Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đối với các tội phạm về tham nhũng theo pháp luật tố tụng hình sự tại thành phố hồ chí minh ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.96 KB, 77 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN QUỐC TRUNG

GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM VÀ KIẾN
NGHỊ KHỞI TỐ ĐỐI VỚI TỘI PHẠM THAM NHŨNG
THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN QUỐC TRUNG

GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM VÀ KIẾN
NGHỊ KHỞI TỐ ĐỐI VỚI TỘI PHẠM THAM NHŨNG
THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số: 83.80.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM VĂN BEO

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, dữ liệu và một số kiến thức của các tác giả khác trong luận văn này được
sử dụng trung thực, có đầy đủ nguồn dữ liệu đáng tin cậy theo quy định của
một công trình khoa học. Kết qủa nghiên cứu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình khoa học nào.
Tác giả luận văn

Trần Quốc Trung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC,
TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM VÀ KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ ĐỐI VỚI CÁC
TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG .................................................................. 8
1.1. Khái nhiệm tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đối với các
tội phạm về tham nhũng ................................................................................. 8
1.2. Đặc điểm của hoạt động giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến
nghị khởi tố đối với các tội phạm về tham nhũng ....................................... 15
1.3. Mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc giải
quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đối với các tội phạm
về tham nhũng .............................................................................................. 24
Chương 2: THỰC TIỄN QUY ĐỊNH VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ

GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM VÀ KIẾN NGHỊ
KHỞI TỐ ĐỐI VỚI CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................................... 27
2.1. Quy định pháp luật hiện hành về giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
và kiến nghị khởi tố đối với các tội phạm về tham nhũng theo pháp luật tố
tụng hình sự .................................................................................................. 27
2.2. Một số tình hình có liên quan đến công tác giải quyết tố giác, tin báo về
tội phạm và kiến nghị khởi tố đối với các tội phạm về tham nhũng theo
pháp luật tố tụng hình sự trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ................. 40
2.3. Đánh giá hoạt động giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị
khởi tố đối với các tội phạm về tham nhũng theo pháp luật tố tụng hình sự
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh .......................................................... 42
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN
BÁO VỀ TỘI PHẠM VÀ KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ ĐỐI VỚI CÁC TỘI
PHẠM VỀ THAM NHŨNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH.............................................................................................................. 51


3.1. Nhóm giải pháp chung .......................................................................... 51
3.2. Nhóm giải pháp cụ thể .......................................................................... 56
KẾT LUẬN .................................................................................................... 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS

Bộ luật hình sự


BLTTHS

Bộ luật tố tụng hình sự

CQĐT

Cơ quan điều tra

HĐND

Hội đồng nhân dân

TAND

Tòa án nhân dân

TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao

THTP

Tình hình tội phạm

TNHS

Trách nhiệm hình sự

TTHS


Tố tụng hình sự

UBND

Ủy ban nhân dân

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, tình hình tội phạm tham nhũng trong cả nước đã
diễn biến hết sức phức tạp trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội với
tính chất, mức độ đặc biệt nghiêm trọng, liên quan đến nhiều cấp, nhiều
ngành, nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực kinh tế trọng điểm và cả trong một
số cơ quan hành chính sự nghiệp. Các lĩnh vực chủ yếu xảy ra tội phạm tham
nhũng là: Tài chính, ngân hàng, quản lý tài sản công, đầu tư công, đầu tư xây
dựng cơ bản, quản lý sử dụng đất đai, giải quyết các chính sách xã hội... Quy
mô các vụ án tham nhũng bị phát hiện được phát hiện ngày càng lớn, thể hiện
ở số đối tượng liên quan, lượng tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát, nhiều vụ án
tham nhũng gây thiệt hại cho Nhà nước hàng nghìn tỷ đồng. Không chỉ gây
thiệt hại về tài sản, tội phạm về tham nhũng còn làm giảm hiệu lực quản lý
nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội, làm ảnh hưởng đến đầu tư
của nước ngoài vào Việt Nam; nghiêm trọng hơn cả là làm xói mòn lòng tin
của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm lớn về kinh tế, tài chính,
thương mại, dịch vụ, đầu mối giao thương quốc tế, là hạt nhân của vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam, có vị trí quan trọng của cả nước; với tốc độ tăng

