Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

khoa-khoa-hoc-quan-ly_huong-dan-thuc-hien-khoa-luan-tn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.44 KB, 16 trang )

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Bình Dương, tháng 8 năm 2016.


I. MỘT SỐ THÔNG TIN TỔNG QUAN
1.1. Điều kiện làm khóa luận tốt nghiệp
- Đối với năm học 2016 - 2017: sinh viên năm 4 khóa (2013-2017) đạt điểm trung
bình tổng kết 3 năm học (6HK) đạt từ 7.0 trở lên.
- Đối với những năm học tiếp theo: 20% trong tổng số sinh viên đạt điểm trung
bình tổng kết 3 năm học (6HK) đạt từ 7.0 trở lên, lấy từ trên xuống.
Lưu ý: SV không đủ điều kiện trên, nếu có nguyên vọng làm khóa luận TN, phải làm
đơn xin được thực hiện khóa luận tốt nghiệp và phải được sự đồng ý của lãnh đạo Nhà
trường.
1.2. Mục đích thực hiện khóa luận tốt nghiệp
- Sinh viên vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học để phân tích và giải quyết một vấn
đề cụ thể trong lĩnh vực ngành/chuyên ngành được đào tạo.
- Sản phẩm của quá trình làm khóa luận tốt nghiệp là cách nhìn nhận, phân tích, tổng
hợp và đánh giá vấn đề.
1.3. Những yêu cầu trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp
- Khóa luận tốt nghiệp là một nghiên cứu ứng dụng, thể hiện khả năng ứng dụng lý
thuyết vào thực tế. Khóa luận tốt nghiệp còn là một minh chứng cụ thể cho năng lực của
sinh viên khi phỏng vấn tuyển dụng.
- Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, sinh viên có thể tham khảo từ


nhiều nguồn tài liệu khác nhau nhưng phải trích dẫn đầy đủ về tên tác giả, tên tài liệu
tham khảo… theo qui định về mặt học thuật. Nghiêm cấm sinh viên chép bài của người
khác. Trong trường hợp phát hiện sinh viên đạo văn, báo cáo thực tập hoặc khóa luận tốt
nghiệp của sinh viên đương nhiên bị điểm không (0).
II. QUY TRÌNH THỰC HIỆN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Về cơ bản, quy trình thực hiện một khóa luận tốt nghiệp gồm có 04 bước:
• Lập ý tưởng, viết đề cương
- Sinh viên tiến hành trao đổi với giảng viên hướng dẫn để phát triển báo cáo thực tập
thành khóa luận tốt nghiệp.


- Sinh viên xem xét lại thực trạng tình hình và nhận diện lại vấn đề (đã được trình bày
trong báo cáo thực tập), từ đó xác định tên đề tài, lập đề cương cho khóa luận tốt nghiệp.
• Viết bản thảo khóa luận tốt nghiệp
- Sau khi giảng viên hướng dẫn chấp thuận đề cương, sinh viên tiến hành viết bản
thảo khóa luận tốt nghiệp.
- Sinh viên tiến hành nghiên cứu lý thuyết, tổng hợp và tìm hiểu xem về mặt cơ sở lý
luận, các nhà khoa học đã bàn luận về vấn đề có liên quan đến vấn đề của đề tài.
- Sinh viên tiến hành ứng dụng lý thuyết vào phân tích tình hình thực tiễn, từ đó ghi
nhận được những sự khác biệt, đánh giá những khác biệt đó. Hoặc nghiên cứu đưa ra giải
pháp cụ thể cho vấn đề, để cải thiện và giải quyết những tồn tại của hiện trạng
Chú ý: các nội dung trình bày trong Khóa luận tốt nghiệp, bao gồm phần phân tích
tình hình thực tế, phần cơ sở lý luận, và các giải pháp đề xuất phải có sự liên quan chặt chẽ
với nhau để đảm bảo tính nhất quán trong toàn bộ bài viết.
• Hoàn chỉnh khóa luận tốt nghiệp
Sau khi hoàn thành, sinh viên trình bản thảo Khóa luận tốt nghiệp cho giảng viên
hướng dẫn đọc và nhận xét. Sau đó sinh viên in ra, nộp 3 quyển bìa mềm và chờ lịch bảo vệ
khóa luận tốt nghiệp trước hội đồng.
III. CẤU TRÚC VÀ BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
3.1. Quy định về số trang và hình thức khóa luận tốt nghiệp

3.1.1. Số trang:
- Đề cương: 10 - 15 trang.
- Khóa luận tốt nghiệp: 40 - 80 trang (không tính phần Tài liệu tham khảo và Phụ
lục).
3.1.2. Quy chuẩn hình thức: (xem Phục lục 2).
3.1.3. Quy cách định dạng văn bản:
- Font chữ: Times New Roman (Unicode)
- Cỡ chữ (size): 13.
- Giãn dòng (line spacing) đặt ở chế độ 1,3 lines.


