Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI LONG THÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.48 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THỊ HOÀNG CẨM

NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI LONG THÀNH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011
i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THỊ HOÀNG CẨM

NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI LONG THÀNH

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh (Tổng Hợp)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Người hướng dẫn : TH.S LÊ VĂN LẠNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011
ii


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “NGHIÊN
CỨU ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN THƯƠNG MẠI LONG THÀNH” do Nguyễn Thị Hoàng Cẩm, sinh viên
khóa 33, ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày

.

LÊ VĂN LẠNG
Người hướng dẫn,

Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng


năm 2011

Thư ký hội đồng chấm báo

năm 2011

Ngày
iii

tháng

năm 2011


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ HOÀNG CẨM. Tháng 6 năm 2011. “Nghiên Cứu Định
Hướng Chiến Lược Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại Long
Thành”

NGUYEN THI HOANG CAM. June 2011. “A study on business strategy of

Long Thanh trading joint stock company”.
Đứng trước tình hình hội nhập kinh tế hiện nay, các doanh nghiêp vừa và
nhỏ tại Việt Nam có nhiều cơ hội kinh doanh mới. Bên cạnh đó các doanh nghiệp
cũng phải đối mặt với những thách thức và rủi ro trong môi trường mới. Trong sự
cạnh tranh quyết liệt này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những chiến lược kinh
doanh phù hợp dể có thể tồn tại và phát triển lâu dài.
Đề tài “Nghiên Cứu Định Hướng Chiến Lược Kinh Doanh Tại Công Ty
Cổ Phần Thương Mại Long Thành” phân tích tình hình hoạt động kinh doanh
của công ty qua 2 năm 2009-2010, thông qua sự tác động của môi trường bên

ngoài và bên trong tìm ra các mối đe dọa và cơ hội bên ngoài cũng như điểm mạnh
và điểm yếu của môi trường bên trong. Mặt khác kết hợp với việc phân tích các
ma trận như ma trận SWOT, EFE, IFE, SPACE để hình thành các phương án
chiến lược nhằm hạn chế được những tồn tại rủi ro, tận dụng tốt các cơ hội để có
thể mở rộng và phát triển trên thị trường. Từ các yếu tố phân tích đó,tôi xin đề
xuất các chiến lược như sau: chiến lược thâm nhập thị trường, chiến lược phát
triển thị trường và các chiến lược cấp công ty.

iv


MỤC LỤC
Trang

NỘI DUNG TÓM TẮT ..................................................................................................... iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH.................................................................................................. ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................. x
CHƯƠNG 1 ........................................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
1.1 Lý do chọn đề tài: ..................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................................ 2
1.4. Cấu trúc của luận văn............................................................................................... 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY....................................................................... 4
2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu: ............................................................................ 4
2.2 Mục tiêu và phạm vi sản xuất kinh doanh: ............................................................... 4
2.3. Quyền hạn và nghĩa vụ của công ty: ........................................................................ 5
2.3.1 Quyền hạn của công ty:...................................................................................... 5

2.3.2 Nghĩa vụ của Công ty: ....................................................................................... 6
2.4 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty: ........................................................................ 8
2.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý : ......................................................................... 8
2.4.2 Chức năng, nhiêm vụ của các phòng, ban nghiệp vụ: ....................................... 8
2.4.3 Quản lý nguồn nhân lực: .................................................................................. 10
2.5 Tình hình nguồn vốn của Công ty: ......................................................................... 11
2.6 Thị trường mục tiêu: ............................................................................................... 12
CHƯƠNG III .................................................................................................................... 13
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 13
3.1 Nội dung: ................................................................................................................ 13
3.1.1 khái niệm về chiến lược kinh doanh: ............................................................... 13
3.1.2 Khái niệm về quản trị chiến lược: .................................................................... 13
3.1.3 Mục tiêu và mục đích của tổ chức: .................................................................. 14
3.1.4 Phân tích môi trường hoạt động của công ty: .................................................. 16

v


3.1.5 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích: ....................................................................... 21
3.1.6 Các công cụ hoạch định chiến lược: ................................................................ 23
3.2 Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................................... 25
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu:.......................................................................... 25
3.2.2 Phương pháp phân tích: ................................................................................... 26
CHƯƠNG IV .................................................................................................................... 27
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................................... 27
4.1 Phân tích tình hình tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng: ................................................. 27
4.2 Phân tích tình hình tiêu thụ theo phương thức bán hàng: ...................................... 28
4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạch định chiến lược: ................................ 30
4.3.1 Môi trường bên ngoài: ..................................................................................... 30
4.3.2 Môi trường cạnh tranh: .................................................................................... 34

