Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

khai thác tiềm năng du lịch sinh thái trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hoà bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.89 KB, 110 trang )

Lời cảm ơn
Sau một thời gian thực tập tốt nghiệp, để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp
này ngoài sự cố gắng hết mình của bản thân tôi đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của các
thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Trường Đại học nông nghiệp
Hà Nội, cùng với sự động viên, khích lệ của toàn thể gia đình và bạn bè trong suốt quá
trình tôi học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, cùng toàn thể các thầy, cô giáo
trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội đã
trang bị cho tôi những kiến thức cũng như những điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn
tốt nghiệp này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Tuấn
Sơn đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện
luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn chú Hoàng Văn Tứ - Bí thư huyện uỷ Cao Phong tỉnh
Hoà Bình, cùng toàn thể các cô các chú trong huyện uỷ đã tạo nơi ăn chốn ở cho tôi. Tạo
điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình đi thực tế để nghiên cứu và
thực hiện luận văn tốt nghiệp này tại tỉnh Hoà Bình.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan ban ngành và ban quản lý các khu du lịch
sinh thái trên địa bàn tỉnh Hoà Bình, cùng các du khách đã nhiệt tình hợp tác cùng tôi
nghiên cứu và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu nặng tới gia đình, bạn bè và người thân
đã hết lòng tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ và luôn ở vên tôi trong suốt quá trình học
tập và rèn luyện.
Do trình độ, thời gian có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy,
tôi mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy, cô và độc giả để đề tài
được hoàn thiện hơn và có ý nghĩa trong thực tiễn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2008
Sinh viên
Nguyễn Sao Dần
1
Lời cam đoan


Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu của đề tài đặt ra, trong luận văn có sử
dụng các thông tin, các số liệu, các bản báo cáo của tỉnh, một số huyện và các
thông tin điều tra trực tiếp từ du khách.
Tôi xin cam đoan rằng tất cả các số liệu, thông tin trong luận văn hoàn
toàn đúng sự thật và được trích nguồn rõ ràng, các số liệu tôi sử dụng trong luận
văn này chưa có được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước nhà trường.
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2008
Sinh viên
Nguyễn Sao Dần
2
Bảng ký hiệu chữ viết tắt
BQ : Bình quân
CĐ : Cao đẳng
DL : Du lịch
DLST : Du lịch sinh thái
DT : Doanh thu
ĐVT : Đơn vị tính
ĐH : Đại học
KS : Khách sạn
KT : Kỹ thuật
LĐ : Lao động
NN : Nhà nghỉ
NS : Nhà sàn
SL : Số lượng
TN : Thu nhập
UBND : Uỷ ban nhân dân
3
PHẦN I
MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch đang phát triển nhanh chóng và trở thành một ngành công nghiệp không
khói có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Với xu hướng mới trong tiêu dùng của
con người trong thời đại công nghiệp hiện nay, du lịch không những chỉ mang lại lợi
nhuận kinh tế đến cho những vùng, những quốc gia có phong cảnh núi non hùng vĩ,
những bờ biển thơ mộng mà còn mang lại lợi nhuận kinh tế về nhiều mặt đến cho cả
những vùng quê xa xôi hẻo lánh.
Từ xa xưa ngành du lịch Việt Nam đã hình thành, khi mà các thương nhân
người Trung Hoa hay Nhật Bản cập bờ biển Hội An hay các vùng biển khác, chính họ
đã góp phần hình thành nên các vùng đất du lịch, mà đến ngày nay cũng còn có giá trị,
đó là Hội An hay Hà Nội.
Du lịch hiện nay đã thực sự là sứ giả của hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các
dân tộc. Tại nhiều nước trên thế giới, du lịch đang được xem là một trong những ngành
kinh tế hàng đầu, ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển với tốc độ cao, bởi những lợi ích
to lớn về kinh tế - xã hội mà bản thân ngành du lịch đem lại. Du lịch đang khẳng định
vai trò quan trọng của mình bởi tỷ trọng GDP ngành du lịch trong tổng GDP của nền
kinh tế quốc dân đang tăng dần, nguồn thu ngoại tệ cho đất nước tăng, tạo ra khối
lượng việc làm cho đông đảo quần chúng nhân dân đồng thời là động lực phát triển cho
nhiều ngành kinh tế khác phát triển theo, điều này càng thể hiện rõ hơn trước xu thế
toàn cầu hoá, khu vực hoá và hội nhập nền kinh tế quốc tế.
Từ cuối thế kỷ XX và 2 năm đầu thế kỷ XXI, du lịch sinh thái được đề cập đến
nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Dù có những ý kiến chưa thống
nhất về thuật ngữ song mẫu số chung của hoạt động du lịch sinh thái được tìm thấy là
hướng tới tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hoá và lịch sử trong hệ sinh thái thống
nhất của vùng, để thực hiện hoạt động du lịch có trách nhiệm của con người thưởng
ngoạn và bảo vệ tài nguyên và mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư.
4
Hoà Bình - một tỉnh miền núi cửa ngõ phía Tây bắc Thủ Đô, cách Hà Nội khoảng
hơn 70km theo phía Tây dọc đường số 6, là một vùng đất cổ giàu tiềm năng du lịch đặc
biệt là du lịch sinh thái. Nghị quyết Đại Hội XIII Đảng bộ tỉnh Hoà Bình đã nêu rõ sức

mạnh về du lịch của tỉnh và xác định đây là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.
Đến với Hoà Bình, du khách được đến với thuỷ điện Hoà Bình, đến với các điệu
múa, lời hát nét sinh hoạt cộng đồng của các chàng trai, cô gái Mường, Thái, Tày,
Dao…và cả thung lũng Mai Châu thơ mộng trong thơ Quang Dũng “thơm nếp xôi” hấp
dẫn lòng người. Không chỉ được chiêm ngưỡng những nhà sàn cao ráo chắc chắn và
sạch sẽ với các cửa sổ được bố trí thoáng rộng đón gió trời, du khách còn được tìm
hiểu về cách dệt thổ cẩm của các thiếu nữ nơi đây.
Những năm gần đây Hoà Bình có rất nhiều địa chỉ để thăm thú dã ngoại mang
hình thức du lịch sinh thái đã và đang được đưa vào khai thác. Điển hình có các khu du
lịch sinh thái như: Suối ngọc – Vua Bà (huyện Lương Sơn), Thác Bạc – Long Cung
(huyện Kim Bôi), Đảo Ngọc (trên Sông Đà thuộc huỵên Cao Phong), Rừng nguyên
sinh Pu Canh (huyện Đà Bắc),… ở đây có rừng cây xanh phủ kín những ngọn núi, quả
đồi; có những dòng thác đổ từ trên cao xuống….Du khách có thể mắc võng nằm nghỉ
dưới tán cây hay ngủ qua đêm trong những ngôi nhà sàn xinh xắn hay tắm trong hồ bơi
nhân tạo, hồ tự nhiên rộng rãi và thoải mái.
Các tour du lịch sinh thái kết hợp với du lịch văn hoá cội nguồn, tìm hiểu và
nghiên cứu các phong tục tập quán của các dân tộc Hoà Bình luôn được quảng bá rộng
rãi và được du khách ưa chuộng.
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, tiềm năng về du lịch đặc biệt là du lịch sinh
thái vẫn chưa được khai thác hết để phát triển kinh tế - xã hội địa phương (nơi có tài
nguyên du lịch sinh thái) nói riêng và của tỉnh Hoà Bình nói chung. Xuất phát từ tình
hình trên, được sự phân công của khoa Kinh tế trường Đại Học Nông Nghiệp – Hà Nội
và sự đồng ý của tỉnh Hoà Bình chúng tối tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khai thác
tiềm năng du lịch sinh thái trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hoà Bình”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
5
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng du lịch sinh thái của tỉnh Hoà Bình thời gian qua
đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng du lịch sinh thái phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh Hoà Bình trong thời gian tới.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1. Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về khai thác tiềm năng du
lịch sinh thái để phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay.
2. Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái của tỉnh Hoà Bình.
3. Đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng du lịch sinh thái trong phát triển kinh
tế - xã hội tỉnh Hoà Bình thời gian qua.
4. Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng du lịch sinh thái
của tỉnh Hoà Bình trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Ngành du lịch sinh thái, các đơn vị ban ngành liên quan đến du lịch sinh thái
trên địa bàn tỉnh Hoà Bình. Một số địa điểm du lịch sinh thái được chọn nghiên cứu
trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng khai thác tiềm năng du lịch sinh thái trong phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2005 - 2007. Từ đó đánh giá, dự báo khả năng
phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2008 - 2010.
1.3.2.2. Phạm vi về không gian.
Luận văn được thực hiện tại tỉnh Hoà Bình.
1.3.2.3. Phạm vi thời gian.
Luận văn tiến hành từ tháng 1/2008 đến tháng 5/2008.
Số liệu nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 2005 -2007.
PHẦN II
6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Những khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Du lịch

