Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

NINH NGOC DUY aPHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SCAVI BIÊN HÒA ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (853.92 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


NINH NGỌC DUY

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU SẢN
PHẨM MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SCAVI BIÊN
HÒA ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


NINH NGỌC DUY

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU SẢN
PHẨM MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SCAVI BIÊN
HÒA ĐỒNG NAI

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: ThS. PHẠM THỊ NHIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN SCAVI BIÊN HÒA ĐỒNG NAI” do NINH NGỌC DUY, sinh viên khóa
33, ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày______________.

Th.S Phạm Thị Nhiên
Giáo viên hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

tháng

năm 2011

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký)

Ngày


tháng

(Chữ ký)

năm 2011

Ngày

tháng

năm 2011


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành đề tài này, tôi đã được sử ủng hộ và giúp đỡ của nhiều người.
Trước tiên con xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, đấng sinh thành đã sinh con ra,
đã nuôi dạy con và cho con có được ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Kinh Tế cùng toàn thể quý thầy
cô trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt cho
tôi những kiến thức quý báu trong suốt 4 năm đại học.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô Phạm Thị Nhiên người đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các anh chị, cô chú trong công ty cổ
phần Scavi Biên Hòa Đồng Nai, đặc biệt là các chị Oanh, Hạnh và Hân phòng Xuất
nhập khẩu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tìm hiểu, nghiên cứu, học tập, trau dồi
kiến thức trong quá trình thực tập giúp tôi hoàn thành khoá luận này.
Tôi cũng xin cảm ơn gia đình và bạn bè những người đã luôn bên tôi giúp đỡ
trong suốt những năm học qua.
Sau cùng tôi xin kính chúc cô Phạm Thị Nhiên, quý thầy cô trường Đại học
Nông Lâm TPHCM, quý anh chị trong công ty cổ phần SCAVI, gia đình và bạn bè có

nhiều sức khỏe và thành công.

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
Sinh viên
Ninh Ngọc D


NỘI DUNG TÓM TẮT
NINH NGỌC DUY. Tháng 7 năm 2011. “Phân Tích Hoạt Động Kinh
Doanh Xuất Khẩu Sản Phẩm May Mặc tại Công Ty Cổ Phần Scavi Biên Hòa
Đồng Nai”.
NINH NGỌC DUY. July 2011. “Analysing Business Operations Export of
garments at the Scavi Joint Stock Company, Bien Hoa Dong Nai”.
Khóa luận thực hiện cùng với sự phát triển xu thế hội nhập quốc tế, trong sự
cạnh tranh trong nền kinh tế nói chung và trong ngành sản xuất xuất khẩu may mặc nói
riêng, với nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức. Khóa luận được nghiên cứu nhằm
mục tiêu: phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm may mặc tại công ty cổ
phần Scavi Biên Hòa Đồng Nai nhằm đề ra hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động xuất khẩu sản phẩm may mặc của công ty trong thời gian tới. Khóa luận đã sử
dụng các phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, sơ cấp và các phương pháp so sánh
tương đối, so sánh tuyệt đối, dùng công cụ ma trận SWOT để tổng hợp và phân tích
làm rõ mục tiêu nghiên cứu.
Đối với một sinh viên mới ra trường việc tiếp xúc thị trường vẫn còn hạn chế,
nên việc đưa ra những giải pháp cho một công ty lớn, trước những chuyên gia kinh tế
giỏi đã có kinh nghiệm thực tế là một điều còn giới hạn. Do vậy, cuốn đề tài này chắc
rằng không tránh những thiếu sót do hạn chế chủ quan của tác giả, rất mong được sự
giúp đỡ và đóng góp ý kiến của công ty, thầy cô và tất cả bạn bè để đề tài này được
hoàn thiện hơn.



