Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG ĐỐI VỚI HIỆN TƯỢNG NƯỚC BIỂN DÂNG CỦA NGƯỜI DÂN SỐNG VEN BIỂN XÃ PHÚ TÂN HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.47 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THỊ NGỌC CẨM

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG ĐỐI VỚI HIỆN TƯỢNG
NƯỚC BIỂN DÂNG CỦA NGƯỜI DÂN SỐNG VEN BIỂN
XÃ PHÚ TÂN HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG
TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7 năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THỊ NGỌC CẨM

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG ĐỐI VỚI HIỆN TƯỢNG
NƯỚC BIỂN DÂNG CỦA NGƯỜI DÂN SỐNG VEN BIỂN
XÃ PHÚ TÂN HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG
TỈNH TIỀN GIANG

Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. NGUYỄN THỊ Ý LY

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7 năm 2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Đánh Giá Khả Năng Thích Ứng Của
Người Dân Sống Ven Biển Đối Với Hiện Tượng Nước Biển Dâng Tại Xã Phú Tân, Huyện
Tân Phú Đông, Tỉnh Tiền Giang” do Nguyễn Thị Ngọc Cẩm sinh viên khóa 2007 - 2011,
ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
______________________

Th.S Nguyễn Thị Ý Ly
Người hướng dẫn

______________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm

Tháng


Năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành tốt luận văn này trước hết con xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến
ba mẹ người đã có ơn sinh thành, dưỡng dục và luôn ở bên con, ủng hộ, hi sinh cho
con để con có ngày hôm nay. Thật may mắn và hạnh phúc biết bao khi con được sinh
ra và trưởng thành trong tình yêu thương của ba mẹ!
Bên cạnh đó em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Kinh Tế trường Đại
Học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức
quý báu cho em trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Ý Ly, người đã hết lòng quan tâm giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Tôi xin chân thành cám ơn các cô chú cán bộ công tác tại Ủy Ban Nhân Dân xã
Phú Tân, mọi người đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận thuận lợi.
Cuối cùng, cho tôi gởi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, những người đã động viên
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn cũng như trong suốt quá trình học tập.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06/2011
Sinh Viên



NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ NGỌC CẨM. Tháng 5 năm 2011. “Đánh giá khả năng thích ứng đối
với hiện tượng nước biển dâng của người dân sống ven biển tại xã Phú Tân,
huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang”.
NGUYỄN THỊ NGỌC CẨM. May 2011. “Assessing the adaptive capacity to sea
level rise of coastal residents on Phu Tan commune, Tan Phu Dong district, Tien
Giang province”.
Biến đổi khí hậu và hiện tượng nước biển dâng đã và đang tác động ngày càng nghiêm
trọng đến người dân sống ven biển tại xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền
Giang. Nước biển dâng xâm chiếm đất đai, làm giảm giá trị đất, gây thiệt hại sản
lượng thủy sản và trồng trọt, nhà cửa và thậm chí đe dọa tính mạng.
Đề tài tiến hành đánh giá khả năng thích ứng của người dân tại đây đối với hiện tượng
nước biển dâng thông qua số liệu thứ cấp được thu thập tại Ủy ban xã Phú Tân, và số
liệu sơ cấp từ điều tra 50 hộ sống ven biển tại xã. Trước hết, tác giả tìm hiểu những
biến động của mực nước biển dâng trong thời gian gần đây và những tác động của nó.
Tổng thiệt hại hiện tại do hiện tượng nước biển dâng gây nên đối với người dân là
8.441.622.560 VNĐ. Qua mô hình hàm thiệt hại do hiện tượng nước biển dâng, đề tài
đã xác định được các yếu tố tác động đến mức thiệt hại. bao gồm các yếu tố: sinh kế,
nhận thức, thu nhập từ biển, hỗ trợ và khoảng cách. Trong đó, khoảng cách trung bình
từ nhà và khu canh tác đến bờ biển có mức ảnh hưởng nhiều nhất đối với mức độ thiệt
hại. Căn cứ vào các yếu tố tác động đó và xem xét các điều kiện sẵn có tại địa phương,
đề tài đánh giá khả năng thích ứng của người dân tại đây đối với hiện tượng nước biển
dâng rất thấp. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị giúp người dân tại đây nâng cao năng
lực thích nghi với những thay đổi do hiện tượng nước biển dâng.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii

DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. ix
DANH MỤC PHỤ LỤC .................................................................................................x
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ..........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2
1.2.1.
Mục tiêu chung ........................................................................................2
1.2.2.
Mục tiêu cụ thể ........................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................2
1.3.1.
Phạm vi thời gian .....................................................................................2
1.3.2.
Phạm vi không gian .................................................................................3
1.4. Cấu trúc luận văn ...............................................................................................3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................4
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................................4
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ...........................................................................5
2.2.1.
Tổng quan về tỉnh Tiền Giang .................................................................5
2.2.2.
Tổng quan về xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông ..................................10
a) Điều kiện tự nhiên .............................................................................................10
b) Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................................12
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................14
3.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................14
3.1.1.
Biến đổi khí hậu .....................................................................................14
3.1.2.
Hiện tượng nước biển dâng....................................................................17

