Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN XANH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.62 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


TRƯƠNG NGỌC QUYÊN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN
KHÔNG GIAN XANH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


TRƯƠNG NGỌC QUYÊN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN
KHÔNG GIAN XANH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Kinh tế tài nguyên môi trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. ĐẶNG MINH PHƯƠNG


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
KINH TẾ CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN XANH THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH” do TRƯƠNG NGỌC QUYÊN, sinh viên khóa 2007 – 2011, ngành
KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã vào vệ thành công trước hội đồng vào
ngày________

TS. ĐẶNG MINH PHƯƠNG
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo


Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Mới ngày nào bước vào trường với sự ngỡ ngàng và lo lắng của một sinh viên
năm nhất trước giảng đường đại học rộng lớn mà giờ đây tôi đã trở thành một sinh
viên năm cuối chuẩn bị tốt nghiệp ra trường. Thời gian bốn năm trôi qua thật nhanh
với nhiều kỷ niệm buồn vui và làm cho tuổi sinh viên trở thành một kỷ niệm khó phai
trong tôi. Trong thời gian ngắn ngủi này cho tôi gửi lời cám ơn đến những người thân
yêu nhất của tôi.
Lời đầu tiên, con xin gửi những dòng tri ân đến Ba Mẹ và gia đình, những
người đã sinh thành, nuôi nấng và tạo mọi điều kiện cho con có được ngày hôm nay.
Cám ơn quý Thầy Cô trong Khoa Kinh Tế đã trang bị cho em những kiến thức vô
cùng quí báu. Đặc biệt em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy ĐẶNG MINH
PHƯƠNG, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu thực
hiện luận văn tốt nghiệp này.
Cảm ơn các Cô Chú, Anh Chị công tác tại Sở GTVT TP. HCM, Công ty Công
viên Cây xanh và Khu quản lý đô thị số 1 đã cung cấp những số liệu quý báu cũng như
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập.
Cho tôi gởi lời cảm ơn đến bạn bè, những người đã luôn bên cạnh chia sẻ và giúp
đỡ tôi vượt qua những khó khăn thử thách, đã cùng tôi chia sẻ vui buồn trong bốn năm
đại học, những người đã giúp tôi về mặt tinh thần cũng như đóng góp ý kiến để tôi
hoàn thành luận văn. Và cho tôi gửi một lời nhắn đến các bạn “Dù cuộc sống có khó
khăn mong bạn luôn lạc quan để vượt qua thử thách”.
Xin chân thành cám ơn!
TP. HCM, ngày 10 tháng 07 năm 2011

Sinh viên

Trương Ngọc Quyên


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRƯƠNG NGỌC QUYÊN. Tháng 07 năm 2011. “Đánh giá hiệu quả kinh tế
của việc phát triển không gian xanh Thành Phố Hồ Chí Minh”
TRUONG NGOC QUYEN. July 2011. “Economic Efficinecy Evaluation of
Developing Green Space in Ho Chi Minh City”.
Khóa luận tìm hiểu về hiện trạng quy hoạch và sử dụng không gian xanh ở TP
Hồ Chí Minh. Trên địa bàn Thành phố hiện có 50.000 cây xanh các loại và 690 ha các
thảm cỏ, vưởn hoa cây trang trí. Thông qua phương pháp định giá các giá trị trên thị
trường và phương pháp phân tích lợi ích chi phí từ đó xác định được các lợi ích to lớn
mà không gian xanh đem lại cho con người cũng như người dân nội thành TP. HCM
nói riêng. Để xác định tầm quan trọng của không gian xanh, tác giả đã tiến hành phỏng
vấn 100 hộ dân cư ở khu vực nội thành để biết được mức sẵn lòng trả trung bình để
phát triển không gian xanh nhằm đạt mục tiêu 8m2/người vào năm 2025.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc quy hoạch duy trì và phát triển không gian
xanh mang lại lợi ích ở góc độ xã hội cũng như kinh tế. Về phía người dân, họ sẵn
sàng trả 35.000 đồng/năm để phát triển không gian xanh. Về phía xã hội không những
cải thiện môi trường tốt hơn, tạo ra vẻ đẹp thẩm mỹ cho trung tâm thành phố mà còn
tăng thặng dư xã hội do giảm lượng CO2 thải ra môi trường. Nghiên cứu cung cấp cho
các cơ quan, ban ngành và chính quyền địa phương cái nhìn rõ hơn về lợi ích của việc
quy hoạch và phát triển không gian xanh. Từ đó, chính quyền các cấp có chính sách cụ
thể để thực hiện các dự án một cách tốt nhất.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


vii 

DANH MỤC CÁC HÌNH

viii 

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix 

DANH MỤC PHỤ LỤC

xi 

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU



1.1. Đặt vấn đề



1.2. Mục tiêu nghiên cứu



1.2.1. Mục tiêu chung




1.2.2. Mục tiêu cụ thể



1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận



1.3.1. Về không gian



1.3.2. Về thời gian



1.3.3. Về nội dung



1.4. Cấu trúc của khóa luận



CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN



2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu




2.2. Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh



2.2.1. Đặc điểm tự nhiên



2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội



2.3. Vấn đề ô nhiễm môi trường ở Thành phố Hồ Chí Minh



2.3.1. Hiện trạng môi trường không khí TP. HCM



2.3.2. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí



2.4. Hệ thống không gian xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh
2.4.1. Hiện trạng không gian xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh
2.4.2. Định hướng phát triển không gian xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận



