Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Khảo sát thuật ngữ bưu chính viễn thông trong tiếng anh và cách chuyển dịch sang tiếng việt tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.61 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THIẾT

KHẢO SÁT THUẬT NGỮ
BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TRONG TIẾNG ANH
VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG VIỆT

Chuyên ngành
Mã số

: Ngôn ngữ học
: 9229020

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2018


Công trình được hoàn thành tại:
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. Phạm Hùng Việt

Phản biện 1: GS. TS. Bùi Minh Toán
Phản biện 2: PGS. TS. Lê Văn Thanh


Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Văn Chính

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp học viện họp
tại:…………………………………………………………………..
vào hồi……….giờ…………phút, ngày……tháng…….năm…..

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học Xã hội


MỞ ĐẦU
0.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, trong xu hướng hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng, thực
tiễn cho thấy thuật ngữ bưu chính viễn thông (TN BCVT) tiếng Anh được sử
dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, chưa có công
trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về hệ TN
BCVT tiếng Anh và cách phiên chuyển sang tiếng Việt. Do vậy, việc nghiên
cứu TN BCVT tiếng Anh là rất cần thiết để giúp cho các kĩ sư, các giảng
viên, các sinh viên, các giao dịch viên, các kĩ thuật viên, các nghiên cứu viên
trong công tác nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực BCVT, đồng thời tiến tới
xây dựng một hệ thống TN BCVT tiếng Việt chuẩn, đáp ứng nhu cầu phát
triển của ngành BCVT trên con đường hội nhập quốc tế.
0.2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
02.1. Mục đích
Nghiên cứu của luận án nhằm làm sáng tỏ đặc trưng về mặt cấu tạo và
ngữ nghĩa của hệ thống TN BCVT trong tiếng Anh. Trên cơ sở đó luận án
đề xuất phương hướng chuyển dịch hệ thống TN này sang tiếng Việt.
Nghiên cứu của luận án còn nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học môn tiếng
Anh chuyên ngành tại Học viện Công nghệ BCVT

02.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
a. Hệ thống hóa các quan điểm lý luận về TN khoa học trên thế giới và
ở Việt Nam, qua đó xác lập cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu;
b. Phân tích, đặc điểm cấu tạo của TN BCVT trong tiếng Anh;
c. Xác định các loại mô hình kết hợp các thành tố để tạo thành TN
BCVT trong tiếng Anh;
d. Tìm hiểu đặc điểm định danh của TN BCVT ngôn ngữ Anh về các
mặt: những con đường hình thành, kiểu ngữ nghĩa và đặc điểm cách thức
biểu thị của TN BCVT;
e. Nghiên cứu các phương thức chuyển dịch TN BCVT tiếng Anh sang
tiếng Việt.
0.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ NGỮ LIỆU
0.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống TN BCVT tiếng Anh và
tiếng Việt, tức là các TN biểu đạt các khái niệm được sử dụng trong lĩnh vực
1


BCVT bao gồm: hoạt động BCVT, chủ đề BCVT và các dịch vụ liên quan.
Nhiều TN trong số này đã được thu thập trong các từ điển song ngữ Anh Việt ngành BCVT.
Tên riêng của các cơ quan, tổ chức làm các dịch vụ BCVT, tên các
nhân vật lịch sử liên quan đến BCVT không nằm trong phạm vi nghiên cứu
của luận án.
0.3.2. Phạm vi nghiên cứu và ngữ liệu
Luận án nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của TN BCVT
tiếng Anh và cách chuyển dịch TN BCVT tiếng Anh sang tiếng Việt.
Tài liệu nghiên cứu luận án chủ yếu là các TN rút từ Từ điển giải nghĩa
TN viễn thông Anh – Việt do nhà xuất bản (Nxb) Bưu điện phát hành năm 2003,
do tác giả Lê Thanh Dũng biên soạn, gồm gần 10.000 TN.

Ngoài ra, các TN còn được thu thập từ những tài liệu BCVT bằng tiếng
Anh và tiếng Việt.
0.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận án này sử dụng một số phương pháp và thủ pháp nghiên cứu phổ
biến của ngôn ngữ học sau đây: phương pháp miêu tả; thủ pháp phân tích
thành tố trực tiếp; thủ pháp thống kê, phân loại; phương pháp nghiên cứu đối
chiếu - dịch
0.5. CÁI MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Luận án làm rõ đặc điểm TN BCVT tiếng Anh trên cả bình diện cấu
trúc hình thức và nội dung ngữ nghĩa. Luận án đã áp dụng một số cơ sở lí
luận vào trong quá trình nghiên cứu là tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo và đặc
điểm ngữ nghĩa của TN BCVT tiếng Anh. Từ đó luận án tiến hành đánh giá
dịch TN BCVT tiếng Anh sang tiếng Việt nhằm chuẩn hóa hệ TN BCVT
tiếng Việt.
0.6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
0.6.1. Về lý luận
Luận án nghiên cứu những con đường hình thành và phương thức cấu
tạo TN BCVT trong tiếng Anh. Đồng thời đề tài cũng sẽ chỉ ra tính có lý do
của TN BCVT. Chúng là tên gọi trực tiếp hay gián tiếp của các khái niệm,
đối tượng trong lĩnh vực BCVT.
0.6.2. Về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án: 1) cho phép đề xuất được các biện
pháp, phương hướng cấu tạo các TN BCVT trong tiếng Việt hiện nay cho
2


nhất quán; 2) là cơ sở để biên soạn từ điển TN BCVT tiếng Việt phục vụ cho
sự phát triển ngành BCVT nước ta.
0.7. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án

bao gồm 4 chương, với bố cục như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận.
Chương 2: Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ bưu chính viễn thông tiếng Anh.
Chương 3: Phương thức hình thành và đặc điểm định danh của thuật ngữ
bưu chính viễn thông tiếng Anh
Chương 4: Cách chuyển dịch thuật ngữ bưu chính viễn thông tiếng Anh sang
tiếng việt.
Chương 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu TN trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1.Tình hình nghiên cứu TN trên thế giới
Thế kỷ thứ XVIII, các nghiên cứu về TN bắt đầu manh nha với nội
dung chính là tạo lập, xây dựng và sơ khai xác định các nguyên tắc cho một
số hệ TN đặc biệt. Một số tác giả được cho là những người tiên phong trong
công tác nghiên cứu TN như CarlvonLinne’ (1736); Beckmann (1780);
Lavoisier,…
Đến đầu thế kỷ XX, khoa học TN mới thực sự được hình thành, việc
nghiên cứu TN mới có được định hướng khoa học và được công nhận là một
hoạt động khoa học quan trọng về mặt xã hội. Nổi bật là ba trường phái sau:
Áo, Xô Viết và Cộng hòa Séc. Cả ba trường phái này đều có chung một
quan điểm, đó là nghiên cứu TN dựa trên ngôn ngữ học, họ đều xem TN như
là một phương diện diễn đạt và giao tiếp. Vì thế cả ba trường phái đã hình
thành cơ sở lý thuyết về TN và những nguyên lí mang tính phương pháp chi
phối những ứng dụng của nó.
Có thể nói rằng hiện nay có nhiều ngôn ngữ đã có hệ thống TN phát
triển phát triển ở một mức độ nhất định, mạnh nhất trong số đó phải kể đến
những nước phát triển như: Nga, Anh, Pháp, Đức, Italia. Trong những năm
cuối của thế kỉ XX, việc nghiên cứu TN ở một số nước đang phát triển cũng
được các nhà khoa học quan tâm hơn.

