Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ HÀNG HẢI VÀ THƯƠNG MẠI HOÀNG MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.17 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


PHAN NGỌC HOÀNG LAN

KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ HÀNG
HẢI VÀ THƯƠNG MẠI HOÀNG MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011
i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


PHAN NGỌC HOÀNG LAN

KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ HÀNG
HẢI VÀ THƯƠNG MẠI HOÀNG MINH

Ngành: Kế toán

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Người hướng dẫn: ThS. TRẦN VĂN MÙA

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011
ii


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế Toán Lưu Chuyển Hàng
Hóa và Xác Đinh Kết Quả Kinh Doanh tại Công Ty TNHH Dịch Vụ Hàng Hải và
Thương Mại Hoàng Minh” do Phan Ngọc Hoàng Lan, sinh viên khóa 33, ngành Kế
toán, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________ .

TRẦN VĂN MÙA
Giáo viên hướng dẫn,

Ngày

tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày


tháng

năm

iii

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên con xin cảm ơn Cha Mẹ đã sinh thành dưỡng dục con nên người, con
xin gửi lời biết ơn đến những người thân đã luôn ủng hộ, động viên con trong suốt thời
gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, các Thầy Cô Trường Đại Học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, cùng toàn thể quý Thầy Cô khoa Kinh Tế đã truyền đạt
cho em những kiến thức quý báu, giúp em vững tin trên con đường học vấn và sự
nghiệp tương lai của mình. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc Thầy Trần Văn
Mùa đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Con xin trân trọng cảm ơn Giám Đốc Công ty TNHH dịch vụ hàng hải và
thương mại Hoàng Minh đã tạo điều kiện cho con được thực tập tại công ty. Con xin
cảm ơn sự giúp đỡ của cô chú, anh chị bộ phận kinh doanh và hành chính của công ty.
Và đặc biệt, em xin cảm ơn chị Lê Thị Minh Trí – kế toán trưởng của Công ty đã tận
tình hướng dẫn chỉ bảo, tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài của mình và đặc biệt là
giúp em có những kiến thức bổ ích, kinh nghiệm quý báu để phục vụ cho công việc
tương lai của mình.
Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn đã sát cánh bên tôi
trong suốt thời gian học tập tại Trường.

Xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 07 năm 2011
Sinh viên thực hiện
PHAN NGỌC HOÀNG LAN

iv


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHAN NGỌC HOÀNG LAN. Tháng 07 năm 2011. “Kế Toán Lưu Chuyển
Hàng Hóa và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh tại Công ty TNHH dịch vụ hàng hải
và thương mại Hoàng Minh”.
PHAN NGOC HOANG LAN. July 2011. “Accounting for Turnover of
Goods and The Defination of Business Result at Hoang Minh Enterprise LTD.”
Trước hết, đề tài mô về tình hình thực tế của Công ty TNHH dịch vụ hàng hải
và thương mại Hoàng Minh, dựa trên việc trình bày có hệ thống các lý thuyết để làm
cơ sở cho việc phân tích, so sánh, hoàn thiện công tác kế toán thực tế tại Công ty.
Nội dung chính của đề tài là nghiên cứu, tìm hiểu tình hình thực tế về công tác
kế toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH dịch
vụ hàng hải và thương mại Hoàng Minh trên cơ sở quan sát, tìm hiểu, mô tả, phân tích
các quy trình của quá trình luân chuyển hàng hóa, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quy
trình luân chyển chứng từ, ghi sổ liên quan đến quá trình lưu chuyển hàng hóa, cơ sở
và quy trình lập báo cáo kết quả kinh doanh cuối kỳ. Bên cạnh đó, đề tài đưa ra nhận
xét và kiến nghị một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán thực tế tại đơn vị, đồng
thời đưa ra phương hướng nâng cao chất lượng công tác kế toán tại đơn vị.

v


MỤC LỤC

Trang
Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

ix

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

2

1.4. Cấu trúc của khóa luận

2


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

3

2.2. Đặc điểm hoạt động, hướng phát triển của CT

3

2.2.1. Đặc điểm hoạt động của CT

3

2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của CT

4

2.2.3. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý văn phòng
và kinh doanh