12 
15 
15 

3.1.1. Khái niệm về không gian xanh

15 

3.1.2. Chức năng và ý nghĩa của không gian xanh trong đời sống con người

16 

3.1.3. Tổ chức không gian xanh tại các thành phố

17 

v


3.1.4. Giá trị kinh tế của không gian xanh
3.2. Phương pháp nghiên cứu

19 
20 


3.2.1. Phương pháp lượng giá các giá trị kinh tế của không gian xanh

20 

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

23 

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

24 

3.3. Các chi phí và lợi ích của việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển không
gian xanh

24 

3.3.1. Các chi phí

24 

3.3.2 Tổng lợi ích của việc duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh

38 

3.3.3. Phương pháp phân tích lợi ích chi phí

38 

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tổng chi phí duy trì và trồng mới cây xanh trong năm 2011

42 
42 

4.1.1. Thảm cỏ

42 

4.1.2. Cây xanh trang trí

43 

4.1.3. Cây xanh bóng mát

44 

4.2. Các lợi ích

46 

4.2.1. Lợi ích kinh tế của việc sử dụng gỗ tạp

46 

4.2.2. Lợi ích kinh tế của việc bán CO2

46 

4.2.3. Lợi ích kinh tế do việc giảm thiểu ô nhiễm không khí, giảm stress, tăng vẻ

đẹp mỹ quan của thành phố

47 

4.3. Tổng hợp kết quả tính toán dựa trên các chỉ tiêu tính toán

54 

4.3.1. Phân tích chi phí lợi ích của việc duy trì và phát triển không gian xanh năm
2011

54 

4.3.2. Phân tích chi phí lợi ích của việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển
không gian xanh đạt chỉ tiêu 8m2/người.

55 

4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh
TP. HCM

62 

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

66 

5.1. Kết luận

66 


5.2. Kiến nghị

67 

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

BV

Bequest Value

Giá trị lưu truyển hay để lại

BXD

Bộ Xây Dựng

CBA


Cost Benefit Analysis

Phân tích chi phí lợi ích

CDM

Clean Development Mechanism

Cơ chế phát triển sạch

CER

Certified Emission Reductions

Tín chỉ giảm phát thải

CVM

Contingent Valuation Method

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

DUV

Direct Use Value

Giá trị sử dụng trực tiếp

EXV


Existence Value

Giá trị tồn tại

IUV

Indirect Use Value

Giá trị sử dụng gián tiếp

NUV

Non Use Value

Giá trị phi sử dụng

OV

Option Value

Giá trị tuỳ chọn

TEV

Total Economic Value

Tổng giá trị kinh tế

TCCP


Tiêu chuẩn cho phép

TSP

Bụi lơ lửng

WCDE
WTP

World Commission on

Ủy ban Thế giới về Môi trường

Environment and Development

và Phát triển

Willingness to pay

Sẵn lòng chi trả

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1 Hình Ảnh Vệ Tinh Thành Phố Hồ Chí Minh