3.1.3.
Khả năng thích ứng với BĐKH, nước biển dâng ..................................19
3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................20
3.2.1.
Phương pháp thu thập số liệu.................................................................20
3.2.2.
Phương pháp xử lí số liệu ......................................................................20
3.2.3.
Phương pháp tham vấn cộng đồng.........................................................20
3.2.4.
Phương pháp phân tích hồi quy .............................................................20
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................25
4.1. Tình hình hiện tượng nước biển dâng trong thời gian gần đây........................25
4.2. Đánh giá tác động do hiện tượng nước biển dâng ...........................................26
4.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội của mẫu điều tra .....................................................28
4.3.1.
Độ tuổi ...................................................................................................28
4.3.2.
Giới tính .................................................................................................29
4.3.3.
Trình độ học vấn ....................................................................................29
4.3.4.
Thu nhập và các nguồn thu nhập của hộ................................................30
4.3.5.
Nghề phụ ................................................................................................32
4.3.6.
Mức Độ Nhận Thức ...............................................................................32
4.3.7.
Thay Đổi Hình Thức Sinh Kế ................................................................33
4.3.8.

Hỗ Trợ Địa Phương ...............................................................................34
v


4.4. Xác định các yếu tố tác động đến mức độ thiệt hại do hiện tượng nước biển
dâng gây ra.................................................................................................................36
4.5. Đánh giá khả năng thích ứng với hiện tượng nước biển dâng .........................39
4.5.1.
Thu nhập từ biển ....................................................................................39
4.5.2.
Thay đổi hình thức sinh kế ....................................................................40
4.5.3.
Nhận thức ...............................................................................................41
4.5.4.
Hỗ trợ địa phương ..................................................................................41
4.5.5.
Khoảng cách ..........................................................................................42
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................44
5.1. Kết luận ............................................................................................................44
5.2.
Kiến nghị................................................................................................45
5.1.2.
Về phía chính quyền địa phương ...........................................................45
5.1.3.
Về phía người dân ..................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................47
PHỤ LỤC ........................................................................................................................1

vi



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATNĐ

Áp Thấp Nhiệt Đới

BĐKH

Biến Đổi Khí Hậu

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

GDP

Tổng Sản Phẩm Nội Địa (Gross Domestic Product)

IPCC

Ủy Ban Liên Chính Phủ Về Biến Đổi Khí Hậu

(Intergovermental Panel on Climate Change)
KT-TV&MT

Khí Tượng Thủy Văn và Môi Trường

NBD

Nước Biển Dâng


NDMP

Đối Tác Giảm Nhẹ Thiên Tai

TN – MT

Tài Nguyên Môi Trường

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

VNĐ

Việt Nam Đồng

VN

Việt Nam

Vùng KTTĐ

Vùng Kinh Tế Trọng Điểm

WB

Ngân Hàng Thế Giới (World Bank)

vii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Tên Biến và Giải Thích Các Biến Trong Kỳ Vọng

23

Bảng 4.1. Mực Nước Đặc Trưng Năm Trạm Vàm Kênh, Sông Cửa Tiểu

25

Bảng 4.2. Thiệt Hai do Hiện Tượng Nước Biển Dâng gây ra

28

Bảng 4.3. Nhóm Tuổi của Hộ Điều Tra

28

Bảng 4.4. Cơ Cấu Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ

30

Bảng 4.5. Khoảng Cách Trung Bình Từ Nhà và Khu Canh Tác Đến Bờ Biển

35

Bảng 4.5. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Tuyến Tính


37

Bảng 4.6. Kiểm Tra về Dấu Kì Vọng của Mô Hình

37

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Tiền Giang

6

Hình 2.2. Bản Đồ Hành Chính Xã Phú Tân, Huyện Tân Phú Đông, Tỉnh Tiền Giang 11
Hình 3.1. Hàm thiệt hại do nước biển dâng

22

Hình 4.1. Biểu Đồ Độ Tuổi của Người Được Phỏng Vấn

28

Hình 4.2. Biểu Đồ Giới Tính của Người Được Phỏng Vấn

29

Hình 4.3. Biểu Đồ Trình Độ Học Vấn của Người Được Phỏng Vấn


30

Hình 4.4. Biểu Đồ Thu Nhập của Hộ Điều Tra (VNĐ/năm)

31

Hình 4.5. Biểu Đồ Phần Trăm Các Nguồn Thu Nhập của Hộ Điều Tra (VNĐ)

31

Hình 4.6. Biểu Đồ Nghề Phụ của Hộ Điều Tra

32

Hình 4.7. Biểu Đồ Mức Độ Nhận Thức của Hộ Điều Tra

33

Hình 4.8. Biểu Đồ Thay Đổi Hình Thức Sinh Kế

34

Hình 4.9. Biểu Đồ Hỗ Trợ Địa Phương của Hộ Điều Tra

35

Hình 4.10. Biểu Đồ Khoảng Cách Trung Bình Từ Nhà và Khu Canh Tác Đến Bờ Biển
36

ix



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các Đối Tượng Dễ Bị Tổn Thương do BĐKH ..............................................1
Phụ lục 2: Kết quả ước lượng mô hình hàm thiệt hại do NBD dạng tuyến tính .............1
Phụ lục 3: Kiểm tra sự vi phạm các giả thiết của mô hình hồi qui..................................1
Phụ lục 4: Một số hình ảnh về những tác động của hiện tượng nước biển dâng ............1
Phụ lục 5: Bảng câu hỏi điều tra phỏng vấn ....................................................................1