Du lịch (DL) là hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp. Trong quá trình phát triển,
nội dung hoạt động của nó không ngừng mở rộng và ngày càng phong phú. Khái niệm
về DL không mới, có thể nói DL hình thành từ thời kỳ cổ đại, vào thế kỷ VIII TCN –
các cuộc hành hương của người Hy Lạp về đỉnh Olympus. Tuy nhiên với những cách
tiếp cận khác nhau hay các cách hiểu khác nhau về DL ở các nước khác nhau cũng như
tính chất đặc thù của hoạt động DL mà cho tới nay trên thế giới chưa có sự thống nhất
về khái niệm chung về DL.
Theo định nghĩa của tổ chức du lịch tế giới (World Tourist Organization) một tổ
chức của Liên Hợp Quốc: DL là đi đến một nơi khác xa nơi thường trú, để giải trí, nghỉ
dưỡng…trong thời gian nhàn rỗi.
Du lịch bao gồm mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục
đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải
trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời
gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng
loại trừ các du hành mà mục đích chính là kiếm tiền. DL cũng là một dạng nghỉ ngơi
năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.
Mathieson và wall (1982) thì cho rằng du lịch là sự chuyển động tạm thời của
con người tới những nơi ngoài những chỗ bình thường của họ, gồm những hoạt động
giải trí và các phương tiện được tạo ra để cung cấp nhu cầu [6].
Còn Macintosh và Goeldner (1986) thì cho rằng du lịch là tập hợp của tất cả các
hiện tượng và các mối quan hệ xuất hiện từ du khách du lịch và nhà cung cấp DL [6].
7
Theo luật du lịch Việt Nam năm 2005, du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu
cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định [1].
2.1.1.2 Du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái (DLST) ra đời trong bối cảnh hình thành những loại hình du
lịch có trách nhiệm với môi trường. DLST đã thu hút sự quan tâm của nhiều tổ chức
bảo tồn thiên nhiên của các quốc gia và thế giới. DLST phát triển mạnh đến mức trở
thành một hiện tượng của ngành du lịch.

“ DLST là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và
môi trường, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có
các đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn” (Phạm Trung Lương và Nguyễn Tài Cung 1998 -
Viện nghiên cứu và phát triển du lịch).
Tại hội thảo khoa học “Phát triển DLST trong khu dự trữ sinh quyển: Cơ hội và
thách thức”, ông Nguyễn Văn Hùng – Giám đốc công ty du DLST Cần Giờ đưa ra khái
niệm về DLST: “DLST là hoạt động du lịch có trách nhiệm đối với môi trường tự
nhiên, văn hoá xã hội, qua đó du khách được nâng cao nhận thức về môi trường và một
phần lợi nhuận của hoạt động du lịch được tái đầu tư trực tiếp và việc bảo vệ và cải
thiện đối tượng du lịch, cũng như nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương thông
qua sự tham gia có tổ chức của họ vào hoạt động du lịch và bảo vệ đối tượng du lịch”.
Ông còn diễn giải thêm: Quan điểm này không chỉ áp dụng cho các công trình du lịch
dựa vào thiên nhiên như thăm rừng, thăm các cảnh quan đẹp…mà còn áp dụng cho các
chương trình mà đối tượng du lịch là các cộng đồng làng, lễ hội truyền thống và di tích
văn hoá lịch sử.
Theo Bách khoa toàn thư: DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn
hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển
bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.
DLST là loại hình khai thác tìm hiểu đa hệ sinh thái tự nhiên gồm: Đa hệ sinh
thái động vật, thực vật, hệ sinh thái nhân văn của núi, của rừng, của hồ…
8
Theo luật du lịch Việt Nam 2005: DLST là hình thức du lịch dựa vào thiên
nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng địa phương
nhằm phát triển bền vững [1].
Tuy nhiên gần đây, người ta cho rằng nội dung căn bản của DLST là tập trung
mức độ trách nhiệm của con người đối với môi trường. Quan điểm thụ động cho rằng:
DLST là du lịch hạn chế tối đa các suy thoái môi trường do du lịch tạo ra. Quan điểm
chủ động lại cho rằng: DLST còn phải đóng góp vào quản lý bền vững môi trường,
lãnh thổ du lịch.
Qua đó có thể thấy, DLST là một lĩnh vực mới mẻ nhưng không xa lạ ở Việt

