Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt tại thị trấn Trần Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.4 KB, 59 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban
Giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế & phát triển
nông thôn, các thầy giáo, cô giáo đã giúp đỡ tôi trong suốt 4 năm
học tại trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Đỗ Thị
Diệp đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên
cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Tôi còng xin chân thành cảm ơn UBND cùng toàn thể các Ban
ngành, đặc biệt là những hộ chăn nuôi lợn thịt trong thị trấn Trần
Cao, đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm chuyên đề tốt
nghiệp của mình.
Do còn hạn chế về trình độ chuyên môn và thời gian thực tập
có hạn cho nên luận văn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì
vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các
bạn để chuyên đề tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 17 thàng 05 năm 2007.
Sinh viên
i
MỤC LỤC
Tình hình c s h t ng c a th tr n Tr n Cao khá khang trang v thu n l i ơ ở ạ ầ ủ ị ấ ầ à ậ ợ
cho vi c phát tri n kinh t - xã h i.ệ ể ế ộ 14
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất đai của thị trấn Trần Cao qua 3 năm 2009 - 2011.
Error: Reference source not found
Bảng 2.2. Tình hình dân số và lao động của thị trấn Trần Cao qua 3 năm 2009 -
2011 Error: Reference source not found
Bảng 2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của thị trấn Trần Cao qua 3 năm 2009 -


2011 Error: Reference source not found
Bảng 2.4. Tình hình cơ cơ sở hạ tầng của thị trấn Trần Cao. .Error: Reference source
not found
Bảng 2.5. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn của thị trấn Trần Cao trong ba năm
2009 – 2011 Error: Reference source not found
Bảng 2.6. Tình hình chung về các hộ điều tra ở thị trấn Trần Cao Error: Reference
source not found
Bảng 2.7. Điều kiện sản xuất trong các hộ chăn nuôi lợn thị trấn Trần Cao Error:
Reference source not found
Bảng 2.8. Tình hình sử dụng chuồng trại trong các hộ chăn nuôi lợn thịt ở thị trấn
Trần Cao Error: Reference source not found
Bảng 2.9. Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt theo quy mô ở các hộ điều
tra Error: Reference source not found
Bảng 2.10. Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt theo hướng sử dụng thức ăn.
Error: Reference source not found
Bảng 2.11. Thời gian nuôi và lượng thức ăn cần cho một lợn thịt từ 15 - 100 kg Error:
Reference source not found
Bảng 2.12. Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt theo trình độ kỹ thuật
chăn nuôi Error: Reference source not found
Bảng 4.13. Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt theo loại giống ở các hộ
điều tra Error: Reference source not found
Bảng 2.14. Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt. theo mô hình chăn nuôi ở
các hộ điều tra Error: Reference source not found
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQ : Bình quân
CC : Cơ cấu
CN : Chăn nuôi
CNL : Chăn nuôi lợn
CNH- HĐH : Cụng nghiệp hoá, hiện đại hóa

ĐVT : Đơn vị tính
ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
HQKT : Hiệu quả kinh tế
KD – DV : Kinh doanh, dịch vụ
LĐ : Lao động
NN : Nông nghiệp
TSCĐ : Tài sản cố định
TĂHH : Thức ăn hỗn hợp
TNHH : Thu nhập hỗn hợp
TG : Trung gian
PP : Phụ phẩm
SL : Số lượng
XC : Xuất chuồng
TSX : Giá trị sản xuất
QM : Quy mô
VLXD : Vật liệu xây dựng
iv
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của chuyên đề
Trong sự nghiệp đổi mới nền kinh tế nông nghiệp nước ta đó cú những tiến
bộ vượt bậc, từ một nền sản xuất mang nặng tự cấp tự túc, thiếu lương thực triền
miên trở thành một nước không chỉ đủ lương thực, thực phẩm đảm bảo cuộc sống
cho nhân dân mà mỗi năm còn xuất khẩu hàng triệu tấn lương thực thực phẩm, thu
về cho đất nước hàng tỷ USD. Cùng với trồng trọt, chăn nuôi cũng dần khẳng định
vị thế của mình trong cơ cấu sản xuất của ngành nông nghiệp. Trong những năm
qua, chăn nuôi phát triển khá mạnh đặc biệt là chăn nuôi lợn, đây là nghề truyền
thống lâu đời của nhân dân ta và ngày càng giữ vai trò quan trọng trong kinh tế hộ
gia đình. Hơn nữa thịt lợn không những cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng của con
người mà còn phù hợp khẩu vị với đại đa số người tiêu dùng thực phẩm. Những