4.3.3 Môi trường bên trong: ...................................................................................... 39
4.4 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần thương mại Long Thành:.. 48
4.4.1 Xây dựng các phương án chiến lược: .............................................................. 48
4.4.2 Giải thích các chiến lược: ................................................................................ 52
4.5 Các giải pháp hổ trợ triển khai chiến lược thâm nhập thị trường: .......................... 53
4.5.1 Mục tiêu phát triển cho công ty sau 5 năm: ..................................................... 53
4.5.2 Tăng cường guồn vốn: ..................................................................................... 53
4.5.3 Mở rộng thị phần: ............................................................................................ 54
CHƯƠNG V ..................................................................................................................... 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 57
5.1 Kết luận : ................................................................................................................. 57
5.2 Kiến nghị :............................................................................................................... 58
5.2.1 Về phía nhà Nước : .......................................................................................... 58
5.2.2 Về phía Công ty : ............................................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 60
PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 62

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CA

Competitive Advantage (Lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp)

CSH

Chủ sở hữu


DN

Doanh nghiệp

DT

Doanh thu

ES

Enviroment Stability (Sự ổn định của môi trường )

FS

Financials Strengths (Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp)

HĐQT

Hội đồng quản trị

IS

Internals Strenghts ( Sức mạnh của ngành)



Lao động

Ma Trận IFE


Internal Factor Evaluation Matrix (Ma trận đánh giá các yếu
tố bên trong)

Ma trận EFE

External Factor Evaluation Matrix (Ma trận đánh giá các yếu
tố bên ngoài)

Ma trận SWOT

Ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa (Strenghts,
Weaknesses, Opportunities, Threats)

vii


Ma trận SPACE

Strategic Posturing & Action Evaluation (ma trận vị trí chiến
lược và đánh giá hoạt động)

NĐCP

Nghị định chính phủ

ROS

Return on sales (Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu )

ROE


Return on equity (Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có)

ROA

Return on assets (Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản)

SP

Sản phẩm

ST

Sau thuế

SBU

strategic business unit (Đơn vị kinh doanh chiến lược)

SXKD

Sản xuất kinh doanh

SX

Sản xuất

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TS

Tài sản

TSCĐ

Tài sản cố định

TT

Trước thu

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ......................................................... 8
Hình 3.1 Mô hình quản lý chiến lược tổng quát: .............................................................. 14
Hình 3.2. Mô hình mối quan hệ giữa Công ty với các nhân tố trong môi trường hoạt động

của Công ty ........................................................................Error! Bookmark not defined.
Hình 4.1 Cơ cấu doanh thu bán hàng năm 2009 ............................................................... 27
Hình 4.2 Cơ cấu doanh thu bán hàng năm 2010 ............................................................... 27

Hình 4.3 Cơ cấu doanh thu theo phương thức bán hàng năm 2009 .................................. 28
Hình 4.4 Cơ cấu doanh thu theo phương thức bán hàng năm 2010 .................................. 29
Hình 4.5 Tốc độ tăng trưởng ............................................................................................. 30
Hình 4.6 Biểu đồ tỷ lệ lạm phát ........................................................................................ 31
Hình 4.7 Biểu đồ tăng giảm giá xăng dầu......................................................................... 32
Hình 4.8 Biểu đồ thị phần của công ty trên địa bàn huyện Long Thành 2010. ................ 35
Hình 4.9 sơ đồ hệ thống phân phối của công ty............................................................... 40
Hình 4.10 Biểu Đồ Ma Trận SPACE ............................................................................... 50
Hình 4.11 Mô Hình Ma Trận Bên Trong – Bên Ngoài (Ma Trận IE) .............................. 51
Hình 4.12 Sơ đồ tổ marketing ........................................................................................... 55

