Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TÂN BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN 2009 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.92 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

VÕ THỊ THÚY KIỀU

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TÂN BÌNH
TRONG GIAI ĐOẠN 2009 - 2010

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

VÕ THỊ THÚY KIỀU

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TÂN BÌNH
TRONG GIAI ĐOẠN 2009 - 2010

Ngành: Kinh Tế Nông Lâm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS. LÊ QUANG THÔNG



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại
học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Phân tích hiệu quả sản
xuất kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Dầu Thực Vật Tân Bình trong giai đoạn
2009 - 2010" do tác giả Võ Thị Thúy Kiều, là sinh viên khoá 2007-2011, ngành Kinh
Tế Nông Lâm đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

TS. LÊ QUANG THÔNG
Giáo viên hướng dẫn

Ký tên, Ngày tháng năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ký tên, Ngày tháng năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ký tên, Ngày tháng năm


LỜI CẢM TẠ
Con thành kính ơn sâu sắc đến cha mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng, tạo
mọi điều kiện để con học tập có ngày hôm nay.
Chân thành biết ơn!
Ban giám hiệu, Ban Chủ Nhiệm và quí thầy cô khoa Kinh tế trường Đại

Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã giảng dạy và truyền đạt kiến thức quý báu
cho tôi trong suốt thời gian học tại trường.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Quang Thông cán
bộ giảng dạy khoa Kinh tế, Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ
dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Công Ty Cổ Phần Dầu Thực
Vật Tân Bình, các anh chị ở các phòng ban, đặc biệt là cô Nguyễn Thị Cẩm Sa đã tận
tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập. Xin chúc sức khỏe đến toàn bộ công
nhân viên trong công ty, kính chúc quý công ty ngày càng lớn mạnh.
Xin gởi lời cảm ơn đến toàn thể các anh, chị, bạn bè cùng những người
thân yêu đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng xin kính chúc quý Thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP.HCM dồi
dào sức khỏe để tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, để ươm mầm những tài
năng ưu tú cho xã hội.
Ngày Tháng Năm

Võ Thị Thúy Kiều


NỘI DUNG TÓM TẮT
VÕ THỊ THUÝ KIỀU, Tháng 07 năm 2011, “Phân tích hiệu quả sản xuất
kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Dầu Thực Vật Tân Bình trong giai đoạn năm
2009-2010”.
VÕ THỊ THÚY KIỀU, July 2011, "AN ANALYSIS OF ECONOMIC
EFFICIENCY IN TAN BINH VEGETABLE OIL JOINT STOCK COMPANY"
Bằng số liệu thu thập được từ sổ sách, báo cáo của công ty CP Dầu Thực Vật
TÂn Bình, đề tài tập trung phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 2 năm 2009 – 2010. Từ đó

đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao sản xuất kinh doanh của công ty.
Để tiến hành phân tích, đề tài sử dụng các phương pháp thu thập và sử lý số liệu,
phương pháp phân tích chi tiết, so sánh, thay thế liên hoàn. Kết quả phân tích cho thấy
năm 2010 đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn so với năm 2009. Do doanh thu
tăng làm cho lợi nhuận tăng. Bên cạnh đó, tình hình giá nguyên vật liệu tăng cao, việc
quản lý sử dụng vốn chưa hợp lý ảnh hưởng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG

vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

ix

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề


1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1 Mục tiêu chung

2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

2

1.3 Phạm vi nghiên cứu của khoá luận

2

1.3.1 Phạm vi thời gian

2

1.3.2 Phạm vi không gian

2

1.4 Cấu trúc của luận văn

2


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

4

2.2 Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của công ty

6

2.2.1 Chức năng

6

2.3.3 Mục tiêu của công ty

7

2.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lí của công ty

7

2.3.1 Sơ đồ tổ chức của công ty

7

2.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban


8

2.4 Tình hình HĐSXKD của công ty

9

2.4.1 Cơ cấu chủng loại sản phẩm

9

2.4.2 Tình hình tiêu thụ

10

2.4.3 Các qui trình công nghệ sản xuất

10

2.4.4 Tình hình nguyên vật liệu

12

2.4.5 Quy mô của công ty

12

2.4.6 Tình hình trang bị cơ sơ vật chất kĩ thuật cho sản xuất

12


v


2.4.7 Tình hình thay đổi về lao động qua các năm của công ty
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung

13
15
15

3.1.1 Khái niệm

15

3.1.2 Các chỉ tiêu phân tích

16

3.1.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp

16

3.1.2.2 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất

16

3.1.2.2.1 Hiệu quả sử dụng lao động


17

3.1.2.3 Hiệu quả sử dụng NVL

18

3.1.2.4 Hiệu quả sử dụng vốn

18

3.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh
19
3.2 Phương pháp nghiên cứu

22

3.2.1 Phương pháp thu thập và xử lí số liệu

22

3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

22

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

24

4.1 Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh qua 2 năm 2009 – 2010


24

4.2 Phân tích quá trình sản xuất

27

4.2.1 Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
4.3 Phân tích các yếu tố của quá trình sản xuất
4.3.1 Phân tích hiệu quả sử dụng yếu tố lao động

27
28
28

4.3.1.1 Tình hình lao động

29

4.3.1.2 Phân tích năng suất lao động tại công ty

30

4.3.2.1 Tình hình trang bị TSCĐ

34

4.3.2.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ

34


4.3.3 Phân tích tình hình sử dụng NVL

35

4.4 Phân tích tình hình vốn

37

4.4.1 Kết cấu vốn

37

4.4.2 Hiệu quả sử dụng vốn

39

4.4.3 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

40

v


4.5 Phân tích tình hình thanh toán

41

4.5.1 Phân tích các khoản phải thu

42


4.5.2 Phân tích các khoản phải trả

43

4.5.3 Phân tích khả năng thanh toán

43

4.6 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh doanh

46

4.6.1. Chất lượng sản phẩm

45

4.6.2. Giá cả sản phẩm

46

4.6.3. Đối thủ cạnh tranh

48

4.6.4. Khách hàng

50

4.7 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh


50

4.7.1 Thuận lợi

50

4.7.2 Khó khăn

50

4.7.3 Một số giải pháp

51

4.7.3.1. Giải pháp 1: Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh

51

4.7.3.2. Giải pháp 2: Thành lập phòng marketing

55

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

58

5.1 Kết luận

58


5.2. Kiến nghị

59

5.2.1. Đối với công ty

59

5.2.2. Đối với nhà nước

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO

62

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình Hình Trang Bị TSCĐ Năm 2010

13

Bảng 4.1. Kết Quả SXKD Của Công Ty Qua 2 Năm 2009 – 2010

24

Bảng 4.2. Hiệu Quả Họat Động Sản Xuất Kinh Doanh Qua 2 Năm 2009 - 2010


27

Bảng 4.3. Ảnh Hưởng của Các Nhân Tố Đến Doanh Thu

28

Bảng 4.4. Tình Hình Bố Trí Lao Động Tại Công Ty

29

Bảng 4.5. Năng Suất Lao Động Tại Công Ty Qua 2 Năm 2009 – 2010

31

Bảng 4.6. Phân Tích Ảnh Hưởng Của Tổng Số Công Nhân Sản Xuất Và Năng Suất
Lao Động Bình Quân Đến Doanh Thu

