Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI TẠI CÔNG TY TNHH KHỞI NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
******************

TẠ HỮU TÌNH

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI TẠI
CÔNG TY TNHH KHỞI NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
*****************

TẠ HỮU TÌNH

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI TẠI
CÔNG TY TNHH KHỞI NGHIỆP

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: Ths. LÊ THÀNH HƯNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Thực trạng và một số
giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống phân phối tại Công ty TNHH Khởi Nghiệp”
do Tạ Hữu Tình, sinh viên khóa 33, ngành Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại, đã bảo
vệ thành công trước hội đồng ngày _______________.

ThS Lê Thành Hưng
Người hướng dẫn
(Chữ ký)

Ngày

Chủ tịch hội đồng báo cáo

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM ƠN
Lời chân thành đầu tiên tôi xin gửi lời biết ơn vô bờ bến đến bố mẹ, là người
luôn ở bên tôi chăm lo, động viên, khuyến khích, giúp cho tôi từng bước trưởng thành
và có được như ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu cùng toàn thể quý thầy cô, đặc biệt là
quý thầy cô Khoa Kinh Tế trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, những
người đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tại
trường.
Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn thầy Lê Thành Hưng, người đã tận tình hướng
dẫn em hoàn thành luận văn này.
Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo Công ty TNHH Khởi Nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho em học hỏi những bài học thực tế và hoàn thành
bài luận văn này. Xin cảm ơn Bác Thuỷ, chị Kim Anh, chị Tuyết phòng kinh doanh,
chị Loan phòng kế toán đã hỗ trợ em có cơ hội cọ sát thực tế, cung cấp cho em những
thông tin bổ ích trong quá trình nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn bè của tôi, những người bạn thân thiết đã cùng
tôi học tập và vui chơi đó là khoảng thời gian để lại những dấu ấn tốt đẹp nhất thời
sinh viên dưới mái trường Đại Học Nông Lâm.
Cuối cùng, xin chúc cha mẹ, các thầy cô sức khỏe thật dồi dào, bạn bè tôi luôn
thành công và công ty TNHH Khởi Nghiệp luôn phát triển.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. HCM, ngày 01 tháng 07 năm 2011

Sinh viên
Tạ Hữu Tình


NỘI DUNG TÓM TẮT
TẠ HỮU TÌNH. Tháng 07 năm 2011, “Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp
Nhằm Hoàn Thiện Hệ Thống Phân Phối Tại Công Ty TNHH Khởi Nghiệp”.
TA HUU TINH, July 2011. “Reality And Some Methods To Improve
Distribution System At Start CO.,LTD”.
Hệ thống phân phối đóng một vai trò quan trọng trong việc phân phối hàng hóa
ra thị trường, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Nhận thức được điều này,
khoá luận nhằm mục tiêu: Tìm hiểu hệ thống phân phối tại thị trường Việt Nam, phân
tích và đánh giá kết quả hệ thống phân phối của Khởi Nghiệp, đồng thời tìm hiểu các
nhân tố ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh công ty, đề ra các giải pháp hoàn thiện
hệ thống phân phối của công ty.
Khoá luận sử dụng các phương pháp thu thập thông tin, xử lý số liệu, so sánh
chệnh lệch, thống kê mô tả, phân tích ma trận SWOT cùng với phần mềm Excel để
tổng hợp phân tích các mục tiêu nguyên cứu.
Qua nghiên cứu, khoá luận nhận thấy hoạt động phân phối sản phẩm đóng gói
tại thị trường việt nam phát triển một cách nhanh chóng. Hệ thống phân phối của Khởi
Nghiệp còn quá đơn giản, hoạt động chủ yếu một kênh phân phối, nhưng tình hình
doanh thu, phân bố cũng như độ phủ hàng của hệ thống phân phối tại công ty tương
đối cao.
Từ những kết luận trên, khoá luận mạnh dạn đưa ra những giải pháp như cải
tiến và phát triển đội ngũ nhân sự, củng cố và mở rộng phạm vi phân phối, tăng cường
hệ thống thông tin, hoạt động chiêu thị cổ đông. Với những giải pháp cụ thể giúp
doanh nghiệp phân tích, lựa chọn, ứng dụng nhằm hoàn thiện hệ thống phân phối của
Công ty, nâng cao chất lượng hoạt động phân phối của công ty Khởi Nghiệp.



MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

CHƯƠNG 1

1

MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung


2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc khóa luận

3

CHƯƠNG 2

4

TỔNG QUAN

4

2.1. Sự hình thành và phát triển

4

2.1.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Khởi Nghiệp

4


2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty

4

2.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty

5

2.2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty

5

2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

5

2.2.3. Cơ cấu nhân sự của Công ty

8

2.3. Chức năng và quyền hạn của Công Ty Khởi Nghiệp

9

2.3.1. Chức năng

9

2.3.2. Nhiệm vụ


9

2.4. Hoạt động kinh doanh của Công ty
2.4.1. Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty
2.4.2. Các sản phẩm của Công ty

10
10
10

2.4.3. Chính Sách kinh doanh của Công ty

14

2.4.4. Thị trường kinh doanh của Công ty

15

2.4.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty

16

v


CHƯƠNG 3

19


NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

19

3.1. Cơ sở lý luận

19

3.1.1. Bản chất kênh phân phối

19

3.1.2. Vai trò, chức năng của kênh phân phối

20

3.1.3. Cấu trúc kênh phân phối

22

3.1.4. Các thành viên kênh phân phối

23

3.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống phân phối

25

3.1.6. Ma trận SWOT


28

3.2. Phương pháp nghiên cứu

29

3.2.1. Phương pháp thu thập tin

29

3.2.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

29

CHƯƠNG 4

31

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

31

4.1. Thực trạng hệ thống phân phối sản phẩm đóng gói trên thị trường Việt Nam
31
4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống phân phối của Công ty

32

4.2.1. Môi trường bên trong


32

4.2.2. Môi trường bên ngoài

36

4.3. Thực trạng và tổ chức trong hệ thống phân phối của Công ty
4.3.1. Cấu trúc kênh phân phối của Công ty

40
40

4.3.2. Phân tích hiệu quả hoạt động phân phối của Công ty qua các năm 42
4.3.3. Tổ chức nhân sự trong hệ thống phân phối của Công ty

43

4.3.4. Quy trình bán hàng

44

4.3.5. Hệ thống thông tin trong kênh phân phối của Công ty

45

4.4. Thực trạng về tổ chức kênh và quản lý kênh phân phối của Công ty

46

4.4.1. Quá trình tổ chức kênh phân phối sản phẩm của Công ty


46

4.4.2. Quá trình quản lý kênh phân phối của Công ty

47

4.4.3. Đánh giá thực trạng phân phối của Công ty theo khu vực

51

4.6. Đánh giá chung về HTPP của Công ty

54

4.7. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống phân phối của Công ty

55

vi


4.7.1. Củng cố và mở rộng phạm vi phân phối

55

4.7.2. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự

57


4.7.3. Tăng cường hệ thống thông tin

58

4.7.4. Tăng cường hoạt động quảng cáo, chiêu thị cổ động

59

CHƯƠNG 5

61

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

61

5.1. Kết luận

61

5.2. Kiến nghị

62

5.2.1. Đối với Công ty

62

5.2.2. Đối với nhà nước


64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA

Khu Vực Tự Do Mậu Dịch ASEAN (ASEAN Free Trade Area )

BB

Bán Buôn

BL

Bán Lẻ

BGĐ

Ban Giám Đốc

CT

Công Ty

CT NCTT


Công Ty Nghiên Cứu Thị Trường

DN

Doanh Nghiệp

EDI

Hệ Trao Đổi Thông Tin Nội Bộ (Electronic Data Interchange)

FTA

Vùng Tự Do Mậu Dịch ( A Free Trade Area)

FMCG

Nhóm Hàng Tiêu Dùng Nhanh (Fast Moving Consumer Goods)

GDP

Tổng Sản Phẩm Quốc Nội (Gross Domectic Product)

KH

Khách Hàng

NXB

Nhà Xuất Bản


SX

Sản Xuất

SO

Khai thác cơ hội bằng điểm mạnh

ST

Dùng điểm mạnh vượt qua de dọa

TDCC

Tiêu dùng cuối cùng

TNHH

Trách Nhiệm Hữu Hạn

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

VNĐ

Việt Nam Đồng

WT


Khắc phục điểm yếu để nắm lấy cơ hội

WTO

Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organization)