3


1.1.2.Tình hình nghiên cứu TN ở Việt Nam
Ở Việt nam, đầu thế kỉ XX, nhưng phải từ những năm 30 trở đi thì các
nghiên cứu về TN mới thực sự được ghi nhận. Hoàng Xuân Hãn được coi là
người đầu tiên đặt nền móng cho nghiên cứu TN ở nước ta. Ông là người đầu
tiên tổng kết ba phương thức xây dựng TN, đó là dựa vào từ ngữ thông
thường, mượn từ tiếng Hán và phiên âm từ các tiếng Ấn – Âu, đồng thời ông
cũng đề ra 8 yêu cầu đối với việc xây dựng TN khoa học mới.
Gần đây, một số công trình có giá trị về mặt lí luận và thực tiễn trong
lĩnh vực TN như Lê Quang Thiêm, Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Đức Tồn,
Phạm Hùng Việt, Hà Quang Năng, …
1.2. Tình hình nghiên cứu TN BCVT trên thế giới và ở Việt Nam.
1.2.1. Tình hình nghiên cứu TN BCVT trong tiếng Anh
1.2.2.Tình hình nghiên cứu TN BCVT ở Việt Nam
Là một ngành khoa học công nghệ xuất hiện ở nước ta chưa lâu, nhưng
lại đang có những bước phát triển vượt bậc, ngành BCVT đang đặt ra cho
các nhà nghiên cứu những yêu cầu cấp thiết cần phải có những công trình
nghiên cứu chuyên sâu về khoa học BCVT nói chung cũng như về hệ TN
BCVT, về sách công cụ tra cứu cho ngành nói riêng. Nhu cầu thì cao, nhưng
nhìn lại thực tế, trong phạm vi sách công cụ tra cứu và công trình nghiên cứu
về TN BCVT ở Việt Nam, chỉ có thể kể ra được một số quyển từ điển
chuyên ngành.,
2. CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1. Một số vấn đề lí thuyết về TN
2.1.1. Vị trí TN trong hệ thống ngôn ngữ
TN là những từ ngữ đặc biệt chủ yếu do con người tạo ra một cách có
ý thức, là sản phẩm của lao động trí tuệ bởi vì TN ra đời cùng với sự lao
động sáng tạo của đội ngữ trí thức. “TN không chỉ hiểu đơn giản là từ và

ngữ chuyên môn dùng trong khoa học kĩ thuật, công nghệ, dịch vụ mà đó là
hệ thống khái niệm, phạm trù khoa học, là tri thức khoa học công nghệ, là trí
tuệ dân tộc và nhân loại được chung đúc qua hình thức ngôn ngữ”.
2.1.2. Quan niệm về TN
Phần lớn các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước khi định nghĩa TN
đã tập trung đến việc xác định TN trong mối quan hệ với khái niệm. Ở
Việt Nam, Nguyễn Văn Tu (1960), Đỗ Hữu Châu (1962) là những nhà
ngôn ngữ học đầu tiên đưa ra định nghĩa về TN, trong đó các tác giả chỉ
rõ TN không chỉ biểu thị khái niệm khoa học mà TN còn chỉ tên cả sự
4


vật, hiện tượng khoa học. Sau này, nhiều nhà nghiên cứu khác cũng đưa
ra các định nghĩa về TN.
Luận án này là công trình nghiên theo hướng tiếp cận từ đặc điểm cấu
trúc-hệ thống của TN BCVT, nghĩa là chủ yếu xem xét TN BCVT trên
phương diện ngôn ngữ học, cho nên luận án vẫn hiểu TN theo quan niệm
truyền thống là chính: TN là từ ngữ biểu hiện một khái niệm hoặc một đối
tượng trong phạm vi một lĩnh vực khoa học hoặc chuyên môn.
2.1.3. Phân biệt TN và một số đơn vị liên quan
Luận án đã phân biệt TN với các đơn vị liên quan khác, như: TN và
danh pháp, TN và từ thông thường, TN từ nghề nghiệp.
2.1.4. Các tiêu chuẩn của TN
Chúng tôi đồng ý với quan điểm của một số tác giả như Đỗ Hữu Châu
(1981), Nguyễn Thiện Giáp (1985), Nguyễn Đức Tồn (2010)… cho rằng, ở
đây cần phân biệt những tính chất với tư cách là những đặc trưng phân biệt
TN với những lớp từ vựng khác và những yêu cầu khi xây dựng TN. Cụ thể,
tính khoa học và tính quốc tế là những đặc trưng riêng mà TN ở bất kì ngôn
ngữ nào cũng có. Theo Lê Khả Kế, tính dân tộc, được thể hiện ở nhiều mặt:
từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm và chữ viết: phù hợp với đặc điểm tiếng nói, chữ

viết của dân tộc như dễ hiểu, dễ viết, dễ đọc.
2.2. TN và lí thuyết định danh
2.2.1. Khái niệm định danh
Theo cách hiểu thông thường, định danh là đặt tên gọi cho một sự vật,
hiện tượng. Trong các từ điển chuyên ngành và dưới góc nhìn của các nhà
nghiên cứu, định danh được hiểu với nghĩa rộng và sâu hơn. Chẳng hạn,
trong từ điển chuyên ngành: “định danh là sự cấu tạo các đơn vị ngôn ngữ
có chức năng dùng để gọi tên, chia tách các đoạn của hiện thực khách quan
trên cơ sở hình thành những khái niệm tương ứng về chúng dưới các dạng
từ, cụm từ, ngữ cú và câu”, ...
2.2.2. Lí thuyết định danh
Các tác giả khác nhau cũng đưa ra những quan điểm có phần khác
nhau về định danh, nhưng tựu trung lại thì có thể tổng hợp như sau: Định
danh là cách đặt tên cho một sự vật, một hiện tượng. Khi định danh một sự
vật, một hiện tượng, tính chất hay một quá trình v.v…, con người, với tư
cách là chủ thể định danh, tiến hành quan sát, tìm hiểu kĩ càng, vạch ra một
bộ những đặc trưng nào đó trong nó.
5


2.2.3. Quá trình định danh
Quá trình định danh một sự vật, tính chất hay quá trình gồm hai bước:
quy loại khái niệm và chọn đặc trưng khu biệt. Nếu một trong hai bước
này mà có “biến thể” thì một vật, hay một quá trình, … sẽ mang những tên
gọi khác nhau.
2.2.4. Nguyên lý định danh
L.Phoi-ơ-bắc quan niệm định danh là tên gọi dựa vào đặc trưng tiêu
biểu của đối tượng, sự vật: “Tên gọi là cái gì? Một phù hiệu dùng để phân
biệt, một dấu hiệu mà tôi đem làm thành đặc trưng của đối tượng, làm thành
cái tiêu biểu cho đối tượng, để hình dung đối tượng trong tính chỉnh thể của

nó”. V.G.Gak đã đưa ra các nguyên tắc định danh, đó chính là gắn quá trình
gọi tên với hành vi phân loại.
2.3. Về hệ thống TN BCVT
2.3.1. Về bưu chính
Luận án đưa ra một số quan niệm về bưu chính và theo Pháp lệnh
BCVT: “Bưu chính là bộ phận thuộc ngành bưu điện, đảm nhiệm việc
chuyển thư từ, báo chí, kiện hàng, v.v…thông qua mạng lưới bưu chính công
cộng”. Muốn nâng cao khả năng cạnh tranh, bưu chính cũng phải ứng
dụng chính những công nghệ hiện đại như tin học, viễn thông, đặc biệt là
Internet để tạo ra các dịch vụ mới có khả năng đáp ứng nhu cầu cao của
khách hàng.
2.3.2. Về viễn thông
Một số tác giả cũng đưa ra các định nghĩa về viễn thông khá chi tiết và
cụ thể. Tuy nhiên, theo Pháp lệnh BCVT: “Viễn thông là dịch vụ truyền ký
hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của
thông tin giữa các điểm kết cuối của mạng viễn thông”. Viễn thông chiếm
phần chủ đạo trong truyền thông. Truyền thông là việc truyền thông tin từ
một điểm tới một điểm khác, gồm có truyền thông cơ học (bưu chính) và
truyền thông điện (viễn thông). Có thể thấy rằng bưu chính và viễn thông
tuy hai mà một - những hình thức truyền thông cơ học thuộc về lĩnh vực
bưu chính và các dịch vụ truyền dẫn điện tử thuộc về viễn thông.
2.3.3. Về TN BCVT
Luận án đã khái quát về tình hình phát triển của hệ TN BCVT tiếng
Việt và đưa ra một số nhận xét về hệ TN BCVT tiếng Việt như sau: các TN
BCVT phần lớn được tạo thành từ các yếu tố Hán-Việt. Ví dụ: viễn thông, vệ
6


