Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO CÂY NẤM MÈO TẠI XÃ SÔNG TRẦU HUYỆN TRẢNG BOM TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (843.8 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THỊ PHƯƠNG

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
CHO CÂY NẤM MÈO TẠI XÃ SÔNG TRẦU - HUYỆN TRẢNG
BOM TỈNH ĐỒNG NAI

Ngành: Kinh Tế Nông Lâm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS. THÁI ANH HÒA

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích hiệu quả sản
xuất và hướng phát triển cho cây nấm mèo tại xã sông trầu - huyện Trảng Bom, tỉnh
Đồng Nai” do Nguyễn Thị Phương, sinh viên khóa 33, ngành kinh tế nông lâm, đã bảo
vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________ .

XXXX
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)

________________________
Ngày



tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký

(Chữ ký

Họ tên)

Họ tên)

Ngày

tháng

năm

Ngày
ii

tháng

năm



LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành tốt được bài khóa luận này em đã nhận được sự giúp đỡ của rất
nhiều người cả về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới.
Bố mẹ, những người đã sinh thành, nuôi dưỡng, chăm sóc con khôn lớn, nên
người, cho con được đến trường, được bước vào giảng đường đại học và đạt được kết quả
như ngày hôm nay.
Quý thầy, cô của trường đại học Nông Lâm đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những
kiến thức qúy báu trong quá trình em học tập tại trường để em có được những kiến thức
vững vàng là hành trang để em bước vào đời.
Thầy Thái Anh Hòa, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ trong suốt quá trình
em thực hiện đề tài này.
Các cô, chú và anh, chị trong phòng kinh tế huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã
nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực tập cũng như liên hệ cơ sở tại xã
Sông Trầu để em có thể thu thập số liệu từ các phòng ban và tiếp xúc với người dân trồng
nấm của xã trong quá trình thực hiện đề tài.
Em cũng xin cảm ơn các cô, chú, anh, chị từ các phòng ban của xã Sông Trầu đã
cung cấp đầy đủ thông tin và số liệu liên quan tới đề tài và giúp đỡ tận tình trong quá trình
em điều tra nông hộ giúp em có thể thu được thông tin đầy đủ nhất.
Cuối cùng, em muốn gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè, người thân của em những
người đã không ngừng cổ vũ, động viên và ủng hộ trong những lúc em gặp khó khăn và
nản chí, chính họ là động lực mạnh mẽ giúp em có thêm động lực để em có thể hoàn
thành tốt bài luận văn này.

iii


NỘI DUNG TÓM TẮT
Nguyễn Thị Phương. Tháng 3 năm 2011. “Phân Tích Hiệu Quả Sản Xuất và
Hướng Phát Triển Cho Cây Nấm Mèo Tại Xã Sông Trầu - Huyện Trảng Bom, Tỉnh

Đồng Nai”.
NGUYEN THI PHUONG, March 2011, “Analysis of the economic efficiency and
development policy for clound ear mushroom production of farmer household in Song
Trau villa, Trang Bom district, Dong Nai province”.
Đề tài được thực hiện dựa trên số liệu điều tra thực tế 40 hộ nông dân trồng nấm
mèo và do các phòng ban tại xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai cung cấp.
Qua đó, tìm hiểu chung về tình hình trồng nấm mèo ở điạ phương và sử dụng các công cụ
toán học như: Excel, Eview, và các phương pháp tính toán để phân tích, so sánh hiệu quả
kinh tế giữa các quy mô và mức độ đầu tư của các hộ nông dân trồng nấm mèo tại địa
phương. Qua tổng hợp, phân tích ta thấy hiệu quả của quy mô II (tức là quy mô trung bình
có diện tích từ 500 m2 - 1000m2) là có hiệu quả cao nhất, còn nếu theo mức độ đầu tư thì
ở mức đầu tư cao mang lại hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, ta xác định được các yếu tố
ảnh hưởng đến năng suất của cây nấm mèo như: giống, công lao động, thuốc bảo vệ thực
vật, số năm kinh nghiệm, thời tiết,…Qua việc phân tích này ta có thể đưa ra những
khuyến nghị giúp người nông dân lựa chọn được những hướng đầu tư đúng nhất, mang lại
hiệu quả cao nhất nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp người nông dân có thể làm
giàu trên chính mảnh đất của mình.

iv


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii


Danh mục các hình

ix

Danh mục phụ lục

x

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU………………………………………………………………… 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN…………………………………………………………….. 4
2.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................................... 4
2.1.1. Vị trí địa lí - địa hình ........................................................................................... 4
2.1.2. Điều kiện khí hậu - thời tiết ................................................................................ 4
2.1.3. Thổ nhưỡng ......................................................................................................... 5
2.2. Tình hình kinh tế - xã hội của xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom - Đồng Nai ........... 6
2.2.1. Tình hình kinh tế ................................................................................................. 6
2.2.2. Điều kiện xã hội ................................................................................................. 9
2.3. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển nghề nấm ở địa bàn xã Sông Trầu,
huyện Trảng Bom - tỉnh Đồng Nai ................................................................................. 11
2.4. Tình hình sản xuất nấm mèo trong nước ................................................................. 12
2.5. Đặc điểm sản xuất nấm mèo ở xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom - tỉnh Đồng Nai . 13
2.5.1. Về phương diện quy mô .................................................................................... 13
2.5.2. Về phương diện kĩ thuật .................................................................................... 13
2.6. Các loại nấm ............................................................................................................ 16

2.7. Vai trò của cây nấm mèo và các sản phẩm từ nấm mèo .......................................... 16
2.8. Những thuận lợi và khó khăn của nghề trồng nấm mèo. ......................................... 18
2.8.1. Thuận lợi ........................................................................................................... 18
2.8.2 Khó khăn ............................................................................................................ 18
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………..