4

2.3.4. Hướng phát triển trong tương lai

4

2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của CT

4


2.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

4

2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

5

2.4. Tổ chức công tác kế toán

6

2.4.1. Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

6

2.4.2. Chế độ kế toán áp dụng

6

2.4.3. Chứng từ và tài khoản sử dụng

6

2.4.4. Hình thức tổ chức và bộ máy kế toán

6

2.4.5. Hình thức sổ kế toán áp dụng


7

2.4.6. Báo cáo tài chính

9

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

10
vi


3.1.1. Khái niệm về lưu chuyển hàng hóa và xác định
kết quả kinh doanh

10

3.1.2. Kế toán lưu chuyển hàng hóa

11

3.1.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh

23

3.2. Phương pháp nghiên cứu

33


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh

34

4.2. Kế toán lưu chuyển hàng hóa

35

4.2.1. Kế toán quá trình mua hàng trong nước

35

4.2.2. Kế toán quá trình bán hàng

37

4.2.3. Kế toán hoạt động mua bán diễn ra thực tế tại công ty trong
năm 2010

39

4.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh

41

4.3.1. Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh

41


4.3.2. Kế toán xác định kết quả hoạt động tài chính

56

4.3.3. Kế toán xác định kết quả hoạt động khác

63

4.4.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh

63

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận

70

5.2. Đề nghị

71

TÀI LIỆU THAM KHẢO

73

vi
vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BHXH

Bảo hiểm Xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CT

Công ty

CTGS

Chứng từ ghi sổ

DN

Doanh nghiệp

ĐVT

Đơn vị tính

GBC

Giấy báo có

GBN


Giấy báo nợ

GTGT

Giá trị gia tăng

HĐ GTGT

Hóa đơn GTGT

KH

Khách hàng

KPCĐ

Kinh phí công đoàn

KT

Kế toán

NCC

Nhà cung cấp

NH

Ngân hàng


NV

Nhân viên

PKD

Phòng kinh doanh

TGNH

Tiền gửi ngân hàng

TK

Tài khoản

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

vii
viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý

4

Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Phòng Kế Toán

7

Hình 2.3. Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán tại Công Ty

7

Hình 3.1. Quy Trình Kế Toán Doanh Thu Thuần

24

Hình 3.2. Quy Trình Kế Toán Giá Vốn Hàng Bán

25

Hình 3.3. Quy Trình Kế Toán Chi Phí Bán Hàng

26

Hình 3.4. Quy Trình Kế Toán Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiệp

26

Hình 3.5. Quy Trình Kế Toán Doanh Thu Hoạt Động Tài Chính


27

Hình 3.6. Quy Trình Kế Toán Chi Phí Tài Chính

28

Hình 3.7. Quy Trình Kế Toán Thu Nhập Khác

28

Hình 3.8. Quy Trình Kế Toán Chi Phí Khác

29

Hình 3.9. Quy Trình Kế Toán Chi Phí Thuế TNDN Hiện Hành

30

Hình 3.10. Quy Trình Kế Toán Chi Phí Thuế TNDN Hoãn Lại

31

Hình 3.11. Quy Trình Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh

31

Hình 4.1. Sơ Đồ Quá Trình Mua Hàng Trong Nước

36


Hình 4.2. Sơ Đồ Quá Trình Bán Hàng

38

Hình 4.3. Sơ Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Kế Toán Doanh Thu

42

Hình 4.4. Sơ Đồ Hạch Toán Doanh Thu năm 2010

47

Hình 4.5. Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiệp năm 2010

54

Hình 4.6. Sơ Đồ Hạch Toán Doanh Thu Tài Chính năm 2010

58

Hình 4.7. Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Tài Chính năm 2010

61

Hình 4.8. Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Thuế TNDN năm 2010

66

Hình 4.9. Sơ Đồ Hạch Toán Kết Quả Kinh Doanh năm 2010


68

ix


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay, hoạt động thương mại có một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế
mỗi quốc gia. Đặc biệt đối với Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
như hiện nay.
Thương mại là hoạt động mua bán diễn ra hàng ngày dưới nhiều hình thức khác
nhau để tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận đã trở thành mục đích cuối cùng trong nền kinh tế
thị trường. Vậy việc tối đa hoá lợi nhuận đang là thách thức lớn đặt ra cho các nhà
quản lý. Mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa chi phí và lợi nhuận ngày càng được quan tâm.
Doanh thu, chi phí, lợi nhuận là những yếu tố không thể tách rời trong quá trình sản
xuất kinh doanh.
Từ mối quan hệ trên, kế toán có nhiệm vụ theo dõi quá trình mua bán hàng hoá
và các khoản thu nhập, những thông tin này có ý nghĩa quan trọng giúp doanh nghiệp
có thể đánh giá để từ đó lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu.
Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của công tác kế toán hàng hoá và xác định
kết quả kinh doanh ở các doanh nghiệp, được sự đồng ý của Khoa Kinh Tế Trường
Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, cùng sự hướng dẫn tận tình của Thầy
Trần Văn Mùa, em xin chọn đề tài “Kế toán mua bán hàng hoá và xác định kết quả
kinh doanh tại CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ HÀNG HẢI VÀ THƯƠNG MẠI
HOÀNG MINH” làm khoá luận tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả hạch toán quá trình lưu chuyển hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh
tại CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ HÀNG HẢI VÀ THƯƠNG MẠI HOÀNG MINH, từ


