh điện). Các hiệu ứng này
làm giảm năng lượng và làm tăng entropy của hệ. Do bản chất ưa nước, các

mạch polyme có xu hướng phân tán không hạn chế trong nước (xu hướng tan
trong nước), quá trình này cũng làm tăng entropy. Nhờ sự có mặt của chất tạo
lưới tạo thành mạng lưới 3 chiều, lực co đàn hồi của mạng lưới ngăn polyme
trương không hạn chế (hoà tan), kèm theo sự giảm entropy của mạch, khi
chúng trở nên cứng hơn so với trạng thái cuộn rối ban đầu. Có một cân bằng
giữa lực co đàn hồi mạng lưới và xu hướng trương không xác định của mạch.
Đối với các polyme có tính ion, các mạch được trung hoà chứa các điện tích
cùng dấu đẩy lẫn nhau. Tính trung hoà điện tích được duy trì khi các nhóm
-COO- tích điện âm được cân bằng với các ion Na + tích điện dương. Khi tiếp
xúc với nước, các ion Na+ bị hydrat hoá làm giảm lực hút của chúng đối với
các nhóm -COO- (do hằng số điện môi của nước cao). Quá trình này cho phép
các ion Na+ chuyển động tự do bên trong mạng lưới tạo thành áp suất thẩm
thấu bên trong gel. Tuy nhiên, các ion Na+ linh động không thể dời khỏi gel
do chúng vẫn bị hút yếu với các nhóm -COO - dọc theo mạch chính polyme và
giống như là bị giữ lại bởi một màng bán thấm. Do đó, động lực của quá trình
trương là chênh lệch áp suất thẩm thấu bên trong và bên ngoài gel.
13


Việc sử dụng hydrogel làm tăng hiệu quả sử dụng nước do nước thấm
qua vùng rễ sẽ bị giữ lại. Trong những ngày nắng nóng, hệ rễ tóc của thực vật
sẽ hút và làm cạn kiệt hầu hết nước ở khu vực gần vùng rễ làm cho cây bị
héo. Nhờ làm tăng lượng ẩm hữu hiệu, hydrogel giúp làm giảm áp lực nước
của thực vật, nhờ đó thúc đẩy quá trình phát triển và tăng năng suất cây trồng.
Hydrogel cũng làm giảm sự rửa trôi phân bón và là chất mang thuốc trừ sâu,
diệt nấm và diệt cỏ [5].
Nghiên cứu bổ sung hydrogel vào đất nghèo giúp cải thiện khả năng
hấp thu dinh dưỡng của cây trồng và giảm thiểu thất thoát dinh dưỡng do rửa
trôi. Hydrogel cũng hoạt động như một loại phân bón nhả chậm chất dinh
dưỡng [6-7]. Điều này chứng tỏ hydrogel không chỉ có khả năng giữ ẩm, tăng

năng suất cây trồng mà còn giảm thiểu rửa trôi chất dinh dưỡng, nhờ đó ngăn
ngừa ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Iran là vùng đất khô, các hệ thống sản xuất mùa màng đều phải thích
nghi với điều kiện khí hậu này. Để thiết kiệm ẩm trong đất, nhiều loại vật liệu
đã được sử dụng như tàn dư thực vật, cây phủ bổi, chất thải, rác, rơm, rạ và
polyme siêu hấp thụ nước. Phân bò làm tăng sự hấp thụ K và photphat.
Polyme siêu hấp thụ nước làm tăng sự hấp thụ N, P, K. Ảnh hưởng kết hợp
của phân bò và polyme siêu hấp thụ nước làm tăng sự hấp thu dinh dưỡng,
dung tích trao đổi cation (CEC) và cung cấp ẩm cho đất. Sự hấp thụ tối đa làm
tăng năng suất 16,2% và hấp thu đa lượng 9,6% ở cây ngô [8]. Năng suất hạt
đạt cực đại khi sử dụng 65% phân động vật và 35% polyme siêu hấp thụ nước
[9].

