Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

NGHIÊN CỨU MARKETING SẢN PHẨM ĐỒNG PHỤC CHO NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ PHƢỚC LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

TRẦN KHÁNH DIỆU

NGHIÊN CỨU MARKETING SẢN PHẨM ĐỒNG PHỤC
CHO NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƢ PHƢỚC LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

TRẦN KHÁNH DIỆU

NGHIÊN CỨU MARKETING SẢN PHẨM ĐỒNG PHỤC
CHO NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƢ PHƢỚC LONG

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngƣời Hƣớng Dẫn: TH.S. LÊ VĂN LẠNG

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trƣờng Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Nghiên cứu Marketing
sản phẩm đồng phục cho nhân viên Ngân Hàng tại Thành Phố Hồ Chí Minh của
Công ty Cổ Phần Đầu Tư Phước Long” do Trần Khánh Diệu, sinh viên khóa 33,
ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ thành công trƣớc hội đồng ngày ___________

Th.S. LÊ VĂN LẠNG
Ngƣời hƣớng dẫn
(Chữ ký)

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

Thƣ ký hội đồng chấm báo cáo


(Chữ ký

(Chữ ký

Họ tên)

Họ tên)

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Trƣớc tiên, Con xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến Cha và Mẹ, những ngƣời đã sinh
ra và nuôi dạy con khôn lớn. Và Con xin gửi lời biết ơn đến những ngƣời thân đã luôn
ủng hộ, động viên Con trong suốt thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, các thầy cô trƣờng Đại Học Nông
Lâm TP. HCM, cùng toàn thể thầy cô Khoa Kinh Tế đã truyền đạt cho Em những kiến
thức quý báu, giúp Em vững tin trên con đƣờng học vấn và cả sự nghiệp trong tƣơng
lai. Đặc biệt Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Lê Văn Lạng đã tận tình giảng
dạy, chỉ bảo Em trong suốt quá trình học tập tại trƣờng và hƣớng dẫn Em hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Cổ Phần Đầu Tƣ Phƣớc Long, Bà

Hồ Thị Thu Hà- Tổng giám đốc Công ty và Chị Bùi Thị Kim Phƣợng – Trƣởng Ban
Kế Hoạch Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành đề
tài. Cảm ơn những anh chị đồng nghiệp trong công ty đã hƣớng dẫn tôi thật nhiệt tình.
Tôi xin cảm ơn anh Hoàng Phúc Thắng – Nhà báo Nhân Dân và tất cả những
ngƣời bạn thân thƣơng lớp DH07QT, nhóm 4 đã cùng tôi chia sẻ niềm vui nỗi buồn,
cho tôi những kỷ niệm thật khó quên trong suốt 4 năm học Đại Học.
Cuối cùng, tôi xin chúc toàn thể quý thầy cô trƣờng Đại Học Nông Lâm dồi dào
sức khỏe, gặt hái đƣợc nhiều thành công trong sự nghiệp và cuộc sống.
Chân thành cảm ơn tất cả mọi ngƣời.

Thành phố Hồ Chí Minh, 07/07/2011
Sinh Viên
Trần Khánh Diệu


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN KHÁNH DIỆU. Tháng 07 năm 2011. “Nghiên cứu Marketing sản
phẩm đồng phục cho nhân viên Ngân Hàng tại Thành Phố Hồ Chí Minh của Công
ty Cổ Phần Đầu Tư Phước Long”.
TRAN KHANH DIEU. July. 2011. “Marketing research uniforms for staff in
some banks in Ho Chi Minh City at Phuoc Long Joint Stock and Investment
Company”.
Nội dung chính của khóa luận là nghiên cứu Marketing sản phẩm đồng phục
cho nhân viên Ngân hàng. Đề tài sử dụng số liệu điều tra thực tế từ 100 nhân viên của
các Ngân hàng tại Tp. Hồ Chí Minh, trên cơ sở sử dụng các công cụ hữu ích của
Marketing để khảo sát, các kiến thức về kinh tế để đánh giá, phân tích thông qua
nguồn dữ liệu thu thập từ khảo sát thực tế và các nguồn dữ liệu thứ cấp khác. Thông
qua các số liệu, thông tin thu thập đƣợc từ điều tra thị trƣờng, đề tài xác định thị
trƣờng mục tiêu, hƣớng đến xây dựng chiến lƣợc marketing sản phẩm đồng phục dành
cho nhân viên Ngân Hàng tại Thành Phố Hồ Chí Minh của Công ty Cổ Phần Đầu Tƣ

Phƣớc Long.
Bên cạnh đó, đề tài còn thực hiện phân tích đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu
của công ty Cổ Phần Đầu Tƣ Phƣớc Long thấy rằng các hoạt động marketing của
Doanh nghiệp còn nhiều yếu kém và tồn tại khó khăn. Từ đó đƣa ra những đề xuất
kiến nghị góp phần định hƣớng giúp Doanh nghiệp thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn các
chiến lƣợc marketing đã hoạch định.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

xi

CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU

1

1.1.

Đặt vấn đề


1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

3

1.2.1. Mục tiêu chung

3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

3

1.3.

Phạm vi nghiên cứu

3

1.4.

