VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
MAI TẤN ĐẠT
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP KHAI
THÁC VÀ QUẢN LÝ CHỢ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI -2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
MAI TẤN ĐẠT
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP KHAI
KHÁC VÀ QUẢN LÝ CHỢ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 8.38.01.07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM KIM ANH
HÀ NỘI -2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng
dẫn của TS. Phạm Kim Anh. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn nêu trong luận
văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác, trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ
công trình nào.
TÊN TÁC GIẢ
MAI TẤN ĐẠT
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHỢ VÀ DOANH
NGHIỆP KHAI THÁC QUẢN LÝ CHỢ ..................................................... 5
1.1. Vấn đề lý luận cơ bản về chợ ..................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm chợ ...................................................................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm của chợ ................................................................................................ 6
1.1.3. Phân loại chợ ........................................................................................................ 7
1.1.4. Ý nghĩa của chợ ................................................................................................. 11
1.2. Doanh nghiệp khai thác và quản lý chợ ................................................... 12
1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp khai thác và quản lý chợ......................................... 12
1.2.2. Đặc điểm của doanh nghiệp khai thác và quản lý chợ ................................... 14
1.2.3. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp khai thác và quản lý chợ .......................... 15
1.2.4. Vai trò và nhiệm vụ của doanh nghiệp kinh doanh khai thác quản lý chợ .. 16
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
VỀ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ CHỢ ............................................................. 20
2.1. Thực trạng pháp luật về điều kiện hoạt động kinh doanh khai thác và
quản lý chợ ...................................................................................................... 20
2.1.1. Đối với trường hợp giao khai thác và quản lý chợ ......................................... 21
2.1.2. Tổ chức đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh, khai
thác quản lý chợ............................................................................................................ 22
2.1.3. Đối với việc chuyển đổi chợ từ Ban Quản lý chợ sang Doanh nghiệp hoặc
hợp tác xã kinh doanh quản lý, khai thác chợ ........................................................... 28
2.2. Thực trạng hiện tại của chợ và doanh nghiệp khai thác và quản lý chợ .. 33
2.2.1. Những khó khăn của doanh nghiệp khai thác và quản lý chợ....................... 33
2.2.2. Những tồn tại của chợ ....................................................................................... 37
2.2.3Tình hình thực tế tại chợ trên địa bàn các quận tại TP.HCM .......................... 38
Chƣơng 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP KHAI THÁC
VÀ QUẢN LÝ CHỢ...................................................................................... 49
3.1Định hướng hoàn thiện về điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp khai
thác và quản lý chợ.......................................................................................... 49
3.1.1Một số định hướng chung để nâng cao hiệu quả kinh doanh của chợ............ 49
3.1.2Nâng cao kỹ năng bán hàng cho thương nhân kinh doanh tại chợ ................. 50
3.1.3Đầu tư cơ sở hạ tầng ............................................................................................ 52
3.1.4Về mặt kiểm soát chợ .......................................................................................... 53
3.1.5Thực hiện việc chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác chợ ......... 54
3.Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật
về điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp khai thác và quản lý chợ ............. 55
KẾT LUẬN .................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chợ là loại hình thương nghiệp lâu đời và rất phổ biến ở nước ta. Chợ
đóng vai trò là nơi giao lưu, trao đổi hàng hóa, dịch vụ bằng tiền hoặc hiện
vật, và làm đầu mối tập trung, liên kết giữa người sản xuất, người buôn bán và
người tiêu dùng. Theo số liệu mới nhất của Tổng Cục Thống kê Việt Nam đến
năm 2016, thì số lượng chợ trên cả nước là 8.513 chợ, như vậy trung bình một
tỉnh/thành phố có khoảng 133 chợ, theo ước tính, hiện nay lượng hàng hóa
được mua bán, lưu thông qua hệ thống chợ trên địa bàn cả nước vào khoảng
trên 40%. Bên cạnh đó, các chợ còn chứa đựng những giá trị về văn hóa, lịch
sử, du lịch không thể tách rời. Với số lượng và tính chất như vậy thì chợ đã
đóng góp một phần không nhỏ trong văn hóa người Việt và hệ thống phân
phối, tiêu thụ hàng hóa ở Việt Nam.
Tuy nhiên, hệ thống chợ nước ta hiện nay còn tồn tại nhiều yếu kém như:
tình trạng vệ sinh, an toàn thực phẩm còn chưa đáp ứng được yêu cầu, cơ sở
vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, việc đầu tư xây dựng chợ mới hầu hết chỉ do
Nhà nước làm, công tác quản lý chợ còn nhiều hạn chế, đội ngũ cán bộ quản
lý còn nhiều người chưa qua đào tạo và hạn chế về năng lực chuyên môn... Vì
vậy cần thiết phải phát triển chợ nhằm nâng cao chất lượng và trình độ
chuyên môn hóa.
