Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

THỰC TRẠNG KÊNH PHÂN PHỐI 4 DÒNG SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN TRIBECO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ


THỰC TRẠNG KÊNH PHÂN PHỐI 4 DÒNG SẢN PHẨM
CHỦ LỰC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI
GÒN TRIBECO

VŨ NGUYỄN VÂN KHÁNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011
1


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Thực Trạng Kênh
Phân Phối 4 Dòng Sản Phẩm Chủ Lực Của Công Ty Cổ Phần Nước Giải Khát
Sài Gòn TRIBECO” do Vũ Nguyễn Vân Khánh, sinh viên khóa 33, ngành quản trị
kinh doanh thương mại, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày………………..

GV. TRẦN ĐÌNH LÝ
Người hướng dẫn
Chữ ký

Ngày…Tháng…Năm 2011



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Chữ ký

Chữ ký

Họ tên

Họ tên

Ngày…Tháng…Năm 2011

Ngày…Tháng…Năm 2011
2


LỜI CẢM ƠN
Bốn năm Đại học trôi qua thật nhanh. Một khoảng thời gian đủ dài để tôi có
được những người bạn thân thiết, những thầy cô giáo tận tình cùng với những kiến
thức quý báu mà tôi học đường trên giảng đường sinh viên. Tôi hiểu rằng tất cả vốn
kiến thức mà tôi có được còn rất ít ỏi. Đó chỉ là nền tảng cơ bản, là hành trang ban đầu
để tôi bước vào đời. Bản thân tôi còn phải học hỏi và trau dồi thêm rất nhiều.
Lời đầu tiên tôi xin tri ân cha mẹ người đã sinh ra tôi, nuôi dưỡng tôi khôn lớn
và trưởng thành như ngày hôm nay.
Với những gì tôi nhận được, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các
thầy cô đã phụ trách giảng dạy lớp DH07TM của chúng tôi. Đặc biệt, tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành tới thầy Trần Đình Lý - người đã hướng dẫn tôi rất tận tình trong

suốt thời gian tôi thực hiện khóa luận này.
Cùng với khoảng thời gian 3 tháng ngắn ngủi thực tập tại phòng Sale của Công
ty Cổ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn TRIBECO tôi cũng đã tích lũy được cho mình
một ít kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Tôi chân thành cảm ơn các anh chị nhân viên
công ty, các trưởng phòng Marketing, phòng Sale đã chỉ dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều.
Lời cuối cùng cảm ơn những người bạn dễ thương đã động viên, giúp đỡ và ủng
hộ tôi nhiệt tình cho sự thành công của khóa luân tốt nghiệp hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 7 năm 2011
SVTH: Vũ Nguyễn Vân Khánh

3


NỘI DUNG TÓM TẮT
VŨ NGUYỄN VÂN KHÁNH. Tháng 07 năm 2011. “Thực Trạng Kênh Phân
Phối 4 Dòng Sản Phẩm Chủ Lực Của Công Ty Cổ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn
TRIBECO”.
VU NGUYEN VAN KHANH. July 2011. “The Fact Of Distribution Channel
Of Four Major Product Lines SaiGon Beverages Joint- Stock Company TRIBECO”.
Khóa luận tìm hiểu về thực trạng của kênh phân phối của công ty Cổ Phần
Nước Giải Khát Sài Gòn TRIBECO, cụ thể ở 4 dòng sản phẩm: Sữa Đậu Nành, Trà Bí
Đao, Nước Có Gas, Trà Xanh Thiên Nhiên thông qua mật độ phủ hàng, qui trình phân
phối hàng vào từng kênh và doanh thu của sản phẩm trong những năm gần đây. Bên
cạnh đó, khóa luận còn nghiên cứu những đối tác đảm nhận việc phân phối hàng cho
TRIBECO như các Nhà phân phối và Kênh siêu thị, đánh giá mức độ hài lòng của họ
khi làm việc với công ty. Nghiên cứu khách hàng mục tiêu đối với 4 dòng sản phẩm
chủ lực này để nhận biết được những ưu nhược điểm của kênh phân phối. Từ đó đề ra
những giải pháp khắc phục và hoàn thiện, xây dựng kênh phân phối hiệu quả.


v


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... iiii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................v
DANH MỤC PHỤ LỤC .................................................................................................x
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN .........................................................................................18
2.1. Tổng quan về thị trường nước giải khát Việt Nam .....................................18
2.1.1. Dung lượng thị trường và thị phần nước giải khát trong năm 2009 2010 .........................................................................................................18
2.1.2. Các thương hiệu cạnh tranh trong ngành nước giải khát ..............19
2.2. Tổng quan về công ty ..................................................................................22
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................22
2.2.2. Thành tích và chứng nhận .............................................................23
2.2.3. Triết lí kinh doanh, chính sách chất lượng, sứ mệnh kinh doanh .24
2.3. Vị trí -chức năng, nhiệm vụ.........................................................................25
2.3.1. Vị trí ..............................................................................................25
2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ.....................................................................25
2.4. Vài nét về các sản phẩm của TRIBECO .....................................................26
2.5. Tình hình kinh doanh trong thời gian vừa qua ............................................27
2.5.1.Tình hình kinh doanh trong thời gian vừa qua ..............................27
2.5.2.Tình hình tiêu thụ các sản phẩm nước giải khát TRIBECO .........27
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………. .33
3.1. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................33