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ...................................................................................... xi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ...............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................2
1.3.1. Không gian .....................................................................................................2
1.3.2. Thời gian ........................................................................................................2
1.4. Cấu trúc của khóa luận..........................................................................................3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................4
2.1. Khái quát về công ty .............................................................................................4
2.1.1. Thông tin chung .............................................................................................4
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ..............................................4
2.1.3. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ .....................................................................6
2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ, định hướng phát triển của công ty .............................6
2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty ......................................................................7
2.3. Tình hình lao động của công ty ............................................................................9
2.4. Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty ...........................................................10
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................12
3.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................13
3.1.1. Khái niệm xuất khẩu ....................................................................................13
3.1.2. Vai trò và nhiệm vụ của hoạt động xuất khẩu..............................................13
3.1.3. Các hình thức xuất khẩu ...............................................................................14
3.1.4. Điều kiện cơ sở giao hàng ............................................................................15
v



3.1.5. Phương thức thanh toán quốc tế ...................................................................16
3.1.6. Khái niệm và mục tiêu của phân tích kinh doanh ........................................17
3.1.7. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của
doanh nghiệp ..........................................................................................................17
3.1.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp .............20
3.1.9. Ma trận SWOT .............................................................................................24
3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................24
3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu ........................................................24
3.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ....................................................................24
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................25
4.1. Thực trạng về ngành xuất khẩu ngành dệt may của Việt Nam ...........................26
4.1.1. Tổng quan về ngành xuất khẩu ngành dệt may của Việt Nam ....................26
4.1.2. Những thuận lợi và khó khăn đối với ngành dệt may Việt Nam .................28
4.2. Phân tích tình hình SXKD của công ty Scavi qua 2 năm 2009-2010 .................30
4.2.1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 2 năm
2009-2010 .............................................................................................................30
4.2.2. Phân tích tình hình doanh thu tiêu thụ của thị trường trong nước và XK ....32
4.2.3. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD của công ty SCAVI ..........32
4.3. Phân tích tình hình xuất khẩu sản phẩm may mặc của công ty Scavi ................37
4.3.1. Mục đích phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu ..................................37
4.3.2. Phân tích chung tình hình XNK của công ty Scavi qua 2 năm 2009-2010 .37
4.3.3. Phân tích cơ cấu xuất khẩu theo mặt hàng ...................................................38
4.3.4. Phân tích tình hình xuất khẩu theo thị trường xuất khẩu của công ty..........40
4.3.5. Phân tích theo phương thức thanh toán ........................................................42
4.3.6. Phân tích tình hình xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu .........................44
4.3.7. Phân tích tình hình xuất nhập khẩu theo điều kiện thương mại ...................44
4.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Công Ty ............45
4.4.1. Môi trường bên trong ...................................................................................45

4.4.2. Môi trường bên ngoài ...................................................................................51
4.4.3. Ma trận SWOT của Công ty Scavi...............................................................58
vi


4.5. Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu sản phẩm may mặc tại
công ty SCAVI...........................................................................................................60
4.5.1. Duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu. ....................................................60
4.5.2. Thành lập phòng marketing đẩy mạnh nghiên cứu thị trường mới .............61
4.5.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...........................................................63
4.5.4. Hoàn thiện công tác ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng .........................66
4.5.5. Nâng cao chất lượng sản phẩm và tìm nguồn cung ứng nguyên liệu ổn định
trong nước ..............................................................................................................67
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................69
5.1. Kết luận ...............................................................................................................69
5.2. Kiến nghị.............................................................................................................70
5.2.1 Đối với Nhà Nước .........................................................................................70
5.2.2 Đối với Công ty .............................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................72

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

CIF


Điều kiện giá thành, bảo hiểm và cước (Cost, Insurance and
Freight)

DDP

Giao hàng đã nộp thuế (Delivered Duty Paid)

DN

Doanh nghiệp

EU

Thị trường chung Châu Âu

FOB

Điều kiện giao hàng lên tàu (Free On Board)

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

L/C

Tín dụng chứng từ (Letter Credit)

MT

Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer)


NK

Nhập khẩu

ROA

Lợi nhuận trên tài sản (Returns On Asset)

SP

Sản phẩm

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TT

Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer)

USD

Đô la Mỹ (United State Dollar)

VINATEX


Tập đoàn Dệt may Việt Nam

VND

Việt Nam đồng

XNK

Xuất nhập khẩu

XK

Xuất khẩu

WTO

Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ Cấu Lao Động của Công Ty Scavi Biên Hòa Đồng Nai Năm 2010 .9
Bảng 4.1. Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh của Công ty Scavi Năm 2009 - 2010 ...30
Bảng 4.2. Tình Hình Doanh Thu tại Thị Trường Nội Địa và XK..........................32
Bảng 4.3. Các Chỉ Số Thanh Toán Ngắn Hạn .......................................................33
Bảng 4.4. Các Chỉ Số về Khả Năng Thanh Toán Nhanh .......................................33
Bảng 4.5. Các Chỉ Số về Hiệu Quả Sử Dụng Tài Sản ...........................................33
Bảng 4.6. Các Chỉ Số về Hiệu Quả Sinh Lời của Vốn Đầu Tư .............................34

