Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Nhàn- Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.77 KB, 4 trang )

NHÀN
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tiết thứ: 40 Tuần: 14
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS :
- Cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: cuộc sống đạm
bạc, nhân cách thanh cao, trí tuệ sáng suốt, uyên thâm.
- Biết cách đọc - hiểu một bài thơ có những câu thơ ẩn ý, thâm trầm; thấy được vẻ đẹp của
ngôn ngữ tiếng Việt: mộc mạc, tự nhiên mà ý vị.
- Hiểu đúng quan niệm sống nhàn của tác giả, từ đó càng thêm yêu mến, kính trọng
Nguyễn Bỉnh Khiêm.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp phát vấn, đàm thoại, thuyết trình,
trực quan và thảo luận nhóm.
III. TƯ LIỆU - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK, SGV, STK.
- Thiết kế bài học.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC :
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi, nêu xuất xứ và chủ đề ?
- Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên và tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ ?
3. Bài mới:
Nguyễn Bỉnh Khiêm sống gần trọn một thế kỉ, ông đã chứng kiến biết bao điều bất công
ngang trái của xã hội phong kiến. Từ đó ông tự đề ra triết lí sống khi cáo quan về ở ẩn: “Nhàn
một ngày là tiên một ngày”. Để hiểu quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế
nào, chúng ta tìm hiểu bài thơ “Nhàn” của ông.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT
HS đọc kết quả cần đạt (SGK).
HS đọc tiểu dẫn (SGK).
GV hướng dẫn HS tóm lại những nét chính trong


cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ (1491 – 1585).
- Quê quán: huyện Vĩnh Bảo - Hải Phòng.
- Học vấn uyên thâm, dạy học nổi tiếng có nhiều
học trò đỗ đạt cao, có tài đoán định tương lai.
- 1535 đỗ Trạng nguyên, làm quan đến chức Trình
Quốc Công (nên gọi là Trạng Trình), có uy tín ở các
triều đại nhà Mạc, Trịnh, Nguyễn.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc,
ông để lại 2 tập thơ nổi tiếng:
+ Chữ Hán: “Bạch Vân am thi tập”.
+ Chữ Nôm: “Bạch Vân Quốc ngữ thi”.
? Theo em, chữ “nhàn” có nghĩa là gì ? Trong thơ
I. GIỚI THIỆU:
1. Tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm (SGK):
2. Bài thơ “Nhàn”:
a. Nhan đề bài thơ:
NV 10 CB Nhàn / 4 Nguyễn Lê Thanh Yên
của Nguyễn Bỉnh Khiêm chữ “nhàn” nên hiểu như
thế nào ?
GV: Có thể tóm tắt nội dung “Côn Sơn ca” của
Nguyễn Trãi bằng một chữ “nhàn”. Chữ ấy hơn
một trăm năm sau lại trở thành một phương châm,
một lẽ sống, một thi đề của một lớp nhà nho mà
Nguyễn Bỉnh Khiêm là một đại diện tiêu biểu.
? Nêu xuất xứ bài thơ ?
? Nêu hoàn cảnh ra đời để giúp ta hiểu thêm về nội
dung, ý nghĩa bài thơ ?
HS đọc bài thơ: Giọng nhẹ nhàng, thanh thản, hóm
hỉnh.

? Bài thơ được làm theo thể thơ nào ?
(Thất ngôn bát cú Đường luật).
GV: Phân tích theo các vấn đề chủ yếu, không theo
kết cấu đề, thực, luận, kết.
HS xem chú thích từ khó (SGK).
? Câu 1, 2 và 5, 6 nói lên điều gì ?
(Vẻ đẹp cuộc sống ở Bạch Vân am của Nguyễn
Bỉnh Khiêm).
? Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm khi cáo quan
về ở ẩn như thế nào ?
(Cuộc sống lao động ở nông thôn: Mai, cuốc,
cần câu).
? Cách dùng số từ có hàm ý gì ?
(Cách đếm rành rọt, tất cả đã sẵn sàng, sự ung dung,
thanh thản của con người).
GV: Cuộc sống này gợi nhớ cuộc sống của Nguyễn
Trãi ở Côn Sơn. Hai nhà thơ sống cách nhau hai thế
kỉ nhưng lại có một hoàn cảnh, một quãng đời, một
tấm lòng, một lẽ nhân sinh rất gần nhau.
GV: Nguyễn Bỉnh Khiêm vốn là một quan lớn triều
Mạc, được phong tới tước Trình Quốc công, vậy mà
bây giờ qua về cuộc sống dân dã, tự cung tự cấp à
Lối sống giản dị.
? Câu 5, 6 em có nhận xét gì về cuộc sống của tác
giả ? Thể hiện qua từ ngữ nào ?
HS thảo luận nhóm (5 phút): Có ý kiến cho rằng
- “Nhàn” là một chủ đề lớn của thơ
Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Bản chất của chữ “nhàn”: sống thuận
theo tự nhiên, phủ nhận danh lợi, giữ cốt