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1 Tình Hình Lao Động của Công Ty Năm 2009 và 2010 ................................... 10
Bảng 2.2 Cơ Cấu Nguồn Vốn của Công Ty Năm 2009 – 2010 ........................................ 11
Bảng 3.1 Mô Hình Ma Trận SWOT ................................................................................. 25
Bảng 4.1 Giá bán lẻ xăng dầu trong nước đang áp dụng từ 22h ngày
29/03/2011(VNĐ/Lít) ....................................................................................................... 32
Bảng 4.2 Đối tác cung cấp vật tư hàng hoá chính cho đơn vị: ........................................ 36
Bảng 4.3 Ma Trận Đánh Giá các Yếu Tố Bên Ngoài (EFE) của Công Ty ....................... 38
Bảng 4.4 Kết quả hoạt động của doanh nghiệp năm 2009-2010: .................................... 41
Bảng 4.5 Báo cáo chỉ tiêu tài chính chủ yếu 2010 ............................................................ 42
Bảng 4.6 Sản lượng tiêu thụ 2009, 2010.......................................................................... 45
Bảng 4.7 Báo cáo tồn kho 2010 ........................................................................................ 46
Bảng 4.8 Ma Trận Đánh Giá các Yếu Tố Bên Trong (IFE) của Công Ty ........................ 47
Bảng 4.9 Ma Trận SWOT Công Ty Cổ Phần Thương Mại Long Thành. ........................ 48

Bảng 4.10 Ma Trận SPACE .............................................................................................. 49
Bảng 4.11 Tổ chức thực hiện ............................................................................................ 54
Bảng 4.12 Bảng dự toán kinh phí xây dựng cửa hàng ...................................................... 54
Bảng 4.13 Dự toán kinh phí cho hoạt động khuyến mãi tại công ty................................. 55
Bảng 4.14 Dự toán kinh phí tuyển dụng ........................................................................... 56
Bảng 4.15 Dự toán kinh phí đào tạo nguồn nhân lực ....................................................... 56

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Xăng dầu là loại nhiên liệu đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của
mọi quốc gia. Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm xăng dầu luôn chiếm một tỷ lệ cao
trong tổng nhu cầu nhiên liệu của các quốc gia. Do đó ngành công nghiệp dầu khí
là ngành công nghiệp có vị trí quan trọng quyết định nhất trong sự phát triển kinh
tế của các quốc gia.
Công ty cổ phần thương mại Long Thành là DN chuyên kinh doanh các mặt
hàng xăng dầu, chất đốt.
Trong tình hình thị trường xăng dầu biến động như hiện nay và các DN
tham gia ngày càng nhiều thì việc định hướng chiến lược kinh doanh cho mỗi DN
là một việc rất cần thiết. Chiến lược kinh doanh giúp cho các nhà quản trị và tất cả
nhân viên trong doanh nghiệp nhận thức rõ được mục đích và hướng đi của doanh
nghiệp mình. Nó giúp các nhà quản trị DN nhanh chóng nắm bắt, tận dụng các cơ
hội và hạn chế bớt các rủi do sự biến động của môi trường mang lại. Để đạt được
mục tiêu trên và để có thể phát triển ổn định, bền vững và ngày càng đi lên Công
ty cần định hướng cho mình một chiến lược kinh doanh dài hạn. Chính vì thế,
được sự đồng ý của khoa kinh tế trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM và Công Ty
Cổ Phần Thương Mại Long Thành dưới sự hướng dẫn của thầy Lê Văn Lạng tôi

quyết định chọn đề tài “ Nghiên cứu định hướng chiến lược kinh doanh tại
Công ty Cổ Phần Thương Mại Long Thành”.