Một trong những biện pháp nhằm tạo ra sự phát triển mạng lưới chợ là
tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho phép các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư,
khai thác xây dựng, quản lý chợ. Vì thế đòi hỏi cần phải nhanh chóng có
những biện pháp pháp lý để tạo môi trường thuận lợi, đồng thời khuyến khích
các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân khai thác và kinh doanh quản lý chợ,
từ đó nâng cao được vị thế của chợ trong quá trình hội nhập và phát triển của
nền kinh tế hiện tại.
1
Để góp phần cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc hoàn thiện
các điều kiện kinh doanh và quản lý chợ nêu trên nên việc lựa chọn đề tài
“Điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp khai thác và quản lý chợ theo pháp
luật Việt Nam từ thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh” là đáp ứng tính cấp
thiết về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Về điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp khai thác và quản lý chợ theo
pháp luật Việt Nam thì hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu nào, chỉ
có một số bài viết khác có liên quan như:
- Bài viết “Quy định về Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý
chợ” [7], bài viết này chủ yếu ghi lại các quy định của pháp luật liên quan đến
việc kinh doanh khai thác và quản lý chợ, chứ chưa có sự phân tích các quy
định của pháp luật về vấn đề này.
- Bài viết “Chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác chợ là cần thiết” [10],
bài viết này nêu lên hiện trạng của chợ trên thực tế, những mặt tồn tại và yếu
kém trong quản lý chợ qua đó nên nên quan điểm cần phải chuyển đổi mô
hình quản lý, khai thác chợ để thực hiện việc khai thác và quản lý chợ tốt hơn.
- Bài viết “Thực trạng và xu hướng xây dựng lại chợ trong các đô thị
hiện nay: Vấn đề và giải pháp” [11], bài viết phân tích khá kỹ thực trạng và
sự cần thiết xây dựng lại chợ, tuy nhiên vẫn dừng lại ở các thông tin chung,
chưa có phân tích về mặt pháp luật cần thiết về vấn đề này;
- Bài viết “Tổ chức quản lý chợ theo mô hình doanh nghiệp (Doanh
nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ)” [12], bài viết này cũng nêu lên
các quy định của pháp luật liên quan đến quản lý chợ theo mô hình doanh
nghiệp, có phân tích nhưng chủ yếu vẫn mang tính chất liệt kê các quy định
của pháp luật.
2
Chính vì các lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Điều kiện kinh doanh
của doanh nghiệp khai thác và quản lý chợ theo pháp luật Việt Nam từ thực
tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm có một nghiên cứu cụ thể vấn đề còn
bỏ ngỏ và cũng rất quan trọng này từ thực tiễn của tác giả tại Thành phố Hồ
Chí Minh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về
điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp khai thác và quản lý chợ theo pháp
luật Việt Nam từ thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh. Để đạt mục tiêu trên
luận văn phải giải quyết những nhiệm vụ như sau:
- Nghiên cứu các cơ sở lý luận về chợ và các mô hình quản lý và khai
thác chợ ở nước ta;
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kinh
doanh của doanh nghiệp khai thác và quản lý chợ;
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về điều kiện kinh
doanh của doanh nghiệp khai thác và quản lý chợ;
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng
pháp luật liên quan đến điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp khai thác và
quản lý chợ.
Phạm vi nghiên cứu: Tập trung chủ yếu vào các quy định pháp luật liên
quan tới điều kiện hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp khai thác
và quản lý chợ, chứ không phải dưới góc độ là ngành nghề kinh doanh có điều
kiện và được tác giả lấy ví dụ từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
3
Đề tài dựa trên cơ sở vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin,
phương pháp luận nghiên cứu là phép biện chứng duy vật, đồng thời được
nghiên cứu trên cơ sở sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu như:
phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp đánh giá, phân tích, tổng hợp để
triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận, luận văn làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận về pháp
luật liên quan đến điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp khai thác và quản
lý chợ. Luận văn đánh giá những quy định của pháp luật hiện hành qua đó
đưa ra các giải pháp và yêu cầu cần hoàn thiện pháp luật trong tương lai.
Về mặt thực tiễn, luận văn đánh giá thực trạng pháp luật về điều kiện
kinh doanh của doanh nghiệp khai thác và quản lý chợ từ thực tiễn tại Thành
phố Hồ Chí Minh, qua đó tìm ra những bất cập làm cơ sở đưa ra những giải
pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp khai thác
và quản lý chợ.
7. Cơ cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm có ba chương như sau:
- Chương 1. Những vấn đề lý luận cơ bản về chợ và doanh nghiệp khai
thác quản lý chợ;
- Chương 2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng về điều kiện hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp khai thác và quản lý chợ;
- Chương 3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp khai thác và quản lý chợ.
