Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

NGUYEN TRUONG THI aĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV GIẤY SÀI GÒN_MỸ XUÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.11 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
******************

NGUYỄN TRƯỜNG THI

ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI
CÔNG TY TNHH MTV GIẤY SÀI GÒN_MỸ XUÂN

Ngành: Quản trị kinh doanh tổng hợp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. TRẦN MINH HUY

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại học Nông
Lâm Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Định Hướng Chiến Lược Sản Xuất
Kinh Doanh tại Công Ty TNHH MTV Giấy Sài Gòn_Mỹ Xuân” do Nguyễn Trường
Thi, sinh viên khóa 33, ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ thành công trước hội đồng
vào ngày____________________.

TRẦN MINH HUY
Người hướng dẫn

Ngày

tháng



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này, trước hết con xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến Ba, Mẹ, Anh chị em trong gia đình đã nuôi nấng và ủng hộ để con có được
như ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô giáo, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh
Tế, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tâm truyền đạt những kiến thức
và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Đó sẽ là hành
trang vững chắc cho tôi bước vào đời.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Th.s Trần Minh Huy, người đã tận
tình giảng dạy, chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo Công ty TNHH MTV giấy Sài
gòn_Mỹ xuân, đặc biệt là anh Công (phòng cung ứng), chị Hường (phòng kinh doanh)
cùng tất cả các cô chú, anh chị tại các phòng ban Công ty đã tận tình giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian thực tập tại Công ty.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè, những người đã giúp đỡ tôi về mặt tinh
thần, cũng như đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Trường Thi


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN TRƯỜNG THI. Tháng 05 năm 2011. “Định Hướng Chiến Lược Sản
Xuất Kinh Doanh tại Công Ty TNHH MTV Giấy Sài Gòn_Mỹ Xuân”.
NGUYEN TRUONG THI . May, 2011. “Study on Oriented Strategy for Producing

Business of Sai Gon_My Xuan Paper Company Limited”.
Công ty TNHH MTV giấy Sài gòn_Mỹ xuân là một trong những doanh nghiệp
luôn đi đầu trong sản xuất giấy gồm giấy công nghiệp và giấy tiêu dùng, nhằm đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Trong sân chơi toàn cầu hiện nay, môi trường
kinh doanh luôn biến động với các cơ hội và nguy cơ xen kẽ nhau, hơn nữa công ty không
những cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà cả các doanh nghiệp nước ngoài.
Vì vậy để giúp cho Công ty hoạt động có hiệu quả hơn trong tương lai, tôi quyết định
chọn đề tài “Định hướng chiến lược sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Giấy
Sài Gòn_Mỹ Xuân”.
Bằng việc phân tích các yếu tố vĩ mô và vi mô từ đó tìm ra các cơ hội, thách thức
và điểm mạnh cũng như các điểm yếu của công ty, từ việc phân tích các yếu tố đó, ta áp
dụng kỹ thuật phân tích SWOT, sử dụng ma trận SPACE, ma trận định lượng trong hoạch
định chiến lược QSPM để tận dụng những cơ hội, phát huy các thế mạnh, khắc phục

những điểm yếu và né tránh những rủi ro để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ viii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... x
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................... xi
CHƯƠNG I MỞ DẦU .......................................................................................... 1
1.1. Lý do, ý nghĩa chọn đề tài.............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
1.2.1.Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.3.1. Phạm vi về nội dung................................................................................ 2
1.3.2. Phạm vi về không gian ............................................................................ 2
1.3.3. Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 3
1.4. Cấu trúc của luận văn..................................................................................... 3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ......................................................... 5
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu................................................................... 5
2.2. Tổng quan về Công ty .................................................................................... 6
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty ........................................ 6
2.2.2. Định hướng tầm nhìn chiến lược của công ty ......................................... 8
2.2.3.Nguồn lực của công ty. ............................................................................ 9
2.2.4.Chức năng nhiệm vụ các phòng ban ........................................................ 9
2.2.5.Quy trình sản xuất giấy Carton .............................................................. 12
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 15
3.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................ 15
3.1.1. Khái niệm về quản trị chiến lược .......................................................... 15