cách thanh cao à Nhàn là triết lý, là thái
độ sống, là tâm trạng.
- Bài thơ là lời tâm sự về cuộc sống và sở
thích cá nhân à quan niệm nhân sinh
của tác giả.
b. Xuất xứ:
- “Nhàn” được viết bằng chữ Nôm trong
tập “Bạch Vân Quốc ngữ thi” được sáng
tác trong thời gian tác giả cáo quan về ở
ẩn tại Bạch Vân am dưới triều đại nhà
Mạc.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1. Vẻ đẹp cuộc sống (câu 1, 2 và 5, 6):
- Câu 1, 2:
+ Công cụ lao động: “Mai” để đào đất;
“cuốc” để xới đất, “cần câu” để câu cá
à cuộc sống thuần hậu ở nông thôn.
+ Cách dùng số từ: “Một…, một…,
một…” à Cách đếm rành rọt, tất cả đã
sẵn sàng, chu đáo, sự ung dung, thanh
thản của con người.
+ “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”:
Ngông ngạo mà không ngang, trái lại
thuần hậu, nguyên thủy à Cụ Trạng mà
lại hướng về cuộc sống “tự cung tự cấp”.
+ Từ “ai”: phiếm chỉ à chỉ chung mọi
người.
à Cuộc sống lao động thuần hậu như
một “lão nông tri điền” ở nông thôn.
- Câu 5, 6:

+ Thức ăn đạm bạc, sinh hoạt dân dã
theo mùa: “thu ăn măng trúc”, “đông
NV 10 CB Nhàn / 4 Nguyễn Lê Thanh Yên
cuộc sống ấy thật khắc khổ, ép xác. Ý kiến của em?
? Hai câu thơ đã khái quát được thời gian như thế
nào ? Điều đó có ý nghĩa gì ?
GV: Cuộc sống thanh cao trong sự hòa hợp với tự
nhiên à Cuộc sống đạm bạc, thanh cao.
? Câu 3, 4 nói lên điều gì ?
(Vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm).
? Câu 3, 4 có sử dụng nghệ thuật gì? Chỉ ra ?
? “Nơi vắng vẻ” là nơi như thế nào ? Vì sao tác giả
lại tìm đến nơi ấy ?
(nơi ít người, không người cầu cạnh ta và ta cũng
không cầu cạnh người).
? “Chốn lao xao” là chốn như thế nào ? Vì sao tác
giả không tìm đến chốn ấy ?
(ồn ào, sang trọng, chốn cửa quyền, có thủ đoạn mất
tính người).
? Qua đó, em thấy nhân cách của Nguyễn Bỉnh
Khiêm như thế nào ?
? Câu 7, 8 nói lên điều gì ?
(Vẻ đẹp trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm).
? Em hiểu từ “dại”, “khôn” theo nghĩa nào ?
? Nguyễn Bỉnh Khiêm quan niệm về “khôn” và
“dại” như thế nào ? Thực chất của “dại” ở đây là
gì ? Tác giả đã chọn cách nói như thế nào ?
GV: “Dại” và “khôn” của ông xuất phát từ triết lí
dân gian: “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”. Cái khôn
của người thanh cao là quay lưng lại với danh lợi,