năm gần đây, chăn nuôi lợn đã đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, để đáp
ứng nhu cầu, thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng và của thị trường, đòi hỏi
người chăn nuôi phải mở rộng qui mô, đưa các giống năng suất cao, chất lượng tốt
và hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất.
Trần Cao là một xã nông nghiệp, chủ yếu là sản xuất lúa nước và chăn nuôi
lợn. Trong những năm qua, chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng
đã góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng
cao thu nhập, tạo việc làm cho người lao động, khai thác được lợi thế so sánh của
địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển chăn nuôi của thị trấn vẫn gặp
những khó khăn bất cập cần được giải quyết đó là: chăn nuôi lợn vẫn mang tính tận
dụng thức ăn và lao động của gia đình, qui mô nhỏ, năng suất lao động thấp sản
phẩm chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiêu thụ, hiệu quả chăn nuôi
thấp so với các ngành khác. Để góp phần giải quyết tồn tại trên và tìm ra các
nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình chăn nuôi lợn thịt và có những giải pháp chủ
yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi lợn thịt tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Đỏnh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt tại thị trấn Trần Cao,
huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yờn”.
1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng chăn nuôi lợn thịt của thị trấn tìm ra những
yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất lợn thịt từ đó đề ra một số giải pháp thiết thực để
nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt ở địa phương cho người dân ở thị trấn
Trần Cao
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt.
- Tỡm ra các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn thịt ở thị trấn Trần Cao,
huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt
ở thị trấn Trần Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn của thị trấn.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài nghiên cứu trong các hộ nông dân, các trang trại chăn
nuôi ở thị trấn Trần Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.
Về thời gian: Số liệu tổng quan qua 3 năm 2009 – 2011 và số liệu điều tra
lợn thịt năm 2011.
Về nội dung: Đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt tại thị trấn
Trần Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
14.1. Phương pháp chọn điểm
- Trần Cao là một thị trấn sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lúa nước và chăn
nuôi lợn. Trong những năm qua chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói
riêng đã góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn,
nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người lao động, khai thác được lợi thế so sánh
của địa phương. Tuy nhiên trong quá trình phát triển chăn nuôi của thị trấn vẫn gặp
những khó khăn bất cập cần được giải quyết đó là: chăn nuôi lợn vẫn mang tính tận
2
dụng thức ăn và lao động của gia đình, qui mô nhỏ, năng suất lao động thấp sản
phẩm chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiêu thụ, hiệu quả chăn nuôi
thấp so với các ngành khác. Vì vậy tôi chọn thị trấn Trầo Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh
Hưng Yên là địa điểm để đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt.
- Theo quy mô chăn nuôi của hộ: Chọn 60 hộ làm thí điểm có quy mô lớn,
quy mô vừa và quy mô nhỏ và chúng tôi chủ yếu căn cứ trên cơ sở, số con nuụi/lứa
và số con XC/năm. Cụ thể ở bảng sau:
Chỉ tiêu Đơn vị tính Số con/lứa Số con XC/năm
Quy mô lớn Con > 30 > 100
Quy mô vừa Con 10 - 30 30 - 100
Quy mô nhỏ Con < 10 < 30

Trong chăn nuôi lợn thịt người dân còn sử dụng theo các hướng như: Sử
dụng thức ăn, loại hình cung cấp giống, phương thức chăn nuôi và theo hướng áp
dụng kỹ thuật.
1.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
* Số liệu thứ cấp:
Số liệu thứ cấp được thu thập dựa vào tài liệu được công bố trên báo chí, tạp
chí, sách chuyên ngành, niên giám thống kê qua các năm, thông tin truy cập trên
mạng internet qua các Website đồng thời số liệu này còn được thu thập từ cỏc
phũng ban của địa phương, các báo cáo thống kê công khai hàng năm và các tài liệu
liên quan với nguồn thống kê qua 3 năm 2009 – 2011. Số liệu thứ cấp được thu thập
để phản ánh điều kiện tài nguyên – kinh tế - xã hội của thị trấn, thực trạng chăn nuôi
chăn nuôi lợn trên địa bàn thị trấn.
* Số liệu sơ cấp:
Là số liệu gốc được thu thập trực tiếp từ các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa
bàn thị trấn bằng cách phỏng vấn, điều tra thông qua các phiếu điều tra.
1.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi thu thập được số liệu chúng tôi tiến hành kiểm tra đánh giá, điều tra
bổ sung. Sau đó xử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu theo những nội dung đã
được xác định. Trong quá trình đó, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích thống
kê để hệ thống hoá số liệu thu thập theo những tiêu thức cần thiết, phù hợp logic với
mục tiêu nghiên cứu.
3
1.4.4. Phương pháp phân tích số liệu
1.4.4.1. Phương pháp phân tích thống kê mô tả
Là phương pháp cơ bản được sử dụng để phân tích số liệu. Bằng việc sử
dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân Kết hợp với việc so sánh
giữa các nhóm để phân tích, nờu nờn mức độ của hiện tượng (quy mô, cơ cấu đàn
lợn, năng suất sản phẩm ), tình hình biến động của hiện tượng và mối quan hệ qua
lại giữa chúng. Trong chuyên đề, phương pháp thống kê được sử dụng để tìm ra mặt
tích cực và hạn chế của hiện tượng, từ đó tìm ra biện pháp khắc phục.