v


3.1.2. Vai trò của quản trị chiến lược .............................................................. 16
3.1.3. Môi trường ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh ................. 17
3.2. Các công cụ hoạch định chiến lược ............................................................. 21
3.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 23
3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................... 23
3.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu ................................................................... 23
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 25
4.1. Khái quát về ngành giấy và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ..... 25
4.1.1. Tình hình chung về ngành giấy ............................................................. 25
4.1.2. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .......... 25
4.1.2. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .......... 26
4.2.Phân tích môi trường vĩ mô .......................................................................... 31
4.2.1.Chính trị - chính phủ .............................................................................. 31
4.2.2.Các yếu tố kinh tế................................................................................... 33
4.2.3. Các yếu tố văn hóa – xã hội .................................................................. 35
4.2.4.Môi trường khoa học công nghệ: ........................................................... 37
4.2.5.Ảnh hưởng môi trường tự nhiên ............................................................ 37
4.3. Phân tích môi trường cạnh tranh .................................................................. 39
4.3.1.Đối thủ tiềm năng ................................................................................... 39
4.3.2.Đối thủ cạnh tranh hiện nay ................................................................... 39
4.3.3.Khách hàng............................................................................................. 40
4.3.4.Nguồn cung ứng ..................................................................................... 40
4.3.5.Sản phẩm thay thế .................................................................................. 41
4.4. Môi trường bên trong ................................................................................... 43
4.4.1.Văn hoá tổ chức ..................................................................................... 43
4.4.2.Phong cách lãnh đạo............................................................................... 43
4.4.3.Quản trị nguồn nhân lực ......................................................................... 43

4.4.4.Marketing ............................................................................................... 46
4.4.5.Tài chính-Kế toán................................................................................... 46
vi


4.4.6.Chính sách giá cả ................................................................................... 48
4.4.7.Công tác R&D (nghiên cứu và phát triển) ............................................. 48
4.4.8. Hệ thống thông tin................................................................................. 49
4.5.Công cụ hoạch định chiến lược .................................................................... 51
4.5.1 Ma trận SWOT ....................................................................................... 51
4.5.2. Ma trận SPACE ..................................................................................... 53
4.5.3. Ma trận hoạch định chiến lược định lượng (QSPM) ............................ 54
4.6. Các chiến lược Công ty đang áp dụng ......................................................... 56
4.6.1.Chiến lược sản phẩm .............................................................................. 56
4.6.2.Chiến lược giá ........................................................................................ 56
4.6.3. Chiến lược phân phối ............................................................................ 56
4.6.4.Chiến lược chiêu thị cổ động ................................................................. 57
4.7. Phương hướng phát triển giai đoạn 2011-2015 của công ty ........................ 57
4.7.1.Mục tiêu phát triển ................................................................................. 57
4.7.2.Chiến lược phát triển của Nhà nước đối với ngành giấy ....................... 58
4.8. Định hướng chiến lược ................................................................................ 59
4.8.1.Chiến lược cấp công ty........................................................................... 59
4.8.2. Chiến lược cấp chưc năng ..................................................................... 60
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 66
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 66
5.2. Kiến nghị...................................................................................................... 66
5.2.1. Về phía Nhà nước ................................................................................. 66
5.2.2. Về phía Công ty .................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 65


vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BH

Bán hàng

BHVCCDV

Bán hàng và cung cấp dịch vụ

CLKD

Chiến lược kinh doanh

CSH

Chủ sở hữu

EFE

External Factor Evaluation: Ma trận đánh giá các yếu tố
bên ngoài



Giám đốc

GVHB


Giá vốn hàng bán

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

IFE

Internal Factor Evaluation: Ma trận đánh giá các yếu tố
bên trong

IT

Information technology: Công nghệ thông tin

MMTB

Máy móc thiết bị

MTV

Một thành viên

NVL

Nguyên vật liệu

QA


Quality Assurance: giám sát quản lý và bảo đảm chất
lượng

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

QM

Quality management: Quản lý chất lượng

QSPM

Quantitative Strategic Planning: Ma trận định lượng các
chiến lược hoạch định

R&D

Research & development:Nghiên cứu và phát triển

SP

Sản phẩm

SPACE

Ma Trận Vị Trí Chiến Lược

viii



SWOT

Strenghts - Weaknesses, Opportunities - Threats: Ma trận
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa

SX

Sản xuất

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TC-KT

Tài chính-kế toán

TGĐ

Tổng giám đốc

TMCP

Thương mại cổ phần

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


TP

Trưởng phòng

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTTH

Tính toán tổng hợp

UBND

Ủy ban nhân dân

XNK

Xuất nhập khẩu

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Năm 2009 Và 2010 ....................... 26
Bảng 4.2.Doanh Thu Của Công Ty Qua Các Năm ............................................. 27
Bảng 4.3. Chi Phí Của Công Ty Qua Các Năm .................................................. 28
Bảng 4.4. So Sánh Lợi Nhuận Sau Thuế Qua Các Năm ..................................... 28
Bảng 4.5. Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty Năm 2009 Và 2010 ................. 30