Bảng 4.7. Các Chỉ Số về Hiệu Quả Sinh Lời trên Doanh Thu Thuần ...................34
Bảng 4.8. Bảng Chi Phí của Công Ty Scavi ..........................................................35
Bảng 4.9. Doanh Thu của Công Ty Scavi..............................................................36
Bảng 4.10. Bảng Chỉ Tiêu Phản Ánh Hiệu Quả Sử Dụng Chi Phí ........................36
Bảng 4.11.Kim Ngạch Xuất Khẩu May Mặc và Nhập Khẩu Nguyên Liệu May
Mặc của Công Ty ...................................................................................................37
Bảng 4.12. Cơ Cấu Mặt Hàng Sản Phẩm May Mặc của Công Ty Scavi ...............38
Bảng 4.13. Bảng Cơ Cấu Thị Trường XK .............................................................40
Bảng 4.14. Bảng Phương Thức Thanh Toán .........................................................43
Bảng 4.15. Kết Quả Kinh Doanh từ Năm 2009-2010 ............................................46
Bảng 4.16. Tiêu Hao Nguyên Liệu Vật Tư Cho Một Đơn Vị Sản Phẩm Áo Lót ..47
Bảng 4.17. Tỉ Lệ Lạm Phát của Việt Nam từ Năm 2005-2010 (%) ......................51
Bảng 4.18. Tỷ Giá VND/USD Bình Quân của Việt Nam từ Năm 2007-2010 ......52

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức của Công ty Scavi ..........................................................8
Hình 2.2. Sơ Đồ Quy Trình Sản Xuất của Công Ty ..............................................10
Hình 4.1. Biểu Đồ Tình Hình XK Dệt May và NK Nguyên Liệu Dệt May của Việt
Nam Năm 2008 - 2010 ...........................................................................................26
Hình 4.2. Tỷ Trọng XK Dệt May Vào Các Thị Trường Lớn của Việt Nam Năm
2010 ........................................................................................................................27
Hình 4.3.Kim Ngạch Xuất Khẩu May Mặc và Nhập Khẩu Nguyên Liệu May Mặc
của Công Ty Năm 2009-2010 ................................................................................38
Hình 4.4. Cơ Cấu Mặt Hàng XK của Công Ty Năm 2009-2010 ...........................39
Hình 4.5. Biểu Đồ Doanh Thu XK từ Các Thị Trường của Công Ty Scavi..........41
Hình 4.6. Kênh Phân Phối của Công Ty ................................................................50

Hình 4.7. Sơ Đồ Tổ Chức Phòng Marketing..........................................................62

x


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Một Số Sản Phẩm của Doanh Nghiệp

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Bất cứ quốc gia nào muốn phát triển kinh tế không chỉ dựa vào sản xuất trong
nước mà còn giao dịch quan hệ với nước khác. Do khác nhau về điều kiện tự nhiên
như tài nguyên, khí hậu …, nếu chỉ dựa vào sản xuất trong nước thì không thể cung
cấp đủ những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng của nền kinh tế
mà phải nhập những mặt hàng cần thiết như nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị,
hàng tiêu dùng thiết yếu mà trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất được mà
giá cả cao hơn. Như vậy, do yêu cầu phát triển kinh tế mà phát sinh nhu cầu trao đổi
giao dịch hàng hóa giữa các nước với nhau, hoạt động xuất nhập khẩu là yêu cầu
khách quan trong nền kinh tế.
Đối với Việt Nam cũng như tất cả các nước trên thế giới, hoạt động xuất khẩu
đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế và xây dựng đất
nước. Đó là một phương tiện hữu hiệu cho phát triển kinh tế, tăng thu ngoại tệ, cải tiến
công nghệ kỹ thuật hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn giải quyết công ăn
việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Đặc biệt đây là yếu tố không thể thiếu nhằm
triển khai thực hiện chương trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.