WT

Phòng thủ đe dọa tối thiểu

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê số lượng lao động của Công ty

9

Bảng 2.2. Cơ cấu doanh thu bán hàng theo khu vực năm 2010

15

Bảng 2.3. Doanh thu bán hàng qua các năm

16

Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty

17


Bảng 4.1. Các Chỉ Tiêu về Nền Kinh Tế Việt Nam

37

Bảng 4.2. Doanh thu bán hàng qua các kênh phân phối

42

Bảng 4.3. Thực trạng doanh thu bán hàng theo khu vực

43

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Hình ảnh Logo của Công ty TNHH Khởi Nghiệp

4

Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty

5

Hình 2.3. Máy đóng đai nhựa bán tự động dạng đứng, dạng nằm

10

Hình 2.4. Máy đóng đai nhựa hoàn toàn tự động có khung lớn hoặc nhỏ


11

Hình 2.5. Máy dán thùng carton bán tự động hoặc hoàn toàn tự động

11

Hình 2.6. Máy quấn màng PE có độ kéo giãn màng từ 250% - 300%

12

Hình 2.7. Các loại dây đai

13

Hình 2.8. Máy rút màng co

13

Hình 2.9. Dụng cụ tay xách rời xuất xứ Đài Loan

14

Hình 2.10. Dụng cụ đóng đai dùng hơi, dùng pin

14

Hình 2.11. Biểu đồ thị trường sản phẩm của Công ty

15


Hình 2.12. Đồ thị doanh thu bán hàng qua các năm

16

Hình 3.1. Trung gian phân phối giúp giảm số lượng giao dịch

19

Hình 3.2. Vị trí phân phối

21

Hình 3.3. Sơ đồ hệ thống phân phối trong thị trường công nghiệp

22

Hình 3.4. Sơ Đồ Phân Loại Những Người Tham Gia Vào Kênh

25

Hình 3.5. Cấu Trúc của Marketing - Mix

28

Hình 4.1. Sơ đồ hệ thống phân phối của Công ty

35

Hình 4.2. Sơ đồ phân phối trực tiếp sản phẩm nhập khẩu của Công ty


41

Hình 4.3. Sơ đồ phân phối gián tiếp sản phẩm nhập khẩu của Công ty

41

Hình 4.4. Biểu đồ doanh thu bán hàng theo kênh phân phối

42

Hình 4.5. Biểu đồ doanh thu bán hàng theo khu vực

43

Hình 4.6. Quy trình nhận đặt hàng và phân phối hàng đến tay người tiêu dùng

44

Hình 4.7. Dòng Thông Tin trong Hoạt Động Phân Phối của Công ty

45

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong thế giới đầy biến động nó giống như những con chíp điện tử xuất hiện rồi

với hiệu ứng siêu tốc kích hoạt vận hành cả một cổ máy, thế giới kinh doanh cũng vậy
biến đổi từng ngày từng giờ doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến chất lượng, giá cả
sản phẩm, nhu cầu của người tiêu dùng mà còn tìm mọi cách đưa sản phẩm của doanh
nghiệp đến tận tay người tiêu dùng một cách thuận lợi nhanh nhất với chi phí thấp
nhất. Đó là chức năng phân phối được thông qua kênh phân phối sản phẩm của doanh
nghiệp, kênh phân phối giúp chuyển thương hiệu từ nhà sản xuất đến tận tây người
tiêu dùng. Một kênh phân phối hiệu quả sẽ giúp khách hàng được thuận lợi trong việc
mau sắm và tăng doanh thu, lợi nhuận cho các trung gian phân phối và cho chính
doanh nghiệp.
Trong thời kỳ hội nhập mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế khi Việt Nam đã gia
nhập các tổ chức kinh tế thế giới như WTO, AFTA, FTA…các doanh nghiệp trong
nước với nguồn lực tài chính có hạn đã lựa chọn phương pháp phát triển kênh phân
phối và họ đã có những thành công nhất định. Xây dựng và tổ chức được một hệ thống
đội ngũ nhân viên Marketing năng động, nhanh nhẹn và đội ngũ nhân viên bán hàng
cần cù, chăm chỉ, chính sách bán hàng, chiết khấu hợp lý đã kích thích nhà phân phối
và nhà kinh doanh trở thành đồng minh của nhau với các chương trình khuyến mãi,
khuyến mại hấp dẫn cho kênh phân phối và người tiêu dùng,… Các doanh nghiệp từng
bước xây dựng thị trường vững chắc. Hơn lúc nào hết, nhận thức được tầm quan trọng
của hệ thống phân phối, thấy được năng lực kinh doanh cũng như thực trạng hệ thống
phân phối của doanh nghiệp, sau thời gian thực tập tại Công Ty TNHH Khởi Nghiệp,
được sự đồng ý của Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, cùng sự
hướng dẫn nhiệt tình của thầy Lê Thành Hưng và bác Thủy, chị Tuyết, Loan của công