trưởng kinh tế cao, đã có đóng góp lớn về tổng sản phẩm quốc gia và thu hút
đầu tư nước ngoài. Bên cạnh, những thành tựu đạt được về mặt kinh tế, hiện
nay, Thành phố cũng đang đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình phát
triển, trong đó nổi lên là tình hình tội phạm về tham nhũng; tham nhũng làm
ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền thành
phố, gây thất thoát tài sản công, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và thu
hút đầu tư, các nguồn viện trợ nước ngoài vào thành phố.
Ý thức được sự tác hại, nguy hiểm của hành vi tham nhũng, Thành ủy,
Ủy ban nhân dân thành phố đã triển khai nhiều biện pháp nhằm tăng cường sự
1


lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phòng, chống tham nhũng; trong đó đặc
biệc chú trọng công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng và nâng
cao vai trò của các cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng trong
công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Đây là nhân tố, là điều kiện
quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với
tội phạm tham nhũng; góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh phòng,
chống tham nhũng thành phố. Đã có nhiều vụ án tham nhũng lớn, được các cơ
quan thanh tra, kiểm tra và cơ quan tiến hành tố tụng thành phố phát hiện,
khởi tố điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, được nhân dân đồng
tình, ủng hộ. Tuy nhiên, công tác phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng hiện
nay chưa tương xứng với tình hình, chưa phản ánh được đúng hiện trạng tội
phạm tham nhũng trên địa bàn thành phố; số vụ tội phạm tham nhũng được
khởi tố còn ít, tài sản tham nhũng thu hồi được không đáng kể; việc giải quyết
tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đối với các tội phạm về tham
nhũng còn nhiều khó khăn, vướng mắc và kéo dài gây hoài nghi trong nhân
dân về các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Từ những lý do nêu trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài "giải quyết
tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đối với các tội phạm về tham

nhũng theo pháp luật tố tụng hình sự từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh”
làm đề tài luận văn thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tố giác, tin báo về tội phạm, công
tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm dưới các
góc độ khác nhau như Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Dương Tiến
Mạnh với đề tài Kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm trong
luật tố tụng hình sự Việt Nam (Hà Nội – 2015);

2


Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Trương Văn Chung với đề tài Tố
giác, tin báo về tội phạm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn
tỉnh Tiền Giang (Hà Nội- 2015).
Các công trình ở dạng bài viết như: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện
kiểm sát trong công tác kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm
và kiến nghị khởi tố theo yêu cầu của cải cách tư pháp của tác giả Thạc sĩ
Nguyễn Duy Giảng, Tạp chí kiểm sát số 18-20/2008;
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát
việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của tác giả
Lưu Trọng Nguyên, Tạp chí kiểm sát, số 12/2009.
Quy định của pháp luật về kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về
tội phạm và kiến nghị khởi tố - Thực trạng và một số đề xuất kiến nghị của
tác giả Vũ Việt Hùng, Tạp chí kiểm sát, số 12/2009.
Cần thống nhất nhận thức về các khái niệm tố giác, tin báo về tội
phạm, kiến nghị khởi tố và các nguồn thông tin về tội phạm của tác giả Thạc
sĩ Lê Ra, Tạp chí kiểm sát, số 20/2012.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân
thành phố Hà Nội với Cục điều tra trong việc phát hiện và giải quyết tố giác,

tin báo về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp của tác giả Nguyễn Quang
Thành, Tạp chí kiểm sát số 11/2012...
Như vậy, việc nghiên cứu công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết
tố giác, tin báo về tội phạm không phải mới. Tuy nhiên dưới góc độ Luật tố
tụng hình sự, các công trình nói trên mới chỉ nghiên cứu ở khía cạnh tổng quát
chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu một cách đầy đủ và có hệ
thống về những kết quả đã đạt được cũng như những vướng mắc trong quá
trình thực hiện công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về
tội phạm tại Thành phố Hồ Chí Minh để từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.
3