Bảng 4.6.Các Chỉ Số Về Năng Lực Lợi Nhuận, Doanh Lợi ............................... 31
Bảng 4.7.Một Số Chỉ Tiêu Kinh Tế của Việt Nam Giai Đoạn 2006 – 2010 ...... 33
Bảng 4.8.Ma Trận Đánh Giá Môi Trường Bên Ngoài ........................................ 38
Bảng 4.9. Ma Trận Hình Ảnh Cạnh Tranh . ........................................................ 42
Bảng 4.10. Cơ Cấu Lao Động Công Ty ............................................................. 44
Bảng 4.11.Thu Nhập Bình Quân của Lao Động qua các Năm ........................... 44
Bảng 4.12.Kết Cấu Tài Sản Năm 2009 Và 2010 ................................................ 47
Bảng 4.13.Nguồn Vốn của Công Ty Qua Năm 2009 và 2010 ............................ 48
Bảng 4.14.Ma Trận Đánh Giá các Yếu Tố Bên Trong (IFE) của Công Ty ........ 50
Bảng 4.15. Ma trận SWOT .................................................................................. 51
Bảng 4.16. Ma Trận SPACE ............................................................................... 53
Bảng 4.17.Ma Trận QSPM .................................................................................. 55

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Cơ Cấu Tố Chức của Công Ty ............................................................. 9
Hình 2.2. Quy trình sản xuất giấy Carton. .......................................................... 12
Hình 3.1. Sơ Đồ “Mô Hình Quản Trị Chiến Lược Toàn Diện” ............................ 6
Hình 3.2. Mô Hình 5 Áp Lực Cạnh Tranh .......................................................... 18
Hình 4.1. Biểu Đồ Thể Hiện Doanh Thu, Chi Phí Công Ty ............................... 29
Hình 4.2. Biểu Đồ Thể Hiện Lợi Nhuận Công Ty .............................................. 29
Hình 4.3.Biểu Đồ Thể Hiện GDP Việt Nam Qua các Năm ................................ 33
Hình 4.4.Biểu ĐồThể Hiện Tỷ Lệ Lạm Phát ...................................................... 34
Hình 4.5.Biểu Đồ Dân Số Việt Nam Qua các Năm ............................................ 36
Hình 4.6. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Phân Theo Trình Độ ............................... 43
Hình 4.7. Biểu Đồ Thu Nhập Bình Quân của Lao Động Qua Các Năm ............ 45
Hình 4.8.Biểu Đồ Ma Trận SPACE .................................................................... 54

Hình 4.9. Sơ Đồ Tiến Hành Định Giá Xuất Khẩu .............................................. 61

xi


CHƯƠNG I
MỞ DẦU

1.1. Lý do, ý nghĩa chọn đề tài
Hiện nay, ngành công nghiệp giấy là một trong những ngành phát triển mũi nhọn
của nước ta. Ngành giấy không những phải đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn đang có
xu hướng đáp ứng thị trường xuất khẩu. Trong sân chơi toàn cầu như hiện nay và khi Việt
Nam đã gia nhập tổ chức thương mại Thế Giới (WTO) thì thị trường giấy ngày càng chịu
nhiều áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài, đặt biệt là Trung Quốc, Thái
Lan, Nhật Bản.
Trong xu thế hội nhập đó khiến cho nền kinh tế của một quốc gia phải phụ thuộc
vào nền kinh tế Thế Giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Vì vậy, một doanh nghiệp
muốn tồn tại, phát triển thì phải mở rộng ra thị trường ra bên ngoài, liên doanh liên kết
với các doanh nghiệp khác và nâng cao chất lượng sản phẩm, quảng bá hình ảnh, thương
hiệu của công ty.
Để đạt được kết quả cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh
nghiệp cần phải xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các
điều kiện vốn có về tài lực và vật lực. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các
nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả sản xuất
kinh doanh. Dựa trên những chỉ tiêu kế hoạch, doanh nghiệp có thể định tính trước khả
năng sinh lời của hoạt động, từ đó phân tích và dự đoán trước mức độ thành công của kết
quả kinh doanh. Để làm được điều đó công ty cần có một chiến lược kinh doanh đúng đắn


để mang lại nguồn lợi cao nhất cho công ty. Vì những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài

“Định Hướng Chiến Lược Sản Xuất Kinh Doanh tại Công Ty TNHH MTV Giấy Sài
Gòn_Mỹ Xuân”.
Với thời gian thực tập hạn hẹp và kiến thức còn hạn chế nên đề tài không tránh
khỏi những thiếu xót. Rất mong thầy cô và các anh chị trong công ty cũng như bạn bè góp
ý, để đề tài hoàn thiện hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài “Định hướng chiến lược sản xuất kinh doanh cho Công Ty TNHH MTV
Giấy Sài Gòn Mỹ Xuân” nhằm:
Làm rõ những vấn đề cơ bản trong chiến lược kinh doanh của Công ty để từ đó đưa
ra một số giải pháp chiến lược nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phát hiện và phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình SXKD của Công
ty bao gồm:
Phân tích môi trường bên trong để phát hiện ra những điểm manh, điểm yếu.
Phân tích môi trường bên ngoài để nhận diện những cơ hội và thách thức.
Sử dụng các công cụ phân tích như: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài – EFE,
Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – IFE, Ma trận hình ảnh cạnh tranh. Kết hợp Ma
trận SWOT, Ma trận SPACE, Ma trận QSPM để xây dựng phương án và lựa chọn CLKD
phù hợp cho Công ty.
Từ những phân tích trên sẽ đề ra giải pháp cho các chiến lược được lựa chọn.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài giới hạn từ tình hình hoạt động kinh doanh hiện nay của công ty để tìm ra
những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.
1.3.2. Phạm vi về không gian
Tại Công ty TNHH MTV Giấy Sài Gòn_ Mỹ Xuân, thuộc công ty Cổ phần Giấy
Sài Gòn.
2



1.3.3. Thời gian nghiên cứu
Số liệu phân tích, chủ yếu là năm 2009, 2010
Thời gian thực tập từ 03/2011 đến 05/2011
1.4. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 5 chương với mục đích và nội dung của từng chương như sau:
Chương 1: Đặt vấn đề
Nêu ra những lí do, tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh của công ty trong
giai đoạn hiện nay và đưa ra những giả thiết, lập luận ban đầu về việc sử dụng các chỉ tiêu
để xác định chiến lược công ty đang áp dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược.
Chương I còn trình bày nội dung và mục đích của đề tài cũng như phạm vi nghiên cứu và
cấu trúc của đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Chương II bao gồm phần tổng quan về tài liệu nghiên cứu cũng như tổng quan về
Công ty nghiên cứu bao gồm việc giới thiệu chung về công ty gồm chức năng, nhiệm vụ
các phòng ban, cơ cấu tổ chức, tầm nhìn, sứ mệnh, quá trình phát triển cùng những mục
tiêu, nhiệm vụ và những thành tựu đạt được. Đặt biệt chương này đã giới thiệu các sản
phẩm của Công ty, cũng như sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất giấy.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương III. Với việc nêu ra những khái niệm về chiến lược kinh donh và các chỉ
tiêu, phương pháp nhằm đánh giá chiến lược thông qua các ma trận, chương III cung cấp
cách thức, phương pháp nhằm thực hiện mục tiêu của đề tài. Chương này còn đưa ra
những khái niệm cũng như giới thiệu về các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh
của công ty, bao gồm các yếu tố nội tại cũng như các yếu tố bên ngoài. Ngoài ra, chương
III còn trình bày về phương pháp nghiên cứu của đề tài gồm phương pháp thu thập số liệu
sơ cấp và thứ cấp nhằm đảm bảo cho việc sử dụng số liệu một cách chính xác và đầy đủ
trong quá trình phân tích.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Thông qua việc nêu tình hình chung về hoạt động sản xuất, kinh doanh, chương IV
đã phân tích tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty, giai đoạn 2009-2010. Tiếp đến,