31

Bảng 4.7. Tình Hình Năng Suất Lao Động và Tiền Lương Bình Quân

32

Bảng 4.8. Tình Hình Trang Bị TSCĐ

34

Bảng 4.9. Hiệu Quả Sử Dụng TCSĐ


34

Bảng 4.10. Tình Hình Xuất, Nhập, Tồn Kho Nguyên Vật Liệu

36

Bảng 4.11. Hiệu Quả Sử Dụng Nguyên Vật Liệu Qua 2 Năm 2009 – 2010

36

Bảng 4.12. Tình Hình Kết Cấu Vốn

38

Bảng 4.13. Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng Vốn

39

Bảng 4.14. Tốc Độ Luân Chuyển Vốn Lưu Động

40

Bảng 4.15. Các Khoản Phải Thu

42

Bảng 4.16. Các Khoản Phải Trả

43


Bảng 4.17. Phân tích khả năng thanh toán

44

Bảng 4.18. Giá Bán Một Số Loại Sản Phẩm Của Công Ty Qua 2 Năm 2009 – 2010 47
Bảng 4.19. Kết Quả Và Hiệu Quả Sau Khi Áp Dụng Giải Pháp 2

vii

57


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1.Sơ đồ tổ chức công ty CP Dầu Thực Vật Tân Bình .........................................7
Hình 2.2 Sơ Đồ Quy Trình Sản Xuất Giai Đoạn Sơ Chế ..............................................11
Hình 2.3 Sơ Đồ Quy Trình Sản Xuất Giai Đoạn Tinh Luyện .......................................11
Hình 2.4. Biểu Đồ Tình Hình Lao Động Qua Các Năm ...............................................13
Hình 2.5. Biểu Đồ Tình Hình Biến Động Về Doanh Thu Qua Các Năm .....................14

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
HQSXKD

Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh

TSCĐ

Tài Sản Cố Định


BQ

Bình Quân

NVL

Nguyên Vật Liệu

VLĐ

Vốn Lưu Động

MMTB

Máy Móc Thiết Bị

PTVT

Phương Tiện Vận Tải

GTSX

Giá Trị Sản Xuất

NSLĐ

Năng Suất Lao Động

LN


Lợi Nhuận

DT

Doanh Thu

CP

Chi Phí

QLDN

Quản Lý Doanh Nghiệp

GTGT

Giá trị gia tăng

SP

Sản phẩm

NNH

Nợ ngắn hạn

ix



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phục lục 1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Phục lục 2. Bảng cân đối kế toán

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay, Việt Nam là một thành viên của WTO. Do đó các doanh nghiệp trong
nước càng có nhiều cơ hội cũng như thách thức hơn trong kinh doanh. Các doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong thị trường chung với các nước trên thế giới thì
các doanh nghiệp cần phải hoạt động hiệu quả.
Mặt khác, trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường cùng với việc mở
cửa quan hệ hợp tác kinh tế, kinh doanh với nước ngoài, vấn đề cạnh tranh giữa các
công ty, xí nghiệp là không thể tránh khỏi.
Một doanh nghiệp để tồn tại và phát triển, đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế
thị trường, muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì ngoài đặc điểm của ngành và
uy tín của doanh nghiệp, đòi hỏi phải có sự quản lý đúng đắn và phù hợp.
Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra công ty phải tiến
hành phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong những năm qua để từ
đó có thể vạch ra những kế hoạch cho năm tiếp theo. Ngoài việc phân tích các điều
kiện bên trong như nguồn lao động, nguyên liệu, tài chính… Công ty phải quan tâm
các điều kiện tác động bên ngoài như thị trường tiêu thụ, đối thủ cạnh tranh… Trên cơ
sở đó, công ty có thể dự đoán các rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa.
Trong bất kỳ điều kiện kinh doanh nào cũng có những khả năng tiềm tàng chưa
phát hiện được, chỉ thông qua phân tích công ty mới có thể phát hiện được và khai thác
chúng đem lại hiệu quả cao hơn.

