Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN về PHÁT TRIỂN kỹ NĂNG nói CHO học SINH lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.03 KB, 24 trang )

VỀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 7

0


MỤC LỤC

STT
NỘI DUNG
1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.
2

3

4

TRANG
3

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

6

1. Cơ sở lý luận của vấn đề.

6

2. Thực trạng của vấn đề.

6


3.Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.

8

4. Hiệu quả SKKN.

17

PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

20

1/ Kết luận.

20

2/ Những kiến nghị và đề xuất.

21

Tài liệu tham khảo

22

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

1


GV:


Giáo viên

HS:

Học sinh

S1:

Student 1

S2:

Student 2

SKKN:

Sáng kiến kinh nghiệm

TA:

Tiếng Anh

THCS:

Trung học cơ sở

TW:

Trung Ương


XHCN:

Xã hội chủ nghĩa

PHẦN I:
ĐẶT VẤN ĐỀ.

2


LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Tiếng Anh là một công cụ vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội
hiện đại. Không những thế nó còn là công cụ tạo điều kiện để hoà nhập với
cộng đồng Quốc tế và khu vực. TA không những giúp chúng ta tiếp cận được
những thông tin quốc tế về khoa học kỹ thuật, giáo dục văn hoá, y tế, công
nghiệp, nông nghiệp ... đang thay đổi hàng giờ hàng ngày, mà nó còn giúp
chúng ta tiếp cận các nền văn hoá tiên tiến cũng như các sự kiện quốc tế quan
trọng .
Môn ngoại ngữ nói chung và môn tiếng Anh nói riêng trong trường
THCS đóng một vai trò quan trọng trong việc hoàn thành và phát triển nhân
cách của học sinh. Lòng yêu nước, yêu nhân loại, không phân biệt chủng tộc,
giàu nghèo đồng thời rèn luyện khả năng lao động có kỷ luật, có kỹ thuật
cao. Có ý thức học hỏi trau dồi kiến thức để đáp ứng yêu cầu thực tế cuộc
sống, có niềm tin thực hiện sự nghiệp “ Công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất
nước “ “ Dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh .’’ Học
ngoại ngữ giúp cho người học hiểu biết hơn về nền văn hoá, về con người, về
phong tục tập quán, về lối sống văn hoá của con người trên thế giới thông
qua hệ thống các bài đọc hiểu, câu truyện, những bài hội thoại trong mỗi đơn
vị bài học. Giúp các em biến kiến thức trong sách vở thành kiến thức của

mình, có ý thức vươn lên tìm tòi những điều mới lạ.
Do cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập ngoại ngữ
chưa đầy đủ, chưa cập với yêu cầu của thực tế. Thì mỗi giáo viên chúng ta
phải là một nhân tố tích cực, chủ động và tìm tòi cải tiến phương pháp dạy để
phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm đem lại kết quả cao nhất.
Trước kia giáo viên dạy ngoại ngữ thiên về phương pháp dạy truyền
thống; diễn giải lý thuyết, truyền thụ kiến thức một chiều. Nhưng ngày nay

3


với mục đích “ Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học
sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện
của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng
hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
Việc đổi mới nhằm nâng cao chất lượng học học tập của sinh ở các
trường THCS là rất cần thiết. Môn TA ngày càng được phụ huynh HS quan
tâm và đầu tư học cho các em ở các trung tâm TA có giáo viên nước ngoài
giảng dậy. Tuy nhiên với việc đổi mới chưa đồng bộ, thiếu kinh nghiệm,
trang thiết bị phục vụ giảng dạy còn ít, các hình thức dạy còn hạn chế, không
phát huy và làm nổi bật được đặc trưng bộ môn tiếng Anh. Các em học và
tiếp thu ngữ pháp thì rất tốt nhưng việc nói hay giao lưu bằng TA thì rất hạn
chế. Việc dạy tiếng Anh nhằm phát triển kỹ năng nói cho học sinh là một vấn
đề mà hiện nay rất nhiều người quan tâm và đề cập đến.

.

