Tải bản đầy đủ (.docx) (157 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học để phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông pô kô, tỉnh kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.43 MB, 157 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

HUỲNH VĂN CHUNG

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHỤC HỒI VÀ QUẢN
LÝ BỀN VỮNG RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN LƯU VỰC
SÔNG PÔ KÔ, TỈNH KON TUM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

HUỲNH VĂN CHUNG

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHỤC HỒI VÀ QUẢN
LÝ BỀN VỮNG RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN LƯU VỰC
SÔNG PÔ KÔ, TỈNH KON TUM

Chuyên ngành: LÂM SINH
Mã số: 9620205



LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. TRẦN VĂN CON
2. PGS.TS. NGUYỄN DANH

Hà Nội - 2018


1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả phân tích nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
kỳ công trình nào khác. Luận án có kế thừa một phần số liệu và kết quả của đề tài:
“Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp phục hồi và quản lý hệ thống rừng phòng hộ
đầu nguồn ở Tây Nguyên” do PGS.TS. Trần Văn Con chủ trì, tác giả là cộng tác
viên chính của đề tài và là người thực hiện chính các nội dung nghiên cứu đã sử
dụng trong luận án. Phần số liệu và các kết quả nghiên cứu đã được sự đồng ý của
chủ nhiệm đề tài và những người tham gia cho phép sử dụng vào luận án.
Tác giả luận án

Huỳnh Văn Chung


2

LỜI CẢM ƠN


Luận án được hoàn thành tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam trong
khuôn khổ chương trình đào tạo tiến sĩ khóa 24.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam; Ban Đào tạo và Hợp tác quốc tế của Viện; Lãnh đạo sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Chi cục Lâm nghiệp, các Ban quản lý rừng phòng hộ, các đơn vị
chủ rừng tỉnh Kon Tum; Lãnh đạo Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để
hoàn thành luận án.
Trong thời gian thực hiện luận án, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ, hướng
dẫn tận tình và chu đáo của PGS.TS. Trần Văn Con và PGS.TS. Nguyễn Danh là
những người hướng dẫn khoa học, qua đây tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
nhất về sự giúp đỡ đó.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học và đồng nghiệp công tác tại
Viện Nghiên cứu Lâm sinh, đặc biệt là nhóm nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu các giải
pháp tổng hợp phục hồi và quản lý hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn ở Tây
Nguyên” đã tận tình giúp đỡ tác giả trong công tác ngoại nghiệp và nội nghiệp phục vụ
cho luận án. Tác giả xin trân trọng cảm ơn GS.TS.Võ Đại Hải, GS.TS. Nguyễn Xuân
Quát, TS. Vũ Tấn Phương và các nhà khoa học khác đã có những ý kiến góp ý quý báu
để tác giả bổ sung và hoàn thiện luận án.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, người thân trong gia đình,
bạn bè đồng nghiệp đã động viên, hỗ trợ về vật chất và tinh thần để tác giả có thêm
nghị lực hoàn thành luận án này.
Hà Nội, tháng 2/2018
Tác giả
Huỳnh Văn Chung


3


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
B
BQL
BQLRPH
BĐKH
CP
DCM
D1.3
Dt
ĐDSH
G
G+TN
Hd
HGĐ
HST
HSTR
Hvn
LK
LK-G
LK-N
LK-NK
LK-PH
LK-TB
LRLK
LRRL
LRRL-N
LRRL-NK
LRRL-PH

LRTX
LRTX-G
LRTX-N
LRTX-NK
LRTX-PH
LRTX-TB
LSNG
M
MC3
MCC

Từ viết đầy đủ
Sinh khối (tấn/ha)
Ban quản lý
Ban quản lý rừng phòng hộ
Biến đổi khí hậu
Độ che phủ thảm tươi cây bụi (%)
Dòng chảy mặt (m3/ha/năm)
Đường kính tại vị trí 1,3m (cm)
Đường kính tán cây (m)
Đa dạng sinh học
Tiết diện ngang (m2/ha)
Hỗn giao gỗ tre nứa
Độ dày tầng đất (cm)
Hộ gia đình
Hệ sinh thái
Hệ sinh thái rừng
Chiều cao cây (m)
Rừng lá kim
Lá kim giàu

Lá kim nghèo
Lá kim nghèo kiệt
Lá kim phục hồi
Lá kim trung bình
Rừng hỗn giao lá rộng, lá kim
Rừng lá rộng rụng lá
Lá rộng rụng lá nghèo
Lá rộng rụng lá nghèo kiệt
Lá rộng rụng lá phục hồi
Rừng lá rộng thường xanh
Lá rộng thường xanh giàu
Lá rộng thường xanh nghèo
Lá rộng thường xanh nghèo kiệt
Lá rộng thường xanh phục hồi
Lá rộng thường xanh trung bình
Lâm sản ngoài gỗ
Trữ lượng (m3/ha)
Trữ lượng gỗ chất lượng xấu (m3/ha)
Trữ lượng gỗ chết (m3/ha)


4

N
Nts
N/D
NLKH
OTC
RPH
RT

RTN
RPHĐN
QXTV
TC
TM
TN
TN+G
XM

Mật độ tầng cây cao (cây/ha)
Mật độ cây tái sinh (cây/ha)
Phân bố số cây theo cỡ đường kính
Nông lâm kết hợp
Ô tiêu chuẩn
Rừng phòng hộ
Rừng trồng
Rừng tự nhiên
Rừng phòng hộ đầu nguồn
Quần xã thực vật
Độ tàn che tầng cây cao (%)
Độ che phủ thảm mục,vật rơi (%)
Tre nứa
Hỗn giao tre nứa, gỗ
Lượng đất xói mòn (tấn/ha/năm)