14


Nhiều tác giả thừa nhận rằng khi bổ sung polyme siêu hấp thụ nước vào
đất có thể có các tác dụng sau: chống xói mòn đất và dòng chảy mặt, tăng khả
năng thấm, tăng kích thước đoàn lạp đất, giảm dung trọng đất, tăng khả năng
giữ nước, cải thiện khả năng sống sót của cây trồng chịu hạn, cải thiện khả
năng thu hồi dinh dưỡng từ phân bón đã sử dụng và giảm tần suất tưới [1012].
1.2.1.2. Ảnh hưởng của polyme siêu hấp thụ nước tới sự phát triển cây trồng
Nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng polyme siêu hấp thụ nước làm tăng
khả năng nảy mầm và phát triển, tăng khả năng sống sót của cây cũng như
kéo dài thời hạn sử dụng của cây cảnh trong chậu. Bổ sung hydrogel vào đất
có thể kích thích sự phát triển của cây dưa chuột, làm tăng khối lượng khô của
xà lách, củ cải và lúa mì trong môi trường cát [13] hay tăng khối lượng trung
bình của thân, rễ và chiều cao măng Pinus patula tới hơn 800 % [14].
Hydrogel cũng làm tăng số hoa và khối lượng khô của cây dã yên thảo (thuốc
lá cảnh) trong điều kiện khô hạn [15]. Đối với cây đậu tương, việc áp dụng

polyme siêu hấp thụ nước với tỷ lệ 225kg/ha làm tăng cả quá trình phát triển
và năng suất. Năng suất hạt, chất khô tổng số, chỉ số diện tích lá, tốc độ phát
triển của cây và chỉ số thu hoạch đều đạt cao nhất ở tỷ lệ này [16].
Độ ẩm thấp, đặc biệt ở những vùng khô hạn và mưa ít thường hạn chế
sự sinh trưởng của cây nông nghiệp phát triển từ hạt. Sự hấp thụ nước của hạt
và tốc độ nảy mầm sau đó phụ thuộc chủ yếu vào độ ẩm trên bề mặt phân
cách hạt- đất. Hơn nữa, bổ sung polyme siêu hấp thụ nước vào đất cũng làm
giảm áp lực trước và sau khi nảy mầm như tạo váng đất và làm cho đất khô
nhanh.

15


Woodhouse và Johnson [17] đã bổ sung polyme siêu hấp thụ nước vào
cát silic làm khô trong không khí (0,2-2,0mm) giúp tăng tỷ lệ nảy mầm nhờ
tăng lượng nước sẵn có. Sản phẩm polyme siêu hấp thụ nước với sức căng
liên kết với nước trong khoảng hiệu lực cho cây trồng có khả năng tăng độ ẩm
xung quanh hạt nảy mầm. Đưa polyme vào đất cát giúp cải thiện cấu trúc đất,
tăng khả năng nảy mầm của lúa mì (Hordeum vulgare), cỏ ba lá trắng
(Trifolium repens) và xà lách (Lactuca sativa). Khả năng nảy mầm của mẫu
đối chứng chỉ đạt 10% trong khi các mẫu có bổ sung polyme siêu hấp thụ
nước, tỷ lệ nảy mầm tăng từ 3 đến 6 lần. Tuy nhiên, polyme siêu hấp thụ nước
vẫn có thể làm giảm tỷ lệ nảy mầm ở một số loại cây do cung cấp quá nhiều
nước, dẫn đến hạt bị trẩm.
Polyme siêu hấp thụ nước không những tác động đến quá trình sinh
trưởng và phát triển, năng suất của cây trồng mà còn ảnh hưởng có lợi đến
một số đặc điểm trao đổi chất, hoạt tính các enzyme trong thực vật. Thực
nghiệm đã được tiến hành với việc bổ sung hydrogel cho cây yến mạch với tỷ
lệ 60kg/ha sử dụng 3 mức nước tưới (đầy đủ, trung bình và thiếu) nhằm hiểu
rõ hơn cơ chế chịu hạn vả cải thiện chiến lược quản lý nước trong đất. Kết