Với các lí do trên, là 1 giáo viên dạy tiếng Anh ở THCS tôi luôn trăn
trở và băn khoăn làm thế nào giúp các em tiếp cận được Tiếng Anh một cách

dễ dàng thông qua 4 kỹ năng cơ bản: Nghe - Nói - Đọc - Viết. Đặc biệt là kỹ
năng nói. Nhiều em tâm lí còn ngại, xấu hổ, nói ấp úng không rõ lời. Vậy
giáo viên phải làm gì để giúp các em vượt qua những khó khăn này? Để TA
sẽ là tiếng Anh giao tiếp, để khi giao tiếp với bạn bè nước ngoài , chúng ta tự
tin, mạnh dạn hơn và đặc biệt là các em có hứng thú với môn học.
Để thực hiện được mục đích trên, tôi tiến hành rèn luyện kỹ năng nói
cho các em phù hợp với từng loại bài: qua bài khoá, qua mẫu câu, qua trò
chơi … để các em thực hành trong các giờ học của mình. Đặc biệt là rèn
luyện kỹ năng nói trong các giờ ngoại khoá, các trò chơi bằng TA. Với mục
đích thầy là người dẫn đường chỉ lối, đóng vai trò hướng dẫn. Và trò là
những thành viên tích cực chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức và sử

4


dụng tri thức. Hoạt động nói phải được diễn ra bất kỳ một tiết học nào trong
tuần.
Thời gian qua tôi được phân công giảng dạy TA lớp 7E, 7F, 7G, 7C
Trường THCS Văn lang ... Tuy nhiên thì kỹ năng nói của các em còn rất hạn
chế. Phần lớn các em ngại nói, không thích nói. Trước tình hình đó, tôi mạnh
dạn tìm hiểu và cải tiến phương pháp giảng dậy, đồng thời kết hợp với
phương pháp dậy truyền thống trong việc rèn luỵên kỹ nói nói cho các em.
Tôi thấy kết qủa học tập của các em ngày càng khả quan. Từ chỗ ngại học
các em có hứng thú với tiết học hơn. Giờ học nói không còn đơn điệu , buồn
tẻ nữa. Dưới đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc phát triển kỹ
năng nói cho học sinh lớp 7

PHẦN II:
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


5


1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
Dạy học là một nghề sáng tạo. Trong dạy học có hai đối tượng được
chú ý đến, đó là người dạy (Thầy) và người học (Trò). Thầy là người truyền
thụ tri thức đẻ trò tiếp thu tri thức. Như vậy giữa thầy và trò có một khoảng
cách, hay nói cách khác là sự khác biệt về trình độ. Muốn trò tiếp thụ được
kiến thức mà thầy truyền đạt thì bắt buộc phải có một con đường. Đó chính
là con đường nhận thức. Muốn nhận thức tốt thì người dạy cần có cách làm
tốt nhất, hiệu quả nhất đó chính là cách vận dụng các phương pháp dậy học
hiệu quả nhât. Chúng ta cần phải đổi mới phương pháp dậy học để đáp ứng
với yêu cầu của thực tế.
Xuất phát từ đặc điểm tâm lý học sinh THCS cho nên việc đề ra
phương pháp dậy học cũng phải căn cứ vào qui luật của nhận thức, căn cứ
vào đặc điểm tâm lý của học sinh có thế mới có phương pháp phù hợp để đạt
kết quả cao.
2. Thực trạng của vấn đề:
a. Về học sinh
Đây là một trường trọng tâm cua thành phố và của tỉnh, nên hầu hết
học sinh học ở đây là những em có ý thức cũng như khả năng nhận thức rất
tốt. Các em ý thức học tốt, say mê với môn học. Các em đã học TA ở cấp I ba
năm nên cũng đã nắm bắt được phương pháp học tập bộ môn, đã có vốn kiến
thức cơ bản để tiếp cận được chương trình TA THCS. Cha mẹ các em rất
quan tâm và sát sao với việc học của con em mình. Cơ sở vật chất của nhà
trường tương đối đầy đủ. Tuy nhiên do đặc trưng riêng của môn học không
chỉ đòi hỏi các em có năng khiếu mà còn đòi hỏi các em sự say mê với môn
học, sự cần cù chịu khó. Mới đầu các em còn hào hứng sôi nổi , nhưng sau
đó do chương trình ngày càng khói. Một số em còn coi đây là môn phụ, môn