4
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHỢ VÀ DOANH NGHIỆP KHAI
THÁC QUẢN LÝ CHỢ
1.1.
Vấn đề lý luận cơ bản về chợ
1.1.1. Khái niệm chợ
Mở đầu thế kỷ 21 là thế kỷ bùng nổ các đô thị, đây là thế kỷ đô thị đầu
tiên mà đến cuối thế kỷ này phần lớn dân cư sẽ sống trong các khu đô thị. Đô
thị hóa là xu thế khách quan và là một trong các tiêu chí xác định quốc gia
thuộc các nhóm nước phát triển hoặc đang phát triển. Hiện nay, Việt Nam có
khoảng hơn 800 đô thị, trong đó có hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh. Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt Nam là nước có tốc độ đô thị
hóa cao nhất Đông Nam Á. Nếu năm 1986, tỉ lệ dân cư sống tại đô thị Việt
Nam mới 19% (khoảng 11,8 triệu người) thì đến năm 2010 đã tăng lên 30,5%
(khoảng hơn 26 triệu người) [11]. Hiện Việt Nam đang ở giai đoạn đầu tiên
của đô thị hóa và chuyển dần sang giai đoạn giữa. Tỉ lệ dân số đô thị trên toàn
quốc tăng 3,4%/năm với 34% dân số Việt Nam sống ở đô thị, dự báo đến năm
2015 dân số đô thị cả nước khoảng 35 triệu người, năm 2020 tăng lên khoảng
44 triệu người và năm năm sau đó khoảng 52 triệu người, chiếm 50% dân số
cả nước, tức là khoảng 20-30 năm nữa, một nữa dân số Việt Nam sẽ sinh sống
ở các đô thị.
Đối với cuộc sống của dân cư đô thị thì chợ là một trong 5 loại công
trình dịch vụ cơ bản trong đô thị (4 loại khác là: giáo dục, y tế, thể dục thể
thao, và văn hóa). Các loại hình chợ trong đô thị thì có thể kể: Chợ tổng hợp,
chợ đầu mối, chợ chuyên doanh, chợ dân sinh …Theo thống kê, hiện nay trên
cả nước có hơn 8.000 chợ, 80% hàng hóa chuyển qua kênh phân phối này từ
đó có thể thấy mức độ quan trọng của chợ trong hệ thống phân phối bán lẻ
[11]. Tuy nhiên, do sự phát triển không đồng đều ở các chợ, chất lượng và
5
dịch vụ còn thấp nên chợ đang đánh mất dần bản sắc và thế mạnh phục vụ
khách hàng, hầu hết các chợ đều xuống cấp, cả cơ sở hạ tầng lẫn môi trường
kinh doanh, cộng thêm áp lực cạnh tranh, sức mua giảm sẽ dẫn đến sẽ tồn tại
của chợ sẽ khó khăn về mặt lâu dài.
Tuy chợ là hình thức xuất hiện rất lâu đời và có ảnh hưởng sâu rộng đến
cuộc sống của người dân nhưng khái niệm về chợ cũng có nhiều cách hiểu
khác nhau, cụ thể là:
- Theo định nghĩa tại từ điển Tiếng Việt thì: “Chợ là nơi công cộng để
đông người đến mua bán vào những ngày, buổi nhất định” [16, tr. 231].
- Theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính Phủ về
phát triển và quản lý chợ thì "Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được
hình thành và phát triển mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa
điểm theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá và nhu
cầu tiêu dùng của khu vực dân cư".
- Theo định nghĩa tại Thông tư số 15/TM-CSTTTN ngày 16/10/1996 của
Bộ Thương Mại hướng dẫn tổ chức và quản lý chợ thì "Chợ là mạng lưới
thương nghiệp được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền
kinh tế xã hội".
Khái quát từ các đặc điểm trên, có thể đưa ra khái niệm về chợ như sau:
“Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và phát triển mang
tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, có tính chất
công cộng, tập trung nhiều người mua và bán nhằm đáp ứng nhu cầu mua
bán, trao đổi hàng hoá và tiêu dùng của khu vực dân cư".
1.1.2. Đặc điểm của chợ
Theo phân tích ở trên thì chợ có những đặc điểm như sau:
6
- Là loại hình kinh doanh, thương mại được hình thành và phát triển
mang tính truyền thống, có lịch sử lâu đời;
- Đóng vai trò là một kênh phân phối, trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa
những người có nhu cầu;
- Là một địa điểm công cộng cho việc mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch
vụ của dân cư. Thường xuất hiện ở những nơi đông dân cư và nơi giao thông
thuận tiện, thông thường là ở những giao lộ của nhiều tuyến đường hoặc ở
những khu vực có nhiều tuyến đường;
- Các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ tại chợ thường được
diễn ra theo một chu kỳ nhất định. Chu kỳ họp chợ hình thành do nhu cầu trao
đổi hàng hoá, dịch vụ và tập quán của từng vùng, từng địa phương quy định;
- Hình thành do yêu cầu khách quan của yêu cầu sản xuất và trao đổi
hàng hóa. Chợ có thể được hình thành một cách tự phát hoặc do quy hoạch.