5

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT.....................................................iii
MỤC LỤC................................................................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG.....................................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH.........................................................................................x
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1. Sự cần thiết của đề tài........................................................................................1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................................2
2.1. Ý nghĩa khoa học.........................................................................................2
2.2. Ý nghĩa thực tiễn..........................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................3
3.1. Mục tiêu chung............................................................................................3
3.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................3
4. Những đóng góp mới của đề tài.........................................................................3
5. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu.....................................................................3
5.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................3
5.2. Địa điểm nghiên cứu....................................................................................3
6. Giới hạn nghiên cứu...........................................................................................3
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu.................................................................3
6.2. Giới hạn về phạm vi nghiên cứu..................................................................4
7. Cấu trúc và bố cục luận án.................................................................................4
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU................................................................5
1.1. Một số khái niệm có liên quan........................................................................5
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới..................................................................7
1.2.1. Những nghiên cứu về vai trò phòng hộ đầu nguồn của rừng.....................7
1.2.2. Những nghiên cứu về phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn......................12
1.2.3. Những nghiên cứu về quản lý bền vững rừng phòng hộ đầu nguồn........14


6


1.3. Tình hình nghiên cứu ở trong nước...............................................................16
1.3.1. Những nghiên cứu về vai trò phòng hộ đầu nguồn của rừng...................16
1.3.2. Những nghiên cứu về phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn......................21
1.3.3. Những nghiên cứu về quản lý bền vững rừng phòng hộ đầu nguồn........25
1.3.4. Những nghiên cứu có liên quan ở Tây Nguyên và Kon Tum..................27
1.4. Thảo luận chung............................................................................................29
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................31
2.1. Nội dung nghiên cứu.....................................................................................31
2.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................32
2.2.1. Quan điểm và cách tiếp cận nghiên cứu..................................................32
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng.........................................33
2.3. Đặc điểm khu vực nghiên cứu.......................................................................44
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................................47
3.1. Thực trạng rừng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum...47
3.1.1. Xây dựng bản đồ hiện trạng các trạng thái RPHĐN lưu vực sông Pô Kô
.......................................................................................................................... 47
3.1.2. Hiện trạng các trạng thái RPHĐN lưu vực sông Pô Kô..........................48
3.1.3. Hiện trạng các trạng thái RPHĐN theo đơn vị hành chính cấp huyện thuộc
lưu vực sông Pô Kô..............................................................................................50
3.1.4. Hiện trạng trữ lượng các trạng thái RPHĐN lưu vực sông Pô Kô..............53
3.2. Thực trạng quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon
Tum...................................................................................................................... 56
3.2.1. Kết quả điều tra, đánh giá kỹ thuật phục hồi RPHĐN lưu vực sông Pô
Kô, tỉnh Kon Tum.............................................................................................56
3.2.2. Tài nguyên lâm sản, đa dạng sinh học và khả năng tạo nguồn sinh kế của
RPHĐN lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum....................................................58
3.2.3. Mối quan hệ của cộng đồng dân cư với nguồn tài nguyên rừng..............62
3.2.4. Thực trạng quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Pô Kô, tỉnh
Kon Tum...........................................................................................................64

3.3. Đặc điểm lâm học của RPHĐN lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum............74
3.3.1. Các chỉ tiêu bình quân của rừng..............................................................74


7

3.3.2. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao................................................................82
3.3.3. Cấu trúc N/H của các trạng thái rừng lá rộng thường xanh.....................89
3.4. Đặc điểm cấu trúc rừng mong muốn đáp ứng các chức năng phòng hộ đầu
nguồn trong lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum..................................................92
3.4.1. Luận chứng về chức năng và các cơ chế thực hiện các chức năng PHĐN
của rừng............................................................................................................92
3.4.2. Cấu trúc C của các trạng thái rừng phòng hộ đầu nguồn.........................94
3.4.3. Cấu trúc rừng mong muốn đáp ứng các chức năng PHĐN của rừng.......99
3.5. Đề xuất các giải pháp phục hồi và quản lý RPHĐN lưu vực sông Pô Kô, tỉnh
Kon Tum............................................................................................................112
3.5.1. Nhóm giải pháp về kỹ thuật lâm sinh phục hồi RPHĐN.......................112
3.5.2. Nhóm giải pháp về quản lý sử dụng rừng bền vững, đa chức năng.......118
3.5.3. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách...................................................123
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................127
1. Kết luận..........................................................................................................127
2. Tồn tại............................................................................................................129
3. Khuyến nghị...................................................................................................129
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.......................................................................130
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................131
A.TIẾNG VIỆT..................................................................................................131
B. TIẾNG NƯỚC NGOÀI.................................................................................136
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 139