ty, em xin chọn đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống
phân phối tại Công Ty TNHH Khởi Nghiệp” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng hệ thống phân phối của Công ty, chỉ ra những ưu khuyết
điểm, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoạn thiện và mở rộng hệ thống phân phối,

nâng cao uy tín của Công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá chung tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến Công ty: Môi trường bên trong và bên
ngoài.
- Phân tích hoạt động phân phối sản phẩm của Công ty: Đánh giá cấu trúc kênh
phân phối, phân tích chiến lược 4P, đánh giá thực trạng phân phối theo khu vực, các
trung gian phân phối của Công ty
- Xây dựng ma trận SWOT: Tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa của
công ty, cần phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để thương hiệu của Công ty
được giữ vững.
- Đề xuất những giải pháp để hoàn thiện hệ thống phân phối của Công ty. Đồng
thời đây cũng chính là cơ hội để tự mình rút ra những kinh nghiệm, bài học quý báu
cho riêng mình nhằm có một kỹ năng mềm vững chắc.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực trạng hệ thống phân phối sản phẩm tại
Công ty TNHH Khởi Nghiệp.
Phạm vi thời gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 03/2011 đến
tháng 06/2011.
Giới hạn đề tài: Do thời gian nghiên cứu ngắn cộng với sự biến động của hệ
thống phân phối diễn ra không đều do môi trường canh tranh qua khốc liệt. Do đó,
trong đề tại này em xin trình bày một số vấn đề liên quan đến thực trạng hoạt động của
kênh phân phối của Công ty TNHH Khởi Nghiệp nhằm thấy được những ưu nhược
điểm của Công ty. Từ đó em cũng xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn
thiện hệ thống phân phối của Công ty.
2


1.4. Cấu trúc khóa luận
Đề tài gồm 5 chương với nội dung như sau:

Chương 1: Mở đầu
Chương này trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của đề
tài, cấu trúc khóa luận.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu khái quát về Công ty, sơ đồ tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các
phòng ban, lĩnh vực hoạt động kinh doanh, sản phẩm của Công ty.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày những khái niệm có liên quan và giới thiệu một số phương pháp sử
dụng trong quá trình nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Tìm hiểu thực trạng kênh phân phối trên thị trường việt nam. Phân tích hiệu quả
hoạt động phân phối, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phân phối của Công ty. Từ
đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phân phối của Công ty.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Sự hình thành và phát triển
2.1.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Khởi Nghiệp
Hình 2.1: Hình ảnh Logo của Công ty TNHH Khởi Nghiệp

Nguồn: Phòng Kinh Doanh
- Tên công ty: công ty TNHH Khởi Nghiệp
- Trụ sở chính: 307 Đoàn Văn Bơ, Phường 13, Quận 4, TP Hồ Chí Minh.

- Văn phòng đại diện: 746 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

- Tên Tiếng Anh: Start Company Ltd.
- Giấy phép kinh doanh số: 4102009115 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư cấp
- ĐT: (+84) 8267394/8253639 - 04-36763066
- Fax: (+84) 8 8253639 - 04-376630079
- Mã số thuế: 0302575149
- Công ty thuộc hình thức công ty TNHH hai thành viên trở lên.
- Email:
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty
Công ty TNHH Khởi Nghiệp được thành lập ngày 01/04/2002 vời lĩnh vực kinh
doanh là cung cấp máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu cho công nghệ đóng gói hàng
hóa. Với sự có mặt trên thị trường trên 10 năm qua, Công ty có những đóng góp đáng
kể cho công nghệ đóng gói hàng hóa ở việt nam. Được sự tín nhiệm của khách hàng