quả cho thấy hàm lượng nước tương đối trong lá ở cây yến mạch có sử dụng
polyme siêu hấp thụ nước thì cao hơn nhiều. Mặc dù polyme ít có ảnh hưởng
tới sự tích luỹ sinh khối trong điều kiện tưới đủ và trung bình nhưng nó vẫn
làm tăng sinh khối 52,7% trong điều kiện tưới thiếu. Trong điều kiện tưới
không đủ, cây trồng đều bị giảm hoạt tính các enzyme catalaza, peroxidaza,
ascorbate peroxidaza và glutathion reductaza trong lá so với đối chứng [18].

16


Nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng polyme siêu hấp thụ nước làm tăng
khả năng nảy mầm và phát triển, tăng khả năng sống của cây cũng như kéo
dài thời hạn sử dụng của cây cảnh trong chậu. Khi bổ sung polyme siêu hấp
thụ nước vào đất có thể kích thích sự phát triển của cây dưa chuột. Khối
lượng khô của xà lách, củ cải và lúa mì đều tăng khi đưa polyme siêu hấp thụ
nước vào môi trường cát. Trong một thí nghiệm được tiến hành bởi Theron
[19], khối lượng trung bình của thân, rễ và chiều cao trung bình của măng
Pinus patula tăng tương ứng 830, 750 và 340% so với đối chứng khi cây được
trồng trong polyme siêu hấp thụ nước.
Một thí nghiệm được tiến hành bởi Boatright, Balint, Mackay &
Zajicek [20] cho thấy số hoa và khối lượng khô của cây dã yên thảo (thuốc lá
cảnh) tăng khi được trồng trong đất có bổ sung polyme siêu hấp thụ nước
trong điều kiện khô. Polyme có thể duy trì độ ẩm cao hơn so với môi trường
không có polyme.
Nghiên cứu bổ sung polyme siêu hấp thụ nước vào đất nghèo giúp cải
thiện khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây trồng và giảm thiểu thất thoát chất
dinh dưỡng do rửa trôi. Trong điều kiện rửa trôi cao, sự phát triển của cỏ đuôi
trâu được cải thiện và khả năng tích luỹ N trong lá tăng cũng như giảm N bị
rửa trôi. Polyme siêu hấp thụ nước cũng hoạt động như một loại phân bón nhả
chậm chất dinh dưỡng. Mikkelsen [21] đã thí nghiệm với 4 công thức mangan

cho đất trồng đậu tương để xác định ứng đáp khi polyme có trong đất. Tất cả
cây đậu tương đều có hàm lượng mangan và sinh khối cao hơn trừ những cây
đối chứng không có polyme. Trong một thí nghiệm so sánh ảnh hưởng của
trận mưa 2000mm tới quá trình rửa trôi phân bón trong đất cát thấy rằng
polyme siêu hấp thụ nước có thể lưu giữ được lượng N nhiều hơn 400%, K
nhiều hơn 300% so với các loại phân bón nhả chậm và nhả nhanh tiêu chuẩn
[22]. Điều này chứng tỏ polyme siêu hấp thụ nước không chỉ có thể tăng năng
suất và giữ ẩm mà còn giảm thiểu rửa trôi chất dinh dưỡng, nhờ đó ngăn ngừa
ô nhiễm nguồn nước ngầm.
17