Trong điều kiện đất nước ta đang ngày càng phát triển hiện nay, ngành may
mặc được coi là một ngành quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Mục tiêu, chiến
lược, nhiệm vụ của ngành là góp phần thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng, góp
phần thắng lợi sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước đảm bảo nhu cầu
may mặc toàn xã hội, không ngừng tăng cường xuất khẩu và giải quyết việc làm cho
người lao động.
Chính vì vậy, từ sự chấp thuận của ban lãnh đạo công ty cổ phần Scavi cùng với
sự hướng dẫn tận tình của cô Phạm Thị Nhiên, sự nhiệt tình giúp đỡ của các cô chú,


anh chị trong công ty, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Phân Tích Hoạt Động Kinh
Doanh Xuất Khẩu Sản Phẩm May Mặc tại Công ty Cổ Phần SCAVI Biên Hòa
Đồng Nai” để làm khóa luận tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm may mặc tại công ty cổ
phần Scavi nhằm đề ra hệ thống giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm may
mặc của công ty trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng tình hình xuất khẩu sản phẩm may mặc của Việt Nam;
- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
qua 2 năm 2009-2010;
- Phân tích thực trạng tình hình xuất khẩu các sản phẩm may mặc của công ty
qua 2 năm 2009-2010;
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến hoạt động
xuất khẩu của công ty;
- Đề ra những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm may
mặc của công ty trong thời gian tới.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Không gian

Khóa luận tập trung nghiên cứu về tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu
sản phẩm may mặc tại công ty Scavi địa chỉ: Lô 14, đường 19A Khu Công nghiệp
Biên Hòa II, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
1.3.2. Thời gian
Các số liệu phân tích trong khóa luận được tiến hành thu thập trong hai năm
2009-2010.
Thời gian thực hiện khóa luận từ tháng 03/2011 đến 06/2011

2


1.4. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Trình bày lý do, ý nghĩa của việc chọn vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu,
phạm vi nghiên cứu và sơ lược cấu trúc khóa luận.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu tổng quát về công ty Scavi, quá trình hình thành và phát triển, chức
năng, nhiệm vụ, định hướng phát triển của công ty, tình hình lao động, quy trình sản
xuất sản phẩm của công ty.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nội dung chính của chương này là nói về những vấn đề lý luận có liên quan.
Cũng như các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình làm khoá luận.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương này phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty Scavi qua
việc tìm hiểu thực tế và các số liệu thống kê. Đồng thời phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty. Từ đó, phân tích để đưa ra giải pháp
nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu của công ty Scavi.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tổng hợp, đánh giá lại những vấn đề nghiên cứu để đưa ra kết luận chung. Từ

đó sẽ đưa ra những kiến nghị nghị đối với công ty Scavi, đối với Nhà nước.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Khái quát về công ty
2.1.1. Thông tin chung
Tên công ty : Công ty cổ phần SCAVI
Tên giao dịch : Scavi Việt Nam
Địa chỉ : Lô 14, Đường 19A, Khu công nghiệp Biên Hòa II, Đồng Nai, Việt
Nam.
Tel : (84)61.3994994
Fax : (84)61.3994996/997
Email : - Website: www.scavi.com.vn
Ngày thành lập công ty : 28/09/1988
Mã số thuế : 0300771645
Giấy phép kinh doanh số : 26/KTDN-GPDT, sau đó thay đổi vào ngày
4/10/2006 theo bộ quy hoạch và đầu tư
Vốn điều lệ : 9.095.901 USD
Chi nhánh sản xuất tại: thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng và tại khu công nghiệp
Phong Thu, Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngành, nghề kinh doanh: sản xuất và gia công các sản phẩm may mặc bằng vải
và da xuất khẩu.
Tổng giám đốc : Trần Văn Phú
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
a) Quá trình hình thành
Trong thời kì đổi mới kinh tế của Việt Nam với rất nhiều ngành nghề lĩnh vực

khác nhau, cùng với nhu cầu đời sống vật chất và giải trí tinh thần ngày càng phát