trên toàn lãnh thổ, Công ty Khởi Nghiệp đang thực hiện nhiều hợp đồng cung cấp thiết
bị và nguyên liệu đóng gói cho hầu hết các công ty, nhà máy sản xuất trong ngành điện
tử, viễn thông, gốm sứ, in ấn, báo chí, thủy sản…. ở các khu vực Bắc- Trung- Nam
trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Không chỉ dừng lại ở đó, Công ty luôn tìm kiếm những sản phẩm mới với công
nghệ hiện đại nhất thế giới nhằm phục vụ khách hàng thân yêu của mình.
2.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty
2.2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty
Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty
Tổng Giám
Đốc

Giám Đốc Kinh
Doanh

Phòng

HC
Nhân Sự

Phòng
Kế
Toán

Giám Đốc Sản
Xuất

Phòng
Kinh
Doan

Phòng
CSKH

Phòng
Kỹ
Thuật

Ban
Sản
xuất

Ban
Kho

Nguồn : Phòng Nhân Sự
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

 Tổng Giám đốc
Chịu trách nhiệm về các mặt hoạt động của Công ty trước Hội đồng thành viên
và pháp luật hiện hành. Chịu trách nhiệm về công tác đối ngoại. Là người quyết định
các chủ trương, chính sách, mục tiêu chiến lược của Công ty.
 Giám đốc kinh doanh
Đề xuất các chiến lược kinh doanh, đầu tư cho Hội đồng thành viên. Phát triển
thị trường tiêu thụ sản phẩm trong khu vực.

5


Quyết định toàn bộ giá cả mua bán hàng hóa vật tư thiết bị. Quyết định ngân
sách hoạt động cho các đơn vị và các phòng ban cụ thể trong Công ty theo kế hoạch
phát triển do hội đồng thành viên phê duyệt.
 Giám đốc sản xuất
Quản lý toàn bộ hệ thống kỹ thuật của Công ty, quyết định việc sản xuất sản
phẩm cho Công ty.
 Phòng hành chính nhân sự
Thực hiện công tác tuyển dụng nhận sự đảm bảo chất lượng theo yêu cầu, chiến
lược của Công ty. Tổ chức và phối hợp với các đơn vị khác thực hiện quản lý nhân sự,
đào tạo và tái đào tạo. Tổ chưc việc quản lý nhân sự toàn Công ty.
Xây dựng quy chế lương thưởng, các biện pháp khuyến khích - kích thức người
lao động làm việc, thực hiện các chế độ cho người lao động. Chấp hành và tổ chức
thực hiện các chủ trương, qui định, chỉ thị của Ban Giám đốc .
Nghiên cứu, soạn thảo và trình duyệt các qui định áp dụng trong Công ty, xây
dựng cơ cấu tổ chức của Công ty - các bộ phận và tổ chức thực hiện.
Phục vụ các công tác hành chánh để BGĐ thuận tiện trong chỉ đạo - điều hành,
phục vụ hành chánh để các bộ phận khác có điều kiện hoạt động tốt.
Quản lý việc sử dụng và bảo vệ các loại tài sản của Công ty, đảm bảo an ninh
trật tự, an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trong Công ty.

Tham mưu đề xuất cho BGĐ để xử lý các vấn đề thuộc lãnh vực Tổ chức-Hành
chánh-Nhân sự. Hỗ trợ Bộ phận khác trong việc quản lý nhân sự và là cầu nối giữa
BGĐ và Người lao động trong Công ty.
 Phòng kế toán
Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo
đúng qui định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán. Tham mưu
cho Ban Giám đốc về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ
trong hoạt động kinh doanh.
Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài
sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng
vốn của Công ty.

6


Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài
chính việc thu, nộp, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, vật tư, tiền
vốn, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hiện tượng lãng phí, vi phạm chế độ, qui
định của Công ty.
Phổ biến chính sách chế độ quản lý tài chính của nhà nước với các bộ phận liên
quan khi cần thiết.
Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh,
kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi kế
hoạch. Cung cấp số liệu báo cáo cho các cơ quan hữu quan theo chế độ báo cáo tài
chính, kế toán hiện hành.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho Ban GĐ Công ty.
 Phòng kinh doanh
Phát triển thị trường nội địa dựa theo chiến lược Công ty. Lập kế hoạch kinh
doanh các sản phẩm của Công ty. Thực hiện tất cả các hoạt động xuất nhập khẩu của
Công ty.