6


năng khiếu nên chưa đầu tư thời gian cũng như chưa biết cách học bộ môn
này nên các em sợ học, ngại học TA và không còn hứng thú với môn học
nữa.
b. Về thực trạng dậy và học ngoại ngữ hiện nay
Trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên còn thiên về phương pháp
dạy cũ hay phương pháp truyền thống, Thầy dạy – trò nghe và chép lại. Mọi
hoạt động trong giờ học đều phụ thuộc vào giáo viên . Do vậy chưa phát huy
được vai trò tích cực, chủ động của học sinh. Các em tham gia vào bài miễn
cưỡng, không khí lớp học buồn tẻ .
Trang thiết bị phục vụ cho dạy và học còn nghèo nàn. Số lượng HS
trong mỗi lớp còn đông. Nhằm tránh được tình trạng dậy chay, dậy theo
phương pháp truyền thống chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm
tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tự khám phá, tự phát hiện, tự tìm kiếm kiến
thức cho bộ môn mình học dươí sự chỉ đạo của thầy .
Để phát huy được kỹ năng nói của học sinh, đòi hỏi người giáo viên
phải nắm bắt được yêu cầu của bài, của tình huống , từ vựng cũng như mẫu
câu mới. Giáo viên cần nghiên cứu kỹ vấn đề cũng như việc lựa chọn các
phương pháp thích hợp trước khi tiến hành luyện tập kỹ năng nói cho các
em.
Từ thực trạng đó tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm của mình nhằm
rèn luyện và phát triển kỹ năng nói cho học sinh thông qua các giờ học.
Nhằm giải quyết một phần nào đó trong quá trình dậy và học ngoại ngữ,
cũng như đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dậy học cảu Bộ giáo
dục và Đào tạo.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.

7



Cũng như hình thưc rèn luyện các kỹ năng khác thì quá trình dạy và
rèn luyện kỹ năng nói của học sinh thông qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Giới thiệu tình huống.
Giai đoạn 2: Thực hành.
Giai đoạn 3: Kiểm tra.
Giai đoạn 4: Củng cố.
Trước khi tiến hành hoạt động nói, bao giờ giáo viên cũng phải chú ý
vào phần mình định nói, vấn đề mình định nói. Giáo viên giới thiệu ngữ
cảnh, tình huống cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn dể giúp cho học sinh định hướng
đúng, chuẩn bị tốt cho những gì mình định nói.
Giáo viên đưa ra các hình thức hoạt động khác nhau, các bối cảnh
cũng như các tình huống đa dạng để tạo đươc các hình thức tổ chức phong
phú, hướng dẫn học sinh. Giáo viên biết vận dụng hợp lý các thủ thuật trong
quá trình dạy và sử dụng tranh ảnh hợp lý giúp cho gìơ học được sinh động,
hấp dẫn.
Trong quá trình dạy giáo viên phải tập trung chú ý đến từng đối tượng
học sinh cũng như các hình thức rèn luyện nhằm năng cao khả năng nói đạt
hiệu quả cao. Không nên ngắt lời khi các em đang nói, cũng như những lúc
các em mắc lỗi nhằm tạo cho các em dức tính tự tin và nhạy bén của mình
trong giao tiếp. Luôn tạo không khí vui vẻ trong lớp. Không nên có thái độ
khi các em nói sai, phát âm cha đúng. Làm sao để các em thực hiện được các
yêu cầu giao tiếp hàng ngày bằng TA trong lớp học và ngoài lớp học.
Diễn đạt các nội dung giao tiếp đơn giản hàng ngày liên quan đến các
chủ điểm và nội dung ngôn ngữ đã học trong chương trình.
Trong quá trình giảng dạy chúng ta có thể sử dụng cả Tiếng Anh và
Tiếng Việt cần tạo cho học sinh hỏi lại giáo viên hoặc hỏi lẫn nhau để gây
hứng thú, phát huy được tính tích cực của học sinh. Giáo viên phải luôn quan