Cấu trúc luận văn

3

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN


4

2.1. Giới thiệu chung về Công Ty CP Đầu Tƣ Phƣớc Long

4

2.1.1. Thông tin chung

4

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

5

2.1.3. Sơ đồ tổ chức công ty

5

2.1.4. Ngành nghề sản xuất kinh doanh

6

2.1.5. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

6

2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật

7


2.3. Lao động và tiền lƣơng

8

2.3.1. Lao động

8

2.3.2. Các hình thức trả lƣơng hiện nay của Công ty
2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh trong 2 năm 2009, 2010
CHƢƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

10
11
13
13

3.1.1. Lý thuyết về Marketing

13

3.1.2. Lý thuyết về hành vi ngƣời tiêu dùng

13

3.1.3. Các lý thuyết Marketing – mix

15


3.1.4. Mô hình truyền thông Marketing

16

3.1.5. Công cụ phân tích môi trƣờng kinh doanh

16

v


3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

17

3.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin

17

3.2.2. Phƣơng pháp chọn mẫu điều tra

17

3.2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu

18

3.2.4. Sơ đồ nghiên cứu

18


3.2.5. Phƣơng pháp xây dựng chiến lƣợc

19

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

21

4.1 Phân tích các yếu tố của môi trƣờng Marketing ảnh hƣởng đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty CP Đầu Tƣ Phƣớc Long

21

4.1.1. Môi trƣờng vĩ mô

21

4.1.2. Môi trƣờng vi mô

23

4.2. Phân tích tiềm năng của thị trƣờng sản phẩm đồng phục của ngành Ngân
hàng hiện nay tại Tp. Hồ Chí Minh.

25

4.2.1. Đặc điểm tự nhiên

25


4.2.2. Tiềm năng của thị trƣờng đồng phục ngân hàng hiện nay

26

4.2.3. Đặc điểm của đối thủ cạch tranh

27

4.3. Xác định khúc thị trƣờng cho sản phẩm đồng phục ngành ngân hàng

29

4.4. Xây dựng chiến lƣợc Marketing mix cho Công ty

33

4.4.1. Chiến lƣợc sản phẩm

33

4.4.2. Chiến lƣợc giá

48

4.4.4. Chiến lƣợc chiêu thị - cổ động

56

4.5. Phân tích ma trận SWOT


59

4.5.1. Điểm mạnh

59

4.5.2. Điểm yếu

59

4.5.3. Cơ hội

60

4.5.4. Nguy cơ

61

4.6. Một số giải pháp để thực hiện những chiến lƣợc đã hoạch định

63

4.6.1. Thành lập phòng Marketing riêng biệt

63

4.6.2. Đào tạo nguồn nhân lực và chiêu mộ nhân tài

65


4.6.3. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến

66

vi


CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN

68

5.1. Kết luận

68

5.2. Kiến nghị

69

5.2.1. Kiến nghị đối với Nhà Nƣớc

69

5.2.2. Kiến nghị đối với Công Ty

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP

Cổ Phần

CT

Công Ty

DN

Doanh Nghiệp

HC – NS

Hành Chính – Nhân Sự

KH KD XNK

Kế Hoạch Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu

MKT

Marketing

NXB


Nhà Xuất Bản

TNHH

Trách Nhiệm Hữu Hạn

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Máy Móc Thiết Bị Của Công Ty Năm 2011

8

Bảng 2.2. Tình Hình Phân Bố Lao Động Của Công Ty năm 2009, 2010

8

Bảng 2.3. Cơ Cấu Trình Độ Lao Động Năm 2010

9

Bảng 2.4. Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh của Công Ty Qua Các Năm

11

Bảng 4.1. Tổng Quát Kinh Tế Việt Nam Năm 2008 – 2010


21

Bảng 4.2. Quy Mô Giữa Số Lƣợng Chi Nhánh Và Phòng Giao Dịch

31

Bảng 4.3. Bảng Thống Kê Giới Tính Với Loại Đồng Phục Ngân Hàng Đang Mặc Tại
Tp. Hồ Chí Minh

35

Bảng 4.4. Bảng Thống Kê Giới Tính Với Loại Áo Khoác Ngoài Của Các Ngân Hàng
Đang Mặc tại Tp. Hồ Chí Minh

37

Bảng 4.5. Bảng Thống Kê Giới Tính Với Loại Phụ Kiện Đi Kèm Đồng Phục Của Các
Ngân Hàng Đang Mặc Tại Tp. Hồ Chí Minh

38

Bảng 4.6. Mẫu Mã Đẹp, Sang Trọng Và Chuyên Nghiệp

40

Bảng 4.7. Đồng Phục Thoải Mái, Tiện Lợi, Tạo Hứng Thú Làm Việc

41

Bảng 4.8. Tạo Sự Khác Biệt Với Các Ngân Hàng Khác


41

Bảng 4.9. Gây Ấn Tƣợng Với Khách Hàng

42

Bảng 4.10. Loại Đồng Phục Nhân Viên Ngân Hàng Mong Muốn

43

Bảng 4.11. Loại Áo Khoác Đồng Phục Nhân Viên Ngân Hàng Mong Muốn

43

Bảng 4.12. Loại Phụ Kiện Đi Kèm Đồng Phục Nhân Viên Mong Muốn

44

Bảng 4.13. Số Lƣợng Đồng Phục Nhân Viên Ngân Hàng Mong Muốn

45

Bảng 4.14. Bảng Thống Kê Về Giới Tính Và Mức Mong Muốn Về Số Lƣợng Đồng Phục 45

Bảng 4.15. Kiểm định mối quan hệ giữa biến định danh và biến định danh

46

Bảng 4.16. Kiểm Định Mối Quan Hệ Giữa Biến Định Danh Và Biến Định Danh


50

Bảng 4.17. Mức Giá Các Loại Đồng Phục Cho Nhân Viên Nam Và Nữ Của Các Đối
Thủ Cạnh Tranh