1.2.1.3. Khả năng phân huỷ sinh học của polyme siêu hấp thụ nước
Quá trình phân huỷ sinh học trong đất của 2 loại polyme siêu hấp thụ
nước, polyacrylat không tan và copolyme polyacrylat/polyacrylamit không
tan đều được tạo lưới, bởi nấm que trắng Phanerochaete chrysosporium đã
được nghiên cứu. Cả 2 loại polyme đều bị hoà tan và khoáng hoá bởi nấm
nhưng quá trình hoà tan và khoáng hoá của copolyme nhanh hơn là
polyacrylat. Vi khuẩn đất hoà tan polyme kém hơn và không có khả năng
khoáng hoá polyme nguyên vẹn. Tuy nhiên, vi khuẩn đất kết hợp với nấm
trong quá trình phân huỷ polyme trong đất, nấm hoà tan polyme và vi khuẩn
đất thúc đẩy quá trình khoáng hoá. Hơn nữa, các vi khuẩn đất có khả năng
khoáng hoá cả 2 loại polyme sau quá trình hoà tan bởi Phanerochaete
chrysosporium phát triển trong điều kiện tạo ra peoxidaza nấm hay cellobiose
dehydrogenaza hay sau quá trình hoà tan bởi tác nhân Fenton phát quang hoá.
Kết quả chứng tỏ rằng quá trình phân huỷ sinh học của các polyme này trong
đất tốt nhất trong điều kiện tăng tối đa quá trình hoà tan. Khi Phanerochaete
chrysosporium được nuôi cấy trong điều kiện thúc đẩy sự giải phóng
Cellobiose dehydrogenaza (CDH) mà không phải là các peoxydaza phân huỷ
lignin thì nấm hoà tan và khoáng hoá hiệu quả cả 2 loại polyme siêu hấp thụ

nước. Thêm sắt vào mẻ cấy vi khuẩn cũng làm tăng hoạt tính CDH cũng như
tốc độ và mức độ hoà tan và khoáng hoá cả 2 loại polyme. Cả 2 loại polyme
đều bị hoà tan khi được nuôi CDH tinh chế, ion sắt (II) và hydropeoxit [23].

18


Quá trình hấp thụ, phân bố, tỷ lệ và con đường bài tiết một loại polyme
siêu hấp thụ nước polyacrylat sau khi cung cấp một liều duy nhất qua miệng
đã được đánh giá. Các con chuột đực được cung cấp một liều duy nhất từ 26
đến 39mg/kg. Khoảng 98,8% tổng liều cung cấp được bài tiết trong nước tiểu
trong 5 ngày và hầu hết (khoảng 88%) được bài tiết trong 24 giờ đầu. Bài tiết
qua nước thải chiếm khoảng 0,69% tổng liều cung cấp. Việc thu hồi hoạt tính
phóng xạ trong các cơ quan, mô và thân thường nhỏ hơn 0,5% liều được cung
cấp. Mức hoạt tính phóng xạ tổng cộng trong máu nằm trong khoảng 0,75 đến
1,2 ́ g đương lượng/g. Việc loại bỏ hoạt tính phóng xạ tổng cộng qua mật
chiếm không tới 0,1% liều được cung cấp. Kết quả cho thấy polyme siêu hấp
thụ nước bị hấp thụ rất ít và bị loại bỏ nhanh trong nước tiểu sau khi cung cấp
qua miệng [24].
1.2.1.4. Nghiên cứu ứng dụng của polyme siêu hấp thụ nước tại Việt Nam
Hiện nay polyme siêu hấp thụ nước đã được một số Viện Nghiên cứu ở
nước ta như: Viện Hoá học- Viện Hàn lân KH&CN Việt Nam, Trung tâm
nghiên cứu và triển khai công nghệ bức xạ (VINAGAMMA), Viện Công nghệ
Hóa học TP. Hồ Chí Minh đã nghiên cứu chế tạo loại vật liệu này theo nhiều
con đường khác nhau. Trong đó Viện Hoá học đã chế tạo polyme siêu hấp thụ
nước trên cơ sở quá trình trùng hợp ghép gốc tự do axit acrylic và muối
acrylat lên tinh bột sắn có mặt chất tạo lưới divinyl. Sản phẩm có độ hấp thụ
nước 350g/g. Thời gian phân huỷ hoàn toàn trong đất từ 12-15 tháng và có thể
phát huy tác dụng từ 2-3 vụ.