- Lề trên (top): 2 cm, lề dưới (bottom): 2 cm, lề trái (left): 3 cm, lề phải (right): 2
cm.
- Số trang đánh ở giữa bên dưới, trang số 1 bắt đầu từ trang đầu tiên của chương 1.
3.1.4. Cách trình bày trích dẫn tài liệu tham khảo:
- Việc trích dẫn là theo thứ tự của tài liệu tham khảo ở danh mục Tài liệu tham khảo
và được đặt trong ngoặc vuông, khi cần có cả số trang, ví dụ [15, 314-315]. Đối với phần
được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, số của từng tài liệu được đặt độc lập trong từng
ngoặc vuông và theo thứ tự tăng dần, cách nhau bằng dấu phảy và không có khoảng trắng,
ví dụ [19],[25],[41].
- Cách ghi trích dẫn phải thống nhất trong toàn bộ bài viết và phù hợp với cách trình
bày trong danh mục tài liệu tham khảo.
3.3. Trình bày khóa luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp được trình bày theo trình tự sau đây:
- Trang Bìa chính (theo mẫu Phục lục 1): In giấy bìa thường, đóng quyển bìa mềm
có giấy kiếng bên ngoài, không làm bìa mạ vàng.
- Trang Bìa phụ (theo mẫu): In trên giấy (trắng) thường
- Trang Lời cảm ơn (tham khảo Phụ lục 3).
- Trang Lời cam đoan (tham khảo Phụ lục 3).
- Trang Mục lục: Làm mục lục tự động. Tiêu đề các phần, chương, mục và có thể

tới tiểu mục (tham khảo phụ lục 5).
- Danh mục các bảng biểu (Nếu có)
- Danh mục chữ viết tắt, ký hiệu (Nếu có, tham khảo phụ lục 4).
- Danh mục các hình vẽ, bản đồ, đồ thị (Nếu có, tham khảo phụ lục 4).
- Nội dung khóa luận tốt nghiệp
- Danh mục Tài liệu tham khảo (xem mẫu Phụ lục 6).
- Phụ lục (Nếu có)
+ Phần này bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc bổ trợ cho
nội dung khóa luận như số liệu thô, mẫu biểu, tranh ảnh…
+ Mô tả chi tiết các phương pháp điều tra (bộ câu hỏi phỏng vấn) hoặc cách


theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu (nếu cần thiết).
+ Phụ lục không được dày hơn phần chính của khóa luận. Nếu có nhiều hơn
một phụ lục, các phụ lục phải được đánh số và đặt tên (tham khảo cách đặt tên
phần Phụ lục trong tài liệu này).
3.3. Bố cục của Nội dung khóa luận tốt nghiệp
(Bố cục dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo; bố cụ cụ thể tùy thuộc vào từng
khóa luận tốt nghiệp cụ thể theo sự tư vấn của giáo viên hướng dẫn).
Nội dung đề cương và báo cáo tiểu luận/khóa luận tốt nghiệp cơ bản bao gồm các nội
chính sau đây:
• PHẦN MỞ ĐẦU: Trình bày bối cảnh nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu và phương
pháp nghiên cứu để thực hiện đề tài bao gồm các nội dung sau:
1. Lý do chọn đề tài;
2. Mục tiêu nghiên cứu;
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu;
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn;
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu;
6. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật khảo sát (thực nghiệm).
- Trình bày trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu dự kiến áp dụng và chi tiết

cách thức áp dụng các phương pháp đó trong trong khoá luận như thế nào để đạt được nội
dung nghiên cứu;
- Đối với các đề tài thực nghiệm, phải trình bày vật liệu và phương pháp nghiên cứu.
Cụ thể, nêu vật liệu, hóa chất, thiết bị cần được sử dụng trong nghiên cứu.
• PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Nêu ra chi tiết những nội dung cần thực
hiện đạt được mục tiêu nghiên cứu. Sinh viên nên chia thành các chương mục cụ
thể như sau:
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN ĐỀ TÀI
1.1.

