Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CANH TÁC CÂY MÃNG CẦU TẠI XÃ PHƯỚC LONG THỌ HUYỆN ĐẤT ĐỎ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
*************

NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CANH TÁC CÂY MÃNG
CẦU TẠI XÃ PHƯỚC LONG THỌ HUYỆN ĐẤT ĐỎ
TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN & KHUYẾN NÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CANH TÁC CÂY MÃNG
CẦU TẠI XÃ PHƯỚC LONG THỌ HUYỆN ĐẤT ĐỎ
TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Ngành: Phát triển Nông thôn và Khuyến nông

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: T.S TRẦN ĐẮC DÂN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh tế trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Phân tích hiệu quả
kinh tế canh tác cây mãng cầu tại xã Phước Long Thọ Huyện Đất Đỏ Tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu” do Nguyễn Thị Hồng Hạnh, sinh viên khóa 33, Ngành Phát Triển Nông
Thôn Và Khuyến Nông đã bảo vệ thành công trước Hội đồng ngày

Giáo viên hướng dẫn
TS. TRẦN ĐẮC DÂN
(Chữ ký)

Ngày.....tháng.....năm 2011

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Ký tên)

(Ký tên)

Ngày..... tháng.....năm 2011

Ngày.....tháng.....năm 2011



LỜI CẢM TẠ

Trong suốt khoảng thời gian là sinh viên ngồi trên giảng đường của trường Đại
Học Nông Lâm TPHCM, em đã học tập được rất nhiều kiến thức bổ ích không chỉ cho
chuyên ngành học. Với những kiến thức trang bị trong trường kết hợp với những
chuyến đi kiến tập giúp em hoàn thành xong khóa học của mình. Trải qua 3 tháng thực
hiện, đề tài tốt nghiệp đến nay đã hoàn tất, con xin chân thành gửi lòng biết ơn sâu sắc
đến Ba Mẹ, con cảm ơn Ba Mẹ đã nuôi dạy con đến ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm TPHCM. Đặc
biệt là các Thầy Cô ở Khoa Kinh tế đã truyền đạt kiến thức quý báu về chuyên môn
cũng như về đạo đức sống vô giá trong suốt quá trình học.
Xin chân thành biết ơn thầy Trần Đắc Dân đã tận tâm chỉ bảo, giúp tôi vượt qua
những khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài. Thầy đã tạo cho tôi cách nhìn rộng và
mới hơn về phương pháp thực hiện một đề tài nghiên cứu mà tôi có thể mang theo
bước tiếp trên con đường sự nghiệp của mình.
Xin chân thành cảm ơn quý Cô, Chú, Anh, Chị ở UBND xã Phước Long Thọ,
Phòng Thống kê huyện Đất Đỏ, Phòng Nông nghiệp huyện Đất Đỏ và các Cô Chú
nông dân trồng mãng cầu tại xã Phước Long Thọ đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá
trình điều tra thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn những người bạn của lớp DH07PT đã nhiệt tình giúp đỡ
tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cám ơn!
TP.HCM, ngày 25 tháng 5 năm 2011
Sinh viên

Nguyễn Thị Hồng Hạnh


NỘI DUNG TÓM TẮT

NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH. Tháng 6 năm 2011. “Phân tích hiệu quả kinh tế
canh tác cây mãng cầu tại xã Phước Long Thọ huyện Đất Đỏ tỉnh Bà Rịa Vũng
Tàu”.
NGUYEN THI HONG HANH. June 2011. (Analysing The Economic Efficiency of
custard - apple cultivation at Phuoc Long Tho, Dat Do district, Ba Ria - Vung Tau
Province”
Đề tài nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của việc trồng mãng cầu ta và các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình sản xuất, thu hoạch, sau thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ mãng cầu
ta.
Bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp nông hộ và áp dụng phương pháp phân tích
kinh tế, đề tài đã xác định tình hình sản xuất qua các giai đoạn khác nhau của vườn cây
mãng cầu ta từ năm thứ nhất đến năm thứ sáu (2004 - 2010).
Dựa trên cơ sở phân tích hiệu quả kinh tế cây mãng cầu ta kết hợp với tình hình thực
tế tại địa phương, đề tài đã đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản xuất cây mãng
cầu ta tại địa phương thông qua phỏng vấn 30 hộ trồng mãng cầu và thu thập số liệu
thứ cấp từ các phòng ban của xã Phước Long Thọ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy cây mãng cầu ta là loại cây trồng chịu hạn cao, rất
thích hợp với khí hậu ở xã Phước Long Thọ. Việc phân tích hiệu quả kinh tế của cây
mãng cầu ta cũng cho thấy đây là cây trồng chính, chủ lực của xã Phước Long Thọ. Về
mặt xã hội cây mãng cầu ta đã góp phần trong việc xóa đói, giảm nghèo của nông dân
tại Xã.
Cây mãng cầu ta cho trái một năm 2 vụ, sản lượng hiện nay đạt 7-8 tấn/vụ/ha, lợi
nhuận thu được mỗi năm cho mỗi vụ trồng trung bình 70 triệu/năm/ha, chi phí giai
đoạn kiến thiết cơ bản là khoảng 26 triệu đồng, khả năng thu hồi vốn vào năm thứ 4.