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Biến đổi khí hậu toàn cầu là vấn đề nóng được đề cập hàng đầu trên các diễn

đàn quốc tế trong vài thập kỉ vừa qua. Biến đổi khí hậu biểu hiện chủ yếu ở hai mặt, đó
là hiện tượng nóng lên toàn cầu và hiện tượng mực nước biển dâng. Và hàng loạt các
diễn biến phức tạp của thời tiết, các đợt thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan
khác đang gia tăng ở hầu hết các nơi trên thế giới.
Nhiệt độ và mực nước biển trung bình tăng nhanh chưa từng có đang là mối lo
và nguy hiểm tiềm ẩn của nhiều quốc gia trên thế giới. Theo báo cáo của đại diện
Ngân hàng thế giới (WB), BĐKH và hiện tượng nước biển dâng dự tính sẽ tác động
lớn nhất lên các nước đang phát triển. Với đường bờ biển trên 3000 km, VN được coi
là quốc gia có mức độ dễ bị tổn thương cao hơn trước sự BĐKH. Hiện nay, Việt Nam
được xếp trong số 5 nước bị tác động lớn nhất của BĐKH và hiện tượng nước biển

dâng. Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường (TN-MT) Phạm Khôi Nguyên, 50
năm qua, nhiệt độ trung bình ở VN đã tăng khoảng 0,5-0,7oC, mực nước biển đã dâng
khoảng 20cm. Các nhà khoa hoc nhận định đến năm 2100, nhiệt độ trung bình của
Việt Nam tăng thêm 3oC, mực nước biển dâng thêm 1m so với hiện nay. Nếu không có
biện pháp ứng phó, đến năm 2100, VN sẽ bị mất ít nhất 12,2% diện tích đất, nơi cư trú
của 23% dân số; nhiều khu vực sẽ bị ngập trong nhiều tháng, thiệt hại kinh tế có thể
lên đến 17 tỉ USD, từ đó dẫn đến nguy cơ đói nghèo, mất chỗ ở, chỗ sản xuất…, và
hàng loạt vấn đề xã hội khác sẽ nảy sinh.
BĐKH và hiện tượng nước biển dâng đã và đang tác động đến chúng ta ngày
càng nghiêm trọng khắp mọi nơi và trên mọi lĩnh vực. Việc làm cần thiết ngay lúc này
là phải “hành động ngay” để ngăn chặn sự gia tăng của BĐKH và hiện tượng nước
biển dâng. Hiện nay, nhiều nghiên cứu khoa học đã được thực hiện nhằm đánh giá tính
dễ tổn thương, khả năng thích ứng của người dân, tìm kiếm phương án thích nghi hiệu


quả và bền vững đối với BĐKH và hiện tượng nước biển dâng nhằm giúp người dân
giảm thiểu rủi ro do BĐKH gây ra.
Trong các khu vực bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng, các vùng ven biển sẽ bị
ảnh hưởng nặng nề nhất (Phụ lục 1). Theo Viện Khoa học Khí tượng thuỷ văn và Môi
trường (KT-TV&MT), hiện nay, các khu vực ven biển ở các tỉnh như Nghệ An, Nam
Định, Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu… đang bị nước biển xâm lấn
đến mức báo động. Xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang là một xã giáp
biển và có địa hình thấp. Trong thời gian gần đây, hiện tượng nước biển dâng đang tác
động đến khu vực này rất nghiêm trọng. Nước biển dâng xâm chiếm đất đai, làm suy
giảm giá trị đất, gây thiệt hại về thủy sản và nông nghiệp, san bằng nhà cửa, đe dọa
đến cuộc sống của người dân ở đây. Do đó, việc đánh giá mức tổn hại, khả năng thích
ứng nhằm tìm biện pháp đối phó với BĐKH và hiện tượng nước biển dâng là hết sức
cần thiết ngay lúc này. Và đó là lý do tôi chọn đề tài: Đánh giá khả năng thích ứng
đối với hiện tượng nước biển dâng của người dân sống ven biển xã Phú Tân,
huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá khả năng thích ứng của người dân sống ven biển tại xã Phú Tân,

huyện Tân Phú Đông đối với hiện tượng mực nước biển dâng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu biến động của mực nước biển dâng trong những năm gần đây.
Đánh giá tác động do hiện tượng nước biển dâng và xác định các yếu tố tác
động đến mức độ thiệt hại do nước biển dâng.
Đánh giá khả năng thích ứng đối với hiện tượng nước biển dâng của người dân
tại xã.
Đề xuất kiến nghị nhằm giúp người dân giảm nhẹ tổn thương do hiện tượng
nước biển dâng gây ra.
1.3.

Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi thời gian

Khóa luận được thực hiện từ 2/3/2011 đến 25/5/2011, đề tài tiến hành thu thập thông
tin về xu hướng nước biển dâng, tình hình nước biển dâng tác động đến người dân, các
2


đặc điểm kinh tế xã hội, sau đó nghiên cứu tài liệu, tiến hành nhập số liệu, xử lý số
liệu, chạy mô hình hồi qui, viết báo cáo và đưa ra kết quả nghiên cứu.
1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp 50 hộ dân sống ven biển, trên địa
bàn xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Đây là một xã ven biển, phát

triển mạnh nuôi trồng thủy sản theo hình thức quảng canh. Và hiện nay, xã đang chịu
tác động nghiêm trọng do hiện tượng nước biển dâng gây ra.
1.4.