tinh, địa tĩnh, truyền dẫn, giải điều chế, ... TN BCVT tiếng Việt có pha tạp
các yếu tố từ các ngôn ngữ Ấn-Âu cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Các

thuật ngữ BCVT tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh được sử dụng
nguyên dạng với tần suất ngày càng cao hơn và phạm vi ngày càng rộng hơn
trong tiếng Việt. Ví dụ, phone, mobile, anten, email, chat (chát), online,
internet,... Điều đáng lưu ý là các thuật ngữ này được dùng nguyên dạng
dưới hình thức viết, còn phát âm lại theo cách phát âm của tiếng Việt.
2.4. Lí thuyết dịch thuật và vấn đề dịch TN
Qua nghiên cứu các tài liệu về dịch thuật, luận án đã nêu được những đặc
điểm sau đây:
2.4.1. Khái quát về dịch thuật
Dịch thuật là quá trình chuyển đổi một văn bản của ngôn ngữ gốc sang
văn bản của ngôn ngữ dịch. Tuy nhiên, thuật ngữ “dịch thuật” có nội hàm
tương đối rộng. Dịch thuật có thể là một lĩnh vực, một sản phẩm hay một
quá trình. Đôi khi thuật ngữ này còn được dùng để chỉ cả quá trình dịch văn
bản ở dạng nói, gọi là phiên dịch.
2.4.2. Khái niệm tương đương trong dịch thuật
Tương đương dịch thuật được xem là khái niệm trung tâm của bất kỳ
công trình nghiên cứu nào về dịch thuật và lý thuyết dịch. Có thể nói, văn bản
ngôn ngữ đích gần như không bao giờ tương đương với văn bản nguồn ở mọi
cấp độ. Do vậy, các nhà nghiên cứu cần phải phân biệt được các loại hình
tương đương.
2.4.3. Các kiểu tương đương dịch thuật
Dựa trên những cơ sở khác nhau, có nhiều cách phân loại các kiểu
tương đương dịch thuật khác nhau. Theo Lê Hùng Tiến (2010), có 4 kiểu
tương đương khá phổ biến: Tương đương dựa trên ý nghĩa; Tương đương
dựa trên hình thức; Tương đương dựa trên chức năng; Tương đương dựa
trên số lượng các phần tương đương.
2.4.4. Vấn đề dịch thuật ngữ
Dịch thuật ngữ là cách diễn đạt trung thành nội dung ngữ nghĩa của
thuật ngữ từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt bằng cách sử dụng những yếu
tố từ vựng có sẵn trong tiếng Việt. Cách dịch này đòi hỏi phải tìm được độ

tương đồng giữa ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích một cách đối đa nhất, đó
là:chính xác, trung thành và chuẩn xác nội dung có trong ngôn ngữ nguồn.
7


2.4.5. Quan hệ giữa nghiên cứu đối chiếu và chuyển dịch thuật ngữ
Nghiên cứu đối chiếu và dịch thuật là hai lĩnh vực có quan hệ tác động
qua lại lẫn nhau, vì trong quá trình dịch thuật chúng ta luôn phải nghiên cứu
hai ngôn ngữ cùng lúc. Theo Lê Quang Thiêm (2008), lý luận phiên dịch là
một cơ chế độc lập và trong quan hệ với nghiên cứu đối chiếu, xét từ nhiều
mặt, nó là một bộ phận chịu sự tác động trực tiếp của ngôn ngữ học đối
chiếu và ngược lại.
2.4.6. Dịch thuật ngữ BCVT Anh – Việt
Thuật ngữ BCVT là một bộ phận thuật ngữ nằm trong hệ thuật ngữ
khoa học kĩ thuật, khi dịch thuật ngữ BCVT từ tiếng Anh sang tiếng Việt,
phải tuân theo những thủ pháp dịch của thuật ngữ nói chung. Vì vậy, cũng sẽ
có hai trường hợp trong dịch thuật ngữ BCVT. Đó là trường hợp có tương
đương và không có tương đương. Tuy nhiên, đối với thuật ngữ BCVT sẽ có
một số đặc trưng riêng trong dịch thuật.
2.5. Tiểu kết
Trên cơ sở phân tích quan điểm về thuật ngữ của các nhà ngôn ngữ học
trên thế giới và trong nước, luận án đã đưa ra một cách nhìn tổng quan về
thuật ngữ, từ đó đi tới định nghĩa về thuật ngữ. Luận án cũng phân tích, xác
định đặc điểm và tiêu chuẩn đặt thuật ngữ để lấy đó làm cơ sở cho các nhận
định, đánh giá ở các phần nghiên cứu tiếp theo.
Luận án đã phân biệt sự khác nhau giữa thuật ngữ và danh pháp, thuật
ngữ và từ thông thường cũng như từ nghề nghiệp. Các nhà nghiên cứu đưa
ra khá nhiều tiêu chuẩn cho thuật ngữ. Nhưng có thể khái quát chúng lại
thành các tiêu chuẩn: tính khoa học, tính quốc tế, tính dân tộc. Trong đó,
tính khoa học được tất cả các nhà nghiên cứu từ trước đến nay coi đó là tiêu

chuẩn quan trọng bậc nhất.
Một số điểm khái quát về lí thuyết dịch thuật và dịch thuật ngữ, khái
niệm tương đương trong dịch thuật và các kiểu tương đương dịch thuật cũng
đã được luận án xác định nhằm làm cơ sở cho việc chuyển dịch các thuật
ngữ BCVT từ tiếng Anh sang tiếng Việt.

8


Chương 2:
ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO THUẬT NGỮ BCVT TIẾNG ANH
2.1. TN BCVT và các thành tố cấu tạo TN BCVT trong tiếng Anh
2.1.1. Xác định hệ TN BCVT
Dựa trên cơ sở lí thuyết và căn cứ vào kết quả khảo sát, chúng tôi nhận
thấy hệ TN BCVT bao gồm tất cả các TN biểu thị chủ thể, hoạt động, đối
tượng, sản phẩm và các dịch vụ liên quan như: bưu phẩm, bưu kiện, chuyển
phát, điện thoại, vô tuyến, truyền dẫn, bảo trì, v.v...
2.1.2. Đơn vị cấu tạo TN BCVT
Luân án vận dụng quan niệm của các nhà ngôn ngữ học Nga về yếu tố
TN vào nghiên cứu TN BCVT tiếng Anh. Theo đó, thành tố TN (cách gọi
của luận án) là đơn vị cơ sở cấu tạo nên TN; thành tố TN có thể là hình vị
trong từ đơn, là từ hoặc kết hợp từ trong từ ghép hoặc ngữ; mỗi thành tố TN
tương ứng khái niệm hay tiêu chí của khái niệm trong lĩnh vực BCVT.
Về mặt hình thức cấu tạo, có thể phân các TN BCVT ra thành TN có
hình thức cấu tạo là từ (gồm từ đơn, từ ghép hoặc từ phái sinh) và TN có
hình thức cấu tạo là cụm từ định danh tức là cụm từ được từ vựng hóa mà
trong luận án chúng tôi gọi là ngữ.
Theo khảo sát của chúng tôi, trong số 3.788 TN BCVT tiếng Anh, có
886 đơn vị TN là từ và 2.902 TN là ngữ định danh (có cấu tạo gồm 2 đơn vị
từ trở lên).