8


tâm đến tâm lý lứa tuổi và sở thích của học sinh để đưa ra những thủ thuật
phù hợp. Và giáo viên cũng cần chú ý thay đổi hình thức giới thiệu đề gây
hứng thú cho học sinh, tạo không khí học tập vui vẻ, thoải mái.
Dưới đây là một số hình thức tôi đã vận dụng trong các giờ dậy của
mình.
HÌNH THỨC 1:
Luyện tập nói theo tình huống trong bài hội thoại (Practising
dialogues).
Hình thức này được tiến hành sau các tiết bái khoá của mỗi đơn vị bài
học cũng như trong các hội thoại mở.
Mục đích:
- Phát triển kỹ năng giao tiếp của học sinh.
- Các em nắm được nội dung bài khoá và vận dụng linh hoạt vào
thực tế.
- Phát huy được tư duy sáng tạo và khả năng giao tiếp của học sinh
thông qua hình thức làm việc theo cặp, nhóm.
Cách làm:
- Sau khi các em đã học xong bài khoá. Giáo viên thay thế một số từ
ngữ trong bài khoá hoặc giáo viên có thể đưa ra một số từ và yêu cầu học
sinh tái tạo bài khoá theo tình huốn của bài.
- Học sinh làm việc theo cặp.
- Yêu cầu 3- 4 cặp lên thực hiện bài của mình. Với tư cách làm trên
học sinh có thể ghi nhớ bài khoá cũng như cách vận dụng tình huống của
bàivào thực tế một cách rõ ràng, linh hoạt.
Cụ thể tôi đã tiến hành như sau:

9



UNIT 3:

Activities.

Lesson 82: Good morning. B2. ( P135)
Bước 1: Giáo viên giới thiệu bài khoá(B2) bằng cách đưa ra một bức tranh
và hỏi học sinh:

- What sport is this?
- Would you like to play sports?
- When do you often play sports?
- Who often play with you?

If you want to invite your friends to play with you. What will you do?
Bước 2: GV hướng dẫn HS cách mời, nhận và từ chối lời mời. Các em nghe
đài và nhắc lại 2 lần.
Bước 3: HS gập sách- Làm việc theo nhóm.
Bước 4: Một vài HS lên thực hiện bài của mình.
Ví dụ:

ST1: Come and play volleyball, Tuan.
ST2: I’m sorry. I don’t think I can.
ST1: That’s too bad. Why not?
ST2: Well, I should visit my grandmother.
ST1: Can you play on the weekend?
ST2: Yes, I can.
ST1: All right. See you on Saturday afternoon.
ST2: OK. Bye.

ST1: Bye.

- Học sinh thay thế từ gạch chân bằng các từ gợi ý sẵn có để thực hiện
bài hội thoại của mình (Không được nhìn vào sách). Sau đó GV đưa ra một
vài hình ảnh hay tình huống để các em tự xây dựng một bài hội thoại như
bài mẫu. Cho các em làm việc theo cặp. Sau đó GV gọi một số cặp lên trình
bày.

10


Ví dụ: Tomorrow, you have a day off. What would you invite your
friend to do? Work in pairs and make a similar dialogue.
HÌNH THỨC 2:
Luyện tập và nói theo mẫu câu( Practising structures)
Mục đích:
- Giúp học sinh nắm được từ mới, mẫu câu và việc sử dụng mẫu câu
trong thực tế.
- Học sinh chủ động ghi nhớ từ và mẫu câu.
Hình thức: Bằng những việc làm cá nhân, theo cặp, theo nhóm thông
qua các bài tập thực hành :
- Bài tập thay thế ( Substitution)
- Bài tập nhắc lại ( Repetition)
- Bài tập chuyển hoá ( Transformation)
- Bài tập thay thế tự do ( Free Substitution )
Đây là những hình thức bài tập hay giúp cho học sinh thực hành một
cách đơn giản dễ hiểu.
Giáo viên cần chú ý đến mẫu câu để lựa chọn phương pháp luyện tập
cho phù hợp.
Cụ thể tôi tién hành như sau:

UNIT 1 : Back to school.
Lesson 5: My names and addresses. B4-5 (P16- 17).
Giáo viên sử dụng sơ đồ để giới thiệu về các địa điểm và khoảng cách
giữa các địa điểm đó.
Bước 1: Giáo viên sử dụng bài tập nhắc lại ( Repetition ) cho học sinh
nhắc lại đồng thanh mẫu câu theo băng đài ( GV)
T: How far is it from your house to school?
ST1: It’s about one kilometer.

