Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

TÌM HIỂU THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG NĂM 2010 VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ MỘT SỐ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

TÌM HIỂU THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
TRONG NĂM 2010 VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG DỊCH VỤ MỘT SỐ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI
TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ LAN THY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “TÌM HIỂU THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG NĂM 2010 VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ MỘT SỐ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI
TP. HỒ CHÍ MINH” do Nguyễn Thị Lan Thy, sinh viên khóa K33, ngành Quản trị
kinh doanh thương mại, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
___________________ .

Ths. Trần Minh Huy
Người hướng dẫn,

________________________
Ngày



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành đề tài này và có kiến thức như ngày hôm nay, đầu tiên em
xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu cùng toàn thể Thầy Cô Khoa Kinh Tế –
Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức
cũng như những kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu tại trường.
Em cũng chân thành cảm ơn thầy Trần Minh Huy đã tận tình hướng dẫn và
hết sức quan tâm, động viên em trong quá trình thực hiện đề tài.

Em cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình,
bạn bè đã động viên và tạo mọi điều kiện giúp em trong quá trình học tập cũng
như trong cuộc sống.
Mặc dù em đã cố gắng hoàn thành tốt đề tài nhưng cũng không thể tránh
khỏi những sai sót nhất định, rất mong được sự thông cảm và chia sẻ cùng quý
Thầy Cô và bạn bè.
Em xin gửi lời chúc sức khỏe và thành đạt tới tất cả quý thầy cô cùng các
bạn.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Lan Thy - 07150161


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ LAN THY. Tháng 7 năm 2010. "TÌM HIỂU THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG NĂM 2010 VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ MỘT SỐ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI TP. HỒ
CHÍ MINH”
NGUYEN

THI

LAN

THY.

Junly

2010.

“RESEARCHING


THE

VIETNAM’S STOCK MARKET IN 2010 AND SOLUTIONS TO IMPROVE
QUALITY SERVICES OF COMPANY SECURITIES AT CHI MINH CITY”
Khóa luận tìm hiểu về tình hình TTCK Việt Nam trong năm 2010 và thực trạng
dịch vụ tại các CTCK trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh thông qua việc đánh giá mức độ
hài lòng của khách hàng đối với các dịch vụ này từ đó đưa ra giải pháp thích hợp để
nâng cao chất lượng dịch vụ.
Để tìm hiểu về tình hình TTCK nước ta trong năm 2010 tác giả đã tìm hiểu
những khó khăn thuộc về kinh tế vĩ mô của thế giới và trong nước ảnh hưởng đến
TTCK trong nước như thế nào. Từ đó có cái nhìn tổng quan về những khó khăn của
TTCK nước ta và nhận định tầm quan trọng của các dịch vụ tại CTCK đối với nhà đầu
tư.
Để đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của các CTCK để tài đã
đánh giá thực trạng các dịch vụ thông qua việc đo lường sự thỏa mãn của khách hàng.
Trước tiên thiết kế bảng câu hỏi với nội dung cần điều tra và tiến hành khảo sát. Sau
khi khảo sát sẽ tiến hành chọn lọc dữ liệu tiến hành phân tích bằng phần mềm SPSS
19.0.
Đề tài đánh giá độ tin cậy của các thang đo dựa trên hệ số tin cậy Cronbach’s
Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA để điều chỉnh lại các biến và thang đo cho
phù hợp. Sau khi kiểm định mô hình bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân
tố khám phá EFA đã có 4 biến bị loại bỏ, từ 22 biến ban đầu còn lại 18 biến và được
sắp xếp lại cho phù phợp với từng thang đo. Sau đó tiến hành đánh giá chất lượng dịch
dựa trên các biến và thang đo đã được điều chỉnh phù hợp.


Nhìn chung chất lượng dịch vụ của các CTCK tại TP. Hồ Chí Minh được khách
hàng đánh giá trên mức trung bình (3,35 - 3,89). Tuy nhiên khách hàng cũng chưa thật
sự hài lòng với dịch vụ của các CTCK. Các CTCK cần phải nâng cao hơn nữa chất

lượng dịch vụ của mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Từ những kết quả phân tích đề tài đã đưa ra một số giải pháp cần thiết để nâng
cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu khách hàng trong tình hình kinh tế khó khăn.


MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................... viii
Danh mục các bảng ....................................................................................................... ix
Danh mục các hình ..........................................................................................................x
Danh mục phụ lục .......................................................................................................... xi 
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1 
1.1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................1 
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................2 
1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................2 
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................2 
1.3 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................2 
1.3.1 Phạm vi nội dung.................................................................................2 
1.3.2 Phạm vi thời gian ................................................................................2 
1.3.3 Phạm vi không gian .............................................................................2 
1.4 Cấu trúc luận văn ............................................................................................2 
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................4 
2.1 Sơ lược về thị trường chứng khoán Việt Nam ...............................................4 
2.2 Tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán trên thị trường chứng
khoán TP.Hồ Chí Minh ...................................................................................................7 
2.2.1 Về hoạt động môi giới .........................................................................8 
2.2.2 Về hoạt động tự doanh ........................................................................9 
2.2.3 Hoạt động bảo lãnh phát hành ...........................................................10 
2.2.4 Hoạt động tư vấn ...............................................................................10
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................11 
3.1 Một số lý thuyết về thị trường chứng khoán ................................................11 

3.1.1 Khái niệm thị trường chứng khoán ...................................................11 
3.1.2 Thành phần tham gia thị trường chứng khoán ..................................11 
3.1.3 Công ty chứng khoán ........................................................................12 
3.1.4 Dịch vụ môi giới chứng khoán ..........................................................14 
v


3.2 Sản phầm dịch vụ .........................................................................................16 
3.3 Chất lượng dịch vụ .......................................................................................17 
3.4 Sự thỏa mãn khách hàng...............................................................................18 
3.5 Quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn khách hàng .....................19 
3.6 Mô hình lý thuyết chất lượng dịch vụ ..........................................................19 
3.7 Thang đo SERVUAL ...................................................................................21 
3.8 Mô hình năm thành phần chất lượng dịch vụ ...............................................22 
3.9 Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................23 
3.9.1 Thu thập dữ liệu ................................................................................23
3.9.2 Xử lý dữ liệu......................................................................................24 
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................25 
4.1 Tìm hiểu thị trường chứng khoán Việt Namtrong năm 2010.......................25 
4.1.1 Kinh tế vĩ mô thế giới trong năm 2010 .............................................25
4.1.2 Những yếu tố vĩ mô trong nước ảnh hưởng đến thị trường chứng
khoán VN ....................................................................................................................27
4.1.3 Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2010 ..................................32
4.2 Đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng đối với dịch vụ của các CTCK .......40 
4.2.1 Đặc điểm mẫu điều tra ......................................................................40 
4.2.2 Phân tích và đánh giá thang đo các thành phần chất lượng dịch vụ: 42 
4.2.3 Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ...............44 
4.2.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA ......................................................45 
4.2.5 Đánh giá chung chất lượng dịch vụ các công ty chứng khoán trên thị
trường chứng khoán TP. Hồ Chí Minh thông qua cuộc khảo sát ..................................47 

4.2.6 Đánh giá chất lượng dịch vụ một số công ty chứng khoán tiêu biểu 50 
4.2.7 Đề xuất giải pháp nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng về chất
lượng dịch vụ .................................................................................................................52
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................55 
5.1 Kết luận ........................................................................................................55 
5.2 Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.................................................56 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐS

Bất động sản

CLDV

Chất lượng dịch vụ

CPI

Chỉ số tiêu dùng

CNTT

Công nghệ thông tin

Cty

Công ty


CTCK

Công ty chứng khoán

CTCP

Công ty cổ phần

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GT

Giá trị

GTGD

Giá trị giao dịch

HOSE

Sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh

HNX

Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội

IPO


Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng

KL

Khối lượng

KLGD

Khối lượng giao dịch

MGCK

Môi giới chứng khoán

NN

Nước ngoài

NDTNN

Nhà đầu tư nước ngoài

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTW

Ngân hàng trung ương


OTC

Thị trường phi tập trung

SGDCK

Sở giao dịch chứng khoán

TB

Trung bình

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TTCK

Thị trường chứng khoán

UBCK

Ủy ban chứng khoán

UBCKNN

Ủy ban chứng khoán Nhà nước

USD


Đô la Mỹ
vii


VND

Việt Nam đồng

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4-1 Một số chỉ tiêu tại sàn HOSE ........................................................................32 
Bảng 4-2 Thống kê sàn HOSE năm 2010 .....................................................................34 
Bảng 4-3 Hoạt động IPO 2010 ở nước ta trong năm 2010............................................35 
Bảng 4-4 Những cổ phiếu tiêu biểu trong năm 2010 ....................................................38 
Bảng 4-5 Bảng thống kê mô tả thang đo chất lượng dịch vụ ........................................ 42
Bảng 4-6 Bảng thống kê hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của các thang đo ................. 44

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2-1 Chỉ số VN-Index và lệnh giao dịch (từ 28/07/2000 đến 25/06/2001) ............4
Hình 2-2 Chỉ số VN-Index và lệnh giao dịch ( từ 25/06/2001 đến 23/10/2003) ........... 5
Hình 2-3 Chỉ số VN-Index và lệnh giao dịch (từ 23/10/2003 đến 25/04/2006) ............6
Hình 2-4 Chỉ số VN-Index và lệnh giao dịch ( từ 25/04/2006 đến 13/03/2007) ............ 6
Hình 2-5 Chỉ số VN-Index và lệnh giao dịch (từ 13/03/2007 đến 31/12/2008) .............7
Hình 2-6 VN-Index trong năm 2009 ..............................................................................7 