Do đó tôi đã chọn đề tài luận văn tốt nghiệp của tôi là: “Phân Tích Hiệu Quả
Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Dầu Thực Vật Tân Bình” với
mong muốn phần nào phản ánh tình hình hoạt động của công ty và đồng thời tìm ra


những giải pháp phù hợp để khắc phục những khó khăn của công ty, phát huy những
thế mạnh của công ty nhằm góp phần tăng lợi nhuận cho công ty.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ Phần Dầu Thực
Vật Tân Bình qua hai năm 2009- 2010.
Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua hai năm
2009-2010.
Phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất của công ty.
Đề xuất một số biện pháp kinh doanh thích hợp cho công ty trong những năm
tới.
1.3 Phạm vi nghiên cứu của khoá luận
1.3.1 Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 3/2011 đến tháng 5/2011.
1.3.2 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại Công Ty Cổ Phần Dầu Thực Vật Tân Bình - 889
Trường Chinh, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TPHCM.
1.4 Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm có 5 chương:
Chương 1: Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Giới thiệu khái quát về công ty, lĩnh vực hoạt động kinh doanh và
trình bày sơ lược về sản phẩm mà công ty đang kinh doanh.
Chương 3: Trình bày những khái niệm có liên quan và giới thiệu một số

phương pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
Chương 4: Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh, phân tích sự ảnh hưởng
của các yếu tố đến hoạt động kinh doanh. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

2


Chương 5: Kết luận chung cho toàn bộ khóa luận và đưa ra một số đề nghị đối
với các đối tượng liên quan.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
- Công Ty Cổ Phần Dầu Thực Vật Tân Bình trước là Nhà máy dầu Tân Bình
là đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Công Ty Dầu Thực Vật- Hương Liệu Mỹ
Phẩm Việt Nam nằm trong khu công nghiệp Tân Bình.
- Tên giao dịch: NAKYDACO
- Tên viết tắt: Dầu Tân Bình
- Tên tiếng anh: Tan Binh Vegetable Oil Joint Stock Company
- Logo công ty: Con két màu xanh dương và chữ nakydaco màu đỏ
- Địa chỉ: 889 Trường Chinh, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TPHCM

- Điện thoại: (84.8) 38153 010
- Fax: (84.8) 38153 226
- Email:

- Website: www.nakydaco.com.vn
Nhà máy dầu Tân Bình ban đầu chỉ là một xưởng có tên Nam Á Kỹ Nghệ Dầu
Công ty (viết tắt là Nakydaco) do người hoa làm chủ được xây dựng từ tháng 7/1971
đến 3/1973 thì hoàn thành.Với diện tích tương đối rộng (khoảng 3,9 ha), công suất
thiết kế: 4.500 tấn/năm đến 6.000 tấn/năm (thiết bị không đồng bộ) và máy móc thiết
bị chủ yếu là do Cộng hòa Liên Bang Ðức và Nhật Bản cung cấp. Tháng 6/1973 nhà


máy mới chính thức đi vào hoạt động và lấy tên sản phẩm là “dầu ăn con két” với
nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất các loại dầu thực vật để cung cấp cho nhu cầu trong
nước và xuất khẩu. Đến ngày 30/4/1975 nhà máy được nhà nước tiếp quản và đổi tên
là Nhà máy Dầu Tân Bình trực thuộc Công Ty Dầu Thực Vật Miền Nam và hoạt động
cho đến nay.
Giai đoạn từ năm 1977-1979: Nhà máy hoạt động theo cơ chế quản lý tập trung
bao cấp. Do vậy, sản xuất luôn bị động, sản lượng bình quân hàng năm chỉ đạt khoảng
20% so với năng suất thiết kế.
Giai đọan từ năm 1980 – 1984: Hoạt động vẫn theo cơ chế hạch toán tập trung.
Song theo đà biến chuyển tích cực của đất nước, nhà máy được tạo một phần chủ
động. Cho nên sản xuất được đẩy mạnh cao hơn, máy móc thiết bị được sử dụng hiệu
quả hơn, sản lượng bình quân đạt được khoảng 50% - 60% công suất thiết kế.
Giai đọan từ năm 1985 - 1990: Hoạt động theo cơ chế hạch toán độc lập được
mở rộng quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Trong thời gian này nhà máy được
cấp trên giao nhiệm vụ xuất khẩu dầu ăn sang thị trường khu vực Ðông Âu. Ðây là giai
đoạn đánh dấu sự phát triển vươn lên của nhà máy, sử dụng được tối đa công suất máy
móc thiết bị lúc bấy giờ, trong đó sản lượng dầu xuất khẩu chiếm trên 60% tổng sản
lượng.
Giai đọan từ năm 1991-1992: Nhà máy gặp rất nhiều khó khăn khi thị trường
khu vực Ðông Âu bị mất, sản xuất đình đốn, tình hình tổ chức có nhiều biến động,
hiệu quả sản xuất kinh doanh không tốt. Kết quả đạt được trong những năm này rất
thấp, sản lượng chỉ đạt được khoản 30% công suất máy.