3.1.1. Khái niệm phân phối .....................................................................33
i


3.1.2. Vai trò của chiến luợc phân phối...................................................33
3.1.3. Các hình thức phân phối................................................................21
3.1.4. Khái niệm về kênh phân phối ........................................................36
3.1.5. Các kênh phân phối .......................................................................36
3.1.6. Chức năng và dòng lưu thông của kênh phân phối: ......................37
3.1.7. Quản trị kênh phân phối hiệu quả .................................................24
3.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................43
3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ....................................................43
3.2.2. Phương pháp xử lí số liệu ..............................................................43
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................44
4.1. Khái quát về 4 nhãn hiệu chủ lực ................................................................44
4.1.1. Định vị nhãn hiệu ..........................................................................44
4.1.2. Đường ra thị trường .......................................................................45
4.2. Thực trạng kênh phân phối của công ty TRIBECO ....................................46
4.2.1. Hệ thống kênh phân phối của công ty ...........................................46
4.2.2. Tổ chức họat động phân phối và công tác quản lí kênh phân phối53
4.2.3. Mật độ phủ hàng của TRIBECO ...................................................73
4.2.4. Doanh thu 4 sản phẩm trong 2 năm 2009 – 2010 .........................78
4.2.5. Doanh thu 4 sản phẩm của công ty qua 3 tháng đầu (quí 1) năm
2010 so với dự kiến .................................................................................79
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................81
5.1. Kết luận .......................................................................................................81
5.2. Kiến nghị .....................................................................................................82
5.2.1. Đối với công ty ..............................................................................82
5.2.2 Đối với cơ quan nhà nước ..............................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................86

PHỤ LỤC ......................................................................................................................87

ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPNGKSG : Cổ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn
NPP

: Nhà phân phối

CBCNV

: Cán bộ công nhân viên

NTD

: Người tiêu dùng

MKT

: Marketing

DT

: Doanh thu

MT

: Modern Trade (kênh siêu thị)


GT

: General Trade (kênh bán lẻ)

KA

: Key Account (kênh đặc biệt)

TBD

: Teotory Business Development (phát triển kinh doanh lãnh thổ)

RTDT

: Ready To Drink Tea (trà xanh uống liền)

FJ

: Fruit juice (nước trái cây)

PW

: Purufied Water (nước tinh khiết)

PC

: Power concentrate ( bột kết tinh)

ED


: Energy Drink (nước tăng lực)

CSD

: Cacbonat Soft Drink (nước uống có gas)

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008-2010 ................28
Bảng 3.1. Dòng Lưu Thông của Kênh Phân Phối .........................................................23
Bảng 3.2 Các Yếu Tố Ảnh Hưởng đến Hành Vi Mua của Người Tiêu Dùng .............39
Bảng 4.1. Danh Sách Nhà Phân Phối của TRIBECO Năm 2009..................................61
Bảng 4.2. Doanh Thu Kênh GT của các Khu Vực ........................................................62
Bảng 4.3. Tình Hình Phân Phối Sản Phẩm và Trưng Bày ở các Siêu Thị ....................64
Bảng 4.4. Mật Độ Phủ Hàng của TRIBECO Tính Đến Thời Điểm Hiện Tại ...............74
Bảng 4.5. Mật Độ Phủ Hàng Chi Tiết các Khu Vực Kênh GT .....................................76
Bảng 4.6. Mật Độ Phủ Hàng Chi Tiết các Khu Vực Kênh MT ....................................76
Bảng 4.7. Mật Độ Phủ Hàng Chi Tiết các Khu Vực Kênh KA.....................................77
Bảng 4.8. Doanh Thu 4 Dòng Sản Phẩm trong 2 Năm 2008-2009 ..............................78
Bảng 4.9. Doanh Thu 4 Dòng Sản Phẩm Dự Kiến Quí Đầu Năm 2010 ......................79

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1. Biểu Đồ Dung Lượng Thị Trường và Thị Phần Nước Giải Khát trong Năm
2009-2010 ......................................................................................................................14
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ về tổng doanh thu .. .....................................................................28
Biểu đồ 2.3. Kết quả hoạt động doanh thu của công ty TRIBECO năm 2010..............30
Biểu đồ 2.4. Kết quả tiêu thụ các sản phẩm nước uống của công ty TRIBECO ..........30
Biểu đồ 2.5. Biểu đồ thể hiện sự phục hồi tăng trưởng tiêu thụ các sản phẩm nước giải

khát TRIBECO……………………………………………………………………… 31
Hình 3.1. Sơ Đồ Kênh Phân Phối Điển Hình với Hàng Tiêu Dùng ..............................36
Hình 4.1. Sơ Đồ Đường ra Thị Trường .........................................................................45
Hình 4.2. Sơ Đồ Hệ Thống Kênh Phân Phối của Công Ty ...........................................52
Hình 4.3. Biểu Đồ Thời Gian các NPP Đã Hợp Đồng với TRIBECO .........................57
Hình 4.4. Biểu Đồ Hình Thức Khuyến Mại mà NPP Được Hưởng..............................57
Hình 4.5. Biểu Đồ các Hình Thức Khuyến Mại mà NPP Thích Nhất ..........................58
Hình 4.6. Biểu Đồ Đánh Giá Về Lộ Trình Giao Hàng mà NPP Đảm Nhận .................58
Hình 4.7. Biểu Đồ Mức Độ Hài Lòng của NPP Với các Chỉ Tiêu ...............................59
Hình 4.8. Biểu Đồ 4 dòng sản phẩm TRIBECO đang được bán tại Kênh MT ............64
Hình 4.9. Biểu Đồ Nguồn Cung Cấp Hàng Cho Siêu Thị.............................................65
Hình 4.10. Biểu Đồ các Hình Thức Khuyến Mại mà các Siêu Thị Nhận Được ...........65
Hình 4.11. Biểu Đồ Hình Thức Khuyến Mại mà Các Siêu Thị Thích Nhất .................66
Hình 4.12. Biểu Đồ Số Lần Ghé Thăm Siêu Thị của Điều Phối Viên ..........................66
Hình 4.13. Biểu Đồ Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng của các Siêu Thị với các Chỉ Tiêu .67
Hình 4.14. Biểu Đồ 4 Sản phẩm mà NTD Nghĩ Đến Đầu Tiên ....................................69
Hình 4.15. Biểu Đồ Lí Do NTD Thích những Nhãn Hiệu Trà Xanh Đã Chọn ............70
Hình 4.16. Biểu Đồ Thông Tin về 4 Dòng Sản Phẩm TRIBECO Được NTD Nhận Biết
Qua các Nguồn ..............................................................................................................70
Hình 4.17. Biểu Đồ Ứng Xử của NTD Khi Mua Sản Phẩm mà Không Có Hàng .........70
Hình 4.18. Biểu Đồ Những Nơi NTD Thường Mua 4 Dòng Sản Phẩm .......................71
Hình 4.19. Biểu Đồ Ấn Tượng của NTD khi Nhắc Đến 4 Dòng Sản Phẩm ..............72
Hình 4.20. Biểu Đồ Mật Độ Phủ Hàng Sản Phẩm của TRIBECO................................72