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ

iv


NỘI DUNG TÓM TẮT

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG

ix

DANH SÁCH CÁC HÌNH

ix

DANH SÁCH PHỤ LỤC

xii

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu


2

1.2.1 Mục tiêu chung

2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

2

1.3 Ý nghĩa của đề tài

2

1.4 Phạm vi nghiên cứu

2

1.4.1 Nội dung

2

1.4.2 Địa bàn

2

1.4.3 Đối tượng

3


1.4.4 Phạm vi thời gian

3

1.5 Cấu trúc của đề tài

3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

4

2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

4

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

4

2.1.2 Các nguồn tài nguyên

5

2.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
2.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế

9
9


2.2.2 Cơ sở hạ tầng

10

2.2.3 Dân số, lao động, tôn giáo

10

2.2.4 Giáo dục, y tế

12
v


2.2.5 Diện tích đất đai

13

2.2.6 Tình hình nông nghiệp, nông thôn và nông dân

15

2.2.7 Tín dụng nông thôn

15

2.3 Diện tích canh tác một số cây trồng năm 2006 tại xã Phước Long thọ

16


2.4 Đặc điểm cây mãng cầu ta

18

2.4.1 Tầm quan trọng của cây mãng cầu

18

2.4.2 Kỹ thuật trồng mãng cầu

19

2.5 Vấn đề thu hoạch, sau thu hoạch, bảo quản

22

2.5.1 Thu hoạch

22

2.5.2 Sau thu hoạch

23

2.6 Kết luận chung

23

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

24
24

3.1.1 Hiệu quả kinh tế

24

3.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cây mãng cầu ta

27

3.2 Phương pháp nghiên cứu

28

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

28

3.2.2 Phương pháp điều tra chọn mẫu

28

3.3 Nội dung điều tra

28

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


29

4.1 Lịch sử về cây mãng cầu của Xã Phước Long Thọ

29

4.2 Tình hình sản xuất mãng cầu ta ở xã Phước Long Thọ

29

4.2.1 Tình hình chung

29

4.2.2 Quy mô sản xuất của các hộ

30

4.3 Đặc điểm nông hộ

31

4.3.1 Trình độ học vấn của các chủ hộ

31

4.3.2 Tình hình sử dụng lao động nhà của nông hộ

31


4.3.3 Tình hình sử dụng vốn của nông hộ

32

4.4 Hiệu quả sản xuất cây mãng cầu ta

32

4.4.1 Cơ sở tính toán kết quả - hiệu quả cho 1 ha

32

4.4.2 Kết quả - hiệu quả cả vòng đời của 1 ha trồng vụ thuận

32

vi


4.4.3 Kết quả - Hiệu quả của mô hình trồng vụ nghịch

36

4.5 So sánh kết quả - hiệu quả cây mãng cầu vụ thuận và vụ nghịch

41

4.6 Kết quả, hiệu quả của 1 ha mít nghệ


41

4.7 Tình hình tiêu thụ mãng cầu ta tại xã Phước Long Thọ

44

4.8 Phân tích SWOT

46

4.9 Giải pháp khắc phục

48

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

52

5.1 Kết luận

52

5.2 Kiến nghị

53

5.2.1 Đối với Nhà nước

53


5.2.2 Đối với chính quyền địa phương

53

5.2.3 Đối với người dân địa phương

54

TÀI LIỆU THAM KHẢO

55

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TMDV

Thương mại dịch vụ

XDCB


Xây dựng cơ bản

CLB

Câu lạc bộ

BRVT

Bà Rịa Vũng Tàu

CPVC

Chi phí vật chất

CPLĐ

Chi phí lao động

UBND

Ủy ban nhân dân

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

NN

Nông nghiệp


ND

Nông dân

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

NHCSXH

Ngân hàng chính sách xã hội

HSSV

Học sinh sinh viên

CCB

Cựu chiến binh

CN-HN

Công nghiệp hàng năm

TTTH


Tính toán tổng hợp

WTO

Tổ chức thuơng mại thế giới

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Bảng phân loại đất xã Phước Long Thọ