Cấu trúc luận văn
Bài luận văn được chia làm 5 chương

Chương 1: Đặt vấn đề
Chương này giới thiệu sơ lược về lí do thực hiện đề tài, mục tiêu nghiên cứu, ý
nghĩa nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và tổng quan về cấu trúc luận văn.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu tổng quan tài liệu nghiên cứu có liên quan. Giới thiệu tổng quát về
điều kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn, đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang và xã
Phú Tân, huyện Tân Phú Đông.
Chương 3: Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Chương này trình bày các cơ sở lí luận, khái niệm BĐKHH và hiện tượng nước
biển dâng và các khái niệm liên quan. Trình bày các phương pháp nghiên cứu bao gồm
phương pháp thu thập số liệu, thống kê mô tả, xử lý số liệu và phân tích hồi qui.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Tìm hiểu tình hình nước biển dâng tại địa bàn nghiên cứu, những tác động của
nó, và các điều kiện kinh tế xã hội của người dân ở đây. Xác định các yếu tố tác động
đến mức thiệt hại do nước biển dâng gây ra. Đồng thời, đánh giá khả năng thích ứng
đối với hiện tượng nước biển dâng của người dân ở đây.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Đưa ra những kết luận chính mà đề tài đã thực hiện và một số kiến nghị nhằm
nâng cao khả năng đối phó, thích ứng với hiện tượng nước biển dâng.

3



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1.

Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện khóa luận tôi đã tham khảo các nghiên cứu của những

tác giả, nhóm tác giả, cơ quan dưới đây:
Dolan, A.H., and Walker, I.J., 2003 đã nghiên cứu về khái niệm tính tổn thương
trong BĐKH và giới thiệu một khung dùng để đánh giá khả năng thích ứng (Phụ lục
2). Khung đánh giá này được xem xét hợp nhất trên nhiều phạm vi. Khung đánh giá
này đưa ra những yếu tố quyết định khả năng thích ứng của một cộng đồng, bao gồm:
khả năng tiếp cận tài nguyên và sự phân phối của các nguồn tài nguyên; khả năng tiếp
cận công nghệ kĩ thuật, thông tin sẵn có; sự giàu có của cá nhân, địa phương và quốc
gia; mức độ nhận thức nguy hiểm tiềm tàng của BĐKH; vốn xã hội, những cơ cấu tổ
chức của chính quyền để xử lí những hiểm họa của BĐKH. Việc hiểu rõ về tình hình
địa phương rất quan trọng để tiến hành các nghiên cứu về những tổn hại và khả năng
thích ứng. Hơn nữa, để chứng minh tính thuyết phục của các yếu tố quyết định trên,
tác giả còn đưa ra một số nhận định của các nhà nghiên cứu khác về vấn đề này. Tác
giả nhận định rằng tính tổn thương của một hệ thống phụ thuộc vào khả năng thích
ứng của hệ thống đó, có nghĩa là mức độ thiệt hại của hệ thống càng cao thì khả năng
thích ứng của hệ thống đó kém. Nghiên cứu này được áp dụng để đánh giá những tổn
thương do hiện tượng nước biển dâng và khả năng thích ứng tại một trong những vùng
bờ biển dễ tổn thương nhất của Canada.
Báo cáo lần II của IPCC (IPCC, 2001), đã xác định một số yếu tố quyết định
khả năng thích ứng, bao gồm: những sự lựa chọn công nghệ kĩ thuật có sẵn, những
nguồn tài nguyên có sẵn của hệ thống, và phân phối của chúng; dự trữ vốn con người
như giáo dục, an ninh; dự trữ vốn xã hội như quyền sở hữu tài sản, cơ cấu của các cơ



quan nhà nước, khả năng quản lí thông tin của các nhà chính sách và nhận thức của
cộng đồng.
Peter Chaudhry và Greet Ruysschaert (2008) đã phân tích mối quan hệ giữa sự
nghèo, BĐKH và khả năng thích ứng với BĐKH. Sự bất công bằng trong phân phối
thu nhập có thể đem lại những hậu quả đáng kể và lâu dài đối với khả năng thích ứng
với BĐKH của Việt Nam trong tương lai. Tính dễ tổn thương trước BĐKH gắn liền
với nghèo đói, hay khả năng thích ứng bị ảnh hưởng bởi thu nhập. Vì vậy, để giảm
tính dễ tổn thương, tăng khả năng thích ứng trước BĐKH, giảm nghèo là biện pháp
thích ứng lâu dài tốt nhất. Các biện pháp cấp bách để tăng thu nhập và duy trì sinh kế
là khuyến khích giảm thiểu rủi ro bằng cách đa dạng hóa thu nhập; tạo ra khả năng
thực hiện những đánh giá về tính tổn thương và tăng cường khả năng sẵn sàng ứng phó
thiên tai bao gồm các hệ thống cảnh báo sớm và các biện pháp giảm thiểu như gia cố
đê điều và trồng rừng phòng hộ, rừng ngập mặn ven biển. Thực hiện các biện pháp
ứng phó với BĐKH trên cơ sở lựa chọn giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất,
và có thể duy trì cải thiện sinh kế cho mọi người, nhất là người nghèo.
Một nghiên cứu của sinh viên khoa Kinh Tế nhằm tìm hiểu nhận thức và khả
năng thích ứng của ngư dân với BĐKH tại phường Đông Hải TP Phan Rang – Tháp
Chàm, tỉnh Ninh Thuận đã đưa ra kết luận rằng tỉ lệ ngư dân hiểu biết vể BĐKH và
nhận thức tình hình BĐKH, tính nguy hiểm tiềm tàng trong tương lai rất thấp nên khả
năng thích ứng của họ một khi bị ảnh hưởng của BĐKH bị tác động rất thấp. Và số
người được hỏi có khả năng chuyển đổi sang nghề khác khi không làm trong nghề cá
nữa chỉ chiếm 38%, nên khả năng thích ứng hay sự bền vững sinh kế trong tương lai
thấp.
Những nghiên cứu trên là cơ sở để tôi lựa chọn các biến ảnh hưởng đến mức độ
thiệt hại của người nuôi trồng thủy sản trong đề tài.
2.2.

Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Tổng quan về tỉnh Tiền Giang

a) Vị trí địa lí
Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vừa

nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Vùng KTTĐPN), nằm cách thành phố

5


Hồ Chí Minh 70 km về hướng Nam và cách thành phố Cần Thơ 90 km về hướng Bắc,
nằm trong tọa độ 105050’ – 106045’ độ kinh Đông và 10035’ - 10012’ độ vĩ Bắc.
Theo vị trí địa lí, Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền (một nhánh
của sông Mê Kông) với chiều dài 120 km, với các tiếp giáp ranh giới địa lí như sau:
Phía Bắc và Đông Bắc giáp Long An và TP. Hồ Chí Minh.
Phía Tây giáp Đồng Tháp.
Phía Nam giáp Bến Tre và Vĩnh Long.
Phía Đông giáp biển Đông với đường bờ biển dài trên 32 km.
Theo Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang năm 2009, Tiền Giang có diện tích tự
nhiên là 2.481,77 km2, chiếm khoảng 6% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 8,1%
diện tích Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, 0,7% diện tích cả nước.
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Tiền Giang

Nguồn: www.tiengiang.org.vn.com
b) Địa hình
Theo tham khảo từ Báo Cáo Quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên
nước dưới đất tỉnh Tiền Giang đến năm 2010 và Báo Cáo Đánh giá môi trường chiến
6


lược tỉnh Tiền Giang, tỉnh Tiền Giang nằm trong vùng ngập lũ của ĐBSCL, có địa
hình bằng phẳng, với độ dốc < 1% và cao trình biến thiên từ 0 m đến 1,6 m so với mặt

nước biển, phổ biến từ 0,8 m đến 1,1 m. Nhìn chung, toàn vùng không có hướng dốc
rõ ràng, tuy nhiên có những khu vực có kiểu địa hình thấp trũng hay gò cao hơn so với
địa hình chung như sau:
Khu vực đất cao ven sông Tiền (đê sông tự nhiên) phân bố dọc theo sông Tiền
và kéo dài từ xã Tân Hưng (Cái Bè) đến xã Xuân Đông (Chợ Gạo). Cao trình phổ biến
từ 0,9 - 1,3 m, đặc biệt trên dãy đất cao ven sông Nam quốc lộ 1 từ Hoà Hưng đến thị
trấn Cái Bè do hầu hết đã lên vườn nên có cao trình lên đến 1,6 – 1,8 m.
Khu vực thuộc địa bàn huyện Cai Lậy, Cái Bè, giới hạn giữa kinh Nguyễn Văn
Tiếp và dãy đất cao ven sông Tiền có cao trình phổ biến từ 0,7 - 1,0 m và có khuynh
hướng thấp dần về kinh Nguyễn Văn Tiếp. Trên địa bàn có hai khu vực giồng cát và
vùng lân cận giồng cát có cao trình lớn hơn 1.0m là giồng Cai Lậy (bao gồm Bình Phú,
Thanh Hoà, Long Khánh, thị trấn Cai Lậy, Tân Bình, Nhị Mỹ) và giồng Nhị Quý (kéo
dài từ Nhị Quý đến gần Long Định). Do đó, khu vực nằm giữa hai giồng này là dãy đất
cao ven sông Tiền (bao gồm khu vực Long Tiên, Mỹ Long, Bàn Long, Bình Trung) có
cao trình thấp hơn nên khó tiêu thoát nước.
Khu vực trũng phía Bắc Đồng Tháp Mười (bao gồm hầu hết huyện Tân Phước)
có cao trình phổ biến từ 0,60 - 0,75m, cá biệt tại xã Tân Lập 1 và Tân Lập 2 có cao
trình thấp đến 0,4 - 0,5m. Do lũ hàng năm của sông Cửu Long tràn về Đồng Tháp
Mười cộng với cao trình mặt đất thấp nên đây là khu bị ngập nặng nhất của tỉnh.
Khu vực giữa Quốc lộ 1 và kinh Chợ Gạo có cao trình từ 0,7 - 1,0m bao gồm
vùng đồng bằng bằng phẳng 0,7 - 0,8m nằm kẹp giữa giồng Phú Mỹ, Tân Hương, Tân
Hiệp (Châu Thành) phía Tây và giồng Bình Phục Nhất, Bình Phan (Chợ Gạo) phía
Đông.
Khu vực Gò Công giới hạn từ phía Đông kinh Chợ Gạo đến biển Đông, có cao
trình phổ biến từ 0,8 và thấp dần theo hướng Đông Nam, ra đến biển Đông chỉ còn 0,4
- 0,6m Có hai vùng trũng cục bộ tại xã Thạnh Trị, Yên Luông, Bình Tân (Gò Công
Tây) và Tân Điền, Tân Thành (Gò Công Đông). Do tác động bồi lắng phù sa từ cửa
Xoài Rạp đưa ra, khu vực ven biển phía Bắc (Tân Trung, Tân Phước, Gia Thuận, Vàm
Láng) có cao trình hơn hẳn khu vực phía Nam.
7