52

Bảng 4.18. Mức Giá Các Loại Đồng Phục Cho Nhân Viên Nam Và Nữ

53

Bảng 4.19. Ma trận SWOT

62

Bảng 4.20. Bảng Dự Toán Kinh Phí Thành Lập Phòng MKT Cho 6 Nhân Viên

64

ix


Bảng 4.21. Bảng Dự Toán Kinh Phí Chiêu Mộ Nhân Tài

65

Bảng 4.22. Bảng Dự Toán Kinh Phí Đào Tạo Nguồn Nhân Lực

65


Bảng 4.23. Bảng Dự Toán Kinh Phí Cho Hoạt Động Xúc Tiến

66

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty

5

Hình 3.1. Quy Trình Mua Hàng Của Khách Hàng

15

Hình 3.2. Mô Hình Truyền Thông Marketing

16

Hình 3.3. Sơ Đồ Nghiên Cứu

18

Hình 4.1. Biểu Đồ Thể Hiện Tỷ Lệ Ngân Hàng Có Sử Dụng Đồng Phục Ngân Hàng
Tại Tp. Hồ Chí Minh

26


Hình 4.2. Biểu Đồ Thể Hiện Mức Mong Muốn Thay Đổi Đồng Phục Cho Nhân Viên
Các Ngân Hàng Tại Tp. Hồ Chí Minh

26

Hình 4.3. Biểu Đồ Thể Hiện Mức Mong Muốn Có Thêm Đồng Phục Cho Nhân Viên
Các Ngân Hàng Tại Tp. Hồ Chí Minh

27

Hình 4.4. Biểu Đồ Thể Hiện Số Lƣợng Chi Nhánh Của Các Ngân Hàng Tại Tp. Hồ
Chí Minh

30

Hình 4.5. Biểu đồ Cơ Cấu Quy Mô Số Lƣợng Phòng Giao Dịch Của Các Ngân Hàng
Tại Tp. Hồ Chí Minh

31

Hình 4.6. Biểu Đồ Thể Hiện Mức Lƣơng Của Nhân Viên Các Ngân Hàng Tại Tp. Hồ
Chí Minh

32

Hình 4.7. Biểu Đồ Thể Hiện Số Đồng Phục Của Nhân Viên Các Ngân Hàng Tại Tp.
Hồ Chí Minh

35


Hình 4.8. Biểu Đồ Thể Hiện Loại Áo Khoác Ngoài Của Nhân Viên Các Ngân Hàng
Tại Tp. Hồ Chí Minh

37

Hình 4.9. Biểu Đồ Thể Hiện Chất Liệu Vải Do Nhân Viên Các Ngân Hàng Tại Tp. Hồ
Chí Minh Nhận Xét

38

Hình 4.10. Biểu Đồ Thể Hiện Màu Sắc Chủ Đạo Đƣợc Chọn Nhiều Nhất Cho Đồng
Phục Nhân Viên Các Ngân Hàng Tại Tp. Hồ Chí Minh

39

Hình 4.11. Biểu Đồ Thể Hiện Màu Sắc Mong Muốn Cho Đồng Phục Ngân Hàng Tại
Tp. Hồ Chí Minh

44

Hình 4.13. Biểu Đồ Thể Hiện Mức Giá Mong Muốn Cho Đồng Phục Của Nhân Viên
Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh

49

xi


Hình 4.14. Sơ đồ phân phối sản phẩm đồng phục cho nhân viên Ngân hàng


54

Hình 4.15. Tầm Quan Trọng Của Các Công Cụ Xúc Tiến

56

Hình 4.16. Sơ Đồ Phòng Marketing Dự Kiến

63

xii


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Nhân Viên
Phụ lục 2. Một Số Mẫu Đồng Phục Và Phụ Kiện Đi Kèm Tham Khảo
Phụ lục 3. Thống Kê về Phân Khúc Thị Trƣờng
Phụ lục 3.1. Số Lƣợng Phòng Giao Dịch Ngân Hàng
Phụ lục 3.2. Mức Lƣơng
Phụ lục 4. Thống Kê về Sản Phẩm Đồng Phục
Phụ lục 4.1. Số Lƣợng Đồng Phục Ngân Hàng Hiện Có
Phụ lục 4.2. Thống Kê về Áo Khoác Ngoài của Nhân Viên
Phụ lục 4.3. Thống Kê về Chất Liệu Vãi của Đồng Phục
Phụ lục 4.4. Thống Kê về Màu Sắc Chủ Đạo của Đồng Phục
Phụ lục 5. Kiểm Định Trung Bình Sự Hài Lòng về Đồng Phục
Phụ lục 5.1. Mẫu Mã Sản Phẩm
Phụ lục 5.2. Thoải Mái, Tiện Lợi
Phụ lục 5.3. Tạo Sự Khác Biệt Với Các Ngân Hàng Khác
Phụ lục 5.4. Gây Ấn Tƣợng Với Khách Hàng

