Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.89 KB, 1 trang )
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ & PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
A.Vẽ biểu đồ:
-Biểu đồ là một hình vẽ cho phép một cách dễ dàng động thái phát triển của một hiện tượng,
mối tương quan về độ lớn giữa các đối tượng, hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể
-Khi vẽ bất cứ loại biểu đồ nào, cũng phải đảm bảo được 3 yêu cầu:
+Khoa học (chính xác)
+Trực quan (rõ ràng, dễ đọc)
+Thẩm mỹ (đẹp)
-Để đảm bảo tính trực quan và thẩm mỹ, khi vẽ biểu đồ người ta thường dùng ký hiệu để phân
biệt các đối tượng trên biểu đồ. Các ký hiệu thường được biểu thị bằng các cách: gạch nền,
dùng các ước hiệu tốn học...Khi chọn ký hiệu cần chú ý làm sao biểu đồ vừa dễ đọc, vừa đẹp.
*Các loại biểu đồ thường gặp: hình cột, tròn, đường biểu diễn, miền..
B.Các loại biểu đồ:
1.Nhận dạng các loại biểu đồ:
1.1.Dạng biểu đồ thể hiện sự phát triển:
Thể hiện các hiện tượng, điều kiện KT-XH về phương diện động lực, quá trình phát triển, tình
hình phát triển cột và đường
1.2.Dạng biểu đồ thể hiện cơ cấu:
Phản ánh cơ cấu các hiện tượng địa lý KT-XH hình tròn
1.3.Dạng biến đổi:
-Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu biểu đồ miền
Dấu hiệu câu hỏi: +Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch và thay đổi cơ cấu.
+Bảng số liệu cho tương đối nhiều năm.
-Biểu đồ kết hợp: cột và đường.
2.Quy trình vẽ biểu đồ:
Lựa chọn vẽ biểu đồ dựa vào câu hỏi và số liệu đã cho.
-Căn cứ câu hỏi: đọc kỹ để xác định
-Căn cứ bảng số liệu: không quan trọng nhưng đối với biểu đồ miền thể hiện rất cụ thể.
-Xử lý số liệu:
+Số liệu tuyệt đối thường yêu cầu thể hiện sự phát triển cột, đường, cột kết hợp đường.
+Số liệu tương đối thể hiện dạng cơ cấu và sự chuyển dịch tròn, miền.