4


triển. Điều đó thúc đẩy tập đoàn Corele mạnh dạn đầu tư và mở rộng tại thị trường
Việt Nam, và từ đây công ty cổ phần Scavi ra đời.
Scavi Việt Nam là một trong những công ty đầu tiên có vốn đầu tư 100% của
nước ngoài từ công ty mẹ CORELE INTERNATIONAL tại Pháp, được thành lập tại
Việt Nam vào năm 1988 ngay sau khi luật đầu tư nước ngoài được ban hành tại Việt
Nam.
Trụ sở và nhà máy chính được đặt tại Khu Công Nghiệp Biên Hòa II với tên
Công ty là : Công ty cổ phần Scavi.
b) Quá trình phát triển
Ban đầu, sự phát triển của công ty gặp rất nhiều khó khăn, do thương hiệu của
công ty còn quá mới mẻ so với thị trường nội địa và nước ngoài, thiết bị còn thô sơ lạc
hậu, và thị trường tiêu thụ không nhiều, ngành công nghiệp may mặc chưa được phát
triển, chi phí vận chuyển cao. Thị trường xuất khẩu sang các nước vẫn phải đối mặt
với nhiều trở ngại trong thời gian các quốc gia mở cửa đầu tư.
Tuy nhiên, những khó khăn và trở ngại không làm lùi bước công ty. Toàn thể
lãnh đạo và nhân viên Scavi luôn luôn nổ lực để vượt qua những khó khăn và mục tiêu
công ty đề ra. Từng bước công ty chinh phục được thị trường trong nước và quốc tế,
đặc biệt là các quốc gia Châu âu, công ty luôn tìm hiểu, dự đoán chính xác các tiềm
năng của công nghệ may mặc nơi mà công ty cố gắng để phát triển.
Từ đó, công ty quyết định phát triển dây chuyền công nghệ dựa trên công nghệ
hiện đại từ Pháp, từ kĩ thuật may cho đến kĩ thuật chi tiết, để đạt tới sự nhạy cảm nhất
đối với từng loại sản phẩm.
Mặt khác, hoạt động đổi mới quản lý, sắp xếp cơ cấu nhân viên một cách thích
hợp nhất để phù hợp với sự phát triển của nhiều thị trường hiện tại, công ty luôn luôn
xem xét, quan tâm trong suốt quá trình thực hiện. Các lãnh đạo của công ty không

ngừng cải thiện năng lực, cải tiến công nghệ, đầu tư trang thiết bị, tìm kiếm thị trường.
Trong quá khứ, nhà máy rất thô sơ nhưng hiện giờ công ty có nhiều dòng may với
công nghệ cao, các phòng ban của công ty đều được trang bị máy tính.
Năm 2003 thành lập chi nhánh nhà máy ở Lào với quy mô 22 dòng may, làm
việc theo 2 ca với số lượng công nhân may hơn 2000 người.
5


Năm 2004 thành lập chi nhánh nhà máy ở Lâm Đồng với quy mô 22 dòng may,
làm việc theo 2 ca với số lượng công nhân may hơn 2000 người.
Năm 2007 thành lập chi nhánh nhà máy ở Huế với quy mô như nhà máy ở Lâm
Đồng : 22 dòng may và với số lượng công nhân may hơn 2000 người.
Scavi được bầu liên tiếp 6 năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008 đại diện
cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài thành công trong ngành công nghiệp dệt may ở
Việt Nam.
2.1.3. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ
a) Sản phẩm
Bằng sự tiếp cận và hấp thu công nghệ sản xuất chuyên nghiệp Scavi đã cho ra
đời các dòng sản phẩm thời trang nam, nữ và trẻ em như Day Lingerie, Night Lingerie,
In Wear, mainly for Women, Men and Children, Áo sơ mi nam, nữ, các trang phục
công sở, quần áo bằng các chất liệu như lụa, vải, kaki…theo đơn đặt hàng của khách
hàng.
Gia công bên ngoài : may, thêu, in, nhuộm
Các nhãn hiệu hiện công ty đang xuất khẩu là: Corele Scavi, Mailfix Scavi, Lys
Lingerier Scavi… Ngoài ra công ty còn xuất khẩu theo đơn đặt hàng của khách hàng
với các nhãn hiệu của riêng họ. Bên cạnh đó công ty còn có hệ thống phục vụ khách
hàng kỹ nghệ và phân phối với những thương hiệu LYS - CAJOLE - MARRON GIGO - CHIC CHIC - CALLA - AMI….Đây là những nhãn hiệu mà công ty SCAVI
đã khai thác và đang dần chiếm lĩnh một thị phần không nhỏ tại thị trường Việt Nam.
Ngoài ra công ty còn thiết kế và sản xuất những mặt hàng khác như chăn bông,
túi ngủ…những sản phẩm phong phú về nguyên liệu và đa dạng về chi tiết cấu tạo.