3


chương IV đã phân tích, đánh giá các nhân tố chủ quan và khách quan có ảnh hưởng trực
tiếp và gián tiếp đến tình hình sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, chương IV còn đưa ra một
cái nhìn khái quát về các đối thủ cạnh tranh để từ đó đưa ra một số ma trận giúp hoạch
định chiến lược và định hướng thêm một số chiến lược tiêu biểu của công ty.
Giải quyết những yêu cầu, nội dung đã được đề ra ở những chương trước đồng thời
đề ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Chương V đưa ra nhận xét, kết luận chung về nội dung của đề tài, đồng thời từ đó
đưa ra những một số kiến nghị đối với nhà nước nhằm tăng cường hoạt động kinh doanh
cho công ty để tăng cường hơn nữa khả năng sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả về
doanh lợi cho công ty.
Tóm tắt lại toàn bộ nội dung của đề tài nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị cụ thể
cho hoạt động của công ty trong thời gian tới.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Đề tài về CLKD trong thời gian gần đây được khá nhiều người nghiên cứu có thể
kể đến như: Trần Minh Thuận, 2008. Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty Cổ
phần mía đường Cần Thơ. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Chuyên ngành Quản trị kinh doanh,
Đại học Cần Thơ; Nguyễn Văn Đức, 2005. Nghiên cứu định hướng chiến lược kinh doanh
sản phẩm gỗ tại Công ty Lâm nghiệp Sài Gòn. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế,
Chuyên ngành Kinh tế, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh; Huỳnh Thị Mỹ Ngân,

2006. Định hướng chiến lược kinh doanh cho các sản phẩm gỗ của Xí nghiệp tư doanh
Hoàng Anh Gia Lai. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế, Chuyên ngành Kinh tế, Đại
học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh. Trong các đề tài này, các tác giả đã tiến hành phân tích
các nhân tố ảnh hưởng đến HĐKD của công ty bao gồm phân tích môi trường bên trong
(nhằm nhận biết các điểm mạnh và điểm yếu) và phân tích môi trường bên ngoài (để nhận
biết những cơ hội và thách thức). Từ đó, đề xuất các CLKD và các giải pháp thực hiện
chiến lược. Phương pháp chủ yếu được các tác giả sử dụng là phương pháp thu thập số
liệu (sơ cấp và thứ cấp) và phương pháp xử lý số liệu (so sánh, thống kê, tính toán các chỉ
số tài chính).
Trong đề tài này, tôi cũng kế thừa các phương pháp của các đề tài trước để tính
toán một vài chỉ số quan trọng của Công ty bằng các phầm mềm đơn giản như Excel….để
đưa ra các chiến lược và sử dụng công cụ (Ma trận QSPM) để định hướng chiến lược


2.2. Tổng quan về Công ty
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Năm 1997, cơ sở sản xuất đầu tiên của Giấy Sài Gòn được thành lập, đặt nền móng
đầu tiên cho công ty cổ phần giấy sài gòn sau này, chuyên về sản xuất giấy carton phục vụ
cho ngành bao bì.
Tháng 12 năm 1998, chuyển đổi thành Công ty TNHH Giấy Sài Gòn với giấy phép
thành lập số 2461GP/TLDN do UBND TP.HCM cấp ngày 24/11/1998. Đăng ký kinh
doanh số 070165 do Sở Kế họach và Đầu tư TP.HCM cấp ngày 01/12/1998.
Tháng 6 năm 2003, chuyển đổi từ Công ty TNHH thành Công ty Cổ Phần Giấy Sài
Gòn với mức vốn điều lệ là 18 tỷ đồng, giấy đăng ký kinh doanh số 4103001675 ngày 25
tháng 06 năm 2003 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp. Tháng 4 năm 2004, xây
dựng Nhà Máy Giấy Mỹ Xuân tại Khu Công Nghiệp Mỹ Xuân A, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
với diện tích 4,5 ha, tổng số vốn đầu tư là 392 tỷ đồng, công suất 90.000 tấn/năm .
Tháng 07 năm 2007, Nhà máy Mỹ Xuân chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV
Giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân, với 100% vốn góp của Công ty CP Giấy Sài Gòn .

Tháng 10 năm 2007, khởi công xây dựng Khu nhà ở cho cán bộ công nhân viên
Nhà Máy Giấy Mỹ Xuân.
Giai đoạn 1: Tháng 06/2006, xây dựng Tổng kho Quận 12 tại Phường An Phú
Đông, Quận 12, TP Hồ Chí Minh trên diện tích 7.000m2 chuyên về thu mua giấy vụn phế
liệu và chứa hàng thành phẩm.
Giai đoạn 2: Tháng 10 năm 2007, khởi công xây dựng dự án mở rộng Nhà Máy
Mỹ Xuân tại Khu Công Nghiệp Mỹ Xuân A, Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu trên diện tích đất 6,8
ha, tổng số vốn đầu tư khoảng 50 triệu USD, đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất các loại
giấy cao cấp như giấy testliners, coated board, tissue có công suất 230.000 tấn/năm . Năm
2010, tiến hành lắp đặt các dây chuyền sản xuất được nhập khẩu từ Châu âu với công
nghệ hiện đại nhất hiện nay tại ASEAN trong ngành giấy. Sau khi chính thức đưa vào vận
hành sẽ nâng tổng công suất hàng năm của Giấy Sài Gòn lên 35.000 tấn giấy Tissue,
230.000 tấn giấy công nghiệp.