1.4.4.2. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo
Trên cơ sở tham khảo ý kiến của một số người có kinh nghiệm đại diện
trong lĩnh vực nghiên cứu như cán bộ lãnh đạo địa phương có kinh nghiệm trong
lĩnh vực chăn nuôi, các hộ chăn nuôi tiên tiến Để đánh giá hiệu quả trong chăn
nuôi lợn thịt.
1.4.4.3. Phương pháp so sánh
So sánh hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt theo các tiêu chí như hiệu
quả kinh tế theo quy mô khác nhau, phương thức chăn nuôi khác nhau, so sánh hiệu
quả kinh tế giữa các hộ chăn nuôi lợn thịt với các hộ chăn nuôi lợn nái, gia cầm.
1.4.4.4. Phương pháp đánh giá nhanh Nông thôn (RRA)
Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh Nông thôn về chăn nuôi lợn thịt có sự
tham gia của người dân để trả lời một số câu hỏi có tính đặc trưng đưa hộ gia đình
tham gia vào mọi giai đoạn sản xuất từ việc xác định nhu cầu tới việc tổ chức sản
xuất, đánh giá kết quả hoàn thành và hiệu quả kinh tế thu được từ việc chăn nuôi
lợn thịt của gia đình.
1.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Để đánh giá được hiệu quả kinh tế cần xác định được Q và C. Trong đó Q có
thể là: GO, VA, MI hay Pr và C có thể là: TC, IC, chi phí LĐ hay một yếu tố nào
đó. Dưới đây là một số chỉ tiêu cơ bản liên quan đến tính hiệu quả kinh tế.
1.5.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả
* Tổng giá trị sản xuất GO ( Grooss Output):
4
Là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một chu kỳ sản xuất
nhất định (thường là 1 năm). Nó được tính bằng tổng của tích giữa sản lượng sản
phẩm chính với giá của sản phẩm chính tương ứng và sản lượng sản phẩm phụ với
giá của sản phẩm phụ tương ứng.
GO = ∑ Pi*Q
i
+ ∑PjQj.
Trong đó: GO: Là tổng giá trị sản xuất.

Qi: Khối lượng sản phẩm chính thứ i.
Pi: Giá sản phẩm chính thứ i.
Qj: Khối lượng sản phẩm phụ thứ j.
Pj: Giá sản phẩm phụ thứ j.
* Tổng chi phí sản xuất TC ( Total Costs):
Là toàn bộ chi phí cố định FC (Fixed Costs) và chi phí biến đổi VC (Variable Costs).
TC = FC+VC.
Trong đó: TC: Tổng chi phí sản xuất
FC: Chi phí cố định, là những khoản chi phí không thay đổi theo
mức sản lượng
VC: Chi phí biến đổi, là những khoản chi phí thay đổi phụ thuộc
vào sự thay đổi cuả sản lượng. Đó là các chi phí về con giống, thức ăn, thuốc thú y,
lượng chăn nuôi
* Chi phí trung gian IC ( Intermediate Costs):
Là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ sử dụng trong sản xuất
như: giống, các loại thức ăn, thuốc thú y
IC = ∑ Ci
Trong đó: Ci: Chi phí thứ i tính bằng tiền của yếu tố đầu vào i đó sử dụng và
đem lại được GTSX (GO) nào đó.
* Giá trị gia tăng VA:
Là phần giá trị tăng thêm của giá trị sản xuất chăn nuôi trong một chu kỳ sản
xuất hay khi đã sản xuất ra một khối lượng sản phẩm nhất định.
VA = GO – IC
Trong đó: VA: Là giá trị gia tăng.
5
* Thu nhập hỗn hợp MI ( Mix Income):
Là một phần thu nhập của người chăn nuôi bao gồm: Tiền công lao động và
lợi nhuận thu được trong một chu kỳ sản xuất ra sản phẩm nhất định.
MI = VA – A – T
Trong đó: A : Khấu hao TSCĐ.

T : Thuế phải nộp cho Nhà nước.
* Doanh thu TR:
Là toàn bộ giá trị thu được trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.
TR = P*Q
Trong đó: TR: Doanh thu.
Q: Là lượng sản phẩm bán ra.
P: Giá của sản phẩm bán ra.
* Lợi nhuận Pr:
Là giá trị thu được của hoạt động sản xuất sau khi đã trừ đi các khoản chi phí.
Pr = TR – TC
Trong đó: Pr: Là lợi nhuận.
Từ các chỉ tiêu phản ánh từng khía cạnh, từng góc độ riêng, ta có thể xác
định được hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế.
1.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt
Giá trị sản xuất/1 đ.vị chi phí sx : = GO/TC.
Giá trị sản xuất/1 đ.vị chi phí trung gian : = GO/IC.
Giá trị sản xuất/1 đ.vị chi phí sx : = VA/TC.
Giá trị sản xuất/1 đ.vị chi phí trung gian : = VA/IC.
Thu nhập hỗn hợp/1đ.vị chi phí sản xuất: = MI/TC.
Thu nhập hỗn hợp/1 đ.vị chi phí trung gian: = MI/IC.
Thu nhập hỗn hợp/1kg lợn hơi xuất chuồng: = MI/1kg.
Thu nhập hỗn hợp/Ngày nuôi: = MI/Ngày.
Thu nhập hỗn hợp/Lứa nuôi: = MI/Lứa.
PHẦN II: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
6
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý - địa hình
Trần Cao là một thị trấn thuộc huyện Phù Cừ, nằm ở phía Nam của tỉnh
Hưng Yờn, cỏch trung tân thị xã Hưng Yên khoảng 15 km, có địa hình tương đối