11


Bước 2: GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp hỏi và trả lời về các
khoảng cách giữa các địa điểm theo sơ đồ sau. Sau đó gọi một số cặp lên
thực hiện bài của mình.
post
office
ofice

school
2km

park

500m
1km

3km

hous

e

stadiu
m

4km

5km
museum

Bước 3: GV cho các em nói về khoảng cách từ nhà mình đến các địa
điểm trên.
UNIT 8 : Places.
Lesson 46: Asking the way. A3-4 (P81- 82).
Giáo viên sử dụng sơ đồ để giới thiệu về các địa điểm và vị trí giữa các
địa điểm đó.
Bước 1: Giáo viên cho học sinh nhắc lại đồng thanh mẫu câu
T: - Could/ Can you show / tell me the way to the supermarket, please?
+ Is there…...................... near here?
+ Could you tell me how to get to…...............
+ Could you show me the way to…..................
+ Could you tell me how to get there?
ST1: Go straight ahead. Take the first street on the right. The supermarket is
on your right.
T gives maps and Ss practice.

12


Bank


Hotel

Shoe store

Post office

Bước 2: GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp hỏi và trả lời về các địa
điểm theo sơ đồ. Sau đó gọi một số cặp lên thực hiện bài của mình.
Bước 3: GV cho các em nói về đ ường từ nhà đến các địa điểm của
Th ành phố.
HÌNH THỨC 3:
Trao đổi thông tin( exchanging information)
Thực hiện ổ các tiết thực hành và ngoại khoá.
Mục đích:
Giúp HS trao đổi cho nhau những thông tin mà mình có nhằm phát
triển kỹ năng giao tiếp cho các em.
Hình thức:
HS làm việc theo nhóm. Cử đại diện một em nói và các em ổ nhóm
khác nghe có thể hỏi hoặc bổ sung thêm ý kiến cho bạn.

Có hai hình thức

thực hiện.
1. Hoàn chỉnh thông tin
Cách tiến hành:
- GV chuẩn bị phiếu học tập có ghi thông tin hai bên A-B.
- Một nhóm có thông tin bên B.
- Một nhóm có thông tin bên A
- Bên B thông tin đầy đủ, bên Athông tin bị bỏ trông. Các bạn bên A có

nhiệm vụ hỏi và các bạn bên B có nhiệm vụ trả lời.

13


Cụ thể tôi tiến hành như sau:
UNIT 11: Keep fit and stay healthy.
Lesson 67: A check – up A2-3 (P108-109)
Mục đích luyện tập: Cho HS hỏi và nói về các hoạt động trong ngày.
GV phát phiếu cho các nhóm như đã phân công: một nhóm có thông tin bên
A, một nhóm có thông tin bên B.
A

B

MEDICAL RECORD

MEDICAL RECORD

School: Nguyen Du school

School: ............................

Class:.............................

Class: 7A

*FULL NAME

*FULL NAME


- Forenames: Van Kien

- Forenames: .................

- Surname:.............................

- Surname: Tran

- Address:................................

- Address: 66 Ham Long street HN

Male:

Male:

Female

Female

-Age: 12

-Age: ....................

- Weight: .........................kg.

- Weight:

41.kg.


- Height:..........................cm.

- Height:

140 cm.

Nhóm A hoàn chỉnh thông tin của mình bằng cách đặt câu hỏi.
VD: What class is he in?

Nhóm B nghe và trả lời.

Nhóm A hỏi

Nhóm B trả lời

S1: What class is he in?

S1: He is in class 7A

S2: Whatis his surname?

S2: It’s Tran.

...............................................................................
Sau đó nhóm B lại hỏi lại nhóm A dể hoàn chỉnh thông tin cho nhóm
của mình.
2. Trao đổi thông tin cá nhân. (Exchanging personal information)

14



Đây là một trong những hình thức hay nhất trong hoạt động giao tiếp.
HS tự nói về các thông tin về bản thân, gia đình, sở thích, môn học hay
những công việc mà mình yêu thích.........................
Cách tiến hành:
- GV đư ra chủ điểm của bài nói ( có thể cho một số từ gợi ý)
- HS có thể làm việc theo cặp hoặc một cá nhân lên nói các thông tin
của mình và các bạn khác sẽ hỏi để kiểm tra lại thông tin của bạn nói.
Cụ thể tôi tiến hành như sau:
UNIT 10: Health and hygiêne.
Lesson 63: My routine. A 2-3( P100-101).
Yêu cầu của bài là sau khi học, các em có thể nói về các hoạt động
hàng ngày của bản thân. Hỏi và trả lời về các hoạt động hàng ngày và thời
gian các hoạt động đó thông qua nhật kí hàng ngày.
6.00
6.30
6.45.
11.30
4.30