6

Bảng 2.2 Diễn biến dân số xã Phước Long Thọ qua các năm

11

Bảng 2.3 Cơ cấu lao động của Xã Phước Long Thọ năm 2009

12

Bảng 2.4 Cơ cấu phân bố Đất Đai của Xã Phước Long Thọ Năm 2010

14

Bảng 2.5: Diện tích cây ăn trái trên địa bàn xã Phước Long Thọ năm 2008

16


Bảng 2.6 Thống kê diện tích mãng cầu (năm 2008) của Tỉnh BRVT

17

Bảng 2.7 Hàm lượng chất dinh dưỡng chứa trong 100g phần ăn được của mãng cầu so
với chuối sứ và xoài (không tính vỏ, hạt, lõi…)

18

Bảng 2.8 Nguồn gốc giống sản xuất

19

Bảng 4.1 Phân loại quy mô sản xuất của các nông hộ

30

Bảng 4.2: Một số loại cây trồng xen trong thời gian KTCB mãng cầu

30

Bảng 4.3 Trình độ học vấn các chủ hộ

31

Bảng 4.4 Tình hình sử dụng lao động nhà của nông hộ

31

Bảng 4.5 Nhu cầu vay vốn của nông hộ


32

Bảng 4.6 Chi phí đầu tư cơ bản cho 1 ha Mãng cầu trồng vụ thuận

33

Bảng 4.7: Chi phí sản xuất Giai đoạn kinh doanh cho 1 ha Mãng cầu vụ thuận

34

Bảng 4.7.1 Kết quả sản xuất của 1 ha mãng cầu vụ thuận

35

Bảng 4.7.2 Hiệu quả sản xuất của 1 ha mãng cầu trồng một vụ thuận

35

Bảng 4.8: Chi phí sản xuất giai đoạn kinh doanh vụ nghịch

37

Bảng 4.8.1 Kết quả sản xuất của 1 ha mãng cầu vụ nghịch

38

Bảng 4.8.2 Hiệu quả sản xuất của 1 ha mãng cầu vụ nghịch.

38


Bảng 4.9: Chiết tính NPV, IRR, PP của 1 ha mãng cầu vụ thuận

40

Bảng 4.10: Chiết tính NPV, IRR, PP của 1 ha mãng cầu vụ nghịch

40

Bảng 4.11 so sánh kết quả - hiệu quả cây mãng cầu vụ thuận và vụ nghịch

41

Bảng 4.12 Chi phí đầu tư cơ bản cho 1 ha mít

42

Bảng 4.13 Chi phí sản xuất giai đoạn kinh doanh cho 1 ha mít nghệ

43

Bảng 4.13 Kết quả sản xuất của 1 ha mít

43

Bảng 4.14 Hiệu quả sản xuất của 1 ha mít.

43
ix



Bảng 4.15 Giá 1 kg mãng cầu trung bình qua các tháng năm 2010

45

Bảng 4.15 Ma trận SWOT

47

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Biểu Đồ Cơ Cấu Dân Số Của Xã Qua Các Nãm

11

Hình 2.2 Cơ cấu lao động của xã Phước Long Thọ Năm 2009

12

Hình 2.2 Cơ cấu Đất Đai xã Phước Long Thọ Năm 2010.

14

Hình 2.3 Rệp sáp phấn

21

Hình 2.4 Sâu đục thân và trái


22

Hình 2.5 Ruồi đục trái

22

Hình 4.1 Giá mãng cầu qua các tháng trong năm 2010.

46

Hình 4.2 Hệ thống tưới phun

50

Hình 4.3 Mãng cầu giai đoạn ra lá non, trổ hoa

50

Hình 4.4 Mãng cầu giai đoạn kinh doanh

51

Hình 4.5 Quả mãng cầu 2,5 tháng

51

xi



DANH SÁCH PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh sách các hộ điều tra
Phụ lục 2: Tổng hợp ý kiến của nông hộ trồng mãng cầu ta qua điều tra
Phụ lục 3: Bảng hỏi nông hộ sản xuất

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Đất nước Việt Nam có hơn 70% dân số sống bằng nghề nông, với điều kiện tự
nhiên - xã hội thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế nhất là Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại
thế giới WTO, với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bên cạnh việc
thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ thì nông nghiệp vẫn
là một lĩnh vực ưu tiên phát triển trong chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Tiến
trình thực hiện chính sách đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn
trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó ngành nông nghiệp đã có những bước phát
triển mạnh mẽ, góp phần vào thành tựu chung trong phát triển đất nước. Phát triển
nông nghiệp là cơ sở cho công nghiệp và dịch vụ phát triển, thúc đẩy nhanh tiến trình
hội nhập, đưa đất nước Việt Nam ngày càng mở rộng các mối quan hệ vào nền kinh tế
thế giới.
Trong những năm gần đây với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi,
ngành trồng cây ăn quả của nước ta cũng đã có nhiều thay đổi. Nhu cầu tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu ngày càng tăng, bên cạnh mức sống của người dân ngày càng
được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng các loại cây ăn quả ngày càng nhiều. Trái ngon, đẹp,
nhiều dinh dưỡng, đảm bảo chất lượng là vấn đề đặt ra đối với các nhà làm vườn. Điều
này sẽ gây không ít khó khăn đối với bà con nông dân trong việc lựa chọn cây trồng