2.2. Đặc điểm của TN BCVT tiếng Anh có cấu tạo là từ
2.2.1. Đặc điểm từ loại của TN BCVT tiếng Anh có cấu tạo là từ
Trong tổng số 3.788 đơn vị được khảo sát, các TN BCVT tiếng Anh
chỉ bao gồm danh từ, động từ và tính từ; danh ngữ, động ngữ, tính ngữ
mà không có TN nào thuộc loại khác.
2.2.1.1 TN BCVT là danh từ
Theo kết quả khảo sát, có 622/ 3.788 TN là danh từ, chiếm 16,5%,
gồm từ đơn, từ ghép và từ phái sinh.
2.2.1.2. TN BCVT là tính từ
Khảo sát số lượng TN BCVT tiếng Anh qua một số cuốn từ điển nêu
trên, chúng tôi thấy có 124 TN là tính từ, chiếm 3,2%, và chúng thường
được dùng để bổ nghĩa cho danh từ.
2.2.1.3. TN BCVT là động từ
Số lượng TN BCVT là động từ tương đối thấp, chiếm tỉ lệ nhỏ nhất
trong 3 loại từ nêu trên. Trong số 3.788 đơn vị TN khảo sát chỉ có 112 động
từ, chiếm 2,97%.
9


2.2.2. Phân loại TN BCVT tiếng Anh
Trong số 3.788 TN BCVT tiếng Anh, có 886 TN có cấu tạo là từ, chiếm
23,4%, bao gồm từ đơn, từ ghép và từ phái sinh
2.2.2.1. TN BCVT tiếng Anh là từ đơn
Số lượng TN BCVT tiếng Anh có cấu tạo là từ đơn chiếm tỉ lệ không lớn.
Trong tổng số 3.788 TN được khảo sát, chúng tôi thấy chỉ có 413 TN là từ
đơn, chiếm 10,9%.
2.2.2.2. TN BCVT tiếng Anh là từ phái sinh
Từ phái sinh được cấu tạo theo phương thức phụ gia. Những từ bao gồm
một căn tố kết hợp với phụ tố gọi là từ phái sinh. Trong số 384 TN là từ phái
sinh, Có 48 TN được cấu tạo bằng phương thức phái sinh tiền tố và hậu tố ví

dụ: telecommunication “viễn thông”, có 54 TN được cấu tạo bằng phương
thức phái sinh tiền tố chiếm 14,1%, ví dụ: inland “nội địa”, disconnect “ngắt
kết nối”. Có 308 TN được cấu tạo bằng phương thức phái sinh hậu tố chiếm
80,2%: amplifier “bộ khuếch đại”, inversion “đảo (số).
2.2.3. TN BCVT tiếng Anh là từ ghép
Trong nguồn tư liệu chúng tôi khảo sát, có 89/ 3.788 từ được hình
thành theo phương thức từ ghép, chiếm 2,37%. Trong đó có 72 danh từ
ghép, chiếm 80,2%, ví dụ: blind/ area vùng chắn, có 12 động từ ghép
chiếm 14,08%: add/-drop nhập tách, under/fill nhập chưa tới, down/load
tải xuống, up/load tải lên, có 5 TN là tính từ ghép chiếm 5,63%: spill/over
tràn (cuộc gọi), radio/active phóng xạ.
Bảng 2.1: Thống kê từ loại của TN BCVT tiếng Anh là tà
Thuật ngữ
Từ đơn
Từ phái sinh

Từ ghép

Từ loại
Danh từ

Số lượng

Tỉ lệ %

242

Động từ

112


Tính từ

59

1,57

Danh từ

309

8,17

Động từ

16

Tính từ

59

1,56

Danh từ

72

1,9

Động từ


12

Tính từ

5

6,37
413

384

89

10,9

2,97

10,13

0,4

2,37

0,34
0,13

Tổng

886/3.788


2.3. Đặc điểm của TN BCVT tiếng Anh có cấu tạo là ngữ
10

23,4%


Ngữ là sự kết hợp giữa hai hoặc nhiều thực từ (không hoặc có cùng với
các hư từ có quan hệ với chúng gắn bó về ý nghĩa và ngữ pháp), diễn đạt
một khái niệm thống nhất, và là tên gọi phức tạp biểu thị các hiện tượng của
thực tại khách quan.
2.3.1. Các TN BCVT tiếng Anh là danh ngữ
Như đã nêu ở trên, ngữ được cấu tạo bởi hai hay nhiều thành tố: từ bổ
nghĩa + trung tâm ngữ. Từ bổ nghĩa có thể là tính từ, danh từ, động từ và đại
từ sở hữu, trung tâm ngữ có thể là danh từ, danh động từ hoặc tính động từ.
Luận án đã xác định được các TN BCVT bao gồm các TN là danh ngữ 2
thành tố, 3 thành tố, 4 thành tố và 5 thành tố.
Bảng 2.2: TN BCVT tiếng Anh là ngữ
Số thành tố

Số thuật ngữ

Tỉ lệ

2 thành tố

1.717

59,17


3 thành tố

770

26,53

4 thành tố

216

7,45

5 thành tố

66

2,27

Viết tắt

133

4,58

Tổng

2.902

100%


2.3.1.1. TN là danh ngữ hai thành tố
Kết quả khảo sát tổng số 1.717 TN BCVT tiếng Anh cho thấy có cấu
tạo gồm hai thành tố, trong đó 1.313 TN là danh ngữ, chiếm 76,5%: operator
service “dịch vụ điện thoại viên”, optical carrier “sóng mang tín hiệu
quang”; 507 TN được cấu tạo bằng cách ghép danh từ với danh từ (29,5);
481 TN được ghép bằng tính từ và danh từ (28,01%); 142 TN được ghép bởi
phân từ quá khứ và danh từ (8,27%); 71 TN được ghép bởi phân từ hiện tại
và danh từ (4,16%), 71 TN được ghép từ động từ và danh từ (4,16%); 41 TN
được ghép bởi quá khứ phân từ và danh động từ (2,4%): abbreviated dialing
“quay số rút gọn”, interlaced scanning “quét kiểu đan xen”.
2.3.1.2. TN là danh ngữ ba thành tố
Trong tổng số 3.788 TN BCVT tiếng Anh được khảo sát, có 618 TN
có cấu tạo là danh ngữ gồm 3 thành tố, chiếm 80,3%. Ví dụ: postal/
financial/ services “Dịch vụ tài chính bưu chính”, abbreviated/ address/ call
“cuộc gọi địa chỉ tắt”, v.v...
2.3.1.3. TN là danh ngữ bốn thành tố
Số lượng TN BCVT tiếng Anh là danh ngữ có cấu tạo bốn thành tố ít
hơn so với ba nhóm TN trên, chỉ có 216/3.788 TN, chiếm 5,7%. Ví dụ: call/
11


terminal/ alerted/ state “trạng thái chờ nhận của thiết bị đầu cuối bên bị
gọi”, cellular/ data/ communication/ system “hệ thống thông tin số liệu tế
bào”, v.v…
2.3.1.4. TN là danh ngữ năm thành tố
Nhóm TN BCVT tiếng Anh là danh ngữ có cấu tạo năm thành tố ít
nhất trong tổng số năm nhóm TN, chỉ có 66/3.788 TN, chiếm 1,73%. Ví dụ:
secure/ multipurpose/ Internet/ mail/ extension “mở rộng thư Internet đa
mục đích an toàn”, digital/ data/ communication/ message/ protocol “giao
thức truyền số liệu số”, v.v...

2.3.2. Các TN BCVT tiếng Anh là tính ngữ
Tính ngữ bao gồm tính động từ, đó là dạng phân từ hai của động từ,
làm trung tâm ngữ (chính tố) đứng cuối ngữ, các từ bổ nghĩa đứng trước đó.
Từ bổ nghĩa có thể là tính từ, danh từ, danh động từ hoặc tính động từ, trung
tâm ngữ là tính động từ.
2.3.2.1. TN là tính ngữ hai thành tố
Trong tổng số 1.717 TN BCVT tiếng Anh được cấu tạo bằng hai thành tố,
có 7 TN là tính ngữ, chiếm 0,41%. Trong đó có 4 TN được ghép bằng danh từ +
phân từ quá khứ: line powered “được cấp nguồn từ đường dây”, access barred
“truy cập bị chặn”; có 2 TN được ghép bởi tính từ + phân từ quá khứ (0,12%),
ví dụ: single ended “đầu ra đơn”; có 1 TN được ghép bởi trạng từ + phân từ quá
khứ (0,06%), ví dụ: properly prepaid “trả trước hợp thức”.
2.3.2.2. TN là tính ngữ ba thành tố
Trong tổng số 770 TN BCVT tiếng Anh được cấu tạo bằng ba thành
tố, có 3 TN là tính ngữ, chiếm 0,39%. Trong đó có 2 TN được ghép bằng
phân từ quá khứ + danh từ + phân từ quá khứ: lost calls delayed “các cuộc
gọi tổn thất do trễ”, lost calls held “các cuộc gọi tổn thất được giữ lại”; có 1
TN được ghép bởi danh từ + danh từ + phân từ quá khứ (0,13%): block call
cleared “xóa cuộc gọi nghẽn”.
Trong toàn bộ TN đã được khảo sát, chúng tôi thấy không có TN
BCVT là tính ngữ bao gồm từ bốn thuật tố trở lên.
2.3.3. TN BCVT tiếng Anh là động ngữ
Động ngữ bao gồm danh động từ, là động từ thêm ing, làm trung tâm
ngữ (chính tố) đứng cuối ngữ, còn các từ bổ nghĩa đứng trước đó. Từ bổ
nghĩa có thể là tính từ, danh từ, danh động từ hoặc tính từ, trung tâm ngữ là
danh động từ. Các từ bổ nghĩa luôn luôn đứng trước trung tâm ngữ.
2.3.3.1. TN là động ngữ hai thành tố
Động ngữ hai thành tố bao gồm các cụm từ có cấu tạo với thành tố
đứng sau cùng là phân từ hiện tại (còn gọi là danh động từ - động từ đã bị
12