Nam. Nó chỉ thể hiện không đầy đủ trong hoạt động khai thác tài nguyên du lịch ở Việt
Nam.
2.1.2 Đặc điểm du lịch sinh thái
a) Nền tảng của du lịch sinh thái là thiên nhiên và văn hoá bản địa
DLST có thể thực hiện tại những nơi nguyên sơ hoặc tương đối nguyên sơ và có
môi trường tự nhiên đa dạng phong phú.
Đối tượng DLST là những khu vực hấp dẫn về tự nhiên, kể cả các nét văn hoá
bản địa đặc sắc, đặc biệt là những vùng chưa bị tác động lớn của bàn tay con người. Đó
là các khu bảo tồn tự nhiên, các vườn quốc gia, ở những nơi mật độ dân số thấp và tài
nguyên thiên nhiên phong phú, ở những nơi có giá trị cao về tự nhiên.
Ví dụ như một khu rừng nguyên sinh với đầy đủ hệ sinh thái của rừng của động
vật, thực vật phong phú đa dạng, của sông của suối…Hay một bản làng dân tộc với các
nét văn hoá sinh hoạt độc đáo truyền từ xa xưa.
b) Du lịch sinh thái không cạnh tranh với các ngành kinh tế khác, sự phát triển
của các ngành kinh tế khác là tiền đề cho du lịch sinh thái phát triển. Tuy nhiên có sự
cạnh tranh rất lớn với các loại hình du lịch khác trong ngành du lịch
Kinh tế phát triển, nhận thức của con người được nâng lên kéo theo đó là nhu
cầu nghỉ ngơi tìm về với thiên nhiên, với cội nguồn dân tộc, khám phá những cái hay
cái đẹp, thoát khỏi cuộc sống nhộn nhịp đến nghẹt thở từng ngày…là một tất yếu. Hình
thức DLST đáp ứng được nhu cầu đó. DLST đưa con người ta đến với bầu không khí
trong lành của cây cỏ, đến với những bản năng sinh tồn của động vật hoang dã và đến
9
với những phong tục tập quán cổ xưa còn lưu giữ tới ngày nay…Không gì bằng bên
bếp lửa bập bùng được nhảy múa các điệu nhảy sạp, múa xoè Thái, thổi khèn hay hoà
mình vào “biển xanh” của núi rừng nghe muôn ngàn tiếng chim hót, tiếng gió rì rào,
tiếng suối róc rách trong xanh.
Nhưng không chỉ muốn đến với thiên nhiên mà con người ta có khi lại muốn
giảm căng thẳng bằng các hoạt động như: Chinh phục một ngọn núi cao (du lịch mạo
hiểm), đi lễ chùa (du lịch tâm linh),…Các loại hình du lịch này chi phối lưu lượng
khách đến với hình thức DLST. Muốn phát triển được thì DLST phải cạnh tranh, tạo ra

được những “điểm nhấn” độc đáo cho mình để thu hút du khách đến tham gia.
c) Mô hình du lịch sinh thái có thể thay đổi theo thời gian, không gian cho phù
hợp với tình hình
Chúng ta sống trong một thế giới luôn luôn vận động và thay đổi, để phù hợp
với tình hình thực tế thì DLST nói riêng và các loại hình du lịch khác nói chung cũng
phải thay đổi theo thời gian và không gian. Sự thu hẹp diện tích ở chỗ này, mở rộng
diện tích ở chỗ kia là một điều tất yếu phải xảy ra.
Tuy nhiên những thay đổi này cũng phải đảm bảo nguyên tắc toàn vẹn của môi
trường và đem lại lợi ích cho con người, cho cộng đồng xã hội nhất là người bản địa.
d) Chịu ảnh hưởng về chính sách, hoạt động của các ngành khác
Bất kỳ một quốc gia lãnh thổ nào có tiềm năng về một lĩnh vực nào đó mà chính
sách của quốc gia lãnh thổ đó không phù hợp thì cũng không khai thác triệt để được
tiềm năng quý báu này. DLST cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Đối với mỗi khu DLST nói riêng và ngành DLST nói chung đều bị chi phối, ảnh
hưởng của chính sách.
Một khu rừng nguyên sinh không thể tồn tại trong điều kiện chính sách lỏng lẻo
để tình trạng khai thác rừng bừa bãi. Những cây cổ thụ bị chặt lấy gỗ, thú rừng bị săn
bắn cho vào các nhà hàng đặc sản, phá hại tràn lan không có sự kiểm soát. Một điệu
xoè trước sự thờ ơ lạnh nhạt của người dân, không truyền lại cho con cho cháu, và một
khu DLST có tài nguyên phong phú chẳng có tác dụng gì khi mà không ai biết đến và
cũng không được bảo vệ đúng cách.
e) Dễ phát sinh dị bản
10
“Hàng nhái, hàng dởm” luôn là điều làm đau đầu và cũng là nguy cơ đe doạ sự
hưng thịnh của tất cả các ngành kinh tế nói chung và DLST nói riêng.
Một khu rừng trồng mới được vài năm tuổi, một thác nước nhân tạo từ một bể
nước lớn trên cao, một vài thú rừng nhốt trong lồng cũng học đòi làm DLST.
Để làm được DLST phải là nơi có tài nguyên thiên nhiên dồi dào mà cụ thể là các hệ
sinh thái được làm giàu từ rất nhiều các loại động thực vật khác nhau. yếu tố cây cối, nguồn
nước, bầu khí quyển, đất đai cũng được kể đến, môi trường tự nhiên phải là những nơi còn

tương đối nguyên sơ, chưa bị hoặc ít bị bàn tay con người can thiệp. Nguyên tắc thế nhưng
với ma lực đồng tiền trong thời kỳ kinh tế thị trường này đã làm lu mờ đi bản chất tốt đẹp
của nó. Các dị bản là điều không thể tránh khỏi đặc biệt là với loại hình DLST này.
f) Du lịch sinh thái phần lớn là sản phẩm tất yếu của nền công nghiệp và kinh
tế đô thị. Sự phát triển của chúng đã kéo theo nhu cầu du lịch trong đó có du lịch sinh
thái. Tuy nhiên sự phát triển của công nghiệp đô thị cũng là nguyên nhân làm giảm tài
nguyên du lịch sinh thái
2.1.3 Nguyên tắc của du lịch sinh thái
Cũng như các loại hình du lịch khác, DLST cũng có những nguyên tắc cho riêng
mình. Đối tượng mà DLST khai thác (tài nguyên thiên nhiên, văn hoá bản địa) là
những đối tượng cực kỳ nhạy cảm do đó nguyên tắc của DLST được áp dụng cho mọi
đối tượng tham gia DLST như: du khách, hướng dẫn viên, nhà quản lý…Những
nguyên tắc đó bao gồm [8, 9].
a) Bảo đảm tính công bằng
DLST khai thác tài nguyên thiên nhiên và văn hoá bản địa, nó mang lại lợi ích
cho các cơ sở kinh doanh du lịch, người dân địa phương tuy nhiên cũng phải đảm bảo
tính bền vững của môi trường tự nhiên. Tài nguyên thiên nhiên và văn hoá bản địa làm
tăng thu nhập cho các cơ sở kinh doanh cũng như nhân dân địa phương nhưng doanh
thu ấy cũng phải được trích ra để tôn tạo lại, cải thiện môi trường tự nhiên, lấy đi
những gì mà ngành du lịch đã gây ra thiệt hại cho môi trường tự nhiên. Giữ gìn nét
hoang sơ, nét đặc sắc riêng có của mỗi vùng miền, địa phương. Hay tóm lại là công
bằng với con người và công bằng với cả thiên nhiên.
11
b) Sử dụng thận trọng những nguồn tài nguyên môi trường tự nhiên, kích thích
sự bảo tồn tài nguyên du lịch và giảm thiểu tác hại của ô nhiễm môi trường do du lịch
sinh thái mang lại.
c) Tạo lợi ích kinh tế lâu dài ổn định bền vững cho cộng đồng địa phương.
d) Bảo tồn phát huy vốn di sản và bảo vệ môi trường du lịch không làm xói mòn
nền văn hoá và xã hội địa phương.
e) Luôn đổi mới và tạo được sự khác biệt