thích hợp, hướng đến giá cả ổn định, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong sự lựa
chọn này cây mãng cầu là cây được bà con nông dân xã Phước Long Thọ chọn làm
cây trồng chủ lực.
Hiện nay xã Phước Long Thọ là xã trồng mãng cầu nhiều nhất của huyện Đất Đỏ.
Nhân dân của xã đã biết áp dụng KHKT cộng với kinh nghiệm vốn có của bà con nông
1


dân trong việc trồng mãng cầu đã mang lại đời sống cho người dân dược cải thiện một
cách rõ rệt. Khu vực sinh sống của người dân đặc biệt là nơi của những người dân
trồng mãng cầu ta thấy cơ sở hạ tầng được xây dựng kiên cố, trong đó cây mãng cầu
đóng góp một phần không nhỏ vì nó là nguồn thu nhập chính của người dân.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả kinh tế canh tác cây mãng cầu tại xã Phước Long Thọ huyện Đất
Đỏ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát tình hình trồng mãng cầu của hộ dân trên địa bàn xã.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cây mãng cầu.
- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của hộ trồng cây mãng cầu hiện nay và đề
xuất hướng phát huy thuận lợi và khắc phục các khó khăn.
1.3 Ý nghĩa của đề tài
- Làm cơ sở cho các nhà chính sách, các nhà đầu tư, ngân hàng thấy được hiệu quả
kinh tế cao của cây măng cầu và đưa ra những chính sách, biện pháp hỗ trợ nhằm phát
triển mô hình thâm canh cây mãng cầu góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
- Làm cơ sở cho những hộ nông dân thấy được tầm quan trọng của loại cây mình
trồng, qua đó áp dụng biện pháp kỹ thuật sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Là luận văn kết thúc khóa học.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Nội dung

Phân tích tình hình sản xuất, cũng như so sánh hiệu quả kinh tế của mô hình trồng
thâm canh và mô hình quãng canh cây mãng cầu ta hiện nay của địa bàn xã nhằm giúp
hộ nông dân có thể thấy được lợi ích khi áp dụng kỹ thuật trồng thâm canh.
1.4.2 Địa bàn
Khóa luận được tiến hành nghiên cứu tại xã Phước Long Thọ huyện Đất Đỏ tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu.

2


1.4.3 Đối tượng
Khóa luận nghiên cứu đối với những nông hộ trồng mãng cầu ta, những hộ trồng
thâm canh mãng cầu ta.
1.4.4 Phạm vi thời gian
Đề tài nghiên cứu hiệu quả kinh tế cây mãng cầu năm 2010 và các năm trước.
1.5 Cấu trúc của đề tài
Chương 1: Mở đầu. Chương này nêu lên lý do, ý nghĩa của việc chọn đề tài nghiên
cứu, được nêu cụ thể trong phần đặt vấn đề. Ngoài ra còn mục tiêu nghiên cứu, phạm
vi nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan. Cung cấp những thông tin tổng quan về điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội của Xã cũng như tình hình canh tác cây mãng cầu ta tại Xã.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Nêu những khái niệm cơ bản có
liên quan đến đề tài, khái niệm chung và khái niệm cụ thể cho từng vấn đề nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp thu thập và xử lý số liệu phục vụ
cho mục đích nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận. Đây là phần trọng tâm của đề tài, nêu lên kết quả
đạt được trong quá trình thực hiện và phân tích các kết quả về thực tiễn và lý luận.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Tóm tắt những kết quả đã phân tích được trong đề
tài và đề xuất các kiến nghị có liên quan.


3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Xã Phước Long Thọ nằm ở phía Đông huyện Đất Đỏ, có diện tích tự nhiên 3.644,4
ha chiếm 19,22% diện tích tự nhiên toàn huyện, bao gồm 3 ấp: Phước Trung, Phước
Sơn Và Phước Thới.
Ranh giới hành chính:
- Phía Bắc giáp xã Long Tân.
- Phía Tây giáp xã Long Tân và thị trấn Đất Đỏ.
- Phía Nam giáp xã Phước Hội.
- Phía Đông giáp xã Láng Dài.
b. Đặc điểm địa chất
Xã Phước Long thọ được phân bố ở 5 dạng địa hình (miệng núi lửa, đồi lượn sóng
nhẹ bằng; thềm phù sa; đồng bằng phù sa; trũng) và có 3 loại đá mẹ mẫu chất chính:
đá bọt và đá BaZan, phù sa cổ và sản phẩm dốc tụ, phù sa mới.
Dạng địa hình miệng núi lửa (núi đất): Đất chủ yếu là đất nâu thẫm trên đá bọt
Bazan (Ru).
Dạng địa hình lượn sóng nhẹ, bằng, thấp: Được sử dụng trồng cây công nghiệp
ngắn ngày, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,... Đất chủ yếu là đất nâu đỏ trên đá
Bazan (Fa) và nâu thẫm trên đá bọt Bazan (Ru).
Dạng thềm phù sa: Đất phân bố trên địa hình này là đất xám trên phù sa cổ (X), sử
dụng chủ yếu cho các cây hoa mầu hàng năm và đất thổ cư.
Dạng đồng bằng phù sa: Đất phân bố trên địa hình này là đất phù sa loang lổ đỏ
vàng (pf) và đất phù sa Gley (Pg), hiện được sử dụng trồng lúa nước.