v


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Nghiên cứu sự thỏa mãn của các trung gian phân phối 4 dòng sản phẩm chủ
lực của TRIBECO
Phụ lục 2: Nghiên cứu thái độ và hành vi người tiêu dùng đối với 4 dòng sản phẩm chủ
lực của TRIBECO
Phụ lục 3: Các sản phẩm của TRIBECO
Phụ lục 4: Một số hình ảnh về việc trưng bày 4 dòng sản phẩm chủ lực tại các kênh

vi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay xu hướng chung trên thế giới là sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên
có lợi cho sức khỏe, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Với GDP tăng, thu nhập người
dân được cải thiện, người dân bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân
nên xu hướng sử dụng các sản phẩm nước giải khát không gas là tất yếu. Bên cạnh đó,
Việt Nam là quốc gia đứng thứ 6 thế giới về xuất khẩu trà, sau Ấn Độ, Trung Quốc,
Kennye, Sri Lanka và Indonesia, lượng xuất khẩu 60.000 tấn/năm. Định hướng phát
triển của các công ty về những sản phẩm nước giải khát không gas là phù hợp với
chính sách nhà nước, xu hướng chung của thế giới, và đáp ứng được nhu cầu của
người tiêu dùng.
Việt Nam - một nước đang phát triển với dân số khoảng 80 triệu người đứng
thứ 13 trên thế giới, tốc độ tăng trưởng cao như hiện nay 7,4 %/ hàng năm và mức thu
nhập bình quân đầu người liên tục được cải thiện, mức độ gia tăng tiêu dùng ngày
càng tăng – là một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng và triển vọng. Bên cạnh đó, sức

ép của thị trường thời hội nhập cùng với sự xuất hiện của các sản phẩm cạnh tranh
khiến việc duy trì và tăng trưởng bền vững cho một công ty là vấn đề đáng lưu tâm.
Sản phẩm làm ra dù đạt được tiêu chuẩn chất lượng cao, chính sách giá phù hợp nhưng
khi khách hàng cần lại không cung ứng kịp thời dẫn đến việc tiêu thụ kém hiệu quả thì
sản phẩm cũng không thể đứng vững trên thị trường. Một kênh phân phối hòan thiện
sẽ thúc đẩy tiêu thụ, gia tăng doanh số bán khiến hoạt động kinh doanh của công ty
luôn ổn định và phát triển. Làm thế nào để sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người tiêu
dùng nhanh nhất và hiệu quả nhất. Công ty CPNGKSG TRIBECO là doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nước giải khát đã nhanh chóng bắt kịp xu hướng
tất yếu này và đã tiên phong trong việc tung ra các sản phẩm chiết xuất từ trà, từ sữa
đậu nành, nước có gas. Sản phẩm xuất hiện và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.
Liệu một doanh nghiệp trong nước đã từng thành công với 4 dòng sản phẩm chủ lực
trong vài năm gần đây như TRIBECO có hệ thống phân được tổ chức như thế nào,
1


hoạt động ra sao, có hiệu quả hay không?
Với những lí do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Thực trạng kênh phân
phối 4 dòng sản phẩm chủ lực của Công ty Cổ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn
TRIBECO” để hiểu rõ thêm về vai trò của kênh phân phối đối với sự tồn tại và phát
triển của TRIBECO nói riêng và các doanh nghiệp trong nước nói chung.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định hệ thống phân phối của công ty.
- Tìm hiểu việc tổ chức xây dựng, điều hành và quản lí kênh phân phối của
công ty.
- Đánh giá hiệu quả kênh phân phối 4 dòng sản phẩm thông qua các chỉ tiêu về
độ phủ hàng và doanh thu bán hàng tại các kênh tiêu thụ.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: đề tài đựơc thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh. Để
đánh giá được hệ thống kênh phân phối 4 dòng sản phẩm của TRIBECO, tôi chú trọng

nghiên cứu những hoạt động liên quan đến hệ thống kênh phân phối của Công ty tại
thời điểm hiện tại trong phạm vi cả nước. Tuy nhiên, khi tiến hành nghiên cứu thị
trường các nhà phân phối, các siêu thị và người tiêu dùng để đánh giá thực tế hơn về
ưu nhược điểm của kênh thì tôi chỉ tiến hành nghiên cứu tại địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh. Do điều kiện thời gian và không gian hạn chế, và trong quá trình nghiên cứu
thực trạng kênh, tôi nhận thấy khu vực thành phố Hồ Chí Minh là khu vực chính đem
lại doanh thu cho công ty, thêm vào đó, tôi có đầy đủ các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp cho
những đánh giá của mình nên sẽ tập trung nghiên cứu thị trường Hồ Chí Minh là trọng
tâm.
- Phạm vi thời gian: đề tài được thực hiện từ ngày 24/03/2011 đến ngày
7/5/2011.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Luận văn được chia làm 5 chương
Chương 1. Mở đầu: lí do chọn đề tài. Chương 2. Tổng quan: Khái quát về tình
hình ngành hàng nước giải khát trong nước. Giới thiệu sơ nét về công ty CPNGKSG
TRIBECO, phương châm hoạt động của công ty, các dòng sản phẩm hiện có và những
thành tựu mà công ty đạt được trong thời gian vừa qua. Chương 3. Nội dung và
2


phương pháp nghiên cứu: các lí thuyết về marketing liên quan đến phân phối và kênh
phân phối làm cơ sở lí luận chung cho bài luận. Chương 4. Kết quả và thảo luận: giới
thiệu cụ thể về 4 dòng sản phẩm chủ lực của TRIBECO. Chương tập trung phân tích
tình hình kênh phân phối của công ty thông qua các chỉ tiêu doanh thu, mật độ phủ
hàng kết hợp với nghiên cứu thị trường nhà phân phối, các siêu thị và người tiêu dùng.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị: tóm lược lại nội dung đã thực hiện ở chương 4 đưa
ra một số giải pháp khắc phục đối với công ty và đối với nhà nước để góp phần hoàn
thiện kênh phân phối.