1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
• Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần
Thương Mại Long Thành năm 2009-2010.
• Xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của Công ty.
• Định hướng các chiến lược kinh doanh phù hợp.
• Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cho chiến lược được định
hướng.
1.3. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: tại Công ty Cổ Phần Thương Mại Long Thành.
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua
hai năm 2009-2011.
Thời gian nghiên cứu: Từ 05/03/2011 đến 15/06/2011.
1.4. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 5 chương với mục đích và nội dung của từng chương như sau:
Chương 1: Đặt vấn đề.
Nêu lên lý do, mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Tổng quan về Công ty.
Chương này giới thiệu khái quát về Công ty, sơ lược về quá trình hình thành và
phát triển, mục tiêu, nhiệm vụ của Công ty.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Đề cập đến những khái niệm, những cơ sở mang tính lý thuyết liên quan đến đề
tài, các khái niệm về chiến lược kinh doanh,quản trị chiến lược, các công cụ cần
thiết để xây dựng và hoạch định chiến luợc và những phương pháp nghiên cứu
được áp dụng vào trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.

Đây là chương trình bày kết quả nghiên cứu được từ quá trình nghiên cứu bao
gồm: phân tích môi trường bên trong để phát hiện các điểm mạnh và điểm yếu,
phân tích môi trường bên ngoài để phát hiện ra các cơ hội và đe dọa, từ đó làm căn
2


cứ để xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE), xây dựng ma trận
đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hoạt
động (SPACE). Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Chương này trình bày những kết quả chính mà khóa luận đã đạt được trong quá
trình thực hiện đồng thời nêu lên những mặt đạt đuợc và những hạn chế của khóa
luận để giúp những người nghiên cứu tương tự sau này tiếp tục giải quyết. Trên cơ
sở kết quả đã đạt được đưa ra các kiến nghị có liên quan.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu:
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI LONG THÀNH
Tên giao dịch đối ngoại: LONG THANH JOINTSTOCK TRADING COMPANY
Trụ sở chính của công ty đặt tại: Quốc lộ 51, khu Văn Hải, Thị trấn Long Thành,
tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại: 0613844223

Fax: 0613546797


Email:
Tổng vốn điều lệ của Công Ty có đến ngày 18-12-2009 là: 4.316.000.000 đồng.
Cổ phần nhà nước: 1.294.800.000 đồng.
Cổ phần cổ đông khác: 3.021.200.000 đồng.
Mã số thuế: 3600445359-1.
Số tài khoản: 42110100030003 tại Ngân hàng Nhà nước và phát triển nông
thôn huyện Long Thành.
Công ty cổ phần Thương Mại Long Thành là doanh nghiệp được thành lập
dưới hình thức chuyển từ doanh nghiệp Nhà Nước thành Công Ty cổ phần, được
tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp do Quốc Hội nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 18-10 đến ngày 29-112005.
2.2 Mục tiêu và phạm vi sản xuất kinh doanh:
Mục tiêu hoạt động: Công ty được thành lập để huy động vốn và sử dụng
vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh về thương mại dịch vụ
và cá lĩnh vực khác nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa, tạo việc làm ổn định cho

4


nguời lao động, tăng cổ tức cho các cổ đông, đóng góp cho ngân sách nhà nước và
phát triển công ty.
Ngành nghề kinh doanh của Công Ty: xăng, dầu, chất đốt, lương thực,
thực phẩm, đồ dùng gia đình, vật phẩm văn hóa giáo dục, phương tiện vận chuyển,
đi lại, thiết bị máy móc, vật tư nông nghiệp, dung cụ phụ tùng, kim khí điện máy,
vật liệu xây dựng, nông lâm hải sản, dịch vụ thương mại, mua bán thuốc lá điếu
nội địa.
2.3. Quyền hạn và nghĩa vụ của công ty:
2.3.1 Quyền hạn của công ty:
Quyền tự chủ quản lý kinh doanh của Công Ty:
1. Công ty có quyền quản lý sử dụng vốn do các cổ đông đóng góp, đất đai và tài