Giai đọan từ năm 1993 - 2004: Hoạt động sản xuất kinh doanh và hệ thống tổ
chức quản lý của nhà máy từng bước được chấn chỉnh và củng cố, nhà máy đầu tư mới
nhiều máy móc thiết bị tăng công suất tinh luyện, mở rộng hệ thống kho tàng, xây
dựng mới các khâu còn chưa đồng bộ khép kín quá trình sản xuất từ khâu đầu đến
khâu cuối Ép dầu thô – Tinh luyện – Đóng gói.
Giai đọan từ năm 2005 đến nay: thực hiện chủ trương cổ phần hoá của nhà
nước, kể từ ngày 01/01/2005 Nhà máy dầu Tân Bình chính thức chuyển sang mô hình
hoạt động mới là Công ty cổ phần có tên là Công ty cổ phần Dầu thực vật Tân Bình.

5


Trong giai đoạn này Công ty đã đầu tư nhiều máy móc thiết bị hiện đại, cải tiến công
tác quản lý, sản lượng và hiệu quả ngày càng được nâng cao.
2.2 Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của công ty
2.2.1 Chức năng
Theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công Ty Dầu Hương Liệu Mỹ Phẩm
Việt Nam, được bộ công nghiệp nhẹ (nay là bộ công nghiệp) duyệt và ban hành. Trong
đó:
Nhà máy Dầu Tân Binh là đơn vị sản xuất kinh doanh trực tiếp thuộc Công Ty
Dầu Thực Vật – Hương Liệu Mỹ Phẩm Viêt Nam hoạt động theo nguyên tắc hoạch
toán kế toán tập trung có phân cấp, được mở tài khoản tại ngân hàng và có con dấu
riêng để giao dịch theo quy định của tổng giám đốc Công Ty và pháp luật hiện hành.
Nhà máy được tổng giám đốc và ủy nhiệm kí các hợp đồng kinh tế để tổ chức thực
hiện kinh doanh sản xuất. Nhà máy được quyền ưu tiên thu mua nguyên vật liệu, hàng
gia công sản xuất, chế biến và dự trữ, tiêu thụ của các tổ chức thương nghiệp địa
phương và các đối tượng tiêu thụ khác trong nước. Nhà máy còn tham gia việc xuất
khẩu dầu theo chỉ tiêu kế hoạch của công ty.
2.2.2 Nhiệm vụ của công ty
Tổ chức sản xuất KD các loại dầu thực vật như: dầu mè, dầu nành, dầu

cooking... phục vụ sản xuất tiêu dùng trong và ngoài nước và dầu đặc phục vụ cho sản
xuất công nghiệp thực phẩm theo kế hoạch của nhà máy đã kí với công ty về kế hoạch
sản xuất, kinh tế – kĩ thuật – tài chính được công ty đồng ý quyết định.
Bảo tồn và phát triển vốn tài sản và các quỹ được công ty giao. Chấp hành
nghiêm chỉnh sự điều hành quản lí của công ty.
Thực hiện chế độ hoạch toán theo qui chế phân cấp quản lí của công ty, chịu
trách nhiệm về kết quả hợp đồng sản xuất KD của công ty, thực hiện đầy đủ chính
sách kinh tế pháp luật của nhà nước.
Thực hiện phân phối theo kế hoạch lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh
của công ty; không ngừng chăm lo và cải thiện điều kiện việc làm, đời sống vật chất và
tinh thần; bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hóa chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ,
công nhân viên chức công ty.