b) Thị trường tiêu thụ
Thị trường đầu tiên và cũng là thị trường chính của Scavi là thị trường Pháp Châu Âu. Sau đó mở rộng sang thị trường Châu Mỹ, Châu Á và một số nước Châu
Phi. Ngoài ra thị trường trong nước cũng đang được công ty đầu tư và phát triển.
2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ, định hướng phát triển của công ty
a) Chức năng
Công ty cổ phần Scavi được thành lập với chức năng trực tiếp sản xuất và điều
hành hệ thống sản phẩm ở Việt Nam, với phần lớn sản phẩm dành cho xuất khẩu. Thị
6


trường xuất khẩu chiếm trên 80% doanh thu bán hàng đang ngày càng được công ty
mở rộng và phát triển. Các sản phẩm của công ty như đồ ngủ, , đồ may sẵn, đồ lót nam
nữ và quần áo trẻ em cho mọi lứa tuổi với nhiều vật liệu và màu sắc khác nhau.
b) Nhiệm vụ
Là một công ty may nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất kinh doanh các mặt
hàng may mặc, chủ yếu là sản xuất xuất khẩu các mặt hàng may mặc của khách hàng
nước ngoài, nhập khẩu các nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất. Sản phẩm sản xuất ra
chủ yếu tiêu thụ ở nước ngoài như các nước ở Châu Âu, Châu Mỹ và một số nước
Châu Á, Châu Phi…do vậy hàng năm Công ty cổ phần Scavi cũng đóng góp một phần
vào kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may ở nước ta. Đối với thị trường trong nước phát
triển thêm đại lý bán hàng ở Hà Nội, Huế, Cần Thơ, Thành Phố Hồ Chí Minh, Biên
Hòa và các tỉnh, thành phố khác.
Mở rộng quan hệ trao đổi hàng hoá, chuyển giao công nghệ, tranh thủ sự giúp
đỡ về vốn cũng như công nghệ của các nước trên thế giới. Luôn chăm lo công việc làm
và đời sống công nhân viên, đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn. Bên
cạnh đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân viên.
c) Định hướng phát triển
Với điều kiện thị trường, cơ sở hạ tầng, kinh nghiệm hoạt động và khả năng tài
chính hiện giờ, Scavi có nhiều cơ hội mở rộng sản xuất kinh doanh rất thuận tiện. Việc
mở rộng sản xuất kinh doanh sẽ làm đa dạng hóa sản phẩm, giảm chi phí, đáp ứng tốt

hơn nhu cầu thị trường, tạo thành yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công cho Tập
đoàn Corele trong tình hình cạnh tranh như ngày nay.
Do vậy, trong thời gian tới công ty có tham vọng mở rộng nhiều thị trường trên
thị trường quốc tế, và tạo ra nhiều sản phẩm với khả năng cạnh tranh cao trên thị
trường, đáp ứng nhu cầu của mọi người.
2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
Tính đến cuối năm 2010 tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 1670
người. Đứng đầu bộ máy quản lý là ông Trần Văn Phú, công ty được chia thành 9
phòng ban với 21 line sản xuất.

7


Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức của Công ty Scavi

Nguồn: Phòng Nhân Sự
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Tổng giám đốc : Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kinh
doanh của công ty, có nhiệm vụ trực tiếp điều hành quá trình sản xuất, đề ra các
phương hướng kinh doanh, kế hoạch sản xuất, xây dựng chiến lược phát triển hợp lý
nhằm duy trì công ty phát triển bền vững, và là người trực tiếp bổ nhiệm các chức vụ
quan trọng trong công ty.
Phó giám đốc : Phó giám đốc ngoài việc giúp đỡ cho giám đốc còn quản lý các
phân xưởng sản xuất chính. Tham mưu cho giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch
sản xuất kinh doanh ngắn hạn, dài hạn. Thay mặt giám đốc điều hành giải quyết các sự
việc phát sinh khi giám đốc đi vắng. Được quyền ký các văn bản có liên quan đến tài
chính kế toán, chứng từ thanh toán, hợp đồng kinh tế… khi giám đốc ủy quyền bằng
văn bản.
Phòng nhân sự : Tổ chức và sắp xếp các nhân viên trong việc quản lý hồ sơ,
tuyển dụng và quản lý công nhân viên, tính tiền lương và triển khai các chính sách và

chế độ cho tất cả công nhân viên.
Phòng hành chính : Quản lý các tài liệu văn phòng và pháp luật, chuẩn bị cho
cuộc họp, sắp xếp phương tiện vận tải cho công việc, quản lý thiết bị văn phòng.
Phòng XNK : Xem xét tình hình xuất nhập khẩu của công ty, các vấn đề liên
quan đến việc thực hiện hợp đồng kinh tế. Thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu
như liên hệ với đối tác và ngân hàng về L/C, làm chứng từ thanh toán, khai báo hải
8


quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu. Theo dõi tiến độ các hợp đồng đã kí kết và tiến
hành thanh lý hợp đồng khi hợp đồng hết hạn.
Phòng kế toán : Có trách nhiệm thu thập tất cả tài liệu và hóa đơn cho các hồ
sơ liên quan. Lập báo cáo tài chính cung cấp cho Tổng giám đốc và pháp luật về các
hoạt động của công ty. Tập hợp chi phí sản xuất, hạch toán giá thành chính xác và
nhanh chóng cho Tổng giám đốc kịp thời chấn chỉnh tài chính, tiết kiệm chi phí, hạ giá
thành sản phẩm. Lập các báo cáo cung cấp cho các cơ quan nhà nước, thuế, sở, ngân
hàng. Đồng thời, theo dõi và quản lý một số điều khoản thanh toán cho khách hàng.
Phòng kinh doanh : Tìm kiếm và khai thác thị trường trong nước. Điều tra giá
cả, tình hình thị trường để tìm kiếm đối tác và phân phối hàng hóa đến các cửa hàng
của công ty. Theo dõi tiến độ các hợp đồng đã kí kết và tiến hành thanh lý hợp đồng
khi hợp đồng hết hạn, quản lý các chuỗi cửa hàng bán lẻ SP đến người tiêu dùng như
các Showroom.
Phòng kế hoạch : Lập kế hoạch nguyên vật liêu cần mua theo bảng kế hoạch
nguyên vật liệu từ phòng sản xuất và giám sát các kế hoạch thực hiện việc mua và sử
dụng nguyên vật liệu.
Phòng thương mại : Tìm kiếm khai thác thị trường nước ngoài, soản thảo ký
kết các hợp đồng thương mại. Khảo sát giá cả, tình hình thị trường, tìm kiếm đối tác
làm ăn lâu dài cả về xuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu nguyên phụ liệu. Tổng kết tình
hình sản xuất kinh doanh của công ty. Tìm kiếm nhà cung ứng, đàm phán giá cả, mua
nguyên vật liệu cho công ty. Thiết lập thủ tục xuất nhập khẩu để mua và bán.

Phòng sản xuất : Lập kế hoạch sản xuất và kế hoạch hoạt động, theo dõi tiền
độ sản xuất và thay đổi kế hoạch nếu gặp trở ngại trong sản xuất.
Phòng thiết kế - kiểm tra : Tạo mẫu, thiết kế sản phẩm mới, tính toán việc tiêu
thụ nguyên liệu cho mỗi sản phẩm, tìm kiếm các đơn vị gia công, đàm phán giá cả và
soạn thảo hợp đồng. Kiểm tra màu sắc, chất lượng nguyên vật liệu khi mua về và kiểm
tra chất lượng sản phẩm làm ra.

2.3. Tình hình lao động của công ty
Bảng 2.1. Cơ Cấu Lao Động của Công Ty Scavi Biên Hòa Đồng Nai Năm 2010
9


ĐVT: Người
Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

1670

100

350

20,96

1320

79,04

Lao động trực tiếp


891

53,35

Lao động gián tiếp

779

46,65

12

0,72

Đại học và cao đẳng

168

10,06

Trung cấp

126

7,54

1364

81,68


Chỉ Tiêu
Tổng lao động
1/ Phân chia theo giới tính
Nam
Nữ
2/ Phân chia theo loại lao động

3/ Phân chia theo trình độ
Sau đại học

Trung học cơ sở

Nguồn: Phòng Hành Chính Nhân Sự
Tổng số cán bộ công nhân viên trong Công ty cổ phần Scavi là 1670 người,
trong đó có 0,72% có trình độ sau đại học, 10,06% có trình độ đại học và cao đẳng,
7,54% là trung cấp. Công nhân sản xuất trực tiếp trong phân xưởng là 891 người, đặc
thù là ngành may mặc nên số cán bộ công nhân viên nữ trong công ty chiếm tỷ lệ khá
lớn trên tổng số nhân viên (lao động nữ chiếm 79,04%).
Trong những năm gần đây, công ty đã tập hợp được một đội ngũ cán bộ giàu
kinh nghiệm. Thời gian tới cùng với xu hướng tinh giảm bộ máy quản lý, công ty cũng
đang tiếp tục chiêu mộ những cán bộ có phẩm chất và năng lực để đẩy mạnh hoạt động
kinh doanh xuất nhập khẩu đạt được hiệu quả cao. Công ty cũng đã đào tạo được một
đội ngũ công nhân viên có trình độ kỹ thuật và tay nghề khá về chuyên môn để thực
hiện các hợp đồng đòi hỏi yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm.
2.4. Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty
Hình 2.2. Sơ Đồ Quy Trình Sản Xuất của Công Ty
10