8

DANH MỤC CÁC BẢNG
{

Bản
g
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17

Tên bảng
Diện tích các trạng thái rừng PHĐN thuộc lưu vực sông Pô Kô,
tỉnh Kon Tum
Diện tích và phân bố các trạng thái RPHĐN theo đơn vị hành

chính các huyện trong lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum
Hiện trạng trữ lượng các trạng thái rừng PHĐN theo 3 loại rừng
lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum
Hiện trạng diện tích các trạng thái rừng theo các chủ thể quản lý
trong lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum
Hiện trạng diện tích rừng và đất lâm nghiệp các trạng thái rừng
theo các BQL RPHĐN trong lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum
Phân tích SWOT về thực trạng quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn
của các BQL RPH
Các chỉ tiêu lâm học bình quân của các trạng thái RPHĐN
Các chỉ tiêu bình quân của rừng tre nứa hỗn giao cây gỗ trong
khu vực rừng PHĐN
Các chỉ tiêu bình quân của rừng tre nứa thuần loài trong khu vực
RPHĐN
Các chỉ tiêu bình quân của rừng tre nứa trong các trạng thái
RPHĐN
Tổ thành rừng, độ nhiều cá thể và số loài trong các OTC của
trạng thái rừng LRTX giàu
Tổ thành rừng, độ nhiều cá thể và số loài trong các OTC của
trạng thái rừng LRTX trung bình
Tổ thành rừng, độ nhiều cá thể và số loài trong các OTC của
trạng thái rừng LRTX nghèo
Tổ thành rừng, độ nhiều cá thể và số loài trong các OTC của
trạng thái rừng LRTX phục hồi
Kiểm tra N/H theo phân bố Weibull, Meyer, và khoảng cách của
các trạng thái rừng LRTX lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum
Chỉ tiêu cấu trúc rừng thực tế liên quan đến chức năng phòng hộ
của các trạng thái rừng PHĐN lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon
Tum
Dòng chảy bề mặt (DCM) và lượng đất xói mòn (XM) trong các

trạng thái rừng PHĐN

Tran
g
49

70

80

100


9

3.18
3.19
3.20

Lượng dòng chảy mặt phụ thuộc vào các chỉ số cấu trúc RPHĐN
lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum
Lượng đất bị xói mòn phụ thuộc vào các chỉ số cấu trúc RPHĐN
lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum
Biện pháp kỹ thuật lâm sinh đề xuất cho từng đối tượng và mức
độ suy thoái


10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hìn
h
2.1
2.2
2.3
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16

Tên hình
Các bước xây dựng bản đồ hiện trạng RPHĐN lưu vực sông Pô
Kô, tỉnh Kon Tum
Sơ đồ bố trí OTC điều tra các trạng thái RPHĐN tại khu vực
nghiên cứu
Bản đồ lưu vực sông Pô Kô
Bản đồ hiện trạng rừng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Pô Kô
Chỉ số Renyi của rừng lá rộng thường xanh thuộc lưu vực sông

Pô Kô, tỉnh Kon Tum
Diện tích các trạng thái rừng thuộc lưu vực sông Pô Kôtheo các
chủ thể quản lý
Phân bố tiết diện ngang thân cây của các trạng thái rừng LRTX
Trữ lượng, tiết diện ngang bình quân và sai tiêu chuẩn của các
trạng thái rừng PHĐN
Mật độ rừng, mật độ tái sinh và SD của các trạng thái rừng PHĐN
Tổng sinh khối tươi bình quân và sai tiêu chuẩn của các trạng thái
rừng PHĐN
Các chỉ tiêu bình quân và sai tiêu chuẩn của rừng tre nứa trong
khu vực RPHĐN lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum
Phân bố các loài tham gia tổ thành thực vật của các trạng thái
RLRTX thuộc lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum
Xu hướng biến động giữa tổng số loài với số loài chiếm ưu thế
trong các trạng thái RLRTX
Cấu trúc N/H của các trạng thái rừng lá rộng thường xanh trong
lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum
Cấu trúc N/H theo dạng phân bố Weibull của các trạng thái rừng
LRTX lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum
Phân bố chiều cao bình quân các trạng thái rừng LRTX thuộc lưu
vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum
Biến động về giá trị trung bình và sai tiêu chuẩn của một số chỉ
tiêu cấu trúc liên quan đến chức năng phòng hộ
Xu hướng biến động chỉ số tổng hợp cấu trúc rừng liên quan đến
khả năng phòng hộ của các trạng thái rừng PHĐN
Tương quan giữa một số chỉ tiêu cấu trúc rừng liên quan đến khả

Tran
g
34

38
45
47
59
69
76
77
78
79
81
87
88
90
91
96
97
98
99


11

3.17
3.18
3.19
3.20
3.21
3.22
3.23
3.24


năng phòng hộ của các trạng thái rừng PHĐN
Tương quan giữa lượng dòng chảy mặt và lượng đất bị xói mòn
theo cấu trúc rừng của các trạng thái rừng PHĐN
Bản đồ mô hình số độ cao lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum
Biến thiên dòng chảy mặt ở các trạng thái rừng PHĐN thuộc lưu
vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum
Biến thiên lượng dòng chảy mặt theo cấu trúc rừng (C) và lập địa
(hd/s)
Biến thiên lượng đất xói mòn ở các trạng thái RPHĐN lưu vực
sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum
Biến thiên lượng đất xói mòn theo cấu trúc rừng (C) và lập địa
(hd/s)
Tỷ lệ (%) mức độ suy thoái RPHĐN ở lưu vực sông Pô Kô, tỉnh
Kon Tum
Tỷ lệ diện tích theo khả năng phòng hộ của RPHĐN thuộc lưu
vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum

101
102
103
105
106
108
110
111


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Sông Pô Kô nằm ở phía Tây của tỉnh Kon Tum và là phụ lưu của sông Sê
San với diện tích lưu vực khoảng 3.210 km2 và chiều dài 152 km. Sông bắt nguồn
từ đỉnh núi cao Chư Prong thuộc huyện Đăk Glei, chảy theo hướng Bắc - Nam.
Đoạn thượng nguồn dài khoảng 21,5 km mang đặc điểm sông miền núi chảy trong
thung lũng hẹp dốc, với độ dốc khoảng 3,3 %. Đoạn trung lưu thoải hơn có độ rộng
lòng sông khoảng 20 - 30 m trong mùa kiệt và 50 - 70 m trong mùa lũ, có độ dốc
khoảng 1,8 %. Độ cao thượng nguồn của lưu vực khoảng 2.000 m và giảm dần tới
chỗ hợp lưu của sông Đăk Bla, Pô Kô và đổ vào hồ Yaly.
Lưu vực sông Pô Kô nằm trong vùng mưa lớn, lượng mưa bình quân năm tới
2.500 mm. Lượng mưa lớn nên tiềm năng nước khá dồi dào, mật độ sông suối cao
(1 km/km2), modul dòng chảy lớn (khoảng 40 l/s.km2), tổng lượng nước khoảng 3,7
tỷ m3/năm (chiếm trên 25 % lượng nước toàn bộ của các lưu vực sông trên địa bàn
tỉnh Kon Tum). Theo Báo cáo Quy hoạch Thủy lợi năm 2015, lượng nước trên lưu
vực sông PôKô cung cấp cho các lĩnh vực chính bao gồm nông nghiệp, công
nghiệp, sinh hoạt và môi trường với tỉ lệ tương ứng lần lượt là 81,24 %, 1,98 %,
3,74 % và13,04 % (Võ Ngọc Quỳnh Trâm và cs, 2015 [52]). Chính vì vậy, có thể
nói việc quản lý nguồn nước mặt và nước ngầm trên lưu vực sông Pô Kô đã và đang
là vấn đề cấp thiết hiện nay của tỉnh.
Lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum có diện tích 316.676 ha, chiếm 32,7 %
diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó diện tích có rừng 164.685 ha, chiếm 17,7 %
diện tích có rừng của toàn tỉnh. Diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn là 64.052 ha,
rừng đặc dụng 11.909 ha, rừng sản xuất 78.931 ha và đất ngoài lâm nghiệp 9.792
ha. Rừng phòng hộ đầu nguồn (RPHĐN) có vị trí chiến lược rất quan trọng trong
việc điều tiết nguồn nước, chống xói mòn cho các lưu vực sông, các công trình thủy
lợi, thủy điện.
Trong những năm qua, Nhà nước đã đầu tư một nguồn kinh phí rất lớn để
xây dựng hệ thống rừng phòng hộ, trong đó có rừng phòng hộ đầu nguồn thông qua
các chương trình 327 và dự án 661. Nhờ đó mà diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn



2

đã được nâng lên. Tuy nhiên, hiện nay điện tích rừng phòng hộ đầu nguồn ở các địa
phương đang đứng trước những khó khăn trong công tác quản lý, chất lượng rừng bị
suy giảm nghiêm trọng do thiếu nguồn lực đầu tư và các chính sách phù hợp. Lưu
vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum cũng không nằm ngoài thực trạng đó. Đây là lưu
vực quan trọng của hồ Yaly, có tác dụng cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt,…
Hiện nay, các nghiên cứu về cơ sở khoa học để quản lý bền vững loại rừng
này chưa đầy đủ. Mỗi lưu vực có một đặc thù riêng nên cần có những nghiên cứu cụ
thể để phát huy tối đa chức năng phòng hộ của rừng.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, việc nghiên cứu cơ sở khoa học để phục
hồi và quản lý bền vững RPHĐN lưu vực sông Pô Kô tỉnh Kon Tum là khách quan
và cấp bách, đáp ứng được yêu cầu sản xuất thực tiễn hiện nay bởi các lý do sau
đây:
- Cấu trúc của RPHDN đã bị phá vỡ không đáp ứng được các chức năng
phòng hộ đầu nguồn.
- Tài nguyên gỗ và ĐDSH suy giảm làm cho cơ hội tăng nguồn thu và sinh
kế của các cộng đồng cư dân sống trong lưu vực giảm xuống và do đó sức ép vào
tài nguyên RPHĐN càng gia tăng.
- Suy thoái RPHĐN kéo theo những hệ lụy thiên tai đối với vùng hạ lưu ảnh
hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của toàn lưu vực.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
Bổ sung cơ sở khoa học về mặt lâm sinh và kinh tế - xã hội làm căn cứ xây
dựng các biện pháp kỹ thuật phục hồi và giải pháp quản lý RPHĐN theo hướng bền
vững, đa chức năng ở lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn

Đề xuất các giải pháp phục hồi, quản lý và phát triển RPHĐN bền vững; góp
phần nâng cao độ che phủ và chất lượng của hệ thống RPHĐN, qua đó cải thiện đời


3

sống người dân trong khu vực và chất lượng sống của các cộng đồng cư dân ở hạ
lưu có liên quan.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Xây dựng cơ sở khoa học để đề xuất các kỹ thuật và giải pháp phục hồi, quản
lý bền vững hệ thống RPHĐN lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum theo hướng đa
mục đích; nhằm bảo tồn ĐDSH và bảo vệ môi trường sinh thái; góp phần xóa đói
giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được cơ sở khoa học về lâm sinh và kinh tế - xã hội cho công tác
phục hồi và quản lý RPHĐN ở lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum.
- Đề xuất được một số giải pháp phù hợp nhằm phục hồi, quản lý bền vững
RPHĐN theo hướng đa chức năng ở lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum.
4. Những đóng góp mới của đề tài
- Đã xác định được cơ sở khoa học để phục hồi và quản lý rừng phòng hộ đầu
nguồn bền vững tại lưu vực sông Pô Kô trên cơ sở phân tích cấu trúc rừng mong muốn
dựa vào việc xác định chỉ số tổng hợp Cs.
- Bước đầu đánh giá và phân cấp được các mức độ suy thoái RPHĐN trong lưu
vực sông Pô Kô làm cơ sở cho các đề xuất phục hồi và quản lý rừng bền vững trong
khu vực nghiên cứu.
5. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rừng và đất RPHĐN, các chủ thể quản lý,
và sinh kế người dân thuộc lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum.