Cở sở lý luận của đề tài
1.1.1. Thao tác hóa khái niệm


1.1.2. Quan điểm tiếp cận lý thuyết
1.2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trình bày và phân tích đánh giá các hướng nghiên cứu theo hướng vấn đề (từ khóa
then chốt của đề tài) mà các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài đã công bố;
nêu những vấn đề còn tồn tại; chỉ ra những vấn đề mà đề tài cần tập trung, nghiên cứu
giải quyết. Sinh viên nên trình bày tổng quan nghiên cứu
1.3.

Tổng quan về khu vực nghiên cứu/khảo sát


Chương 2:……
2.1.

2.1.1.
2.1.2.
2.2.
2.2.1.
2.2.1.

Chương 3:……
3.1.
3.1.1.
3.1.2.
3.2.
3.2.1.
3.2.1.

Lưu ý: Các chương mục phải thể hiện được các kết quả nghiên cứu khoa học hoặc
kết quả thực nghiệm đạt được sau nghiên cứu. Trong các đề mục nội dung nghiên cứu


phải mô tả được những phát hiện/kết quả sau quá trình nghiên cứu và thảo luận các kết
quả nghiên cứu khoa học hoặc kết quả thực nghiệm hoàn thành.
• KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
Trình bày một cách ngắn gọn theo cách tổng kết những kết quả đạt được, những
đóng góp mới và những đề xuất mới. Phần kết luận cần ngắn gọn, không có lời bàn và
bình luận thêm. Về phần kiến nghị, đưa ra những đề xuất/dự đoán/lời khuyên về
những hướng nghiên cứu tiếp theo.
IV. KẾ HOẠCH LÀM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Lịch trình

Trách nghiệm của SV


Trách nhiệm của GV
hướng dẫn

Tuần 1

Gặp giảng viên trao đổi về hướng đề
tài, phác thảo đề cương

Trao đổi và hướng dẫn
cách thực hiện

Tuần 2

Viết và nộp đề cương

Sửa và trả đề cương

Tuần 3

Viết và nộp chương 1

Sửa và trả chương 1

Tuần 4

Viết và nộp chương 2

Sửa và trả chương 2

Tuần 5


Viết và nộp chương 3

Sửa và trả chương 3

Tuần 6

Hoàn chỉnh nộp GV hướng dẫn

Sửa toàn bộ khóa luận

Tuần 7

Chỉnh sửa và nộp khóa luận tốt nghiệp

Trao đổi với SV

Tuần 8

Dự trữ

Ghi chú


V. PHỤ LỤC
Phụ lục 1: QUY ĐỊNH TRANG BÌA, BÌA LÓT
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG (cỡ chữ 13)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT (cỡ chữ 14)


KHOA: KHOA HỌC QUẢN LÝ (cỡ chữ 15)

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH .............
(cỡ chữ 20)

TÊN ĐỀ TÀI ............................................................
..................................................................................
(cỡ chữ 18)

TÊN SINH VIÊN:.................................
(Cỡ chữ 14)
NGƯỜI HƯỚNG DẪN:.............................
(Cỡ chữ 14)


Bình Dương, tháng .... năm .... (cỡ chữ 14)

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG (cỡ chữ 13)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT (cỡ chữ 14)

KHOA: KHOA HỌC QUẢN LÝ (cỡ chữ 15)
Bìa lót

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH .............
(cỡ chữ 20)

TÊN ĐỀ TÀI ............................................................
..................................................................................
(cỡ chữ 18)


Giáo viên hướng dẫn
(Ký tên)

Sinh viên thực hiện
Mã số SV: ...
Lớp: ...
(Ký tên)

Th.S.NGUYỄN VĂN X

NGUYỄN VĂN A

Bình Dương, tháng .... năm .... (cỡ chữ 14)