Phụ lục 6. Thống Kê về Mong Muốn Thay Đổi Đồng Phục
Phụ lục 6.1. Mong Muốn Thay Đổi Đồng Phục
Phụ lục 6.2. Mong muốn Có Thêm Đồng Phục
Phụ lục 6.3. Thống Kê về Giới Tính và Màu Sắc Mong Muốn Cho Đồng Phục
của Nhân Viên Chƣa Có Đồng Phục
Phụ lục 6.4. Kiểm Định Mối Tƣơng Quan Giữa Giới Tính và Mức Mong Muốn
Số Lƣợng Đồng Phục của Nhân Viên Chƣa Có Đồng Phục
Phụ lục 6.5. Thống Kê Màu Sắc và Mong Muốn Mức Giá Cho Đồng Phục của
Nhân Viên Chƣa Có Đồng Phục

xiii


CHƢƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Mỗi Doanh nghiệp
đều lựa chọn cho mình những thị trƣờng mục tiêu kinh doanh khác nhau. Trong mỗi
thị trƣờng mục tiêu đó lại đƣợc chia ra thành nhiều phân khúc lớn nhỏ và riêng biệt.
Nhiệm vụ của các doanh nghiệp là lựa chọn cho mình những phân khúc mang lại
nhiều tiềm năng cũng nhƣ cơ hội phát triển cho chính doanh nghiệp của mình.
Ngày nay, hoạt động của ngành ngân hàng nƣớc ta đã có những chuyển biến
sâu sắc. Quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng cả về số lƣợng, chất lƣợng, và phạm
vi. Các loại hình kinh doanh của ngân hàng cũng đa dạng và phong phú hơn. Do đó
có rất nhiều Ngân hàng mới xuất hiện tại Việt Nam. Để tạo dựng đƣợc một thƣơng
hiệu cho chính mình thì đòi hỏi Doanh Nghiệp phải tạo đƣợc một sự khác biệt rõ
ràng. Chính vì thế, nhiều Ngân Hàng đã làm đƣợc điều đó bằng cách đơn giản nhất là
khẳng định hình ảnh đối với khách hàng và công chúng. Một trong những công cụ
thiết yếu và hiệu quả đó là chọn cho đội ngũ nhân viên của mình một bộ đồng phục

riêng biệt, mang nét đặc trƣng, văn hóa của Doanh nghiệp để tạo dấu ấn khác biệt
ngoài những yếu tố không thể thiếu nhƣ uy tín, chất lƣợng về dịch vụ và một phong
cách làm việc chuyên nghiệp.
Tuy thị trƣờng đồng phục cho nhân viên các ngân hàng tuy không có nhiều
mới mẻ và chỉ là một phân khúc nhỏ và riêng biệt. Nhƣng nắm bắt đƣợc tình hình thị
trƣờng ngân hàng phát triển rất tốt trong giai đoạn hiện nay, mặc khác các công ty
may mặc lớn và có thƣơng hiệu vẫn chƣa đi sâu vào nghiên cứu và chƣa khai thác thị
trƣờng này thì đây lại là một cơ hội vô cùng to lớn cho Công ty Cổ Phần Đầu Tƣ
Phƣớc Long


Nắm bắt đƣợc xu hƣớng ấy và để giành đƣợc chiến thắng trong cuộc cạnh
tranh gay gắt trên thị trƣờng thì các doanh nghiệp may mặc sản xuất và cung ứng các
sản phẩm đồng phục cho nhân viên các ngân hàng cũng phải có một chiến lƣợc
marketing hoàn hảo, luôn không ngừng tự đổi mới về mọi mặt họat động sản xuất
kinh doanh, từ chiến lƣợc sản phẩm, chiến lƣợc thị trƣờng, chiến lƣợc giá cả… đến
kỹ thuật công nghệ để sản xuất ra các sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thƣơng
trƣờng cả về chất lƣợng và giá cả sản phẩm nhằm phục vụ và đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao trong xã hội .
Để giảm rủi ro trong sản xuất kinh doanh, thu hồi vốn nhanh, tăng thị phần thì
doanh nghiệp phải có biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ. Muốn vậy, ngoài việc chú trọng
đến chất lƣợng, mẫu mã sản phẩm thì việc nghiên cứu và xây dựng một chiến lƣợc
Marketing hoàn chỉnh cho doanh nghiệp là vấn đề tất yếu.
Nhìn chung, hầu hết các đơn vị sản xuất kinh doanh ở nƣớc ta hiện nay, chƣa
có phòng Marketing hay bộ phận Marketing chuyên trách,hoạt động độc lập bên
cạnh các phòng ban khác. Ở một số nơi bộ phận này nằm trong cơ cấu của phòng
kinh doanh, phòng kế hoạch hay phòng cung tiêu mà các chức năng và vai trò của
Marketing thể hiện khá mờ nhạt. Tại CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ PHƢỚC
LONG ban lãnh đạo cũng có quan tâm rất lớn đến hoạt động Marketing nhƣng vẫn
chƣa vƣợt khỏi tình trạng chung đó. Các hoạt động này hầu nhƣ dựa vào những kinh

nghiệm vốn có của một số thành viên trong công ty.
Do đó, việc nghiên cứu vấn đề này rất khả quan nhằm nâng cao khả năng kinh
doanh của sản phẩm trên thị trƣờng. Xuất phát từ những lý do trên cộng với sự
hƣớng dẫn nhiệt tình của Thạc Sỹ Lê Văn Lạng, sau một thời gian thực tập và tìm
hiểu thực tế tại Công ty, tôi đã sớm nhận ra tầm quan trọng của vấn đề và mạnh dạn
lựa chọn đề tài luận văn với tên gọi: “Nghiên cứu Marketing sản phẩm đồng phục
cho nhân viên Ngân Hàng tại Thành Phố Hồ Chí Minh của Công ty Cổ Phần Đầu
Tư Phước Long”.