3



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về thị trường nước giải khát Việt Nam
2.1.1. Dung lượng thị trường và thị phần nước giải khát trong năm 2009-2010
Theo nghiên cứu của Công ty Nielsen về thị trường nước giải khát châu Á,
lượng tiêu thụ nước giải khát bình quân trên đầu người tại Việt Nam còn thấp so với
mặt bằng chung của khu vực (Philipines có mức tiêu thụ cao hơn 3,1 lần; Thái Lan có
mức tiêu thụ gấp 6,3 lần Việt Nam). Bên cạnh đó tốc độ phát triển kinh tế Việt Nam có
mức tăng trưởng vào bật cao nhất Đông Nam Á, trên 7% năm. Mức sống người tiêu
dùng ngày được nâng cao, chi tiêu cho nước giải khát sẽ tăng theo. Theo nghiên cứu
của TNS dự kiến tốc độ tăng trưởng của ngành nước giải khát những năm tới sẽ
khoảng 5 – 10% cho nước giải khát có gas; 20 – 25% cho nước giải khát không gas và
trên 25% cho mặt hàng sữa.
Hình 2.1. Biểu Đồ Dung Lượng Thị Trường và Thị Phần Nước Giải Khát trong
Năm 2009-2010

Nguồn: TNS
4


Hình 2.1. cho thấy dung lượng thị trường nước giải khát tăng từ năm 2009 đến
cuối tháng 6 năm 2010. Trong đó dẫn đầu thị trường ngành là các loại bia (42.9%),
đứng hàng thứ 2 là các loại nước giải khát có gas (CSD) (20.9%), tiếp theo là sữa lỏng
(liquid milk) ( 8.8%), nước khoáng (8.5%), song bên cạnh đó thì các mặt hàng thức
uống giải khát không gas, nước ép, nước tăng lực cũng đang vươn mình trổi dậy góp
mặt vào thị trường nước giải khát đang ngày càng cạnh tranh gay gắt.
Tất cả các mặt hàng từ nước tinh khiết (PW) đến bia và sữa đều tăng nhưng

tăng trưởng nhanh nhất là thị trường trà (RTDT), tốc độ tăng trưởng 298.2%, duy chỉ
có Yoghurt là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng giảm (-4.3%).
Để đáp ứng nhu cầu này, thời gian qua các công ty nước giải khát và bia hàng
đầu của Việt Nam đã thay đổi chiến lược thị trường. Pepsi-IBC cho ra đời Mirinda
cam có hương vị cam tự nhiên thay thế các loại nước ngọt Mirinda cũ, Pepsi chanh và
nước tinh khiết Aquafina. Coca-Cola đưa ra thị trường nước uống tinh khiết Joy và
nước tăng lực Samurai. Bia Bến Thành với nước tăng lực Number One. Tribeco cho ra
đời nhiều mặt hàng phong phú như sữa đậu nành, trà cúc, trà đào, trà chanh. Delta với
các loại nước cam, nước dứa. Vinamilk với sữa hộp, sữa chua, nước ép trái cây và sữa
đậu nành
Cách đây 5 năm, nước ngọt có gas như là thức uống chủ yếu, không chỉ của
giới trẻ, sau đó là nước tăng lực. Còn vào thời điểm này, khi chất lượng cuộc sống đã
được nâng lên, hiểu biết tiêu dùng nhiều hơn, khách hàng ngày càng quan tâm đến sức
khỏe, vì thế những sản phẩm mang tính tự nhiên ngày càng được quan tâm. Và đó là
thị trường tốt để cho những đại gia trong ngành nước giải khát “khai phá”.
Nhưng việc xuất hiện thêm sản phẩm nước thanh khiết thì xem ra vẫn còn sáng
tạo hơn. Thật sự thì giới tiêu dùng học trò hay tuổi teen ngày càng tỏ ra khôn ngoan và
sành điệu hơn. Do vậy những sản phẩm như Mirinda hay 7Up vẫn triển khai theo
phương thức nước ngọt có gas xem ra không ổn. Bởi thế sự ra đời của Sorbet hương
dâu và H2OH có lẽ là giải pháp phù hợp, đặt biệt là hình thức chai nhựa Pet khá bắt
mắt. Hình ảnh chai nhựa Pet và lượng gas trong nước giảm đi đáng kể có thể giúp thu
hút được những thượng đế trẻ tuổi khó tính.
2.1.2. Các thương hiệu cạnh tranh trong ngành nước giải khát
a) Pepsi
5


Pepsi thể hiện tất cả mọi thứ có được từ nước giải khát có gas, từ mùi vị, sự lựa
chọn tới cảm giác sảng khoải, vui vẻ và trẻ trung. Tất cả những điều đó đều đến từ các
quảng cáo của Pepsi và dẫn tới việc phát triển các khẩu hiệu của Pepsi “Sôi động với