Hình 4-1 Biếng động giá vàng thế giới trong năm 2010 ...............................................26 
Hình 4-2 Cán cân thương mại qua các năm từ 2006-2010 ............................................28 
Hình 4-3 Dữ trữ ngoại hối .............................................................................................29 
Hình 4-4 Biến động chỉ số giá tiêu dùng (CPI) theo tháng năm 2010 ..........................30 
Hình 4-5 Biến động tỷ giá hối đoái trong năm 2010 .....................................................31 
Hình 4-6 Quy mô thị trường theo ngành .......................................................................36 
Hình 4-7 Mô hình thống kê nhóm tuổi khách hàng tương ứng với mức đầu tư ...........40 
Hình 4-8 mô hình thống kê thời gian đầu tư của khách hàng tương ứng với số tiền đầu
tư ....................................................................................................................................41 
Hình 4-9 Biểu đồ thể hiện trung bình đánh giá các thang đo chất lượng dịch vụ .........48 
Hình 4-10 Biểu đồ trung bình đánh giá chất lượng dịch vụ của khách hàng tại sàn giao
dịch SBBS......................................................................................................................50 
Hình 4-11 Biểu đồ trung bình đánh giá chất lượng dịch vụ của khách hàng tại sàn giao
dịch FPT ........................................................................................................................51 
Hình 4-12 Biểu đồ trung bình đánh giá chất lượng dịch vụ của khách hàng tại sàn giao
dịch SSI..........................................................................................................................51 

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi
Phụ lục 2: Đặc điểm mẫu điều tra
Phụ lục 3: Độ tin cậy của thang đo “Phương tiện hữu hình”
Phụ lục 4: Độ tin cậy của thang đo “Mức độ tin cậy”
Phụ lục 5: Độ tin cậy của thang đo “Mức độ đáp ứng”
Phụ lục 6: Độ tin cậy của thang đo “Năng lực phục vụ”
Phụ lục 7: Độ tin cậy của thang đo “Mức độ đồng cảm”
Phụ lục 8: Phân tích nhân tố chất lượng dịch vụ


xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu vốn dài hạn cho đầu tư càng cao, chính
vì vậy thị trường vốn ra đời đáp ứng cho nhu cầu này. Để huy động vốn, bên cạnh
việc đi vay ngân hàng thông qua hình thức tài chính gián tiếp, Chính phủ và doanh
nghiệp còn huy động vốn thông qua hình thức phát hành chứng khoán. Khi chứng
khoán được phát hành, bắt đầu xuất hiện nhu cầu mua bán chứng khoán, TTCK ra
đời.
Vào năm 2000, UBCKNN đã đưa trung tâm giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí
Minh (nay là SGDCK TP.Hồ Chí Minh) vào hoạt động, đánh dấu sự ra đời của TTCK
Việt Nam. Năm 2005 trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội lần đầu tiên tổ chức
bán đấu giá cổ phiếu của các công ty quốc doanh cho nhà đầu tư.
TTCK Việt Nam tuy chỉ mới bắt đầu hơn mười năm nhưng đã có bước phát
triển đáng kể. Tính đến 26/12/2010 số lượng doanh nghiệp niêm yết trên cả hai sàn là
643 với giá trị vốn hóa thị trường đạt 701.9 nghìn tỉ đồng. (Theo báo cáo tổng kết
TTCK 2010 và dự báo 2011- bộ phận phân tích công ty cổ phần chứng khoán Âu
Việt). Tuy nhiên những năm gần đây tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến
phức tạp gây khó khăn cho TTCK. Trước tình hình khó khăn này vấn đề đặt ra là các
CTCK cần làm gì để hoàn thiện hệ thống dịch vụ chăm sóc khách hàng, giúp tư vấn
hiệu quả và ổn định tâm lý nhà đầu tư.
Với lý do như trên tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “TÌM HIỂU THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG NĂM 2010 VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ MỘT SỐ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI TP. HỒ CHÍ
MINH”.
1



