Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẢO CÙ LAO CHÀM, TP. HỘI AN TỈNH QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
*************

NGUYỄN THỊ THUYỀN

ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH
THÁI ĐẢO CÙ LAO CHÀM, TP. HỘI AN
TỈNH QUẢNG NAM

Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. ĐẶNG MINH PHƯƠNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo Thực tập tổng hợp khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ TIỀM NĂNG
DU LỊCH SINH THÁI ĐẢO CÙ LAO CHÀM, TP. HỘI AN TỈNH QUẢNG NAM”
do Nguyễn Thị Thuyền, khóa 2007 – 2011, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI
TRƯỜNG, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________.

Ts. Đặng Minh Phương
Người hướng dẫn

________________________
Ngày


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên con xin gửi những dòng tri ân đến Bố Mẹ và gia đình, những người
đã sinh thành, nuôi nấng và tạo mọi điều kiện cho con có được ngày hôm nay, đồng
thời cám ơn sự giúp đỡ của bạn bè trong suốt thời gian qua đã đóng góp ý kiến và là
động lực to lớn để tôi hoàn thành luận văn này.
Em xin được cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TPHCM,
đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh tế, đã truyền dạy cho em những kiến thức chuyên
môn và kinh nghiệm làm việc vô cùng quý báu trong thời gian bốn năm học qua.
Đặc biệt xin gửi lời tri ân đến thầy TS. Đặng Minh Phương đã tận tình hướng

dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến chú Chu Mạnh Trinh – Chuyên viên Ban
quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm – Tp. Hội An, người hướng dẫn trực tiếp tại
nơi tôi thực tập, đã tận tình giúp đỡ, chia sẽ và đóng góp những kinh nghiệp thực tế.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, Phòng
thương mại – du lịch Tp. Hội An, Ủy ban nhân dân xã Tân Hiệp, các đơn vị kinh
doanh du lịch tại quần đảo Cù Lao Chàm, đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và
thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tuy nhiên, do thời gian thực hiện đề tài có hạn, trình độ hiểu biết và tầm nhìn
chưa đủ sâu sắc nên đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của
quý thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Thuyền


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ THUYỀN. Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh. Tháng 07 năm 2011. “Đánh Giá Giá Trị Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái
đảo Cù Lao Chàm, Tp. Hội An – Tỉnh Quảng Nam”
NGUYEN THI THUYEN. Faculty of Economics, Nong Lam University – Ho
Chi Minh City, June 2011. “Evaluating The Ecotourism Potential of Island at Cu
Lao Cham, Hoi An City – Quang Nam Province”.
Đề tài hướng đến mục tiêu là xác định giá trị tiềm năng DLST của đảo Cù Lao
Chàm đối với khách trong nước trong tương lai và xây dựng hàm cầu nơi đây. Đây sẽ
là cơ sở để đưa ra kế hoạch và giải pháp phát triển DLST.
Giá trị DLST Cù Lao Chàm 2010 là 16,943 tỉ đồng. Giá trị dự báo tương ứng
năm 2015 là 28,956 tỉ đồng. Giá trị tiềm năng DLST Cù Lao Chàm sau 4 năm là
12,013 tỉ đồng ứng với các suất chiết khấu khác nhau từ 8% đến 12% là 150,163 tỉ
đồng với suất chiết khấu 8%; 120,130 tỉ đồng với suất chiết khấu 10%; 100,108 tỉ

đồng với suất chiết khấu 12%. Như vậy, giá trị tiềm năng DLST của Cù Lao Chàm là
tương đối lớn, tuy nhiên đây chưa phải là giá trị lớn nhất vì đề tài chỉ tiến hành điều tra
đối với du khách trong nước để xác định giá trị DLST tiềm năng.
Giá trị tiềm năng của Cù Lao Chàm trong việc phát triển du lịch sinh thái là
tương đối lớn vì giá trị này chỉ phản ánh một phần giá trị thực qua một bộ phận khách
du lịch trong nước, trong khi lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng.
Thông qua kết quả phân tích và nghiên cứu, đề tài đã cho thấy tiềm năng rất lớn của
loại hình du lịch sinh thái ở Cù Lao Chàm, giá trị của nó không chỉ đơn thuần chỉ ở
mức du lịch trong nứơc mà có thể vươn xa ra bên ngoài thế giới mang lại nguồn thu
nhập lớn không chỉ dừng lại ở tỷ VND mà còn có thể lên tới tỷ USD.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... viii 
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. ix 
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................... x 
DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................ xi 
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1 
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2 
1.2.1.  Mục tiêu chung................................................................................................. 2 
1.2.2.  Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 2 
1.3. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................... 3 
1.3.1.  Phạm vi không gian.......................................................................................... 3 
1.3.2.  Phạm vi thời gian ............................................................................................. 3 
1.3.3.  Phạm vi nội dung ............................................................................................. 3 
1.3.4.  Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3 
1.4. Cấu trúc của khóa luận .............................................................................................. 3 
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ........................................................................................... 5 

2.1. Tổng quan về điều kiện nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam ........................... 5 
2.1.1.  Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 5 
2.1.2.  Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................................... 6 
2.2. Tổng quan về quần đảo Cù Lao Chàm...................................................................... 9 
2.2.1.  Tổng quan về hoạt động du lịch của đảo ......................................................... 9 
2.2.2.  Tổng quan về địa bàn nghiên cứu .................................................................. 10 
2.2.3.  Giá trị tài nguyên thiên nhiên......................................................................... 16 
2.2.4.  Giá trị tài nguyên nhân văn ............................................................................ 18 
2.2.5.  Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ........................................................................ 20 
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 22 
3.1. Cơ sở lý luận ...........................................................................................................22 
v