12

Hình 2.2 Các Cảnh Quan Được Người Dân Tp. Hcm Yêu Thích

13

Hình 3.1 Mức Độ Khó Lượng Hóa Của Các Giá Trị Kinh Tế

19

Hình 3.2 Mô Hình Tổng Giá Trị Kinh Tế Của Không Gian Xanh

20

Hình 4.1 Biểu Đồ Thể Hiện Giới Tính

47

Hình 4.2 Biểu Đồ Thể Hiện Trình Độ Học Vấn

48

Hình 4.3 Biểu Đồ Thể Hiện Thu Nhập Của Người Dân

49

Hình 4.4 Biểu Đồ Thể Hiện Sự Hiểu Biết Của Người Dân Về Chức Năng Không Gian

Xanh

50

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Chi Phí Trồng Cỏ

24

Bảng 3.2. Chi Phí Tưới Nước Thảm Cỏ

25

Bảng 3.3. Chi Phí Xén Lề Cỏ, Làm Cỏ Tạp

25

Bảng 3.4. Chi Phí Phun Thuốc Trừ Sâu Cỏ

26

Bảng 3.5. Chi Phí Bón Phân Thảm Cỏ

26

Bảng 3.6. Chi Phí Phát Thảm Cỏ Bằng Máy


27

Bảng 3.7. Chi Phí Duy Trì Bồn Cảnh Lá Màu

28

Bảng 3.8. Chi Phí Duy Trì Cây Hàng Rào, Đường Viền

28

Bảng 3.9. Chi Phí Duy Trì Cây Cảnh Tạo Hình

29

Bảng 3.10. Chi Phí Thay Bồn Hoa

30

Bảng 3.11. Chi Phí Trồng Cây Cảnh

30

Bảng 3.12. Chi Phí Tưới Nước Bồn Hoa, Bồn Cảnh

31

Bảng 3.13. Chi Phí Trồng Cây Mới

32


Bảng 3.14. Chi Phí Duy Trì Cây Mới Trồng

33

Bảng 3.15. Chi Phí Duy Trì Cây Bóng Mát Loại 1

34

Bảng 3.16. Chi Phí Duy Trì Cây Bóng Mát Loại 2

35

Bảng 3.17. Chi Phí Duy Trì Cây Bóng Mát Loại 3

36

Bảng 3.18. Chi Phí Quét Vôi Gốc Cây

37

Bảng 3.19. Tổng Chi Phí Duy Trì Và Phát Triển Không Gian Xanh

37

Bảng 3.20. Lợi Ích Và Chi Phí Theo Năm Phát Sinh

39

Bảng 4.1. Chi Phí Duy Trì Và Trồng Mới Thảm Cỏ


43

Bảng 4.2. Chi Phí Duy Trì Và Trồng Mới Cây Xanh Trang Trí

44

Bảng 4.3. Chi Phí Duy Trì Và Trồng Mới Cây Bóng Mát

45

Bảng 4.4. Phân Tích Đặc Điểm Của Người Tham Gia Phỏng Vấn

47

Bảng 4.5. Trình Độ Học Vấn

48

Bảng 4.6. Thu Nhập Của Người Dân

49

Bảng 4.7 Các Thông Số Ước Lượng Của Hàm WTP

51

Bảng 4.8. Hệ Số Xác Ðịnh Của Mô Hình Hồi Qui Mức Sẵn Lòng Trả

52


ix


Bảng 4.9 Kiểm Tra Về Dấu Kỳ Vọng Của Mô Hình

52

Bảng 4.10. Bảng Mô Tả Thống Kê

53

Bảng 4.11. Tổng Hợp Các Lợi Ích Thu Được

54

Bảng 4.12. Tổng Chi Phí Hàng Năm Duy Trì Và Phát Triển Không Gian Xanh

57

Bảng 4.13. Lợi Ích Kinh Tế Từ Việc Thu Gom Gỗ, Củi Hàng Năm

58

Bảng 4.14. Lợi Ích Kinh Tế Từ Việc Mua Bán CO2 Hàng Năm

59

Bảng 4.15. Lợi Ích Kinh Tế Của Giá Trị Phi Thị Trường Của Không Gian Xanh

60


Bảng 4.16. Tổng Chi Phí Và Lợi Ích Tính Theo Từng Năm

61

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
 

PHU LỤC 1: BẢNG BÁO GIÁ VẬT LIỆU (TÍNH ĐẾN THÁNG 3.2011)

71 

PHỤ LỤC 2: CÁC LOẠI CÂY TRỒNG CHO CÁC KHU ĐÔ THỊ

72 

PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG CỦA MÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH

74 

PHỤ LUC 4: MÔ HÌNH HỒI QUY BỔ SUNG

75 

PHỤ LỤC 5: KẾT XUẤT KIỂM ĐỊNH LM

78 


PHỤ LỤC 6: KẾT XUẤT KIỂM ĐỊNH WHITE

78 

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Quá trình đô thị hóa, áp lực tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao ở Việt Nam đã
đẩy chúng ta đối mặt với nhiều vấn đề ngày càng nghiêm trọng: Từ sự nóng lên của
trái đất, những hiểm họa của biến đổi khí hậu, giá nguyên, nhiên liệu tăng, và nhiều
sức ép tới môi trường, xã hội. Đô thị hóa quá nhanh, cũng những quy hoạch làm bộ
mặt thành phố trở nên mất thẩm quan.
Hội thảo đô thị xanh hơn đưa ra những hướng phát triển thành phố công viên,
thành phố cây xanh, quy hoạch hệ thống giao thông đô thị, quản lý nước thải, chất thải
tại một số thành phố lớn của Việt Nam mà tiêu biểu là TP. HCM với sự phát triển vượt
bậc về kinh tế. Đi đôi với việc phát triển kinh tế và vấn đề môi trường ảnh hưởng trực
tiếp đến đời sống vật chất và tinh thần của con người. Do đó giải quyết tốt vấn đế môi
trường chính là một điều kiện cho việc phát triển bền vững của đất nước. Hiện nay, tìm
kiếm các giải pháp cân bằng cho sự phát triển các đô thị, sức ép từ phát triển kinh
tế với bảo vệ môi trường là mục tiêu hàng đầu của Việt Nam cũng như nhiều quốc gia
đang phát triển trên thế giới.
Có rất nhiều biện pháp cải thiện chất lượng ô nhiễm không khí được đưa ra,
trong đó có một biện pháp vừa mang lại hiệu quả trong việc bảo đảm chất lượng không
khí trong lành, vừa tạo ra cảnh quan đẹp, đặc trưng cho TP. HCM chính là không gian
xanh, một yếu tố được coi là cực kỳ quan trọng và không thể tách rời với môi trường