danh từ hóa bằng việc kết hợp giữa động từ với đuôi –ing). Số lượng TN là
động ngữ gồm 81 TN, chiếm 9,14%. Ví dụ: background processing “xử lý
nền”, batch processing “xử lý lô”.
2.3.3.2. TN là động ngữ ba thành tố
Động ngữ ba thành tố bao gồm các cụm từ có cấu tạo với thành tố
đứng sau cùng là phân từ hiện tại. Số lượng TN là động ngữ là 36 chiếm
4,68%: alternate/ path/ routing “chọn đường vòng”, associated/ channel/
signalling “báo hiệu liền theo kênh” v.v...
2.3.3.3.TN là động ngữ bốn thành tố
Động ngữ bốn thành tố bao gồm các cụm từ có cấu tạo với thành tố
đứng sau cùng là phân từ hiện tại. Số lượng TN là động ngữ gồm 9 TN,
chiếm 4,17%: centralised automatic messeage accounting “tính cước đàm
thoại tự động tập trung”, channel noise line weighting “đánh trọng số đường
dây cho nhiễu kênh”.
Qua khảo sát, chúng tôi thấy không có TN BCVT là động ngữ bao
gồm từ năm thuật tố trở lên.
2.3.4.TN BCVT tiếng Anh là từ tắt
Trong khuôn khổ hệ thống TN BCVT tiếng Anh, chúng tôi thu thập
được 133 TN là từ viết tắt, trong đó 91% TN là từ viết tắt có cấu tạo gồm
các chữ cái đầu tiên của các thành tố cấu tạo nên TN, 9% còn lại là TN có
cấu tạo là cụm chữ cái đầu của thành tố hay TN, hoặc chữ cái đầu kết hợp
với một số chữ cái là các phụ âm không đứng đầu trong TN, ...
Bảng 2.3: Thống kê từ loại của TN BCVT tiếng Anh là danh ngữ có 2
thành tố
Thuật
ngữ

Danh

ngữ

Số lượng

Từ loại
Danh từ + Danh từ
Tính từ + Danh từ
Phân từ hiện tại +
Danh từ
Phân từ quá khứ +
Danh từ
Động từ + Danh từ
Giới từ + Danh từ

507
481
71
142

29,5
28,01
4,16
1.313

71
41
1.313/1.717

Tổng
13


Tỉ lệ %

8,27

76,5

4,16
2,4
76,5%


2.4. Mô hình cấu tạo của hệ TN BCVT tiếng Anh
Chúng tôi ký hiệu T là thành tố cấu tạo TN; T1 là thành tố cấu tạo thứ
nhất, T2 là thành tố cấu tạo thứ hai và Tn là thành tố cấu tạo thứ n. Kết quả
khảo sát tư liệu cho thấy, hệ TN BCVT trong tiếng Anh được cấu tạo chủ
yếu theo 9 mô hình:
2.4.1. Mô hình cấu tạo 1
T1
+
T2
Ví dụ: Backbone
system
Có 1.617/ 3.788 TN BCVT tiếng Anh được cấu tạo theo mô hình này,
chiếm 42,7%. Đây cũng là nhóm TN có hai thành tố ghép lại với nhau.
2.4.2. Mô hình cấu tạo 2
T1
+
T2
+

T3
Ví dụ: Assigned
frequency
band
Có 388/3.788 TN BCVT tiếng Anh được cấu tạo theo mô hình 2,
chiếm 10,2%.
2.4.3. Mô hình cấu tạo 3
T1
+
T2
+
T3
Ví dụ:
Asynchronous
transfer
mode
Có 382/3.788 TN BCVT tiếng Anh được cấu tạo theo mô hình 3, chiếm
10,03%.
2.4.4 Mô hình cấu tạo 4
T1
+
T2
+
T3
+
T4
`Ví dụ: Bidirectional
fiber
optic
cable

Có 40/3.788 TN BCVT tiếng Anh được cấu tạo theo mô hình 4, chiếm 1,1%.
2.4.5. Mô hình cấu tạo 5
T1
+
T2
+
T3
+
T4
Ví dụ: Calling
line
identification
signal
Có 50/3.788 TN BCVT tiếng Anh được cấu tạo theo mô hình 5, chiếm 1,32%.
2.4.6. Mô hình cấu tạo 6
T1
+
T2
+
T3
+
T4
Ví dụ: Carrierless amplitude phase
modulation
Có 68/3.788 TN BCVT tiếng Anh được cấu tạo theo mô hình 6, chiếm 1,8%.
2.4.7. Mô hình cấu tạo 7
T1
+
T2
+

T3
+
T4
14


Ví dụ: Cellular
data communication
system
Có 58/3.788 TN BCVT tiếng Anh được cấu tạo theo mô hình 7, chiếm 1,53%.
2.4.8. Mô hình cấu tạo 8
T1
+
T2 + T3
+ T4
+ T5
Ví dụ: Circuit switched
public
data
network
Có 29/3.788 TN BCVT tiếng Anh được cấu tạo theo mô hình 8, chiếm 0,8%.
2.4.9. Mô hình cấu tạo 9
T1
+
T2 + T3
+ T4 + T5
Ví dụ : Narrowband advanced mobile

phone


system

Có 37/3.788 TN BCVT tiếng Anh được cấu tạo theo mô hình 9, chiếm 0,98%.
2.5. Tiểu kết
Trên cơ sở lí luận về TN học và tư liệu thu thập về TN BCVT tiếng
Anh, chúng tôi đã tiến hành phân tích đặc điểm cấu tạo của hệ TN BCVT
tiếng Anh và rút ra một số kết luận như sau:
Thứ nhất, về số lượng các thành tố cấu tạo, các TN BCVT tiếng Anh
có cấu tạo gồm 1-3 thành tố chiếm số lượng nhiều nhất, do vậy số TN này là
phổ biến nhất. Số TN bao gồm 4 thành tố chiếm tỉ lệ không lớn, 216,(5,7%).
Thứ hai, về đặc điểm từ loại, hệ TN BCVT tiếng Anh có cấu tạo là từ
tương đối lớn, bao gồm danh từ, tính từ và động từ, chúng đều tồn tại ở cả
ba loại đó là từ đơn, từ ghép và từ phái sinh. Trong số đó danh từ chiếm tỉ lệ
cao nhất và thấp nhất là động từ. Số TN là danh ngữ chiếm số lượng lớn,
gồm danh ngữ không có giới từ, danh ngữ có giới từ và danh ngữ viết tắt.
Trong đó chủ yếu là danh ngữ không có giới từ, bao gồm các TN BCVT
tiếng Anh 2 thành tố, 3 thành tố, 4 thành tố và 5 thành tố.
Thứ ba, về phương thức cấu tạo, các TN BCVT tiếng Anh có cấu tạo là
từ và ngữ. Đối với các TN cấu tạo là từ gồm có từ đơn, từ ghép và từ phái
sinh, trong đó nhiều nhất là từ đơn, 413, chiếm 10,9%, sau đó đến từ phái
sinh, 384 TN, chiếm 10,13%. Đối với các TN cấu tạo là ngữ, bao gồm danh
ngữ, động ngữ và tính ngữ, trong đó danh ngữ chiếm tỉ lệ cao nhất, 2.460
TN, chiểm tỉ lệ 64,94%, lần lượt đến số lượng tính ngữ, 226, chiếm 5,96%,
và tỉ lệ thấp nhất là động ngữ với 83 TN, chiếm 2,2%.
Thứ tư, về mô hình cấu tạo, hệ TN BCVT tiếng Anh được cấu tạo
theo 9 mô hình, trong đó, TN 2 thành tố có 1 mô hình, TN 3 thành tố có 2
mô hình, TN 4 thành tố có 4 mô hình và TN 5 thành tố có 2 mô hình.