21

3.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................................. 21
3.1.1. Khái niêm nông hộ ................................................................................................ 21
3.1.2. Quy trình sản xuất nấm mèo ............................................................................. 22
vi


3.1.3 Phương pháp, chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất nấm mèo
..................................................................................................................................... 24
3.1.3.1 Chỉ tiêu đánh giá.......................................................................................... 24
3.1.3.2. Cơ sở của mô hình hồi quy ......................................................................... 25
3.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 26
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................ 26
3.2.2. Phương pháp xử lí số liệu.................................................................................. 26
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

28

4.1. Tổng quan các hộ điều tra ........................................................................................ 28
4.1.1. Độ tuổi của các hộ điều tra................................................................................ 28
4.1.2. Giới tính ............................................................................................................ 29
4.1.3. Nhân khẩu. ........................................................................................................ 29
4.1.4. Trình độ học vấn ............................................................................................... 30

4.1.5. Tình hình tín dụng ............................................................................................. 30
4.1.6. Nguồn nước tưới ............................................................................................... 30
4.2. Phân tích hiệu quả của cây nấm mèo ...................................................................... 31
4.2.1. Phân tích theo từng quy mô diện tích ............................................................... 31
4.2.1.1. Phân tích chi phí. ........................................................................................ 32
4.2.1.2. Phân tích kết quả và hiệu quả ..................................................................... 35
4.2.1.3. So sánh kết quả và hiệu quả giữa các quy mô ............................................ 36
4.2.2. Phân tích theo từng mức đầu tư ........................................................................ 37
4.2.2.1. Phân tích chi phí ......................................................................................... 38
4.2.2.2. Phân tích kết quả và hiệu quả ..................................................................... 41
4.2.2.3. So sánh kết quả và hiệu quả giữa các mức đầu tư ...................................... 42
4.3. Ước lượng hàm sản xuất .......................................................................................... 43
4.3.1. Xác định các yếu tố đầu vào ............................................................................. 43
4.3.2. Thiết lập mô hình .............................................................................................. 44
4.3.3. Ước lượng các tham số của mô hình................................................................. 45
4.3.4. Phân tích mô hình.............................................................................................. 46
4.3.5. Kiểm định mô hình............................................................................................ 47
4.4. Đánh giá khả năng phát triển của cây nấm trên địa bàn .......................................... 50
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………….. 51
5.1. Kết luận .................................................................................................................... 51
5.2. Kiến nghị.................................................................................................................. 52

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND

Ủy Ban Nhân Dân


CLB

Câu lạc bộ

DT

Doanh thu

TR

Tổng doanh thu

TC

Tổng chi phí

LĐN

Lao động nhà

LN

Lợi nhuận

CP

Chi phí

TN


Thu nhập

BVTV

Bảo vệ thực vật

ĐT - THTT

Điều tra - Tổng hợp tính toán

GTSL

Giá trị sản lượng

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Cơ cấu cây nông nghiệp của toàn xã Sông Trầu………………………………..7
Bảng 2.2. Tình hình sử dụng đất đai xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom - tỉnh Đồng Nai..11
Bảng 3.2.1. Kì Vọng dấu của các Biến Độc Lập...............................................................27
Bảng 4.1. Độ tuổi của các hộ điều tra................................................................................28
Bảng 4.2. Giới tính của chủ hộ…………………………………………………………..29
Bảng 4.3. Nhân khẩu của chủ hộ…………………………………………………………29
Bảng 4.4. Trình độ học vấn của chủ hộ…………………………………………………..30
Bảng 4.5. Tình hình vay vốn của các hộ điều tra………………………………………...30
Bảng 4.6: Số hộ phân theo từng quy mô diện tích……………………………………….31
Bảng 4.7. Chi phí vật chất cho 100m2 nấm mèo theo các quy mô……………………….32
Bảng 4.8: Chi phí lao động cho 100m2 nấm mèo theo các quy mô....................................33

Bảng 4.9: Tổng hợp chi phí cho 100m2 nấm mèo theo từng quy mô………… ………...34
Bảng 4.10: Tổng giá trị sản lượng theo quy mô………………………………………….35
Bảng 4.11: Kết quả và hiệu quả cho 100m2 nấm mèo theo từng quy mô………………..35
Bảng 4.12: So sánh kết quả và hiệu quả của 3 quy mô trên 100m2 nấm mèo……………37
Bảng 4.13: Số hộ điều tra phân theo mức độ đầu tư………………………………...……38
Bảng 4.14. Chi phí vật chất cho 100m2 nấm mèo theo các mức đầu tư……………….…39
Bảng 4.15: Chi phí lao động cho 100m2 nấm mèo theo các mức đầu tư…………………40
Bảng 4.16: Tổng hợp chi phí cho 100m2 nấm mèo theo từng mức độ đầu tư……………41
Bảng 4.17: Kết quả và hiệu quả cho 100m2 nấm mèo theo mức độ đầu tư………………41
Bảng 4.18: So sánh kết quả và hiệu quả của 3 mức đầu tư trên 100m2 nấm mèo………..42
Bảng 4.19: Tổng hợp số hộ theo quy mô và diện tích…………………………………...43
Bảng 4.20 : Kì Vọng dấu của các Biến Độc Lập...............................................................45
Bảng 4.21 : Bảng kết quả của mô hình hồi quy .................................................................45
Bảng 4.22: Hệ số R2 của các mô hình hồi quy bổ sung…………………………………..48