4


Dạng địa hình trũng: Địa hình bằng, thấp nên được trồng lúa nước.
c. Khí hậu, thời tiết
Phước Long Thọ thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt
độ cao đều quanh năm, ít gió bão, không có mùa đông lạnh, thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp và bố trí sử dụng đất.
Khu vực huyện Đất Đỏ có lượng mưa tương đối cao, phân bố không đều được chia
làm hai mùa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô bắt đầu từ tháng
12 đến tháng 4 năm sau.
Lượng mưa bình quân tương đối lớn trên 2.000 mm/năm, với số ngày mưa trong
năm là 169 ngày, phân bố không đều trong năm.
Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm 27,3oC, tối cao trung bình là 31,4oC và tối
thấp trung bình là 23,6oC.
2.1.2 Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Tài nguyên đất đai là một tài nguyên tự nhiên vô cùng quý giá của loài người,
nhưng nó không phải là tài nguyên vô hạn mà lại giới hạn về không gian. Vì vậy
chúng ta phải có kế hoạch khai thác đất hợp lý và hiệu quả. Muốn có một phương án
QHSDĐ tốt, điều trước hết phải nắm tài nguyên đất một cách chắc chắn cả về số lượng
và chất lượng. Khái niệm tài nguyên đất đai ở đây có nghĩa rộng, không chỉ bao gồm
là đặc tính thổ nhưỡng mà nó còn bao hàm một số điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng
đến việc sử dụng đất đai như: Chế độ nước, địa hình, nền móng địa chất,... Và khi đó
nó hình thành đất đai.
Căn cứ bản đồ đất huyện Đất Đỏ, xã Phước Long Thọ có 06 nhóm đất với 08 đơn vị
đất được thể hiện qua bảng 2.1 như sau:

5



Bảng 2.1 Bảng phân loại đất xã Phước Long Thọ
Phân loại đất

Diện Tích (Ha)

1. Đất cát biển

Tỷ lệ (%)

33,14

0,92

1626,81

45,05

3. Đất phù sa

164,06

4,54

4. Đất xám

309,86

8,58


4,41

0,12

6. Đất dốc tụ

1472,89

40,79

Tổng diện tích tự nhiên

3611,17

100,00

2. Đất đen

5. Đất đỏ vàng

Nguồn tin: Ban Thống kê Xã, 2010
- Nhóm đất cát biển
Nhóm đất này có 01 đơn vị đất diện tích 33,14 ha, chiếm 0,92% tổng diện tích tự
nhiên toàn xã, phân bố ở phía đông giáp xã Lộc An và Láng Dài, sử dụng khai thác
làm nguyên vật liệu xây dựng rất tốt.
Đất cát có thành phần cơ giới cát thô, khả năng giữ nước kém (sét vật lý 18-25%),
đất chua (pHkcl = 4-4,5), chất dinh dưỡng khác rất nghèo (mùn 0,6-1,2%, đạm <
0,1%, lân < 0,01%, K20 < 0,06%). Cation kiềm trao đổi rất thấp, CEC = 9-10 me/100g.
Đất cát tuy không phải là đất tốt, nhưng phong phú về loại hình sử dụng đất, bao gồm:
Cây ăn trái, cây công nghiệp dài ngày (CN-DN) và các cây hoa màu lương thực,

nhưng khi sản xuất phải đầu tư cao.
- Nhóm đất đen
Nhóm đất đen có 01 đơn vị diện tích 1.626,81 ha (45,05% DTTN), phân bố chủ yều
ở phía Bắc giáp khu vực xã Long Tân.
Đất đen có độ phì nhiều hơn hẳn so với các loại đất khác trong vùng. Phản ứng
dung dịch ít chua. Hàm lượng mùn, đạm, lân tổng số giàu (2-3% OM; vào 0,1-0,25%
P2O5). Nghèo Kali tổng số, nhưng rất giàu Cation Kiềm trao đổi (Ca2+: 12-14 me/100
gam đất), dung tích hấp thụ cao vào độ no bazơ cao (CEC: 25-30 me/100 gam; BS: 5257%). Sa cấu đất nặng, cấu trúc đất đoàn lạp, viên hạt rất tươi xốp.