bằng phẳng và có phần trũng hơn so với cỏc xó lân cận.
Thị trấn Trần Cao có vị trí địa lý:
- Phớa Đụng giỏp xó Quang Hưng
- Phớa Nam giỏp xó Tống Phan
- Phớa Bắc giỏp xó Minh Tân
- Phớa Tõy giáp xã Đoàn Đào
Với vị trí như trên, thị trấn Trần Cao có địa hình tương đối bằng phẳng, đất
đai của thị trấn tương đối màu mỡ thuận lợi cho phát triển trồng trọt không những
đáp ứng đủ nhu cầu của người dân mà còn góp phần cung cấp thức ăn cho phát triển
ngành chăn nuôi của thị trấn.
2.1.1.2. Điều kiện thời tiết khí hậu
Trần Cao là thị trấn nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên chịu ảnh hưởng
của khí hậu nhiệt đới gió mùa, chế độ thời tiết thay đổi theo mùa rõ rệt; mùa lạnh
khô từ tháng 10 đến tháng 3, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9. Đồng thời cả năm
được chia làm bốn mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nhiệt độ trung bình hàng năm
khoảng 23
0
C – 24
0
C thỏng núng nhất là tháng 6, 7 nhiệt độ có ngày đến 39
0
C – 40
0
C.
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 80% và thấp nhất là 75%. Lượng mưa hàng
năm khoảng 1600 - 1850 mm, tổng tớch ụn hàng năm khoảng 8400 – 8600.
Nhìn chung thị trấn Trần Cao có điều kiện tương đối thuận lợi cho phát triển
nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt.
2.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội
2.1.2.1. Tình hình đất đai của thị trấn

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế trong sản xuất Nông
nghiệp. Vai trò của đất đai càng trở nên quan trọng hơn đối với những địa phương
mà sản xuất nông nghiệp là chủ yếu như ở thị trấn Trần Cao. Do vậy, việc sử dụng
đất đai có ý nghĩa rất lớn trong vấn đề phát triển kinh tế của thị trấn. Tình hình sử
7
dụng đất đai của thị trấn Trần Cao qua ba năm 2009 - 2011 đã được thể hiện qua
bảng 2.1.
- Tổng diện tích đất tự nhiên của thị trấn Trần Cao là 560,4 ha trong đó đất
Nông nghiệp 353,5 ha và hầu như không có sự thay đổi qua các năm. Tuy nhiên
trong cơ cấu đất Nông nghiệp lại có sự thay đổi qua 3 năm. Cụ thể Nguyên nhân
của sự thay đổi đó là do có sự chuyển đổi một số diện tích đất trồng trọt sang làm
trang trại, chăn nuôi, làm vườn, đào ao thả cá theo hướng dồn điền đổi thửa quy
hoạch lại diện tích đất canh tác.
- Các loại đất khác như đất chuyên dùng, đất thổ cư, đất chưa sử dụng có sự
thay đổi nhỏ qua 3 năm. Cụ thể năm 2011 đất Nông nghiệp chiếm 63,03% đất
chuyên dùng chiếm 24,37%, đất thổ cư chiếm 6,96% còn lại là đất chưa sử dụng.
Trong cơ cấu đất Nông nghiệp từ năm 2009 - 2011 đã có xu hướng chuyển từ đất
trồng lúa sang đất ao hồ, làm vườn, chăn nuôi theo mô hình trang trại và qua 3 năm
đã chuyển đổi được 14,26 ha.
- Bình quân đất Nông nghiệp/Khẩu của thị trấn là 0,071 ha và bình quân đất
canh tác là 0,05 ha. Đây là một tỷ lệ khá cao so với các địa phương khác, tạo điều
kiện để mở rộng phát triển sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp của địa
phương.
Do vậy tình hình sử dụng đất đai của thị trấn Trần Cao qua 3 năm đã có ý
nghĩa rất lớn trong vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của thị Trấn.
8
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất đai của thị trấn Trần Cao qua 3 năm 2009 - 2011.

Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh (%)

SL ( ha) CC (%) SL ( ha) CC (%) SL ( ha) CC (%) 2010/2009 2011/2010 BQ
Tổng diện tích đất tự nhiên 560,4 100 560,8 100 560,8 100 100,00 100,00 100,00
I. Đất Nông nghiệp 353,5 63,03 353,5 63,03 353,5 63,03 100,00 100,00 100,000
1. Đất canh tác 257,69 72,90 251,60 71,17 239,7 67,81 97,63 95,28 96,46
2. Đất ao hồ 43,74 12,37 45,77 12,95 47,26 13,37 104,28 103,24 103,76
3. Đất vườn 51,92 14,69 55,98 15,84 66,54 18,82 107,83 118,81 113,32
II. Đất chuyên dùng 126,69 22,59 135,32 24,13 136,64 24,37 106,82 100,99 103,91
1. Đất xây dựng cơ bản 10,01 7,90 17,78 13,14 19,1 13,98 166,33 106,39 136,36
2. Đất giao thông 14,61 11,53 14,61 10,80 14,61 10,69 93,67 98,98 96,32
3. Đất thuỷ lợi 79,01 62,36 79,01 58,39 79,01 57,82 93,63 99,02 96,33
4. Đất nghĩa trang 10,03 7,92 10,03 7,41 10,03 7,34 93,56 99,05 96,31
5. Đất làm VLXD 4,18 3,30 5,04 3,73 5,04 3,69 113,03 98,93 105,98
6. Đất lịch sử, văn hoá 2,39 1,89 2,39 1,77 2,39 1,75 93,65 98,87 96,26
7. Đất khác 6,46 5,10 6,46 4,77 6,46 4,86 93,53 101,89 97,71
III. Đất thổ cư 37,75 6,73 38,5 6,86 39,04 6,96 101,93 101,45 101,69
IV. Đất cha sử dụng 42,86 7,64 33,48 5,97 31,62 5,64 78,14 94,47 86,31
V. Một số chỉ tiêu
1. Đất NN/Khẩu NN 0,067 - 0,069 - 0,071 - 101,49 104,41 102,95
2. Đất canh tỏc/Khẩu NN 0,05 - 0,05 - 0,05 - 100,00 100,00 100,00
Nguồn: Số liệu thống kê thị trấn Trần Cao
9
2.1.2.2.Tỡnh hình dân số và lao động của thị trấn
Bên cạnh đất đai thì lao động cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong
quá trình sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng bởi nguồn lao động
là lực lượng nòng cốt của mọi hoạt động trong xã và là nhân tố quan trọng thúc đẩy
nền sản xuất phát triển. Tình hình dân số và lao động của thị trấn Trần cao qua 3
năm 2009 – 2010 được thể hiện qua bảng 2.2.
Năm 2011 trên toàn thị trấn Trần Cao có 4,166 lao động tăng 3,81% so với
năm 2010, trong đó lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao 79,16 %. Tuy nhiên trong
cơ cấu lao động thì tỷ lệ lao động nông nghiệp đang có xu hướng giảm dần qua các