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Một số hình ảnh về xã Sông Trầu………………………………………………5
Hình 2.2. Cơ cấu kinh tế năm 2004………………………………………………….…... 8
Hình 2.3. cơ cấu kinh tế năm 2009…………………………………………………..……8
Hình 2.4: Trại nấm chuẩn bị cho thu hoạch……………………………………………...16
Hình 3.1: Qui trình trồng nấm mèo trên túi mạt cưa……………………………………..23
Hình 4.1: Một số hình ảnh về cây nấm mèo và nguyên liệu sản xuất chúng…………….49

x



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh Sách Các Hộ Điều Tra
Phụ lục 2. Bản Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ
Phụ lục 3. Mô hình Eview chạy được trong quá trình phân tích

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Ngành sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển trên thế giới từ hàng trăm năm
nay. Ở Việt Nam việc nghiên cứu và sản xuất nấm ăn mới bắt đầu từ những năm 70 của
thế kỷ trước. Riêng tại Đồng Nai nghề sản xuất và chế biến nấm các loại đã có cách đây
hơn 20 năm. Hiện nay hầu hết các địa phương trong tỉnh nhiều hay ít đều có làm nấm
mèo, nấm rơm, rấm bào ngư…Nhưng chủ yếu là trồng nấm mèo như ở các huyện Long
Khánh, Xuân Lộc, Định Quán, Trảng Bom… Trong mấy chục năm qua nghề nuôi trồng
nấm có nhiều bước thăng trầm. Tuy nhiên những năm gần đây kết quả nghiên cứu đã gắn
liền với sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực và những công nghệ phù hợp. Hiện
nay, ở nước ta đã và đang hình thành một hệ thống khá đồng bộ từ khâu nghiên cứu đến
khâu nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên nghề nuôi trồng nấm ở Việt Nam
nói chung và huyện Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai) nói riêng còn mới mẻ và phát triển chưa
ổn định. Riêng đối với huyện Trảng Bom mới chỉ có 82 cơ sở làm nghề nấm với 406 lao
động chủ yếu là làm nấm mèo, ngoài ra một số ít hộ làm nấm bào ngư, nấm sò, nấm linh
chi... Các cơ sở này tập trung chủ yếu ở xã Sông Trầu.
Xã Sông Trầu thuộc huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai là một xã thuộc vùng sâu
vùng xa, là địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, đang phải hưởng nhiều chính sách ưu đãi của
nhà nước. Mặc dù, nghề trồng nấm mèo đã có mặt gần 20 năm và đã đạt được một số hiệu
quả kinh tế nhất định. Nhưng hiện nay số hộ sản xuất nấm chỉ còn chưa tới 100 hộ và

những hộ này không chỉ trồng nấm mèo mà đã mở rộng ứng dụng sang sản xuất nhiều
loại nấm khác nhau, trong đó có nấm linh chi nhưng số lượng rất ít và hiệu quả chưa cao.


Chính vì vậy chính quyền cần có những định hướng phát triển và tạo điều kiện
cho người dân có thể cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, đặc biệt là có thể làm
giàu từ cây nấm mèo, loại cây mà địa phương có lợi thế.
Trước thực trạng đó, mô hình trồng nấm tai mèo cần được đánh giá hiệu quả kinh
tế cũng như đưa ra những nhận định, để người nông dân nhìn nhận đúng về mô hình xem
hiệu quả kinh tế như thế nào, từ đó để hiểu rõ và áp dụng vào hoạt động sản xuất của
mình nhằm thay thế các phương pháp, mô hình, cách thức làm ăn kém hiệu quả ảnh
hưởng đến lợi ích kinh tế của họ, và góp phần vào việc canh tác mang lại hiệu quả cao
hơn giúp họ có thể làm giàu cho gia đình và quê hương của mình và từ đó có thể mở rộng
diện tích ra các địa phương khác. Do đó tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Phân tích hiệu quả
sản xuất và hướng phát triển cho cây nấm mèo tại xã Sông Trầu - huyện Trảng Bom tỉnh
Đồng Nai”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả sản xuất và từ đó đưa ra định hướng phát triển cho cây nấm mèo
tại xã Sông Trầu - huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu về tình hình trồng cây nấm nói chung và cây nấm mèo nói riêng tại địa
phương.
Tính toán kết quả và hiệu quả của cây nấm mèo tại địa phương.
Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất của của cây nấm mèo.
Đề xuất hướng phát triển cho cây nấm mèo tại địa phương.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Trước tiên, đề tài chỉ tập trung mô tả sơ nét về tình hình sản xuất chung của địa
phương, phân tích hiệu quả kinh tế của cây nấm mèo theo từng quy mô và mức độ đầu tư.
Với nội dung đó đề tài được thực hiện dựa trên số liệu sơ cấp thu thập trực tiếp từ

các nông hộ trồng nấm mèo tại xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Ngoài
ra, đề tài nghiên cứu còn dựa trên cơ sở số liệu thứ cấp từ các phòng ban liên quan và
2


thông tin từ các tài liệu trên báo, đài, internet và luận văn tốt nghiệp của trường đại học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian thực hiện: đề tài được tiến hành từ ngày 25/02/2011đến ngày
30/04/2011.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lí - địa hình
a) Vị trí địa lí
Sông trầu là một xã có địa bàn rộng, dân cư sống không tập trung, chủ yếu là
sản xuất nông nghiệp. Phía đông giáp xã Sông thao, xã Tây Hòa, phía Tây giáp xã
Bình Minh, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, xã Cây Gáo.
Trên địa bàn xã có 15 xí nghiệp đóng trên địa bàn xã, có đường điện quốc gia
cao, trung thế đi qua. Toàn xã có 8 ấp, có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn.
b) Địa hình
Xã có địa hình dạng bình nguyên tương đối bằng, độ dốc biên độ không lớn,
thoải dần từ Bắc xuống Nam, Đông sang Tây tạo nên những vùng trũng nhỏ thích hợp
cho việc sản xuất nông nghiệp, độ cao tuyệt đối 85m, tương đối 25m, độ dốc trung
bình 300 đến 500.
2.1.2. Điều kiện khí hậu - thời tiết