nguyên được giao sử dụngvà các nguồn lực khác để thực hiện các mục tiêu nhiệm
vụ kinh doanh của Công ty.
2. Tự chủ kinh doanh, chủ động áp dụng phương thức quản lý khoa học hiện đại
để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh, tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức các
đơn vị sản xuất kinh doanh, phân chia và điều chỉnh nguồn lực giữa các đơn vị
trực thuộc đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
3. Chủ động lựa chọn ngành nghề, địa bàn đầu tư, hình thức đầu tư kể cả liên
doanh, góp vốn vào doanh nghiệp khác, mua một phần hoặc toàn bộ tài sản của
doanh nghiệp khác, chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh, tìm
kiếm thị trường, trực tiếp giao dịch và ký kết hợp đồng với các khách hàng trong
và ngoài nước, trực tiếp xuất nhập khẩu theo yêu cầu hoạt động kinh doanh của
Công ty và phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật.
4. Quyết định giá mua, giá bán vật tư, nguyên liệu, sản phẩm và dịch vụ.
5. Được quyền bảo hộ về quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: Các sáng chế, giải
pháp hữu ích, nhãn hiệu sản phẩm,kiểu dáng công nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng
hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn các hình
thức trả lương, thưởng, quyết định mức lương trên cơ sở cống hiến và hiệu quả sản
5


xuất kinh doanh, có các quyền khác của người sử dụng lao động theo quy định của
bộ luật lao động và các quy định khác của pháp luật.
7. Mời và tiếp khách nước ngoài hoặc cử cán bộ nhân viên của công ty đi công tác
nước ngoài phù hợp với chủ trương mở rộng hơp tác của Công ty và các quy định
của nhà Nước.
8. Các quyền khác theo quy định của pháp luật và điều lệ này.
Quyền quản lý tài chính của công ty
1. Sử dụng vốn và các quỹ của Công ty để phục vụ các nhu cầu trong kinh doanh
theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn.

2. Nhượng bán, cho thuê các tài sản không dùng hoặc chưa dùng.
3. Phát hành, chuyển nhượng, bán các cổ phiếu, trái phiếu theo quy định của pháp
luật, được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản
lý của Công ty để vay vốn kinh doanh theo quy định của pháp luật.
4. Quyết định sử dụng và, phân phối lợi nhuận còn lại cho các cổ đông sau khi đã
làm nghĩa vụ đối với Nhà Nước, lập và sử dụng các quỹ theo quy định của Nhà
Nước và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
5. Được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của Nhà Nước.
2.3.2 Nghĩa vụ của Công ty:
Nghĩa vụ quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh:
1. Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, chịu trách
nhiệm trước cổ đông về kết quả kinh doanh, chịu trách nhiệm trước khách hàng và
pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do Công ty thực hiện.
2. Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh phù
hợp với chức năng, nhiệm vụ của Công ty và nhu cầu thị trường.
3. Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký với đối tác.
4. Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của bộ luật lao
động, đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý Công ty bằng thỏa ước lao
động tập thể và các quy chế khác.
5. Thực hiện các quy định của Nhà Nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ
6


di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh, an ninh quốc gia và công tác
phòng cháy chữa cháy.
6. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán báo cáo định kỳ theo quy định của
Nhà Nước và báo cáo bất thường theo yêu cầu của Đại hội đồng cổ đông, chịu
trách nhiệm về tính xác thực của các báo cáo.
7. Chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà Nước theo quy định pháp luật,
tuân thủ các quy định về thanh tra của các cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền.

8. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và điều lệ này.
Nghĩa vụ và quản lý tài chính của Công ty:
1. Thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, hạch
toán, kế toán- thống kê, chế độ kiểm toán và các chế độ khác do pháp luật quy
định, chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo tài chính của Công ty.
2. Bảo toàn và phát triển vốn.
3. Thực hiện các khoản phải thu, các khoản phải trả ghi trong bảng cân đối kế toán
của Công ty.
4. Công bố, công khai các thông tin và báo cáo tài chính hàng năm, đánh giá đúng
đắn và khách quan về hoạt động của Công Ty.
5. Thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà Nước theo
quy định pháp luật.
6. Công ty chịu trách nhiệm vật chất đối với khách hàng trong phạm vi vốn điều lệ
của Công ty.