Đổi mới ở đây không phải là làm biến dạng các tài nguyên DLST mà là đổi mới
các dịch vụ, cung cách quản lý, cách thức vận chuyển…trên nguyên tắc giữ gìn toàn
vẹn môi trường và đem lại lợi ích cho con người, cho cộng đồng, cho xã hội. Đổi mới
để có khả năng hấp dẫn số lượng khách du lịch ngày càng tăng và thường xuyên đáp
ứng cho du khách những kinh nghiệm lý thú.
f) Xây dựng hình ảnh đẹp trong lòng du khách
Khách du lịch cần được cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về khu vực đến
thăm, bảo đảm tính giáo dục cao. Phong cách phục vụ tận tình để du khách thực sự là
“thượng đế”.
g) Phát huy nội lực
Nội lực là sức mạnh bản thân vốn có, khi phát huy được sức mạnh nội lực sẽ tạo
ra được một nền tảng vững chắc. Không chỉ trông chờ vào bên ngoài mà phải tự mình
vươn lên, và khi đó các tác động, nguồn lực từ bên ngoài sẽ là nguồn động lực để phát
triển một cách bền vững.
h) Phải có tính liên kết
Liên kết với các ngành kinh tế khác, các lĩnh vực xã hội khác là một nguyên tắc cần
thiết tạo đà tăng trưởng và bền vững cho DLST nói riêng và các ngành khác nói chung.
2.1.4 Ý nghĩa của du lịch sinh thái
Có nhiều lý do để du khách đến với các khu DLST: Những nhà khoa học, sinh
viên, học sinh đến để nghiên cứu, tìm hiểu về hệ sinh thái môi trường, di tích lịch sử,
văn hoá xã hội; có những người đến để thoả mãn trí tò mò - tận mắt thấy chim, thú
12
đang sinh sống trong điều kiện hoang dã nhưng cũng có khi du khách tìm đến đây để
ngắm cảnh hay gọi là “đổi gió”.
Ý nghĩa phải kể đến của du lịch sinh thái là:
a) Góp phần bảo tồn di sản, bảo vệ tài nguyên môi trường và bản sắc văn hoá
dân tộc
DLST là một hình thức du lịch có trách nhiệm, thân thiện với môi thường với tự
nhiên. Tất cả các cơ quan tổ chức du lịch, người dân địa phương và cả khách du lịch
đều phải ý thức được điều này.

Những người tổ chức hoạt động DLST, đơn vị chủ trì khai thác và bảo vệ tài
nguyên trước hết phải là những tổ chức giáo dục cộng đồng dân cư nhận thức về môi
trường sinh thái, là những người có khả năng diễn giải môi trường hoặc gián tiếp tới
khai thác và bảo vệ tài nguyên. Sự gắn bó hữu cơ giữa môi trường tự nhiên với con
người là mật thiết và không thể tách rời.
Khi người dân địa phương đã nắm rõ được nguyên tắc và lợi ích từ DLST họ sẽ
là những người trực tiếp bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo tồn các di sản văn hoá và
họ cũng sẽ là những người truyền sự cảm thụ này đến cho du khách. Từ đó tạo ra một
khối thống nhất để bảo vệ, gìn giữ tài nguyên vốn có.
DLST góp phần bảo vệ đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái
hồ, hệ sinh thái động vật thực vật…, sử dụng các nguồn tài nguyên hợp lý bên cạnh đó
còn giáo dục cộng đồng. Du khách đến với DLST, những dịch vụ, những cảnh quan
thiên nhiên mà họ được tận hưởng họ sẽ góp phần cho khu vực thăm quan thông qua
sức lực và tài chính của họ và đó chính là nguồn giúp tái tạo và bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên, bảo vệ môi trường.
Văn hoá địa phương là một phần không thể thiếu trong loại hình DLST. DLST
giúp cho các nét văn hoá đặc sắc riêng có của địa phương đến với du khách, đến với
bạn bè quốc tế; DLST khai thác giá trị văn hoá địa phương nhưng không hề làm tổn hại
tới nó mà chính DLST giúp khơi dậy lòng tự hào dân tộc, khuyến khích, gìn giữ và bảo
vệ những nét hay nét đẹp trong văn hoá cổ xưa của địa phương. Văn hoá địa phương
chính là yếu tố thu hút khách DLST và DLST giúp lưu giữ lại các nét văn hoá đặc sắc
này. Mối quan hệ này có tính tất yếu khách quan không thể tách rời.
13
Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước, Chính phủ
ta luôn kêu gọi xây dựng nền văn hoá tiến bộ đậm đà vản sắc dân tộc thì DLST chính
là một giải pháp hữu hiệu và mang tính khả thi hơn cả.
Tóm lại DLST chính là phương tiện bảo tồn di sản, bảo vệ tài nguyên môi
trường và bản sắc văn hoá dân tộc. Giúp chúng ta lưu giữ những gì của tự nhiên để mỗi
lúc cần nghỉ ngơi mỗi lúc có thời gian rảnh rỗi, hay mỗi lúc muốn tìm hiểu ta có thể
chiêm ngưỡng và hưởng thụ.

b) Giảm nghèo thông qua phát triển sinh kế nông thôn, phát triển ngành nghề
Các khu vực có tiềm năng DLST chủ yếu nằm ở những vùng sâu vùng xa, giao
thông gặp nhiều khó khăn. Khai thác đúng DLST cũng là nhân tố giúp phát triển ngành
nông nghiệp sinh thái, giảm nghèo nông thôn và phát triển các ngành nghề.
Khu DLST được thành lập việc thu hồi đất đai, đồng cỏ, nguồn nước, làm cho
người dân mất đất mất ruộng là chuyện không thể tránh khỏi.
Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân
nhất là đối với trồng trọt và chăn nuôi. Nhưng đổi lại, DLST lại là cơ hội phát triển
kinh tế địa phương.
Khi DLST phát triển, người dân địa phương hơn ai hết, họ là những người am
hiểu địa hình, am hiểu văn hoá bản địa. Họ được nhận vào làm tại các cơ sở kinh doanh
du lịch, tham gia phục vụ du lịch tại địa phương và họ cũng chính là nguồn tài nguyên
nhân văn của các khu DLST. Hay nói cách khác DLST tạo việc làm cho lao động sở
tại, giảm thiểu dòng lao động di chuyển ra thành phố và các nơi khác.
Các ngành nghề mới như dịch vụ lưu trú, ăn uống, hướng dẫn viên du lịch, vận
chuyển…được đưa vào khai thác và sử dụng tạo ra sự khác biệt mới so với các ngành
nghề sẵn có trước kia. Sản phẩm của địa phương không những được tiêu thụ tại chỗ mà
còn làm quà cho du khách sau mỗi chuyến đi du lịch, chính điều này đã quảng bá được
sản phẩm của địa phương đi khắp muôn phương.
Văn hoá địa phương luôn hấp dẫn du khách DLST, những nét văn hoá đặc sắc
này khi có DLST là một hình thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và còn tạo thu nhập
cho người dân địa phương thông qua các buổi biểu diễn văn nghệ, các lễ hội truyền
thống.
14
Nguồn thu từ DLST làm tăng nông sản địa phương, và cũng nhờ DLST mà cơ
sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng nhiều hơn. Trẻ em
được đi học, mọi người được chăm sóc sức khỏe chu đáo hơn, giảm bệnh tật…
Kinh tế ngày càng phát triển, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao. Như vậy
DLST đã làm cho kinh tế - xã hội địa phương thay da đổi thịt, cải thiện đời sống nhân
dân, phát triển ngành nghề mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.