2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thị trƣờng và phát triển sản phẩm đồng phục cho nhân viên ngân
hàng tại Tp. Hồ Chí Minh của Công ty Cổ Phần Đầu Tƣ Phƣớc Long
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Khảo sát thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty trong thời gian
qua và các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động Marketing của Công Ty.
Phân tích tiềm năng thị trƣờng của sản phẩm đồng phục cho nhân viên ngành
Ngân hàng tại Tp. Hồ Chí Minh.
Hoạch định chiến lƣợc Marketing mix cho sản phẩm đồng phục nhân viên
ngành Ngân Hàng tại Tp. Hồ Chí Minh.
Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện chiến lƣợc đã đề ra.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: nghiên cứu quá trình phát triển Marketing sản phẩm đồng
phục cho nhân viên Ngân Hàng tại TP. HCM của Công Ty CP Đầu Tƣ Phƣớc Long,
một số Doanh Nghiệp khác.
Phạm vi thời gian: nghiên cứu phân tích số liệu qua các năm 2009 – 2010.
Thời gian thực hiện: từ tháng 3/2011 đến tháng 5/2011

1.4. Cấu trúc luận văn
Báo cáo đề tài nghiên cứu gồm 5 chƣơng:
Chƣơng 1: Đặt vấn đề
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Tổng quan
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị

3


CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu chung về Công Ty CP Đầu Tƣ Phƣớc Long
2.1.1. Thông tin chung
Tên: Công ty Cổ Phần Đầu Tƣ Phƣớc Long
Địa chỉ: 18 Tăng Nhơn Phú, Khu Phố 4, Phƣờng Phƣớc Long B, Quận 9, TP.
Hồ Chí Minh
Vốn điều lệ: 25.000.000.000 đồng
Điện thoại: 08.37313457
Email:
Website: www.phuoclong.com.vn
Công ty Cổ Phần Đầu Tƣ Phƣớc Long là thành viên của Tập Đoàn Dệt May
Việt Nam. Trong suốt quá trình hoạt động SXKD, bằng phƣơng pháp đầu tƣ chọn lọc,
kết hợp đầu tƣ chiều sâu và đầu tƣ mở rộng từng bƣớc đồng bộ hóa các dây chuyền
công nghệ. Đến nay các dây chuyền SX của công ty đã tƣơng đối hoàn thiện và khá
hiện đại bao gồm các thiết bị se sợi, hồ mắc, dệt, đan, nhuộm, hoàn tất và may đƣợc
nhập từ các nƣớc tiên tiến nhƣ Đúc, Ý, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc …
Các sản phẩm chính của công ty là các loại sợi se, vải đƣợc dệt từ các loại sợi

PE, PA, cotton, TR, ITY… sử dụng cho các sàn phẩm may mặc, thời trang, trang bị
bảo hộ lao động, trang phục lễ hội, trang trí nội thất, may công nghiệp nhƣ Jacket,
polo-shirt, túi xách, đặc biệt à các loại vải tráng phủ PU, AC chống cháy, chống thấm.
Dệt Phƣớc Long đã đạt đƣợc nhiều thành công trên thị trƣờng nội địa và nƣớc ngoài.
Lãnh đạo công ty lun coi trọng chất lƣợng sản phẩm là then chốt, quyết định
thắng lợi trong cuộc canh tranh khốc liệt trên thƣơng trƣờng hiện nay. Chất lƣợng sản
phẩm chủ yếu phụ thuộc vào nhận thức và phong cách làm việc của toàn thể CBCNV
công ty. Vì vậy lãnh đạo công ty đã quyết định xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý
chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 để giữ vững niềm tin của khách hàng đối
với chất lƣợng sản phẩm của Công Ty.


2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1960: Nhà máy Dệt Phƣớc Long đƣợc thành lập trên cơ sở xác nhập hai
Xí nghiệp Visyfasa và Xí nghiệp Dệt Liên Phƣơng theo quyết định quốc hữu hóa số
1015/QĐ-UB ngày 04/8/1977 của UBND thành phố Hồ Chí Minh
Năm 1993: Nhà máy Dệt Phƣớc Long đã đƣợc đổi tên thành Công ty Dệt
Phƣớc Long trực thuộc Bộ Công Nghiệp nhẹ theo quyết định số 239/CNN/TCLĐ ngày
24/3/1993
Năm 2004: Thực hiện chủ trƣơng cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nƣớc của Bộ
Công Nghiệp, Công ty Dệt Phƣớc Long đã tiến hành thủ tục chuyển đổi mô hình hoạt
động.
Tháng 4/2005: Đã chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Sản xuất –
Dịch vụ Dệt May Phƣớc Long theo quyết định số 1547/QĐ-TCCB.
Tháng 8/2007: Công ty Cổ phần Sản xuất – Dịch vụ Dệt May Phƣớc Long
chuyển thành Công ty Cổ phần Đầu tƣ Phƣớc Long để phù hợp với cơ chế thị trƣờng
và phù hợp với việc mở rộng thị trƣờng thƣơng mại dịch vụ đa ngành nghề của CT.
2.1.3. Sơ đồ tổ chức công ty
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty
TỔNG GIÁM ĐỐC