Phụ lục 2: QUY CHUẨN TRÌNH BÀY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- Khóa luận phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, hành văn mạch lạc, in ấn sạch
sẽ, không được tẩy xóa, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị, công thức.
- Thuật ngữ khoa học cần được sử dụng chính xác.
- Số thứ tự của các chương, mục được đánh số bằng hệ thống số Ả-rập, không dùng
số La mã. Các mục và tiểu mục được đánh số bằng các nhóm hai hoặc ba chữ số, cách
nhau một dấu chấm: số thứ nhất chỉ số chương, số thứ hai chỉ số mục, số thứ ba chỉ số
tiểu mục (không nên chia tiểu mục quá 3 chữ số). Dưới các tiểu mục 3 chữ số, trong
trường hợp cần dùng “Bullet”, phải dùng dấu gạch ngang (-), dưới gạch ngang là các dấu
cộng (+), không dùng các ký hiệu khác.
- Các bảng biểu trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của
trang. Nếu sử dụng bảng biểu giấy khổ A3 thì gấp giấy lại thành các trang có khổ nhỏ
hơn A4.
- Không đánh số trang cho các phần lời cảm ơn, cam đoan, mục lục, danh mục các

chữ viết tắt, danh mục các bảng biểu, hình vẽ, đồ thị, công thức,...
Lưu ý: không ghi chú thêm bất cứ nội dung gì ở đầu và cuối mỗi trang (không ghi
gì ở phần footer/header).


Phụ lục 3: MẪU LỜI CẢM ƠN, LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Khoa Học Quản Lý trường Đại học Thủ Dầu Một và
sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Văn A tôi đã thực hiện đề tài “Phân
tích hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố
Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương”.
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy/Cô giáo đã tận
tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở
Trường Đại học Thủ Dầu Một. Xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn ThS.
Nguyễn Văn A đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song do
buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế cũng như
hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định
mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong được sự góp ý của quý Thầy/Cô giáo và các
bạn đồng nghiệp để khoá luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ
từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các
dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ
ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Bình Dương, ngày tháng năm 20…
(Ký tên)

Nguyễn Văn A


Phụ lục 4: DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
VỄ,…
- Bảng ký hiệu, chữ viết tắt (nếu có) được xếp theo thứ tự bảng chữ cái. Không viết tắt
những cụm từ dài hoặc những cụm từ ít xuất hiện trong khoá luận.
Ví dụ:

DANH MỤC VIẾT TẮT
(Bold, size14, in hoa)
Ký hiệu viết tắt
(Bold, size size 13)
QLMT
ĐTM
SXSH
PTBV

Tên đầy đủ
(Bold, size size 13)
Quản lý môi trường
Đánh giá tác động môi trường
Sản xuất sạch hơn
Phát triển bền vững

- Danh mục các bảng biểu, hình vẽ, đồ thị, công thức…
Ví dụ:

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC
(Bold, size 14, in hoa)

Bảng 1.1 (size 13)………………………………………………………
Bảng 1.2 ……….………………………………………………………
Sơ đồ 1.1……….…………………………………………………
Hình 1.1 ……….……………………………………………
Công thức 3.2 …….…………………………………………………

Trang
3
8
11
12
48


Phụ lục 5: MẪU MỤC LỤC
MỤC LỤC
(Bold, size14, in hoa)
Trang
LỜI MỞ ĐẦU (Bold, size 14, in hoa)
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG (Bold, size 14, in hoa)

1

1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý môi trường (Bold, size 13)

3

1.1.1. Đặc điểm của quản lý môi trường (Bold, Italic, size 13)


3

1.1.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý môi trường (Bold, Italic, size
13)

11

1.2. Công tác quản lý môi trường (Bold, size 13)

12

1.2.1. Tổ chức quản lý môi trường (Bold, Italic, size 13)

12

1.2.2. Tổ chức quản lý nhà nước về môi trường (Bold, Italic, size 13)

13

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG (Bold, size 13, in hoa)
2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý môi trường của công ty A (Bold, size 13)

27
27


Phụ lục 6: QUY ĐỊNH VỀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức,
Nga, Trung, Nhật,…). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không

phiên âm, không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, Nhật Bản,… (đối với những
tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít người biết có thể thêm phần dịch tiếng Việt đi kèm mỗi tài
liệu).
2. Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả theo thông lệ từng nước:
- Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.
- Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự
thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ.
- Tài liệu không có tên tác giả thì xếp thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành
báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục Thống kê xếp theo vần T, Bộ Giáo dục và Đào tạo
xếp theo vần B,…
3. Tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin sau:
- tên tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách)
- (năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- tên sách, luận án hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
- nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản)
- nơi xuất bản. (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo)
4. Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách … ghi đầy
đủ các thông tin sau:
- tên tác giả (không có dấu ngăn cách)
- (năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- “tên bài báo”, (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
- tên tạp chí hoặc tên sách, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
- tập (không có dấu ngăn cách)
- (số), (đặt trong dấu ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- các số trang. (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc)
Ví dụ về cách trình bày tài liệu tham khảo:
Tiếng Việt

