Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

giới thiệu tác phẩm Di Chúc của Chủ Tịch Hồ CHí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.74 KB, 10 trang )

Chuyên đề 3
GIỚI THIỆU TÁC PHẨM DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
VÀI NÉT VỀ TÁC PHẨM:
Tháng 9 năm 1969 Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, cùng với những hình
ảnh ghi lại tình cảm của toàn dân khắp bốn phương, bản Di chúc của Bác Hồ
kính yêu được công bố.
Theo đó, năm 1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Bản Di chúc đầu tiên gồm
4 trang, do tự tay Người đánh máy ở cuối trang đề ngày 15-5-1965. Bản Di chúc
Người viết năm 1965 là bản duy nhất hoàn chỉnh, dưới có chữ ký của Người và
bên cạnh có chữ ký chứng kiến của đồng chí Lê Duẩn – Bí thư thứ nhất Ban
Chấp hành Trung ương Đảng lúc bấy giờ.
Năm 1968 Người viết bổ sung thêm một số đoạn gồm 6 trang viết tay.
Ngày 10-5-1969 Người viết lại toàn bộ phần mở đầu Di chúc gồm một trang
viết tay (những năm 1966, 1967 không có bản viết riêng).
Bản Di chúc công bố năm 1969 chủ yếu dựa vào bản Người viết năm
1965 (trong đó đoạn mở đầu là bản viết năm 1969, đoạn về việc riêng là phần
đầu bản viết năm 1968).
Đến năm 1989, Bộ Chính trị cho phép công bố các Bản thảo Di chúc của
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Căn cứ theo tài liệu công bố của Bộ Chính trị (trong tác phẩm Hồ Chí
Minh toàn tập – Tập 12) các Bản thảo Di chúc được sắp xếp theo thứ tự thời
gian Người viết, các bản bút tích được in trước, sau đó các bản đánh máy và bản
in được in tiếp sau đó. Cuối cùng là bản Di chúc công bố chính thức năm 1969
HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM:
Đến năm 1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tự cảm nhận được sức khỏe của
Người giảm sút so với những năm trước đó. Người cho rằng, ở tuổi 75 Người
thuộc lớp người “xưa nay hiếm”. Tuy cảm thấy “tinh thần vẫn sáng suốt, thân
thể vẫn khỏe mạnh”, nhưng Người dự báo “Ai dám biết tôi sẽ sống và phục vụ
Tổ quốc, phục vụ cách mạng được mấy năm tháng nữa”. Rõ ràng Hồ Chí Minh
đã dự cảm được thời khắc quan trọng của thời gian còn lại ở cuối cuộc đời
mình. Từ dự cảm đó, Người viết: “Vì vậy, tôi để lại mấy lời này, chỉ nói tóm


tắt vài việc thôi. Phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách
mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước và đồng chí trong Đảng khỏi cảm
thấy đột ngột”.
Vì vậy, Người đã chủ động viết Di chúc, để lại tình thương yêu và những
lời căn dặn tâm huyết cho nhân dân ta, cho Đảng và bạn bè gần xa. Tuy sức
khỏe giảm sút, nhưng ở Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn nồng cháy một tình yêu lớn
1
và tinh thần trách nhiệm cao với đồng chí, đồng bào, toàn dân tộc, với cách
mạng Việt Nam và với cách mạng thế giới.
NỘI DUNG CHÍNH:
Phần đầu: Về sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, Người khẳng định giải
phóng miền Nam và qua đó, giải phóng hoàn toàn và thống nhất đất nước như
một tất yếu, dù phải kéo dài, đặc biệt ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều
người. Người đã nói: "Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay". Sự
thật đã diễn ra như Người đoán. Bác mất năm 1969, sáu năm sau, dân tộc Việt
Nam giành đại thắng tháng 4/1975.
Phần thứ hai: Nói về Đảng, về Đoàn viên và thanh niên. Về Nhân dân
lao động, cuộc kháng chiến chống Mỹ, về phong trào cộng sản thế giới, cuối
cùng là về việc riêng.
Trước hết nói về Đảng: Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục
vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập
đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái
đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta.
Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết
nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.
Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm
chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự
đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn
nhau.

Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự
thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô
tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo,
là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
Như chúng ta đã biết, từ những ngày đầu mới thành lập cho đến nay,
Đảng ta luôn luôn giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa Mác-Lênin, gắn độc lập
dân tộc với chủ nghĩa xã hội, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-
Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam trong mỗi thời kỳ cụ thể
của Cách mạng.
Bác Hồ chính là nhà chiến lược và sách lược tài tình, nhà tổ chức lực
lượng thiên tài, nhà cổ động chính trị vĩ đại, người có công rèn luyện, giáo dục
bao lớp cán bộ ưu tú của Đảng, Người đã đưa chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt
Nam, Người đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin trong
những điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam.
Thực hiện Di chúc của Người, Đảng ta luôn khẳng định chủ nghĩa Mác-
Lênin là nền tảng tư tưởng chính trị của Đảng.
2
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ một Đảng Cộng sản cầm quyền, sau
Lênin, đã nhấn mạnh việc Đảng Cộng sản trở thành đảng cầm quyền cùng
những lo lắng, răn đe. Không phải chỉ trong Di chúc, mà hầu hết những tác
phẩm của Hồ Chí Minh từ năm 1945, khi Đảng Cộng sản bắt đầu cầm quyền
sau Cách mạng tháng Tám, ngay sự cầm quyền ấy chưa hoàn toàn trong phạm
vi cả nước, vừa xây dựng chính quyền vừa kháng chiến, Người đã luôn luôn
nhắc đến việc chính quyền do Đảng Cộng sản phải là chính quyền vì dân, do
dân, gắn bó với dân, trung thành với dân, người đầy tớ trung thành của dân. Bức
thư đầu tiên Người gửi các đồng chí Bắc Bộ năm 1947, khi kháng chiến chống
Pháp mới bắt đầu vài tháng và khi mà các quốc gia xã hội chủ nghĩa chưa ai
cảnh giác con đường hiểm nguy của Đảng Cộng sản cầm quyền mà thoát ly
nguyên lý cộng sản cơ bản - tức phục vụ dân, lấy dân làm gốc - thì Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã báo động với ý thức và lời lẽ vừa thiết tha vừa nghiêm khắc, lấy sự

việc ngay trong đời sống hằng ngày. Cho nên, bài học lớn nhất mà chúng ta rút
ra từ Di chúc của Người chính là phần cốt lõi này.
Đảng ta là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất, đoàn kết, gắn bó với nhân
dân, đại diện cho quyền lợi của giai cấp và của dân tộc, được nhân dân tin yêu,
đùm bọc, ủng hộ, giúp đỡ. Điều này làm chúng ta càng thấm thía lời cǎn dặn
của Bác trước lúc đi xa: "Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ
giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến
nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân hǎng hái đấu tranh
từ thắng lợi này đến thắng lợi khác" và "Các đồng chí từ Trung ương đến
các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí như giữ gìn con ngươi của
mắt mình. Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và
nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát
triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu
lẫn nhau..."
Muốn có được sự đoàn kết nhất trí đó, như Bác đã nói là ngay trong Đảng
cần phải thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình
và phê bình. Là một người theo chủ nghĩa cộng sản, là người phương Đông
đồng thời cũng là người con của đất Việt, lịch sử hàng ngàn năm đã đặt cho trí
tuệ của Người sự suy nghĩ có chiều sâu, bao quát bởi bao nhiêu triều đại ngả
nghiêng khi không hiểu lời của Nguyễn Trãi: Dân nâng thuyền và dân có thể lật
thuyền. Chủ tịch Hồ Chí Minh thấm nhuần lời dạy của người xưa: Tu thân, tề
gia, trị quốc. Đảng Cộng sản cầm quyền mà không coi trọng tu thân thì khó tề
gia, càng khó trị quốc. Đảng lãnh đạo gồm năng lực tiên phong và đạo đức tiên
phong. Bài học này đâu cũng có, lúc nào cũng có. Đảng không gương mẫu,
nặng tư lợi, nặng chức quyền thì Đảng chỉ còn là một hàng hội. Đảng viên háo
danh, tự ca ngợi mình mà tham lam, lợi dụng chức quyền, dung túng cho vợ con
thân thuộc phạm các tội lừa đảo, ăn hối lộ, buôn lậu... tức vi phạm pháp luật và
đạo đức xã hội thì còn tệ hơn một tội phạm thường dân. Tiên phong là làm
gương, lãnh đạo là dẫn đường - không làm gương thì chẳng thể dẫn đường
đúng.

3
Chúng ta luôn ghi nhớ rằng, tư cách, phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt
động hàng ngày của mọi công dân không phân biệt bất cứ ai mà Bác thường
xuyên căn dặn, nhắc nhở là cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư.
Theo Bác Hồ:
Người có nhân là người có tấm lòng nhân hậu, tình thương yêu, giúp đỡ
đồng bào, đồng chí. Nhân là tâm và tâm là nhân.
Người có nghĩa là người có chí khí, lòng dạ ngay thẳng, không có tư tâm,
tà tâm, không lắt léo, không uốn công cuộc đời, không luồn cúi, xu nịnh, xu
thời. Trọng nghĩa là đức tính của con người.
Người có trí là người có đầu óc sáng suốt, trong sạch, biết xem người, biết
xét việc, biết nhân tình thế thái mà liệu bề ứng xử.
Người có dũng là người dũng cảm, gan góc, có gan bảo vệ lẽ phải, có gan
đấu tranh với những việc làm sai trái, không sợ khó, không sợ khổ, có gan chịu
đựng để mưu cầu việc lớn.
Người có liêm là người không tham địa vị, tiền tài, sự quyến rũ mềm yếu,
quan minh chính đại, sống cuộc đời liêm khiết, tử tế, đàng hoàng.
Cần là cần cù, cần mẫn trong công việc, chịu thương chịu khó, một nắng
hai sương, lao động vì lợi ích chung và lợi ích riêng mình.
Kiệm là tiết kiệm, không xa hoa lãng phí, không tiêu xài bừa bãi, không lấy
của công làm của riêng; tiết kiệm nhưng không bủn xỉn, cái gì đáng tiêu dù phải
mất số tiền lớn cũng phải tiêu, cái gì không đáng tiêu dù chỉ là một đồng cũng
không được tiêu.
Bác căn dặn cho cán bộ, đảng viên một luận điểm quan trọng như sau:
“Trước mặt quần chúng không phải ta cứ viết lên trán chữ cộng sản mà ta
được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức.
Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt
chước”, “Nếu chính mình tham ô bảo người ta liêm khiết có được không?
Không được. Mình trước hết phải siêng năng trong sạch thì mới bảo người ta
trong sạch, siêng năng được”... Bác Hồ có nhắc nhở rằng trong học tập, lao