6


Tuy nhiên, hạn chế chính của đất đen có tầng đất thường rất mỏng, lẫn nhiều mảnh
đá và nhiều đá lộ đầu, gây trở ngại cho khâu làm đất và sự phát triển của bộ rễ. Vì vậy
nó chỉ phù hợp cho các cây ngắn ngày có bộ rễ ăn nông.
Hiện nay, đất đen hầu hết được khai thác trồng cây hoa màu và cây công nghiệp
hàng năm cũng như trồng cây ăn quả.
- Nhóm đất phù sa
Nhóm đất phù sa có 02 đơn vị đất diện tích 164,06 ha (4,54% DTTN).
Đất phù sa có độ phì nhiêu tương đối cao so với các loại đất đồng bằng, ít chua
(pHkcl: 4,5-5,0), giàu mùn (2-4% OM), đạm tổng số cao (0,1-0,15% N), lân tổng số
nghèo (< 0,06%). Đất phù sa có thành phần cấp hạt rất thay đổi nhưng nhìn chung có
sa cấu từ thịt trung bình đến nặng.
Đất phù sa thích hợp chính cho việc trồng lúa nước, các khu vực có tưới trong mùa
khô.
- Nhóm đất xám
Nhóm đất xám có 01 đơn vị đất diện tích 309,86 ha (8,58% DTTN), bao gồm:
+ Ðất xám địa hình cao, nghèo mùn, đạm, lân, Kali, kể cả các Cation kiềm trao đổi.
Hàm lượng mùn ở tầng đất mặt chỉ đạt xấp xỉ 1% OM, đạm tổng số không quá 0,1%
N, tổng Mg2+ và Ca2+ chỉ đạt dưới 1 me/100 gam đất. Vì vậy khi sản xuất phải bón

phân bổ sung với một lượng đáng kể, chú trọng bổ sung chất hữu cơ cho đất là rất
quan trọng.
+ Ðất xám địa hình thấp (đất xám gley), có độ phì nhiêu khá hơn, mùn tầng mặt
tương đối cao có nơi đạt trị số với 3% OM, tương ứng đạm tổng số xấp xỉ 0,1%, Kali
và lân cao hơn đất xám địa hình cao nhưng vẫn ở tình trạng nghèo, các trị số về Cation
kiềm trao đổi và độ no Bazơ rất thấp.
Tuy đất xám có độ phì nhiêu kém hơn các đất khác, nhưng trên nó rất phong phú
các loại hình sử dụng đất, bao gồm cả những cây công nghiệp dài ngày, cây CN-HN,
cây ăn quả, hoa màu, lương thực và cả những cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao.
- Nhóm đất đỏ vàng
Nhóm đất đỏ vàng có 01 đơn vị đất diện tích 4,41 ha (0,12% DTTN). Đất đỏ vàng
được hình thành từ loại đá mẹ và mẫu chất là: Bazan. Trong đó đặc biệt là đất đỏ vàng

7


(Fk, Fu) hình thành trên đá Bazan có chất lượng cao, phân bố thành khối lớn thuộc khu
vực dân cư của xã mà từ xưa gọi là Đất Đỏ.
Nhìn chung đất đỏ trên đất Bazan có tầng đất dầy, đồng nhất suốt phẫu diện, cấu
tượng viên hạt, tơi xốp. Tầng đất mặt khá giàu mùn và có màu nâu đậm, càng xuống
sâu mức độ tơi xốp càng cao, với màu nâu đồng nhất. Một số diện tích đất có nhiều kết
von, gây trở ngại cho sản xuất.
Ðất đỏ trên đá Bazan có độ phì nhiêu tương đối cao (mùn: 3-4%; 0,15-0,20% N;
0,10-0,15% P2O5), tuy vậy nghèo Kali và Cation kiềm trao đổi. Ðất chua (pHKCl: 4,55,0), dung tích hấp thụ và độ no Bazơ thấp (CEC: 16-25 me/100 gam, BS: 20-35%).
Về thành phần cơ giới đất đỏ trên Bazan là nặng, hàm lượng sét vật lý luôn đạt > 50%.
Cấu trúc viên hạt khá tơi xốp, khả năng thấm và giữ nước rất tốt.
Ðất đỏ Bazan là đất có chất lượng cao nhất so với các loại đất đồi núi ở nước ta. Vì
vậy hiện nay và trong tương lai nên sử dụng chúng cho việc trồng các loại cây có giá
trị kinh tế cao như cà phê, tiêu, cao su, cây ăn quả. Tuy vậy, khi sử dụng đất này cần
có biện pháp chống xói mòn rửa trôi.