Pepsi” ở Mỹ và “Ask for More”- “Khát khao hơn” ở các nước khác.
Ngày nay, Pepsi đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Theo khảo sát thì cứ
trong 4 sản phẩm nước uống có gas được bán trên thế giới thì có một sản phẩm của
Pepsi, tổng cộng là một ngày Pepsi bán được hơn 200 triệu sản phẩm và con số
này còn tiếp tục tăng.
Tính trên toàn thế giới thì khách hàng chi khoảng 32 tỉ đô la cho các mặt
hàng nước giải khát của Pepsi-Cola. Hàng năm, một người tiêu dùng ở Mỹ uống
khoảng 55 ga-lông nước có gas, điều khiến cho Mỹ trở thành quốc gia có lượng tiêu
thụ nước giải khát lớn nhất thế giới. Ở Châu Âu thì con số này khiêm tốn hơn, nhưng
lượng tiêu thụ đang tăng lên một cách đều đặn - nước uống có gas đang dần dần trở
thành một phần quan trọng trong lĩnh vực nước giải khát ở đây
Một loại nước trái cây của Pepsi, Twister, cũng thành công trong việc tăng thị
phần, đứng thứ 7 trong các nhãn hiệu phát triển nhanh nhất năm 2007.
b) Coca-Cola Việt Nam
Coca-Cola Việt Nam có 3 nhà máy đóng chai trên toàn quốc: Hà Tây - Đà
Nẵng- TPHCM.
Vốn đầu tư: trên 163 triệu USD
Số điểm bán hiện có trên thị trường: 130.000 điểm bán
Số lượng tiêu thụ hàng năm (trung bình): trên 100 triệu lít nước giải khát
Doanh số bán trung bình hàng năm: 19 triệu thùng/két
Doanh thu trung bình mỗi năm: 38.500 triệu USD
Số lượng nhân viên: 900 người
Trụ sở chính: Quận Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh
Hơn 600,000 USD đầu tư cho các hoạt động Giáo Dục và hỗ trợ Cộng đồng
c) Interfood
Công ty cổ phần thực phẩm Quốc tế (Interfood,khu Công nghiệp Tam Phước,
huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) là chủ sở hữu của kiểu dáng công nghiệp “ Nhãn
sản phẩm trà bí đao” được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp “ Bằng độc quyền kiểu dáng công
6



nghiệp” số 8760 ngày 21/11/2005. Interfood có công ty mẹ ở Malaysia, đã vào Việt
Nam từ 1991. Công ty hiện đang sản xuất hơn 200 loại sản phẩm, chủ yếu các loại
nước trái cây đóng hộp như sương sâm, trà bí đao, nước yến ngân nhĩ, nha đam...
mang nhãn hiệu Wonderfarm và các loại bánh quy, bánh ngọt, bánh xốp..Để giúp cho
sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp này chiếm lĩnh được thị phần trên thương
trường, Công ty Interfood đã phải đầu tư nhiều công sức. Các sản phẩm của đều được
sản xuất theo công nghệ khép kín tiên tiến, có chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế HACCP
về an toàn vệ sinh thực phẩm. Không chỉ vậy, các loại nước giải khát Wonderfarm còn
được ghi nhận là thức uống bổ dưỡng cho sức khỏe với nguyên liệu hoàn toàn tự
nhiên, tươi mới.
Hầu hết các nguyên liệu Wonderfarm sử dụng đều là có thành phần mang chức
năng thanh nhiệt, giải khát vốn rất quen thuộc trong dân gian như sương sâm, sương
sáo, nước bí đao, nước dừa, nước nha đam... Ngoài ra, nhờ công nghệ kỹ thuật chế
biến cao giúp giữ nguyên được hương vị cùng chất dinh dưỡng của nguyên liệu nên
các sản phẩm của Wonderfarm cũng đem lại nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe như
mát gan, bổ phổi...
Trên thực tế, đó cũng chính là lý do khiến các sản phẩm của Wonderfarm đã
được nhiều nước trên thế giới đón nhận, đặc biệt là các thị trường "kỹ tính" Hoa Kỳ,
Nhật Bản...
d) URC
Trà xanh C2 là thương hiệu thuộc Công ty URC Việt Nam. C2 là thương hiệu
trà xanh đã thành công rất rực rỡ tại Philippines.URC đầu tư vào thị trường Việt Nam
với số vốn lên đến 14,5 triệu đô-la Mỹ. URC đặt nhà máy sản xuất tại Khu Công
nghiệp Việt Nam – Singapore.
Tuy nhiên, khi vào Việt Nam, C2 chưa đạt được thành công như mong đợi. Tại
thời điềm ra mắt, C2 dường như rơi vào tình thế bị động. Đó là vì Không độ của
Number one đã ra mắt trước đó và được trợ giúp mạnh mẽ bởi các họat động truyền
thông rầm rộ. Mãi đến tháng 9 vừa rồi, C2 mới gia tăng nỗ lực marketing thông qua
việc quảng cáo trên truyền hình. Ngoài ra, C2 cũng kết hợp quảng cáo với chương

trình giảm giá mạnh mẽ. Nhưng tình hình có lẽ khó cải thiện vì chiến dịch này còn
chứa một số điểm chưa thật sự thuyết phục lắm. Trước hết, trà xanh C2 lựa chọn khẩu
7


hiệu “mát lạnh & thanh khiết” (cool & clean).
e) Một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ
Năm 2006, 10 trong 15 ngành hàng tăng trưởng nhanh nhất là nước giải khát.
Một lần nữa trong năm 2007, 4 trong 10 ngành hàng tăng trưởng hàng đầu là nước giải
khát.
Để đảm bảo sức khoẻ, người tiêu dùng ngày càng chú trọng nhiều hơn đến các
sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, thay cho những sản phẩm có sử dụng nhiều
chất phụ phẩm hoá học tạo màu, hương liệu. Cho nên, thức uống không gas, nhất là
sữa tươi, các loại nước ép trái cây, trà xanh đang được nhiều người ưa chuộng.
Bên cạnh việc ổn định giá, các công ty kinh doanh nước giải khát cũng tăng
cường đầu tư, nghiên cứu khẩu vị người tiêu dùng để thường xuyên đưa ra những sản
phẩm mới có hương vị đặc trưng.
2.2. Tổng quan về công ty
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
-

Năm 1992, công ty TNHH Tribeco được thành lập với số vốn điều lệ là 8.5 tỷ

đồng. Trong đó phần góp vốn của nhà nước chiếm 51% vốn điều lệ công ty, 49% còn
lại là vốn cổ đông bên ngoài.
-

Năm 1993, liên doanh với Nhà máy Bánh kẹo Tràng An Hà Nội thành lập công ty

nước giải khát Tribeco Hà Nội với vốn điều lệ là 800 triệu đồng.