sống của con người, đặc biệt là các vùng đô thị với mật độ dân số ngày càng tăng.
Hiện nay diện tích không gian xanh bình quân trên đầu người tại thành phố là 2,5
m2/người, quá thấp so với chỉ tiêu cân bằng sinh thái thành phố là 8m2/người. Chính vì
lý do đó việc quy hoạch không gian xanh tại TP. HCM đang là một yêu cầu cấp thiết,


để đảm bảo đến năm 2025 hệ thống không gian xanh thành phố sẽ đạt được chỉ tiêu
8m2/người.
Từ đó đề tài tìm hiểu và “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC
PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN XANH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” để có thể đưa
ra những kiến nghị, những giải pháp mang tính thực tiễn cao.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh Thành
Phố Hồ Chí Minh
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Tìm hiểu thực trạng và định hướng phát triển hệ thống không gian xanh TP. HCM.

-

Phân tích lợi ích chi phí của việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển hệ thống
không gian xanh TP. HCM.

-

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến WTP để phát triển không gian xanh.

-


Đề xuất giải pháp, chính sách nhằm bảo vệ và phát triển không gian xanh hiệu quả.

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
1.3.1. Về không gian
Địa bàn nghiên cứu là khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh (gồm 3 quận:
quận 1, quận 2, quận 3)
1.3.2. Về thời gian
Thời gian nghiên cứu từ 01/03/2011 đến 11/07/2011.
1.3.3. Về nội dung
Phân tích lợi ích chi phí của việc duy trì không gian xanh đồng thời ước lượng
mức sẵn lòng trả của người dân để quy hoạch mở rộng diện tích nhằm đạt được chỉ
tiêu 8 m2/người vào năm 2025 và đề xuất các giải pháp nhằm đạt được sự phát triển
bền vững.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương 1. Đặt vấn đề: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu, mục tiêu, phạm vi và
nội dung nghiên cứu.

2


Chương 2. Tổng quan: Sơ lược về các nghiên cứu trước đây có liên quan và
trình bày các điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của TP. HCM
Chương 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: Trình bày một số khái
niệm và tiêu chuẩn về lĩnh vực nghiên cứu. Tiếp theo là mô tả chi tiết về các phương
pháp nghiên cứu, bao gồm phương pháp kinh tế lượng, phương pháp thu thập số liệu,
phương pháp xử lý số liệu, phương pháp phân tích lợi ích chi phí và các chỉ tiêu về
hiệu quả kinh tế.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Trình bày các kết quả thu được

trong quá trình nghiên cứu: các chi phí và lợi ích trong việc duy trì và phát triển không
gian xanh. Dựa vào các chỉ tiêu để đưa ra các giải pháp tốt nhất. Đồng thời đánh giá
mức sẵn lòng trả của người dân nhằm phát triển và mở rộng không gian xanh.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị: Tóm tắt các kết quả đã nghiên cứu và đề xuất
các kiến nghị với mong muốn phát triển bền vững để đảm bảo sức khỏe và môi trường
sống cho con người.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
“Đánh giá mức sẵn lòng đóng góp của người dân quận Thủ Đức cho dự án Cải
tạo kênh Ba Bò” (Võ Thái Diễm Thúy, 2008).
Đề tài được thực hiện mong muốn tìm hiểu nhận thức của người dân về vấn đề
môi trường và các dự án môi trường được thực hiện tại địa phương mình cũng như tìm
kiếm nguồn kinh phí để dự án cải thiện chất lượng nước kênh nhanh chóng được hoàn
thành và đi vào vận hành, tránh những ảnh hưởng trực tiếp và sau này cho cuộc sống
người dân nơi đây và cả chất lượng nước của hệ thống sông Sài Gòn sẽ không còn bị
ảnh hưởng do nước kênh Ba Bò ô nhiễm nữa, đồng thời mức sẵn lòng trả đóng góp đó
ta có thể thấy được lợi ích mà dự án mang lại cho người dân nơi đây.
Võ Thái Diễm Thúy sử dụng phương pháp CVM để thực hiện cuộc khảo sát về
mức WTP trung bình của người dân khu phố 1 và 2 phường Bình Chiểu để đánh giá
mức sẵn lòng trả của người dân cho dự án cải tạo kênh Ba Bò. Đề tài đã sử dụng
phương pháp hỏi Close ended referendum để hỏi mức sẵn lòng trả với mức giá được
phân thành 5 loại là 10.000đ, 20.000, 30.000, 40.000 và 50.000đ. Xây dựng mô hình
hồi quy logit:
WTP = f(TONGTHUNHAP, GIA, NTHAI, ANHHUONG, SONGUOI, GIAODUC)