7


2.4 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty:
2.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý :
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Nguồn: Phòng tổ chức _ Hành chính
2.4.2 Chức năng, nhiêm vụ của các phòng, ban nghiệp vụ:
a.Giám đốc: Do hội đồng quản trị bầu , trực tiếp quản lý và điều hành mọi hoạt
động của các phòng ban và các cửa hàng kinh doanh. Điều lệ Công ty quy định
giám đốc là người đại diện pháp luật của Công ty.
+ Bảo tồn và phát triển, thực hiện theo phương án sản xuất kinh doanh đã
được HĐQT phê duyệt và thông qua Đại hội đồng cổ đông.


8


+ Quyết định các biện pháp tuyên truyền, quản cáo, tiếp thị các biện pháp
khuyến khích mở rộng sản xuất.
+ Đề nghị hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật
các chức danh: phó giám đốc, kế toán trưởng.
+ Báo cáo trước HĐQT tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty.
+ Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý của Công ty.
+ Quyết định lương, phụ cấp, thưởng cho người lao động.
+ Đại diện Công ty khởi kiện các vụ án có liên quan đến quyền lợi của
Công ty.
b. Phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc, tham mưu và điều hành Công
ty theo sự ủy quyền của giám đốc. Một phó giám đốc phụ trách kinh doanh vật tư,
điện máy và một phó giám đốc phụ trách kinh doanh thương mại, nông sản.
c. Phòng kế toán -tài vụ:
+ Giúp giám đốc thực hiện chức năng quản lý, hướng dẫn và lập sổ kế toán.
+Quản lý và sử dụng vốn của Công ty.
+ Theo dõi, đôn đốc thu hồi công nợ của khách hàng.
+ Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh về quá
trình mua hàng, bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. Đồng thời chấp hành
các chế độ tài chính về chứng từ, sổ sách nhập – xuất kho hàng hóa, bán và tính
thuế. Cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho hoạt động quản lý của Công ty.
+ Cung cấp thông tin tổng hợp và chi tiết về hàng hóa kịp thời phục vụ cho
quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty.
d. Phòng kinh doanh: Lập phương án kinh doanh và giám sát các hoạt động bán
hàng và theo dõi tình hình nhập- xuất kho hàng hóa để tổ chức kế hoạch mua hàng
phục vụ cho quá trình kinh doanh.
e. Ban tổ chức- hành chánh và quản trị:
+ Nghiên cứu đề xuất mạng lưới kinh doanh, bố trí nhân viên theo yêu cầu

nhiệm vụ.

9


+ Thực hiện đúng, đầy đủ chế độ chính sách, quyền lợi của người lao động
tại Công ty.
+ Đảm bảo trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu công việc, bảo quản và sử
dụng tiết kiệm đạt hiệu quả cao.
2.4.3 Quản lý nguồn nhân lực:
Nhân lực là yếu tố then chốt đối với sự phát triển của mỗi công ty.Việc
quản trị nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh,
nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty. Có thể nói nguồn nhân lực như là năng
lực cốt lõi của công ty yếu tố tạo ra sự khác biệt và mang lại lợi thế cạnh tranh cho
Công ty.
Bảng 2.1 Tình Hình Lao Động của Công Ty Năm 2009 và 2010
2009
Chỉ tiêu

So sánh

2010

2009/2010

SL

TT

SL


TT

(người)

(%)

(người)

(%)