GIÁM ĐỐC
ĐIỀU HÀNH

BAN
TÀI
CHÍNH
KẾ TOÁN

BAN
KINH DOANH
– XUẤT NHẬP
KHẨU

PHÒNG
TỔNG
HỢP

BAN
PHÁT TRIỂN
THƢƠNG
HIỆU

NHÀ
MÁY
DỆT
NƢỚC

PHÂN
XƢỞNG

DỆT KHÍ –
DỆT KIM

Nguồn: Phòng KH KD XNK

5


2.1.4. Ngành nghề sản xuất kinh doanh
Công ty hiện đang hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực: Sản xuất kinh
doanh nội địa và xuất khẩu vải sợi, hàng may mặc, gia công, kinh doanh thƣơng mại
bông tơ sợi.
Các sản phẩm chủ yếu của Công ty: Chiffon, teffeta, voal cát, phi bóng, kate,
mùng và đang khai thác nhiều mặt hàng khác
2.1.5. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
 Tổng Giám Đốc Công Ty
Đại diện cho Hội Đồng Quản Trị quản lý và điều hành công ty, chịu trách
nhiệm trực tiếp về hiệu quả và kết quả kinh doanh. Điều hành, giám sát, kiểm tra tất cả
các hoạt động của Công ty. Đại diện hợp pháp cho Công ty để ký tất cả các hợp đồng
hay thỏa thuận giao dịch với các đối tác bên ngoài Công ty.
Tổng Giám Đốc bổ nhiệm và bãi nhiệm, phân công trách nhiệm và quyền hạn
cho các bộ phận và trƣởng đơn vị. Lập dự thảo các chiến lƣợc phát triển dài hạn. Tổ
chức và duy trì các điều kiện công tác, môi trƣờng làm việc. Đảm bảo các quy chế,
chính sách, chế độ lao động phù hợp theo Pháp Luật Việt Nam
 Giám Đốc Điều Hành
Thực hiện theo chỉ đạo và tham mƣu cho Tổng Giám Đốc về trong các hoạt
động quản lý trong toàn Công ty. Triển khai và giám sát các bộ phận liên quan thực
hiện theo mục tiêu và phƣơng án đã đƣợc duyệt. Đƣợc thay mặt Tổng Giám Đốc ký
các văn bản và giải quyết công việc thuộc phạm vi đƣợc phân công phụ trách. Đánh
giá hiệu quả công tác của các cấp quản lý trong phạm vi đƣợc ủy quyền để đề xuất lên

Tổng Giám Đốc các biện pháp khen thƣởng, kỷ luật
 Phòng Tổng Hợp
Tham mƣu cho Tổng Giám Đốc về cơ cấu tổ chức, chính sách duy trì và phát
triển nguồn nhân trong toàn Công ty. Thực hiện công tác lao động tiền lƣơng, hành
chánh quản trị, hành chánh văn thƣ.
Giám sát công tác triển khai và thực hiện các chính sách, nội quy, quy định của
Công ty. Nghiên cứu và triển khai hoạt động công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Kiểm tra vận hành và giám sát hệ thống
lƣới điện, xử lý nƣớc thải của Công ty. Thực hiện công tác bảo trì, bảo dƣỡng nhà
xƣởng. Thực hiện công tác đầu tƣ và xây dựng cơ bản.

6


 Ban Tài Chính Kế Toán
Tham mƣu cho Tổng Giám đốc về chiến lƣợc quản trị tài chính, các vấn đề liên
quan đến tài chính. Thực hiện nghiệp vụ kế toán. Quản lý và kiểm kê quỹ, tài sản trong
Công ty. Báo cáo quyết toán kết quả hoạt động kinh doanh. Kiểm soát, xây dựng và
quy định các qui trì nghiệp vụ
 Ban Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu
Hoạch định các chiến lƣợc và phƣơng án kinh doanh của Công ty,đàm phán và
tổ chức thực hiện hợp đồng. Tổ chức và phát triển hệ thống bán hàng, và lập báo cáo
kết quả kinh doanh. Tìm kiếm nguồn cung ứng,tổ chức công tác mua nhằm phục vụ
cho hoạt động sản xuất kinh. Theo dõi hóa đơn đầu ra, tổ chức hệ thống quản lý kho
xuất nhập khẩu
 Ban Phát Triển Thƣơng Hiệu
Xây dựng và phát triển thƣơng hiệu và hình ảnh của công ty và triển khai các kế
hoạch kinh doanh . Tìm kiền các đối tác có thƣơng hiệu uy tín và phù hợp.
Tổ chức các hoạt động tiếp nhận chuyển giao thƣơng hiệu từ đối tác và xây
dựng chiến lƣợc phát triển tại Việt Nam, các hoạt động truyền thông và PR cho các

thƣơng hiệu đầu tƣ của công ty
 Các Nhà Máy
Xây dựng và kiểm tra các quy trình, phƣơng án tổ chức sản xuất, tiêu chuẩn kỹ
thuật, chất lƣợng sản phẩm, thiết kế các sản phẩm mới và triển khai sản xuất, phát triển
công nghệ trong ngành dệt, nhuộm, may mặc.
Quản lý và khai thác hiệu quả máy móc thiết bị, quản lý mội trƣờng và điều kiện sản
xuất theo tiêu chuẩn quy định của ngành
2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Máy móc thiết bị của công ty là thiết bị chuyên dụng, đều trải qua quá trình sản
xuất khá lâu năm. Những năm gần đây, công ty đã tập trung nổ lực của mình vào việc
đổi mới thiết bị công nghệ nhằm nâng cao hơn nữa chất liệu vải và may nhằm phục vụ
tốt hơn cho nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nƣớc