4

5.2. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm triển khai thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài là lưu vực
sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum; tập trung chủ yếu ở BQL RPH Đak Ang và BQL RPH Tu
Mơ Rông.
6. Giới hạn nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
- Luận án chỉ tập trung nghiên cứu một số cơ sở lâm học và kinh tế - xã hội
về phục hồi và quản lý RPHĐN thuộc lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum như: Các
chỉ tiêu bình quân về cây gỗ, tre nứa, cấu trúc tổ thành tầng cây cao, cấu trúc N/H;
tài nguyên lâm sản, đa dạng sinh học và khả năng tạo nguồn sinh kế của RPHĐN.
- Đặc điểm cấu trúc rừng liên quan đến khả năng phòng hộ đầu nguồn
(PHĐN) và cấu trúc rừng mong muốn để đáp ứng các chức năng PHĐN của rừng
thuộc lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum.
6.2. Giới hạn về phạm vi nghiên cứu
Đề tài luận án thực hiện các nội dung nghiên cứu thuộc lưu vực sông Pô Kô,
tỉnh Kon Tum, cụ thể:
- Đánh giá hiện trạng, diễn biến, tình hình quản lý RPHĐN và tài nguyên lâm
sản, đa dạng sinh học và khả năng tạo nguồn sinh kế thuộc lưu vực sông Pô Kô, tỉnh
Kon Tum.
- Nghiên cứu các đặc trưng lâm học cơ bản của RPHĐN thuộc lưu vực sông
Pô Kô, tỉnh Kon Tum.
7. Cấu trúc và bố cục luận án
Luận án gồm 139 trang, 20 bảng, 27 hình, ngoài phần danh mục các công
trình khoa học đã công bố của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục được kết cấu thành các phần chính như sau:
 Phần mở đầu.

 Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
 Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.


5

 Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
 Kết luận, tồn tại và khuyến nghị.


6

Chương 1:
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm có liên quan
* Rừng phòng hộ đầu nguồn
Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2017 thì RPH được phân theo mức độ
xung yếu, sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn,
chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường,
quốc phòng, an ninh, kết hợp kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, bao
gồm: (i) Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư;
rừng phòng hộ biên giới; và (ii) Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng
hộ chắn sóng, lấn biển.
RPHĐN được hiểu như sau (theo QĐ 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/06/2015):
- RPHĐN nhằm tăng cường khả năng điều tiết nguồn nước cho các dòng
chảy, hồ chứa nước, hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các
lòng hồ và khu vực hạ du.
- Diện tích RPHĐN gồm diện tích rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch theo
quy định của Nhà nước nhằm mục đích chủ yếu là bảo vệ và phát triển RPHĐN.
- Quy mô của RPHĐN phù hợp với quy mô của lưu vực sông, hồ và việc

quản lý RPHĐN gắn với công tác quản lý tổng hợp lưu vực sông, hồ.
* Suy thoái rừng
Ở Việt Nam, thuật ngữ suy thoái rừng cũng đã được các nhà khoa học quan
tâm nghiên cứu. Suy thoái rừng là một quá trình dẫn đến phá vỡ cấu trúc rừng, mất
sự đa dạng của các loài cây bản địa. Các quá trình sinh thái học này đặc trưng lên
rừng tự nhiên và năng suất của chúng (Will de Jong và cs, 2006) [92]. Suy thoái
rừng có thể xảy ra dưới nhiều hình thức và được biểu hiện ở nhiều quy mô khác
nhau, sự suy thoái xảy ra khi các sự kiện phi tự nhiên gây ra những xáo trộn trong
các quá trình tự nhiên làm tổn hại sự cân bằng sinh thái (Trần Văn Con, 2001) [7].


7

* Rừng phòng hộ đầu nguồn bị suy thoái
Suy thoái RPHĐN là quá trình biến đổi của RPHĐN theo chiều hướng làm giảm
dần khả năng đảm bảo các chức năng phòng hộ của nó, chủ yếu là chức năng giữ đất và
bảo vệ nguồn nước; RPHĐN bị suy thoái nghiêm trọng là rừng bị biến đổi đến mức
không còn khả năng tự phục hồi để đảm bảo được các chức năng phòng hộ của nó trong
một khoảng thời gian nhất định (5 năm) (Vương Văn Quỳnh, 2007) [42].
Ngô Đình Quế và cs (2009) [41] cho biết: (i) Suy thoái rừng là quá trình dẫn
đến sự phá vỡ cấu trúc rừng dưới tác động của các nhân tố tự nhiên hoặc xã hội; (ii)
Sự phá vỡ cấu trúc của rừng được biểu hiện ở suy giảm về độ tàn che của rừng, tầng
thứ, suy giảm về trữ lượng và tổ thành loài cây; phân bố số cây và độ tàn che trên
mặt đất rừng không đồng đều; (iii) Suy giảm về chức năng phòng hộ của rừng, đặc
biệt là khả năng điều tiết nguồn nước và chống xói mòn đất.
* Phục hồi rừng
Phục hồi rừng có thể được hiểu một cách khái quát là quá trình ngược lại của
sự suy thoái. Theo quá trình diễn thế, sau khi phải chịu những tác động phi tự nhiên
phá vỡ cân bằng sinh thái; với khả năng tự điều chỉnh tự nhiên và cơ chế nội cân
bằng sinh thái thì có xu hướng vận động thiết lập một trạng thái cân bằng mới (gần