TTCK Việt Nam có hai sở giao dịch chính là SGDCK TP. Hồ Chí Minh và
SGDCK Hà Nội. Trong đó SGDCK TP.Hồ Chí Minh ra đời sớm hơn, phiên giao dịch
đầu tiên vào 28/07/2000, mãi đến 08/03/2005 SGDCK Hà Nội mới có phiên giao dịch
đầu tiên. Vì vậy đa số các phân tích nghiên cứu hiện nay đều chọn TP. Hồ Chí Minh
làm đại diện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu TTCK Việt Nam trong năm 2010 và giải pháp nâng cao chất lượng
dịch vụ tại một số CTCK TP. Hồ Chí Minh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam năm trong 2010.
Đánh giá chất lượng dịch vụ tại các CTCK TP. Hồ Chí Minh thông qua đo
lường mức độ thỏa mãn của khách hàng (đối tượng là nhà đầu tư cá nhân) đối với dịch
của các CTCK.
Đưa ra một số giải pháp nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng đối với chất
lượng dịch vụ tại các CTCK TP. Hồ Chí Minh.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi nội dung
Tìm hiểu tình hình cung cấp dịch vụ của các CTCK trên địa bàn TP. Hồ Chí
Minh.
Khảo sát thực tế về mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ của các CTCK
tại TP. Hồ Chí Minh.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Thời gian thực hiện nghiên cứu từ ngày 21/02/2010 đến ngày 21/05/2010
1.3.3 Phạm vi không gian
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, phỏng vấn đối tượng là những người đầu tư
chứng khoán đang sử dụng dịch vụ của một số CTCK trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
1.4 Cấu trúc luận văn

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

2


Giới thiệu lí do chọn đề tài và mục tiêu ý nghĩa nghiên cứu của đề tài. Thể hiện
một cách vắn tắt về nội dung nghiên cứu, thời gian, không gian và sơ lược cấu trúc
luận văn.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
Tìm hiểu sơ lược về TTCK TP. Hồ Chí Minh, tình hình hoạt động của các
CTCK trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trình bày chi tiết lý thuyết cơ bản liên quan đến nghiên cứu của đề tài.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Trình bày kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu điều tra
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
Rút ra kết luận thông qua quá trình tìm hiểu, khảo sát và xử lý số liệu, từ đó

đưa ra kiến nghị góp phần giải quyết vấn đề.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Sơ lược về thị trường chứng khoán Việt Nam
TTCK Việt Nam bắt đầu hoạt động từ năm 2000, khi đó chỉ được giao dịch tại
trung tâm giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, biểu thị của thị trường là chỉ số
giao dịch VN-Index. Khi trung tâm mở cửa phiên giao dịch đầu tiên thì chỉ có 2 cổ

phiếu REE và SAM được niêm yết, mãi đến cuối năm 2005 cũng chỉ có 41 công ty
niêm yết. Và cho đến tháng 12/2010 đã có 643 doanh nghiệp niêm yết trên cả 2 sàn.
Trong đó 280 doanh nghiệp niêm yết tại sàn HOSE.
Theo quyết định số 163/2003/QĐTTG ngày 5/8/2003 về việc phê duyệt chiến
lược TTCK Việt Nam tính đến 2010 của Thủ Tướng Chính Phủ, trong phần định
hướng phát triển: Chính Phủ đã định hướng phát triển TTCK tập trung, phấn đấu đưa
tổng giá thị trường đến 2005 đạt 2-3% giá trị GDP và đến 2010 đạt 10-15% giá trị
GDP.
Những biến động của TTCK biểu hiện qua chỉ số VN-Index tăng giảm đan xen
nhau.
Có giai đoạn thị trường chỉ có tăng (từ 28/07/2000 đến 25/06/2001), xuất phát
từ chỉ số 100 điểm, chưa đầy một năm giao dịch chỉ số VNIndex tăng gần 6 lần, đạt
mức đỉnh điểm là 571 điểm vào ngày 26/05/2001. Tính trung bình mỗi phiên giao dịch
chỉ số VN-Index tăng khoản 1,3%. Có thể nói tiền đầu tư vào chứng khoán lúc này có
suất sinh lợi cao nhất.

4


Hình 2-1 Chỉ số VN-Index và lệnh giao dịch (từ 28/07/2000 đến 25/06/2001)

Nguồn: VNDirect tổng hợp
Giai đoạn II thị trường liên tục giảm (từ 25/06/2001 đến 23/10/2003) chỉ số
VN-Index liên tục đi xuống và điểm đáy là 131 điểm vào ngày 24/10/2003. Như vậy,
chỉ sau hơn 2 năm giai đoạn tăng trưởng cao, thị trường gần như quay về điểm xuất
phát, ước tính mỗi phiên giao dịch, chỉ số VN-Index mất khoảng 0.29%.
Hình 2-2 Chỉ số VN-Index và lệnh giao dịch (từ 25/06/2001 đến 23/10/2003)

Nguồn: VNDirect tổng hợp
Giai đoạn III (từ 23/10/2003 đến 25/04/2006) thị trường thì ngược lại tăng liên

tục, VNIndex đạt cột mốc cao nhất ở giai đoạn này là 633 điểm, như vậy sau hơn 4
năm biến động chỉ số VN-Index lại tiến dần đến mốc cực đại của giai đoạn một. Tuy
nhiên, số lượng giao dịch trung bình gấp khoảng 7 lần, khối lượng gấp khoảng 14 lần,
giá trị khớp lệnh gấp khoảng 10 lần và đạt giá trị cao nhất của giai đoạn này là 492 tỷ.