Trên địa bàn còn có rất nhiều giồng cát biển hình cánh cung có cao trình phổ
biến từ 0,9 - 1,1m nổi hẳn lên trên các đồng bằng chung quanh.
c) Khí hậu
Khí hậu Tiền Giang mang tính chất nội chí tuyến - cận xích đạo và khí hậu
nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm. Nhiệt độ bình quân
trong năm là 27 - 29oC; tổng tích ôn cả năm 10.183oC/năm. Có 2 mùa: Mùa khô từ
tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (thường có
hạn Bà chằng vào tháng 7, tháng 8). Tiền Giang nằm trong dãy ít mưa, lượng mưa
trung bình 1.210 - 1.424 mm/năm và phân bố ít dần từ bắc xuống nam, từ tây sang
đông; Độ ẩm trung bình 80 - 85%. Gió: có 2 hướng chính là Đông bắc (mùa khô) và
Tây nam (mùa mưa); tốc độ trung bình 2,5 – 6 m/s.
d) Chế độ thủy hải văn
Hầu hết sông, rạch trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không
đều. Đặc biệt vùng cửa sông có hoạt động thủy triều rất mạnh, biên độ triều tại các cửa
sông từ 3,5 - 3,6 m, tốc độ truyền triều 30 km/h (gấp 1,5 lần sông Hậu và 3 lần sông
Hồng), tốc độ độ chảy ngược trung bình 0,8 - 0,9 m/s, lớn nhất lên đến 1,2 m/s và tốc
độ chảy xuôi đến 1,5 - 1,8 m/s. Trên sông Tiền, tại Mỹ Thuận (cách cửa sông 102 km)
biên độ triều lớn nhất từ 121 - 190 cm, ở hai lũ lớn nhất (tháng 9 và 10) biên độ triều
nhỏ nhất khoảng 10 – 130 cm và hai tháng mùa cạn (tháng 4 và 5) biên độ triều lớn
nhất là 190 – 195 cm. Đỉnh triều (max) tại Mỹ Thuận : 196 cm (17/10/1978), chân
triều (min) : -134 cm (30/04/1978).
e) Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất
Tổng quỹ đất tự nhiên của tỉnh là 236.663 ha, trong đó có các nhóm đất chính
như sau:
Nhóm đất phù sa: Chiếm 53 % tổng diện tích tự nhiên 125.431 ha, chiếm phần
lớn diện tích các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, thành phố Mỹ Tho
và một phần huyện Gò Công Tây thuộc khu vực có nguồn nước ngọt. Đây là nhóm đất

thuận lợi nhất cho nông nghiệp đã sử dụng toàn diện tích. Trong nhóm đất này có loại
đất phù sa bồi ven sông có thành phần cơ giới tương đối nhẹ hơn cả nên thích hợp cho
trồng cây ăn trái.
8


Nhóm đất mặn: Chiếm 14,6 % tổng diện tích tự nhiên 34.552 ha, chiếm phần lớn
diện tích huyện Gò Công Đông, thị xã Gò Công, Gò Công Tây và một phần huyện
Chợ Gạo. Về bản chất đất đai thuận lợi như nhóm đất phù sa, nhưng bị nhiễm mặn
từng thời kỳ hoặc thường xuyên. Nếu được rửa mặn loại đất này sẽ rất thích hợp cho
việc sản xuất nông nghiệp với chủng loại cây trồng tương đối đa dạng.
Nhóm đất phèn: Chiếm 19,4 % diện tích tự nhiên 45.912 ha, phân bố chủ yếu ở
khu vực trũng thấp Đồng Tháp Mười thuộc phía Bắc 3 huyện: Cái bè, Cai Lậy, Tân
Phước. Đây là loại đất hình thành trên trầm tích đầm lầy mặn ven biển thành tạo trong
quá trình biển thoái, nên loại đất này giàu hữu cơ và phèn. Đất phèn tiềm tàng và hoạt
động sâu (phèn ít) có diện tích ít hơn so với đất phèn tiềm tàng và hoạt động nông
(phèn nhiều) với tỷ lệ 6,82 % so với 12,19 %.
Hiện nay, ngoài tràm và bàng là hai loại cây cố hữu trên đất phèn nông, đã tiến
hành trồng khóm và mía có hiệu quả ổn định trên diện tích đáng kể. Ngoài ra, một số
diện tích khác cũng đã bước đầu được canh tác có hiệu quả với một số mô hình như
trồng khoai mỡ và các loại rau màu, trồng hai vụ lúa và cả trồng cây ăn quả trên những
diện tích có đủ nguồn nước ngọt và có khả năng chống lũ.
Đất phèn nặm chiếm diện tích nhỏ phân bổ dọc bờ đất thấp (đất biền) bị ngập triều ven
các lạch triều bưng trũng.
Nhóm đất cát giồng: Chiếm 3,1 % diện tích tự nhiên với 7.336 ha, phân bổ rải
rác ở các huyện Cai Lậy, Châu Thành, Gò Công Tây và tập trung nhiều nhất ở huyện
Gò Công Đông do đất cát giồng có địa hình cao, thành phần cơ giới nhẹ, nên chủ yếu
làm đất thổ cư và canh tác cây ăn trái, rau màu.
Nhìn chung, đất đai của tỉnh phần lớn là nhóm đất phù sa (chiếm 53 %), thuận
lợi nguồn nước ngọt, từ lâu đã được đưa vào khai thác sử dụng, hình thành vùng lúa