Tham mưu, đề xuất cho Ban Tổng Giám đốc, hỗ trợ cho các bộ phận khác về
kinh doanh, tiếp thị, thị trường, lập kế hoạch, tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu.
Tham gia xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống quản lý môi trường
và trách nhiệm xã hội tại Công ty.
Tiếp khách hàng, phân tích thị trường, tìm thị trường, khách hàng cho Công ty,
đảm bảo nguồn hàng ổn định cho Công ty. Lên kế hoạch, theo dõi sản xuất mẫu đối
mẫu chào hàng.
Phân tích đơn hàng, lập định mức sản phẩm trên cơ sở đó chiết tính giá thành
sản phẩm giá bán (FOB, CM),… trình Tổng Giám đốc duyệt.
Nhận các đơn đặt hàng, lên hợp đồng kinh tế nội và ngoại trình Tổng Giám đốc
ký. Làm thủ tục, thực hiện việc xuất nhập khẩu cho toàn bộ các đơn hàng đã ký.
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng tháng cho Tổng Giám đốc
Công ty.
 Phòng chăm sóc khách hàng
Thực hiện việc theo dõi những khách hàng phòng kinh doanh đã tìm kiếm trong
những đơn đặt hàng kế tiếp. Làm tờ khai hải quan cho những mặt hàng nằm trong khu
7


chế xuất. Thu thập những ý kiến của khách hàng trình lên ban Giám Đốc, đồng thời
báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng tháng cho Tổng Giám Đốc.
 Phòng kỹ thuật
Phụ trách thực hiện kiểm tra, lắp ráp, sửa chữa, bảo hành máy móc thiết bị đóng
gói.
Tiến hành đi bảo dưỡng định kỳ cho những máy móc đã bán.
 Ban sản xuất
Thực hiện việc sản xuất sản phẩm khi có quyết định của cấp trên. Vừa sản xuất
sản phẩm để cung cấp cho khách hàng, vừa sản xuất mẫu để nhân viên kinh doanh, kỹ
thuật đi test mẫu cho khách.
 Ban kho

Có nhiệm vụ nhập xuất hàng từ bên ngoài vào. Việc xuất nhập căn cứ vào
những chứng từ hợp lệ, nếu nhập hàng thì phải báo trước tổ kho và có đầy đủ giấy tờ
nhập và nếu xuất thì phải căng cứ vào giấy tờ của phòng nghiệp vụ. Làm thẻ kho theo
từng mặt hàng, theo dõi báo cáo hàng ngày, hàng quý, hàng năm. Kiểm kê sắp sếp
hàng hóa cho hợp lý trách thất thoát, hư hỏng.
2.2.3. Cơ cấu nhân sự của Công ty
Một trong những nhân tố không thể thiếu cấu thành nên sự thành công của
doanh nghiệp là nhân sự, trước tình hình cạnh tranh ngày càng diễn ra sôi động và
mạnh mẻ, để đạt được thắng lợi trong kinh doanh thì nhân tố thực sự cần thiết cấu
thành nên là cơ cấu nhân sự gọn nhẹ, năng động, hiệu quả. Quản lý con người là một
hoạt động phức tạp và khó khăn nên để đạt được một cơ cấu nhân sự tinh nhuệ chỉ đạt
được ở mức độ tương đối, trong chừng mực phạm vi quyền hạn và năng lực của mình.
Công ty TNHH Khởi Nghiệp đã tạo cho mình một đội ngũ cán bộ công nhân viên đảm
đương toàn bộ công việc của Công ty. Để có được đánh giá đầy đủ nguồn nhân lực của
Công ty ta phân tích hai mặt là chất lượng và số lượng.