15



Chương 3:
PHƯƠNG THỨC HÌNH THÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA
TN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TIẾNG ANH
Đối với TN nói chung và TN BCVT nói riêng, chức năng ngữ nghĩa cơ
bản chính là gọi tên (định danh) khái niệm trong lĩnh vực chuyên môn.
3.1. Phương thức hình thành TN BCVT tiếng Anh
Thực tế khảo sát ngữ liệu cho thấy rằng: có bốn phương thức cơ bản để
tạo TN BCVT: Thuật ngữ hóa từ ngữ của ngôn ngữ toàn dân; tạo TN mới
trên cơ sở ngữ liệu vốn có; tiếp nhận TN của nước ngoài; tiếp nhận TN từ
các ngành khoa học khác.
3.2. Đặc điểm định danh của TN BCVT tiếng Anh
3.2.1. Nguyên tắc định danh
Theo một số nhà nghiên cứu, khi định danh có 2 nguyên tắc cơ bản cần
tuân thủ:1) Tên gọi (cái biểu hiện) phải có mối liên hệ nào đó với ý nghĩa
của tên gọi (cái được biểu hiện); 2) tên gọi phải khái quát, trừu tượng, phải
mất khả năng gợi đến những đặc điểm, thuộc tính riêng rẽ tạo thành đối
tượng vì tên gọi là sản phẩm của tư duy trừu tượng. Điều này cũng có nghĩa
là tên gọi phải tách hẳn với những dấu vết của giai đoạn cảm tính.
3.2.2. Đặc điểm định danh của TN BCVT tiếng Anh xét theo kiểu
ngữ nghĩa
3.2.2.1. Những đặc điểm cơ bản về định danh của TN BCVT
Về đặc điểm định danh xét theo kiểu ngữ nghĩa, có thể chia TN BCVT
ra làm hai loại, đó là: tên gọi trực tiếp và tên gọi gián tiếp của khái niệm về
các sự vật, hiện tượng... trong BCVT. Kết quả khảo sát tư liệu cho thấy, số
lượng TN BCVT tiếng Anh là tên gọi trực tiếp chiếm đa số, 2.786 TN chiếm
tỉ lệ 73,5%. Số lượng TN BCVT là tên gọi gián tiếp, là TN hóa từ ngữ thông
thường, ít hơn nhiều, 1.002 TN, chiếm tỉ lệ 26,5%.
3.2.2.2. Nội dung biểu đạt của các TN BCVT
Phân tích nội dung biểu đạt của các TN BCVT tiếng Anh, chúng tôi

thấy có thể chia ra thành hai loại: một loại, mang nội dung cơ bản, gọi tên
các khái niệm về các hiện tượng, sự vật, quá trình,... nền tảng của khoa học
thông tin và công nghệ BCVT. Chúng tôi gọi chúng là các TN sơ cấp. từ đó
tạo ra các thế hệ TN thứ hai, thứ ba, ... chúng tôi gọi là các TN thứ cấp. Loại
TN thứ hai này có nhiệm vụ mô tả đặc điểm, tính chất, thuộc tính cơ bản,...
của những khái niệm về các sự vật, hiện tượng, ... được loại TN thứ nhất
16


định danh một cách chi tiết hơn, cụ thể hơn, hay có liên quan logic đến các
TN loại một, có tính khu biệt cao.
3.2.3. Đặc điểm định danh của TN BCVT tiếng Anh xét theo kiểu
cách thức biểu thị
Để xem xét các dấu hiệu làm cơ sở định danh của TN BCVT, qua khảo
sát, chúng tôi nhận thấy có thể phân chia các TN này thành những phạm
trù nội dung ngữ nghĩa như sau:1) Các chủ thể hoạt động trong
BCVT;2)Các sự vật là đối tượng của các hoạt động, quá trình trong
BCVT; 3)Các quá trình, hoạt động xảy ra trong BCVT; 4)Các hiện tượng
thường xảy ra trong BCVT;5) Các thiết bị dùng trong BCVT;6)Các
phương thức hoạt động trong BCVT.
Các TN thuộc về từng phạm trù đều có những đặc điểm khá phổ biến
được lựa chọn làm cơ sở định danh.
3.2.3.1. Các TN chỉ các chủ thể hoạt động trong BCVT
Các chủ thể hoạt động trong BCVT là những người phụ trách hoặc
hoạt động trong các lĩnh vực chuyên môn cụ thể, chẳng hạn như:
Exchange attendent “nhân viên trực tổng đài”, radio operator “nhân viên
vô tuyến điện”, network administrator “nhân viên quản trị mạng”,...
Số lượng TN chỉ các chủ thể của các hoạt động trong bưu chính, viễn
thông không nhiều, qua khảo sát chỉ có 421 đơn vị TN, trong đó, TN có cấu
tạo theo mô hình: Chức năng/nhiệm vụ + chủ thể; và Chủ thể + chức

năng/nhiệm vụ, chiếm 5,22% (198/3.788) tổng đơn vị TN được khảo sát.
3.2.3.2. Các TN chỉ các sự vật là đối tượng của quá trình, hoạt động
xảy ra trong BCVT
Số TN chỉ đối tượng này chiếm gần 6,62% tổng số các TN BCVT
tiếng Anh mà chúng tôi khảo sát (251/3.788 đơn vị TN). Trong đó, nhiều
nhất là các TN được cấu tạo theo mô hình: Sự vật + quá trình/hoạt động,
(1,16%), rồi đến các TN được cấu tạo theo mô hình: Đối tượng 1 + đối
tượng 2 + sự vật (1,03%). Ít nhất là các TN được cấu tạo theo mô hình: Tính
chất 1+ tính chất 2 + sự vật (0,5%).
3.2.3.3. Các TN chỉ các hoạt động, quá trình trong BCVT
Đây cũng là nhóm TN phổ biến trong BCVT, chiếm khoảng 10,55%
(400/3.788) tổng số TN được khảo sát. Các TN dùng đặc trưng thuộc tính/đặc
điểm làm cơ sở định danh có số lượng nhiều hơn cả, (7,2%). Ít nhất là các TN
lấy hướng/ khoảng cách và, địa điểm/ hoạt động làm đặc trưng cơ sở để định
danh, chúng chỉ có khoảng 27/400 đơn vị TN được khảo sát (6,6%).
17


3.2.3.4. Các TN chỉ các hiện tượng thường xảy ra trong BCVT
Trong số các TN này, các yếu tố chỉ “hiện tượng” trong tiếng Anh
đứng sau. Các TN này chiếm khoảng 9,3% (352/3.788) tổng số đơn vị TN
mà chúng tôi khảo sát. Các TN cấu tạo theo mô hình: Đối tượng gắn kết +
hiện tượng có số lượng nhiều nhất, khoảng 3,8%. Ít nhất là nhóm TN có mô
hình cấu tạo là: Nguyên nhân + hiện tượng; và mô hình: Địa điểm / thời
gian + đối tượng + hiện tượng mỗi loại chiếm khoảng 0,5% – 0,7%.
3.2.3.5. Các TN chỉ các thiết bị dùng trong BCVT
Như trên đã nêu, nhóm TN chỉ các thiết bị dùng trong BCVT có tỉ lệ
lớn hơn cả, chúng chiếm 20,2% (764/3.788), trong đó lớn nhất là nhóm TN
có cấu tạo theo mô hình: Chất liệu tạo thành + thiết bị (2,64%); Địa điểm
hoạt động + thiết bị (2,6%); và Phương thức hoạt động + thiết bị (2,06%).