năm. Năm 2009 là 87,38 % năm 2010 là 84,51% và đến năm 2011 giảm còn
79,16%.
Mức bình quân lao động nông nghiệp/hộ năm 2011 đạt 2,44 lao động. Như
vậy có thể thấy trong mỗi hộ nông nghiệp bình quân có 2 lao động chính.
Thực tế trong những năm gần đây do sự đa dạng hoá trong phát triển kinh tế
nông nghiệp nông thôn như đẩy mạnh ngành nghề, đa dạng giống cây trồng vật nuôi
đã tạo thêm việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động. Song thực tế đời
sống kinh tế của thị trấn vẫn ở mức thấp và tốc độ chuyển dịch chưa nhanh. Nhu
cầu về việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân đang là vấn đề cần được quan
tâm giải quyết.
10
Bảng 2.2. Tình hình dân số và lao động của thị trấn Trần Cao qua 3 năm 2009 - 2011.
Chỉ tiêu ĐVT
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh (%)
SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 2010/2009 2011/2010 BQ
I. Tổng số hộ Hộ 1.655 100.00 1.685 100.00 1.709 100.00 100.00 100.00 100.00
1. Số hộ Nông nghiệp Hộ 1.402 84.71 1.300 77.15 1.243 72.73 91.07 94.27 92.67
2. Số hộ chuyên KD - DV Hộ 108 6.53 310 18.40 368 21.53 281.77 117.01 199.39
3. Số hộ kiêm Hộ 145 8.76 75 4.45 98 5.73 50.79 128.76 89.58
II. Tổng số nhân khẩu Khảu 7.087 100.00 7.298 100.00 7.524 100.00 100.00 100.00 100.00
1. Khẩu Nông nghiệp Khẩu 6.078 85.76 6.023 82.52 5.782 46.85 96.22 92.13 94.18
2. Khẩu phi Nông nghiệp Khẩu 1000 14.11 1.275 17.47 1.742 23.15 123.81 132.51 128.16
III. Tổng số lao động Lao động 3962 100.00 4.035 100.00 4.166 100.00 100.00 100.00 100.00
1. Số LĐ Nông nghiệp Lao động 3462 87.38 3.410 84.51 3.298 79.16 96.71 93.67 95.19
2. Số LĐ phi Nông nghiệp Lao động 500 12.61 625 15.48 1.768 42.49 122.75 274.48 198.62
IV. Một số chỉ tiêu
1. Tỷ lệ tăng dân số % 0.0083 - 0.0083 - 0.0084 - 100.00 101.21 100.61
2. Số nhân khẩu/hộ Khẩu 4.3 - 4.33 - 4.40 - 100.70 101.62 101.16
3. Số LĐ/hộ Lao động 2.39 - 2.39 - 2.44 - 100.17 101.92 101.05
4. Số LĐ/ nhân khẩu Lao đông 0.56 - 0.55 - 0.55 - 98.21 100.00 99.11

Nguồn: Số liệu thống kê thị trấn Trần Cao
11
2.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế của thị trấn
Cùng với nhịp độ phát triển chung của huyện và của tỉnh, kinh tế thị trấn
Trần Cao trong những năm qua đó cú bước phát triển khá. Điều này được thể hiện
qua kết quả sản xuất kinh doanh của xã trong những năm gần đây. Qua bảng 2.3
cho chúng ta thấy:
Tổng giá trị sản xuất của xó cú sự tăng lên qua 3 năm. Cụ thể năm 2009 tổng
giá trị của toàn xã đạt 28.943,825 triệu đồng, năm 2010 đạt 32.417,51 triệu đồng và
năm 2011 đạt 35.086,495 triệu đồng . Đóng góp vào sự tăng trưởng lớn nhất là lĩnh
vực nông nghiệp. Cụ thể năm 2009 đóng góp chiếm tới 51,38 % đạt 14.877,525
triệu đồng và đến năm 2011 đạt 18.764,195 triệu đồng chiếm 53.48% trong tổng giá
trị của toàn thị trấn. Ngoài ra các ngành nghề dịch vụ, thương mại cũng đóng góp
một phần tương đối đạt 9.960,3 triệu đồng năm 2011chiếm 28,39 %. Trong cơ cấu
ngành nông nghiệp có thể thấy sự chuyển dịch cơ cấu ở thị trấn đang có xu hướng
phát triển tích cực. Trong khi giá trị của trồng trọt có sự thay đổi không đáng kể thì
giá trị của chăn nuôi có sự tăng lên qua từng năm. Cụ thể năm 2009 giá trị chăn
nuôi chỉ đạt 4.960 triệu đồng là do chịu ảnh hưởng tác động của đại dịch cúm gia
cầm đã gây ra sự thất thu từ đàn gia cầm. Nhưng sang năm 2010, khi đã khống chế
được nạn dịch thì chăn nuôi lại phát triển trở lại và đặc biệt người dân đã có xu
hướng chuyển sang phát triển chăn nuôi đàn lợn đáp ứng nhu cầu chuyển hướng
tiêu dùng của người dân. Chính vì vậy đến năm 2011 giá trị sản xuất của ngành
chăn nuôi trong toàn xó đó đạt được là 9.147,495 triệu đồng đạt 119,31% tăng
19,31% so với năm 20010 và chiếm 48,75% trong tổng giá trị sản xuất của ngành
nông nghiệp. Như vậy có thể thấy chăn nuôi đang dần thay thế vị trí của ngành
trồng trọt.
12
Bảng 2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của thị trấn Trần Cao qua 3 năm 2009 - 2011.
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh (%)