Get up
Breakfast
go to school
lunch
soccer

6.30
7.00


dinner
watch TV

S1: What time do you get up?
S2: I get up at 6 o’clock.
S1: When do you go to school?
S2: I go to school in the morning.
S1: Do you play soccer after school?
S2: Yes, I do
...................................................................................
HÌNH THỨC 4:
Luyện tập nói thông qua các trò chơi ( Guessing games )
Mục đích:

15


- Giúp cho không khí giờ học các em thay đổi: sôi nổi, dễ hiểu, gây
hứng thú cho các em.
- Các em vận dụng Tiếng Anh linh hoạt, tự nhiên vào các hoạt động
giao tiếp qua các trò chơi một cách nhanh chóng.
Hình thức:
- HS có thể làm việc theo nhóm, cặp hoặc cả lớp.
Cách tiến hành:
Bước 1: Chuẩn bị đồ dùng: tranh, ảnh, giấy.............
Bước 2: Hướng dẫn HS thực hiện trò chơi.
Bước 3: Đưa ra đáp án đúng.
Chúng ta có thể thực hiện thông qua một số trò chơi như: đoán hình
(Guess the pictures); đoán câu ( Guess the sentences); điệu bộ( mine); What
and Where; net works, Bingo.....nhằm nâng cao kỹ năng nói và giao tiếp cho

các em.
Đây là hình thức học mà chơi, chơi mà học nên rất được các em HS
thích thú, áp dụng nhanh và đặc biệt là nó thay đổi được không khí học tập
trong lớp. Các hình thức trò chơi thường được áp dụng với các em HS lớp 6 ,
7 và rất dễ để sử dụng trong mỗi tiết học đặc biệt là ở phần warm-up.
Cụ thể tôi tiến hành như sau:
UNIT 4: At school
Lesson 21. Schedules. A 3-4( P43-44)
Yêu cầu của bài là học sinh phải nắm được tên của các môn học, cách
nói về thời gian cũng như thời khoá biểu của từng buổi học. Trước khi bắt
đầu bài mới, GV yêu cầu học sinh nhớ lại tên của các môn học thông qua trò
chơi KIM’SGAME. Sau đó các em sẽ viết lại tên của các môn học đó. HS
nào viết nhanh nhất, được nhiều từ nhất thì HS đó sẽ là người thắng cuộc.
1. Math
2. Natural science.
- Biology
- Physics

4. History
5. Geography
6. Civic Education: GDCD
7. Physical Education: TD

16


- Chemistry
8. Fine Arts
3. Vietnamese language and literature
9. Music

10. Technology
11. English
- Class meeting: sinh ho¹t líp
- School assemble: chµo cê ( tËp hîp toµn trêng)
- Selective subjects: c¸c m«n tù chän
..............................................
4. Hiệu quả của SKKN:
4.1. Hiệu quả.
Trong quá trình thực hiện các bước luyện tập kĩ năng nói cho học sinh,
tôi thấy kết quả học tập của các em nâng lên rõ rệt. Các em hào hứng hơn với
môn học. Khả năng nói cũng như khả năng giao tiếp tiến bộ rõ rệt. Các emđã
biết phát huy được khả năng chủ động , tích cực trong quá trình lĩnh hội kiến
thức và xây dưng kiến thức mới. Các em phát huy được tinh thần tập thể, khả
năng hoạt động tập thể: theo cặp theo nhóm… đáp ứng được yêu cấu đổi mới
về phương pháp giảng dạy của Bộ giáo dục và Đào tạo. Giờ học tiếng Anh
trở nên sôi nổi, sinh động có sức lôi cuốn học sinh .
Việc đổi mới phương pháp dậy học đã giúp xây dựng mối quan hệ mật
thiết giữa thầy–trò, trò - thầy và các mối quan hệ giao tiếp lành mạnh, giúp
các em tích cực trong hoạt động giao tiếp của mình. Các em được rèn luyện
nhiều hơn , tự giác hơn và giúp các em tự tin hơn vào các năm học tiếp theo.
Đề tài này tôi áp dụng với các em học sinh các lớp khối 6,7 mà tôi đã
dậy trong những năm qua. Tôi nhận thấy việc sử dụng các phương pháp đổi
mới có rất nhiều ưu điểm. Các em rất thích thú, say mê với môn học. Tôi
thường tự rút kinh nghiệm sau mỗi tiết học. Tự mình tìm ra những ưu điểm,
nhược điểm và tham khảo đồng nghiệp để rút ra những bài học cần thiết
nhất, nhằm hoàn thiện và từng bước nâng cao chất lượng giờ dạy cũng như
kết quả học tập của các em. Kết quả chất lượng môn tiếng Anh tại các lớp