3.1.1.  Khái niệm và phát triển du lịch sinh thái ....................................................... 22 
3.1.2.  Phát triển bền vững du lịch sinh thái.............................................................. 25 
3.1.3.  Khái niệm khu du lịch, khách du lịch và sản phẩm du lịch ........................... 26 
3.1.4.  Khái niệm Cung và Cầu du lịch ..................................................................... 27 
3.1.5.  Khái niệm dự báo ........................................................................................... 29 
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................30 
3.2.1.  Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 30 
3.2.2.  Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 30 
3.2.3.  Phương pháp phân tích hồi quy ..................................................................... 31 
3.2.4.  Phương pháp TCM (Travel Cost Method) – phương pháp chi phí du hành .. 32 
3.2.5.  Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM - Contingent Valuation Method) . 37 
3.2.6.  Phương pháp xây dựng hàm cầu .................................................................... 38 
CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 42 
4.1. Hoạt động du lịch tại Cù Lao Chàm .......................................................................42 
4.2. Những đặc điểm kinh tế - xã hội, hành vi của khách du lịch trong nước ...............43 
4.2.1.  Những đặc điểm xã hội của khách du lịch ..................................................... 43 

4.2.2.  Đặc điểm kinh tế (thu nhập) của khách du lịch ............................................. 46 
4.2.3.  Những đặc điểm về nhu cầu, hành vi của khách du lịch................................ 48 
4.3. Xây dựng và phân tích hàm cầu du lịch sinh thái Cù Lao Chàm ...........................54 
4.3.1.  Kết quả ước lượng các thông số của mô hình hàm cầu du lịch ..................... 54 
4.3.2.  Kiểm định mô hình ........................................................................................ 55 
4.3.3.  Nhận xét chung và phân tích mô hình đường cầu du lịch.............................. 57 
4.4. Xác định giá trị tiềm năng du lịch sinh thái Cù Lao Chàm ....................................58 
4.5. Mức sẵn lòng trả của du khách cho việc đầu tư sản phẩm du lịch và bảo tồn Cù
Lao Chàm ..........................................................................................................................
.................................................................................................................................65 
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 67 
5.1. Kết luận ...................................................................................................................67 
5.2. Giới hạn của đề tài ..................................................................................................68 
5.3. Kiến nghị .................................................................................................................68 
vi


TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 71 
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 73 

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPDH

Chi phí du hành
(Travel Cost)

CVM


Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
(Contingent Valuation Method)

BQL

Ban Quản Lý

DLST

Du lịch sinh thái
(Ecotourism)

ĐVT

Đơn vị tính

ITCM

Phương pháp chi phí du hành cá nhân
(Individual Travel Cost Method)

WTO

Hiệp hội du lịch thế giới (World Tourism Organization)

NPV

Hiện giá ròng (Net Present Value)


OLS

Phương pháp bình phương tối thiểu thông thường
(Ordinary Least Squares)

WWF

Quỹ quốc tế bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
(World Wildlife Fund)

TCM

Phương pháp chi phí du hành (Travel Cost Method)

TM - DL

Thương mại – Du lịch

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

DLST

Du lịch sinh thái

WTP

Mức giá sẵn lòng trả
(Willing To Pay)


ZTCM

Phương pháp chi phí du hành theo vùng
(Zone Travel Cost Method)

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tỷ Lệ Các Loại Đất .................................................................................................... 7 
Bảng 3.1. Kỳ Vọng Dấu Cho các Hệ số của Mô Hình ............................................................. 40 
Bảng 4.1. Số Lượt Khách Du Lịch đến Cù Lao Chàm Qua Các Năm ..................................... 42 
Bảng 4.2. Tỷ Lệ Khách Du Lịch Phân theo Nghề Nghiệp ....................................................... 44 
Bảng 4.3. Tỷ lệ Khách Du Lịch Phân theo Nơi Đến ................................................................ 48 
Bảng 4.4. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hàm Cầu Du Lịch.................................................. 55 
Bảng 4.5. Kiểm Tra Lại Dấu Các Thông Số Ước Lượng của Mô Hình Đường Cầu ............... 56 
Bảng 4.6. R2aux của Các Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung ............................................................... 57 
Bảng 4.7. Số Lượng khách Trong Nước Du Lịch đến Cù Lao Chàm qua Các Năm ............... 63 
Bảng 4.8. Bảng Giá Trị Dự Báo Lượng Du Khách Nội Địa đến Cù Lao Chàm qua Các năm 64 
Bảng 4.9. Bảng Giá Trị DLST Tiềm Năng ứng với Các Mức Suất Chiết Khấu ...................... 65 
Bảng 4.10. Mức Sẵn Lòng Chi Trả Của Du Khách .................................................................. 66 

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang 


Hình 2.1. Bản đồ Đảo Cù Lao Chàm ................................................................................... 11 
Hình 3.1. Mối Tương Quan Giữa Số Lần Tham Quan và Chi Phí Tham Quan............. 33 
Hình 3.2. Đường Cầu Số Lần Đi Tham Quan Từ Vùng Z................................................ 35 
Hình 3.3. Đường Cầu Số Lần Đi Tham Quan .................................................................... 37 
Hình 4.1. Biểu Đồ Thể Hiện Trình Độ của Khách Du Lịch ............................................. 43 
Hình 4.2. Đồ Thị Phân theo Độ Tuổi Khách Du Lịch ....................................................... 45 
Hình 4.3. Biểu Đồ Phân theo Giới Tính của Khách Du Lịch ........................................... 46 
Hình 4.4. Khách Du Lịch Phân theo Thu Nhập ................................................................. 47 
Hình 4.5. Biểu Đồ Tỷ Lệ Khách Du Lịch Phân Theo Phương Tiện................................ 49 
Hình 4.6. Biểu Đồ Tỷ Lệ Khách Du Lịch Phân theo Hình Thức Đi Du Lịch ................ 50 
Hình 4.7. Biểu đồ Tỷ Lệ Khách Du Lịch Phân Theo Lý Do Đi Du Lịch ....................... 50 
Hình 4.8. Biểu Đồ Tỷ Lệ Khách Du Lịch Phân theo Thời Gian Lưu Trú ...................... 51 
Hình 4.9. Phân Loại Khách Du Lịch Theo Mục Đích ....................................................... 52 
Hình 4.10. Phân Chia Khách Du Lịch Theo Các Hoạt Động Thay Thế ......................... 52 
Hình 4.11. Hình Thức Tìm Kiếm Thông Tin Du Lịch ...................................................... 53 
Hình 4.12. Biểu Đồ Tỷ Lệ Khách Du Lịch Phân theo Mức Độ Hài Lòng .................... 54 
Hình 4.13. Đường Cầu Du Lịch Sinh Thái Cù Lao Chàm............................................... 60 
Hình 4.14. Đường Cầu Du Lịch Sinh Thái Cù Lao Chàm năm 2015 ............................. 62 
Hình 4.15. Biểu Đồ Dự Báo Lượng Du Khách Du Lịch đến Cù Lao Chàm theo Thời
Gian .......................................................................................................................................... 63 