Các nhóm TN còn lại có tỷ lệ tương đương, mỗi nhóm chiếm khoảng từ
1,0% đến 1,5%.
3.2.3.6. Các TN chỉ phương thức hoạt động trong BCVT
Qua tư liệu khảo sát, có thể nhận thấy rằng, các TN chỉ phương thức
truyễn dẫn trong BCVT là những từ chỉ các cách thức truyền tải tín hiệu,
chẳng hạn như: đường truyền, phương thức truyền, kết nối, quay số, báo
hiệu, giao thức, mã hóa, nhiễu truyền dẫn, điều chế tín hiệu,... Tổng cả
nhóm TN này là 342/3.788 TN, chiếm 9,02.
3.3. Tiểu kết
Trong chương này, chúng tôi đã tìm hiểu và phân tích các phương thức
hình thành và đặc điểm định danh của hệ TN BCVT tiếng Anh. Có thể đưa
ra một số nhận xét sau:
TN BCVT tiếng Anh được hình thành từ bốn phương thức chính sau:
1) dựa vào bản ngữ theo hai con đường: TN hóa từ thông thường; 2) dùng
phương thức cấu tạo từ và chất liệu của ngôn ngữ toàn dân; 3) vay mượn từ
ngôn ngữ khác; 4) tiếp nhận từ các ngành khoa học khác.
Hệ TN BCVT trong tiếng Anh có thể được chia ra làm 2 loại, đó là
những TN tên gọi trực tiếp và những TN là tên gọi gián tiếp của khái niệm,
đối tượng trong lĩnh vực BCVT.
Xét về mặt nội dung được biểu đạt, TN BCVT tiếng Anh có 2 loại. Các
TN loại một chỉ bao gồm một thành tố cấu tạo nên, mang ý nghĩa khái quát và
chỉ loại. Loại thứ hai được tạo ra trên cơ sở TN loại một kết hợp với các từ mô
18


tả đặc điểm, tính chất, thuộc tính của những sự vật, hiện tượng, … thuộc các
nhóm ngành trong lĩnh vực BCVT. Theo thống kê, trong tiếng Anh có 2.902
TN, chiếm tỉ lệ 76,6%. Đây là các TN bao gồm hai thành tố trở lên.
Xét về phương diện định danh theo tiêu chí kiểu ngữ nghĩa, kết quả
thống kê cho thấy đại đa số các TN BCVT trong tiếng Anh đều là các tên

gọi trực tiếp của các khái niệm hoặc đối tượng: 2.786 TN,(73,5%). Số lượng
TN BCVT là tên gọi gián tiếp chiếm một tỉ lệ ít hơn: 1.002 TN, ( 26,5%).
Qua khảo sát, chúng tôi đã chia các TN này thành 6 phạm trù nội dung
ngữ nghĩa và 10 loại đặc trưng làm cơ sở định danh của TN BCVT tiếng
Anh. Dựa trên các đặc trưng cơ bản được lựa chọn làm cơ sở định danh của
TN BCVT, chúng tôi đã nghiên cứu về cơ chế hình thành các TN thứ cấp, đó
là cơ chế phát triển tầng bậc, từ TN sơ cấp (T1) sẽ cho ra đời các TN thứ cấp
bậc hai (t1’), rồi từ các TN bậc hai này, sẽ hình thành các TN thứ cấp bậc ba
(t1’’), … và cứ tiếp tục như vậy.
Chương 4:
CÁCH CHUYỂN DỊCH TN BCVT TIẾNG ANH SANG TIẾNG VIỆT
4.1. Các tiêu chí đảm bảo tương đương của sản phẩm dịch thuật
Nhiều tác giả đã quan tâm đến việc tìm và phân loại các kiểu tương
đương trong dịch thuật nói chung, tương đương trong dịch TN nói riêng.
Trong số đó, không thể không kể đến các kiểu tương đương dịch TN mà
Felber, H. (1984). Khác với các tác giả khác khi nghiên cứu về tương đương
TN, Felber chia tương đương dịch TN thành bốn kiểu loại chính là: tương
đương hoàn toàn, giao cắt nhau, bao chứa nhau và không tương đương. Một
số tác giả khác như Nida, E (1964), Munday M., Jeremy, ed. (2009), …
cũng đưa ra các tiêu chí khác để đảm bảo tương đương trong dịch thuật.
4.2. Đánh giá cách chuyển dịch TN BCVT tiếng Anh sang tiếng Việt
4.2.1. Phân tích tương đương dịch thuật TN BCVT theo loại đơn vị
cấu tạo TN
4.2.1.1. Tương đương 1// 1
a. Tương đương từ - từ
Tương đương từ - từ được hiểu là một TN BCVT tiếng Anh là từ có
một TN BCVT tiếng Việt tương đương cũng là từ. Trong tổng số 3.788 TN
được khảo sát có 270 đơn vị, chiếm 7,12%.
19



b. Tương đương từ - ngữ
Tương đương từ - ngữ được hiểu là một TN BCVT tiếng Anh là từ có
một TN BCVT tiếng Việt tương đương là ngữ. Trong tổng số 3.788 TN
khảo sát có 275 đơn vị, chiếm 7,26%.
c. Tương đương Ngữ - từ
Tương đương ngữ - từ được hiểu là một TN BCVT tiếng Anh là ngữ
có một TN BCVT tiếng Việt tương đương là từ. Trong tổng số 3.788 TN
được khảo sát có 215 đơn vị, chiếm 5,67%.
d. Tương đương ngữ - ngữ
Tương đương ngữ - ngữ được hiểu là một TN BCVT tiếng Anh là ngữ
có một TN BCVT tiếng Việt tương đương là ngữ. Trong tổng số 3.788 TN
được khảo sát có 939 đơn vị, chiếm 24,78%.
4.2.1.2. Tương đương 1 // >1
a. Tương đương từ - từ
Tương đương từ - từ được hiểu là một TN BCVT tiếng Anh là từ có
nhiều hơn một TN BCVT tiếng Việt tương đương là từ. Trong tổng số 3.788
TN được khảo sát có 963 đơn vị, chiếm 25,42%.
b. Tương đương từ - ngữ
Tương đương ngữ - ngữ được hiểu là một TN BCVT tiếng Anh là từ
có nhiều hơn một TN BCVT tiếng Việt tương đương là ngữ. Trong tổng số
3.788 TN được khảo sát có 374 đơn vị, chiếm 9,88%.
c. Tương đương ngữ - từ
Tương đương ngữ - từ được hiểu là một TN BCVT tiếng Anh là ngữ
có nhiều hơn một TN BCVT Trong tổng số 3.788 TN được khảo sát có 26
đơn vị, chiếm 0,68%.
d. Tương đương ngữ - ngữ
Tương đương ngữ - ngữ được hiểu là một TN BCVT g tiếng Anh là
ngữ có nhiều hơn một TN BCVT tiếng Việt là ngữ. Trong tổng số 3.788 TN
được khảo sát có 727 đơn vị, chiếm 19,20%.