17



6E, 6F, 6G, 6C và 7A, 7F, 7G, 7C trường THCS Văn Lang - Việt Trì - Phú
Thọ trong năm học 2010-2011 và học kỳ I năm học 2011-2012 đã có nhiều
khả quan. Cụ thể kết quả như sau.

Năm học

2010-2011
2011-2012

Lo¹i

Kết quả khảo sát đầu

Năm học 2010-2011,

năm

Học kì I 2011-2012

Giỏi

Khá

Tb

Yếu

Giỏi


Khá

Tb

Yếu

%

%

%

%

%

%

%

%

35.5

40.2

16.9

7.4


45.6

45.3

6.2

2.9

42.5

16.4

5.3

55.6

33.6

9.1

1.7

35.8

Năm học 2010-2011

Học kì I 2011-2012

Giỏi


Tăng 10.1%

Tăng 19.8%

Khá

Tăng 5.1%

Giảm 9.5%

TBình

Giảm 10,7%

Giảm.3%

YÕu

Giảm 4.5%

Giảm 3.6%

Qua kết quả hai năm học 2010 - 2011 và học kỳ I năm học 2011 –
2012, chúng ta có thể thấy rõ được sự tiến bộ của các em trong quá trình học
của mình. Tỉ lệ học sinh khá giỏi ở tất cả các khối đều tăng lên, tỷ lệ học sinh
trung bình và yếu giảm đi. Đặc biệt là ý thức học TA của các em khác hẳn so
với hồi đầu năm. Các em cảm thấy tự tin và mạnh dạn hơn trong giao tiếp.
Giờ học TA trở nên sôi nổi, lôi cuốn các em. Các em yêu thích môn học,
không còn cảm giác ngại ngùng khi nói TA nữa.
4.2 Bài học kinh nghiệm

Muốn có kết quả cao trong việc dạy và học thì công việc chuẩn bị của
thầy và trò là rất cần thiết. Thầy phải chuẩn bị các giáo cụ trực quan như:

18


Pictures, posters cards, cues, books, realias ... và kết hợp với việc chuẩn bị
bài ở nhà của các em là vô cùng quan trọng, tập cho các em xây dựng cho
mình một vốn từ để áp dụng cho giờ nói .
Giáo viên luôn tạo ra môi trường tiếng trong quá trình học ngoại ngữ.
Giáo viên phải luôn biết khích lệ học sinh sử dụng kiến thức đã học để sử
dụng trong giao tiếp.
- Giáo viên không nên quá chú ý đến lỗi của học sinh trong khi nói.
Hãy để các em nghe và nói tự nhiên. Đừng bao giờ buộc học sinh phải dừng
nói trong khi học sinh đó đang cố gắng diễn tả ý nghĩa của mình bằng tiếng
Anh, làm như vậy sẽ khiến các em cảm thấy sợ mắc lỗi khi nghe và nói.
4.3. Ý nghĩa
SKKN này giúp GV Tiếng Anh cấpTHCS hiểu rõ hơn về vai trò và
tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ nói chung và việc học TA nói riêng.
Giúp GV nhận thức đúng về vai trò của việc đổi mới phương pháp dậy học,
phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo trong việc truyền đạt kiến
thức cho HS, đáp ứng được yêu cầu của Đảng và Nhà nước
4.4. Nhược điểm cơ bản :
- Do điều kiện vật chất còn chưa đầy đủ lớp học đông lại gần các lớp
khác nên giờ luyện tập dễ gây tiếng ồn, làm ảnh hưởng đến các lớp khác .
- Phương tiện cũng như đồ dùng chưa đầy đủ, chưa chính xác. Các tài
liệu tham khảo, hướng dẫn còn hạn chế. Gây nhiều khó khăn cho giáo viên
dạy ngoại ngữ .