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang 

Phụ lục 1: Kết xuất Eviews mô hình đường cầu du lịch chạy bằng phương pháp OLS.73 
Phụ lục 2: Kết xuất kiểm định White mô hình đường cầu du lịch chạy bằng phương
pháp OLS ....................................................................................................................... 74 

Phụ lục 3: Kết xuất Eview kiểm định Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test mô
hình đường cầu du lịch chạy bằng phương pháp OLS .................................................. 75 
Phụ lục 4: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình đường cầu ............. 76 
Ma trận hiệp phương sai ................................................................................................ 76 
Phụ lục 5: Kết xuất các mô hình hồi quy phụ ............................................................... 76 
Phụ lục 6: Bảng giá trị thống kê mô tả các biến trong mô hình đường cầu du lịch ...... 80 
Phụ lục 7: Kết Xuất Eviews Mô Hình Dự Báo Bằng Phương Pháp OLS ..................... 81 
Phụ lục 8: Kết Xuất Kiểm Định White và kiểm định Breusch Mô Hình Dự Báo Chạy
Bằng Phương Pháp OLS................................................................................................ 82 
Phụ Lục 9: Kiểm Định Breusch Mô Hình Dự Báo Chạy Bằng Phương Pháp OLS ..... 82 
Phụ lục 10: Kiểm Định Giả Thiết Cho Mô Hình .......................................................... 83 
Phụ lục 11: Kiểm Tra Các Vi Phạm Giả Thiết Trong Mô Hình ................................... 84 
Phụ lục 12: Critical Values for Durbin – Watson Test: 5% Significance Level ........... 87 
Phụ lục 13. Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn .......................................................................... 88 
Phụ lục 14: Một Số Hình Ảnh về Đảo Cù Lao Chàm ................................................... 91 

xi


CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay, du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng đã trở thành nhu cầu
không thể thiếu trong đời sống xã hội hiện đại của mỗi người dân. Du lịch đã trở thành
một ngành kinh tế phát triển nhanh và chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của
nhiều quốc gia.Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên sinh thái du lịch đa dạng và
phong phú. Việt Nam đã và đang là điểm đến lý tưởng của bạn bè quốc tế. Tài nguyên
du lịch sinh thái là điều kiện cần thiết để tạo ra những sản phẩm du lịch đặc sắc. Tuy
nhiên điều đó vẫn chưa đủ nếu không duy trì một môi trường sinh thái trong lành. Và

trên thực tế, tại những địa điểm dành cho du lịch vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ,
thiếu tầm nhìn chiến lược trong quy hoạch phát triển lâu dài, khai thác tài nguyên
không hợp lý, bỏ nhẹ công tác bảo vệ môi trường và tài nguyên.Vì vậy, rủi ro, nguy cơ
ô nhiễm môi trường, suy thoái nguồn tài nguyên là rất lớn. Ngành công nghiệp không
khói này đặt ra nhiều vấn đề cấp bách là phải tạo ra một môi trường sinh thái trong
lành, sạch sẽ, phát triển du lịch phải đi đôi với bảo vệ cảnh quan và các nguồn tài
nguyên.
Cù lao Chàm là một cụm đảo xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng
Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15 km và đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ
sinh quyển thế giới, là một địa điểm du lịch có khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ động
thực vật phong phú, đặc biệt là nguồn hải sản và nguồn tài nguyên yến sào. Các rạn
san hô ở khu vực biển cù lao Chàm cũng được các nhà khoa học đánh giá cao và đưa
vào danh sách bảo vệ. Để thấy được giá trị khu du lịch này nhằm khai thác theo hướng
bền vững, đưa ra các quyết định dự án chính sách có liên quan đến tài sản này thì trước
tiên cần phải xác định giá trị của nó dưới một giá cả nhất định. Đồng thời việc xác
định giá trị kinh tế tài nguyên của Khu Du Lịch Sinh Thái Cù Lao Chàm sẽ là cơ sở để


có những biện pháp quản lí thích hợp nhằm mang đến giá trị cao hơn, mang lại lợi ích
không những cho dân cư trong vùng mà còn cả các đơn vị kinh doanh du lịch nơi đây
cũng như đóng góp một khoản thu lớn cho ngân sách của tỉnh.
Để đối phó với những nguy cơ và rủi ro này thì công tác quản lý, sử dụng và
bảo vệ tài nguyên phải thật sự hiệu quả. Và điều đó thật sự trở nên có hiệu lực và thành
công khi giá trị tài nguyên sinh thái của nó được xác định bằng tiền cụ thể. Cho nên
xác định giá trị tài nguyên du lịch ở đây là rất quan trọng. Việc đánh giá giá trị tài
nguyên du lịch (giá trị giải trí) thông qua mức sẵn lòng trả của du khách để đến với Cù
Lao Chàm bằng phương pháp chi phí du hành sẽ giúp cho Khu Du Lịch và các bên liên
quan có những thông tin quan trọng về giá trị tài nguyên du lịch này làm cơ sở cho
việc lập kế hoạch phát triển, đầu tư tài chính và đặc biệt bảo vệ môi trường, bảo tồn
thiên nhiên ở Cù Lao Chàm, để khai thác và phát triển bền vững nhất là phát triển du