1. Trần Quốc Bình. (2008). Bài giảng ArcGIS 9.3. Trường ĐHKHTN,



ĐHQGHN.
2. Lê Thạc Cán (1995). Cơ sở khoa học môi trường. Giáo trình giảng dạy đại
học, 328tr.
3. Phạm Ngọc Đăng, (2000). Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp.
NXB Xây dựng.
4. Đặng Văn Đức (2001). Hệ thống thông tin địa lý. NXB KHKT.
5. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2000). Quản lý môi trường cho sự phát
triển bền vững. NXB ĐHQGHN.
6. Phạm Ngọc Hồ, Hoàng Xuân Cơ (2000). Đánh giá tác động môi trường. NXB
ĐHQGHN.
7. Lê Văn Khoa (2003). Khoa học môi trường. NXB Giáo dục.
8. Nguyễn Đức Khiển, (2002). Quản lý môi trường. NXB Xây dựng.
9. Nguyễn Đình Minh (1999). Hệ thông tin địa lý (giáo trình). ĐHKHTN.
10. Nguyễn Thế Thận (1999). Cơ sở hệ thống thông tin địa lý GIS. NXB KHKT
Tiếng Anh

1. Carroll B., T. Turpin (2009). Environmental impact assessment handbook,
second edition (2009) Thomas Telford Ltd, ISBN 978- 0-7277-3509-6
2. Charles F. Gritzner (2010). Changing Climate. Chelsea house publishers, p.
120.
3. FAO. (1994). Soil management for Sustainable Agriculture and Environmental
Protection in the Tropics.
4. FAO. (1992). Land evaluation and farming systems analysis for land use
planning. FAO - ROME.
5. Hanna, K. (2009). Environmental Impact Assessment: Practice and
Participation. Second edition, Oxford.
6. I.S. Robinson (1994). Satellite oceanography - An introduction for
Oceanographers and Remote sensing scientists. John Wiley & Sons publishing,
p.455.

7. P. Wyatt and M. Ralphs. (2003). GIS in land and property management. Spon
Press.
8. Stanley E. Manahan. (1993). Fundamentals of Environmental Chemistry. Vols.
1 & 2.,
9. Valavanis, V.D., Wright, D., Georgakarakos, S., Kitsiou, D., 2012. Marine


Geographical Information Systems - Theory and Applications. Hardcover version,
ISBN 978-3-540-85905-5, p.500
10. W. Neil Adger, Irene Lorenzoni, Karen L. O’Brien, (2009). Adapting to
Climate change. Cambridge University Press, 514.
Tài liệu tham khảo từ internet
Áp dụng những quy tắc chung sau: Tên tác giả (năm), tiêu đề bài viết, Công ty
hoặc tổ chức (nếu khác với tác giả), (URL - địa chỉ trang web đầy đủ, ngày duyệt
web). Nếu xác định được nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy thì ghi: [Tên tác giả bài
viết, ngày xem, địa chỉ trang web]. Nếu không có tên tác giả thì ghi tên website.
1. World
Bank
(2002),
World
Development
Indicators
Online,
[ accessed 17 July 2002].
2. DAC (2002), International Development Statistics Online, Development
Assistance Committee, Organisation for Economic Co-operation and
Development, Paris, [ />accessed 20 April 2002].
3. Vietnam-Netherlands MDE Program (2004), Curriculum, [www.mde.edu.vn,
accessed 22 April 2004].
4. Nguyễn, Trần Bạt. 2009. Cải cách giáo dục Việt Nam, xem

12.3.2009< />5. Nguyễn Trần Bạt (2009). Cải cách giáo dục Việt Nam, xem
12/3/2009< />ch_giao_duc_Viet_Nam/>
6. Anglia Ruskin University. Havard system of Referencing Guide. Accessed 12
August 2011]< />7. />8.
9.
10.



×