Trên thực tế có nhiều chợ đã được hình thành từ việc quy hoạch, xây dựng, tổ
chức, quản lý chặt chẽ của các cấp chính quyền, nhưng cũng có nhiều chợ
được hình thành một cách tự phát do nhu cầu sản xuất và trao đổi hàng hoá
của dân cư, chưa được quy hoạch, xây dựng, tổ chức, quản lý chặt chẽ.
1.1.3. Phân loại chợ
Chợ nước ta tồn tại ở nhiều các hình thức khác nhau, tùy vào từng tiêu
chí cụ thể có thể phân loại chợ thành các dạng như sau:
a) Theo tính chất mua bán
Dựa theo tính chất này ta có thể phân loại chợ ra thành các loại là:
- Chợ đầu mối: là chợ có phạm vi hoạt động rộng, tập trung với khối
lượng hàng hoá lớn, có vai trò chủ yếu thu hút, tập trung lượng hàng hóa lớn
từ các nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc của ngành hàng
để tiếp tục phân phối tới các chợ và các kênh lưu thông khác.
7
- Chợ bán lẻ: Là những chợ tại các khu dân cư, phường, xã, thị trấn
nhằm phân phối và mua bán hành hóa nhỏ lẻ, phục vụ trực tiếp dân cư sinh
sống.
b) Theo loại mặt hàng chuyên doanh
Theo tiêu chí này có thể phân loại chợ thành hai hình thức đó là: chợ
chuyên doanh và chợ tổng hợp
-
Chợ chuyên doanh: là chợ kinh doanh chuyên biệt một ngành hàng
hoặc một số ngành hàng có đặc thù và tính chất riêng. Hình thức chợ này có
thể là chợ vải, chợ hoa tươi, chợ vật liệu xây dựng, chợ rau quả, chợ giống
cây trồng…
-
Chợ tổng hợp: là chợ kinh doanh nhiều ngành hàng, trong chợ tồn tại
nhiều loại mặt hàng như: hàng tiêu dùng (quần áo, giày dép, lương thực thực
phẩm, hàng gia dụng…), công cụ lao động nông nghiệp (cuốc, xẻng, liềm
búa…), cây trồng, vật nuôi…, chợ đáp ứng nhu cầu của nhiều loại khách
hàng.
c) Theo vị trí địa lý
Các loại chợ tồn tại theo hình thức này là chợ biên giới, chợ nông thôn,
chợ đô thị, chợ miền núi
-
Chợ biên giới: là chợ nằm trong khu vực biên giới trên đất liền (gồm
xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới
quốc gia trên đất liền) hoặc khu vực biên giới trên biển (tính từ biên giới quốc
gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo,
quần đảo);
-
Chợ nông thôn: là chợ xã của các huyện và ở khu vực ngoại thành,
ngoại thị;
-
Chợ đô thị: là các loại chợ được tổ chức, tụ họp ở thành phố, thị xã,
thị trấn. Do ở đây, đời sống và trình độ văn hoá có phần cao hơn ở nông thôn,
8
cho nên các chợ thành phố có tốc độ hiện đại hoá nhanh hơn, văn minh
thương mại trong chợ cũng được chú trọng, cơ sở vật chất ngày càng được
tăng cường, bổ sung và hoàn chỉnh. Phương tiện phục vụ mua bán, hệ thống
phương tiện truyền thông và dịch vụ ở các chợ này thường tốt hơn các chợ ở
khu vực nông thôn.
-
Chợ miền núi: là chợ xã thuộc các huyện miền núi;
d) Theo số lƣợng hộ kinh doanh, vị trí và mặt bằng của chợ
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 02/2003/NĐ-CP của Chính phủ
về phát triển và quản lý chợ (sửa đổi bởi Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày
23 tháng 12 năm 2009) thì chợ được chia thành 3 loại như sau: chợ hạng 1,
chợ hạng 2 và chợ hạng 3
-
Chợ hạng 1:
Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố,
hiện đại theo quy hoạch;
Được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của
tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và
được tổ chức họp thường xuyên;
Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và
tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo
quản hàng hóa, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa, vệ
sinh an toàn thực phẩm và các dịch vụ khác.