6


Bảo vệ tài sản sản xuất, môi trường, an ninh trật tự xã hội và làm tròn nghĩa vụ
quốc phòng.
2.3.3 Mục tiêu của công ty
Mục tiêu của công ty là không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất, thương
mại và dịch vụ trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận có
thể được cho các Cổ đông, nâng cao giá trị Công ty và không ngừng cải thiện đời
sống, điều kiện làm việc, thu nhập cho người lao động trong Công ty; đồng thời làm
tròn nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước.
2.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lí của công ty
2.3.1 Sơ đồ tổ chức của công ty
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty CP Dầu Thực Vật Tân Bình
HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ


TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÒNG

KẾ TOÁN TRƯỞNG

PHÒNG

PHÒNG

PHÒNG

PHÒNG

PHÒNG

KINH

KẾ

KCS



KT TÀI

DOANH


HOẠCH

THUẬT

CHÍNH

NGÀNH

NGÀNH

TỔ
CHỨC
HÀNH

SƠ CHẾ

NGÀNH
BAO BÌ

TINH
CHẾ

7

THỰC
PHẨM

NGÀNH


NHIỆT


Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
2.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban
+ Hội đồng quản trị:
Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định,
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội
đồng cổ đông.
Định hướng các chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định của
Đại hội đồng cổ đông thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động
cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ Ban kiểm soát:
Do Đại hội đồng cổ đông bầu, là những người thay mặt cổ đông kiểm soát mọi
hoạt động kinh doanh, quản trị, điều hành của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc
lập với Hội đồng quản trị và bộ máy điều hành của Tổng giám đốc.
+ Giám đốc: quản lí điều hành toàn bộ hoạt động SXKD chung của nhà máy,
đồng thời chỉ đạo trực tiếp hoạt động của các phòng ban khác của nhà máy.
+ Phó giám đốc: được Giám đốc ủy quyền thay mặt Giám đốc điều hành nhà
máy khi Giám đốc vắng mặt. Trực tiếp phụ trách các công tác hành chánh, quản trị,
bảo vệ pháp chế, chỉ đạo điều hành sản xuất lao động và theo dõi đôn đốc công tác xây
dựng cơ bản.
+ Phòng tổ chức hành chánh: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, phòng
có trách nhiệm tham mưu về công tác bảo vệ, công văn hồ sơ lưu trữ, lên lịch công
tác, điều xe, quản lí nhà ăn và y tế.
+ Phòng kế toán tài chính:
Lập kế hoạch tài chính cho nhà máy, tham gia xây dựng và kí kết hợp đồng
kinh tế.
Tổ chức thanh toán kịp thời, đầy đủ, đúng thể lệ thanh toán của nhà máy.
Tổ chức ghi chép và phản ánh một cách chính xác, kịp thời, liên tục có hệ thống

các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu, tình hình biến động của vật tư, lao động tiền