5


Hình 2-3 Chỉ số VN-Index và lệnh giao dịch (từ 23/10/2003 đến 25/04/2006)

Nguồn: VNDirect tổng hợp
Giai đoạn IV giảm liên tục (từ 25/04/2006 đến 13/03/2007). Đây có thể coi là
giai đoạn TTCK sôi động nhất, mặc dù giai đoạn từ 26/04/2006-02/08/2006 thị trường
giảm đi hơn 200 điểm, nhưng kể từ sau đó trong vòng hơn 5 tháng thị trường đã tăng
gần 800 điểm. Số lượng, khối lượng và giá trị giao dịch tại giai đoạn này đều tăng gấp
2-3 lần so với giai đoạn III. Giá trị vốn hóa của giai đoạn này khoảng 19 tỷ USD
chiếm khoảng 30% GDP của cả nước.
Hình 2-4 Chỉ số VN-Index và lệnh giao dịch ( từ 25/04/2006 đến 13/03/2007)

Nguồn: VNDirect tổng hợp
Và giai đoạn V (từ 13/03/2007 đến 31/12/2008) trào lưu giảm chiếm ưu thế.
Tính trung bình thì trong hai năm hoặc thị trường giảm liên tục hoặc thị trường tăng
liên tục. Thị trường không có chu kỳ ngắn hạn (vài tháng) là tăng hoặc giảm. Như vậy
có thể nhìn nhận rằng: TTCK phát triển không ổn định và có nhiều biến động.

6


Hình 2-5 Chỉ số VN-Index và lệnh giao dịch (từ 13/03/2007 đến 31/12/2008)


Nguồn: VNDirect tổng hợp
Những tháng cuối năm 2009 TTCK có điều chỉnh giảm do chính sách thắt chặt
tiền tệ của Chính phủ nhưng nhìn chung với một chu kì tăng điểm kéo dài hơn 8 tháng
trong những tháng giữa năm thì năm 2009 TTCK đã có môt năm tăng trưởng ấn tượng.
Nếu tính từ ngày 01/01/2009 đến 31/12/2009 thì VN-Index đã tăng thêm 171,96
điểm (từ 312,49 điểm lên đến 494,77 điểm) tương đương với mức tăng là 58%. Nếu
tính từ đáy thấp nhất trong năm khi VN-Index ở mốc là 234,66 điểm vào ngày
24/02/2009 và đỉnh cao nhất là 633,21 điểm vào ngày 23/10/2009 thì VN-Index đã
tăng 2,69 lần.
Hình 2-6 VN-Index trong năm 2009

Nguồn: VNDirect tổng hợp
2.2 Tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán
TP.Hồ Chí Minh
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển không ngừng về quy mô của TTCK
Việt Nam, là sự lớn mạnh của các tổ chức tài chính trung gian, đặc biệt là các CTCK.
7


Sự trưởng thành của các CTCK Việt Nam không chỉ thể hiện về sự tăng trưởng số
lượng và quy mô vốn mà còn thể hiện rõ nét qua phương thức và chất lượng cung cấp
dịch vụ cho khách hàng.
Theo số liệu của UBCK, kết thúc năm 2010, tổng vốn điều lệ của các CTCK là
33.300 tỷ đồng, tăng 1,3 lần so với năm 2009. Có thêm 21 CTCK tham gia niêm yết,
đưa số cổ phiếu ngành chứng khoán trên sàn lên 25 mã. Tổng giá trị vốn hóa các
CTCK niêm yết vào cuối năm 2010 ước tính khoảng 28.000 tỷ đồng. Cũng theo Ủy
ban Chứng khoán, tính đến cuối năm 2010, mạng lưới, quy mô hoạt động của CTCK
ngày càng được mở rộng với 133 chi nhánh và 80 phòng giao dịch (so với cuối năm
2009 là 80 chi nhánh, 42 phòng giao dịch) đang hoạt động tập trung ở nhiều tỉnh,
thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, Cần Thơ, Hải

Phòng, Thanh Hóa.
2.2.1 Về hoạt động môi giới
Bảng 2-1 Top 10 thị phần giá trị giao dịch môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ
năm 2010 trên HOSE
Top 10 thị phần giá trị giao dịch môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ năm
2010 trên HOSE
1

Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng
Long

TLS

10.04%

2

Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn

SSI

8.94%

3

Công ty Cổ phần Chứng khoán TP.HCM

HSC

7.02%


4

Công ty Cổ phần Chứng khoán NH Sài
Gòn Thương Tín

SacombankSBS

6.02%

5

Công ty TNHH Chứng khoán ACB

ACBS

4.21%

6

Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

FPTS

4.16%

7

Công ty Cổ phần Chứng khoán VN Direct


VNDS

2.86%

8

Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt

BVSC

2.49%

9

Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Eng
Việt Nam

KEVS

2.32%

10

Công ty Cổ phần Chứng khoán Hòa Bình

HBS

2.08%

Nguồn: SGDCK Tp. Hồ Chí Minh

8


Cùng với sự phát triển mạng lưới hoạt động, số lượng tài khoản giao dịch tại
các CTCK cũng tăng mạnh với tổng số trên 1.000.000 tài khoản, tăng 1,2 lần so với
năm 2009.
Thị trường càng phát triển thì cạnh tranh càng khốc liệt. Một ví dụ điển hình là
CTCK Kim Long -Một trong những tổ chức góp phần đặt nền móng đầu tiên cho
TTCK Việt Nam chấp nhận thất bại trước thị trường. Đây là lần đầu tiên một tổ chức
trung gian của thị trường, đầu tư chuyên nghiệp, nổi tiếng với nghiệp vụ tự doanh phải
chấp nhận thay đổi ngành nghề kinh doanh, cắt bỏ nghiệp vụ môi giới, tín hiệu về sự
cạnh tranh khốc liệt của một thị trường có tới 105 CTCK rõ rệt hơn.
Lĩnh vực môi giới mặc dù được nhiều công ty sử dụng như một công cụ để
nâng cao danh tiếng nhưng chi phí cũng rất lớn, rủi ro đạo đức không nhỏ. Độ cạnh
tranh rất cao giữa 105 công ty và nhà đầu tư chủ yếu lựa chọn những công ty cho đòn
bẩy lớn, các hình thức lách luật, thậm chí là đánh sóng. Các dịch vụ này có rủi ro rất
cao, chẳng hạn nếu cho một nhà đầu tư vay 1 tỷ đồng thì 1.000 khách hàng sẽ tạo số
dư 1.000 tỷ đồng. Đây là khoản phải thu khổng lồ và độ rủi ro rất cao vì phụ thuộc vào
điều kiện thị trường.
2.2.2 Về hoạt động tự doanh
Để thực hiện nghiệp vụ này thành công, ngoài đội ngũ nhân viên phân tích thị
trường có nghiệp vụ giỏi và nhanh nhạy với những biến động của thị trường, CTCK
còn phải có một chế độ phân cấp quản lý và đưa ra những quyết định đầu tư hợp lý,
trong đó việc xây dựng chế độ phân cấp quản lý và ra quyết định đầu tư... là một trong
những vấn đề then chốt, quyết định sự sống còn của CTCK.
Năm 2010 là năm khó khăn chung của nền kinh tế, riêng đối với chứng khoán
thị lại càng khó khăn hơn. Từ đầu năm, hàng loạt CTCK đã nộp đơn lên UBCKNN
xin rút bớt nghiệp vụ tự doanh. Theo quy định, nghiệp vụ này yêu cầu vốn pháp định
của doanh nghiệp là 100 tỷ đồng, một số tiền không nhỏ trong tình hình khó khăn hiện
nay. Cổ phiếu xuống dốc không phanh, thậm chí có những mã blue - chip giảm còn 50

- 70% giá trị sổ sách, khiến nhiều CTCK lỗ nặng ở mảng tự doanh. Để giảm bớt gánh
nặng, nhiều CTCK đã bắt đầu cắt giảm nhân sự, đóng cửa các đại lý nhận lệnh, thu hẹp
diện tích hoặc chuyển sàn ra khỏi khu vực trung tâm để giảm bớt chi phí. Không ít
CTCK đang “ngán” cổ phiếu khi rút bớt hoạt động tự doanh chứng khoán khỏi các
9