6


Sau gần 15 năm liên tục phát triển, Công ty Giấy Sài Gòn (Saigon Paper
Corporation) hiện nay là một trong những công ty giấy hàng đầu Việt Nam với phạm vi
hoạt động đa dạng bao gồm giấy tiêu dùng và giấy công nghiệp
Văn phòng đại diện
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY SÀI GÒN
Tên tiếng Anh: SAIGON PAPER CORPORATION
Tên viết tắt: SGP
Địa chỉ trụ sở chính: Lầu 2, 60A Hoàng Văn Thụ, Phường 09, Quận Phú Nhuận.
TP.HCM.
Xưởng sản xuất: Nhà máy giấy Mỹ Xuân tại Khu Công Nghiệp Mỹ Xuân A, Huyên Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
- Điện thoại: 08.3847 99 77
- Fax: 08.3844 4767
- Website: www.saigonpaper.com

- Email:
- Tài khoản: 110.1100.169007 Tại Ngân Hàng TMCP Quân Đội- Chi nhánh Sài
Gòn.
- Mã số thuế: 3500813231
- GPKD số: 492041000048 do Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng
Tàu cấp ngày 15/11/2002.
- Vốn điều lệ: 400.000.000.000 vnd
Các sản phẩm công ty
Giấy tiêu dùng
-Giấy thường mang thương hiệu Sài Gòn
-Giấy cao cấp mang thương hiệu Senton
-Giấy cao cấp mang thương hiệu Bless You gồm:
Giấy lụa Bless You 10 tờ
Giấy lụa hộp Bless You 120 tờ
Giấy ăn Bless You 100 tờ
7


Giấy vệ sinh Bless You 6 cuộn
Giấy vệ sinh Bless You 9 cuộn
Khăn giấy bỏ túi
Giấy công nghiệp
-Giấy công nghiệp phục vụ nhu cầu làm bao bì gồm:
Medium
Testliner
Chipboard
2.2.2. Định hướng tầm nhìn chiến lược của công ty
Tầm nhìn
Với việc hợp tác Công ty Daio Paper Corporation (Nhật bản) và Quỹ Đầu tư
BridgeHead-trực thuộc Ngân hàng Phát triển Nhật Bản từ năm 2008 để chia sẻ về vốn, kỹ

thuật, công nghệ, quản lý, đào tạo nguồn nhân lực nên dự kiến vào năm 2015, Công ty sẽ
trở thành doanh nghiệp cung cấp giấy và các sản phẩm giấy chất lượng hàng đầu khu vực
ASEAN.
Sứ mệnh
Công ty cam kết cung cấp sản phẩm giấy với chất lượng cao nhằm thõa mãn nhu cầu sử
dụng của người tiêu dùng, góp phần hình thành cuộc sống tiện nghi, thịnh vượng, với
trách nhiệm xã hội cao, cùng chung tay với cộng đồng góp phần bảo vệ môi trường.
Từ đó, chúng ta sẽ cùng đối tác, cổ đông, nhân viên công ty chia sẻ các giá trị, lợi
nhuận và tăng trưởng bền vững.
Triết lý kinh doanh
Đem sự tiện nghi và chất lượng cuộc sống đến từng người tiêu dùng, cũng như
ngoài nước bằng những sản phẩm chất lượng cao, được đào tạo bởi công nghệ tiên tiến
với đội ngũ nhân viên tay nghề cao và nhiều tâm huyết. Điều đó sẽ đem lại lợi nhuận và
tăng trưởng bền vững cho Công ty.

8


2.2.3. Nguồn lực của công ty.
Hình 2.1. Cơ Cấu Tố Chức của Công Ty

t

Phòng: Tổ Chức Hành Chính
2.2.4. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
Hội đồng quản trị
Gồm 05 thành viên, là những người có số phiếu lớn nhất công ty được các cổ đông
bầu phiếu, tính trên số phiếu bầu ra. Sau đó hội đồng quản trị tiến hành bầu ra một chủ
tịch hội đồng quản trị, ba phó tổng giám đốc và tám giám đốc bộ phận, có quyền bầu, bổ
nhiệm, bãi nhiệm giám đốc và các phó tổng giám đốc.