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, chia thành 2 mùa rõ
rệt: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, mùa khô bắt đầu
từ tháng 12 và kết thúc vào tháng 4 năm sau. Mùa khô có gió mùa Đông Bắc, mang
đặc tính chủ yếu của vành đai tín phong và không khí nhiệt đới ít hơi ẩm, nóng và hầu
như không có mưa. Mùa mưa có gió mùa Tây Nam mang nhiều hơi ẩm, có đặc tính
nóng ẩm và mưa nhiều; lượng mưa chiếm 85% - 95% lượng mưa cả năm, tập trung
chủ yếu từ tháng 6 tới tháng 8; lượng mưa trung bình năm đạt 2000mm. Nhiệt độ trung
bình hàng năm 250C - 260C, thấp nhất là 200C - 210C, cao nhất là 340C - 350C. Nhiệt
độ tương đối ổn định phù hợp với nhiều loại cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là các loại
cây trồng có giá trị xuất khẩu cao như cafê, cây lương thực và một số rau màu.


Độ ẩm không khí trung bình đạt 80% - 85%, cao nhất là 90% - 95%, thấp nhất là
20% - 28%. Lượng bốc hơi cả năm khoảng 1100mm - 1400mm.
2.1.3. Thổ nhưỡng
Tài nguyên đất của xã có 2 loại: Đất chính là đất xám và đất đen, trong đó đất
đen chiếm phần lớn diện tích của xã.
+ Đất xám: phân bổ chủ yếu ở phía Đông Nam, đây là loại đất xám vàng, tầng đá sâu
được hình thành trên đá mẹ giàu thạch anh nghèo kiềm, đất có thành phần cơ giới nhẹ
đến trung bình, tầng đáy của đất tương đối thích hợp cho việc phát triển cây công
nghiệp như điều và cây hoa màu.
+ Đất đen: chiếm hầu hết diện tích còn lại của xã, đây là nhóm đất đặc biệt của vùng
nhiệt đới ẩm được hình thành trên nền đá mẹ giàu kiềm, đất giàu dinh dưỡng, thích
hợp cho việc phát triển các loại cây có giá trị kinh tế: cà phê, cây ăn trái. Những nơi có
tầng đất mỏng, có thể bố trí các loại cây hoa màu như bắp đậu, bông vải.
Hình 2.1: Một số hình ảnh về xã Sông Trầu

5



2.2. Tình hình kinh tế - xã hội của xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom - Đồng Nai
2.2.1. Tình hình kinh tế
a) Nông nghiệp
* Trồng trọt
Tổng diện tích đất nông nghiệp là 4.419 ha. Trong đó diện tích trồng cây hàng
năm là 2.358 ha và diện tích cây lâu năm là 2.061ha. Cụ thể diện tích và sản lương của
từng loại cây trong năm 1010 được thể hiện trong bảng 2.1.
Qua bảng 2.1 ta nhận thấy diện tích trồng cây hàng năm cao hơn diện tích trồng
cây lâu năm nhưng không nhiều, cụ thể như sau: Diện tích trồng cây hàng năm chiếm
53,56%, còn diện tích trồng cây lâu năm là 46,44%.
Hiện nay UBND xã Sông Trầu đã chú trọng đến nghề trồng nấm, do cây nấm
đang phát triển mạnh cho sản lượng hàng ngàn tấn các loại mỗi năm, giải quyết hàng
trăm lao động có việc làm ổn định. CLB trồng nấm đang là mô hình học tập của các
đơn vị bạn trong và ngoài tỉnh.
* Chăn nuôi
Tình hình chăn nuôi của xã phát triển theo hướng trang trại, các hình thức chăn
nuôi hộ gia đình nhỏ lẻ giảm. Trong năm vừa qua trên địa bàn xã xảy ra dịch tai xanh
trên đàn heo đã làm cho số lượng đàn heo giảm mạnh nhưng ngay sau khi hết dịch các
trại chăn nuôi và các hộ dân đang tái đầu tư trở lại, tính đến 15/11/2010 số lượng đàn
gia súc gia cầm trên địa bàn xã cụ thể như sạu:
6


- Đàn heo:

15.671 con

- Đàn gà:

102.920 con


- Đàn trâu, bò:

421 con

- Đàn dê:

218 con

- Đàn vịt, ngan, ngỗng:

4.520 con

Bảng 2.1: Cơ cấu cây nông nghiệp của toàn xã Sông Trầu
Loại cây trồng

Diện tích

Năng suất

Tỷ

lệ

4.419

3.605,33

100


2.358

3.496,83

53,56

diện

tích(%)
Tổng
- Tổng cây hàng năm
Lúa

1.364

42,5

30,86

Bắp

660

69

14,93

- Các loại cây chất bột

241


252

5,45

- Cây thực phẩm ngắn ngày

90,6

125

2,05

- Nấm

2,4

3.008,33

0,05

- Tổng cây lâu năm

2.061

108,5

46,44

Cây ăn quả


487

30

11,02

1.574

78,5

35,42

Cây lấy quả chứa dầu

Nguồn: Ban nông nghiệp xã.
* Lâm nghiệp
Tổng diện tích rừng trồng tính đến 15/11/2010, toàn xã có 290 ha rừng chủ yếu
là cây tràm và các loại cây lấy gỗ khác, bên cạnh diện tích rừng trồng trên địa bàn xã
còn có 81 ha cây cao su tiểu điền. Các hộ dân có diện tích rừng trồng và diện tích cây
cao su đã chủ động làm công tác vệ sinh đất rừng và phòng chống cháy rừng trong
mùa khô.
b) Công nghiệp
Theo quyết định của thủ tướng chính phủ quy hoạch trên 200 ha tại ấp 1 hình
thành khu công nghiệp Bàu Xéo, UBND tỉnh đã kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài
đến thuê đất, xây dựng nhà máy sản xuất như công ty cổ phần Thái Lan sản xuất cám
7


nuôi tôm, nhà máy sản xuất gỗ SaLim của Indonesia, nhà máy sản xuất cám thủy sản

Woosung của Hàn Quốc góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân của xã và các
địa phương lân cận.
c) Thương mại và dịch vụ
Thương mại và dịch vụ được duy trì và không ngừng mở rộng, nhất là các loại
hình nhà trọ, dịch vụ cầm đồ, cà phê sân vườn… Hiện nay, trên địa bàn xã có 594 hộ
kinh doanh, trong đó: 177 hộ kinh doanh nhà trọ với 2351 phòng, còn lại là các hộ
kinh doanh vừa và nhỏ. Tính đến nay trên địa bàn xã có 50 cơ sở sản xuất kinh doanh
các ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Xã có 1 chợ trung tâm và 2 chợ
tự phát chưa được phát huy hiệu quả xong cũng góp phần mở rộng sản xuất và đáp ứng
cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân trong địa bàn.
Hình 2.2. Cơ cấu kinh tế năm 2004

Hình 2.3. cơ cấu kinh tế năm 2009
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU KINH TẾ NĂM 2009 CỦA XÃ
SÔNG TRẦU

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU KINH TẾ NĂM 2004 CỦA XÃ SÔNG
TRẦU

4.95%
13.85%

24.75%

45.37%

Nông lâm thủy

Nông - Lâm - Thủy
Công nghiệp


Công nghiệp

Dịch vụ

Dịch vụ

40.78%

70.30%

Qua 2 biểu đồ hình 2.2 và hình 2.3 ta thấy cơ cấu kinh tế của xã Sông Trầu chủ
yếu vẫn là Nông - Lâm - Thủy sản, chiếm tới 70,30% vào năm 2004 và chiếm 45,37%
vào năm 2009, tuy tỷ lệ này có chiều hướng giảm vào những năm gần đây nhưng nhìn
chung vẫn đang cao, ngành công nghiệp và dịch vụ lại có xu hướng tăng nhanh trong
những năm gần đây. Cụ thể, là năm 2004 công nghiệp mới chỉ chiếm 24,75%, ngành
dịch vụ chiếm 4,95% nhưng tới năm 2009 ngành công nghiệp đã chiếm tới 40,78% và
dịch vụ cũng tăng lên 13,85%. Tuy nhiên, ngành dịch vụ ở đây chưa thực sự phát triển,
nó mới chiếm số lượng nhỏ trong toàn bộ cơ cấu kinh tế.

8


2.2.2. Điều kiện xã hội
a) Dân số
Cuối năm 2010 dân số toàn xã là 3.175 hộ với 21.570 nhân khẩu, trong đó
thường trú 2.950 hộ với 15.138 nhân khẩu, tạm trú 225 hộ với 6387 nhân khẩu (bao
gồm cả số công nhân đang thuê trọ đăng kí tạm trú tại địa phương). Toàn xã có 11 dân
tộc anh em cùng chung sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 33%, về tôn giáo chủ
yếu là Phật giáo chiếm 50% dân số, Công giáo chiếm 9.5% dân số, còn lại là các đạo

khác. Nhân dân trong xã chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, giá cả các mặt
hàng nông sản nông nghiệp không ổn định đã có ảnh hưởng đến đời sống nhân dân
trong xã.
b) Lao động
Trước đây lao động chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm 90%
dân số vào năm 2005 cho tới nay lao động trong nông nghiệp giảm đáng kể, tính tới
cuối năm 2009 tỉ lệ lao động trong nông nghiệp chỉ còn 60% dân số toàn xã lao động
dịch chuyển sang các hoạt động phi nông nghiệp như các ngành dịch vụ, đi làm công
nhân…
c) Y tế
Trạm y tế của xã đã thực hiện tốt chức năng chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho
nhân dân, đặc biệt là công tác tiêm phòng bệnh cho trẻ em, tổ chức khám chữa bệnh
cho nhân dân, chăm sóc sức khỏe cho học sinh tại các trường. Kết hợp các ngành liên
quan tổ chức kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, nhắc nhở các hộ kinh doanh buôn
bán cần giữ gìn vệ sinh an toàn thực phấm.
Trạm y tế xã thường xuyên phối hợp với các ban ngành chức năng của xã tổ
chức kiểm tra công tác phòng dịch sốt xuất huyết, cùng các ban văn hóa xã, đoàn thanh
niên ra quân tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS, diệt lăng quăng phòng ngừa sốt
xuất huyết, cùng với UBND xã kiểm tra các cơ sở hành nghề y trên địa bàn.
Thực hiện truyền thông vận động thường xuyên công tác dân số, chăm sóc sức
khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn nhằm mục tiêu giảm sinh ổn định
dân số, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng quy mô gia đình ít con để có cuộc
sống ấm no, bình đẳng tiến bộ và hạnh phúc.