nghiệp vụ của mình. Đa phần trong số đó là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ
như CTCP chứng khoán Việt Tín (VTSS), Thái Bình Dương (PSC), Gia Anh (GASC),
Mê Kông (MSC)...
2.2.3 Hoạt động bảo lãnh phát hành
Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với
tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua
một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số
chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ
chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng. Dịch vụ bảo lãnh
phát hành là hoạt động cao cấp và rủi ro nhất của các CTCK. Dịch vụ này đòi hỏi các
CTCK phải có đầy đủ chức năng thực hiện và có uy tín trên thị trường.
Hoạt động bảo lãnh phát hành của các CTCK vẫn tập trung chủ yếu là bảo lãnh
phát hành các loại trái phiếu như trái phiếu chính phủ cho kho bạc Nhà nước, trái
phiếu ngân hàng, trái phiếu đô thị.
2.2.4 Hoạt động tư vấn
Hoạt đông tư vấn gồm tư vấn tài chính (tư vấn cho người phát hành) và tư vấn
đầu tư chứng khoán.
2.2.4.1 Tư vấn tài chính
Đây là một mảng hoạt động quan trọng mang lại nguồn thu tương đối cao cho
CTCK. Thực hiện tốt nghiệp vụ này sẽ góp phần hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp và
tạo ra những hàng hóa có chất lượng cao trên thị trường. Khi thực hiện nghiệp vụ này
CTCK phải ký hợp đồng với tổ chức tư vấn và liên đới chịu trách nhiệm về nội dung
hồ sơ xin niêm yết. Hoạt động này tương đối đa dạng bao gồm:

Xác định giá trị doanh nghiệp.
Tư vấn về loại chứng khoán phát hành.
Tư vấn chia tách, hợp nhất sáp nhập doanh nghiệp.
2.2.4.2 Tư vấn đầu tư chứng khoán
Là việc chuyên viên tư vấn sử dụng kiến thức chuyên môn của mình để tư vấn
cho nhà đầu tư về thời điểm mua bán chứng khoán, loại chứng khoán mua bán và thời
gian nắm giữ, tình hình diễn biến thị trường, xu hướng giá cả…Đây là hoạt động phổ
biến trên thị trường thứ cấp, diễn ra hàng ngày hàng giờ với nhiều hình thức khác
nhau.
10


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Một số lý thuyết về thị trường chứng khoán
3.1.1 Khái niệm thị trường chứng khoán
Lê Văn Tề và cộng sự (2005, 139) có nói rằng TTCK là nơi giao dịch chứng
khoán. Nghĩa là ở đâu có giao dịch mua bán chứng khoán đó là hoạt động của TTCK.
Tuy nhiên, đó có thể là TTCK có tổ chức hoặc không có tổ chức, tập trung hay không
tập trung.
Thị trường tập trung là các SGDCK hay Trung tâm giao dịch chứng khóan. Tại
SGDCK, các giao dịch được tập trung tại một địa điểm; các lệnh được chuyển tới sàn
giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch. TTCK
phi tập trung còn gọi là thị trường OTC (over the counter). Trên thị trường OTC, các
giao dịch được tiến hành qua mạng lưới các CTCK phân tán trên khắp quốc gia và
được nối với nhau bằng mạng điện tử. Giá trên thị trường này được hình thành theo
phương thức thỏa thuận (Nguồn: CTCK ngân hàng ngoại thương). TTCK TP. Hồ Chí
Minh là thị trường tập trung, các lệnh giao dịch được khớp tại SGDCK.
3.1.2 Thành phần tham gia thị trường chứng khoán
Theo Lê Văn Tề và cộng sự (2005) thành phần tham gia TTCK có 6 thành

phần như sau: Các doanh nghiệp, các nhà đầu tư riêng lẻ, các tổ chức tài chính, nhà
môi giới kinh doanh chứng khoán, người tổ chức thị trường và Nhà nước.
Các doanh nghiệp: tham gia thị trường với tư cách là chủ thể tạo ra hàng hóa
để cung cấp cho thị trường. Các doanh nghiệp này cũng có thể được gọi là các công ty
niêm yết hay nhà phát hành theo cách gọi thông thường. Ngoài chức năng chính tạo ra
hàng hóa (cổ phiếu) để huy động vốn, các doanh nghiệp cũng có thể mua đi bán lại các
chứng khoán do các công ty khác phát hành.

11


Nhà đầu tư riêng lẻ và các tổ chức tài chính: hai thành phần này ta có thể gọi
chung là nhà đầu tư. Trong đó nhà đầu tư riêng lẻ là những người có vốn nhỏ nhàn rỗi
tạm thời, tham gia mua bán trên TTCK với mục đích kiếm lời. Các tổ chức tài chính
bao gồm công ty đầu tư quản lý quỹ, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, ngân hàng,
các CTCK…tham gia thị trường cả tư cách người mua và người bán. Thông thường
các tổ chức tài chính có thời gian đầu tư và khối lượng giao dịch trên thị trường dài và
lớn hơn nhà đầu tư riêng lẻ. Tuy nhiên, số lượng các tổ chức trên thị trường thì rất ít so
với số lượng nhà đầu tư riêng lẻ.
Nhà môi giới kinh doanh chứng khoán: có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Đa
phần các hoạt động môi giới hiện nay là những CTCK. Ngoài nghiệp vụ môi giới các
công ty này có thể thực hiện nhiều chức năng khác như tự doanh, quản lý quỹ đầu tư,
bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán.
Người tổ chức thị trường: chiếm vai trò chủ yếu của người tổ chức thị trường
là các Trung tâm giao dịch chứng khoán hay SGDCK. Các Trung tâm, Sở này cung
cấp địa điểm và phương tiện để thực hiện việc mua bán chứng khoán cho các chủ thể
tham gia giao dịch, điều hành thị trường để các giao dịch diễn ra công bằng và minh
bạch. Ngoài các Trung tâm và Sở giao dịch, Trung tâm lưu ký, công ty dịch vụ máy
tính chứng khoán... cũng có chức năng không kém phần quan trọng làm cho thị trường
hoạt động hiệu quả.