1


đó đưa ra nhân xét về hệ thống kế toán hiện hành, đưa ra những ý kiến đóng góp nhằm
hoàn thiện hơn công tác kế toán của đơn vị.
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và tiếp cận thực tế tại CT, em sẽ có cơ hội
vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Từ đó em sẽ rút ra được những bài học
quý báu, những kinh nghiệm bổ ích để phục vụ cho nghề nghiệp tương lai sau này của
mình.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận
Không gian: Tại Công ty TNHH dịch vụ hàng hải và thương mại Hoàng Minh,
802 lầu 8, toà nhà A&B, 76 Lê Lai, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Thời gian: từ 28/02/2011 đến 20/05/2011
1.4. Cấu trúc của khoá luận
Khoá luận gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Nêu lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu về Công ty TNHH dịch vụ hàng hải và thương mại Hoàng Minh, bao
gồm quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức, đặc điểm kinh doanh của CT.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm, phương pháp hạch toán của quá trình lưu chuyển
hàng hoá, xác định kết quả kinh doanh và phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Mô tả công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại
CT, từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá.
Chương 5: Kết luận và đề nghị
Qua những vấn đề nghiên cứu đưa ra ưu nhược điểm, trên cơ sở đó đưa ra
những ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại CT.


2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tên đơn vị thực tập: CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ HÀNG HẢI VÀ THƯƠNG
MẠI HOÀNG MINH.
Địa chỉ: 802 lầu 8 tòa nhà A&B, 76 Lê Lai, P. Bến Thành, Q.1, TP. Hồ Chí
Minh
Điện thoại: (84)838224450
Fax: (84)838224664
Website: www.hoangminhcorp.com
Mã số thuế: 0301418471
CT được thành lập theo Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Kinh Doanh do Sở Kế
hoạch và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp số 051462 ngày 09/05/1994.
Thuận lợi và khó khăn:
CT có đội ngũ nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp nhiều kinh nghiệm. Thiết
lập được nhiều mối quan hệ tốt và thân thiện với các cơ quan tổ chức khác, giành được
sự tín nhiệm của khách hàng và đặc biệt xây dựng được uy tín trong và ngoài nước.
2.2. Đặc điểm hoạt động, hướng phát triển của Công ty
2.2.1. Đặc điểm hoạt động của CT
- Hình thức sở hữu vốn: Tư nhân
- Lĩnh vực kinh doanh: Dịch vụ thương mại
- Ngành nghề kinh doanh: Dịch vụ thương mại
+ Kinh doanh mua bán các loại hàng hóa nông sản như: cà phê, gạo, hạt tiêu,
ngô, cao su, mì lát, thức ăn gia súc, phân bón và dịch vụ vận tải biển.


3


+ Cập nhật tất cả các thông tin về thị trường trong và ngoài nước cũng như tìm
kiếm các đối tác kinh doanh tiềm năng để giới thiệu cho khách hàng.
+ Hỗ trợ khách hàng trong việc giải quyết tất cả các vấn đề vận chuyển hàng hải
và cung cấp dịch vụ vận chuyển như môi giới cho thuê tàu và đặt phòng với tất cả các
hãng tàu lớn, cung cấp các dịch vụ thuận lợi nhất, hành trình tốt nhất theo mức cước
hợp lý nhất .
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của công ty
Luôn cập nhật thông tin kinh tế trong và ngoài nước, tìm kiếm đối tác để giới
thiệu cho khách hàng, tìm kiếm những khách hàng tiềm năng với mục tiêu chiếm được
lòng tin của khách hàng để mở rộng hoạt động của CT.
2.2.3. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác Quản lý văn phòng và kinh doanh
- Văn phòng phục vụ cho công tác quản lý, giao dịch với khách hàng.
- Máy móc thiết bị cho việc lưu trữ và xử lý dữ liệu, in ấn, photo tài liệu…
- Hệ thống mạng Internet, điện thoại giao dịch, thông tin với khách hàng, đối
tác và nội bộ.
2.2.4. Hướng phát triển trong tương lai
Hoàn thiện cơ cấu, hoạt động của CT ở tất cả các phòng ban.
Mở rộng hoạt động của CT: mở xưởng chế biến cà phê.
2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
2.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý

4


BAN QUẢN TRỊ


GIÁM ĐỐC

Bộ phận KD & Hành
Chính

Xưởng chế biến cà
phê

Giao nhận

Kho trữ cà phê

Trạm thu mua

Trạm thu mua

Nguồn tin: Phòng hành chính
2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Ban quản trị: Có quyền hạn cao nhất trong CT.
Giám đốc: Là thành viên của Ban quản trị, chịu trách nhiệm về tổ chức và điều
hành toàn bộ hoạt động của CT và chịu trách nhiệm trước Ban quản trị và là người đại
diện của pháp luật.
Bộ phận kinh doanh và hành chính: Tổ chức cán bộ, tuyển dụng nhân sự, lập kế
hoạch phát triển nguồn nhân lực. Tiến hành làm các quyết định, thực hiện các chính
sách chế độ đối với người lao động như lương, các chế độ phúc lợi, bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế và theo dõi về xuất nhập khẩu. Liên hệ hợp đồng mua bán với khách
hàng, tìm nguồn khách hàng, tổng hợp doanh thu, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh.
Giao nhận: nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi,
làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho khách hàng.
5



Kho trữ cà phê: Trữ cà phê khi mua về.
Trạm thu mua: Thu mua cà phê.
2.4. Tổ chức công tác kế toán
2.4.1. Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Viêt Nam.
2.4.2. Chế độ kế toán áp dụng
- Chế độ kế toán áp dụng: Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của
Bộ Trưởng Bộ Tài Chính.
- Hình thức kế toán áp dụng: Kế toán trên máy vi tính theo hình thức ghi sổ
Chứng từ ghi sổ.
2.4.3. Chứng từ và tài khoản sử dụng
Áp dụng theo hệ thống biểu mẫu chứng từ do Bộ tài Chính ban hành theo QĐ
số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính, CT đang sử dụng
các loại chứng từ:
-

Phiếu thu

-

Phiếu chi

-

Hóa đơn GTGT

-


Phiếu nhập kho

-

Phiếu xuất kho

-

Biên bản kiểm nhận

-

Bảng thanh toán lương

Tài khoản sử dụng:
CT áp dụng HTTK căn cứ hệ thống TK ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính.
Ngoài ra CT còn mở các tài khoản chi tiết theo từng đối tượng khách hàng của
TK phải thu và TK phải trả.
2.4.4. Hình thức tổ chức và bộ máy kế toán
a) Hình thức tổ chức công tác kế toán
CT sử dụng hình thức kế toán tập trung: Toàn bộ công tác kế toán được tiến
hành tập trung tại phòng kế toán, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán về nghiệp vụ.
6


b) Bộ máy kế toán
Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Phòng Kế Toán
Kế toán trưởng


Kế toán tổng hợp

Kế toán thanh toán

Kế toán kho

Thủ quỹ

Nguồn tin: Phòng kế toán
Nhiệm vụ của các bộ phận kế toán
- Kế toán trưởng: Là người giúp Tổng giám đốc trong công tác tổ chức, chỉ đạo
toàn bộ công tác kế toán, điều hành phòng kế toán, kiểm tra và duyệt các chứng từ, tài
liệu, các bảng biểu và báo cáo tài chính có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh
tại công ty. Tổ chức việc ghi chép chính xác, kịp thời và đầy đủ toàn bộ tài sản của
công ty.
- Kế toán tổng hợp: Phụ giúp kế toán trưởng trong công tác kiểm tra chứng từ
phát sinh. Theo dõi trích khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ, phân loại chi phí
phát sinh, lập và kiểm tra báo cáo tài chính.
- Kế toán thanh toán: Theo dõi công nợ của khách hàng, lập phiếu thu, chi.
Đồng thời trực tiếp giao tiếp với các ngân hàng.
- Kế toán kho: Lập và theo dõi hàng hóa trong kho (nhập - xuất - tồn), đối chiếu
đơn đặt hàng nhập mua hay xuất bán, thường xuyên kiểm kê kho, đối chiếu chứng từ
sổ sách.
- Thủ quỹ: Thu tiền, bảo quản khoản quỹ tiền mặt thu được trong quá trình bán
hàng, kết hợp với kế toán kho và nhân viên kinh doanh kiểm tra các số liệu liên quan
đến việc thu – chi tiền.
2.4.5. Hình thức sổ kế toán áp dụng
CT áp dụng hình thức “Chứng từ ghi sổ” để ghi sổ kế toán.
Hình 2.3. Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Tại Công Ty