39

100,0

40

100,0

1

2,6

LĐ quản lý

3

7,7

3


7,5

0

0

LĐ chuyên môn, nghiệp vụ

6

15,4

6

15

0

0

LĐ trực tiếp sản xuất, kinh

29

74,3

30

75


1

3,4

1

2,6

1

2,5

0

0

Đại học

4

10,3

4

10

0

0


Trung cấp chuyên nghiệp

6

15,4

6

15

0

0

Sơ cấp nghề

27

69,2

27

67,5

0

0

Trình độ khác


2

5,1

3

7,5

1

50

Tổng số

±∆

%

1. Phân theo công việc

doanh
Nhân viên hành chính, phục vụ
2. Phân theo trình độ

Nguồn: Phòng nhân sự

10



Qua bảng 2.1 Ta thấy tình hình nhân sự tại Công ty hoạt động thương mại tương
đối ít hơn so với những doanh nghiệp sản xuất.
Tổng số lượng LĐ của Công ty chỉ tăng 1 người từ 39 người 2009 lên 40 vào năm
2010 (tăng 2,6%). Nhìn chung các chỉ số LĐ đều không tăng trong năm 20092010.
Về phân theo công việc, LĐ của công ty chủ yếu là LĐ trực tiếp sản xuất, kinh
doanh gồm 30 người trong năm 2010 chiếm 75% tăng 1 người so với năm 2009
ứng với mức tăng là 3,4%
Về trình độ chuyên môn, lao động của công ty đa phần là sơ cấp nghề. Trong năm
2009 và 2010 số lượng sơ cấp nghề không tăng, 2009 chiếm 69,2% và 2010
chiếm 67,5%.
Trình độ khác tăng thêm 1 người tương ướng với mức tăng 50%. .
2.5 Tình hình nguồn vốn của Công ty:
Bảng 2.2 Cơ Cấu Nguồn Vốn của Công Ty Năm 2009 – 2010
ĐVT: 1000 đồng
Nguồn vốn

2009

Chênh lệch

2010

±∆

%

A. Nợ phải trả

7.850.630


11.859.825 4.009.195

51,1

1.Nợ ngắn hạn

7.751.617

11.754.351 4.002.734

51,6

2.Nợ dài hạn

99.013

105.474

6.461

6,5

B. Nguồn vốn chủ sở hữu

5.598.488

6.454.824

856.336


15,3

1.Vốn chủ sở hữu

5.598.488

6.454.824

856.336

15,3

-

-

-

-

2. Nguồn kinh phí và quỹ khác
Tổng

13.449.118 18.314.649 4.901.531

36,5

Nguồn: Phòng Kế Toán
Bảng số liệu 2.2 cho thấy tổng nguồn vốn của Công ty đã tăng từ 13.449.118 ngàn
đồng năm 2009 lên 18.314.649 ngàn đồng năm 2010 tương ướng với mức tăng là

36,5%. Sự gia tăng đột biến của nợ ngắn hạn tăng 51,6% đã làm cho nợ phải trả
tăng đáng kể.
11


2.6 Thị trường mục tiêu:
Huyện Long Thành là một trong những vùng đất nằm ở trung tâm khu vực
tỉnh Đồng Nai. Thế mạnh của Công ty là thị trường rộng, chiều dài của huyện dọc
theo quốc lộ 51 nối liền TP.HCM và Bà Rịa Vũng Tàu, lượng xe cộ lưu thông trên
địa bàn là rất lớn, cùng với số lượng xe cộ trong địa phương ngày càng tăng. Dân
cư trên địa bàn đông đúc và đời sống người dân ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó
huyện Long Thành là huyện phát triển vượt bậc của tỉnh đồng nai, thu hút nhiều
nhà đầu tư nước ngoài, tập trung nhiều khu công nghiệp, cũng như các dự án lớn:
sân bay quốc tế, đường cao tốc…tương lai gần là một khu vực kinh tế phát triển
nhanh, đây cũng là thị trường mà Doanh nghiệp muốn chiếm lĩnh và trở thành DN
hàng đầu.

12


CHƯƠNG III
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung:
3.1.1 khái niệm về chiến lược kinh doanh:
Chiến lược kinh doanh là quá trình phối hợp và sử dụng hợp lý nguồn lực
trong những thị trường xác định, nhằm khai thác cơ hội kinh doanh tạo ra lợi thế
cạnh tranh để tạo ra sự phát triển ổn định và bền vững cho doanh nghiệp.
Trong định nghĩa chiến lược với 5 chữ P của mình Mintzberg khái quát các
khía cạnh của quản trị chiến lược như sau:
Kế hoạch (plan): chuỗi các hành động đã dự định một cách nhất quán.