Chủ tịch hội đồng quản trị
9


Là người đứng đầu hội đồng quản trị, là người có số phiếu bầu cao nhất trong các
cổ đông của hội đồng quản trị; có nhiệm vụ đưa ra phương hướng, chính sách hoạt động
chung cho công ty.
Phó tổng giám đốc NVL và phát triển năng lực
Là người giúp TGĐ điều hành một số lĩnh vực về hành chính nhân sự của công ty
theo sự phân công và ủy quyền của TĐG chịu trách nhiệm trước pháp luật và TGĐ về
nhiệm vụ được TGĐ phân công và ủy quyền.
Phó tổng giám đốc thương mại và phát triển
Là người giúp tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động kinh
doanh của công ty theo sự phân công hay ủy quyền của tổng giám đốc. Chịu trách nhiệm
trước tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giao.
Phó tổng giám đốc chuỗi cung ứng và XNK
Là người giúp tổng giám đốc điều tiết nguồn nguyên vật liệu, và làm các thủ tục
xuất nhập khẩu, đảm bảo nguồn nguyên vật liệu không bị thiếu hụt và ra các chính sách
xuất khẩu có lợi cho công ty nhất. một bộ phận không thể thiếu trong công ty có hoạt
động xuất nhập khẩu.
Giám đốc các bộ phận
Có nhiệm vụ triển khai thực hiện các chiến lược mà cấp trên đề ra, không ngừng
đôn đốc kiểm tra, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đồng thời cũng là người tham mưu các
chiến lược cho ban giám đốc, đề ra những quyết định chính sách có cơ sở thông tin vững
chắc.
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát được bầu ra từ hội đồng quản trị nhằm giám sát các hoạt động và
kiểm tra quyết định của ban giám đốc và bộ phận kế toán nhằm đảm bảo công ty hoạt
động theo đường lối đặt ra và xử lý kịp thời những sai phạm.
Kế toán trưởng

Là người được hội đồng tín nhiệm bầu ra, kiểm tra và bổ nhiệm hay trực tiếp
tuyển dụng (nếu có), chịu trách nhiệm trực tiếp với hội đồng quản trị.
Phòng hành chính nhân sự:
10


Tham mưu cho ban giám đốc trong việc tổ chức nguồn lực cho doanh nghiệp, phân
bổ sử dụng khoa học và hợp lý nhằm phát huy hết khả năng của mỗi thành viên trong
từng phòng ban.
Tham mưu cho giám đốc trong việc đào tạo bồi dưỡng trình độ khoa học kỹ thuật
chuyên môn, xây dựng kế hoạch phát triển lưc lượng cán bộ kế thừa, thực hiện các chế độ
tiền lương, tiền thưởng giải quyết các chế độ đãi ngộ tinh thần, vật chất với nhân viên
trong doanh nghiệp.
Phòng kinh doanh:
Tham mưu cho ban giám đốc xây dựng, thực hiện kế hoạch kinh doanh, kế hoạch
luân chuyển hàng hóa, kế hoạch phát triển nguồn hàng
Tổ chức nghiên cứu phối hợp các phòng chức năng của công ty để xây dựng kế
hoạch tổng hợp của công ty theo định kỳ hàng năm phù hợp với hướng phát triển của
công ty và hướng phát triển chung của thành phố, của khu vực để trình lên cấp trên xem
xét duyệt bao gồm kế hoạch và biện pháp thực hiện.
Tham mưu cho giám đốc trong việc tiếp cận nhu cầu người tiêu dung, tiếp cận thị
trường, vận dụng chính sách giá cả, khuyến mãi để cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần kinh
doanh, từ bán buôn đến bán lẻ khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
Phòng kế toán
Tham mưu cho ban giám đốc xây dựng kế hoạch nguồn vốn, tổ chức sử dụng có
hiệu quả, quay vòng vốn hợp lý và quản lý an toàn vốn cho doanh nghiệp quản lý chặt chẽ
mọi chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh tạo cho doanh nghiệp có lợi nhuận và sử
dụng lợi nhuận đúng quy định.
Tham mưu cho giám đốc trong việc chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán,
hoạch toán kinh tế trong toàn bộ công ty theo pháp lệnh kế toán, quy chế quản lý tài chính

và hoạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước.
Phòng marketing
Tham mưu cho ban giám đốc trong việc hoạch định các chiến lược, nâng
cao thương hiệu, mở rộng thị trường mới, mục đích cuối cùng tăng doanh số tối đa cho
doanh nghiệp
11