SL (Tr.đ) CC (%) SL (Tr.đ) CC (%) SL (Tr.đ) CC (%) 2010/2009 2011/2010 BQ
I. Tổng giá trị sản xuất
28.953,83 100,00 32.417,51 100,00 35.086,5 100,00 111,96 108,23 110,10
1. Ngành Nông nghiệp
14.877,53 51,38 17.325,51 53,44 18.764,2 53,48 116,45 108,30 112,38
Trồng trgọt
8.817,525 59,27 8.408,51 48,53 8.316,7 44,32 95,36 98,91 97,13
Chăn nuôi
4.960 33,34 7.667,00 44,25 9.147,495 48,75 154,58 119,31 136,94
Cây đặc sản
1.100,005 7,39 1.250,00 7,21 1.300 6,93 113,64 104,00 108,82
2. Ngành nghề, dịch vụ
9.364 32,34 9.500,00 29,31 9.960,3 28,39 101,45 104,85 103,20
3. Thu khác
4.712,3 16,28 5.592,00 17,25 6.362 18,13 118,67 113,77 116,22
II. Một số chỉ tiêu
1. GTSXBQ/hộ/năm
18,856 - 20,74 - 21,902 - 110,00 105,60 107,80
2. GTSXBQ/khẩu/năm
4,835 - 5,28 - 5,555 - 109,14 105,27 107,20
3. GTSXBQ/LĐ/năm
9,97 - 10,978 - 11,557 - 110,11 105,27 107,69
Nguồn: Số liệu thống kê thị trấn Trần Cao
13
2.1.2.4. Cơ sở hạ tầng của thị trấn
Tình hình cơ sở hạ tầng của thị trấn Trần Cao khá khang trang và thuận lợi
cho việc phát triển kinh tế - xã hội.
Hệ thống đường giao thông kiên cố, thuận tiện cho việc đi lại của nhân dân
và giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với cỏc vựng, cỏc địa phương khác.
Hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn thiện đảm bảo cho việc chủ động tưới tiêu

cho toàn bộ diện tích cây trồng của thị trấn.
Hệ thống điện đã đến được từng ngừ xúm, đảm bảo cho 100% số hộ gia đình
trong xã có điện để sử dụng sinh hoạt và đặc biệt là phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp phát triển. Cơ sở vật chất phục vụ cho y tế, giáo dục khá tốt, trạm xá khang
trang, sạch sẽ đảm bảo cho việc chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh cho nhân
dõn trong xã. Hai ngôi trường tiểu học và trường THCS được xây dựng kiên cố với
các dãy nhà hai tầng và đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học là
điều kiện thuận lợi để con em nông dân học tập. Ngoài ra, xó cũn có hệ thống loa
phát thanh, bưu điện, nhà văn hoá với nhiều loại sách báo phục vụ cho việc thông
tin liên lạc, tuyên truyền và giải trí của nhân dân. Bên cạnh đó nhà làm việc của
UBND thị trấn cũng được xây dựng kiên cố, khang trang, xó cú một hội trường khá
rộng và tiện nghi phục vụ cho các buổi họp, các buổi hội thảo, tập huấn khuyến
nụng cho bà con nông dân cũng như tổ chức các buổi giao lưu văn hoá văn nghệ
14
Bảng 2.4. Tình hình cơ cơ sở hạ tầng của thị trấn Trần Cao
Diễn giải Đơn vị tính Số lượng
I. Công trình giao thông
1. Đường giao thông mét 2000
2. Đường nhựa mét 2200
3. Đường bê tông mét 800
II. Công trình thuỷ lợi
1. Trạm bơm cái 2
2. Kênh mương mét 4000
III. Công trình phúc lợi
1. Trường mẫu giáo trường 2
2. Trường tiểu học trường 1
3. Trường THCS trường 1
4. Trạm y tế cái 1
5. Đài phát thanh cái 1
6. Bưu điện cái 1