7


Bảng 2.1. Máy Móc Thiết Bị Của Công Ty Năm 2011
Số lƣợng máy
(cái)

Năng suất bình
quân (tháng)

Mặt Hàng Chủ Yếu

Dệt Nƣớc

128

400.000 m


Chiffon, Taffeta, Voal cát,
Phi bóng

Dệt Khí
Dệt Kim
Tổ May

48
16
16

250.000 m
30.000 kg
2.500 cái

Kate, Cotton, Oxford
Mùng, Lƣới
Mùng Xuất Khẩu

32

12.000 cái
20.000 kg

Mùng Nội địa
Se sợi Chiffon, Gia công

Khu nhà máy


Khu Chuẩn Bị

se sợi Thế Kỷ

(Se)

Nguồn: Phòng KH KD XNK
2.3. Lao động và tiền lƣơng
2.3.1. Lao động
Bảng 2.2. Tình Hình Phân Bố Lao Động Của Công Ty năm 2009, 2010
ĐVT: Ngƣời
Đơn vị

Năm 2009
Số lƣợng

Năm 2010

Tỷ lệ (%)

Số lƣợng

- Ban Tổng Giám Đốc
- Các Phòng Ban Nghiệp Vụ
+ Ban Hành Chính Nhân Sự
+ Ban Tài Chính Kế Toán
+ Ban Kinh Doanh XNK
+ Văn Phòng Đại Diện

1

21
5
6
9
1

1
21,4

1
27
7
7
12
1

- Các Phòng khác
+ Tổ Lái Xe
+ Y Tế

23
7
1

23,5

28
9
1


+ Căn Tin
+ Cơ Điện

10
5

- Các Nhà Máy Sản Xuất
+ Tổ May
+ Dệt Kim
+ Dệt Khí

53
16
12
25

54,1

60
18
14
28

98

100

116

Tổng số


Tỷ lệ (%)
0,9
23,3

24,1

11
7
51,7

100

Nguồn: Phòng HC - NS

8


Lao động là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Lực
lƣợng lao động có trình độ và năng động trong quản lý, vững vàng về kinh nghiệm sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kinh doanh đƣợc tiến hành trôi chảy , mang lại
hiệu quả kinh tế cao cho Doanh Nghiệp.
Nhìn vào Bảng 2.2 ta thấy mức tăng nguồn nhân lực của Công ty không nhiều.
Năm 2009 công ty có 98 cán bộ, công nhân viên. Năm 2010, số lƣợng lao động là 116
ngƣời, có tăng lên 18 ngƣời nhƣng không đáng kể.
Năm 2009 với 98 lao động, trong đó nhân viên văn phòng là 22 ngƣời, chiếm
22,4%. Các phòng khác chiếm 23,5%. Nhà máy sản xuất là lực lƣợng lao động chủ
yếu của Công ty, chiếm 54,1% trên tổng số lao động và cho đến năm 2010 thì đây vẫn
là lực lƣợng lớn nhất của Công ty với 60 ngƣời chiếm 51,7%.
Trong điều kiện Doanh nghiệp có quy mô nhƣ hiện nay thì Công ty cũng đã có

một kết cấu lao động tƣơng đối hợp lý. Bộ máy lãnh đạo năm 2009 và 2010 tuy chỉ 1
ngƣời chiếm 0,9% nhƣng các phòng ban nghiệp vụ luôn hỗ trợ cho Công ty chiếm
23,3% tổng số lao động. Điều này sẽ bổ sung và hổ trợ cho bộ máy lãnh đạo hoạt động
tốt và hiệu quả hơn rất nhiều.
Đối với công nhân của công ty thì đƣợc trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động theo
quy định (quần áo lao động, giày, khẩu trang, nút chống ồn…)
Trong điều kiện Doanh nghiệp có quy mô nhƣ hiện nay thì sự phân bố lao động
và cơ cấu lao động của Công ty tƣơng đối hợp lý.
Bảng 2.3. Cơ Cấu Trình Độ Lao Động Năm 2010
ĐVT: Ngƣời
Trình độ

Số Lƣợng

Tỷ lệ (%)

- Cao Học, Đại Học

20

17,3

- Cao Đẳng

6

5,2

- Trug Cấp


12

10,3

- Trung Học

78

67,2

Tổng số

116

100
Nguồn: Phòng HC - NS

Ban lãnh đạo của công ty có một ngƣời với trình độ Cao học chiếm 0,9%. Cùng
với các phòng ban nghiệp vụ là 27 ngƣời trên tổng số lao động nhƣng lại chiếm đến
17% có trình độ đại học trở lên, tất cả đều tập trung ở đây. Điều này giúp bộ máy lãnh
đạo của Công ty điều hành rất nhịp nhàng và tốt.