Không gian công cộng ở TP. HCM hướng đến tính bền vững, Lý Khánh Tâm
Thào, 2009. Tác giả đưa ra những đề xuất với mong muốn định hình một tương lai cho
không gian công cộng ở TP.HCM hướng đến tính bền vững của chính nó và của cả
thành phố. Nghiên cứu chủ yếu ở việc nhận định những yếu tố quyết định thành bại
của không gian công cộng từ khảo sát người hưởng dụng.
Hướng đến xây dựng hệ thống thông tin quản lý môi trường xanh đô thị, Chế
Đình Lý, 2007. Nghiên cứu này đề cập đến sự cần thiết của một hệ thống thông tin


quản lý môi trường xanh, vận dụng nguyên lý quản lý tổng quát trong quản lý môi
trường xanh đô thị, yêu cầu và chức năng của một hệ thống thông tin quản lý môi
trường xanh đô thị và đề xuất các bước đi cần thiết của việc tiến tới quản lý môi
trường xanh đô thị với các công cụ của công nghệ thông tin.
Mô hình và giải pháp tổ chức không gian xanh Hà Nội, Đào Thị Tiến Ngọc,
2009. Nghiên cứu của luận án đóng góp vào lý luận quy hoạch xây dựng đô thị nói
chung và khu đô thị mới nói riêng về không gian xanh. Xác lập được mối quan hệ
không gian xanh của đô thị và các loại hình khu đô thị mới. Xây dựng hệ thống không
gian xanh đồng bộ, cho khu đô thị mới để phù hợp với cơ cấu và chức năng sử dụng
của cộng đồng. Xác định nguyên tắc, đặc điểm không gian xanh, chủng loại cây xanh
trong không gian xanh truyền thống của Hà Nội. Đề xuất cơ sở khoa học để nghiên
cứu điều chỉnh một số chỉ tiêu trong quy chuẩn, tiêu chuẩn đề xuất quy trình lập, thẩm
định, phê duyệt quy hoạch chi tiết.
Qua các nghiên cứu trên, đề tài đã áp dụng phương pháp CVM trong việc ước
lượng mức sẵn lòng trả của người dân để phát triển không gian xanh TP. HCM và các
đề xuất các giải pháp phát triển không gian xanh bền vững.
2.2. Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01
km², có tọa độ 10°10' - 10°38' Bắc và 106°22' - 106°54' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình

Dương, phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai,
phía Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An
và Tiền Giang. Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung
tâm thành phố cách cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm
điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông
quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng
và còn là một cửa ngõ quốc tế.
Địa hình
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu
Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Vùng cao
5


nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét, xen kẽ có
một số gò đồi, cao nhất lên đến 32 mét như đồi Long Bình ở quận 9. Ngược lại, vùng
trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên
dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ
Đức, quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới
10 mét.
Khí hậu, thời tiết
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Thành phố Hồ Chí Minh có
nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa - khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ
tháng 5 đến tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Trung bình,
Thành phố Hồ Chí Minh có 160 đến 270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình
27 °C, cao nhất lên đến 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Hàng năm, thành phố có 330
ngày nhiệt độ trung bình 25 đến 28 °C. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949
mm/năm, trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào
năm 1958. Một năm, ở Thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất
vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt là tháng 6 và
tháng 9. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh

hướng tăng theo trục Tây Nam - Ðông Bắc. Các quận nội thành và các huyện phía Bắc
có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại.
Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa
Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc. Gió Tây -Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung
bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Bắc - Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4
m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam - Đông Nam vào
khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh
thuộc vùng không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên
cao vào mùa mưa, 80%, và xuống thấp vào mùa không, 74,5%. Trung bình, độ ẩm
không khí đạt bình quân/năm 79,5%.
2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành
phố chiếm 0,6% diện tích và 8,3% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng
sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài. Vào năm
6


2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 4.344.000 lao động, trong đó 139 nghìn người ngoài
độ tuổi lao động nhưng vẫn đang tham gia làm việc. Năm 2008, thu nhập bình quân
đầu người ở thành phố đạt 2.534 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước,
1024 USD/năm.
Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ,
thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính. Cơ cấu
kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm
44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch
vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm
47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%.
Dân số Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là 7.123.340 người, gồm 1.812.086
hộ dân, bình quân 3,93 người/hộ. Dân số thành phố tăng nhanh, trong 10 năm từ 19992009 dân số thành phố tăng thêm 2,086.185 người, bình quân tăng gần 209.000
người/năm, tốc độ tăng 3,53%/năm, chiếm 22% số dân tăng thêm của cả nước trong