lịch sinh thái.
Xuất phát từ thực tế cũng như muốn tìm hiểu thêm về vùng đất nổi tiếng còn
mang dáng dấp nguyên sinh này và cùng với sự hướng dẫn của thầy TS. Đặng Minh
Phương đề tài nghiên cứu “Đánh Giá Giá Trị Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái đảo
Cù Lao Chàm, Tp. Hội An – Tỉnh Quảng Nam ” được tiến hành thực hiện. Đề tài
được dựa trên kết quả khảo sát từ khách du lịch trong nước đến đảo Cù Lao Chàm.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Xác định giá trị và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái đảo Cù Lao
Chàm
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đường cầu du lịch
- Xây dựng đường cầu và xác định giá trị DLST
- Xác định giá trị tiềm năng DLST của đảo

2


1.3.

Phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài được tiến hành trên địa bàn quần đảo Cù lao Chàm, Tp.Hội An, số liệu
sơ cấp được điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên tại một số khu du lịch trung tâm như Bãi
Chồng, Bãi Xếp, Bãi Ông, v.v. Các thông tin về tình hình hoạt động du lịch, số lượng
khách du lịch tại đảo Cù Lao Chàm qua các năm được thu thập tại Phòng thương mại

du lịch -Tp Hội An, Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, thông tin về tình
hình kinh tế xã hội của Đảo được thu thập tại Phòng Thống Kê thuộc Ủy Ban Nhân
Dân Xã Tân Hiệp.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 30/3/2011 đến 30/6/2011.
Trong đó khoảng thời gian từ ngày 30/3 đến ngày 30/4 tiến hành thu thập số liệu thứ
cấp, điều tra thử và điều tra chính thức thông tin về số liệu sơ cấp và nhập số liệu. Thời
gian còn lại tập trung vào xử lý số liệu, chạy mô hình, viết báo cáo.
1.3.3. Phạm vi nội dung
Do giới hạn về số liệu thứ cấp, kiến thức và thời gian nên đề tài chỉ tập trung
vào nghiên cứu một số nội dung chính như sau:
- Dựa trên những thông tin thu thập được và đánh giá tổng thể về thực trạng
kinh tế của đảo Cù Lao Chàm, trọng tâm là lĩnh vực phát triển du lịch.
- Xây dựng hàm cầu du lịch Cù Lao Chàm từ đó xác định giá trị DLST.
- Xác định giá trị tiềm năng DLST
1.3.4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là đảo Cù Lao Chàm, chủ yếu tập trung vào DLST.
1.4.

Cấu trúc của khóa luận
Đề tài bao gồm năm phần chính và được chia thành năm chương như sau:
Chương 1. Mở đầu
Trình bày sự cần thiết, lý do chọn đề tài này. Từ đó đề ra những mục tiêu chính

và cụ thể để thực hiện trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Chương 2. Tổng quan

3



Chương này nhằm trình bày về tổng quan, mô tả tổng quát về điều kiện tự
nhiên và các vấn đề nghiên cứu có liên quan của địa bàn nghiên cứu.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm về lĩnh vực nghiên cứu, cơ sở cho việc sử dụng
phương pháp TCM, CVM và mô hình OLS được sử dụng để phân tích dữ liệu điều tra,
về phương pháp nghiên cứu thì ngoài những phương pháp cơ bản như: Phương pháp
thu thập số liệu thứ cấp, tính toán, tổng hợp thì chương này cũng trình bày rõ phương
pháp TCM được sử dụng để thực hiện điều tra thu thập số liệu sơ cấp.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương này trình bày chi tiết về kết quả đạt được của cuộc nghiên cứu.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Tóm lược kết quả nghiên cứu, nhận xét những hạn chế của đề tài, và đề xuất
những giải pháp phát triển DLST chất lượng cao hơn và quy mô rộng rãi hơn ở Cù Lao
Chàm theo quy hoạch và đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1.

Tổng quan về điều kiện nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam

2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Tỉnh Quảng Nam nằm ở trung độ của Việt Nam (từ 14057'10'' đến 16003'50'' vĩ
độ Bắc, 107012'50'' đến 108044'20'' kinh độ Đông), cách thủ đô Hà Nội 860 km về
phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 865 km về phía Bắc.

- Phía Bắc giáp: tỉnh Thừa thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng
- Phía Nam giáp: tỉnh Quảng Ngãi
- Phía Tây giáp: tỉnh Kon Tum và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
- Phía Đông giáp: biển Đông
Quảng Nam nổi tiếng với hai di sản văn hóa thế giới là Hội An và Mỹ Sơn.
b) Địa hình
Địa hình nghiên dần từ Tây sang Đông hình thành 3 kiểu cảnh quan sinh thái rõ
rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu trung du ở giữa và dải đồng bằng ven biển. Vùng đồi
núi chiếm 72% diện tích tự nhiên với nhiều ngọn cao trên 2.000 m như núi Lum Heo
cao 2.045 m, núi Tion cao 2.032m, núi Gole - Lang cao 1.855 m (huyện Phước Sơn).
Núi Ngọc Linh cao 2.598m nằm giữa ranh giới Quảng Nam, Kon Tum là đỉnh núi cao
nhất của dãy Trường Sơn. Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngoài khá
phát triển gồm sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ và sông Trường Giang.
c) Khí hậu
Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có hai mùa là mùa mưa và
mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 25,4
0