c) Giáo dục huấn luyện và tăng cường kỹ năng cho cộng đồng
DLST giúp mọi người hiểu thêm về giá trị của tự nhiên, giáo dục huấn luyện và
tăng cường kỹ năng bảo tồn tự nhiên, bảo vệ và phát triển nó của cộng đồng.
Nhờ có DLST mà người dân được tiếp xúc giao lưu, học hỏi với du khách; với
nhiều nền văn hóa khác nhau. Đây là cơ hội trao đổi văn hoá, mở mang kiến thức và
nâng cao trình độ.
DLST chính là hình thức tuyên truyền, giáo dục không những cho những nhà
kinh doanh du lịch, nhân dân địa phương mà cả du khách hay nói cách khác là cả cộng
đồng những kỹ năng cần thiết để bảo vệ, lưu giữ môi trường tự nhiên.
Như vậy, DLST không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế, lợi ích về bảo vệ môi
trường mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục huấn luyện và tăng cường kỹ năng
cho cộng đồng. Đây là điểm độc đáo đáng chú ý của loại hình du lịch thân thiện với
môi trường tự nhiên này.
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến khai thác tiềm năng du lịch sinh thái
a) Thời gian của du khách
Thì giờ nhàn rỗi, sự thay đổi ngày làm việc và ngày nghỉ trong tuần hay năm.
Du khách đến với DLST nói riêng và các loại hình du lịch khác nói chung chủ
yếu trong thời gian nghỉ ngơi, nhàn rỗi của họ.
Thời gian nhàn rỗi là những khoảng thời gian mà cá nhân không bị bức bách bởi
những nghĩa vụ cá nhân hoặc sự đòi hỏi bởi nhu cầu vật chất. Khi đó, với sự thanh thản
về trí óc, sự bay bổng về tâm hồn, họ tìm đến với những hoạt động giải trí. Thời gian,
thì giờ nhàn rỗi tăng cơ hội cho DL nói chung và DLST nói riêng.
Đến với các khu DLST các ngày trong tuần ta chỉ bắt gặp rất ít khách, có chăng
chỉ là những đoàn hội thảo, một số nhà nghiên cứu hay một số đại gia rảnh rỗi; Khách
15
đến với các khu DLST đông đúc chủ yếu vào ngày nghỉ như thứ bảy, chủ nhật, lễ, tết,
dịp nghỉ hè…Cho nên thời giờ nhàn rỗi, sự thay đổi ngày làm việc và ngày nghỉ trong
tuần, năm ảnh hưởng rất lớn đến việc khai thác tiềm năng DLST.
b) Tình hình tài chính của du khách
Phần lớn nhu cầu DLST nói riêng và du lịch nói chung tuỳ thuộc theo thu nhập.

Nhu cầu vui chơi giải trí, nhu cầu thư giãn hay đến với các khu du lịch tận
hưởng những dịch vụ, cảnh quan thiên nhiên, thưởng thức nền văn hoá đặc sắc thì ai
cũng có. Tuy nhiên để đáp ứng được những nhu cầu đó thì vấn đề tài chính giữ vai trò
hết sức quan trọng.
Kinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng lên nhu cầu du lịch cũng sẽ tăng
lên. Vì thế mà ở các Quốc gia có nền kinh tế phát triển thì du lịch phát triển rất mạnh
mẽ và lượng khách đi du lịch của các nước này cũng rất đông.
Muốn khai thác được tiềm năng DLST không chỉ phụ thuộc vào điều kiện sẵn
có của địa phương làm du lịch mà còn phụ thuộc tình hình tài chính của người dân.
Yếu tố này có tác động rất mạnh tới khả năng khai thác của các khu du lịch nói chung
và DLST nói riêng.
c) Chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch
Đối với DLST việc tuyên truyền quảng bá và hoạt động xúc tiến thương mại là
rất quan trọng. Chương trình quảng bá, xúc tiến phải làm thế nào khuyến khích được
du khách có mong muốn được đi du lịch theo hình thức DLST. Trên thực tế nhu cầu đi
du lịch, nhất là du lịch theo hình thức DLST của con người ngày càng tăng nhưng nếu
những thông tin về một điểm du lịch hay một khu du lịch dù có cảnh quan thiên nhiên
độc đáo, hấp dẫn, môi trường trong lành, hệ sinh thái đa dạng có thể nói đó là một điểm
du lịch lý tưởng nhưng không được quảng bá rộng rãi không đến được với du khách và
cũng không có dịch vụ vận chuyển tới đó thì điểm du lịch đó không khai thác được
tiềm năng vốn có và cũng có rất ít khách đến thăm.
Hoạt động dịch vụ, vận chuyển và thông tin phải được quan tâm, chú trọng một
cách thích đáng thì việc khai thác tiềm năng DLST mới có thể đạt được kết quả tốt
nhất.
d) Động lực hay nhận thức của khách du lịch
16
Xã hội, trình độ dân trí càng cao thì nhu cầu đi DLST ngày càng nhiều.
Nếu nhận thức của xã hội về DLST tốt, thấy rõ được tác dụng của nó thì mọi
người sẽ đồng tâm thúc đẩy nó phát triển, ngược lại nếu chưa nhìn nhận ra giá trị của
nó thì mọi người sẽ không ủng hộ, thậm chí còn gây khó khăn cho quá trình phát triển

của DLST.
Cảnh quan thiên nhiên mang nét nguyên sơ, nguyên thủy, văn hoá bản địa được
truyền từ thời cổ xưa. Đó là những vốn tài nguyên quý giá nhưng không phải ai cũng
hiểu được điều đó, và không phải ai cũng muốn tìm hiểu khám phá nó.
Trình độ dân trí phát triển càng cao thì ý thức được tầm quan trọng của DLST
càng được nâng lên. Khi đó nhu cầu về DLST càng nhiều và đương nhiên công tác
khai thác tiềm năng DLST sẽ tốt hơn, khả quan hơn.
e) Chính sách của Chính phủ
Xây dựng cơ chế, chính sách về quản lý một cách đồng bộ, khuyến khích việc
khai thác các tiềm năng DLST đặc biệt là ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên
nhiên…phải được cụ thể hoá bằng các văn bản pháp lý từ các cơ quan quản lý Nhà
nước (như bộ Nông nghiệp, Bộ tài nguyên môi trường, bộ Tài chính, tổng cục thương
mại và du lịch…). Thực tế, mặc dù nhiều nước, nhiều quốc gia vùng lãnh thổ có tiềm
năng rất lớn về DLST nhưng sự nhìn nhận của các cấp lãnh đạo, những nhà hoạch định
chính sách và đầu tư chưa thật sự sâu sắc do đó không có cơ chế, chính sách thích hợp
để quy hoạch, tập trung đầu tư để phát triển du lịch do đó đã làm lãng phí tài nguyên,
thậm chí có thể bị lãng quên hoặc tàn phá do không có cơ quan đơn vị hay người quản
lý các nguồn tài nguyên đó.
Để DLST phát triển thì việc nhận ra thế mạnh và phát huy nó là một vấn đề cần
được quan tâm. Vấn đề này chỉ được giải quyết khi các nhà hoạch định chính sách, các
cấp quản lý nhận thức rõ và đưa ra cơ chế, chính sách hợp lý để phát triển. DLST chỉ
phát triển khi nó có được một cơ chế chính sách hợp lý và pháp luật đồng bộ. Đó là
nghiên cứu quy hoạch đầu tư và khuyến khích đầu tư, cơ chế xúc tiến quảng bá, cơ chế
phối hợp và phân chia một cách hài hoà lợi ích giữa người dân địa phương với các cơ
quan quản lý, các công ty lữ hành cơ chế mà qua đó hoạt động DLST tạo điều kiện cho
người dân địa phương bảo vệ môi trường, gìn giữ phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
17
Chính sách và chủ trương của chính phủ, thuận lợi làm cho DLST phát triển tạo
ra việc làm cho cư dân địa phương và nâng cao đời sống của họ, từ đó có thể ngăn
chặn được tận gốc nạn chặt phá rừng, săn bắt tự do của cư dân địa phương. Một cơ chế,