- Nhóm đất dốc tụ
Nhóm đất dốc tụ có 02 đơn vị đất diện tích 1.472,89 ha (40,79% DTTN). Phân bố
vùng Lồ Ồ tập trung về phía đông xã, giáp xã Láng Dài. Đất có phản ứng chua giàu
mùn, đạm tổng số, lân, Kali. Đất có khả năng sử dụng chủ yếu cho việc trồng lúa.
b. Tài nguyên nước
- Tài nguyên nước mặt
Trên địa bàn xã có 2 con suối chính, một số suối nhỏ. Đặc điểm nổi bật của các suối
có lòng suối nhỏ, hẹp, dòng chảy ngắn. Vì vậy khả năng bồi đắp phù sa cũng như khả
năng cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất không nhiều.
- Tài nguyên nước ngầm
Theo kết quả thành lập bản đồ địa chất thuỷ văn huyện Long Đất tỷ lệ 1/25.000,
năm 1999 cho thấy:
Về các loại tầng chứa nước ngầm: Có 2 loại tầng chứa nước ngầm cơ bản là:
+ Tầng chứa nước ngầm Bazan và các trầm tích bở rời.
+ Tầng chứa nước trầm tích đệ tứ tầng Bà Miêu.
Về trữ lượng, được chia làm 03 chỉ tiêu sau:
8


+ Trữ lượng tĩnh thiên nhiên: 9,373 tỷ m3.
+ Trữ lượng động thiên nhiên: 1,6 triệu m3/ngày.
+ Trữ lượng khai thác triển vọng: 1.217,2 m3/ngày/km2.
2.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
2.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế
Phước Long Thọ là xã có ưu thế về đất đai và vị trí địa lý, nhưng trên thực tế các
ngành kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ chưa phát triển.
Nền kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, với các loại cây trồng như mãng
cầu ta, mì, mía, mít.
a. Nông nghiệp
Trong những năm qua ngành nông nghiệp của xã có những bước phát triển đáng kể

trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ
thuật vào sản xuất, biết khai thác tiềm năng kinh nghiệm, nắm bắt thông tin thị trường
nên hiệu quả sản xuất ngày càng tăng.
- Về trồng trọt: Thổ nhưỡng trên địa bàn xã rất đa dạng và phong phú nên cây
trồng trong nông nghiệp cũng đa dạng bao gồm: Cây lương thực (lúa, mì, khoai, bắp),
cây thực phẩm (rau, đậu các loại), cây công nghiệp ngắn ngày (bông, mía, thuốc lá),
cây công nghiệp có giá trị cao (điều) và cây ăn quả (nhãn, chuối, mãng cầu,.. )
Năm 2007 tổng diện tích gieo trồng 741 ha/692 ha, đạt 107,08%. Trong đó: Diện
tích gieo trồng lúa nước 300 ha, diện tích gieo trồng màu 286 ha, diện tích cây công
nghiệp ngắn ngày 155 ha.
- Về chăn nuôi: Ngày càng được quan tâm, từng bước vận động nhân dân mở rộng
quy mô, tập huấn, phổ biến phương pháp kỹ thuật chăn nuôi, hỗ trợ vốn, con giống
cho nông dân. Do đó đàn gia súc hàng năm đều tăng. Tổng đàn heo 201 con; tổng đàn
bò 1.812/2.022 con, đạt 89,61% KH. Theo thống kê toàn xã có khoảng 14.299/14.997
con gia cầm, đạt 95,36% chủ yếu nuôi ở ruộng rẫy.
b. Nuôi trồng thuỷ sản
Diện tích nuôi trồng thủy sản hàng năm 2010 là 64,95 ha, chủ yếu là nuôi cá nước
ngọt sản lượng 87 tấn.
c. Thương mại, dịch vụ

9


Địa bàn xã hiện có 03 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và 37 cơ sở hoạt động
thương mại dịch vụ. Giá trị sản xuất theo giá so sánh 6,69 tỷ đồng.
d. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Địa bàn xã hiện có 03 cơ sở sản xuất (Gồm: DNTN Lâm Cự Thành; công ty cổ
phần An Phát và DNTN Giai Hưng); 01 cơ sở gia công xay xát; 04 máy tuốt lúa; 04
máy gặt đập liên hợp. Tổng giá trị sản xuất 23,97 tỷ đồng.
2.2.2 Cơ sở hạ tầng