năng suất cao và vườn cây ăn trái chuyên canh của tỉnh; còn lại 19,4 % (45.912 ha) là
nhóm đất phèn và 14,6 % (34.552 ha) là nhóm đất phù sa nhiễm mặn ... trong thời gian
qua được tập trung khai hoang, mở rộng diện tích, cải tạo và tăng vụ thông qua các
chương trình khai thác phát triển vùng Đồng Tháp Mười, chương trình ngọt hoá Gò
Công, đã từng bước mở rộng vùng trồng lúa năng suất cao, vườn cây ăn trái sang các
huyện phía Đông và vùng chuyên canh cây công nghiệp thuộc huyện Tân Phước.
Tài nguyên nước: gồm nước mặt và nước ngầm
9


Tài nguyên nước mặt: Do đặc thù là vùng sông nước nên tỉnh sở hữu nguồn
nước mặt dồi dào, nhưng trên thực tế nguồn nước đủ tiêu chuẩn đưa sử dụng cho sinh
hoạt và trồng trọt chỉ duy nhất được cung cấp, lấy từ sông Tiền Giang và sông Vàm
Cỏ. Lượng nước ngọt ngày càng hạn chế khi đi ra gần biển, đặt biệt vào mùa khô.
Tài nguyên nước ngầm: trên phạm vi tỉnh có 3 tầng chứa nước có triển vọng, có
độ giàu nước từ lớn đến trung bình, có chất lượng tốt, đủ điều kiện khai thác với qui
mô lớn và vừa gồm các phân vị Pliocen trên, Pliocen dưới và Miocen. Các phân vị này
phân bố tập trung ở Mỹ Tho, Cai Lậy; độ sâu dao động từ 150 – 400 m. Tại các nơi
khác, khả năng khai thác hạn chế. Tại Mỹ Tho, lưu luợng đang khai thác hơn 40.000
m3/ngày đêm.
Tài nguyên biển
Với điều kiện nằm giữa các cửa sông nên rất thuận lợi cho nuôi trồng và đánh
bắt thủy hải sản. Thủy sản nước lợ: gồm con giống, con non sinh sản và di chuyển vào
sâu trong bờ, trữ lượng hàng năm ước tính về tôm, cua, cá, sò, nghêu... tại các vùng
cửa sông là 156.000 tấn. Tiềm năng hải sản khá dồi dào với trữ lượng hàng năm về
sinh vật nổi lên đến 12.000 triệu tấn thực vật phiêu sinh, 5,96 triệu tấn động vật phiêu
sinh, 4,7 triệu tấn sinh vật đáy và hơn 1 triệu tấn cá.
Tài nguyên rừng
Toàn tỉnh có 2.028 ha rừng trồng ngập mặn gồm các loại bần, đước, mắm, dừa
nước, phi lao. Thực vật dưới tán lá rừng ngập mặn rất phong phú gồm 75 loài thuộc 35

họ.
2.2.2. Tổng quan về xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông
a) Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lí: Xã Phú Tân là xã thuộc cù lao Lợi Quan, được chia cắt từ xã Phú
Thạnh Đông (tháng 12/1992). Phú Tân nằm phía đông của huyện Tân Phú Đông.
Phía Đông giáp biển Đông.
Phía Tây giáp xã Phú Đông.
Phía Nam sông Cửa Đại.
Phía Bắc giáp sông Cửa Tiểu.

10


Hình 2.2. Bản Đồ Hành Chính Xã Phú Tân, Huyện Tân Phú Đông, Tỉnh Tiền
Giang

Nguồn: UBND xã Phú Tân
Địa hình: Được hình thành do sự bồi đắp của 2 con sông Cửa Đại và Cửa Tiểu.
Toàn địa hình là vùng thấp, giáp biển và sông nên chịu ảnh hưởng mỗi khi nước triều
cường lên xuống. Qua quá trình khai phá của nhân dân, vùng đất này hình thành các
vùng nuôi trồng thủy sản có tiếng…
Khí hậu: Xã Phú Tân thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, mang đặc tính chung của
ĐBSCL, nóng ẩm quanh năm. Nhiệt độ cao và ôn hòa 27 – 27,5 0c. Có hai mùa rõ rệt:
mùa khô (tháng 12 - tháng 4 năm sau), mùa mưa (tháng 5 – tháng 11). Nằm trong dãy
ít mưa, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.210 mm đến 1.424 mm. Có 2
hướng gió chính là Đông bắc (mùa khô) và Tây nam (mùa mưa); tốc độ trung bình 2,5
11