chính sách đúng sẽ vừa khuyến khích khai thác được tiềm năng DLST một cách bền
vững vừa bảo đảm đời sống của cư dân địa phương.
f) Tài nguyên du lịch sinh thái của địa phương
Tài nguyên DLST bao gồm: Tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Hai
yếu tố này hợp thành một thể thống nhất của loại hình DLST.
Tài nguyên thiên nhiên bao gồm: cảnh quan thiên nhiên, vùng rừng, núi có
phong cảnh đẹp, các hang động, bờ biển chứa trong đó các hệ sinh thái phong phú đa
dạng. Các hệ sinh thái hồ, hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển…tạo nên kho tàng tài
nguyên DLST.
Tài nguyên nhân văn bao gồm các nét văn hoá đặc trưng của vùng, miền, địa
phương. Ví dụ như: xoè Thái, múa sạp, ném còn, cồng chiêng…. Môi trường tài
nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn càng phong phú thì việc khai thác tiềm năng
DLST càng thuận tiện hơn.
Tài nguyên là yếu tố cơ bản tạo ra sản phẩm của DLST nói riêng và du lịch nói
chung. Tài nguyên DLST được xem là tiền đề để khai thác loại hình DLST. Tuy nhiên
việc khai thác tài nguyên này phải dựa trên nguyên tắc là việc khai thác phải đi đôi với
việc bảo vệ, nuôi dưỡng tài nguyên, bảo đảm nguyên tắc sức chứa.
2.1.6 Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái với phát triển kinh tế - xã hội
2.1.6.1 Lợi ích
* Kinh tế: Lợi ích kinh tế của du lịch sinh thái bao gồm:
- Những công việc gia tăng trong kinh doanh du lịch cùng với sự tồn tại các cơ
hội nghề nghiệp do dịch vụ thiết thực góp phần làm tăng thu nhập cho người dân địa
phương.
- Kinh tế địa phương được đa dạng hoá do có sự biến chuyển tích cực trong cơ
cấu kinh tế địa phương. Làm tăng giá trị của đất đai vì mục đích sử dụng đất có sự thay
đổi, đất không chỉ để ở để sản xuất đơn thuần như trước mà giờ đất còn được sử dụng
18
vào mục đích làm du lịch. Do vậy phần nào đã làm thay đổi nông thôn truyền thống,
nhiều ngành nghề mới xuất hiện do du lịch mang lại.
- Du lịch nói chung và DLST nói riêng có vai trò như một điểm tựa, một sự hậu

thuẫn quan trọng trong phát triển các ngành nghề dịch vụ ở nông thôn. Sản xuất phải
gắn liền với tiêu dùng mà du lịch là hoạt động khiến cho người ta mang tiền từ nơi
khác đến chi tiêu ở vùng du lịch. Du lịch phát triển chi tiêu tăng và đương nhiên sản
xuất sẽ tăng theo quy luật của thị trường là “có cầu ắt có cung”. Sản xuất tăng góp phần
đa dạng hoá, nâng cao sức mạnh kinh tế của địa phương.
- Tài nguyên thiên nhiên nói riêng và tài nguyên vốn có của vùng được sử dụng
đúng mục đích và được sử dụng gần như triệt để. Không để lãng phí vào các mục đích
khác mà không mang lại lợi ích cao nhất cho người dân.
* Văn hoá – xã hội: Lợi ích văn hoá xã hội của DLST mang lại bao gồm:
- Đẩy mạnh và ủng hộ các dịch vụ địa phương như phương tiện công cộng và
chăm sóc sức khoẻ thông qua quá trình đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thúc đẩy nhanh
quá trình CNH – HĐH Nông nghiệp nông thôn.
- Thu hút dân cư từ những vùng đô thị lớn thay đổi môi trường sống của mình.
Góp phần tạo ra công ăn việc làm ngăn dòng người tràn ra đô thị tập trung ở những khu
đông dân cư. Giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội làm cho nông thôn ngày càng
văn minh tiến bộ hơn.
- Làm cho Nông thôn hấp dẫn hơn khi có thêm nhiều phương thức mới nhằm
bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của địa phương, giữ gìn và tôn tạo bản sắc văn
hoá dân tộc, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cùng với việc hình thành và xuất hiện những
hình thức giải trí và tiêu khiển mới.
- DLST là một hình thức làm tăng cường tiếp xúc xã hội trong những cộng đồng
có tính cô lập cao và thêm những cơ hội cho sự trao đổi, giao lưu văn hoá. Tạo điều
kiện cho nông thôn có cơ hội phát triển toàn diện hơn.
- DLST góp phần làm cho đặc tính văn hoá của địa phương được giữ vững cùng
với quá trình phát triển ý thức của cộng đồng trong cả quá trình quản lý và các mối
quan hệ.
* Môi trường: DLST mang lại nhiều lợi ích về môi trường như:
19
- Nhờ có DLST mà có được sự chuẩn bị đầy đủ về cả nguồn lực tài chính và
những tác nhân kích thích cho sự bảo tồn, tôn tạo và thúc đẩy môi trường tự nhiên.

- Cải thiện môi trường nông thôn qua sự điều chỉnh, sắp đặt lại hệ thống cơ sở
hạ tầng, giao thông vận tải, nhà cửa, dịch vụ…có hệ thống hơn.
- Hậu thuẫn cho sự bảo quản và thúc đẩy xây dựng các công trình có ích như
nhà thôn quê, nhà vườn, công viên xanh…
- Tạo được ý thức cho người dân, di sản thiên nhiên được lưu giữ tốt hơn.
2.1.6.2 Chi phí
* Kinh tế
- Tăng chi phí để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành
DLST.
- Tạo ra biến động giá cả thị trường như: tăng giá đất, hàng hoá dịch vụ…làm
tăng sự phân hoá trong xã hội.
- Mọi hoạt động đều hướng tới ngành DLST nhưng DLST lại mang tính mùa vụ
(khách vắng vào mùa đông và các ngày làm việc trong tuần), chi phí cho hoạt động lại
phải phân bố đồng đều. Gây ra sự mất cân bằng về thu nhập từ đó tạo ra sự mất cân
bằng trong đời sống, sinh hoạt.
- Cộng đồng trở nên phụ thuộc vào ngành công nghiệp riêng biệt này.
* Văn hoá – xã hội
- Sự đông đúc ồn ào, gây ra những va chạm làm phá vỡ cuộc sống thường ngày
và sự riêng tư của người dân địa phương. Làm cho không gian sống của địa phương có
nhiều biến động.
- Trộm cắp cướp giật, sự gia tăng tội phạm và đôi khi làm xuất hiện những hành
vi phi xã hội khác. Nhiều giá trị văn hoá bị xói mòn bởi sự tối mắt trước những nguồn
lợi ở trước mắt.
- Có nhiều luồng văn hoá mới du nhập tốt có xấu có. Sự xuất hiện những ý
tưởng mới, phong cách và những hành vi làm thay đổi giá trị văn hoá truyền thống;
làm thay đổi lối sống, quan niệm sống của cộng đồng địa phương.
- Tạo áp lực cho cơ sở hạ tầng, làm tăng mâu thuẫn về thu nhập giữ nhân viên
tạm thời và cư dân của địa phương.
20
- Các dịch vụ nhà hàng, khách sạn thay thế cho các “quán cóc liêu xiêu”. Các