vòng 10 năm. Quận Bình Tân có dân số lớn nhất với 572.796 người trong khi đó
huyện Cần Giờ có dân số thấp nhất với 68.213 người. Sự phân bố dân cư ở Thành phố
Hồ Chí Minh không đồng đều, ngay cả các quận nội thành. Trong khi các quận 3, 4, 5
hay 10, 11 có mật độ lên tới trên 40.000 người/km² thì các quận 2, 9, 12 chỉ khoảng
2.000 tới 6.000 người/km². Ở các huyện ngoại thành, mật độ dân số rất thấp, như Cần
Giờ chỉ có 96 người/km². Về mức độ gia tăng dân số, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên
1,07% thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới 1,9%. Theo ước tính năm 2005, trung bình mỗi
ngày có khoảng 1 triệu khách vãng lai tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2010, có
số này còn có thể tăng lên tới 2 triệu.
2.3. Vấn đề ô nhiễm môi trường ở Thành phố Hồ Chí Minh
Trong những thập kỷ gần đây, thành phố đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm
môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường không khí. Đặc biệt là, tại các khu công
nghiệp, các trục đường giao thông lớn đều bị ô nhiễm với các cấp độ khác nhau. Đó
cũng là hệ quả của sự gia tăng dân số, gia tăng đột biến của các phương tiện giao thông
(ôtô, xe máy), cũng như công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển quá nhanh,
trong khi cơ sở hạ tầng còn thấp. Bên cạnh đó một nguyên nhân nữa chính là sự thiếu
vắng trầm trọng của hệ thống không gian xanh trong việc xây dựng các con đường, các
7


khu công nghiệp, đô thị mới. Theo các báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm cho
thấy: Nồng độ của các chất ô nhiễm ở các khu công nghiệp, các trục đường giao thông
hầu như đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép (TCCP) như bụi vượt quá từ 2 - 4 lần và
các chất ô nhiễm như CO2, CO, SO2, NOx cũng đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Do
đó việc đưa ra những định hướng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không
khí trong giai đoạn hiện nay là cần thiết.
2.3.1. Hiện trạng môi trường không khí TP. HCM
Tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh, mạnh đã gây ra hàng loạt các vấn đề liên quan
đến môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng. Theo thống kê của Sở
Tài nguyên Môi trường, mỗi năm TP. HCM phải tiếp nhận khoảng 80.000 tấn bụi,

khói; 9.000 tấn khí SO2; 46.000 tấn khí CO2 từ các cơ sở công nghiệp thải ra. Ngoài ra,
các phương tiện giao thông ô tô, xe máy cũng được xác định như là một nguồn phát
thải lớn. Những kết quả nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, chất lượng không khí ở khu
vực ngoại thành chưa bị ô nhiễm bởi CO, SO2, NO2 và bụi lơ lửng (TSP), ngoại trừ tại
các khu công nghiệp và các khu vực gần các tuyến đường giao thông liên tỉnh, đường
cao tốc. Còn khu vực nội thành thì hầu hết tại các khu công nghiệp, tuyến giao thông
chính đều bị ô nhiễm nhưng ở các mức độ khác nhau. Tại các tuyến giao thông, ô
nhiễm bụi lơ lửng (TSP) là chủ yếu với nồng độ đo được cao hơn tiêu chuẩn cho phép
từ 3 - 4 lần .
Những khu vực đang thi công các công trình xây dựng, giao thông, đô thị mới,
nồng độ TSP đo được thường cao hơn 7 - 10 lần so với TCCP . Nồng độ các khí SO2,
NO2 trung bình hàng năm tăng khoảng từ 10 - 60%, nồng độ CO tại các trục giao
thông chính cao hơn từ 2,5 đến 4,4 lần so với TCCP .
2.3.2. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí
Chất lượng không khí TP. HCM hiện đang suy giảm một cách nhanh
chóng. Nguyên nhân của sự suy giảm này chủ yếu do 3 nguồn chính: công nghiệp,
giao thông và xây dựng, sinh hoạt.
Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí của TP. HCM chủ yếu từ hoạt
động sản xuất của nhà máy công nghiệp nằm ở các khu vực ngoại thành hoặc nằm
ngay trong nội thành như các khu công nghiệp Tân Bình, khu chế xuất Tân Thuận, khu
chế xuất Linh Trung, các nhà máy xi măng Hà Tiên, nhà máy thép Thủ Đức và rất
8


nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trong đó rất nhiều nhà máy, cơ
sở sản xuất chưa trang bị hệ thống xử lý khí thải, khói bụị. Cụ thể như trong số 170
trường hợp nhà máy, cơ sở sản xuất có phát sinh khí thải ra môi trường thì hiện cũng
còn tới 81 doanh nghiệp chưa trang bị hệ thống xử lý khí thải đang ngày đêm thải ra
luợng khói bụi rất lớn mang nhiều chất độc hại, gây ô nhiễm môi trường vào không
khí, gây ảnh huởng trực tiếp đến đến sức khỏe của người dân sinh sống xung quanh.