7


Chứng từ gốc

Máy tính

Sổ quỹ
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc

Sổ kế
toán
chi
tiết

Chứng từ ghi sổ

Sổ cái

Bảng
tổng
hợp
chi
tiết

Bảng cân đối số
phát sinh


Báo cáo tài chính

Nguồn tin: Phòng kế toán
Ghi chú
Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra

8


Hàng ngày kế toán căn cứ chứng từ gốc kiểm tra và nhập liệu vào máy tính,
phần mềm kế toán sẽ tự động cập nhật, truy xuất dữ liệu vào bảng tổng hợp chứng từ
gốc, sổ quỹ, sổ kế toán chi tiết.
Tiếp đó dữ liệu từ bảng tổng hợp chứng từ gốc vào chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết
liên quan.
Từ chứng từ ghi sổ dữ liệu được chuyển vào sổ cái, từ sổ kế toán chi tiết dữ liệu
được chuyển vào bảng tổng hợp chi tiết. Đối chiếu số liệu giữa bảng tổng hợp chi tiết
và sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh, lập báo cáo tài chính.
2.4.6. Báo cáo tài chính
Công ty lập báo cáo tài chính phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam,
Hệ thống Kế toán Việt Nam và các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi tại
Việt Nam.
Báo cáo tài chính gồm 4 biểu mẫu theo Quyết định 15/ QĐ- BTC:
-

Bảng cân đối kế toán, mẫu số B01 – DN.

-


Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, mẫu số B02 – DN.

-

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, mẫu số B03 – DN.

-

Thuyết minh báo cáo tài chính, mẫu số B09 – DN.

9


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm về lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh
a) Lưu chuyển hàng hóa
Tổng hợp quá trình mua bán, trao đổi và dự trữ hàng hóa trong doanh nghiệp
kinh doanh thương mại được gọi là lưu chuyển hàng hóa. Trong nền kinh tế nước ta,
quá trình lưu chuyển hàng hóa được giao cho nhiều ngành đảm nhận như: nội – ngoại
thương, lương thực – thực phẩm, vật rư, thiết bị, công nghệ phẩm tiêu dùng… Các đơn
vị này có thể được tổ chức để bán buôn hoặc bán lẻ hoặc kinh doanh tổng hợp ở những
quy mô lớn nhỏ khác nhau. Các đơn vị này sẽ đưa các loại sản phẩm hàng hóa từ lĩnh
vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng thông qua hai quá trình kinh doanh chủ yếu là
mua và bán hàng hóa để phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu
tiêu dùng của xã hội.
Hoạt động mua và bán hàng có thể thực hiện theo hai phương thức là bán buôn

và bán lẻ. Trong đó bán buôn là bán hàng cho các đơn vị sản xuất kinh doanh để tiếp
tục quá trình lưu chuyển hàng hóa, còn bán lẻ là bán hàng cho người tiêu dùng cuối
cùng, chấm dứt quá trình lưu chuyển hàng hóa.
b) Xác định kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về hoạt động kinh tế đạt được trong
một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) do các hoạt động sản xuất kinh doanh và do
các hoạt động khác mang lại được biểu hiện thông qua chỉ tiêu lãi và lỗ. Kết quả kinh
doanh là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả hoạt động và mức độ tích cực trên
các mặt của DN.
Xác định kết quả kinh doanh là việc so sánh chi phí bỏ ra và thu nhập đạt được
trong cả quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu thu nhập lớn hơn chi phí bỏ ra thì kết quả
10