9


d) Giáo dục - đào tạo
Trên địa bàn xã hiện nay có 1.073 em bậc tiểu học, bậc trung học cơ sở là 860
em tính đến năm học 2009-2010.

UBND xã đã quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ các trường tu sửa trường lớp,
thường xuyên thăm hỏi tập thể nhà trường nhân dịp bế giảng, khai giảng năm học và tổ
chức kỉ niệm ngày hiến chương các nhà giáo việt nam.
Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động phong trào thi đua “xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” nhằm tạo chuyển biến tích cực, rõ nét về chất lượng giáo
dục.
Đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt - học tốt, thực hiện nghiêm túc kỷ cương,
nề nếp và phát huy vai trò của đoàn thể trong nhà trường. Nâng cao tỷ lệ đến lớp, tốt
nghiệp, học sinh giỏi, giáo viên giỏi; tăng cường hoạt động giáo dục đạo đức cho học
sinh, nâng cao chất lượng giảng dạy, động viên nhân dân đưa trẻ em đúng tuổi đến
trường.
e)Văn hóa thông tin
Ban văn hóa thông tin đã tổ chức tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của đảng,
pháp luật của nhà nước và các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đặc biệt chú trọng
các ngày lễ lớn.
Xã cũng thường xuyên phối hợp với các đoàn làm phim và đoàn nghệ thuật tổ
chức công chiếu phục vụ nhân dân, tổ chức giao lưu thể dục thể thao với các đơn vị
lân cận, tích cực tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao do huyện
tổ chức.
Không ngừng phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa thông
tin, thể thao, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Vận động và khuyến khích các tầng lớp
nhân dân tham gia sáng tạo và giữ gìn các giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc.
g) Cơ sở hạ tầng
Xã Sông Trầu đã tạo được bước phát triển nhanh và hướng đi lên rõ rệt, hệ
thống giao thông đặc biệt là giao thông đường bộ của xã rất tốt với các trục đường
chính đã được nhựa hóa hơn 90%. Điều này đã đảm bảo cho giao thông đi lại thông
suốt cả mùa khô lẫn mùa mưa.

10



Mạng lưới điện quốc gia đã đến từng hộ dân trong xã, đảm bảo cho người dân
có nguồn điện ổn định để sinh hoạt và sản xuất, nâng cao đời sống cho nhân dân.
Bảng 2.2. Tình hình sử dụng đất đai xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom - tỉnh Đồng
Nai
Loại đất

DT (ha)

Tỷ lệ (%)

Tổng DT đất tự nhiên

5357,65

100

- Diện tích đất nông nghiệp

4419

82,48

- Diện tích đất lâm nghiệp

371

6,92

- Diện tích đất chuyên dụng


472,41

8,81

- Diện tích đất ở

47,18

0,88

- Diện tích đất chưa sử dụng

47,76

0,91

Nguồn: Phòng thống kê xã năm 2010.
Qua bảng 2.2 ta thấy: Đất đai ở Sông Trầu chủ yếu sử dụng cho sản xuất nông
nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp chiếm tới 82,48%. Diện tích đất ở chiếm tỷ lệ rất
nhỏ, chỉ có 0,88%, ở đây cũng còn 1 phần đất chưa sử dụng đến 0.91%, đây là nguồn
lực để địa phương có thể mở rộng diện tích đất canh tác, tăng quy mô sản xuất.
2.3. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển nghề nấm ở địa bàn xã Sông
Trầu, huyện Trảng Bom - tỉnh Đồng Nai
Ngay từ khi mới xuất hiện tại xã Sông Trầu, nghề trồng nấm đã cho thấy nó là
một nghề rất có triển vọng phát triển lâu dài tại địa phương. Qua gần 20 năm phát
triển, đến nay nghề trồng nấm vẫn luôn là nghề cho thu nhập cao và là nghề chủ đạo để
địa phương phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Từ khoảng những năm đầu thập kỉ 90, một mô hình trồng nấm mèo trên nguyên
liệu mạt cưa cao su đã xuất hiện và được trồng thử nghiệm tại địa phương. Và cho kết

quả rất tốt. Nó có ưu điểm là kĩ thuật trồng không quá phức tạp, năng suất cao, thời
gian sản xuất ngắn, và có thể sản xuất với quy mô lớn…Và ngay trong những năm đầu
tiên phát triển nghề nấm, rất nhiều hộ nông dân đã có thu nhập cao hơn hẳn các loại
cây trồng ngắn ngày khác, một số hộ đã thoát nghèo và vươn lên khá giả, số hộ trồng
nấm ngày một tăng nhanh.
Từ thành công của nghề trồng nấm mèo, một số hộ nông dân còn thử nghiệm
trồng nấm bào ngư, nấm rơm từ các bịch phế liệu sau khi thu hoạch nấm mèo và cũng
11