-
Chợ hạng 2:
Là chợ có từ 200 điểm kinh doanh đến 400 điểm kinh doanh, được
đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch;
Được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức
họp thường xuyên hay không thường xuyên;
9
Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động chợ và tổ
chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo
quản hàng hóa, dịch vụ đo lường, vệ sinh công cộng.
-
Chợ hạng 3:
Là các chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu
tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố;
Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa của nhân dân trong xã,
phường và địa bàn phụ cận.
e) Theo tính chất và quy mô xây dựng
Theo tiêu chí này, chợ được chia thành chợ kiên cố, chợ bán kiên cố và
chợ tạm
-
Chợ kiên cố: là chợ được xây dựng bảo đảm có thời gian sử dụng
trên 10 năm. Chợ kiên cố thường là chợ loại 1 có diện tích đất hơn 10.000 m2
và chợ loại 2 có diện tích đất từ 6000-9000 m2. Các chợ kiên cố lớn thường
nằm ở các tỉnh, thành phố lớn, các huyện lỵ, trị trấn và có thời gian tồn tại lâu
đời, trong một thời kỳ dài và là trung tâm mua bán của cả vùng rộng lớn.
-
Chợ bán kiên cố: là chợ được xây dựng bảo đảm có thời gian sử
dụng từ 5 đến 10 năm. Bên cạnh những hạng mục xây dựng kiên cố (tầng lầu,
cửa hàng, sạp hàng) còn có những hạng mục xây dựng tạm như lán, mái che,
quầy bán hàng…, độ bền sử dụng không cao (dưới 10 năm) và thiếu tiện nghi
cần thiết.
-
Chợ tạm: là chợ nằm trong quy hoạch nhưng chưa được xây dựng
kiên cố hoặc bán kiên cố. Bao gồm các quầy, sạp bán hàng được làm có tính
chất tạm thời, không ổn định, khi cần thiết có thể dỡ bỏ nhanh chóng và ít tốn
kém. Loại chợ này thường hay tồn tại ở các vùng quê, các xã, các thôn, có
chợ được dựng lên để phục vụ trong một thời gian nhất định.
10
1.1.4. Ý nghĩa của chợ
Chợ là nơi tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp và cũng là nơi mua
sắm chủ đạo của người dân, việc thực hiện “ngăn sông, cấm chợ” trong suốt
thời gian thực hiện nền kinh tế tập trung bao cấp thập niên 70-80 của thế kỷ
trước đã gây ra thiệt hại lớn cho nền kinh tế, cũng như ảnh hưởng lớn đến
chất lượng cuộc sống của người dân trong thời gian này. Cho đến những năm
trở lại đây, hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại đang dần hình thành và
phát triển mạnh mẽ nhưng chợ vẫn đóng vai trò và ý nghĩa quan trọng thể
hiện ở các điểm sau:
a) Về văn hóa, bản sắc dân tộc
Việc đi chợ ngoài việc mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn để tìm hiểu,
trải nghiệm bản sắc văn hoá mỗi vùng miền. Chợ là nơi lưu giữ phong tục tập
quán của vùng miền, đôi khi còn góp phần lưu giữ gần như một giá trị văn
hóa “đặc trưng” nào đó. Tính văn hóa của chợ được thể hiện rõ nhất ở các
vùng nông thôn và miền núi, ví dụ tại vùng Tây Bắc thì ngoài việc là nơi buôn
bán, chợ còn đóng vai trò là nơi giao lưu, trao đổi thông tin của người dân, hò
hẹn của lứa đôi. Chợ có vai trò đặc biệt trong đời sống tinh thần của người
dân nơi này và mang giá trị văn hóa đặc trưng không nơi nào có ví dụ như chợ
tình Sapa, chợ tình Khâu Vai.
Chợ đồng thời cũng là nơi phổ biến tuyên truyền các chính sách pháp
luật, chủ trương, đường lối của nhà nước, đấu tranh phòng chống tội phạm rất
hiệu quả.
b) Về mặt kinh tế
Đóng vai trò quan trọng trong hệ thống phân phối hàng hóa và cấu thành
nhân tố quan trọng trong nền kinh tế quốc dân
11
Đối với mỗi vị trí khác nhau thì chợ đều đóng góp những vai trò nhất
định đối với kinh tế của vùng đó.
- Đối với vùng nông thôn: chợ đóng vai trò là nơi phân phối và tiêu thụ
các sản phẩm hàng hóa, chủ yếu mang tính chất bán lẻ. Đồng thời chợ cũng là
nơi thu mua các sản phẩm để vận chuyển tới các nơi khác trong và ngoài nước
khi có nhu cầu.
- Đối với khu vực thành thị: cũng giống như chợ ở nông thôn nhưng với
quy mô lớn hơn nhằm đáp ứng nhu cầu lớn của khu vực dân cư. Tuy nhiên,
chợ ở khu vực thành thị thường phải cạnh tranh trực tiếp với các hình thức
thương mại khác như siêu thị và trung tâm thương mại.