là lãi, ngược lại là lỗ. Việc xác định kết quả kinh doanh thường được tiến hành vào
cuối kỳ hạch toán tháng, quý hoặc năm tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và
các yêu cầu quản lý của từng DN.
3.1.2. Kế toán lưu chuyển hàng hóa
a) Kế toán quá trình mua hàng
Mua sỉ: Là mua với số lượng lớn mà người bán thường là các DN. Cụ thể có
các phương pháp:
- Mua hàng trực tiếp trong nước: Là phương thức DN mua và nhận hàng trực
tiếp tại kho của bên bán, sau đó tự thực hiện việc chuyển về DN bằng phương tiện tự
có hoặc thuê ngoài. Sau khi nhận hàng và ký vào hóa đơn của bên bán, hàng hóa đã
thuộc sở hữu của DN. Mọi tổn thất xảy ra (nếu có) trong quá trình đưa hàng hóa về
DN do DN chịu trách nhiệm.
Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn kiêm phiếu xuất kho. Các
chứng từ này do bên bán lập. Hàng về kho DN sẽ lập Phiếu nhập kho.
- Mua hàng theo phương thức chuyển hàng trong nước: DN sẽ ký hợp đồng
mua hàng với bên bán, bên bán căn cứ vào hợp đồng sẽ chuyển hàng đến giao cho DN

theo địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng. Hàng hóa chỉ thuộc quyền sở hữu của DN
khi DN nhận được hàng và chấp nhận thanh toán.
Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn kiêm phiếu xuất kho. Các
chứng từ này do bên bán lập. Hàng về kho DN sẽ lập Phiếu nhập kho.
- Mua hàng theo phương thức NK trực tiếp từ nước ngoài: Là phương thức DN
XNK thuộc các tỉnh, thành phố có điều kiện thuận lợi về mặt địa lý, có nguồn tài
nguyên, có khả năng sản xuất, gia công, mua hàng NK được Nhà nước, Bộ thương mại
cấp giấy phép cho trực tiếp giao dịch, ký hợp đồng mua bán với nước ngoài, thanh
toán bằng ngoại tệ.
- NK hàng hóa thông qua nhập ủy thác: Đây là hình thức mà các DN có nguồn
tài nguyên hàng hóa phong phú, có ngoại tệ nhưng không có điều kiện và chưa được
Nhà nước cho phép NK trực tiếp nên phải nhờ các DN có chức năng XNK hộ.
 Mua lẻ (mua lẻ ở thị trường tự do): Là mua với số lượng nhỏ mà người bán
là những người sản xuất nhỏ (cá thể) hoặc tiểu thương. Đặc trưng của phương thức này
là người bán không xuất hóa đơn, nhân viên mua hàng sẽ lập Phiếu kê khai mua hàng
11


thay cho Hóa đơn làm căn cứ lập Phiếu nhập kho để được khấu trừ thuế. Sau khi việc
mua hàng kết thúc, nhân viên quản lý lập Phiếu nhập kho hoặc chuyển thẳng đến nơi
bán. Nếu nhập kho, nhân viên mua hàng sẽ lập Phiếu nhập kho và Thủ kho sẽ ghi số
thực nhập vào phiếu. Sau đó, Thủ kho và người nhận hàng sẽ ký vào phiếu, Phiếu
nhập kho được lập thành 2 liên (đặt giấy than viết một lần). Người nhận mang phiếu
tới kho để nhập vật tư, sản phẩm, hàng hóa. Thủ kho giữ liên 2 để ghi vào Thẻ kho sau
đó chuyển đến phòng Kế toán để làm căn cứ ghi sổ.
Nếu việc mua hàng có phát sinh thừa, thiếu thì phải lập Biên bản kiểm nhận
trước khi nhập kho nhằm làm căn cứ để quy trách nhiệm trong thanh toán và bảo quản.
Ngoài ra còn có các trường hợp nhập kho khác như:
Nhập kho từ vốn góp liên doanh: chứng từ sử dụng là Biên bản nhận tài sản góp
vốn và Phiếu nhập kho.

Được biếu tặng: chứng rừ sử dụng là Biên bản nhận hàng và Phiếu nhập kho.
Nhập kho từ hàng bán bị trả: chứng từ sử dụng là Biên bản bị trả và Phiếu nhập
kho.
Nhận hàng gia công: chứng từ sử dụng là hóa đơn của bên gia công và Phiếu
nhập kho.
Trường hợp mượn tạm tài sản: chứng từ sử dụng là Biên bản mượn tạm tài sản
và Phiếu nhập kho.
Trường hợp nhận giữ hộ, nhận bán hộ: chứng từ sử dụng là Biên bản hàng hóa
nhận giữ hô, nhận bán hộ. Không cần lập Phiếu nhập kho.
Kế toán mua hàng trong nước (theo phương pháp kê khai thường xuyên)
Kế toán sử dụng các tài khoản: 151, 156, 157, 632
TK151 (hàng mua đang đi đường): phản ánh giá trị hàng hóa, vật tư mua
ngoài đã thuộc quyền sử dụng của DN nhưng hàng hóa chưa về nhập kho của DN hoặc
đang kiểm nhập kho.
Bên Nợ:
Giá trị vật tư, hàng hóa đang đi trên đường
Bên Có:
Giá trị vật tư, hàng hóa đi trên đường đã về nhập kho hoặc chuyển giao thẳng
cho khách hàng.
12