đã cho hiệu quả kinh tế cao. Cách làm này đã giúp người nông dân tận dụng được tối
đa nguồn nguyên liệu sử dụng, giảm chi phí sản xuất.
Đến nay hầu như các hộ nông dân trồng nấm đều trồng cả 2 loại nấm là nấm
mèo (gồm nấm mèo trắng và nấm mèo đen) và các loại nấm bào ngư và nấm sò có
hiệu quả kinh tế cao, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người nông dân.
Hiện nay toàn xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom có 82 hộ trồng nấm với 320 trại
nấm (tổng DT trại nấm là 24000m2). Với 160 lao động tham gia thường xuyên và
khoảng 200 lao động thời vụ tham gia sản xuất.
Năm 2007 sản lượng nấm mèo khô đạt 192 tấn, nấm bào ngư tươi đạt 480 tấn,
nấm rơm 50 tấn. tổng giá trị ước đạt 13.960.000.000đ
Có thể thấy nghề nấm đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế, xóa đói
giảm nghèo tại địa phương. Hiện nay nghề trồng nấm đang phát triển ổn định tại địa
phương, tuy nhiên trong quá khứ nghề trồng nấm cũng có những giai đoạn khó khăn
tưởng như không thể phát triển được. Vào thời điểm năm 1996 - 2003, do giá nấm
xuống thấp rất nhiều hộ đã thua lỗ và phải ngưng sản xuất, lán trại bỏ không. Một số
hộ đã chuyển sang trồng nấm Linh Chi và cho kết quả khá khả quan. Do nấm Linh Chi
trồng tại địa phương cho sản lượng khá, chất lượng tốt, nấm Linh Chi cũng dễ trồng,
kĩ thuật không khác nhiều so với nấm mèo, giá nấm Linh Chi cao nên mang lại hiệu
quả kinh tế rất cao nếu có thị trường tiêu thụ tốt. Tuy nhiêu đầu ra của sản phẩm nấm
Linh Chi khô không có nên sau một vài vụ trồng thử các hộ đều phải ngưng sản xuất vì

không tiêu thụ được.
2.4. Tình hình sản xuất nấm mèo trong nước
Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều địa phương phát triển nghề trồng nấm mèo và
mô hình này đang được nhân rộng ra các điạ phương trong cả nước. Vùng phát triển
nấm mèo mạnh và tương đối ổn định là huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, với sản
lượng trung bình 1000 - 1200 tấn nấm khô/ năm. Ở TP Hồ chí Minh, có nhiều huyện
trồng nấm mèo tương đối lâu và phong trào khá mạnh như: Hooc Môn, Thủ Đức, Củ
Chi... Sản lượng khoảng 100 - 150 tấn nấm khô/ năm. Ngoài ra, các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long cũng đang phát triển mạnh việc nuôi trồng nấm mèo, như Cần Thơ,
Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang, Trà Vinh... Sản lượng đạt khoảng 100 tấn nấm
khô/ năm. Như vậy, nếu tính cả số nấm nuôi trồng rải rác ở các tỉnh khác của phía
12


Nam, bao gồm một vài tỉnh miền Trung, thì tổng sản lượng nấm mèo nuôi trồng hiện
nay khoảng 1500 tấn nấm khô/ năm (so với tổng sản lượng nấm trên thế giới, chiếm
khoảng 11%).
(Nguồn: Báo cáo tham luận về “Quá trình hình thành và phát triển nghề sản xuất
nấm, chế biến nấm ăn, nấm dược liệu trên địa bàn xã Sông Trầu”, 1010, UBND xã
Sông Trầu).
2.5. Đặc điểm sản xuất nấm mèo ở xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom - tỉnh Đồng
Nai
2.5.1. Về phương diện quy mô
Quy mô sản xuất của người dân trong xã vẫn đang ở mức trung bình, mỗi hộ
trồng nấm trung bình chỉ sản xuất 6 trại nấm với tổng diện tích là là 450 m2, đây có thể
nói là quy mô thấp so với các địa phương khác. Chính vì vậy, cần khuyến khích người
dân mở rộng thêm diện tích để mở rộng quy mô tạo nguồn thu nhập đáng kể.
2.5.2. Về phương diện kĩ thuật
a) Thời vụ
Phần lớn những nhà trồng ở Trung và Nam - Đài Loan bắt đầu trồng nấm mèo

vào tháng 8 hoặc tháng 9 và chấm dứt vào tháng 2 năm tiếp theo (khoảng năm đến sáu
tháng).
Ở Việt nam, đặc biệt các tỉnh phía nam có thể trồng nấm mèo quanh năm. Tuy
nhiên, hiện nay ở một số tháng, như từ tháng 2 đến tháng 6, năng suất nấm giảm và dễ
phát sinh bệnh, nên người trồng thường tránh các tháng này để khỏi bị thiệt hại.
Như vậy, thật sự nấm mèo bắt đầu vào vụ (nuôi trồng nhiều), chỉ từ khoảng
tháng 8 đến tháng 2 năm sau (tương tự như ở Đài Loan).
b) Xử lí mùn cưa
Việc xử lí mùn cưa rất quan trọng, mạt cưa mới làm ẩm với nước vôi 1% và ủ
qua đêm đem trồng là cho năng suất cao nhất. Khi sử dụng cần bổ sung dinh dưỡng
vào mạt cưa như cám gạo 6%, bắp 4%, bánh đậu nành 3%, bánh đậu phộng 3%, Urê
5%, DAP 5%, NaNO3 3%, KCl 1%, P2O5 2%. Đối với những nơi không có điều kiện
chỉ cần trộn vào mạt cưa Urê hay DAP 5% cũng làm cho nấm phát triển được. Mạt cưa
sau khi làm ẩm từ 70% - 75% phải ủ đống trong vòng 12 giờ, nguyên liệu phải thấm
nước đều. Nhiệt độ trong đống ủ 500C - 700C nhằm diệt một số mầm bệnh tự nhiên có
13


sẵn trong nguyên liệu. Mạt cưa sau khi ủ phải sàng lọc kỹ, vứt bỏ các mảnh gỗ vụn,
răm

bào.
c) Hấp khử trùng - đóng bịch
Cần phải chú ý tới nhiệt độ của lò hấp, muốn thời gian hấp nhanh cần phải giữ

nhiệt độ của lò cao, nếu nhiệt độ không đủ thì sẽ sống bịch, vi sinh vật chưa chết hết,
dễ hư mốc, ngược lại nếu nhiệt độ quá cao sẽ làm hư bịch giống. Nếu nhiệt độ của lò
từ 1000C - 1100C thì thời gian hấp là 3h - 4h, còn nhiệt độ lò hấp từ 850C - 950C thì
thời gian hấp là 4h - 5h, sau đó đưa ra cấy giống.
d) Nuôi ủ tơ