Có thể nói chợ có tác dụng thúc đẩy qua trình giao lưu và phân phối
hàng hóa, tạp thu nhập cho cư dân, thúc đẩy kinh tế, góp phần vào công cuộc
xóa đói, giảm nghèo của nông thôn miền núi. Mặt khác, chợ cũng đóng vai trò
là nơi trao đổi thông tin, ý thức xã hội, nó làm tăng nhận thức của người dân
với thị trường kinh tế.
c) Về việc làm
Chợ tạo ra công ăn việc làm cho một số lượng lớn người lao động,
không chỉ là những người tham gia sản xuất hàng hóa mà còn là những người
buôn bán ngay tại chợ hoặc là những người tham gia các hoạt động tại chợ
như những người khuân vác, bảo vệ, quản lý, vận chuyển hàng hóa và các lao
động không thường xuyên khác, do đó chợ đã giải quyết được một số lượng
lớn lao động cho nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế, an ninh xã hội tại khu
vực.
1.2.
Doanh nghiệp khai thác và quản lý chợ
1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp khai thác và quản lý chợ
12
Để hiều được doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ là gì
trước hết cần phải hiểu khái niệm về doanh nghiệp. Theo cách hiểu thông
thường thì doanh nghiệp là đơn vị kinh tế được thành lập nhằm mục đích chủ
yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp là một danh từ
chung để chỉ các đơn vị kinh doanh thuộc các loại hình khác nhau như doanh
nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty TNHH,
Công ty hợp danh, Hợp tác xã. Theo Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13
ngày 26 tháng 11 năm 2014 được Quốc hội ban hành có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 7 năm 2015 tại Khoản 7 Điều 4 thì: “Doanh nghiệp là tổ chức
có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy
định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.
Mặt khác, theo quy định tại Khoản 15 Điều 2 Nghị định số 02/2003/NĐCP có định nghĩa về doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ như
sau: “doanh nghiệp kinh doanh, quản lý chợ là doanh nghiệp được thành lập,
đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của pháp luật được cơ quan
có thẩm quyền giao hoặc trúng thầu về kinh doanh, khai thác và quản lý
chợ.”
Do vậy, các doanh nghiệp có nhu cầu tham gia khai thác và quản lý chợ
thì có thể được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc tham gia đấu thầu để thực
hiện việc kinh doanh và quản lý chợ. Doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh chợ sẽ
có doanh thu từ các khoản phí cho thuê địa điểm chợ, các sạp chợ, các dịch vụ
ở chợ và cũng phải hoạt động độc lập như các doanh nghiệp kinh doanh khác,
vẫn chịu ảnh hưởng điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp và các quy định khác
của pháp luật có liên quan. Tuy nhiên, các tổ chức, cá nhân khi tiến hành kinh
doanh phải thu phí với một mức phí hợp lý theo quy định của pháp luật, để
đảm bảo cho các hộ kinh doanh có thể buôn bán được tại chợ. Ngoài ra còn có
13
thể yêu cầu phía đơn vị kinh doanh lấy lao động trực tiếp ở các địa phương
nhằm giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ là doanh
nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của
pháp luật, có mục đích kinh doanh đó là khai thác và quản lý chợ đồng thời
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc trúng thầu về là khai thác và
quản lý chợ.
1.2.2. Đặc điểm của doanh nghiệp khai thác và quản lý chợ
Từ khái niệm nêu trên, doanh nghiệp khai thác và quản lý chợ phải có
hai đặc điểm như sau:
Thứ nhất, là doanh nghiệp kinh doanh, quản lý chợ là doanh nghiệp được
thành lập, đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của pháp luật;
Thứ hai, được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc trúng thầu về kinh
doanh, khai thác và quản lý chợ.
Về đặc điểm thứ hai là được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc trúng thầu
về kinh doanh, khai thác và quản lý chợ thì được quy định cụ thể tại Điều 7
Nghị định 02/2003/NĐ-CP như sau:
-
Đối với chợ do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng từ
nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước bao gồm vốn từ ngân sách
trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn viện trợ không hoàn lại sẽ
được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao cho các chủ thể tổ chức
kinh doanh khai thác và quản lý hoạt động tại chợ: “a) Đối với chợ xây
dựng mới, giao hoặc tổ chức đấu thầu để lựa chọn doanh nghiệp hoặc
hợp tác xã kinh doanh, khai thác quản lý chợ. Doanh nghiệp hoặc hợp tác
xã kinh doanh, khai thác và quản lý chợ hoạt động theo quy định tại Điều
9 Nghị định này; b) Đối với chợ đang hoạt động do Ban Quản lý chợ điều
14
hành, từng bước chuyển sang thực hiện theo quy định tại điểm a trên đây.