PHẦN III :

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

19


1. Kết luận
Qua quá trình giảng dạy môn tiếng Anh văn ở trường THCS tôi xin rút
ra một số kinh nghiệm sau:
- Để phát huy được tối đa 4 kỹ năng Nghe – Nói- Đọc – Viết giáo viên
cần phải có phương pháp dạy học tốt để có sức thu hút đối với các em trong
giờ học. Việc phát triển kỹ năng nói cho học sinh sẽ đóng góp rất nhiều đến
kết quả rèn luyện và phát triển kỹ năng khác của các em.
- Giáo viên tạo môi trường thực hành tốt cho các em thông qua giờ
ngoại khoá. Câu lạc bộ tiếng Anh, trò chơi giải trí, hay những bài hát thu hút
các em giúp tiết học sinh động, học sinh dễ hiểu bài
- Giáo viên cần chú ý đến việc tập trung tìm hiểu kiến thức, nội dung
của từng bài để lựa chọn phương pháp dạy học, luyện tập và các hính thức
khác nhằm giúp cho bài học có kết quả
- Giáo viên không ngừng học hỏi, trao đổi kiến thức với các bạn đồng
nghiệp, đọc báo, xem ti vi … nhằm đáp ứng được với những yêu cầu ngày
càng cao và những thay đổi của thực tế. Giúp các em cập nhật thông tin
chính xác, nhanh chóng.
- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên không nên máy móc quá khi các
em mắc lỗi. Bình tĩnh , kiên nhẫn và động viên các em khi các em mắc lỗi
khen và động viên các em kịp thờ . Khuyến khích được tinh thần hiếu học
của các em. Xây dựng được không khí học tâp sôi nổi, tự nhiên trong lớp
học. Không để giờ học gò bó, khô khan.
- Hướng dẫn các em học tập theo cặp, theo nhóm nhằm hỗ trợ và bổ
sung kiến thức cho nhau .
- Để thực hiện đúng các quy trình trên, tôi đã góp phần làm cho khả

năng giao tiếp của các em được nâng cao cũng như đạt hiệu quả cao trong
quá trình học .

20


2. Kiến nghị và đề xuất :
- Trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học : băng, đài, sách giáo khoa, các
tài liẹu hướng dẫn giảng dậy.
- Trường nên bố trí và tổ chức cho học sinh có một phòng học nghe,
thực hành riêng nhằm tránh gây tiếng ồn, ảnh hưởng đến các lớp bên cạnh .
- Số học sinh của một lớp còn đông ( 40-45 em) gây khó khăn cho việc
học tập của các em. Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng về các kỹ năng cho
giáo viên đặc biệt là kỹ năng nghe và nói.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về cách luyện kỹ năng nói của
học sinh thông qua các hoạt động giao tiếp. Từ đó nhằm nâng cao chất lượng
giảng dạy và học tập của thầy và trò. Mặc dù có nhiều cố gắng, song sáng
kiến này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của các nhà chuyên môn, các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh
nghiệm của tôi được hoàn chỉnh và phong phú hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Việt Trì, ngày 1 tháng 4 năm 2012
Người viết SKKN

Phạm Thị Hồng Nhung

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adrihers-Adrian Dof, Teach book, A training course teachers.

21



2. Nguyễn Hạnh Dung, Một số vấn đề đổi mới phương pháp dậy học ở
trường THCS.
3. Nguyễn Văn Lợi, Teacher/s books class 6,7,8,9, Nhà xuất bản giáo dục.
4. Nguyễn Văn Lợi, Students’books, Nhà xuất bản giáo dục
5. Tài liệu tham gia khoá học bồi dưỡng thường xuyên cho GV THCS chu kỳ
III (2004-2007), Nhà xuất bản giáo dục

22


PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
...........................................................................................................................
.
...........................................................................................................................
.
...........................................................................................................................
.
...........................................................................................................................
.
...........................................................................................................................
.
...........................................................................................................................
.
...........................................................................................................................
.
...........................................................................................................................
.
...........................................................................................................................

.
...........................................................................................................................
.
...........................................................................................................................
.

23



×