Tham mưu cho ban giám đốc những chiến lược bán hàng (đẩy hàng- kéo khách
hàng) nhằm đạt được mục tiêu phòng kinh doanh đề ra.
Phòng cung ứng vật tư
Tham mưu cho ban giám đốc điều tiết nguồn vật tư, xây dựng các chiến lược về
vận chuyển, kho bãi nhằm tiết kiệm chi phí một cách tốt nhất, và bảo đảm đúng tiến độ
sản xuất. mục tiêu cuối cùng làm cho giá thành sản phẩm luôn luôn đạt ở mức thấp nhất.
2.2.5. Quy trình sản xuất giấy Carton
Các sản phẩm giấy Carton bao gồm Testliners, Medium, Coated Board. Sơ đồ quy
trình sản xuất giấy Carton có thể tóm tắt như trong sơ đồ hình 2.2
Mô tả quy trình
Nghiền bột thô
- Sau khi tách tạp chất lớn và dây buộc bao chứa trong giấy phế liệu ra, giấy phế
liệu được đổ vào máy nghiền thủy lực.
- Người vận hành khống chế lượng nước pha cho phù hợp với yên cầu nồng độ 2–
2,5%.
- Sau khi giấy phế liệu được đánh tơi thành bột giấy dạng thô thoát qua lỗ sàng,
được bơm chuyển đến công đoạn tiếp theo.
Phần rác và các tạp chất khác không thoát qua lỗ sàng ở lại trong máy thủy lực.
Cô đặc tăng cao nồng độ bột giấy
- Nhằm đáp ứng được nồng độ bột cao mức 3 – 3,5% cung cấp cho công đoạn
nghiền tinh, bột giấy được luân chuyển đến thiết bị cô đặc nhằm tách nước.
- Nước được tách ra sau khi cô đặc một phần được đùng để pha loãng ở công đoạn tách

rác và sàng tuyển thô, một phần được đưa về bể chứa dự trữ để cung cấp cho công đoạn
nghiền thủy lực.

12


Hình 2.2. Quy trình sản xuất giấy Carton.

Nguồn: Phòng kinh doanh

13


Nghiền bột tinh
- Bột giấy được luân chuyển đến công đoạn nghiền tinh phải đảm bảo nồng độ 3–
3,5%.
- Công nhân vận hành kiểm tra độ nghiền của bột giấy phải > 35 0SR (Schopper
Ricgler) thì luân chuyển bột giấy đến công đoạn tiếp theo. Trường hợp bột giấy không đạt
yêu cầu > 35 0SR (Schopper Ricgler) thì cho bột giấy luân chuyển tuần hoàn đến khi đạt
theo yêu cầu thì tiến hành luân chuyển bột giấy đến công đoạn tiếp theo.
Cung cấp bột cho công đoạn xeo giấy
- Bột giấy được luân chuyển đến thiết bị điều tiết lưu lượng để chuyển bột đến
công đoạn xeo giấy phải liên tục và lưu lượng không thay đổi theo thời gian.
- Phần bột giấy còn dư thừa do lưu lượng luân chuyển đến lớn hơn lưu lượng công
đoạn xeo giấy cần sử dụng sẽ được quay tuần hoàn.
Sàng tuyển tinh
- Bột giấy được luân chuyển đến ở dạng liên tục và đảm bảo ổn định lưu lượng.
- Bột giấy được pha loãng đảm bảo ở mức nồng độ 0,7 – 1% sau đó luân chuyển
đến thiết bị lọc cát chuẩn bị cho công đoạn xeo giấy.
Xeo giấy

- Bột được luân chuyển đến thùng bột và bắt vào lô lưới, phần nước được giải
phóng vào thùng nước, phần bột được bắt vào mền xeo hình thành nên nhiều lớp giấy.
- Bộ phận hòm hút chân không tách bớt một phần nước còn lại khi giấy bám vào
mền máy xeo, giấy được mền xeo luân chuyển đến bộ phận ép khô.
- Sau khi qua bộ phận ép khô nồng độ giấy tương đối ở khoảng 40% và được tách
ra khỏi mền máy xeo sau đó giấy được tiếp tục luân chuyển đến bộ phận sấy làm khô.
- Bộ phận sấy khô hoạt động nhờ vào hơi bão hòa được cung cấp từ nguồn lò hơi,
sau đó giấy được luân chuyển đến lô cuộn ra giấy thành phẩm dạng cuộn lớn.

14


×