dịch vụ truyền thống của địa phương giảm đi rõ rệt.
* Môi trường
- Có thể gây tổn thương đến cả môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo
thông qua việc sử dụng, khai thác tài nguyên du lịch vốn được coi là những tài sản
mong manh dễ vỡ. Làm suy giảm nguồn tài nguyên do những nguyên tắc phát triển bền
vững còn chưa được quan tâm.
- Lưu lượng người đông dẫn tới rác thải lớn, khí bụi, tiếng ồn… ảnh hưởng tới
môi trường.
- Tăng áp lực cho các công trình vệ sinh môi trường như hệ thống thải nước,
thải rác và hệ thống giao thông.
- Thay đổi môi trường tự nhiên do tình trạng khai thác các tiềm năng thiên nhiên
và cả nhân tạo.
2.1.7 Các lĩnh vực hoạt động của ngành du lịch sinh thái
- Khách sạn và tiện nghi
Khách sạn và tiện nghi là một trong những công cụ thu hút khách du lịch đến
với các khu du lịch. Khách sạn là nơi du khách có thể nghỉ ngơi thư giãn, lưu trú, hội
họp…Không gian khách sạn và các tiện nghi trong đó giữ vai trò quan trọng trong việc
thu hút du khách tìm đến. Ngành DLST hoạt động trong lĩnh vực này nhằm cung cấp
cho những “thượng đế” của mình điều kiện ăn ở, sinh hoạt, nghỉ dưỡng tốt nhất.
- Thức ăn và đồ uống
Thức ăn đồ uống cũng là một lĩnh vực hoạt động của ngành DLST. Những món
ăn bản địa mang nét đặc trưng của người dân địa phương, và cả những món ăn của các
vùng quê khác luôn có sẵn ở các cơ sở du lịch phục vụ kịp thời nhu cầu của du khách.
- Hoạt động giải trí
Đây là một dạng hoạt động của con người đáp ứng nhu cầu phát triển của con
người về thể chất, trí tuệ và mĩ học. Nó không chỉ là nhu cầu của mỗi cá nhân mà là
nhu cầu của đời sống cộng đồng. Ngành DLST hoạt động trong lĩnh vực này, đem đến
cho du khách những giây phút thư giãn, sảng khoái.
21
- Vận chuyển

Để du khách đến được với DLST cần có dịch vụ vận chuyển. Vận chuyển bao
gồm: vận chuyển con người, vận chuyển hàng hoá, hành lý, vận chuyển thông tin…Sự
vận chuyển này có tính chất hai chiều giữa DLST và du khách.
- Những dịch vụ khác như: y tế, chăm sóc sức khoẻ, thông tin, bưu chính….
2.2 Cơ Sở thực tiễn
2.2.1 Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái trong phát triển kinh tế - xã hội trên
thế giới
Sau chiến tranh thế giới thứ II đặc biệt từ năm 1995 hoạt động du lịch thế giới
phát triển với nhịp độ cao, số khách du lịch quốc tế tăng từ 25 triệu người năm 1950
đến 168 triệu người năm 1971, 350 triệu người năm 1985, 450 triệu người năm 1991
và 525 triệu người năm 1994. Dự kiến năm 2010 con số này là 1046 triệu người. Trong
hơn 30 năm (1960 – 2001) số khách du lịch tăng 69 lần, thu nhập từ du lịch của thế
giới tăng bình quân 11,8%/năm du lịch trở thành ngành kinh tế hàng đầu thế giới [10].
Nền công nghiệp phát triển đi đôi với nó là môi trường bị tổn thất nặng nề, tầng
ozon thủng, bầu khí quyển đã không được như xưa. Càng ngày con người ta càng chú ý
đến việc bảo vệ môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên gắn liền với hoạt động này
có loại hình DLST (du lịch thân thiện với môi trường) đã và đang ngày càng được khai
thác và phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Loại hình này vừa mang lại thu nhập cao
vừa là phương thức hữu hiệu cho việc truyền bá các cách thức bảo vệ môi trường tự
nhiên, nâng cao ý thức bảo vệ, tôn tạo lại tài nguyên thiên nhiên và văn hoá bản địa.
Những năm qua hoạt động khai thác tiềm năng DLST diễn ra rầm rộ và đem lại
nguồn sinh khí lớn trong phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới. Đặc
biệt có một số nước tiêu biểu sau:
2.2.1.1 Malaixia
Malaixia là quốc gia có nền kinh tế du lịch phát triển vào bậc nhất Đông Nam
Á. Chính phủ Malaixia đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của du lịch trong nền
kinh tế quốc dân, nên đã đi trước một bước dài trong công tác khai thác tiềm năng và
phát triển du lịch.
22
Malaxia có lợi thế về DLST bởi đất nước này có sông, suối và ngọn núi cao nhất

khu vực Đông Nam Á. Rừng Malaixia gần như không bị phá để lấy đất canh tác như
Việt Nam, Lào và Thái Lan. Malaixia cũng có nhiều công trình văn hoá bản địa và dấu
ấn văn hoá của người Hà Lan và Bồ Đào Nha.
Bất chấp hậu quả ghê gớm của thảm hoạ sóng thần cuối năm 2004, nhờ những
cách đi riêng mà lượng du khách đến với Malaixia đã tăng lên đáng kể trong thời gian
gần đây. Kết thúc năm 2007, ngành công nghiệp không khói của Malaixia đã thu hút
gần 17 triệu lượt khách du lịch nước ngoài, chiếm 33% trong tổng sản phẩm quốc nội
của quốc gia 26 triệu dân này. Để khai thác tiềm năng du lịch nói chung và DLST nói
riêng, phần việc của chính phủ, doanh nghiệp, người dân là khá rõ ràng.
Chính phủ chịu trách nhiệm quảng bá thông qua mở văn phòng xúc tiến du lịch
ở nhiều quốc gia trên thế giới, quảng cáo trên đài truyền hình quốc tế lớn. Hàng năm,
Chính phủ đứng ra mời các nhà báo ở nhiều quốc gia, các công ty du lịch đến thăm để
viết bài và kết nối các công ty trong nước. Tất nhiên Chính phủ cũng chỉ đạo hải quan
các cửa khẩu thông thoáng trong nhập cảnh đến an ninh nội địa phải đảm bảo cho du
khách, bắt đầu 2006 nước này đã có chương trình “visit Ma-lay-si-a” với các chương
trình khuyến mại về chỗ ở, đi lại và mua sắm hàng hoá hàng hoá. Chương trình “visit
Ma-lay-si-a năm 2007” thành công ngoài sự mong đợi khiến các nước này chỉ đạo tiếp
tục kéo dài chương trình tới 31-08-2008 với chủ đề “lễ kỷ niệm vàng” kết hợp với
những hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày quốc gia độc lập.
Với doanh nghiệp họ chọn du lịch kết hợp với mua sắm là hướng đi chính, ở
Malaixia có một khối lượng khổng lồ các siêu thị với 13 bang đều có vô vàn siêu thị.
Bất kỳ một sản phẩm nào ở bất kỳ siêu thị nào ở 13 bang đều chỉ có một giá, và là hàng
thật do Nhà nước kiểm soát rất chặt chẽ về việc hàng giả hàng nhái, ở đây được mệnh
danh là “thiên đường mua sắm”.
Với người dân họ ý thức được rằng du khách không chỉ mang lại nguồn thu cho
đất nước mà còn mang lại việc làm không mấy vất vả mà lại có thu nhập tương đối
cao.
Tiềm năng DLST ở Malaixia được khai thác tối đa. Ở bang Maleka có resoft
Afamosa rộng tới 520ha hệ thống khách sạn biệt thự có thể đáp ứng cùng một lúc tới
23