Điển hình như hàng loạt nhà máy công nghiệp sản xuất mì ăn liền, dầu thực vật, hóa
chất, dệt nhuộm nằm dọc bờ kênh Tham Luơng (quận Tân Bình) thuờng xuyên thải
khói bụi độc hại vào không khí mỗi ngày đến nay vẫn chưa di dời.
Môi trường không khí không chỉ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trên mà còn bị
ảnh hưởng bởi hoạt động sinh hoạt của người dân như: khí thải từ gia đình dùng bếp
than tổ ong để đun nấu (bình quân một gia đình tiêu thụ 2kg than/ngày, tức là 50 60kg/tháng) cũng đóng góp một phần đáng kể trong việc làm suy giảm chất lượng môi
trường không khí. Hoạt động của làng nghề, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp nằm rải
rác khắp các ngõ xóm, khu dân cư (đặc biệt là khu vực ngoại thành) cũng gây ra những
ảnh hưởng không nhỏ. Hoạt động sinh hoạt, dịch vụ của người dân cũng thải ra một
lượng rác rất lớn, lượng rác tồn đọng lâu ngày không được thu dọn cũng gây ra ảnh
hưởng đối với môi trường không khí. Tất cả các hoạt động này gây ra những khó khăn
cho việc kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí của thành phố.
2.4. Hệ thống không gian xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh
2.4.1. Hiện trạng không gian xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh
Hiện nay, chỉ tiêu đất cây xanh sử dụng công cộng (m2/người) trong các đồ án
quy
hoạch xây dựng đô thị được tính là đất cây xanh sử dụng công cộng cấp ngoài đơn vị ở
(bao gồm công viên, vườn hoa phục vụ một hay nhiều đơn vị ở, toàn bộ đô thị hoặc
cấp vùng), được tính toán dựa trên quy mô dân số và phục vụ cho lợi ích cộng đồng.
Công viên và vườn hoa là một bộ phận hợp thành của cấu trúc hạ tầng đô thị nên quá
trình phát triển công viên cây xanh gắn liền với phát triển thành phố. Công viên và
vườn hoa có vai trò vô cùng to lớn đối với các đô thị và càng có ý nghĩa đặc biệt đối
với một đô thị hơn 7 triệu dân như thành phố Hồ Chí Minh. Nó góp phần điều hòa
không khí, cải thiện môi trường, làm tăng vẻ kiến trúc cảnh quan đô thị, là nơi giao
9


tiếp, giao lưu văn hoá và là sức sống của cộng đồng khu dân cư đô thị. Sau năm 1975,
dân số Sài Gòn khoảng 2,5 triệu người, diện tích đất công viên vàvườn hoa của toàn
thành phố là 54 ha, tỷ lệ đất cây xanh công cộng là 0,21 m2/người, tập trung chủ yếu ở

quận 1, quận 3 và quận 5. Ở thời điểm này, Sài Gòn chỉ có 2 công viên lớn là Vườn
Bách Thảo (thành lập năm 1865) và Vườn Tao Đàn (thành lập 1869).
Được sự quan tâm của lãnh đạo thành phố, việc xây dựng công viên đã trở
thành cao trào vào những năm 80, nhiều công viên lớn được ra đời bằng cách giải tỏa
các nghĩa trang trong nội đô và tận dụng những khu đất trống bỏ hoang để xây dựng
công viên như công viên Lê Văn Tám, công viên Lê Thị Riêng, công viên Hoàng Văn
Thụ, công viên 23 tháng 9, Phú Lâm, Đầm Sen, Văn Thánh, Kỳ Hòa. Thời kỳ mở cửa
và hội nhập, từ năm 1990 trở đi, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng vượt quá sự
kiểm soát của chính quyền thành phố, việc xây dựng công viên không còn được chú
trọng như những năm 80.
Cho đến nay, qua thực tế đo đạc và thống kê cho thấy, dân số thành phố đã là
hơn 7,1 triệu người, chỉ tiêu đất công viên công cộng của thành phố là 0,95 m2/người
thấp hơn rất nhiều lần so với tiêu chuẩn quy định. Đây là một thực trạng đáng buồn và
là một bài toán khó giải của các thành phố lớn nói chung và thành phố Hồ Chí Minh
nói riêng.
Trước tình hình phát triển mất cân đối trong thời gian qua, với tốc độ tăng dân
số như vũ bão, nhu cầu sử dụng đất để xây dựng các công trình công cộng, hạ tầng đô
thị ngày càng gia tăng, trong khi quỹ đất dành cho phát triển công viên và vườn hoa
ngoài đơn vị ở lại bị hạn chế, nhất là đối với khu vực nội thành. Do đó, để cải thiện
dần tình trạng này, diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng cần phải được bù đắp từ
các dự án đầu tư xây dựng khu dân cư trong thời gian tới. Theo đó, đất cây xanh sử
dụng công cộng trong khu dân cư phải được quy hoạch và phê duyệt phải theo chiều
hướng ngày càng phải tăng lên so với quy định.
Hiện nay, diện tích công viên, vườn hoa và cây xanh dải phân cách trên địa bàn
thành phố chỉ còn khoảng 690 ha, giảm gần 50% so với năm 1998. Trong đó, riêng
khu vực nội thành hiện chỉ có 113 công viên, vườn hoa và thảm cỏ, chiếm 1,7% tổng
diện tích đất tự nhiên của các quận.