8


vốn, tính toán các chi phí sản xuất, giá thành, xác định kết quả SXKD, tài chính và
phân phối thu nhập.
Tổ chức kiểm kê đánh giá lại vật tư để bảo toàn vốn.
Thu hoạch, tổng hợp số liệu về tình hình SXKD, phục vụ cho việc lập kế hoạch,
phân tích hoạt động kinh tế và lập báo cáo kế toán theo qui định của nhà máy.
+ Phòng kế hoạch sản xuất: tổ chức thu mua nguyên vật liệu, các loại vật tư
nhiên liệu để đáp ứng cho nhu cầu của sản xuất. Tập hợp số liệu do phòng tiêu thụ
cung cấp để lên kế hoạch cho hoạt động SXKD của nhà máy.
Lên kế hoạch cung ứng vật tư đảm bảo cho quy trình sản xuất được liên tục.
+ Phòng kinh doanh: chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động kinh doanh
của công ty, đồng thời có nhiệm vụ nghiên cứu, theo sát thị trường, quan tâm khách
hàng cũ, tìm kiếm khách hàng mới và những mối quan hệ mới nhằm làm tăng lợi
nhuận cho công ty.
+ Phòng KCS: kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào và sản phẩm trên từng
giai đoạn công nghệ cho đến khi thành sản phẩm.
+ Phòng kĩ thuật xây dựng cơ bản: chiụ trách nhiệm về công tác kĩ thuật
trong sản xuất, về máy móc thiết bị và phương tiện trong SXKD của nhà máy.
+ Ngành sơ chế: sơ chế nguyên vật liệu và đưa vào ép khô.
+ Ngành tinh chế: sản xuất dầu tinh luyện lỏng từ dầu thô, sản xuất các loại
mỡ và dầu đông đặc.
2.4 Tình hình HĐSXKD của công ty
2.4.1 Cơ cấu chủng loại sản phẩm
Sản phẩm chính: Dầu thực vật các loại như dầu dừa tinh luyện, dầu phộng tinh
luyện, dầu nành tinh luyện, dầu mè tinh luyện, dầu cọ tinh luyện. Các sản phẩm phục
vụ cho chế biến công nghiệp như shortening, margarine. Đặc biệt, nhà máy có sản xuất

dầu mè rang, đây là sản phẩm độc quyền trên thị trường Việt Nam.

9


2.4.2 Tình hình tiêu thụ
Năm 2009 là năm khó khăn cho các DN trong ngành dầu thực vật, từ việc giá
xăng dầu, nguyên liệu đầu vào tăng cao bất thường trong khi giá bán trong nước giảm,
đến việc cạnh tranh giữa các đơn vị sản xuất dầu thực vật ngày càng trở nên gay gắt do
các đơn vị đầu tư tăng công suất…
Tuy nhiên, Nakydaco đã từng bước tháo gỡ những khó khăn đó, đẩy mạnh hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2010. Có thể nhận thấy một điều, cho
đến nay thương hiệu Nakydaco đã gắn liền với người tiêu dùng trong nước với biểu
tượng hình con két. Không chỉ gia tăng tiêu thụ trên thị trường nội địa, trong năm qua,
ngoài việc duy trì các thị trường cũ như Nhật Bản, Nakydaco còn đẩy mạnh xuất khẩu
sang các thị trường mới như Campuchia, Mông Cổ, Philippines...
Công ty có mạng lưới phân phối trên cả nước với hơn 150 nhà phân phối và đại
lý tiêu thụ sản phẩm.
Sản phẩm của công ty được cung cấp cho những nhà sản xuất hàng đầu trong và
ngoài nước.
2.4.3 Các qui trình công nghệ sản xuất
Công ty Cổ Phần Dầu Thực Vật Tân Bình trực thuộc Công ty Dầu Thực Vật
Hương Liệu Mỹ Phẩm Việt Nam nên nguyên liệu chủ yếu là ép các loại dầu thô từ:
đậu phộng, hạt mè, đậu nành… tinh luyện dầu thô thành dầu tinh luyện, sản xuất các
loại dầu ăn đặc và lỏng. Quy trình công nghệ sản xuất chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn
sơ chế và giai đoạn tinh luyện.