tìm sự thư thái cho tâm hồn, sống ung dung hòa
nhập với thiên nhiên.
? Thực chất tác giả uống rượu để tìm đến say hay
chỉ là để tỉnh ?
GV: Trong bài “Tự tình” của Hồ Xuân Hương có
ăn giá”, “xuân tắm hồ sen”, “hạ tắm
ao” à cuộc sống đạm bạc, giản dị ở
nông thôn.
+ Cuộc sống thanh cao trong sự hòa hợp
với tự nhiên à Hai câu thơ là một bức
tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt với 4 mùa
xuân - hạ - thu - đông, có mùi vị, có
hương sắc, có nước trong, có hương
thơm thanh quý.
à Cuộc sống đạm bạc, thanh cao.
2. Vẻ đẹp nhân cách và trí tuệ (câu 3, 4
và 7, 8):
a. Vẻ đẹp nhân cách:
+ Đối lập: “ta” – “người”; “dại” –
“khôn”; “nơi vắng vẻ” – “chốn lao
xao”.
+ “Ta tìm nơi vắng vẻ”: nơi ít người,
không người cầu cạnh ta và ta cũng
không cầu cạnh người à nơi tĩnh tại của
thiên nhiên và nơi thảnh thơi của tâm
hồn.
+ “Người đến chốn lao xao”: ồn ào,
sang trọng, chốn cửa quyền à nơi ngựa
xe tấp nập, có kẻ hầu người hạ, có thủ
đoạn mất tính người, tình người.

à Nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm
đối lập với danh lợi.
b. Vẻ đẹp trí tuệ:
- Quan niệm về “khôn” và “dại”:
+ Tác giả vừa tỉnh táo vừa thông tuệ
thể hiện trong thái độ xuất xử, chọn
lựa lẽ sống: ông tự nguyện làm người
“dại”, mặc kệ những ai “khôn” à ý thơ
hóm hỉnh đùa vui trong cách nói ngược
à “Dại” thực chất là “khôn” và ngược
lại.
+ “Dại” và “khôn” của ông xuất phát từ
triết lí dân gian: “Ở hiền gặp lành, ở ác
gặp ác” à Cái khôn của người thanh cao
là quay lưng lại với danh lợi, tìm sự thư
thái cho tâm hồn, sống ung dung hòa
nhập với thiên nhiên.
- Nhãn quan tỏ tường và cái nhìn
thông tuệ:
+ Uống rượu để say à thực ra đề tỉnh.
NV 10 CB Nhàn / 4 Nguyễn Lê Thanh Yên
viết: “Chén rượu hương đưa say lại tỉnh”.
? “Phú quí” có nghĩa là gì ? Tác giả có xem trọng
phú quí không ?
(công danh, của cải, quyền quí tựa chiêm bao à
Chẳng có ý nghĩa gì đối với tác giả nên không để
tâm đến).
GV: Trung thành với cuộc sống nho gia. Đây là hình
thức phản kháng lại xã hội phong kiến đương thời:
chạy theo tiền tài, danh lợi bất chấp thủ đọan, đồng

thời cũng là cách tác giả bảo vệ phẩm giá của mình.
? Em hãy phát biểu chủ đề của bài thơ ?
GV chốt lại hướng đến phần ghi nhớ (SGK).
HS đọc phần ghi nhớ (SGK).
+ Phú quí: công danh, của cải, quyền quí
à tựa chiêm bao.
à Trung thành với cuộc sống nho gia là
hình thức phản kháng lại xã hội phong
kiến đương thời để bảo vệ phẩm giá.
III. CHỦ ĐỀ:
Bài thơ đã khái quát vẻ đẹp chân dung
cuộc sống và chân dung nhân cách của
Nguyễn Bỉnh Khiêm.
IV. TỔNG KẾT: Ghi nhớ (SGK).
4. Củng cố: Hãy nêu ý nghĩa tích cực của bài thơ ? Qua đó, em rút ra được bài học như thế
nào ?
5. Dặn dò:
- HS học bài, học thuộc lòng bài thơ.
- Chuẩn bị bài: “Độc Tiểu Thanh kí”.
NV 10 CB Nhàn / 4 Nguyễn Lê Thanh Yên

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×