Trong đó, Công ty nước giải khát Sài Gòn chiếm 56,25%. Năm 2001, Công ty
nước giải khát Hà Nội làm thủ tục giải thể.
-

Cuối năm 1999, Nhà nước đồng ý chuyển tất cả vốn của mình cho tư nhân.

-

Ngày 16/02/2001, công ty TNHH Tribeco chuyển thành công ty Cổ Phần Nước

Giải Khát Sài Gòn – Tribeco với vốn điều lệ là 27.4 tỷ VNĐ.
-

Ngày 07/11/2001, công ty tăng vốn điều lệ lên 37.9 tỷ VNĐ qua việc trích lợi

nhuận để lại chưa phân phối. Công ty nhận giấy phép niêm yết cổ phiếu tại trung tâm
giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 28/12/2001 cổ phiếu TRI của
Tribeco được giao dịch phiên đầu tiên trên sàn giao dịch chứng khoán, tương ứng với
vốn điều lệ vào thời điểm này là 3.79 triệu cổ phiếu phổ thông.
-

Tháng 5/2002 thay đổi lại cơ cấu tổ chức, xây dựng và áp dụng hệ thống quản trị

chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000.
8


-

Tháng 12/2004 công ty tăng vốn điều lệ lên 45.4 tỷ VNĐ. Việc tăng vốn này đã


được Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP.HCM phê duyệt trong giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh.
-

Tháng 25/04/2007 Công ty Nước Giải Khát Sài Gòn - Tribeco đã chính thức công

bố hợp tác đầu tư với công ty Uni-President (Đài Loan). Tập đoàn này sẽ hợp tác đầu
tư giúp Tribeco phát triển thành công ty nước giài khát, thức uống dinh dưỡng cho cả
khu vực Đông Nam Á và các lĩnh vực khác trong tương lai.
-

Kể từ ngày thành lập đến nay, hơn mười năm qua là một chặng đường dài và đầy

những khắc nghiệt của sự cạnh tranh trong việc hội nhập với nền phát triển kinh tế thế
giới của công ty Cổ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn-Tribeco. Tribeco đã luôn luôn
khẳng định vị trí là một trong những công ty dẫn đầu về thị trương nước giải khát tại
Việt Nam.
-

Một điều dễ nhận thấy nhất là quy mô vốn không ngừng tăng trưởng từ 8.5 tỷ

VNĐ vốn điều lệ ban đầu đến nay đã lên đến 45.5 tỷ VNĐ, đáp ứng nhu cầu hiện đại
hóa công nghệ sản xuất,gia tăng năng lực cạnh tranh, phát triển sản phẩm mới và mở
rộng thị trường. Tribeco đã trở thành công ty Cổ Phần đầu tiên trong ngành nước giải
khát có 100% vốn sở hữu tư nhân được niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
Thành Phố Hồ Chí Minh. Thị phần và sản lượng của công ty không ngừng gia tăng về
chất lượng cao, vể sinh an toàn thực phẩm, kiểu dáng bao bì, mẫu mã hấp dẫn, giá bán
phù hợp và được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Song
song là việc xây dựng một hệ thống Marketting chuyên nghiệp nhằm phát triển thị

trường và sẵn sàng cạnh tranh, luôn ưu tiên trong việc nghiên cứu các thị trường tiềm
năng.

9


2.2.2. Thành tích và chứng nhận
+ Công ty được Chủ tịch nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tặng thưởng
Huân Chương Lao Động Hạng Ba năm 1992 và Huân Chương Lao Động Hạng Nhì
năm 1993 về thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất;
+ Tháng 07 năm 2002 đạt Giấy Chứng Nhận Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn quốc
tế ISO 9001:2000;
+ Thương hiệu TRIBECO đoạt giải Sao Vàng Đất Việt liên tục năm 2003 -2005. Đây
là giải thưởng có giá trị lớn được Chính Phủ giao cho Trung Ương Hội Liên Hiệp
Thanh Niên Việt Nam và Hội các Doanh Nghiệp Trẻ Việt Nam tổ chức;
+ Thương hiệu TRIBECO thuộc Top 5 thương hiệu mạnh hàng đầu trên thị trường
nước giải khát trong nước.
+ Sản phẩm của TRIBECO được người tiêu dùng tín nhiệm bình chọn là Hàng Việt
Nam Chất Lượng Cao 11 năm liền (1997 - 2007);
+ Ngày 24 tháng 10 năm 2003, sản phẩm Sữa Đậu Nành chai và Nước Ngọt có gas
đóng lon được Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh công nhận là sản phẩm
công nghiệp chủ lực của Thành Phố.
+ Tháng 10 năm 2005 công ty đoạt giải thưởng Chất Lượng Việt Nam.
2.2.3. Triết lí kinh doanh, chính sách chất lượng, sứ mệnh kinh doanh
- Phương châm hoạt động: "luôn luôn lắng nghe, luôn luôn đáp ứng và thoả
mãn các yêu cầu chính đáng của khách hàng".
- Tầm nhìn: “Tập đoàn kinh tế đa ngành, dẫn đầu về thị trường nước giải khát
tại Việt Nam và Châu Á”.
- Sứ mệnh: “Hướng đến cộng đồng bằng những sản phẩm hoàn hảo có giá trị
dinh dưỡng từ thiên nhiên”.