9


Trình độ cao đẳng chỉ có 6 ngƣời chiếm tỷ lệ thấp nhất trong Công ty, nằm rải
rác ở các phòng ban nghiệp vụ, tổ lái xe và cơ điện. Và tƣơng tự thì trình độ Trung cấp
cũng chỉ gấp đôi số nhân công Cao đẳng, 12 ngƣời trên tổng số lao động và chiếm
khoảng 10,3% , trong đó 4 ngƣời ở các phòng ban nghiệp vụ. số còn lại phân tán ở
những phòng ban khác và các nhà máy.

Trình độ Trung học là trình độ chiếm tỷ lệ nhiều nhất ở Công ty 67,2% với 78
lao động, do Nhà máy sản xuất là lực lƣợng lao động chủ yếu của Công ty, do đó công
nhân tập trung ở đây, và chủ yếu là trình độ tốt nghiệp Trung học phổ thông và Trung
học cơ sở. Ngoài ra trình độ Trung học cũng nằm trong số các phòng ban khác của
Công ty nhƣ Tổ lái xe, căn tin và cơ điện.
Tuy số lƣợng trình độ Trung học chiếm tỷ lệ cao nhất, nhƣng với đội ngũ công
nhân viên có trình độ lâu năm, lành nghề và tận tâm thì đây chính là một lợi thế to lớn
của Công ty. Môi trƣờng làm việc thân thiện, cởi mở, cùng với sự chăm lo đời sống
vật chất và tinh thần đã giúp cho mọi thành viên trong Công ty luôn hòa đồng gắn bó
và hết là mỗi nhân viên đều xem Công ty là mái nhà chung và mình là một thành viên
trong đó.
2.3.2. Các hình thức trả lƣơng hiện nay của Công ty
Chế độ trả lƣơng theo sản phẩm gián tiếp: đƣợc áp dụng cho những công nhân
phục vụ, công nhân sản xuất và những bộ phận quản lý có ảnh hƣởng trực tiếp đến quá
trình tạo ra sản phẩm
Chế độ trả lƣơng theo sản phẩm có thƣởng: đƣợc kết hợp từ hình thức trả lƣơng
trực tiếp hay gián tiếp với chính sách tiền lƣơng do tiết kiệm nguyên vật liệu, do nâng
cao chất lƣợng sản phẩm
Chế độ trả lƣơng theo sản phẩm lũy tiến: tiền lƣơng đƣợc tính theo sản phẩm
hoàn thành và đơn giá tiền lƣơng thay đổi theo mức độ hoàn thành sản phẩm
Chế độ trả lƣơng theo sản phẩm cuối cùng: đƣợc tính theo chế độ ngƣời lao
động hoặc tập thể lao động tạo ra sản phẩm. Đây là cách thức trả lƣơng theo sản phẩm
tiến bộ nhất.

10


2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh trong 2 năm 2009, 2010
Bảng 2.4. Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh của Công Ty Qua Các Năm
ĐVT: Triệu đồng



Năm

Năm

số

2009

2010

1. Tổng DT

01

286.024

294.841

8.817

103,08

2. Các khoản giảm trừ

03

131


65

-66

49,62

3. DT thuần (01-03)

10

285.893

294.776

8.883

103,11

4. Giá vốn hàng bán

11

237.795

254.898

17.103

107,19


5. Lợi nhuận gộp (10-11)

20

48.098

39.878

-8.220

82,91

6. DT hoạt động tài chính

21

2.159

1.852

-307

85,78

7. Chi phí tài chính

22

2.066


6.392

4.326

309,39

8. Chi phí bán hàng

24

16.149

17.473

1.324

108,2

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp

25

25.657

11.847

-13.810

46,18


10. LN thuần từ hoạt động KD

30

6.385

6.018

-367

94,25

11. Thu nhập khác

31

481

1.178

697

244,91

12. Chi phí khác

32

374


554

180

148,13

13. Lợi nhuận khác (40=31-32)

40

107

624

517

583,18

14. Tổng LN trƣớc thuế (50=30+40)

50

6.492

6.642

150

102,31


15. Chi phí thuế thu nhập DN hiện hành

51

996

848

-148

85,14

16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN

60

5.496

5.794

298

105,42

Chỉ tiêu

So sánh 2010/2009
±∆

Tỷ lệ (%)


30=20+(21-22)-(24+25)

(60=50-51)

Nguồn: Ban KH KD XNK
Từ bảng 2.4 ta thấy: Năm 2010 Doanh nghiệp thực hiện đa số các chỉ tiêu đều
tăng so với năm 2009. Tổng Doanh thu năm 2010 tăng 3,08% so với năm 2009 do nền
kinh tế thế giới đang từng bƣớc ổn định sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên
sản lƣợng tiêu thụ sản phẩm đã bắt đầu tăng lên, doanh thu thuần cũng tăng thêm
3,11% trong năm 2010. Giá vốn hàng bán tiếp tục tăng 17.473 triệu đồng, ứng với mức
tăng 7,19% trong khi đó, lợi nhuận gộp lại giảm, chỉ đạt 82,91% ứng với mức giảm
8.220 triệu đồng. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 367 triệu đồng, đạt
94,25% so với năm 2009.

11


×