8


Bảng 2.1. Thống kê số lượng lao động của Công ty
ĐVT: Người
Số lao

Đại

Cao

Trung

Phổ


động

học

đẳng

cấp

thông

Phòng hành chính nhân sự

4

4

Phòng kinh doanh

3

2

1

Phòng kế toán

11

3


2

6

Phòng CSKH

6

2

1

3

Phòng kỹ thuật

10

2

8

Ban sản xuất

13

1

2


9

Ban kho

2

1

1

20

10

Phòng ban

TỔNG

49

14

4

Dưới
phổ
thông

1

1

Nguồn: Phòng Nhân Sự
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty có đặc điểm
chung là những người có trình độ chuyên môn, có năng lực và ý thức kỷ luật cao.
Các phòng ban luôn luôn đoàn kết với nhau tạo thành một thể thống nhất làm cho
Khởi Nghiệp ngày càng vững mạnh và phát triển không ngừng.
Số lượng nhân viên của Khởi Nghiệp luôn tăng mỗi năm, chứng tỏ rằng
công ty mỗi ngày một phát triển, mỗi ngày mở rộng thêm quy mô. Nhưng tình hình
nhân sự phân bố không đồng đều.
2.3. Chức năng và quyền hạn của Công Ty Khởi Nghiệp
2.3.1. Chức năng
Thúc đẩy quá trình đóng gói diễn ra nhanh hơn nhằm đưa hàng hóa đến tay
người tiêu dùng một các nhanh nhất, tiện lợi nhất, gọn gàng nhất.
2.3.2. Nhiệm vụ
Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất, giá trị sử dụng cao nhất và
đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Luôn nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ kỹ thuật viên để cung cấp cho
khách hàng các dịch vụ chất lượng cao, duy trì lòng tin của khách hàng.

9


Củng cố và phát triển thương hiệu của công ty để trở thành công ty cung cấp
máy đóng gói lớn nhất Việt Nam.
Tư vấn cho khách hàng lựa chọn sản phẩm nhằm tiết kiệm vốn đầu tư và đảm
bảo hệ thống vận hành tối ưu.
2.4. Hoạt động kinh doanh của Công ty
2.4.1. Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty
- Cung cấp các thiết bị, máy móc, nguyên liệu dùng trong đóng gói bao bì.

- Lắp ráp, sửa chữa, bảo trì máy móc, thiết bị đóng gói.
- Cung cấp thiết bị phụ tùng thay thế khi khách hàng có nhu cầu.
2.4.2. Các sản phẩm của Công ty
Sản phẩm của Công ty rất đa dạng và phong phú về chủng loại. Theo quy cách
đóng gói xuất khẩu tiêu chuẩn quốc tế, tiết kiệm nhân lực và nguyên liệu nhất. Bảo vệ
sản phẩm chống bụi và nước một cách hiệu quả nhất. Vận hành hoàn toàn tự động trên
hệ thống hoặc bán tự động tùy chọn. Bền bỉ và hiệu quả là chất lượng sản phẩm của
công ty khởi nghiệp.Với những tiêu chí trên công ty mạnh dạn cung cấp tới khách
hàng những sản phẩm sau:
a) Máy đóng đai nhựa bán tự động dạng đứng, dạng nằm…(strapping
machinse)
Máy đóng đai nhựa bán tự động dạng đứng, nằm được sản xuất bởi hãng
Charli- Đài Loan. Đây là một trong những thương hiệu nổi của Đài Loan, sản phẩm có
mặt trên nhiều nước trên thế giới. Công dụng của máy này là đóng đai bán tự động với
tốc độ là 0,2 giây/đai, một tốc độ mà con người không thể tưởng tượng nổi. Một công
dụng khác nữa là máy có thể hàn nhiệt để nối 2 đầu dây lại với nhau, tiết kiệm một
khoản chi phí rất lớn. Máy được sử dụng trong nhiều lĩnh vực: gỗ, gạch, thuỷ sản…….
Hình 2.3. Máy đóng đai nhựa bán tự động dạng đứng, dạng nằm

Nguồn: Phòng Kinh Doanh
10


b) Máy đóng đai nhựa hoàn toàn tự động có khung lớn hoặc nhỏ
Với một chế độ tự động hoàn toàn, con người không cần phải đụng tay vào
trong quá trình đóng gói, máy đóng đai nhựa hoàn toàn tự động dễ dàng thuyết phục
được nhà sử dụng công nghiệp. Đây cũng là một trong những sản phẩm hoàn toàn mới
trên thị trường Việt Nam, được sử dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực: gạch, gỗ, thiết bị
điện, giấy cuộn, len, dệt,… do đây là sản phẩm đầy tiềm năng của doanh nghiệp
Hình 2.4. Máy đóng đai nhựa hoàn toàn tự động có khung lớn hoặc nhỏ