C, Mùa đông nhiệt độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới 200C. Độ ẩm trung bình

trong không khí đạt 84%. Lượng mưa trung bình 2000 - 2500 mm, nhưng phấn bố


không đều theo thời gian và không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng, mưa
tập trung vào các tháng 9 - 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm; mùa mưa trùng với mùa
bão, nên các cơn bão đổ vào miền Trung thường gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện
trung du miền núi và gây ngập lũ ở các vùng ven sông.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Dân số - dân tộc
Quảng Nam có tổng diện tích tự nhiên là: 10.406,83 km2, có số dân xấp xỉ là

1,5 triệu người. Các dân tộc thiểu số ở Quảng Nam như: Cơ tu, Co, Giẻ - Triêng, Xê
Đăng, dân số gần 10 vạn người, chiếm 7,2% dân số toàn tỉnh Quảng Nam.
Đơn vị hành chính
Tỉnh Quảng Nam gồm 18 đơn vị trong đó: có 16 huyện, 2 thành phố gồm có: 9
huyện miền núi (Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Hiệp Đức, Tiên
Phước, Nam Trà My, Nông Sơn và Bắc Trà My), 7 huyện đồng bằng (Điện Bàn, Đại
Lộc, Duy Xuyên, Thăng Bình, Quế Sơn, Núi Thành và Phú Ninh), 2 Thành phố (Tam
kỳ và Hội An) và Tỉnh lỵ là Thành phố Tam Kỳ.
Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên của Quảng Nam là 1.040.683 ha được hình thành từ
chín loại đất khác nhau gồm cồn cát và đất cát ven biển, đất phù sa sông, đất phù sa
biển, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất thung lũng, đất bạc màu xói mòn trơ sỏi đá.
Nhóm đất phù sa ven sông là nhóm đất quan trọng nhất trong phát triển cây lương thực,
thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất đỏ vàng vùng đồi núi thuận lợi
cho trồng rừng, cây công nghiệp và cây ăn quả dài ngày. Nhóm đất cát ven biển đang
được khai thác cho mục đích nuôi trồng thủy sản. Trong tổng diện tích 1.040.683 ha,
diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất (49,4%), kế tiếp là đất dành cho sản xuất
nông nghiệp, đất thổ cư và đất chuyên dùng. Diện tích đất trống đồi trọc, đất cát ven
biển chưa được sử dụng còn chiếm diện tích lớn.

6


Bảng 2.1. Tỷ Lệ Các Loại Đất
Loại đất

Tổng diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Đất lâm nghiệp


430.033

41,33

Đất chuyên dùng

26.133

2,5

Đất thổ cư

6.980

0,67

466.951

44,87

Đất chưa sử dụng

Nguồn: Sở Khoa học công nghệ Quảng Nam, 2006
Tài nguyên rừng
Tỉnh Quảng Nam có 425.921 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 40,9%; trữ lượng gỗ của
tỉnh khoảng 30 triệu m3. Diện tích rừng tự nhiên là 388.803 ha, rừng trồng là 37.118
ha. Rừng giàu ở Quảng Nam hiện có có khoảng 10 nghìn ha, phân bố ở các đỉnh núi
cao, diện tích rừng còn lại chủ yếu là rừng nghèo, rừng trung bình và rừng tái sinh, có
trữ lượng gỗ khoảng 69 m3/ha.
Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản của Quảng Nam là một tiềm năng đang được khai thác, mang lại
hiệu quả kinh tế cho tỉnh với nhiều loại đa dạng và phong phú. Trong đó đáng kể là
than đá ở Nông Sơn có trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, vàng gốc và sa khoáng ở Bồng
Miêu, Du Hiệp, Trà Dương. Địa bàn tỉnh Quảng Nam đã thăm dò được 18 mỏ nước
khoáng và nước ngọt có chất lượng tốt. Các loại khoáng sản như khí mêtan, uranium,
nguyên liệu làm xi măng (đá vôi) được đánh giá là giàu nhất trong các tỉnh phía Nam.
Ngoài ra các khoáng sản khác như đá granit, đất sét, cát sợi titan, thiếc, cao lanh, mi ca
và các loại nguyên liệu cung cấp cho xây dựng, sành sứ, thuỷ tinh v.v. được phân bố
tại nhiều nơi trong tỉnh.
Tiềm năng thủy điện
Hệ thống sông Thu Bồn là một trong những hệ thống sông lớn của Việt Nam
với tổng diện tích lưu vực khoảng 9.000 km2 với phần lớn lưu vực nằm trong địa giới
tỉnh được đánh giá là có tiềm năng thủy điện lớn thứ tư cả nước đang được đầu tư khai
thác.

7


Tiềm năng du lịch
Tỉnh Quảng Nam có 125 km bờ biển kéo dài từ Điện Ngọc đến giáp vịnh Dung
Quất, với nhiều bãi tắm đẹp lý tưởng và nhiều danh lam thắng cảnh đẹp hoang sơ, tràn
đầy gió và ánh nắng mặt trời. Để khai thác có hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch
Quảng Nam ta đến với 3 vùng du lịch trọng điểm như:
*Đô thị cổ Hội An: Đô thị cổ Hội An nằm cách thành phố Đà Nẵng 30km về
phía Đông Nam, cách thành phố Tam Kỳ 60km về phía Đông Bắc. Khu phố cổ Hội An
vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc cổ gồm nhiều công
trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ,
những con đường phố hẹp chạy ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ. Cảnh
quan phố phường Hội An bao quát một màu rêu phong cổ kính như một bức tranh
sống động. Tháng 12 năm 1999, UNESCO đã công nhận khu phố cổ Hội An là di sản