Nhà nước: góp phần đảm bảo cho thị trường hoạt động theo đúng các qui định
của pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của người đầu tư, đảm bảo thị trường hoạt
động bền vững và hiệu quả. Ngoài ra Nhà nước cũng có thể tham gia thị trường với tư
cách là nhà phát hành. Đó là thông qua Chính phủ hoặc các chính quyền địa phương
phát hành các trái phiếu nhằm huy động vốn trên TTCK để vay nợ hoặc tài trợ các dự
án công. Nhà nước cũng có thể bán hoặc mua các chứng khoán của các doanh nghiệp
nhằm kiểm soát quyền chi phối các doanh nghiệp theo mục đích.
3.1.3 Công ty chứng khoán
Nguyên tắc trung gian là một trong những nguyên tắc hoạt động cơ bản nhất
của TTCK. Theo nguyên tắc này, mọi hoạt động mua bán diễn ra trên TTCK tập trung
đều phải thông qua tổ chức trung gian, đó là CTCK. CTCK là một định chế tài chính
trung gian chuyên kinh doanh chứng khoán, là đơn vị có tư cách pháp nhân, có vốn
12


riêng và hạch toán độc lập. Tại Việt Nam, theo quy chế về tổ chức và hoạt động của
CTCK quy định: “CTCK là công ty cổ phần hoặc công ty TNHH thành lập hợp pháp
tại Việt Nam, được UBCKNN cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh
doanh chứng khoán”.
CTCK có thể hoạt động trong các lĩnh vực với điều kiện vốn pháp định: Môi
giới chứng khoán 25 tỷ VND, tự doanh 100 tỷ VND, bảo lãnh phát hành 165 tỷ VND,
tư vấn 10 tỷ VND.
Các công ty môi giới chứng khoán hiện nay trên thế giới được chia thành hai
nhóm chính: full-service brokerage firms (tạm dịch là công ty tổng hợp) và discount
firms (công ty chuyên doanh). Công ty chuyên doanh cung cấp hai loại dịch vụ duy
nhất là: thực hiện lệnh và thanh toán. Trong khi đó các công ty tổng hợp ngoài việc
cung cấp hai dịch vụ kể trên còn cung cấp các dịch vụ khác như: phát hành các bản
nghiên cứu tình hình đầu tư, cung cấp dịch vụ quản lý tài sản, tư vấn đầu tư, giúp lập
các dự toán tài chính, tư vấn các biện pháp giảm hoặc tránh thuế cho khách hàng. Các
công ty tổng hợp này được chia thành nhiều loại như sau:

Wire house: là các công ty cung cấp rất nhiều loại hình công cụ đầu tư cho
khách hàng và đối tượng chủ yếu của các công ty này là những nhà đầu tư cá nhân.
Mặc dù vậy họ cũng phục vụ các nhà đầu tư tổ chức và tiến hành mua bán cổ phiếu
cho chính mình. Merrill Lynch, Dean Witter Reynolds, Shearson/Hutton, Prudential
Bache, Smith Barney là những công ty thuộc loại này.
Specialized firms: là những công ty chỉ chuyên cung cấp dịch vụ liên quan đến
một hoặc một số rất ít các công cụ đầu tư. Lebenthal & Co. là một công ty rất nổi tiếng
chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến trái phiếu đô thị.
Carriage trade houses: đây là từ chuyên dùng để chỉ các công ty “đóng đô” tại
thành phố New York (New York-based firms). Khách hàng của các công ty này đều
được lựa chọn kỹ càng và đều là khách “sộp”. Muốn mở tài khoản tại đây, nhà đầu tư
nhất thiết phải được sự giới thiệu của các khách hàng hiện tại. Dịch vụ do các công ty
này cung cấp đều được cá nhân hóa cao độ để phù hợp với từng khách hàng. Các tên
tuổi lớn như Morgan Stanley, Donaldson Lufkin, Bear Stearns đều thuộc dạng này.
Boutique firms: đây là từ dùng để chỉ các công ty vừa có đặc điểm của một
carriage trade firm vừa có đặc điểm của một wire house. Dịch vụ do các công ty này
13


×