giống với trạng thái ban đầu), quá trình này được gọi là diễn thế phục hồi.
Để phục hồi lại các hệ sinh thái rừng (HSTR) đã bị thoái hóa, chúng ta có rất
nhiều lựa chọn tùy thuộc vào từng đối tượng và mục đích cụ thể nhằm đảo ngược
quá trình suy thoái rừng là cải tạo, khôi phục và phục hồi rừng.
* Quản lý rừng bền vững
QLRBV là quá trình quản lý những lâm phần ổn định nhằm đạt được một
hoặc nhiều mục tiêu quản lý đã được đề ra một cách rõ ràng như đảm bảo sản xuất
liên tục những sản phẩm và dịch vụ rừng mà không làm giảm đáng kể những giá trị
di truyền và năng suất của rừng trong tương lai và không gây ra những tác động xấu
đối với môi trường tự nhiên và xã hội (ITTO, 1990) [25].
QLRBV là sự quản lý rừng và đất rừng theo cách thức và cường độ phù hợp
để duy trì đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh và sức sống của rừng, và
duy trì tiềm năng của rừng trong hiện tại và trong trương lai, các chức năng sinh


8

thái, kinh tế và xã hội của rừng ở cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu, và không
gây ra những tác động xấu đối với các hệ sinh thái (HST) khác (Theo tiến trình
Helsinki của EU [5]).
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.2.1. Những nghiên cứu về vai trò phòng hộ đầu nguồn của rừng
* Nghiên cứu về vai trò của thảm thực vật rừng tới dòng chảy mặt và xói
mòn đất
Đối với mỗi quốc gia trên thế giới, RPH luôn chiếm một vị trí quan trọng
trong kế hoạch bảo vệ môi trường sinh thái và phòng chống thiên tai. Vì vậy, nghiên
cứu về RPH được rất nhiều tác giả quan tâm. Hudson H. W (1981) [21], Fiebige G
(1993) [73] đã xác nhận nguy cơ xói mòn đất dưới tầng cây gỗ có thể tăng lên do
giọt mưa dưới tán rừng có kích thước lớn hơn. Zakharop P. X (1981) [67] cho biết,
xói mòn đất tăng tỷ lệ với đường kính của hạt mưa và bình phương của tốc độ rơi

của hạt mưa.
Nhiều phương trình dự báo xói mòn đã được nghiên cứu và công bố, trong
đó phương trình của Wischmeier W. H - Smith D. D., được thừa nhận và ứng dụng
rộng rãi (Wischmeier W. H - Smith (1978) [90], [91]; Ching J. G (1978) [71];
Bennet K., (1958), Daxlavxkii (1962, 1977),... (dẫn theo Võ Đại Hải, 1996) [22].
Những nghiên cứu này đã góp phần tìm ra cơ chế của quá trình xói mòn cũng như
việc đề xuất các biện pháp chống xói mòn thích hợp và có ý nghĩa đặc biệt đối với
công tác xây dựng và phát triển RPHĐN.
Các công trình nghiên cứu thủy văn rừng trên thế giới thường tập trung chủ
yếu vào việc đánh giá vai trò điều tiết nước của rừng như khả năng ngăn cản nước mưa
của tán rừng, lượng nước phân chia thành dòng chảy mặt và dòng chảy ngầm, lượng
nước chảy men thân cây,... Có thể kể đến như: Lutschev A. A (1940), Morozop G. F.,
(1949), Moltranov A. A (1960, 1973), Matveev P. N (1973) (dẫn theo Võ Đại Hải, 1996
[22]; Santa Regina L., và cs (1989) [85], Giaccomin A., Trucchi P., (1992) [72]...
Dòng chảy mặt trong rừng không đáng kể (2 - 16 %) nhưng sau 11 năm dòng
chảy năm tăng (74 - 84%), lượng nước bốc hơi từ vật rơi rụng của các trạng thái


9

rừng khác nhau chiếm khoảng 3 - 21 % tổng lượng nước bốc hơi trên bề mặt đất
rừng. Có thể kể đến như: Spac J. And Don (1986), Black T. A và Kelliher D. M
(1989),… (dẫn theo Nguyễn Quang Mỹ và cs, 1984 [35]). Ngoài ra, còn có nhiều
công trình nghiên cứu về dòng chảy mặt như: Zhang, et all (2001, 2004) [94], [95];
Van Dijk et all (2007) [89]; Sun G., et all (2005) [87]; Rambal S., (1984) [82],...
Nghiên cứu xây dựng các mô hình hóa trong nghiên cứu thủy văn rừng như: Richar
A., et all (2000) [84]; Van Dijk., et all (2007) [89]; Yong G. L (2009) [93]...
FAO (1994a, 1994b) [17], [18] đã chỉ ra rằng, quá trình tích lũy sinh khối là
cơ chế sinh vật học chủ yếu để khống chế xói mòn đất. FAO (1995) cho rằng, rừng
có tác dụng quan trọng trong việc điều tiết dòng chảy, giảm lưu lượng nước bề mặt,