Nguồn: Phòng thiết kế - kiểm tra
Quy trình công nghệ đơn giản với nguyên vật liệu đầu vào gồm các loại vải (ren
, vải lưới, lụa…), nguyên vật liệu phụ trợ ( dây viền, dây treo, móc, mắt, sợi bông…)
và nguyên vật liệu khác ( thùng carton, túi nilon, nhãn dệt…) theo từng giai đoạn cụ
thể :
- Đầu tiên bộ phận thiết kế và tiêu thụ sẽ làm mô hình cho mỗi kiểu sản phẩm.
Mô hình sẽ được cắt trên bìa giấy cứng theo kích cỡ, thông số kĩ thuật của mỗi kiểu
sản phẩm để làm mẫu cho việc cắt vải. Vải sau khi cắt sẽ được kiểm tra chất lượng,
thông số đạt yêu cầu hay không.
- Tùy thuộc vào loại sản phẩm công ty sẽ chuyển vải ra để bổ sung thêm quy
trình như nhuộm, thêu…
- Tiếp đó, vải sau khi đã được cắt theo mẫu sẽ được đưa đến các dòng may để
may thành phẩm, kèm theo những chi tiết cuối cùng như móc, mắt, nhãn hiệu. Và cuối
cùng cắt giảm các tia vượt quá, vải thừa cho hợp lý.
- Sản phẩm được may xong sẽ được thực hiện kiểm tra rất cẩn thận : mỗi sản
phẩm sẽ được kiểm tra chi tiết 100% trên tổng sản phẩm bởi phòng kiểm tra chất
lượng của công ty. Sau khi kiểm tra sản phẩm sẽ được đóng gói vào túi nilon và thùng
carton theo yêu cầu kĩ thuật về kích cỡ, mẫu mã và màu sắc của khách hàng.

11


Quy trình sản xuất đơn giản với công nghệ cao giúp cho nhân viên dễ dàng vận
hành, nắm bắt nhanh chóng công việc và nâng cao tay nghề, sẽ thu hút nhiều lao động
đến thử việc và công tác thực hiện đào tạo của công ty sẽ thực hiện dễ dàng.
Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn tại công ty khá cao, tạo điều kiện
cho công ty nâng cao chất lượng công việc cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm,
qua đó tăng năng lực cạnh tranh cho công ty.

CHƯƠNG 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

12


3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia
và lấy ngoại tệ làm phương tiện thanh toán. Xuất khẩu là một phương thức kinh doanh
của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế nhằm tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho
doanh nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước và từng bước nâng
cao đời sống nhân dân.
3.1.2. Vai trò và nhiệm vụ của hoạt động xuất khẩu
a) Vai trò của hoạt động xuất khẩu
Đối với các doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nghĩa là mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đây là yếu tố quan trọng
nhất vì sản phảm sản xuất ra có tiêu thụ được thì mới thu được vốn, có lợi nhuận để tái
sản xuất mở rộng sản xuất, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển.
Cũng thông qua đó, doanh nghiệp có cơ hội tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm về
hình thức trong kinh doanh, về trình độ quản lý, giúp tiếp xúc với những công nghệ
mới, hiện đại, đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực mới thích nghi với điều kiện kinh
doanh mới nhằm cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng, phong phú.
Mặt khác thúc đẩy hoạt động xuất khẩu là đòi hỏi tất yếu trong nền kinh tế mở cửa. Do
sức ép cạnh tranh, do nhu cầu tự thân đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển mở rộng
quy mô kinh doanh mà xuất khẩu là một hoạt động tối ưu để đạt được yêu cầu đó.
Đối với nền kinh tế
Xuất khẩu có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế mỗi quốc gia bao gồm
các vai trò sau :
- Xuất khẩu kích thích tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập

khẩu phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
- Xuất khẩu đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất trong
nước phát triển, có tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời
sống nhân dân.
- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy mối quan hệ kinh tế đối ngoại của
nước ta.
13


×