7. Nhà văn hoá cái 1
8. Chùa chiền cái 2
IV. Công trình điện
1. Máy biến thế cái 2
2. Đường dây hạ thế mét 7300
V. Tài sản khác
1. Nhà làm việc của UBND thị trấn cái 1
2. Hội trường cái 1
Nguồn: Số liệu thống kê thị trấn Trần Cao
2.2. THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI LỢN THỊT CỦA THỊ TRẤN TRẦN CAO
2.1.1. Tình hình chung về chăn nuôi lợn của các hộ gia đình trên địa bàn thị
trấn Trần Cao
Từ năm 2004 trở lại đây ngành chăn nuôi của thị trấn Trần Cao có sự thay
đổi rõ rệt cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là chăn nuôi lợn. Nhiều hộ gia đình
đã nhận thức được rõ vai trò quan trọng của chăn nuôi lợn trong phát triển kinh tế.
Do đó chăn nuôi lợn đã và đang trở thành nghề chính góp phần làm tăng thu nhập
và tạo việc làm cho nhiều nông dân. Những mô hình làm giàu từ chăn nuôi lợn cũng
dần được nhân rộng trong thị trấn.
Tình hình phát triển đàn lợn của xã qua 3 năm từ 2009 - 2011 có nhiều biến
động được thể hiện qua bảng 2.5.
15
Sau khi dịch cúm ở gia cầm H5N1 bựng phỏt vào đầu năm 2009 dẫn đến sự
nhảy vọt của nghề chăn nuôi lợn và liên tục tăng lên qua các năm. Năm 2009 số hộ
chăn nuôi lợn của cả thị trấn là 1.215 hộ đến năm 2011 con số này là 1.324 hộ tăng
6,26% so với năm 2010. Nguyên nhân là do khi dịch cúm gia cầm H5N1 bựng phỏt
gõy hoang mang cho người tiêu dùng, làm cho nhu cầu lượng thịt gia cầm giảm
trên thị trường và thay vào đó là nhu cầu thịt lợn ngày càng tăng, từ đó kéo theo giá
của thịt lợn cũng tăng lên. Trước tình hình đó người nông dân đã tập trung vào chăn
nuôi lợn đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt, dẫn đến số hộ nuôi lợn thịt cũng tăng lên.
Năm 2009 có 1.087 hộ và đến năm 2011 tăng lên 1.275 hộ chăn nuôi lợn thịt, với

tốc độ tăng bình quân qua 3 năm đạt 8,36%. Kết quả là số lượng lợn thịt tăng khá
nhanh, năm 2009 có 8.506 con đến năm 2011 có 10.100 con nâng tổng số đàn lợn
của thị trấn lên 10.645 con, tốc độ tăng bình quân đạt 9,0%.
Sự ảnh hưởng của thức ăn công nghiệp đã tác động trực tiếp tới quá trình
sinh trưởng và phát triển của lợn đặc biệt là lợn thịt, trọng lượng thịt hơi xuất
chuồng bỡnh quõn/con trong năm 2011 là 72,40 kg, trung bình mỗi năm tăng 5,95%
nâng tổng trọng lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2011 lên 787.800kg, tăng 7,73% so
với năm 2010. Đây là tỷ lệ khá cao, chứng tỏ trong chăn nuôi lợn thịt bước đầu đó
cú sự đầu tư về chiều sâu, áp dụng khoa học, kỹ thuật tiến bộ, công nghệ mới vào
chăn nuôi làm trọng lượng thịt lợn hơi xuất chuồng tăng lên. Tuy nhiên, số lợn nuôi
ở các hộ nông dân trong thị trấn chủ yếu là lợn địa phương, lợn lai F1, F2 ( Landrat
x Múng Cỏi, Đại Bạch x Múng Cỏi) trong khi đó lợn hướng nạc vẫn chưa được sử
dụng nhiều. Đây là một vấn đề tồn tại mà cán bộ địa phương cần quan tâm hơn nữa,
chủ trương nạc hoá đàn lợn cần được cụ thể hơn, đặc biệt là sự hỗ trợ cho bà con
nông dân về giống, kỹ thuật chăm sóc lợn để chất lượng đàn lợn được cải thiện,
hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt ngày càng cao.
16
Bảng 2.5. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn của thị trấn Trần Cao trong ba năm 2009 – 2011.
Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
So sánh (%)
2010/2009 2011/2010
BQ
1. Tổng số hộ nuôi lợn
Hộ 1.215 1.246 1.324 102,55 106,26 104,41

2. Số hộ nuôi lợn nái
Hộ 143 158 179 110,49 113,29 111,89
3. Số hộ nuôi lợn thịt
Hộ 1.087 1216 1.275 111,87 104,85 108,36
4. Tổng số đầu lợn
Con 8.886 9.550 10.645 107,47 111,47 109,47
Lợn nái
Con 380 495 545 130,26 110,10 120,18
Lợn thịt
Con 8506 9 055 10100 106,45 111,54 109,00
5. Tổng trọng lương hơi XC
Kg 591.167 655.582 787.800 110,90 120,17 115,53
6. Một số chỉ tiêu BQ
Số lợn BQ/hộ
Con 7,31 7,66 8,04 104,80 104,90 104,85
Số lợn nái BQ/hộ
Con 2,65 3,13 3,04 117,90 97,18 107,54
Số lợn BQ/lứa
Con 10,6 11,2 12 105,66 107,14 106,40
Số lứa đẻ BQ/năm
Lứa 1,97 2 2,05 101,52 102,50 102,01
Số lơn thịt BQ/hộ
Con 7,82 7,44 7,92 95,16 106,38 100,77
Trọng lượng hơi BQ/con
Kg 69,5 72,4 78 104,17 107,73 105,95
Giá giống
Đ/kg 14,00 15,00 15,50 107,14 103,33 105,24
Giá hơi XC
Đ/kg 16,00 16,50 17,50 103,13 106,06 104,59
Nguồn: Số liệu thống kê thị trấn Trần Cao