động, công tác cũng như trong cuộc sống đời thường của từng người ở xã hội ta
vào thời kỳ cách mạng nào cũng thế, nếu sự bất liêm, bất chính, lãng phí, tham
ô, lười biếng, vô trách nhiệm, thu vén cá nhân, ích kỷ vì lợi ta hại người… còn
lẩn khuất đâu đó bằng sự dối trá với chính mình, với tập thể và cộng đồng thì đó
là “kẻ thù nội xâm” nguy hiểm khôn lường.
Như Bác đã dạy: “Nói miệng, ai cũng nói được. Ta cần phải thực hành.
Kháng chiến, kiến quốc, ta phải cần kiệm. Nhưng tự mình phải cần và kiệm
trước đã. Trước hết, mình phải làm gương. Làm gương về cả ba mặt: Tinh
thần, vật chất và văn hóa. Không có gì là khó. Khó như cách mạng mà ta đã
4
làm được và đã thành công. Muốn làm được ta phải: quyết tâm, trí tâm và
đồng tâm. Ta nhớ ba chữ ấy, thực hành làm gương nêu ba chữ ấy lên, tất cả
các đồng chí phải thành công”.
Mục đích xây dựng một xã hội đạo đức, dân chủ, công bằng, văn minh,
tiến bộ là lý tưởng sống của Hồ Chí Minh. Người lo sợ về một xã hội vô đạo
đức, lo sợ cho một đội ngũ cán bộ vô đạo đức, thoái hóa, biến chất, vì vộ đạo
đức sẽ đẻ ra biết bao tai họa mà chính Người đã được chứng kiến nhiều nơi trên
thế giới. Vì vậy, vấn đề đạo đức xã hội, đạo đức con người là một vấn đề mà
Người suốt đời quan tâm.
Tiếp theo trong di chúc, mối quan tâm thứ hai sau khi nói về Đảng, là giới
trẻ, trong di chúc Bác căn dặn:
Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung
phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục
đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng
chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên”.
Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất
cần thiết.
Người chỉ ra rằng muốn giáo dục cộng sản cho đoàn viên thanh niên phải
gắn liền việc học tập, rèn luyện của họ với cuộc đấu tranh chung của xã hội.
Người nói: "Đoàn thanh niên cộng sản chỉ xứng đáng với danh hiệu của nó là

đoàn thể của thế hệ cộng sản trẻ tuổi, nếu biết gắn từng bước học tập, giáo
dục và rèn luyện của mình với việc tham gia cuộc đấu tranh chung của những
người lao động chống lại bọn bóc lột".
Cũng với quan điểm ấy, Bác Hồ đã dạy: "Giáo dục thanh niên không thể
tách rời mà phải liên hệ chặt chẽ với những cuộc đấu tranh của xã hội".
Trong suốt cuộc đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành rất nhiều tình cảm lớn
lao cho thế hệ trẻ, thế hệ mà Người khẳng định sẽ là người chủ tương lai, là
rường cột của nước nhà. Điều đó thể hiện rất rõ qua các cuộc gặp gỡ và qua
nhiều bài viết của Người dành cho thế hệ trẻ (theo Người, thế hệ trẻ bao gồm:
thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, trong đó thanh niên là lực lượng quan trọng
nhất), đồng thời chính Người tổ chức huấn luyện, lãnh đạo và rèn luyện phát
triển lực lượng thanh niên cách mạng Việt Nam.
Ngay từ thời niên thiếu, được trực tiếp chứng kiến các phong trào yêu
nước của nhân dân dân ta đầu thế kỷ XX như: phong trào Đông Du, phong trào
Đông Kinh nghĩa thục, phong trào Duy Tân, phong trào chống thuế ở Trung
Kỳ… Người đã thấy rõ sự đóng góp của tuổi trẻ Việt Nam trong sự trường tồn
và phát triển bền vững của dân tộc. Họ là lực lượng tham gia đông đảo và nhiệt
tình nhất, hùng hậu nhất, dũng cảm nhất trong các cuộc chống xâm lăng, là
những con người có lý tưởng, giàu đức hy sinh, sẵn sàng xả thân và trở thành
một lực lượng chủ yếu của cách mạng.
5

×