Số dư bên Nợ:
Giá trị vật tư, hàng hóa đã mua nhưng đang đi trên đường cuối kỳ
TK156 (hàng hóa): TK này có 3 TK cấp II là 1561 “Giá mua hàng hóa”, 1562
“Chi phí thu mua” và 1567 “Hàng hóa bất động sản”.
- TK1561: giá mua hàng hóa
Bên Nợ:
Trị giá hàng mua vào nhập kho theo giá hóa đơn.
Thuế NK phải nộp.

Trị giá hàng hóa giao gia công chế biến lại nhập kho (gồm giá mua vào + chi
phí gia công, chế biến).
Trị giá hàng hóa thừa phát hiện khi kiểm kê.
Bên Có:
Trị giá mua hàng hóa thực tế xuất kho.
Khoản giảm giá được hưởng vì hàng hóa cung cấp không đúng hợp đồng đã ký.
Trị giá hàng hóa thiếu phát hiện khi kiểm kê.
Số dư bên Nợ: Trị giá mua hàng hóa tồn kho cuối kỳ.
- TK1562: Chi phí thu mua hàng hóa, chỉ bao gồm các chi phí liên quan trực
tiếp đến quá trình thu mua hàng hóa như: chi phí bảo hiểm hàng hóa, tiền thuê kho bãi,
chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản hàng hóa từ nơi mua về đến kho DN; các khoản
hao hụt tự nhiên (trong định mức) phát sinh trong quá trình thu mua hàng hóa.
Bên Nợ: chi phí thu mua hàng hóa thực tế phát sinh liên quan tới khối lượng
hàng hóa mua vào đã nhập kho trong kỳ.
Bên Có: phân bổ chi phí thu mua cho hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ.
Số dư bên Nợ: chi phí thu mua liên quan đến hàng hóa tồn kho cuối kỳ.
- TK1567_ hàng hóa BĐS: phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của
các loại hàng hóa BĐS của DN không chuyên kinh doanh BĐS. Hàng hóa BĐS bằng:
Quyền sử dụng đất, nhà hoặc nhà và quyền sử dụng đất, cơ sở hạ tầng mua để
bán trong kỳ hoạt động kinh doanh thông thường.
BĐS đầu tư chuyển thành hàng tồn kho khi chủ sở hữu bắt đầu triển khai cho
mục đích bán.

13


Bên Nợ: trị giá thực tế của BĐS mua về để bán, giá trị còn lại của BĐS đầu tư
chuyển thành hàng tồn kho và các trường hợp khác làm tăng giá trị hàng hóa BĐS.
Bên Có: trị giá thực tế của hàng hóa BĐS bán trong kỳ chuyển thành BĐS đầu
tư và các trường hợp khác làm giảm giá trị hàng hóa BĐS.

Số dư bên Nợ: trị giá thực tế của hàng hóa BĐS hiện có.
TK157 (hàng gửi đi bán):
Bên Nợ:
Trị giá hàng hóa đã gửi cho khách hàng hoặc nhờ đại lý ký gửi.
Trị giá hàng hóa đã thực hiện với khách hàng nhưng chưa được chấp nhận
thanh toán.
Bên Có:
Trị giá hàng hóa đã được chấp nhận thanh toán và thanh toán.
Trị giá hàng hóa đã gửi đi bị khách hàng trả lại.
Số dư bên Nợ: trị giá hàng hóa đã gửi đi nhưng chưa chấp nhận thanh toán.
TK632 (giá vốn hàng bán):
Bên Nợ:
Tập hợp trị giá mua thực tế của hàng hóa đã tiêu thụ và chi phí thu mua phân bổ
cho hàng tiêu thụ trong kỳ.
Bên Có:
Kết chuyển giá vốn của thành phẩm tiêu thụ trong kỳ.
Trị giá mua của hàng đã tiêu thụ bị trả lại trong kỳ
TK này không có số dư cuối kỳ.
Kế toán nghiệp vụ mua hàng trong nước:
Mua hàng hóa về nhập kho, hàng hóa về đầy đủ không phát sinh thừa, thiếu:
Trường hợp mua hàng hóa về nhập kho, căn cứ vào hóa đơn mua hàng, hoặc
bảng kê, biên bản kiểm nhận, phiếu nhập kho để hạch toán:
Mua thanh toán ngay bằng tiền mặt, tiền gửi, tiền tạm ứng:
Nợ TK156(1561): trị giá mua hàng hóa nhập kho
Nợ TK133(1331): thuế GTGT được khấu trừ
Có TK111, 112, 141: tổng giá thanh toán
Mua chưa thanh toán (trả chậm, mua chịu):
14