- Chính sách chất lượng tích hợp: “Thực hiện chất lượng toàn diện, thỏa mãn
cao nhất mọi nhu cầu hiện có và tiềm ẩn của khách hàng và các bên liên quan, đảm
bảo vệ sinh an tòan thực phẩm. Liên tục cải tiến các điều kiện tác động môi trường,
ngăn ngừa ô nhiễm và cam kết thực hiện đúng pháp luật môi trường. Tôi, Tổng Giám
Đốc TRIBECO đảm bảo mọi điều kiện thực hiện chính sách trên và kêu gọi mọi thành
viên tích cực thực hiện chính sách này của TRIBECO.”
- Chất lượng: ISO 9001: 2000 (Hệ thống quản lý để định hướng và kiểm soát
10


một tổ chức về chất lượng).
- Môi trường: ISO 14001 : 2004 (Hệ thống quản lý để xây dựng và thực hiện,
xem xét và duy trì chích sách môi trường).
HACCP & An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP)
HACCP (Hazard Analysis & Critical Control Point)
Chương trình kiểm soát các mối nguy trong quá trình sản xuất.
ATVSTP: Quy định luật pháp về ATVSTP.
2.3. Vị trí -chức năng, nhiệm vụ
2.3.1. Vị trí
Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn
Tên giao dịch quốc tế: Sai Gon Beverages Joint Stock Company
Tên viết tắt: TRIBECO
Trụ sở chính: 12 Kỳ Đồng, P.9, Q.3, TP Hồ Chí Minh
Website: www.tribeco.thuonghieuviet.com
Điện thoại: (08).8249654-Fax: (08).8249659- Email:
Địa bàn hoạt động: toàn quốc
2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ, định hướng phát triển
a) Chức năng:
- Công ty Cổ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn - Tribeco hoạt động với chức năng sản
xuất, kinh doanh các loại nước giải khát, nước khoáng và các dịch vụ khác theo đúng

qui định đã đăng ký trên Giấy Phép Kinh Doanh.
- Mua bán hàng tư liệu sản xuất (vỏ chai, hương liệu) và các loại nước giải khát
- Sản xuất, kinh doanh, chế biến lương thực.
- Đại lý mua bán hàng hóa.
- Sản xuất rượu nhẹ có ga (Soda hương).
- Cho thuê nhà và kho bãi.
b) Nhiệm vụ:
- Tribeco hoạt động có trách nhiệm là điều hành và sản xuất theo kế hoạch của cơ quan
chủ quản giao cho.
- Mặt khác, công ty phải chịu trách nhiệm về hoạt động và chất lượng sản phẩm sản
xuất theo đúng tiêu chuẩn qui định của Nhà Nước.
11


c) Định hướng phát triển:
- Đưa TRIBECO thành tập đoàn kinh tế đa ngành, dẫn đầu về thị trường thức uống tại
Việt Nam và Châu Á.
- Với một sứ mệnh “Hướng đến cộng đồng bằng những sản phẩm hoàn hảo, thức uống
có giá trị dinh dưỡng từ thiên nhiên”.
2.4. Vài nét về các sản phẩm của TRIBECO
Hiện nay, công ty có khoảng 31 chủng loại sản phẩm, các sản phẩm của công ty
được biết đến với 7 nhãn hiệu:
a) Nhãn hiệu Tribeco: sữa đậu nành, các loại nước ngọt có gas, trà bí đao, nước yến
ngân nhĩ, nước nha đam.
- Sữa đậu nành Tribeco: mang lại nguồn dinh dưỡng cao với hương vị thơm ngon tinh
khiết, dễ tiêu hóa, không có cholesterol, phù hợp với người ăn kiêng, người lớn tuổi và
mắc bệnh tim mạch.
- Trà bí đao: thành phần nước cốt bí đao, nước, đường tinh luyện, màu tự nhiên
(caramel), chất bảo quản, hương tự nhiên và tổng hợp.
- Nước yến ngân nhĩ: thành phần nước, đường tinh luyện, ngân nhĩ, yến sào, chất ổn

định, chất bảo quản.
b) Nhãn hiệu TriO: các loại nước ép trái cây.
- Nước ép trái cây TriO: thức uống bổ dưỡng được sản xuất từ nước ép trái cây tự
nhiên, giàu vitamin và khoáng chất, tăng cường đề kháng cho cơ thể, tươi tắn thích
hợp với mọi lứa tuổi.
c) Nhãn hiệu Somilk: sữa đậu nành bổ sung canxi.
- Sữa đậu nành canxi Somilk: thức uống dinh dưỡng được bổ sung canxi, giàu protein,
lipid thực vật và các loại vitamin, phù hợp cho mọi lứa tuổi.
d) Nhãn hiệu Trimilk: sữa nguyên kem.
- Sữa nguyên kem Trimlk: cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, giúp
có được năng lượng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày và sự phát triển hoàn hảo
e) Nhãn hiệu Watamin: nước tinh khiết.
- Watamin là nước uống được khai thác từ nguồn nước ngầm, đảm bảo độ tinh khiết
nhờ được xử lý tuyệt trùng bằng OZONE và tia cực tím.
f) Nhãn hiệu X2: nước tăng lực.
12


- Nhãn hiệu X2 với hương tăng lực truyền thống và hương dâu.
g) Nhãn hiệu Trà xanh thiên nhiên 100:
- Trà xanh thiên nhiên 100 được chiết suất nguyên chất từ lá trà xanh, giúp thanh nhiệt,
tăng hương vị từ thiên nhiên.
Riêng một khảo sát của Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát VN mới đây cho
rằng: chiếm lĩnh thị trường nước giải khát có gas hiện nay vẫn là hai đại gia Coca-Cola
và Pepsi Cola. Tuy nhiên, gần đây, những thương hiệu nước không gas mới xuất hiện
như Tân Hiệp Phát, Number One, Bidrico Wonderfarm... đã làm thay đổi tình hình, có
khả năng làm giảm tỷ trọng đáng kể nước giải khát có gas. Nắm bắt được xu hướng
này, vài năm trở lại đây, các hãng sản xuất nước giải khát tại VN đã nhanh chóng tung
ra hàng loạt sản phẩm mới, với các thành phần được chiết xuất từ thiên nhiên. Đến
nay, có hơn 100 loại nước giải khát không gas (không kể nước uống đóng chai, nước