19


Hình 1.3. Hình ảnh mô tả polyme siêu hấp thụ nước trước khi hấp thụ
nước (a); sau khi hấp thụ nước (b) và mô tả quá trình giữ nước cho của AMS1 cho cây trồng (c)
Trên đất bạc màu Sóc Sơn, sử dụng polyme siêu hấp thụ nước đã làm
tăng độ ẩm đất, tăng sức chứa ẩm và tăng khả năng tạo đoàn lạp đất, tạo cho
đất có kết cấu, có chế độ ẩm thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển.
Trên đất bạc màu, bón AMS-1 với mức 50kg/ha làm tăng năng suất phụ phẩm
7-28%, làm tăng năng suất nông sản (hạt, củ) 11-23% [25].
Ảnh hưởng của các biện pháp chống hạn như phủ bổi, phủ màng và sử
dụng polyme siêu hấp thụ nước tới năng suất bông vụ đông xuân ở Đồng Nai
đã được nghiên cứu. Kết quả cho thấy các biện pháp trên đều làm tăng khả
năng giữ ẩm cho bông từ 4-7 ngày trong điều kiện hạn cuối vụ, cao nhất là
công thức bón AMS-1. Trong các biện pháp giữ ẩm, dùng AMS-1 với liều
lượng 25kg/ha cho kết quả tốt nhất, khả năng chịu hạn 7 ngày [25].
Trên đất cát ven biển tại Thừa Thiên Huế, sử dụng chất giữ ẩm AMS-1
có thể duy trì độ ẩm, tăng khả năng sinh trưởng và phát triển cây trồng. Với
liều lượng chất giữ ẩm 35kg/ha, năng suất dưa hấu vụ hè thu có thể tăng tới
71,6% so với đối chứng. Đối với cây lạc vụ đông xuân trên đất cát nội đồng,
sử dụng chất giữ ẩm với liều lượng 35kg/ha làm tăng năng suất lạc lên 45,5%.
Mặc dù không phải bổ sung thêm trong vụ hè thu, chất giữ ẩm vẫn duy trì
hiệu lực tồn dư và tăng năng suất 56,6% so với đối chứng [83]. Polyme siêu
hấp thụ nước AMS-1 làm tăng khả năng sinh trưởng, phát triển, tăng năng
suất cây trồng trên đất gò đồi. Với liều lượng chất giữ ẩm 35kg/ha cho 2 vụ,
năng suất lạc vụ đông xuân có thể tăng 41,3%, vụ hè thu tăng 55,2% so với
đối chứng [26].
Polyme siêu hấp thụ nước cũng có tác động tích cực đến sự sinh trưởng
và phát triển của cây chè trồng mới cũng như chè kinh doanh ở Hải Hà,
Quảng Ninh. Đối với cây chè trồng mới, các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển

20


khi sử dụng AMS-1 đều cao hơn so với đối chứng, trong đó công thức
35kg/ha cho kết quả tốt nhất. Cụ thể tỷ lệ cây chết giảm rõ rệt, khả năng phân
cành tăng 27,6%, khối lượng rễ khô và chiều cao cây tăng đáng kể so với đối
chứng. Nhờ đó, có thể giảm công chăm sóc, tưới tiêu, tăng năng suất chè và
đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Đối với chè kinh doanh, các chỉ tiêu sinh
trưởng và phát triển của mô hình khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản
xuất có sử dụng AMS-1 đều tăng lên rõ rệt, đặc biệt năng suất thu hoạch búp
tươi tăng khoảng 22,5% so với đối chứng [27].
Các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của polyme siêu hấp thụ nước đến
sự sinh trưởng và phát triển của một số cây phân xanh họ đậu (cốt khí, cúc
Thái Lan, đậu mèo, kudzu) trồng trên bãi thải khai thác than của mỏ than Núi
Hồng - Thái Nguyên cho thấy loại polyme này có ảnh hưởng tích cực đến quá
trình sinh trưởng và phát triển của cây, tỷ lệ cây sống, tỷ lệ che phủ đất, năng
suất sinh khối và năng suất chất xanh vượt trội so với đối chứng. Tỷ lệ AMS-1
phù hợp là từ 75-80kg/ha [28].
Qua triển khai ứng dụng ở quy mô sản xuất tại nhiều địa phương, đã
chứng minh được khả năng của polyme siêu hấp thụ nước AMS-1 trong việc
giữ ẩm, chống hạn, cải tạo đất và tăng cường quá trình sinh trưởng, phát triển
của nhiều loại cây trồng, bảo vệ môi trường đem lại các kết quả có ý nghĩa
kinh tế và xã hội cao.
Trung tâm nghiên cứu và triển khai công nghệ bức xạ (VINAGAMMA)
đã nghiên cứu chế tạo chế phẩm có tên gọi “Gam-sorb”. Đây là gel polyme từ
tinh bột sắn biến tính, có khả năng hấp thụ nước cao khoảng vài trăm lần so
với khối lượng khô của chúng ở dạng bột, hạt, vảy để điều hoà độ ẩm. Thời
gian phân hủy của loại Gam-sorb này khá dài. Sau 9 tháng chôn trong đất, sản
phẩm tự phân hủy 85,5%. Theo nhóm tác giả thì sản phẩm này thích hợp với
một số loại cây trồng như: cây dâu tây, cây thông đỏ, cây cải ngọt, cây rau


21


muống… là những cây trồng ngắn ngày, có nhu cầu tăng vụ vào những thời
điểm khô hạn ở các vùng như Tây Nguyên và Trung Trung Bộ.
Viện Công nghệ Hóa học TP. Hồ Chí Minh cũng đã chế tạo sản phẩm
VHHC từ các phế thải nông nghiệp như mùn cưa hay bã mía. Các tác giả cho
biết vật liệu này được chế tạo với độ bền vừa phải là 3 tháng, vừa đủ cho một
vụ mùa.
Bên cạnh những cố gắng nghiên cứu và triển khai công nghệ, một số
đơn vị còn tìm cách nhập khẩu công nghệ và thiết bị để chế tạo polyme siêu
hấp thụ nước. Viện Khoa học Nông nghiệp đã tìm cách nhập khẩu dây truyền
sản xuất polyme siêu hấp thụ nước từ Trung Quốc nhưng những nỗ lực này
đến nay vẫn chưa thành công.
1.2.2. Màng polyetylen có khả năng tự hủy
Vật liệu polyme phân hủy sinh học là một trong những giải pháp quan
trọng trong việc làm giảm lượng chất thải rắn polyme vốn rất khó phân hủy
trong môi trường. Tuy đã ứng dụng thành công trong thực tế nhưng hiện các
sản phẩm polyme phân hủy sinh học chưa được phổ biến rộng rãi.
Sử dụng bầu trồng cây là tiến bộ kỹ thuật hiện được áp dụng rộng răi đối
với các loại cây trồng cạn ngắn ngày như ngô, các loại cây rau, hoa quý hiếm
hay trong kỹ thuật ươm cây. Nhờ sử dụng bầu, các hộ nông dân có thể chuẩn
bị cây con, cây giống đúng thời vụ, giải quyết các khó khăn thời tiết không
thể khắc phục khi gieo trồng các loại cây trồng cạn. Hiện nay sản xuất bầu
được làm theo các cách: sử dụng túi nilong hoặc gieo trực tiếp trên khay có
lỗ. Cả hai cách làm bầu trên trên có các nhược điểm như: i) bầu bằng túi
nilong chỉ sử dụng 1 lần gây lăng phí, tăng chi phí, gây ô nhiễm môi trường;
ii) làm bầu gieo trên khay có thể tích nhỏ, khi ra bầu dễ bị vỡ, thời gian sống
trong bầu ngắn, chất lượng cây giống kém làm năng suất bị giảm.