văn hoá thế giới.
*Khu đền tháp Mỹ Sơn: Khu đền tháp Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy
Xuyên, nằm cách thành phố Hội An 45km về phía Tây, cách thành phố Đà Nẵng 70km
về phía Tây Nam. Những nhà khoa học của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp đã đến
nghiên cứu các bia ký và công trình kiến trúc, điêu khắc ở Mỹ Sơn. Cũng chính họ đã
vén lên bức màn bí mật về Mỹ Sơn và cho thấy đây là khu di tích tôn giáo kỳ vĩ nhất,
đặc trưng nhất của người Chămpa, xây dựng liên tục trong suốt hơn 1000 năm.
*Cù Lao Chàm: Cách phố cổ Hội An khoảng 30 km về phía biển Đông, Cù
Lao Chàm là quần đảo gồm 8 đảo nhỏ nối sát nhau. Ở Cù Lao Chàm có những làng
chài, bãi tắm đẹp nên thơ. Dưới biển có nhiều ghềnh đá, nhiều rạn san hô lấp lánh tạo
nên những khu vườn thuỷ cung huyền ảo với trăm nghìn, loài hải sản miền nhiệt đới.
Đến với Cù Lao Chàm, du khách sẽ được hoà mình trong bầu không khí trong lành của,
thâm nhập cuộc sống dân dã trong sự đón tiếp nồng hậu của cư dân các làng chài,
chiêm ngưỡng vẻ đẹp quyến rũ của các địa danh mang nhiều huyền thoại như bãi
Hương, hang Bà, Âu thuyền, chùa Hải Tạng. Cù Lao Chàm còn là địa danh được nhắc
đến khá nhiều qua văn sử. Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh
quyển thế giới vào tháng 5/2009.
Nguồn: www.quangnamtourism.com.vn
8


2.2.

Tổng quan về quần đảo Cù Lao Chàm

2.2.1. Tổng quan về hoạt động du lịch của đảo
Quần đảo Cù Lao Chàm nằm về phía đông tỉnh Quảng Nam, cách thành phố
Hội An 18 km, ở vị trí 15052’ - 16000 vĩ độ Bắc và 108022’ - 108044’ kinh độ Đông.
Quần đảo Cù Lao Chàm bao gồm 8 hòn đảo, lớn nhất là đảo Cù Lao Chàm và duy nhất
là đảo có con người sinh sống với diện tích 1.317 ha, các đảo còn lại có tổng diện tích

là 327 ha. Ở đây có khí hậu nhiệt đới gió mùa và giao động nhiệt độ trung bình trong
năm không lớn, chỉ khoảng 6.70C. Dông bão thường xuất hiện vào tháng 9 và tháng 10
trong năm. Vùng nước quanh quần đảo ít chịu ảnh hưởng của đất liền với độ muối giao
động từ 32 - 34 0/00. Quần đảo có rất ít vùng được che chắn trước ảnh hưởng của gió
bão.
Các hòn đảo của Cù Lao Chàm mọc thẳng từ lòng biển với hầu hết các bờ đá
hoa cương phủ bao quanh. Vào những lúc thời tiết xấu, hoặc thuỷ triều thấp thì rất khó
khăn cho việc tiếp cận những đảo này. Xung quanh các bờ đá các đảo được bám đầy
các lớp hầu nằm dưới mực triều cao giống như những lưỡi dao cạo bén. Về phía nam
của Hòn Lao, khoảng chừng 30 km là Hòn Ông, một chóp đảo hình nón nằm riêng biệt,
và được biết đến như là một ngư trường của nghề câu và yến sào. Có một miếu thờ
được tìm thấy trên hòn đảo đá không người ở, đội lên từ lòng biển này. Cù Lao Chàm
có nhiều thắng cảnh đẹp. Trong những năm 1960 Cù Lao Chàm được biết đến như đảo
thiên đường. Du khách mất khoảng 30 phút để đi đến Cù Lao Chàm bằng tàu cao tốc
từ Hội An. Trong hành trình một ngày du khách có thể lặn ngắm san hô, ăn trưa với
hải sản trên đảo, hay đi bộ theo các tour sinh thái.
Ngày nay Cù Lao Chàm còn là một khu bảo tồn biển do nơi đây có sự đa dạng
về các môi trường sinh thái biển quan trọng, đặc biệt là các bãi biển, các rạn san hô, và
sự đa dạng sinh học nổi bậc của nơi này. Trên toàn đảo có khoảng 3.000 người dân
sinh sống. Nhà của ngư dân nằm dọc theo bờ biển. Chợ thôn là nơi thú vị để du khách
viếng thăm để xem cách người ta bài bố hàng hoá trên sàn chợ. Ngoài cổng chợ, phụ
nữ địa phương bày bán cá tươi, mực, cua và các hải sản khác bắt được từ đêm hôm
trước. Hòn Lao có nhiều cảnh biển và rừng rất đẹp. Một số bãi tắm rất quyến rũ, rất
gần thôn Bãi Làng. Các bãi biển này thường được ngăn cách nhau bởi những cấu tạo
9