Qua nghiên cứu tình hình trên cho thấy chưa có công trình khoa học
nào nghiên cứu một cách có hệ thống dưới góc độ cơ sở lý luận giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đối với các tội phạm về tham
nhũng theo pháp luật tố tụng hình sự. Với tình hình nghiên cứu trên, lại một
lần nữa cho phép khẳng định việc nghiên cứu đề tài "Cơ sở lý luận giải quyết
tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đối với các tội phạm về tham
nhũng theo pháp luật tố tụng hình sự " là đòi hỏi khách quan, cấp thiết, vừa có
tính lý luận, vừa có tính thực tiễn và đề tài không trùng với bất cứ đề tài nào
đã được công bố
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Mục đích của luận văn là nghiên cứu các quy định của pháp luật việc
giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố về tội phạm tham
nhũng cũng như việc áp dụng trong thực tiễn tại địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh. Từ đó, luận văn đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp
luật hình sự Việt Nam, cũng như đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả
của hoạt động này trong thực tiễn.

3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được các mục đích nêu trên, luận văn phải giải quyết các
nhiệm vụ sau:
- Phân tích cơ sở lý luận, khái niệm, thẩm quyền, căn cứ pháp luật giải
quyết về tố giác, tin báo về tội phạm; Nội dung việc giải quyết tố giác, tin báo
về tội phạm; các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giải quyết tố giác, tin báo về
tội phạm.
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm trên cơ sở đó đánh giá thực tiễn thực hiện việc giải
quyết tin báo, tố giác về tội phạm, phân tích làm rõ những tồn tại, hạn chế
4


xung quanh việc áp dụng và những nguyên nhân cơ bản của tồn tại, hạn chế
đó.
- Đề xuất những định hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định của
pháp luật về việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và nâng cao chất
lượng hoạt động giải uqyeets khiếu nại, tố cáo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn tiếp nhận, xử
lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm tham nhũng của cơ quan điều tra,
các cơ quan khác được giao một số hoạt động điều tra ban đầu trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu và giải quyết những vấn đề xung quanh việc giải
quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố, các quy định của Bộ
luật tố tụng hình sự và những văn bản hướng dẫn khác có liên quan, kết hợp
với việc nghiên cứu đánh giá thực tiễn thực hiện công tác trên. Thông qua đó,
chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế để kiến nghị những giải pháp

hoàn thiện pháp luật thực định và nâng cao hiệu quả thực hiện trong thực tiễn.
Về phạm vi nghiên cứu thực tiễn: Đề tài nghiên cứu thực tiễn thực hiện việc
giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm trong 05 năm (2013 – 2017) trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phương pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; các quan điểm của Đảng cộng sản
Việt Nam về tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền
XHCN của dân, do dân, vì dân. Luận văn sử dụng các phương pháp của triết
5


học duy vật biện chứng như: Phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn;
phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp lịch sử cụ thể. Ngoài ra,
luận văn cũng sử dụng các phương pháp của các bộ môn khoa học khác:
Thống kê tội phạm, phương pháp hệ thống,…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phương diện
lý luận và thực tiễn liên quan đến việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm
và kiến nghị khởi tố tội phạm tham nhũng. Những điểm mới cơ bản của luận
văn là:
- Tổng hợp các quan điểm khoa học trong nước về công tác giải quyết
tin báo, tố giác về tội phạm từ đó xây dựng khái niệm về việc giải quyết tin
báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố, tạo cơ sở áp dụng pháp luật
thống nhất và có căn cứ. Đồng thời luận văn chỉ ra những đặc điểm công tác
giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm;
- Qua nghiên cứu thực tiễn trong việc giải quyết tin báo tố giác về tội
phạm, luận văn đề xuất các định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật và
nâng cao hiệu quả thực hiện công tác giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm

và kiến nghị khởi tố.
- Làm rõ thêm vai trò lãnh đạo của Đảng, mà cụ thể là của Thành ủy
thành phố Hồ Chí Minh và Ban Nội chính Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh
đối với công tác giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố
đối với tội phạm tham nhũng.
- Bên cạnh đó, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích
dành cho các nhà lập pháp, các nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng dạy pháp
luật, học viên và người làm thực tiễn và còn là tài liệu có thể sử dụng nhằm
bổ trợ, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, thao tác nghiệp vụ cho cán bộ, kiểm sát
viên (KSV) các cấp trước yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay.
6


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full














×