22


Tuy nhiên do đặc tính cấu trúc của các polyolefin, chúng gồm các đơn vị
metyl lặp đi lặp lại trong cấu trúc của HDPE, các đơn vị metylen và metyl
trong cấu trúc của LDPE và trong PP, với trọng lượng phân tử rất cao, từ vài
trăm đến vài nghìn dalton. Các chất phụ gia sử dụng trong quá trình ổn định
cho polyme làm giảm mạnh tốc độ của quá trình phân hủy của túi nilon.
Ngoài ra, sự phân nhánh tăng của các mắt xích trên mạch làm ngăn cản sự
phân hủy bởi vi sinh vật. Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến quá trình phân hủy
chậm trễ của chất dẻo là sự hạn chế về khả năng hòa tan trong nước của nó.
Kích thước của đại phân tử polyme là rất lớn, nên các vi sinh vật không thể
chuyển trực tiếp nó vào trong các tế bào [29].
Nhựa polyetylen phân hủy theo nhiều cơ chế khác nhau, phụ thuộc vào
điều kiện môi trường mà nhựa được sử dụng và điều kiện sản xuất. Quá trình
phân hủy polyetylen xảy ra do sự đứt gãy các liên kết trong mạch chính và
liên kết biên của polyme tạo ra các phân tử nhỏ hơn. Kiểu phân hủy của
polyme thay đổi phụ thuộc vào điều kiện môi trường mà polyme được sử
dụng, quá trình sản xuất cũng như cấu trúc của polyme [29] theo các cơ chế
khác nhau như cơ chế phân hủy nhiệt, quang, hóa và sinh học, trong đó :
Phân hủy nhiệt : Diễn ra do sử dụng hoặc gia công ở nhiệt độ cao. Ở
nhiệt độ cao hơn nhiệt độ tới hạn, quá trình đứt liên kết diễn ra với tần số cao
dẫn tới phá hủy cấu trúc và tính chất polyme [30].
Phân hủy quang : Khi tiếp xúc với phần mang năng lượng của ánh sáng
mặt trời như bức xạ tử ngoại hay các bức xạ năng lượng cao khác, polyme
hay các tạp chất trong polyme hấp thụ bức xạ và gây ra các phản ứng hóa học
[60-62].
Phân hủy cơ học : Diễn ra do ảnh hưởng của ứng suất- căng cơ học. Quá
trình phân hủy cơ học của vật liệu bao gồm hiện tượng rạn nứt cũng như

những thay đổi gây ra do ứng suất cơ học [30].