góp phần làm giảm lũ lụt. Đối với lưu vực nhỏ, độ che phủ của rừng có thể làm
giảm thiểu lượng nước lúc chảy xuống hạ lưu (dẫn theo Vũ Tấn Phương, 2009)
[38].
Ở Liên Xô cũ cũng như một số nước (Mỹ, Anh, Thụy Sỹ, Trung Quốc, Nhật
Bản,...) đã tiến hành nhiều nghiên cứu và thực nghiệm đánh giá vai trò thủy văn của
thảm phủ thực vật. Nhìn chung, các nhà khoa học đều cho rằng, thảm phủ thực vật
có ảnh hưởng khác nhau đến các đặc trưng dòng chảy sông suối.
Đối với RPHĐN, có nhiều nghiên cứu cho thấy tầng cây cao, cây bụi thảm
tươi, vật rơi rụng trong rừng có vai trò rất lớn trong việc giữ nước và hạn chế xói
mòn đất. Có thể kể đến như: Douglass (1977), Pritchett (1979), Foster G. R (1982),
Tietema và cs (1992), Ruxton B. P (1967), Imeson A. C và Vis (1982), Ellison
(1947), Zakharop P. X (1981), Hudson N., (1981), Wischmeier W. H (1978), Kirkby
M. J và Chorley (1967),... (dẫn theo Nguyễn Minh Thanh, 2011 [55]).
Tóm lại, ở các nước tiên tiến trên thế giới, các trạm nghiên cứu về thủy văn
rừng được bố trí thành mạng lưới rộng trên toàn quốc hoặc cho các vùng sinh thái,
số liệu thu thập được lưu trữ liên tục trong thời gian dài. Vì vậy, đảm bảo thiết lập
được các quy luật khí hậu thủy văn rừng cho từng vùng, từ đó đưa ra những kết quả
có giá trị để đề xuất các biện pháp quy hoạch và xây dựng RPH. Phương pháp
nghiên cứu cũng chuyển dần từ định tính sang định lượng, đặc biệt là đã ứng dụng


10

toán học để mô hình hóa các kết quả nghiên cứu thực nghiệm, mở rộng khả năng
ứng dụng vào thực tiễn.
* Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng đến điều tiết dòng chảy và hạn chế lũ lụt
Trên thế giới, nghiên cứu khả năng điều tiết dòng chảy, giảm lũ của rừng được
tiếp cận theo 2 hướng: nghiên cứu ở quy mô khu rừng và nghiên cứu ở quy mô lưu
vực (Ciesiolkn C. A. A và Rose C. W (1988) [70]; Agus F., và cs (1988) [69]).
- Nghiên cứu ở quy mô khu rừng, khả năng giảm lũ của rừng được hiểu là

khả năng làm giảm dòng chảy mặt, tăng dòng chảy ngầm và nhờ đó, làm chậm và
phân tán sự di chuyển của nước mưa về sông suối; làm giảm quá trình hình thành
lũ. Tỷ lệ dòng chảy mặt được xem là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá khả năng
giảm lũ của rừng. Các khu rừng nghiên cứu thường được hướng vào đặc điểm phân
bố của dòng nước khi vào HSTR dưới ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, khi vào HSTR lượng giáng thủy (gồm cả
mưa, tuyết, sương,...) được chia thành 3 hợp phần: (a) Nước đọng lại trên tán và bốc
hơi trở lại khí quyển (chiếm từ 10 - 45 %); (b) Nước vào tán và chảy men theo thân
cây xuống mặt đất rừng (1 - 5 %) và (c) Nước lọt qua tán rừng xuống mặt đất rừng
(50 - 90 %). Các tác giả nghiên cứu về phân bố của dòng nước khi vào HST có thể
kể đến như: Pritchett (1979), Trương Hồng Giang (1989), Hibbert (1967), Ruxton
(1967), Moltranop (1973), Douglass (1977), Dunne (1978), Jordan và C.F.Herrera
(1981), Imeson và Vis (1982), Denmead (1984), Mulder (1985), Skash và cộng sự
(1986), Poels (1987), Diêu Hoa Hạ (1989), Bruijnzeel (1990b), Dư Tân Hiểu (1991),
Vương Lễ Tiên (1991), Whitehead, D and Hinckley (1991), Thẩm Băng và Nông Tấn
(1992), Bonell (1993), Trần Huệ Tuyền (1994), Hatton and Hsin (1995), Valente và
cộng sự (1997), Whelan và Anderson (1997), Fetter (2000), Vu Chí Dân và Vương Lễ
Tiên (2001), Gladwell (2002)…(dẫn theo Vương Văn Quỳnh, 2010) [43]).
Khả năng giữ nước của rừng có giới hạn và phụ thuộc nhiều vào đặc điểm
của đất rừng như độ xốp, cấu tượng đất, tốc độ thấm nước, hàm lượng mùn, độ dày
tầng đất. Chúng quyết định lượng giữ nước của đất rừng (Vu Chí Dân, Vương Lễ
Tiên, 2001 [15]).