Ban Quản lý chợ hoạt động theo quy định tại Điều 8 Nghị định này; c)
Đối với các chợ ở địa bàn nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải
đảo, giao cho các doanh nghiệp hoặc hợp tác xã đủ điều kiện theo quy
định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để tổ chức kinh doanh, khai thác và
quản lý.”
-
Đối với chợ do Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng có vốn đóng góp của các
hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và
tổ chức, cá nhân khác, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền căn cứ mức
độ, tỷ lệ góp vốn để lựa chọn chủ thể kinh doanh, khai thác và quản lý
chợ (ban quản lý chợ, doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc thành lập công ty cổ
phần theo quy định của pháp luật).
-
Chợ do các tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng do các tổ chức, cá nhân, hộ
kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp đó tổ chức kinh doanh, khai thác và
quản lý dưới hình thức doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của
pháp luật và theo các quy định về kinh doanh khai thác và quản lý chợ tại
Điều 9 Nghị định này.
Theo quy định trên thì trong trường hợp chợ do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ
trợ vốn đầu tư xây dựng thì sẽ do Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao
hoặc lựa chọn đơn vị khai thác và quản lý chợ; còn chợ do các tổ chức, cá
nhân xây dựng thì sẽ do tổ chức, cá nhân đó trực tiếp quản lý.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp khai thác và quản lý chợ
Vì là doanh nghiệp nên cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp quản lý và khai
thác chợ sẽ được quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014, theo đó cơ cấu tổ
chức của doanh nghiệp sẽ được quy định như sau:
15
- Đối với doanh nghiệp là tổ chức dưới hình thức Công ty trách nhiệm
hữu hạn thì cơ cấu tổ chức được quy định như sau:
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Hội đồng thành viên, Chủ tịch
Hội đồng thành viên, Giám đốc, Ban Kiểm soát (nếu công ty có từ
11 thành viên trở lên);
Công ty TNHH một thành viên: có hai hình thức tổ chức một là
hình thức Chủ tịch công ty, Giám đốc/Tổng giám đốc và Kiểm soát
viên; hai là: Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và
Kiểm soát viên.
- Đối với doanh nghiệp là tổ chức dưới hình thức Công ty Cổ phần thì cơ
cấu tổ chức được quy định như sau: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng
quản trị, Giám đốc/Tổng giám đốc hoặc Ban kiểm soát (nếu có);
- Đối với doanh nghiệp hợp danh: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội
đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty
- Đối với doanh nghiệp tư nhân: Không quy định cụ thể của pháp luật về
cơ cấu tổ chức;
Do đó tùy từng hình thức doanh nghiệp mà cơ cấu tổ chức của doanh
nghiệp khai thác và quản lý chợ sẽ được tổ chức theo quy định của pháp luật.
1.2.4. Vai trò và nhiệm vụ của doanh nghiệp kinh doanh khai thác
quản lý chợ
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 02/2003/NĐ-CP thì doanh nghiệp có
các vai trò và nhiệm vụ như sau:
- Tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ.
- Bảo đảm công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh
trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ.
- Xây dựng Nội quy chợ theo quy định tại Điều 10 Nghị định này để
trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp
16
quản lý chợ; tổ chức điều hành chợ hoạt động theo Nội quy chợ và
xử lý các vi phạm về Nội quy chợ.
- Bố trí, sắp xếp các khu vực kinh doanh bảo đảm các yêu cầu về trật tự,
vệ sinh, văn minh thương mại và phù hợp với yêu cầu của thương
nhân kinh doanh tại chợ.
- Ký hợp đồng với các thương nhân về việc thuê, sử dụng điểm kinh
doanh tại chợ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thông tin kinh tế, phổ biến chính sách, quy định của pháp luật
và nghĩa vụ đối với Nhà nước của thương nhân kinh doanh tại chợ
theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng.
- Tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳ
cho các cơ quan quản lý Nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Công
Thương.
Với vai trò và nhiệm vụ tại quy định trên có thể thấy doanh nghiệp kinh
doanh khai thác quản lý chợ có những đặc thù sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp kinh doanh khai thác quản lý chợ đóng vai trò
chủ đạo trong việc tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ, bảo đảm các yêu
cầu về trật tự, vệ sinh, công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường và
an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ mà mình quản lý.