10



Diện tích cây xanh bình quân của Thành phố Hồ Chí Minh hiện chỉ đạt
2,4m2/người, còn rất thấp so với kế hoạch của Thành phố là đạt 8m2/người vào năm
2025. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng công viên, cây xanh trên địa bàn thành phố bị
thu hẹp đáng kể trong thời gian qua là do quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh
chóng ở các quận huyện vùng ven với nhiều công trình xây dựng các khu dân cư, trung
tâm thương mại, nhà cao tầng tăng lên làm cho quỹ đất dành cho công viên, cây xanh
ở nội thành cũng như ngoại thành đang bị giảm đi nhanh chóng.
Bên cạnh đó, đơn giá đền bù, giải tỏa, thu hồi đất trên địa bàn thành phố đang
lên đến hàng tỷ hoặc hàng trăm triệu đồng/ha nên chủ đầu tư của nhiều dự án xây dựng
các khu dân cư, các công trình đã không tuân thủ việc dành đất cho mảng xanh đúng
như quy hoạch, nên rất khó bố trí đất xây dựng công viên, cây xanh.
Tại một số công viên hiện nay, nhiều diện tích đất dành cho phát triển mảng
xanh ở nhiều quận huyện lại bị sử dụng cho mục đích khác. Do vậy, việc bảo tồn và
tăng thêm diện tích các công viên thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn.
Để bảo tồn và phát triển công viên, cây xanh dự kiến cuối quí I này, thành phố
sẽ ban hành quy chế ràng buộc các chủ đầu tư các dự án khu dân cư, khu đô thị mới
phải đảm bảo diện tích mảng xanh theo đúng quy chuẩn.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng tiến hành kiểm tra việc tuân thủ các
quy hoạch cây xanh đã được phê duyệt của từng dự án như các dự án cải tạo nâng cấp
đô thị, giải tỏa nhà ổ chuột, di dời các cơ sở ô nhiễm để quy hoạch một phần quỹ đất
đó xây dựng công viên.
Thành phố cũng chỉ đạo các địa phương có công viên, mảng xanh phải tăng
cuờng quản lý, sử dụng đúng mục đích, kiên quyết giải tỏa tình trạng lấn chiếm công
viên để buốn bán càphê, hàng rong diễn ra ở khuôn viên của công viên Hoàng Văn
Thụ (quận Tân Bình), Gia Định (quận Gò Vấp), Văn Lang (quận 5), Phú Lâm (quận
6).

11



Hình 2.1 Hình Ảnh Vệ Tinh Thành Phố Hồ Chí Minh

Nguồn: />2.4.2. Định hướng phát triển không gian xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh
Những năm gần đây, sau điều chỉnh quy hoạch chung thành phố và các lần điều
chỉnh cục bộ, các quy hoạch chi tiết đã có nhiều dự án công viên lớn cấp thành phố
được triển khai. Gần đây nhiều nghiên cứu mới có liên quan đến hình thành không
gian xanh được quan tâm. Các cảnh quan được người dân thành phố yêu thích nhất
như:

12


2.2 Các Cảnh Quan Được Người Dân TP. HCM Yêu Thích
Đối với TP. HCM cần sử dụng kết hợp ba loại bố cục: mảng, dải, nêm để tạo
thành

Chúng ta có thể thấy người dân thành phố đánh giá rất cao về vai trò của hệ
thống công viên – cây xanh trong việc tạo ra không gian đẹp cho thành phố. Chính vì
vậy, việc đưa ra một quy hoạch chi tiết cho các công trình liên quan đến không gian
xanh dựa vào quy hoạch không gian chung TP. HCM là điều cần thiết để phát triển
diện tích không gian xanh, nâng cao tỉ lệ cây xanh đô thị, đến năm 2025 thành phố đạt
chỉ tiêu 8m2 /người đảm bảo chỉ tiêu cân bằng sinh thái đô thị. Bên cạnh đó, thông qua
việc quy hoạch, chúng ta sẽ đầu tư, phát triển một hệ thống không gian xanh đồng bộ,
hợp lý, tạo nên nét đẹp đặc trưng cho TP. HCM
Để đạt được chỉ tiêu 15m2/người vào năm 2020, theo tính toán thành phố cần
có chiến lược phát triển không gian xanh, mỗi năm sẽ tăng diện tích lên khoảng 250
hecta cây xanh, thảm cỏ, vườn hoa… Đây là một vấn đề rất khó
Đối với thành phố cần sử dụng kết hợp ba loại bố cục: mảng, dải, nêm để tạo
thành một hệ thống không gian xanh có điểm (cây xanh khu ở, vườn hoa), có “tuyến”

13


×