Góp phần đáng kể trong việc nâng cao năng suất nấm. Nơi ươm sợi nấm tốt
nhất là phòng sạch sẽ có cửa ra vào, có giàn nhiều tầng để tăng diện tích sử dụng.
Nhiệt độ phòng thích hợp là 250C - 300C không cần nhiều ánh sáng. Thời gian ươm từ
20 - 25 ngày. Quan sát thấy các sợi nấm màu trắng lan đều từ trên xuống hoặc từ trong
ra là tốt. Nếu trong thời gian ủ tơ, nhiệt độ lên cao hoặc xuống thấp quá, cũng làm ảnh
hưởng đến kết quả nuôi trồng, đặc biệt trong tình trạng thiếu Oxy, Nitơ bị ngộp, tiết
nước, năng suất giảm nhanh. Do đó, bịch nuôi ủ nên để thoáng, mật độ vừa phải, có
cửa sổ để gió lùa vào phòng làm giảm nhiệt độ, nhưng tránh nắng rọi trực tiếp. Khi tơ
đã lan đầy bịch, bắt đầu chuyển sang giai đoạn tưới đón nấm.
e) Mật độ - khoảng cách
Phổ biến hiện nay người nuôi trồng vẫn thích treo hơn để dàn kệ, vì đỡ tốn kém
và dễ vệ sinh. Trong trường hợp ở nhà vườn, có thể kết hợp nuôi trồng nấm mèo dưới
các tán cây, để giảm một phần chi phí xây dựng. Bịch treo thành từng xâu 5- 6 bịch,
chiều cao không nên quá 1,6m, khoảng cách treo là dây cách dây 25 -27 cm, bịch cách
bịch là 12-15 cm để dễ quan sát và chăm sóc.
f) Chăm sóc
* Tưới nước
Để cho nấm phát triển tốt cần phải thường xuyên cung cấp nước cho thích hợp
và đúng lúc. Đối với cây nấm nói chung và cây nấm mèo nói riêng thì nước đóng vai
trò vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất của nấm, sau khi rạch
khoảng sáu giờ là có thể tưới nước. Lúc này vết thương của tơ nấm ở các vết rạch đã
có thể lành lặn. Đồng thời, nước tưới sẽ làm tăng ẩm độ và giảm nhiệt độ, kích thích
14


nấm kết quả thể tốt hơn. Tùy lượng nấm ra nhiều hay ít, to hay nhỏ, độ ẩm không khí
cao hay thấp để điều chỉnh số lần tưới và nước tưới trong ngày. Tưới nước dưới dạng
phun sương, lượng ít nhưng kéo dài thời gian tưới trong mỗi lần sao cho nhìn bề mặt
mũ nấm lúc nào cũng có một lớp nước đọng trên mũ nấm. Trung bình một ngày tưới 4
- 6 lần, trong giai đoạn này nấm cần độ ẩm, nếu thiếu nước cây nấm ra cằn cỗi, nhẹ

cân, ăn rất dai.
* Rạch bịch
Để cho nấm “có chỗ chui ra”, trên thành bịch phải rạch thành nhiều đường.
Đường rạch không cần lớn, chỉ cần dài khoảng 2 cm, nhưng gồm nhiều đường (12- 15
đường), theo nhiều hướng xung quanh thành bịch. Đường rạch cần đủ rách bao nylon,
không phạm sâu vào khối mạt cưa có tơ nấm.
* Phòng trừ sâu bệnh
Là vấn đề lớn hiện nay, nhất là khi phong trào trồng nấm phát triển trải rộng,
nhà nhà trồng nấm. Nấm mèo thường ít bị sâu bệnh nhưng một khi đã bị bệnh thì bịch
nấm ấy chỉ có thể bỏ mà không thể trị được, chính vì vậy mà công tác phòng bệnh cho
nấm là vô cùng quan trọng. Với số lượng bịch nuôi trồng lớn và trồng quanh năm,
nếu không có biện pháp phòng bệnh tốt, thì khó đạt được kết quả. Việc phòng bệnh
bao gồm:
- Chọn giống khoẻ
- Xử lý và khử trùng tốt nguyên liệu.
- Giữ môi trường nơi nuôi trồng thật vệ sinh. Nên rửa bịch trước khi rạch 2 giờ.
- Hạn chế sử dụng thuốc sát trùng trực tiếp lên nấm. Chỉ nên phun thuốc trừ sâu
bệnh trước và sau khi nuôi trồng.
- Nên phân lô (bịch tốt, bịch xấu) để tiện chăm sóc
g)Thu hoạch
Đây là giai đoạn quan trọng, nó quyết định đến chất lượng nấm thương phẩm.
Cần phải xác định đúng thời điểm thu hoạch, nếu không nấm sẽ không đạt tiêu chuẩn,
có thể thu hoạch 40 - 45 ngày sau khi gieo trồng, mỗi tuần thu hoạch một lần.
(Nguồn: ĐTra và tìm hiểu từ: NNVN, 2011, “Kỹ Thuật Trồng Nấm”,< www.18thãng.com

15


×