đá rất đẹp. Các triền núi dốc và được bao phủ bởi rừng tạo nên cảnh nên sức hấp dẫn
cho vùng biển Cù Lao Chàm.
2.2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

a) Lịch sử hình thành
Người ta cho rằng các thương gia Ả Rập sử dụng vùng biển giữa Cù Lao Chàm
và Hội An làm nơi trú ẩn trong những trận bão lớn và là nơi lấy nước ngọt trên đường
đi buôn bán đến Nhật.
Vùng đất xung quanh Cù Lao Chàm mang một lịch sử rất phong phú. Kết quả
của các cuộc khảo cổ học tại các điểm Bãi Làng, Bãi Ông và những phát lộ các tụ
điểm mai táng ở Bãi Làng cho thấy cách đây hơn 3000 năm đã có con người sinh sống
và chế tác các công cụ sinh hoạt, lao động khá tinh xảo, đáng chú ý là các hiện vật đá,
công cụ mài như: rìu tứ giác ngắn, rìu có vai, lưỡi ghè, bàn mài nhiều loại. Dưới thời
Cham Pa, Cù Lao Chàm có dành những khu hình phạt cho các tội đồ nguy hiểm để đến
lúc chết họ không được hỏa táng và bị đối xử cách biệt với người thường. Người
Chàm ở Cù Lao Chàm để lại nhiều di tích, di chỉ độc đáo như: Hệ thống thủy lợi phục
vụ sản xuất, đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng, hệ thống đá xếp ngăn đất thành ruộng bậc
thang để trồng trọt và những dấu vết về sự giao lưu buôn bán với thuyền buôn các
nước Trung Cận Đông, Ấn Độ, Trung Hoa, Đông Nam Á qua lại vùng này cách nay
trên 1000 năm.
Từ cuối thế kỷ thứ XV theo bước chân chinh phạt người Chiêm Thành của vua
Lê Thánh Tông, các làng Cẩm Phô, Thanh Hà, Võng Nhi đã xuất hiện trong đất liền.
Sau khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Quảng Nam ( từ 1558 - 1671), cư dân Đại Việt
mới ồ ạt đến Quãng Nam. Việc tụ cư sinh sống của người Đại Việt ở Cù Lao Chàm và
ở Hội An trong thời kỳ này tiếp tục được hình thành, phát triển với tốc độ khá mạnh và
lập nên làng Tân Hiệp.
Đến thế kỷ XIX, Tân Hiệp liên tục được bổ sung các gia đình nhập cư có người
khai thác yến, làm nghề rừng, đánh bắt và chế biến hải sản, cũng như việc cung ứng tại
chổ nước, củi cho các thuyền buôn đến dừng đậu tại đây. Cho đến trước và sau Cách
mạng tháng Tám 1945, đặc biệt là những năm chiến tranh chống Mỹ ác liệt, để tránh
bom đạn trong đất liền, ở Cù Lao Chàm được bổ sung thêm cư dân từ các nơi thuộc
10



các địa phương như Duy Xuyên, Điện Bàn, Đại Lộc. Xóm Đình có trước nhất, cổ nhất.
Từ xóm Đình về phía Bắc là xóm Ao cùng thời kỳ, rồi đến xóm Cấm. Xóm Cấm là
xóm có cách đây khoảng hơn 200 năm. Từ xóm Đình về phía Nam là xóm Giữa, đến
xóm Ngoài rồi đến xóm Mới, xuất hiện thất trọn vẹn từ những năm 60 của thế kỷ 20
do chiến tranh.
Nguồn: Phòng TM - DL Tp.Hội An, 2011
b) Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Hình 2.1. Bản đồ Đảo Cù Lao Chàm

Quần đảo Cù Lao Chàm với tổng diện tích khoảng 15,5km2, là cụm đảo gồm 8
đảo lớn nhỏ (Hòn Lao, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con, Hòn Lá, Hòn Gai, Hòn Mồ, Hòn
Tai, Hòn Ông), lớn nhất là Hòn Lao nằm ở phía Đông Bắc thành phố Hội An, cách
Cửa Đại 15 km, cách trung tâm thành phố 18 km thuộc phạm vi hành chính xã Tân
Hiệp - Tp. Hội An - Tỉnh Quảng Nam
Nằm ở tọa độ địa lý:
Từ 15015’20’’ đến 150 55’15’’ vĩ độ Bắc
Từ 180022’ đến 180044’ kinh độ Đông
Nguồn: Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, 2011
11


Địa hình:
Cụm đảo Cù Lao Chàm chủ yếu là vùng đồi núi thấp, hầu hết các đảo có dạng
hình chóp cụt. Độ cao lớn nhất so với mực nước biển dao động từ 70 - 200m. Hòn Lao
là dải núi chính lớn nhất xếp theo hình cánh cung từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ
cao dao động từ 187 m (Đỉnh Tục Cả) đến 517 m (Đỉnh Hòn Biền).
Trải qua lịch sử kiến tạo trên 300 triệu năm với những pha kiến tạo thăng trầm
của vỏ trái đất đã tạo nên những nét hết sức độc đáo của địa hình quần đảo này. Điểm
nổi bậc của địa hình là tính bất đối xứng, hướng Tây Bắc - Đông Nam với sườn Đông

Bắc hẹp và dốc đứng, sườn Tây Nam rộng và thoải hơn. Bờ biển sườn Đông Bắc với
các vách đứng, trơ đá gốc còn bờ biển Tây Nam tạo thành các dạng vịnh nhỏ, với tích
tụ cát lấp đầy các cong lõm.
Nguồn: Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, 2011
Khí hậu - thủy văn:
* Nhiệt độ
Nhiệt độ tối thấp: 18,20C
Nhiệt độ tối cao: 40,70C
Nhiệt độ trung bình:25,60C
* Mưa
- Lượng mưa trung bình /năm : 2045 mm
- Số ngày mưa trung bình /năm: 145 ngày
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 11 chiếm 80% tổng lượng mưa của
năm
Từ tháng 2 đến 7 thường có mưa giông.
- Mùa mưa bão hàng năm vào khoảng tháng 9, tháng 10 và tháng 11.
(Nguồn: Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, 2011)
Có thể thấy, yếu tố khí hậu quyết định đến hoạt động du lịch tại quần đảo Cù
Lao Chàm. Mùa du lịch chính của đảo thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 hàng
năm. Phát triển du lịch cần tính đến yếu tố này để tận dụng và nắm bắt những thời
điểm để tối ưu hóa hoạt động du lịch.