11

Tác dụng điều tiết nguồn nước của HSTR và được biểu thị qua khả năng giữ
nước của lượng nước trên tán cây đến khả năng giữ nước của vật rơi rụng và tác
dụng ngăn cản, làm phân tán, triệt tiêu dòng chảy mặt của vật rơi rụng. Những kết
quả chính từ những nghiên cứu phân bố các thành phần nước liên quan đến khả

năng giảm lũ, khả năng phòng hộ của HSTR được áp dụng thông qua phương trình
cân bằng nước, đó là tổng đại số của đại lượng thu và chi nước trong HST, cụ thể:
- Lượng nước giữ lại trên tán rừng rồi bốc hơi trở lại khí quyển (chiếm từ 1045%) lượng nước giáng thủy, lượng nước chảy men thân (1 - 5 %), lượng nước lọt
qua tán cây xuống mặt đất (50 - 90 %), lượng nước bốc hơi từ mặt đất và lớp thảm
mục (5 - 20 %), lượng nước hút từ đất vào thực vật rồi thoát hơi trở lại khí quyển
(30 - 80 %), lượng dòng chảy mặt (5 - 50 %), lượng nước thấm vào đất rừng (40 90 %).
- Sự hình thành lũ chủ yếu liên quan đến tỷ lệ dòng chảy mặt và dòng chảy
ngầm. Dòng chảy mặt có tốc độ nhanh hơn nhiều lần dòng chảy ngầm. Do đó, nếu
lượng dòng chảy mặt càng nhiều thì nước tập trung về sông suối cành nhanh và
nguy cơ hình thành lũ càng lớn. Ngược lại, nếu lượng dòng chảy ngầm càng nhiều
thì nước tập trung về sông suối càng chậm, càng phân tán và giảm nguy cơ hình
thành lũ.
- Khả năng giảm lũ, khả năng phòng hộ đầu nguồn của rừng thay đổi trong
phạm vi rộng, phụ thuộc vào nhiều nhân tố như trạng thái rừng, điều kiện khí hậu,
địa hình và thổ nhưỡng và được quyết định chủ yếu bởi tính chất của đất dưới rừng.
Trung bình có tới 70 - 80 % tổng lượng nước đến được mặt đất rừng. Từ đây nước
chuyển thành dòng chảy mặt hay dòng chảy ngầm phụ thuộc chủ yếu vào tính chất
của đất dưới tán rừng.
- Khả năng giảm lũ, phòng hộ đầu nguồn của rừng là có hạn. Đất dưới rừng
chỉ có khả năng chứa được một lượng nước nhất định trong khoảng từ vài trăm đến
vài nghìm m3/ha.
- Các HSTR tự nhiên luôn có khả năng giảm lũ, phòng hộ tốt hơn rừng trồng.
Như vậy, theo hướng tiếp cận quy mô khu rừng, các nhà khoa học đã làm
sáng tỏ được bản chất tác động của rừng đến dòng chảy và lũ lụt, những yếu tố


12

quyết định nhất đến khả năng bảo vệ nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn của rừng.
Đây là cơ sở quan trọng để đánh giá, xếp hạng và đưa ra tiêu chí phân loại các trạng

thái rừng theo khả năng giảm lũ, khả năng phòng hộ và mức độ suy thoái của rừng;
đánh giá hiệu quả của những biện pháp kỹ thuật cũng như ảnh hưởng của các yếu tố
địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng,... đến khả năng phòng hộ đầu nguồn của rừng.
- Nghiên cứu ở quy mô lưu vực, khả năng giảm lũ, phòng hộ đầu nguồn của
rừng được hiểu là khả năng tăng thời gian lưu giữ nước mưa trong HSTR và cung
cấp dần dần cho các sông suối. Chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá khả năng giảm
lũ của rừng là khả năng giảm tần suất xuất hiện lũ và giảm đỉnh lũ. Các kết quả
nghiên cứu thường hướng vào mối liên hệ của các đặc trưng dòng chảy như lưu
lượng dòng chảy, tổng lượng dòng chảy, mô đun dòng chảy, độ muộn đỉnh lũ, hệ số
tăng lũ, hệ số giảm lũ... với diện tích, trữ lượng và tỷ lệ che phủ dưới rừng.
Các nghiên cứu thường sử dụng công cụ quan trọng là phương trình cân bằng
nước và các phương pháp phân tích tương quan đa biến. Phân tích quan hệ của tỷ lệ
che phủ rừng với các đặc trưng dòng chảy, các nhà khoa học đã làm sáng tỏ được
ảnh hưởng của rừng đến dòng chảy và quá trình hình thành lũ (Hewlett. JD, 1982
[76]; Anderson. HW, Hoover. MD, Reinhart., KG, 1976 [68]).
Việc ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS cùng với máy tính tốc độ cao
trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nâng cao khả năng thu thập và phân
tích liên quan đến khả năng giữ nước và giảm lũ của rừng. Xây dựng những mô
hình toán để phân tích tác động của các nhân tố đến dòng chảy, trong đó có tác động
của rừng. Các kết quả nghiên cứu chính như sau:
- Rừng có khả năng giảm tần suất xuất hiện lũ. Khi mất rừng hoặc diện tích
rừng bị thu hẹp thì số trận lũ tăng lên. Khi có rừng chỉ những trận mưa lớn mới
cung cấp đầy đủ nước vượt quá dung tích chứa nước của rừng.
- Rừng có khả năng giảm đỉnh lũ. Khi có rừng lượng nước để tạo thành dòng
chảy và tốc độ di chuyển nước xuống sông suối giảm, do đó mực nước cao nhất
trong một trận lũ, hay đỉnh lũ thường thấp hơn so với diện tích rừng bị mất.
- Hiệu quả làm giảm tần suất xuất hiện và đỉnh lũ của rừng thể hiện rõ trong
các lưu vực nhỏ, nhất là vào thời kỳ đầu mùa mưa.



×