Có thể nói đây chính là vai trò quan trọng nhất của doanh nghiệp kinh
doanh khai thác quản lý chợ. Theo quy định doanh nghiệp muốn quản lý chợ
cần phải xây dựng Nội quy chợ theo quy định tạị Điều 10 Nghị định
02/2003/NĐ-CP và phải được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt,
Nội quy của chợ sẽ bao gồm các nội dung về quyền và nghĩa vụ của thương
nhân kinh doanh tại chợ; hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ; người đến
giao dịch, mua bán tại chợ; việc bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy, an
ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm; xây dựng chợ văn
17
minh thương mại; tổ chức, tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội tại chợ và
quy định về xử lý các vi phạm tại chợ. Nội quy chợ sẽ cụ thể hóa, phân định
các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm giữa doanh nghiệp kinh doanh khai thác
quản lý chợ và thương nhân kinh doanh tại chợ nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý
kinh doanh và các quy định của pháp luật.
Thứ hai, là đầu mối thực hiện thông tin kinh tế, phổ biến chính sách, quy
định của pháp luật và thực hiện việc báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh
của chợ và báo cáo định kỳ cho các cơ quan quản lý Nhà nước.
Đây là đặc điểm khá đặc thù của doanh nghiệp kinh doanh khai thác
quản lý chợ bởi vì chợ không chỉ là nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa mà còn là
một địa điểm công cộng, tập trung nhiều người và tầng lớp xã hội nên việc
tuyên truyền phổ biến chính sách, quy định của pháp luật sẽ phát huy được
hiệu quả.
Qua hai điểm trên có thể thấy rằng doanh nghiệp kinh doanh khai thác
quản lý chợ có đặc thù là vừa đóng vai trò là một doanh nghiệp kinh doanh
thông thường vừa đóng vai trò là một đầu mối giúp nhà nước quản lý, theo
dõi các hoạt động của chợ, đảm bảo hoạt động của chợ theo quy định của
pháp luật.
Tóm lại doanh nghiệp kinh doanh khai thác quản lý chợ đóng một vai trò
quan trọng trong công tác kinh doanh, quản lý và phát triển chợ, là đầu mối
xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình kinh doanh tại chợ, ngoài ra doanh
nghiệp còn phải thực hiện theo các quy định của pháp luật để bảo đảm an toàn
vệ sinh thực phẩm, phòng cháy và chữa cháy. Tuy nhiên, các quy định trên
mang tính chất chung chung, chưa cụ thể quyền và nghĩa vụ hoặc các chế tài
cần thiết nếu doanh nghiệp kinh doanh và khai thác chợ không đáp ứng được
các vai trò này. Chính các quy định này đã dẫn đến các bấp cập trong quá
trình quản lý và kinh doanh chợ sẽ được phân tích ở các chương tiếp theo.
18
Kết luận chƣơng 1
Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về chợ và doanh nghiệp
khai thác và quản lý chợ có thể rút ra các kết luận như sau:
- Chợ đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa và kinh tế của
người dân, sử dụng nguồn lao động lớn, là đầu mối cho việc trao đổi và
giao thương hàng hóa, dịch vụ;
- Chợ chưa phát huy được vai trò vốn có của mình do còn tồn tại những
bất cập và hạn chế;
- Doanh nghiệp khai thác và quản lý chợ có vị trí lớn trong việc khai thác
và quản lý chợ, tuy nhiên các quy định về điều kiện kinh doanh của
doanh nghiệp và chế tài cho việc không tuân thủ quy định của pháp luật
khi khai thác và quản lý chợ chưa cụ thể và mang tính chất chung
chung, cần phải được hoàn thiện thêm.
19
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG VỀ ĐIỀU KIỆN HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ CHỢ
2.1.
Thực trạng pháp luật về điều kiện hoạt động kinh doanh
khai thác và quản lý chợ
Việc kinh doanh khai thác và quản lý chợ không phải là ngành nghề kinh
doanh có điều kiện bởi theo quy định tại Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày
26 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội được sửa đổi, bổ sung và không thuộc
danh mục quy định của Phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh
có điều kiện của Luật Đầu tư.
Về định nghĩa ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại
Khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014
của Quốc hội như sau: “Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là
ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành,
nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật
tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Do đó, trước khi
tiến hành đầu tư kinh doanh các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
thì các doanh nghiệp phải đáp ứng các quy định của pháp luật thì mới được
phép đầu tư kinh doanh lĩnh vực đó. Còn điều kiện kinh doanh là điều kiện
đáp ứng để tiến hành việc kinh doanh đó, không phải là điều kiện tiên quyết
theo quy định của pháp luật khi tiến hành kinh doanh.
Đối với việc kinh doanh khai thác và quản lý chợ chỉ là điều kiện hoạt
động kinh doanh khai thác và quản lý chợ đó đó là: doanh nghiệp được thành
lập, đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của pháp luật và được cơ
quan có thẩm quyền giao hoặc trúng thầu về kinh doanh, khai thác và quản lý
chợ theo quy định tại Điều 2 của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP.
20