– 6 m/s. Mùa gió chướng thường xuất hiện vào tháng 12 đến tháng 3 năm sau (theo âm

lịch).
Thủy văn: Xã Phú Tân giáp hai sông Cửa Đại và Cửa Tiểu, ngoài ra còn có hệ
thống sông, kênh rạch phong phú nên nguồn nước dồi dào phục vụ cho sản xuất. Tuy
nhiên, do giáp biển nên vào mùa khô, mặn xâm nhập hầu như toàn bộ diện tích của xã.
Chế độ bán nhật triều, 1 tháng có 2 con nước lớn: rằm và 30. Đỉnh triều 1m54.
Tài nguyên đất: Toàn xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 8.626,13 ha. Trong
đó, diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 2.439,25 ha; đất nông nghiệp là 3.119,04 ha;
đất phi nông nghiệp là 708,29 ha; đất chưa sử dụng 4.798,17 ha.
Tài nguyên nước: Do là vùng cửa sông và có hệ thống sông ngòi chằng chịt
nên nguồn tài nguyên của xã dồi dào. Nhưng vào mùa khô, nước biển xâm lấn vào đất
liền, gây mặn hóa nguồn nước, nên khan hiếm nước sinh hoạt và sản xuất cho người
dân. Tình trạng này ngày càng nghiêm trọng hơn.
b) Điều kiện kinh tế - xã hội
Kinh tế: Do yếu tố địa hình và các điều kiện tự nhiên nên hoạt động kinh tế
chính của xã là nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp. Thu nhập bình quân của xã:
7.800.000. Số hộ nghèo có 397 hộ/981 hộ. Tỷ lệ nghèo chiếm 40,71%.
Dân số: Toàn xã có bốn ấp, với 981 hộ/3942 nhân khẩu. 100% hộ sử dụng điện.
Mật độ dân cư phân bổ không đều. Nguồn lao động của địa phương tương đối dồi dào,
xấp xỉ 45% dân số. Nguồn lực lao động này quyết định cho sự phát triển kinh tế xã hội
của địa phương, nhìn chung lực lượng lao động này chủ yếu tham gia vào nuôi trồng
thủy sản và,nông nghiệp và trình độ lao động đa số mới đạt trình độ phổ thông.
Giáo dục: Toàn xã có 3 điểm trường: mẫu giáo 1 trường, cấp I có 1 trường, cấp
II có 1 trường, chưa có trường cấp III. Số giáo viên địa phương có 3 người. Số trẻ 6
tuổi vào lớp 1 đạt 100%, duy trì sĩ số học sinh bậc tiểu học đạt 100%, tỉ lệ học sinh
hoàn thành bậc tiểu học đạt 100%, sĩ số học sinh lên bậc THCS đạt 100%. Tỷ lệ học
sinh bỏ học giảm dần, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, cơ sở vật chất
đang được đầu tư và tu sửa.
Y tế: Xã có 1 trạm y tế gồm 6 giường bệnh với 4 nhân viên: 1 bác sĩ, 2 y sĩ và 1
nữ hộ sinh. Cơ sở vật chất phục vụ y tế còn nghèo nàn, thô sơ. Các hoạt động về tiêm
chủng, phòng chống dịch bệnh: sốt xuất huyết, lao, dịch cúm gia cầm…, tuyên truyền

12


trên đài phát thanh về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân được quan tâm
thường xuyên hơn.
Giao thông: Xã đang trong thời kì xây dựng, bê tông hóa các con đường chính
của xã. Xây dựng các tuyến kênh sau: K1, K2, K3, Cây dông. Xã có 88 cống thủy lợi.

13


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.

Cơ sở lý luận
3.1.1. Biến đổi khí hậu
a) Khái niệm
“Biến đổi khí hậu” nghĩa là biến đổi của khí hậu được qui cho trực tiếp hoặc

gián tiếp do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu
và sự thay đổi này được cộng thêm vào khả năng biến động tự nhiên của khí hậu quan
sát được trong những thời kỳ có thể so sánh được”.(Theo công ước chung của LHQ về
biến đổi khí hậu).
Quá trình biến đổi khí hậu diễn ra từ từ, khó bị phát hiện và khi chúng ta nhận
ra những biểu hiện của nó, cũng là lúc không thể đảo ngược được.
Biến đổi khí hậu diễn ra trên phạm vi toàn cầu, tác động đến tất cả các châu lục,
ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của cuộc sống ( động vật thực vật, đa dạng sinh học, cảnh
quan, môi trường sống, sức khỏe con người…)

b) Nguyên nhân của BĐKH
Nguyên nhân tự nhiên
Sự vận động của địa quyển: Bão biển kéo dài và sự trôi dạt lục địa, sự nâng lên
của các lục địa và tạo núi hoạt động qua phân lớp thời gian dài (105-109 năm) gần như
chắc chắn là những nhân tố quan trọng về thay đổi khí hậu lâu dài.
Hoạt động núi lửa: Các hoạt động núi lửa sản sinh ra những chất khí và sự phát
tán rộng rãi dẫn đến sự hình thành những lớp sol khí tầng bình lưu dai dẳng. Nó có lẽ
là một nhân tố trong những thay đổi khí hậu tại tất cả các phân lớp thời gian.
Một số nhà khoa học cho rằng BĐKH, cụ thể là sự ấm lên của trái đất là một
hiện tượng tự nhiên xảy ra có tính chu kỳ trong lịch sử hình thành và phát triển của
Trái đất.
Nguyên nhân nhân tạo


×