khoáng), được khai thác từ nhiên liệu thiên nhiên như củ, quả, các loại trà thảo mộc.
Thế nhưng, nếu mới đầu, doanh thu của các sản phẩm nước trái cây nguyên chất nhanh
chóng tăng trưởng do đánh trúng tâm lý của mọi người, thì gần đây, những "công
nghệ" không an toàn vệ sinh thực phẩm bị phát hiện khiến người dân chẳng còn mặn
nồng, nếu không muốn nói là nghi ngại những loại thức uống này. Nắm bắt thời cơ,
các nhà sản xuất cho ra đời các loại trà nhanh chóng thu hút người tiêu dùng. Tuy
nhiên, một giám đốc nước giải khát cho rằng, sản phẩm trà xanh đóng chai mới chỉ
đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu trên thị trường, riêng mùa cao điểm như Tết, chỉ
đáp ứng khoảng 20%.
Tóm lại, sản phẩm có ưu thế của công ty hiện nay là: sữa đậu nành chai, trà
xanh, trà bí đao lon, và nước tăng lực.
2.5. Tình hình kinh doanh trong thời gian vừa qua.
2.5.1. Tình hình kinh doanh trong thời gian vừa qua
Song song với tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế quốc gia, thị trường
nước giải khát đã có những bước phát triển khá nhanh. Tuy nhiên, trong năm 2009 vừa
qua, do sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế thế giới
ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Trước tình hình đó, Công ty
Tribeco gặp nhiều khó khăn trong năm 2009.

13


Bảng 2.1. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008-2010
Đơn vị tính: (Tỷ đồng)
Chỉ tiêu

Năm
2008

2009


2010

Tổng doanh thu

397.76

601.144

588.353

Doanh thu thuần

384.64

580.595

572.752

Lợi nhuận trước thuế

21.129

(144.989)

(86.180)

Lợi nhuận sau thuế

15.224


(144.989)

(86.180)

(nguồn: Công ty Tribeco - Báo cáo thường niên)
Trong năm 2010, công ty đã giảm lỗ từ 145 tỷ trong năm 2009 xuống còn 86 tỷ
trong năm 2010. Chi phí quản lý chung và chi phí tài chính của công ty giảm đáng kể,
trong đó chi phí quản lý chung giảm 42%, từ 54 tỷ trong năm 2009 xuống còn 31 tỷ
trong năm 2010; chi phí tài chính giảm 80% từ 51 tỷ trong năm 2009 còn 10 tỷ trong
năm 2010.
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ về tổng doanh thu
700
600
500
Tổng doanh thu

400
300

Lợi nhuận trước
thuế

200

Lợi nhuận sau
thuế

100
0

-100

2008

2009

2010

-200

Tổng doanh thu năm 2009 đạt 601.144 tỷ đồng, tăng 51.13% so với năm trước.
Doanh thu thuần đạt 580.595 tỷ đồng, tăng 50.95% so với năm trước.
Doanh thu năm nay tăng so với năm trước là do ảnh hưởng bởi những nguyên
nhân sau:
- Công ty đưa ra những sản phẩm mới có giá trị lớn và mang lại lợi nhuận cao.
- Hoàn thiện và mở rộng hệ thống phân phối.
- Tập trung bán những sản phẩm nhiều lợi nhuận.
14


- Nhà máy mới tại Bình Dương đã chính thức hoạt động, đã xây dựng hiện đại, có
công nghệ tiên tiến, giảm chi phí sản xuất, cải tiến chất lượng.
- Ngoài ra công ty còn có khoản thu nhập khác từ việc mua bán chứng khoán.
Năm 2008, mặc dù Hội Đồng Quản Trị, Ban Tổng Giám Đốc và toàn bộ cán bộ
công nhân viên đã toàn tâm, toàn lực phấn đấu không ngừng vì lợi ích chung của Công
ty nhưng do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế thế giới
ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
Nguyên vật liệu, nhiên liệu: Tất cả đều tăng giá như đường, đậu nành, hương liệu, bao
bì…
Chứng khoán: Tất cà cổ phiếu trên thị trường liên tục giảm giá, dẫn đến việc đầu tư

chứng khoán không hiệu quả.
Tỷ giá ngoại tệ: Trong năm 2009, tỷ giá USD biến động tăng rất lớn làm ảnh hưởng
đến giá nguyên liệu nhập khẩu.
Lãi vay ngân hàng: Do chính sách thắt chặt tiền tệ, Công ty không thể phát hành cổ
phiếu để huy động vốn.
Tóm lại, năm 2010, tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 588 tỷ
đồng, giảm so với năm 2009 là 601 tỷ đồng, và doanh thu thuần là 572 tỷ đồng giảm
so với năm 2009 là 580 tỷ đồng. Điều đó cho thấy tình hình kinh doanh của công ty
giảm sút. Trong năm 2009, giá thành nguyên vật liệu tăng cao, đặc biệt là đường,
nguyên liệu chủ yếu của công ty tăng đến mức trên 17.000 đồng/kg mức giá cao nhất
trong các năm qua. Kết quả là giá vốn hàng bán của công ty tăng hơn so với năm 2009.
Tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu năm 2010 là 75.2% tăng 6.7% so với năm
2009.
2.5.2. Tình hình tiêu thụ các sản phẩm nước giải khát TRIBECO
Năm 2010 với nhiều biến động về kinh tế, chính trị toàn thế giới đã ảnh hưởng
lớn đến các quốc gia – trong đó có Việt Nam. Lạm phát trong năm 2010 là 11,75%,
vượt quá chỉ tiêu của Chính phủ đề ra, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của
từng doang nghiệp – trong đó có Công ty Tribeco. Bắt đầu từ quý III / 2010, việc thực
hiện Chiến lược tái cấu trúc tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh theo như
phương án đã được ĐHĐCĐ 2010 chấp thuận và sự phối hợp vận hành trong từng

15


×