vài nghìn du khách lưu trú. Afamosa có nhiều khu vui chơi, giải trí với các trò chơi địa
phương cũng như quốc tế vô cùng hấp dẫn. Đặc biệt du khách có thể đi ô tô xem sư tử,
hổ thả tự do, được xem chim, khỉ, hay nhiều loại vật khác biểu diễn những tiết mục vô
cùng độc đáo làm cho du khách khó tính nhất cũng phải thán phục [14].
Hàng không quốc gia Mlaixia đã mở nhiều tuyến bay nội địa và quốc tế, phát
triên nhiều trung tâm du lịch mạo hiểm, các khách sạn được phân bố đều khắp cả nước.
2.2.1.2. Singapo
Năm 2007 Singapo và Thái Lan nổi lên là những “điểm vàng” thu hút khách du
lịch Châu Á. Singapo được mệnh danh là con rồng Châu Á với tốc độ phát triển kinh tế
và môi trường trong sạch nơi đây. Ngành DLST ở đây cũng rất phát triển đặc biệt
những năm gần đây thế giới cực kỳ ấn tượng với DLST của nước này bởi Singapo đã
khai thác một điểm DLST vô cùng độc đáo đó là bãi rác Semakau. Bãi rác Semakau
với diện tích 350ha hình thành từ 2 đảo Pulausemakau và Pulau Sakeng – Đây là bãi
rác nhân tạo đầu tiên trên thế giới ở ngoài khơi, một điểm du lịch hấp dẫn độc nhất vô
nhị ở eo biển Singapo.
Cách đất liền Singapo 8km về phía Nam, đảo chứa rác Semakau có thể chứa 63
triệu mét khối rác, đủ đáp ứng nhu cầu chứa rác của Singapo đến năm 2040. Tất cả
lượng rác thải của Singapo được chất tại bãi rác này. Cùng với những thảm cỏ biển,
những rạn san hô trải dài và bờ cát trắng, cánh rừng đước biến Semakau thành một khu
DLST đa dạng, phong phú với sự xuất hiện của nhiều loài động thực vật. Sự xuất hiện
của bãi rác không hề ảnh hưởng tới đời sống của bất kỳ một loại sinh vật nào trên đảo.
Trong thời gian gần đây, các nhà khoa học Singapore còn phát hiện khá nhiều loài có,
chim và cây cối lạ trên quần đảo. Từ tháng 7/2005, Chính phủ Singapore quyết định tổ
chức các tour du lịch sinh thái cho người dân đến quần đảo Semakau [nguồn:
INFOTERRA VN (XL theo tuổi trẻ, 5/8/2007)].
Trên đất liền nước này cũng đã khai thác được rất nhiều điểm DLST hấp dẫn du
khách trong và ngoài nước.
2.2.1.3 Thái Lan
Đồng hành với Singapo, Thái Lan cũng là “điểm vàng” thu hút khách du lịch
Châu Á năm 2007.

24
Ngành DLST ở Thái Lan tất phát triển, nhằm khai thác tiềm năng vốn có của
mình Thái Lan đã làm rất nhiều việc ở nhiều khía cạnh khác nhau. Họ xây dựng chiến
lược quốc gia về xây dựng và phát triển của DLST cộng đồng. DLST cộng đồng đã đề
cao sự tham gia của người dân địa phương vào phát triển và quản lý du lịch, nếu không
có sự tham gia của người dân địa phương thì DLST gặp khó khăn. Ở Thái Lan, một số
chương trình DLST do những người ngoài địa phương khởi xướng, xây dựng đã không
thành công trong công tác bảo tồn do quy hoạch không thích hợp và sự tham gia của
người dân không được chú trọng. Hiến pháp của Thái Lan công nhận sự tham gia của
người dân địa phương vào việc bảo tồn thiên nhiên và trực tiếp khuyến khích người
dân địa phương tìm các phương thức để quản lý các nguồn lực của mình là cho người
ngoài tất các lợi ích và lợi thế.
Thái Lan đặc biệt chú trọng đến bảo vệ quyền lợi của du khách. Cơ quan du lịch Thái
Lan đã thành lập trung tâm thông tin du lịch và trung tâm trợ giúp du lịch. Trung tâm trợ giúp
du lịch phát hành những tài liệu hướng dẫn cho du khách cách giải quyết vấn đề rắc rối gặp
phải, cách liên hệ với các tổ chức liên quan, số điện thoại dành cho du khách khi cần thiết.
Trung tâm cũng luôn kiểm soát sự an toàn và trang thiết bị tại các điểm du lịch.
Năm 2003 ngành công nghiệp không khói của Thái Lan phải chứng kiến sự sụt giảm
thảm hại về số lượng khách du lịch và khoản lỗ khổng lồ 40 tỷ bath do cuộc chiến tranh ở Irap
và sự bùng nổ nạn dịch SARS.
Để vượt qua thời kỳ suy thoái và khai thác tiềm năng du lịch nói chung, DLST nói
riêng các biện pháp như: tăng cường quảng bá tại nước ngoài, giảm giá các dịch vụ liên quan
đến du lịch như giá vé máy bay, dịch vụ khách sạn và lữ hành đã được tung ra. Nổi bật hơn cả,
thủ tướng Thaksin Shinawatra đã cam kết sẽ trao 100.000USD cho bất kỳ khách du lịch quốc
tế nào chứng minh được rằng mình bị nhiễm virut SARS tại Thái Lan. Đây là động thái nhằm
xây dựng lòng tin của khách du lịch và tạo hình ảnh đẹp của Thái Lan với thế giới [14].
2.2.1.4 Trung Quốc
Trung Quốc - một quốc gia “hàng xóm” của Việt Nam có diện tích 9.596.960 kilômét
vuông, lớn thứ 3 thế giới và có dân số đông nhất thế giới. Từ Bắc đến Nam, lãnh thổ Trung
Quốc trải dài 5.500km, nằm ở các múi giờ, điều kiện khí hậu, địa lý khác nhau, tập hợp nhiều

dạng tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú.
25

×