4.2.2. Phân tích tương đương dịch thuật TN BCVT theo số lượng
đơn vị
Qua số liệu khảo sát 3.788 TN, chúng tôi thấy có tới 9 mức tương
đương trong khi dịch TN BCVT Anh - Việt; tức là một TN BCVT tiếng Anh
có khi ứng với một hoặc hơn một TN BCVT Việt, mà tối đa tới 9 đơn vị.
20


Bảng 4.1: Tỉ lệ tương đương theo số lượng đơn vị của thuật ngữ
BCVT tiếng Anh và tiếng Việt
Số thuật ngữ BCVT
Tỷ lệ %
STT
Tỉ lệ tương đương
tiếng Anhcó tương
đương
1

Anh 1:1 Việt

1.640

43,31

2

Anh 1:2 Việt

1.725


45,54

3

Anh 1:3 Việt

240

6,34

4

Anh 1:4 Việt

101

2,68

5

Anh 1:5 Việt

39

1,02

6

Anh 1:6 Việt


20

0,52

7

Anh 1:7 Việt

11

0,28

8

Anh 1:8 Việt

7

0,16

9

Anh 1:9 Việt

5

0,12

3.788


100

TỔNG

Số liệu của bảng thống kê trên, ta có thể nhận thấy: TN BCVT tiếng
Anh và tiếng Việt có các mức tỉ lệ tương đương từ 1:1 đến 1:9. Tuy nhiên,
phổ biến nhất là mức tỉ lệ tương đương 1:1, 1:2, 1:3 và 1:4, bởi vì chỉ tính
riêng số đơn vị tương đương ở bốn dạng này là 3.706 đơn vị, chiếm 97,87%.
Xét số lượng đơn vị tỉ lệ tương đương 1 > 1 nhiều hơn tỉ lệ tương
đương 1:1 (lần lượt là 2.148 đơn vị, chiếm 56,69%; 1.640 đơn vị, 43,31%).
4.3. Những thuận lợi và khó khăn trong dịch TN BCVT từ tiếng
Anh sang tiếng Việt
4.3.1. Thuận lợi:
Dịch thuật là chuyển đạt ý nghĩa của ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ
đích. Newmark, P nhận xét "dịch kỹ thuật được phân biệt với các loại hình
dịch khác chủ yếu bởi TN", các TN ở đây không chỉ là vấn đề của các văn
bản khoa học kỹ thuật mà còn là các TN xuất hiện trong các cuốn từ điển
chuyên ngành nhất định, do đó cũng có những thuận lợi sau: không cần chú
trọng tới việc phân tích ngữ cảnh sử dụng TN; dễ dàng khu biệt nghĩa.
21


4.3.2. Khó khăn
Vũ Ngọc Cân [7, tr. 22 - 26] cho rằng trong quá trình tìm tương đương
dịch thuật có ba khó khăn cơ bản sau: sự bất đồng ngôn ngữ; sự khác biệt về văn
hóa giữa các dân tộc; sự khác biệt về phương thức tư duy của từng dân tộc.
4.4. Phương hướng và giải pháp chuẩn hoá dịch TN BCVT từ tiếng Anh
sang tiếng Việt
4.4.1. Phương hướng chuẩn hoá dịch TN BCVT từ tiếng Anh sang
tiếng Việt

Xuất phát từ đặc điểm của TN BCVT chúng tôi nghĩ rằng, dịch TN
BCVT từ tiếng Anh sang tiếng Việt phải đảm bảo các tiêu chí của tương
đương dịch thuật; đảm bảo sự tương đương về nội dung; đảm bảo sự tương
đương về hình thức.
4.4.2. Giải pháp chuẩn hoá dịch TN BCVT từ tiếng Anh sang
tiếng Việt
Chúng tôi xin đưa ra ba giải pháp chủ yếu nhằm chuẩn hóa TN BCVT
tương đương từ tiếng Anh sang tiếng Việt: dịch sát ý; dịch thoát ý, vay mượn
4.4.3. Ý kiến đề xuất về dịch TN BCVT tiếng Anh sang tiếng Việt
4.4.3.1. Dịch các TN BCVT tiếng Anh có tương đương trong tiếng Việt
Kết hợp hợp lý các yếu tố từ vựng thuần Việt, Hán – Việt, và các yếu
tố Ấn – Âu trong quá trình dịch TN. Ví dụ, các yếu tố từ vựng Hán – Việt
được dùng nhiều trong văn phong khoa học, đã trở nên quen thuộc với giao
tiếp hàng ngày: vi, vô, bán, siêu, …. hay các cụm từ thông dụng như: bộ vi
xử lí, trạm vi ba, thông tin vô tuyến, chất bán dẫn, viễn thông, xuyên nhiễu,
cấu hình, vệ tinh, điện thoại, truyền dẫn,….
Sử dụng hợp lý các yếu tố Ấn – Âu để đảm bảo tính chính xác của TN,
tuy nhiên tránh những trường hợp dùng tuỳ tiện, nhất là trong các văn bản,
tài liệu giảng dạy, giáo trình.
4.4.3.2. Dịch các TN BCVT tiếng Anh không có tương đương trong
tiếng Việt (dịch ý)
Chúng tôi gọi đây là quá trình tạo TN tiếng Việt trên cơ sở nghĩa của
TN Anh. Khi đã khảo sát và thấy TN có phần không tương đương hoàn toàn
về nghĩa, mà chỉ có sự tương đương về từ vựng thì phải chuyển nghĩa của
TN, chứ không thể sao phỏng một cách cứng nhắc, tức là cần tìm từ khác
trong tiếng Việt có thể diễn đạt đúng nghĩa cần có của TN.
4.5. Tiểu kết
Trong chương này, để tìm ra cách chuyển dịch TN BCVT từ tiếng Anh
sang tiếng Việt, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu về tiêu chí đảm bảo tương
22



đương dịch thuật. Luận án cũng nêu ra những tiêu chí mang tính chất tham
khảo trong việc dịch tương đương của TN BCVT từ tiếng Anh sang tiếng
Việt, đó là: chính xác; hệ thống, gắn kết, nhất quán và mạch lạc; có sự lựa
chọn thích hợp về TN tương đương.
Luận án phân tích và đánh giá các kiểu tương đương dịch TN BCVT từ
tiếng Anh sang tiếng Việt dựa trên sự phân tích về tương đương dịch TN theo
loại đơn vị cấu tạo TN và theo số lượng đơn vị TN. Qua việc phân tích nguồn
ngữ liệu về các kiểu tương đương dịch TN theo loại đơn vị cấu tạo, luận án đưa
ra hai kiểu tương đương chủ yếu được sử dụng trong việc dịch TN BCVT bao
gồm: tương đương 1//1 và tương đương 1// > 1. TN BCVT tiếng Anh và tiếng
Việt có các mức tỉ lệ tương đương từ 1:1 đến 1:9. Tuy nhiên, phổ biến nhất là
mức tỉ lệ tương đương 1:1, 1:2, 1:3 và 1:4, bởi vì chỉ tính riêng số đơn vị tương
đương ở bốn dạng này là 3,706 đơn vị, chiếm 97,87%.
KẾT LUẬN
Mục đích đặt ra của luận án là khảo sát, nghiên cứu, phân tích những
đặc điểm về cấu tạo, cũng như các đặc điểm định danh của TN BCVT. Từ
đó, tiến hành nghiên cứu và đề xuất cách chuyển dịch hệ TN này từ tiếng
Anh sang tiếng Việt nhằm đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của người sử dụng.
1. Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung nhất về TN của các nhà ngôn
ngữ học trên thế giới cũng như ở Việt Nam, luận án đã xác định một định
nghĩa về TN BCVT.
2. Luận án đã tiến hành khảo sát 3.788 TN BCVT tiếng Anh về đặc
điểm cấu tạo. Kết quả khảo sát cho thấy:
a. Xét về số lượng các thành tố cấu tạo, các TN BCVT tiếng Anh có
cấu tạo gồm 1- 3 thành tố chiếm số lượng nhiều nhất, số TN bao gồm 4
thành tố chiếm tỉ lệ không lớn, 216, chiếm 5,7%. Đặc biệt số TN BCVT
tiếng Anh gồm 5 thành tố là rất thấp, 66 TN.
b. Xét về đặc điểm từ loại, hệ TN BCVT tiếng Anh có cấu tạo là từ

tương đối lớn, bao gồm danh từ, tính từ và động từ, chúng đều tồn tại ở cả
ba loại đó là từ đơn, từ ghép và từ phái sinh. Số TN là ngữ gồm danh ngữ,
tính ngữ và động ngữ, chiếm số lượng lớn nhất là danh ngữ
c. Xét về phương thức cấu tạo, các TN BCVT tiếng Anh có cấu tạo là
từ và ngữ. Đối với các TN cấu tạo là từ gồm có từ đơn, từ ghép và từ phái
sinh, trong đó nhiều nhất là từ đơn, 412, chiếm 10,9%.
23


×