23


Phân hủy hóa học : Là quá trình tấn công của các hóa chất như ozon hay
lưu huỳnh trong hóa chất nông nghiệp có thể tấn công mạch polyme làm đứt
liên kết hay gây ra quá trình oxy hóa. Các polyme có chứa nhóm chức cũng
nhạy với ảnh hưởng của nước [30].
Quá trình tự hủy có thể chia làm hai giai đoạn :
Giai đoạn 1: Dưới tác động của ánh sáng, nhiệt độ thích hợp và các yếu
tố môi trường, oxy ngoài môi trường kết hợp với carbon và hydro trong các
phân tử nhựa, dẫn đến liên kết trong phân tử nhựa bị cắt đứt tạo nên các đoạn
mạch nhỏ có chứa các gốc tự do. Khi đó oxi kết hợp với các đoạn mạch nhỏ
trên để tạo thành các nhóm chức có tính chất ưa nước làm tính chất cơ học
của màng nhựa thay đổi, giảm đi lực căng, lực giãn kéo và độ dẻo; màng nhựa
bị thay đổi từ kị nước sang ưa nước; miếng nhựa giòn phân rã thành những
mảnh nhỏ.
Giai đoạn 2: là quá trình phân hủy sinh học được thực hiện bởi các vi
sinh vật, như vi khuẩn, nấm, tảo…Chúng sé phân hủy các oligome thành CO 2,
H2O và sinh khối. Giai đoạn 1 là quan trọng nhất vì nó quyết định vận tốc của
toàn bộ quá trình phân hủy của nhựa.
Polyolefin nói chung và polyetylen nói riêng, có nguồn gốc từ dầu mỏ,
than đá và các nguồn nguyên liệu hóa thạch khác do đó nó phân hủy rất chậm
trong môi trường. Trong thành phần cấu trúc, tính chất hóa học, trọng lượng
phân tử cao và tính kị nước của các polyme này là nguyên nhân chính cản trở
khả năng tự phân hủy trong môi trường của chúng. Vậy để xúc tiến quá trình
tự hủy của các loại vận liệu này cần thiết phải thêm các tác nhân nhằm hạn
chế những trở ngại trên như làm cho polyme ưa nước hơn...Hiện nay có một
số phương pháp xúc tiến quá trình tự hủy của polyolefin như:

- Trộn hợp với các polyme có nguồn gốc tự nhiên như tinh bột,
cellolozo, lignin…các polyme tổng hợp như PLA, PCL…
- Trộn hợp với các chất xúc tiến quá trình oxi hóa chuyên dụng
24


- Tiến hành tiền xử lý với nhiệt, UV, sóng ngắn, bức xạ năng lượng cao
và các phương pháp hóa học.
- Cô lập và phát triển các vi sinh vât có thể làm tăng hiệu quả phá hủy
các polyme đó
- Cải thiện sự gắn các vi sinh vật lên bề mặt polyme. Điều này có thể đạt
được bằng việc sử dụng các nhóm hoạt động bề mặt hoặc gây ra các vi khuẩn
để sản sinh chất hoạt động bề mặt.
- Thông qua biến tính di truyền của vi sinh vật.
Trong nông nghiệp, vấn đề lớn nhất là làm thế nào để loại bỏ chúng ra
khỏi đồng ruộng sau canh tác. Các loại màng cũng như túi nilon sau khi sử
dụng rất khó phân hủy trong một thời gian dài, những mảnh vụn nhỏ của loại
màng này có thể tồn tại trong vòng vài năm. Để giải quyết vấn đề này, đã có
nhiều công trình nghiên cứu nhằm chế tạo màng phủ bổi có khả năng tự hủy.
Đây là vấn đề đã và đang được quan tâm chú ý của ngành công nghiệp nhựa
và các nhà khoa học.
Sử dụng vỏ bầu ươm cây tự hủy cho phép tích hợp nhiều tiến bộ khoa
học kỹ thuật mới như: sử dụng phân viên nén, các loại phân chậm tan, các loại
chất giữ nước, giữ ẩm. Do được tích hợp các công nghệ, nên việc sử dụng
bầu ươm có các ưu điểm như giảm số lần bón phân, tưới nưới, với một số một
số loại cây trồng ngắn ngày không cần phải bón thúc sau khi ra bầu. Cho đến
nay các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của việc sử dụng bầu ươm cây kết
hợp sử dụng các loại giá thể đến quá tŕnh sinh trưởng và phát triển của cây
trồng còn rất ít. Do vậy, cần có các nghiên cứu để sử dụng hiệu quả sản phẩm
vỏ bầu ươm cây tự hủy kết hợp với các giá thể cho các nhóm cây trồng nông

lâm nghiệp.
Trên cơ sở các kết quả tổng quan tài liệu cho thấy việc chế tạo bầu ươm
có vai trò hết sức quan trọng đến việc ươm cây giống cũng như tạo môi
trường sống tốt cho cây con sau khi nảy mầm. Do vậy trong khuôn khổ khóa
25


×