Nợ TK156(1561): trị giá mua hàng hóa nhập kho
Nợ TK133(1331): thuế GTGT được khấu trừ
Có TK331: tổng giá trị thanh toán
Chi phí thu mua phát sinh được hạch toán:
Nợ TK156(1562): chi phí chưa có thuế
Nợ TK133(1331): thuế GTGT được khấu trừ
Có TK111, 112, 331: tổng giá trị thanh toán
Trường hợp mua hàng được hưởng chiết khấu thương mại hoặc giảm giá khi
mua (hàng đã nhập kho), khi giảm giá nhập kho
Nợ TK111, 112, 331
Có TK156(1561)
Trường hợp được hưởng chiết khấu bán hàng
Nợ TK111, 112, 331
Có TK515
Trường hợp hàng hóa mua về chuyển bán thẳng cho khách hàng không qua
nhập kho và được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Căn cứ vào hóa
đơn GTGT, kế toán hạch toán:
Nợ TK632: ghi theo giá mua trên hóa đơn
Nợ TK133(1331): thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331: tổng giá trị thanh toán
Trường hợp mua về chuyển thẳng cho khách hàng không qua nhập kho nhưng
chưa được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, căn cứ vào hóa đơn
GTGT, kế toán hạch toán:
Nợ TK 157: ghi theo giá mua trên hóa đơn
Nợ TK 133(1331): thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331: tổng giá trị thanh toán
Trường hợp DN nhận hóa đơn GTGT nhưng cuối kỳ hàng hóa vẫn chưa được
nhập kho, căn cứ vào hóa đơn GTGT, kế toán hạch toán:
Nợ TK 151: ghi theo giá trên hóa đơn
Nợ TK 133 (1331): thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331: tổng giá trị thanh toán
15


Qua kỳ sau, khi hàng hóa về được nhập kho, kế toán hạch toán:
Nợ TK 156 (1561)
Có TK 151
Trường hợp số lượng hàng hóa nhập kho thiếu so với hóa đơn, căn cứ vào hóa
đơn và biên bản kiểm nhận, kế toán ghi:
Nợ TK 156 (1561): trị giá hàng thực nhập
Nợ TK 133 (1331): thuế GTGT theo hóa đơn
Nợ TK 138 (1381): trị giá hàng thiếu chờ xử lý
Có TK 331: tổng số tiền phải trả
Khi có kết quả xử lý, nếu lỗi do bên bán, bên bán giao thêm, kế toán hạch toán:
Nợ TK 156 (1561)
Có TK 138 (1381)
Nếu lỗi do người vận chuyển, DN bắt bồi thường:
Nợ TK 138(1388)
Có TK 138 (1381)
Nếu không xác định được nguyên nhân, DN tự chịu và coi như là khoản tổn
thất thì hạch toán vào giá vốn:
Nợ TK 632
Có TK 138 (1381)
Trường hợp thừa so với hóa đơn:
- Nếu DN chỉ nhập kho theo số lượng trên hóa đơn, phần còn thừa giữ hộ người
bán. Căn cứ vào hóa đơn, phiếu nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK 156 (1561): trị giá hàng mua thực nhập
Nợ TK 133(1331): thuế GTGT đầu vào
Có TK 331:tổng giá phải thanh toán
Đồng thời căn cứ biên bản kiểm nhận và hóa đơn - phản ánh trị giá hàng hóa

nhận giữ hộ:
Nợ TK 002
Khi xuất trả lại bên bán: Có TK 002
- Nếu nhập kho toàn bộ:
Căn cứ vào hóa đơn, phiếu nhập kho, biên bản kiểm nhận, kế toán ghi:
16


×