Mô thức (partern): sự kiên định về hành vi theo thời gian, có thể là dự định hay
không dự định.
Vị thế (position): Phù hợp giữa tổ chức và môi trường của nó.
Quan niệm (Perspective): Cách thức để nhận thức sâu sắc về thế giới.
Thủ thuật (ploy): Cách thức cụ thể để đánh lừa đối thủ.
3.1.2 Khái niệm về quản trị chiến lược:
Quản trị chiến lược là một bộ các quyết định quản trị và các hành động xác
định hiệu suất dài hạn của một Công ty. Quản trị chiến lược bao gồm các hành
động liên tục: soát xét môi trường (cả bên trong lẫn bên ngoài), xây dựng chiến
lược, thực thi chiến lược và đánh giá kiểm soát chiến lược.
Quản trị chiến lược được hiểu là một thuật khoa học thiết lập trên cơ sở các
mục tiêu dài hạn, cơ bản của doanh nghiệp, lựa chọn các đường lối hoạt động và
các chính sách điều hành việc thu nhập, sử dụng và bố trí các nguồn lực để đạt

13


được các mục tiêu cụ thể làm tăng sức mạnh một cách hiệu quả nhất và giành
được thế bền vững đối với các đối thủ cạnh tranh khác.
Hình 3.1 Mô hình quản lý chiến lược tổng quát:
Thông tin phản hồi

Thông tin phản hồi
Hình thành

Thực hiện

Đánh giá

Chiến lược


chiến lược

chiến lược

Nguồn: Fred R.David. Strategic Management. Ninth Edition. Macmilam
publishing Company, 2004.
3.1.3 Mục tiêu và mục đích của tổ chức:
Mục tiêu tức là trạng thái tương lai mà Công ty cố gắng thực hiện hay là kết
quả cuối cùng của các hành động được hoạch định. Giống như viễn cảnh và sứ
mệnh, mục tiêu và mục đích cũng thường sử dụng lẫn lộn. Nếu cần một sự phân

14


biệt thì mục đích chỉ các ý định cần đạt được nhưng không định lượng và không rõ
về thời hạn. Còn mục tiêu chỉ các ý định đã định lượng rõ và hoạch định thời gian.
Các nguyên tắc xác định mục tiêu:
Tính cụ thể: mục tiêu cần làm rõ liên quan đến những vấn đề gì? Tiến độ
thực hiện như thế nào? Và kết quả cuối cùng cần đạt được? Mục tiêu càng cụ thể
thì càng dễ hoạch định chiến lược thực hiện mục tiêu đó. Tính cụ thể bao gồm cả
việc định lượng các mục tiêu, các mục tiêu cần được xác định dưới dạng các chỉ
tiêu cụ thể.
Tính khả thi: Một mục tiêu đặt ra là phải có khả năng thực hiện được, nếu
không sẽ là phiêu lưu hoặc phản tác dụng. Do đó, nếu mục tiêu quá cao thì người
thực hiện sẽ chán nản, mục tiêu quá thấp thì sẽ không có tác dụng.
Tính thống nhất: Các mục tiêu đề ra phải phù hợp với nhau để quá trình
thực hiện một mục tiêu này không cản trở đến việc thực hiện các mục tiêu khác.
Các mục tiêu trái ngược thường gây ra những mâu thuẫn nội bộ doanh nghiệp, do
vậy cần phải phân loại thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu. Tuy nhiên các mục tiêu

không phải hoàn toàn nhất quán với nhau, khi đó cần có những giải pháp dung hòa
trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra.
Tính linh hoạt: Những mục tiêu đề ra phải có thể điều chỉnh được cho phù
hợp với sự thay đổi của môi trường nhằm tránh được những nguy cơ và tận dụng
những cơ hội. Tuy vậy khi thay đổi những mục tiêu cũng cần phải thận trọng vì sự
thay đổi này phải đi đôi với những thay đổi tương ứng trong các chiến lược liên
quan cũng như các kết hoạch hành động.
3.1.3.1 Mục tiêu ngắn hạn:
Mục tiêu ngắn hạn là những mục tiêu trong vòng một năm, nếu những DN
có những mục tiêu ngắn hạn đúng đắn sẽ xác định thành công hay thất bại của một
chiến lược. Các mục tiêu ngắn hạn thường có những đặc tính có thể đo lường
được, giới hạn cụ thể việc thời gian, mục tiêu đưa ra phải có khả năng thực hiện
được và đảm bảo để đạt đến mục tiêu dài hạn cho chiến lược tổng thể của các
Công ty.
15


×