12


c) Điều kiện kinh tế - xã hội
Kinh tế
Ngư nghiệp
Tổng sản lượng khai thác hải sản ước đạt 930 tấn/ 1.300 tấn bằng 68,88% kế
hoạch và giảm 340 tấn so với năm trước. Trong đó, hải sản xuất khẩu là: 550 tấn/700

tấn bằng 78,6% kế hoạch. Số lượng tàu thuyền trong năm là 227 chiếc với tổng công
suất 2.567,5 CV, bình quân 11,3 CV/chiếc, tăng 0,34 CV/chiếc so với CKNT. Việc
khai thác hải sản trong vùng cấm của Khu bảo tồn biển vẫn còn xảy ra. Trong năm,
Đội tuần tra của BQL Khu BTB đã phát hiện, lập biên bản đồng thời phối hợp với Đồn
Biên phòng 276 và Công an xã xử lý bằng nhiều hình thức từ nhắc nhở đến phạt tiền
gần 40 trường hợp trong đó có 11 trường hợp là ngư dân địa phương.
Lâm – Nông nghiệp
Chỉ có một vài hộ trồng lúa trên đảo với tổng diện tích đất trồng lúa khoảng 8
ha và chỉ sản xuất được 1 vụ trong năm. Vì vậy, Cù Lao Chàm phải nhập toàn bộ rau
cỏ, hoa quả, lúa gạo tù Hội An. Chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nhỏ và thường
chăn thả ở những khu đất công cộng. Tổng đàn gia súc, gia cầm năm 2010 khoảng
1.950 con, trog đó gia súc: 900 con, gia cầm: 1.050 con. Một số người dân ở Cù Lao
Chàm sống dựa vào rừng bằng việc đi kiếm củi và hái các loài cây thuốc, rau rừng để
bán cho người dân và khách du lịch.
Dịch vụ - Du lịch - Thương mại
Xã đảo Tân Hiệp có lợi thế và tiềm năng để phát triển du lịch với Bãi biển đẹp,
cảnh quan thiên nhiên còn hoang sơ, các loại hình dịch vụ mở ra ở các Bãi biển, mô
hình Homestay, dịch vụ đưa đón khách (câu cá, lặn biển) đã thu hút một lượng khách
đến tham quan rất đông với tổng lượng khách là: 54.475 lượt người so với CKNT.
Hiện nay, toàn xã các hộ đã từng bước chuyển dần từ nghề biển sang tham gia
vào các hoạt động kinh doanh du lịch – dịch vụ. Đến nay dịch vụ ăn uống có: 12 hộ
kinh doanh (tại khu vực biển Bãi Ông co 7 hộ, Bãi Chồng 2 hộ, Bãi Làng 3 hộ). Khu
vực Cảng cá có 33 hộ kinh doanh các dịch vụ như: Hải sản khô, hải sản tươi, hàng lưu
niệm, bánh ít lá gai, giải khát, v.v.

13


Mô hình Homestay, nhà nghỉ đã được bà con quan tâm phát triển. Hiện tại, thôn
Bãi Hương có 9 hộ, bãi Làng có 15 hộ cho khách nghỉ trọ qua đêm, cùng các dịch vụ

như xe ôm, thuyền đưa đón khách đến các điểm tham quan. Du lịch có tiềm năng phát
triển với những lợi thế về phong cảnh đẹp và nguồn hải sản chất lượng. Tuy nhiên, các
sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, các dịch vụ du lịch chưa chuyên nghiệp, chưa đáp
ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí của khách du lịch.
Đặc điểm xã hội
Dân số, dân tộc và lao động
Cù Lao Chàm thuộc xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quãng Nam. Xã Tân
Hiệp có diện tích tổng cộng là 15,49 km2 gồm có 4 thôn: thôn Cấm, thôn Bãi Ông,
thôn Bãi Làng, và thôn Bãi Hương. Trong đó dân cư chia làm hai cộng đồng lớn sinh
sống ở Bài Làng và Bãi Hương trên Hòn Lao. Tổng dân số của xã Tân Hiệp khoảng
2.174 người trong đó có khoảng 1.379 người thuộc 472 hộ tham gia trong ngành nông
lâm thủy (điều tra vào ngày 01/04/2009 của UBND xã Tân Hiệp). Tỉ lệ gia tăng dân số:
1,7%. Toàn bộ dân cư sinh sống trên đảo là dân tộc Kinh. Dân cư trên đảo sống chủ
yếu bằng nghề khai thác hải sản, cơ cấu lao động bao gồm: Ngư nghiệp 75%; Nông
nghiệp 15%; Thương mại - Dịch vụ - Du lịch 10%.
Y tế - giáo dục
Ngành y tế đã có nhiều chủ động trong công tác tham mưu và triển khai các
hoạt động chuyên môn của ngành mình như phòng chống dịch, triển khai các chương
trình y tế quốc gia, y tế cộng đồng. Công tác phối hợp giữa trạm y tế, phòng khám khu
vực, đội ngũ y bác sĩ quân dân y được chú trọng nên việc chăm sóc sức khỏe khám và
điều trị cho cán bộ chiến sỹ và nhân dân trong năm qua đã đạt được nhiều kết quả.
Công tác giáo dục đã được các trường chú trọng đầu tư hơn, đặc biệt là về ứng
dụng công nghệ thông tin trong các tiết dạy cũng như việc phổ cập tin học cho đội ngũ
giáo viên, chất lượng học sinh được nâng lên từ đó làm nền tảng để đạt tỷ lệ học sinh
thi đậu tốt nghiệp, đậu vào các trường trung cấp, cao đẳng, đại học năm sau cao hơn
năm trước. Công tác phổ cập giáo dục được các trường chú trọng, các hoạt động xã hội
hóa giáo dục được duy trì. Kết quả huy động ra lớp năm 2009 – 2010 đối với các
trường: Quang Trung: 97%, Tiểu học: Đạt 100%, Mẫu giáo: Đạt 100%
14



×