10



+ Giai đoạn sơ chế
Hình 2.2 Sơ Đồ Quy Trình Sản Xuất Giai Đoạn Sơ Chế
NGUYÊN LIỆU HẠT
DẦU

NGHIỀN SƠ BỘ

ĐẬU VỎ

MÁY BÓC VỎ

NGHIỀN CÁM

BỒ CHỨA

CHƯNG SẤY

HẦM CHỨA

LỌC ÉP

ÉP



NHÀ KHO

Nguồn: Phòng KCS
+ Giai đoạn tinh luyện
Hình 2.3 Sơ Đồ Quy Trình Sản Xuất Giai Đoạn Tinh Luyện

DẦU THÔ

TRUNG

KHỦ MÙI

TẨY MÀU

HYDRO HÓA

MARGARINE

KIỀM

SHORTENING

ĐÓNG GÓI

CẶN DẦU

THÀNH PHẨM

XUẤT XƯỞNG

Nguồn: Phòng KCS

11


*Giải thích sơ đồ quy trình công nghệ:

. Giai đoạn sơ chế: nguyên liệu là hạt nành, hạt mè, cơm dừa…được đưa qua
máy nghiền sơ bộ. Đồng thời, đậu phộng cũng được đưa vào máy nghiền để nghiên
cứu rồi qua giai đoạn chưng sấy để được cho vào ép. Phần cặn của giai đoạn ép này
được nhập kho (bã) còn phần dầu thu được sẽ đưa vào hầm chứa, rồi lại qua một bộ
phận lọc ép mới chuyển vào bồn chứa. Dầu thô sau khi tạo thành chưa thể sử dụng
được phải qua khâu tinh luyện mới mới đạt tiêu chuẩn.
. Giai đoạn tinh luyện: sử dụng dầu thô từ bên sơ chế chuyển sang đem tinh chế
lần lượt qua các giai đoạn: trung hòa, tẩy màu, khử mùi, hydro hóa để cho sản phẩm
cuối cùng đem cung cấp ra thị trường.
2.4.4 Tình hình nguyên vật liệu
Nguồn nguyên liêụ chủ yếu của công ty là nhập khẩu từ nước ngoài. Ngoại trừ
hạt mè là nguyên vật liệu chính mà công ty thu mua trong nước, chủ yếu là ký hợp
đồng với các công ty cung ứng hạt mè thì các loại nguyên vật liệu chính còn lại đều
nhập khẩu từ nước ngoài. Các loại nguyên vật liệu chính như: dầu mè thô, dầu nành
thô, dầu palm oil, dầu dừa thô, shortening, dầu cải thô, dầu hướng dương, hạt mè, dầu
cọ đông đặc…và các loại nguyên liệu khác.
2.4.5 Quy mô của công ty
Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty tính đến nay là 365 người, trong
đó: số nhân viên nữ là 115 người, số nhân viên nam là 250 người.
Tổng số tài sản của công ty là 200.641.353.333 đồng, vố chủ sở hữu là
43.100.000.000 đồng.
Diện tích tương đối rộng khoảng 3,9 ha.
2.4.6 Tình hình trang bị cơ sơ vật chất kĩ thuật cho sản xuất
Công ty đã chi ra một số tiền tương đối lớn để trang bị cho cơ sở vật chất kỹ
thuật cho sản xuất gồm:

12


Bảng 2.1. Tình Hình Trang Bị TSCĐ Năm 2010

ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Nguyên giá

Hao mòn

Giátrị

luỹ kế

còn lại

% hao mòn

Nhà cửa vật kiến trúc

28.688

19.038

9.650

66,36

Máy móc thiết bị

67.938

49.002


18.936

72,13

Phương tiện vận tải

1.899

1.771

128

93,26

TCSĐ khác

4.401

2.709

1.692

61,55

102.926

72.519

30.406


70,46

Tổng

Nguồn: Phòng kế toán – tài chính

Nhìn chung tình hình TSCĐ của công ty tương đối cũ. Giá trị hao mòn
của máy móc thiết bị và phương tiện vận tải tương đối lớn vì vậy cần theo dõi,
sửa chữa và thay thế kịp thời để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được
diễn ra liên tục.
2.4.7 Tình hình thay đổi về lao động qua các năm của công ty
Hình 2.4. Biểu Đồ Tình Hình Lao Động Qua Các Năm

số người
500

467

400

424
365

300
200
100
0

2008


2009

2010

Năm

Nguồn: Phòng hành chính

13


×