a. Giao thông
Giao thông đối ngoại: Địa bàn xã có tuyến Quốc lộ 55 đi qua với tổng diện tích 9,28
ha. Đây là tuyến huyết mạch góp phần đẩy nhanh tiến độ phát triển kinh tế của địa
phương.
Giao thông nội bộ xã: Năm 2010 có 85,72 ha.
b. Thủy lợi
Trên địa bàn có 30,16 ha đất thủy lợi gồm hệ thống kênh mương phục vụ cho tưới
tiêu trong xã.
2.2.3 Dân số, lao động, tôn giáo
a. Tôn giáo
Hoạt động tôn giáo trên địa bàn xã chủ yếu là thờ cúng ông bà, chiếm 90,17% dân
số, còn lại là các tôn giáo khác (trong đó Đạo Phật 4,86%). Đảng và chính quyền
thường xuyên tổ chức thăm viếng các cơ sở tôn giáo nhân kỷ niệm các ngày lễ, tết…,
tạo sự gần gũi giữa tôn giáo với Đảng và chính quyền địa phương, đồng thời hướng
dẫn các tôn giáo hoạt động đúng pháp luật.
b. Về dân số
Theo số liệu thống kê xã Phước Long Thọ năm 2010, dân số của xã là 2.871 người
Lao động: 1.687 người (số người trong độ tuổi lao động). Tình hình này cho thấy dân
số của xã tăng nhanh qua các năm.

10


Bảng 2.2 Diễn biến dân số xã Phước Long Thọ qua các năm
Chỉ tiêu

Đơn vị

1. Tổng dân số


Người

2. Tổng số hộ

Hộ

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

1.739

2.361

2.591

450

532

618

Nguồn tin: Ban Thống kê Xã, 2010
Qua bảng 2.2 ta thấy năm 2009, dân số của xã là 2.591 người, bằng 3,77% dân số
toàn huyện Đất Đỏ. Tỷ lệ tăng dân số năm 2007 là 1,9% (trong đó tỉ lệ tăng tự nhiên
0,52% và tỉ lệ tăng cơ học 1,38%), đến năm 2008 tăng 6,05% (trong đó tỉ lệ tăng tự
nhiên 1,14% và tỉ lệ tăng cơ học 4,91%), dân cư phân bố tương đối đều giữa các ấp và
có những trục lộ lớn đi qua. Tập trung nhiều nhất ở ấp Phước Trung 873 người, ấp

Phước Thới 849 người, ấp Phước Sơn 869 người.
Hình 2.1 Biểu Đồ Cơ Cấu Dân Số Của Xã Qua Các Nãm
Dân số

CƠ CẤU DÂN SỐ QUA CÁC NĂM

3.000
2.500
2.000
1.500
1.000
500
0

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm

Nguồn tin: Ban Thống kê Xã, 2010
c. Về số hộ: Tương ứng với dân số, năm 2009 tổng số hộ là 618 hộ, so với năm 2007
số hộ dân toàn xã đã tăng 168 hộ.
d. Về lao động
Phước Long Thọ có nền sản xuất nông nghiệp chủ đạo nên lao động ngành nông
nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao với 1.973 lao động, chiếm gần 76,15% tổng dân số. Lao
động (đang làm việc) trong ngành CN-TTCN là 58 lao động chiếm 2,74 tổng số lao
động; lao động ngành thương mại - dịch vụ 83 người chiếm 3,93 tổng số lao động toàn

xã.
11


Bảng 2.3 Cơ cấu lao động của Xã Phước Long Thọ năm 2009
Lao động

Số lượng (người)

1. Lao động NN

Cơ cấu (%)

1.973

93,33

2. Lao động TTCN

58

2,74

3.Lao động TMDV

83

3,93

2.114


100,00

Tổng lao động

Nguồn tin: Ban Thống kê Xã, 2010
Qua bảng 2.3 ta thấy dân số và lao động tăng rõ rệt, trong đó lao động nông nghiệp
chiếm nhiều nhất qua các năm. Điều này khẳng định nền kinh tế nông nghiệp của xã
có lợi thế tương đối vể quy mô nguồn lực lao động.
Hình 2.2 Cơ cấu lao động của xã Phước Long Thọ Năm 2009

Lao động TTCN;
3%

Lao động TM-DV
4%

Lao động NN 93%

Nguồn tin: Ban Thống kê Xã, 2010
e. Về học sinh đi học
Tỷ lệ học sinh đi học vào loại trung bình chiếm 15,40% tổng dân số. Tổng số học
sinh năm 2009-2010 là 399 học sinh, trong tổng số học sinh: Học sinh mẫu giáo có 18
học sinh, chiếm 4,51% tổng số học sinh, học sinh tiểu học có 183 học sinh chiếm
45,86% tổng số học sinh, học sinh trung học cơ sở có 116 học sinh chiếm 29,07% tổng
số học sinh, học sinh trung học phổ thông 82 học sinh chiếm 20,55% tổng số học sinh.
2.2.4 Giáo dục, y tế
a. Giáo dục
Năm học 2009 – 2010, toàn xã có 381/285 học sinh, đạt 133,68% (Gồm: Tiểu học:
183/150 hs, đạt 122%; THCS: 116/135 hs, đạt 85,93%; THPT: 82 hs). Tỷ lệ học sinh

xét tuyển THCS đạt 98%; tỷ lệ học sinh thi đậu tốt nghiệp THPT đạt 100%; tỷ lệ học
sinh thi đậu vào các trường Đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp đạt 80%.
12


×