Nguồn: Phòng Kinh Doanh
c) Máy dán thùng carton bán tự động hoặc hoàn toàn tự động (tapping
machinse or carton sealer machinse)
Không khác gì con người, máy dán thùng carton có thể tự động đóng nắp thùng
lại, sau đó dán băng keo. Có thể dán với nhiều kích thước thùng khác nhau với công
suất 20 sản phẩm/ phút. Trên thị trường Việt Nam, máy này cũng được sử dụng khá
phổ biến, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Hình 2.5. Máy dán thùng carton bán tự động hoặc hoàn toàn tự động

Nguồn: Phòng Kinh Doanh

11


d) Máy quấn màng PE có độ kéo giãn màng từ 250% - 300% (wrapping
machinse)
Con người không thể tưởng tượng, bằng lời nói, con người cũng không thể tin
rằng 1m màng PE dày khoản 20µc, máy có thể kéo giãn thành 3,8m. Thật vậy, với
công dụng kéo giãn màng trước khi quấn mà con người không thể nào làm được, máy
quấn màng sẽ thuyết phục con người bằng những khoản tiết kiệm khổng lồ, với tốc độ
21 ballet/giờ. Đây là một sản phẩm hiện nay được giới doanh nghiệp chú ý quan tâm
nhất, đồng thời cũng là sản phẩm tiềm năng của Khởi Nghiệp trong thị trường cạnh
tranh khốc liệt như hiện nay.
Hình 2.6. Máy quấn màng PE có độ kéo giãn màng từ 250% - 300%

Nguồn: Phòng Kinh Doanh
e) Cung cấp tất cả các nguyên phụ liệu
Dây đai đủ màu có bản rộng từ 8mm đến 15mm, màn phim quấn tay, quấn bằng
máy (stretch film) và nhiều thiết bị dụng cụ dùng trong ngành đóng gói bao bì.

Với hai nhà cung cấp, một nhà cung cấp từ Thái Lan và xưởng sản xuất do
chính Khởi Nghiệp sản xuất, công ty Khởi Nghiệp sẵn sàng cung cấp dây đai PP, PET
cho bất cứ những nhu cầu của khách hàng với giá cả hợp lý. Đây là sản phẩm mà
thông dụng nhất của công ty, bán với một số lượng lớn trong những năm vừa qua.

12


Hình 2.7. Các loại dây đai

Nguồn: Phòng Kinh Doanh

f) Máy rút màng co (shringking machinse or materials)
Đây là loại máy có chức năng phủ sản phẩm và làm cho màng rút lại, ôm sát
vào sản phẩm, giúp sản phẩm chống bụi, mưa, nắng tốt, vững chắc khi di chuyển. sản
phẩm này góp phần làm đa dạng hoá dòng sản phẩm của Công ty.
Hình 2.8. Máy rút màng co

Nguồn: Phòng Kinh Doanh
g) Dụng cụ tay xách rời xuất xứ Đài Loan
Những dụng cụ đơn giản, sử dụng dễ dàng, phù hợp với những doanh nghiệp
sản xuất vừa và nhỏ, những doanh nghiệp không có diện tích đặt máy. Với một giá
thành hợp lý, tương đối thấp, những dụng cụ này được sử dụng hầu hết ở tất cả các
doanh nghiệp sản xuất.
13


Hình 2.9. Dụng cụ tay xách rời xuất xứ Đài Loan

Nguồn: Phòng Kinh Doanh

h) Dụng cụ đóng đai dùng hơi, dùng pin
Với tính năng 3 trong 1, dụng cụ đóng đai dùng hơi, pin có chức năng căng đai,
hàn và cắt đai, làm cho sản phẩm chặt hơn. Đây là sản phẩm góp phần làm đa dạng
hoá dòng sản phẩm của Công ty, đồng thời cũng là sản phẩm tiềm năng của Công ty
trong giai đoạn vật giá đang leo thang, các công ty đang cố tiết kiệm tới mức họ có thể.
Hình 2.10. Dụng cụ đóng đai dùng hơi, dùng pin

Nguồn: Phòng Kinh Doanh
2.4.3. Chính Sách kinh doanh của Công ty
 Uy tín, chất lượng là sự sống còn của Công ty.
14


×