17
Với mục tiêu giảm chi phí trong khâu giống, nhiều hộ đã mạnh dạn chăn
nuôi lợn nái để tự sản xuất con giống cung cấp cho gia đình thậm chí cung cấp cho
các hộ chăn nuôi lớn có nhu cầu về giống cao. Năm 2011 cả thị trấn có 545 con lợn
nái với 179 hộ chăn nuôi, tăng 50 con so với năm 2010và tăng 165 con so với năm
2009. Các hộ nuôi từ 4- 5 nái ngày càng nhiều, nhất là các hộ có quy mô chăn nuôi
lớn, bình quân số nỏi/hộ năm 2011 đạt 3,13 con, tăng 9,97 % so với năm 2005, tốc
độ bình quân qua 3 năm đạt 113,94%.
2.1.2. Tình hình chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra
2.1.2.1. Khái quát chung về nhóm hộ điều tra
Căn cứ vào đặc điểm, điều kiện sản xuất của các hộ trong thị trấn chúng tôi
tiến hành điều tra theo quy mô hộ chăn nuôi lợn thịt. Tổng số hộ điều tra là 65 trong
đó hộ quy mô lớn là 20 hộ, hộ quy mô vừa là 30 hộ và hộ quy mô nhỏ là 15 hộ.
Việc ra quyết định sản xuất, chăn nuôi chủ yếu phụ thuộc vào chủ hộ. Qua
điều tra chúng tôi thấy phần lớn chủ hộ là nam giới ở độ tuổi trung niên.
Bảng 2.6. Tình hình chung về các hộ điều tra ở thị trấn Trần Cao
Chỉ tiêu
Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ
SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%)
I. Tổng số hộ điều tra 20 100,00 30 100,00 15 100,00
- Số hộ khụng cỳ nghề phụ 8 40,00 13 43,33 11 73,33
- Số hộ có nghề phụ 12 60,00 17 56,67 4 26,67
II. Thông tin về chủ hộ
1. Tuổi bình quân 40.1 - 43.27 - 50.2 -
2. Trình độ văn hoá 20 100,00 30 100,00 15 100,00
- Cấp I 0 0,00 4 13,33 6 40,00
- Cấp II 5 25,00 15 50,00 8 53,33
- Cấp III và cao hơn 15 75,00 11 36,67 1 6,67
3. Số hộ đã qua tập huấn KT 15 75,00 12 40,00 2 13,34
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

18
Các chủ hộ chăn nuôi quy mô lớn thường là những người trẻ, năng động dám
nghĩ dám làm tuổi bình quân là 40,1 tuổi. Trong khi đó các chủ hộ quy mô nhỏ có
tuổi đời cao hơn, bình quân 50,2 tuổi, họ là những người từng trải, có kinh nghiệm
có tư tưởng làm ăn chắc chắn, sợ rủi ro.
Trình độ văn hoá của chủ hộ có ảnh hưởng lớn đến khả năng nhìn nhận công
việc và tính sáng tạo trong hoạt động sản xuất. Với các hộ quy mô lớn, nhiều chủ hộ
có điều kiện học tập, trình độ chủ yếu đã học hết cấp III thậm trí một số chủ hộ còn
có điều kiện học ở các trường trung cấp. Với các hộ quy mô vừa và nhỏ, chủ hộ có
trình độ hết cấp III cũn ớt, chủ yếu là hết cấp II và cấp I. Họ là những người đã cao
tuổi và trước đây không có điều kiện học hành đầy đủ. Đặc biệt số hộ chăn nuôi lợn
thịt được tập huấn kỹ thuật chưa nhiều, chủ yếu là các chủ hộ có quy mô lớn với
tinh thần ham học hỏi và có nhu cầu cao, có 75% chủ hộ đã qua tập huấn. Tiêu chí
này chỉ đạt 40% đối với hộ quy mô vừa và 13,34% đối với hộ quy mô nhỏ, phần
còn lại đa số học qua sách báo, qua kinh nghiệm thực tế của các hộ được tập huấn
hoặc chưa có kỹ thuật chăn nuôi (nhất là những hộ có quy mô nhỏ) đây là một trong
những khó khăn đối với việc phát triển chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn
thịt nói riêng của xã theo hướng sản xuất hàng hoá với quy mô lớn.
Trong số hộ điều tra theo quy mô, số hộ có nghề cho phụ phẩm có tỷ lệ khá
cao, đặc biệt là nhóm hộ chăn nuôi quy mô lớn và quy mô vừa. Hộ đã tận dụng lợi
thế là nguồn phụ phẩm thừa như bã rượu, bó đậu,cỏm gạo… hay sản phẩm thừa của
ngành trồng trọt để phát triển chăn nuôi với mục đích giảm chi phí, tăng hiệu quả
sản xuất chăn nuôi lợn thịt.
2.2.2.2. Điều kiện sản xuất của các hộ chăn nuôi lợn thịt
Nguồn lực trong nông hộ như vốn, lao động, đất đai là những yếu tố đầu vào không
thể thiếu trong mọi quá trình sản xuất, ở mỗi hộ các yếu tố này rất khác nhau và có ảnh
hưởng lớn đến quyết định, kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh, chăn nuôi của hộ.
* Điều kiện về đất đai.
Đất đai là yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Mặc dù
không sử dụng nhiều diện tích đất như ngành trồng trọt, nhưng chăn nuôi nói chung và

chăn nuôi lợn thịt nói riêng cũng phải sử dụng một phần trong tổng diện tích đất thổ cư
của nông hộ để xây dựng chuồng trại chăn nuôi.
19
Bảng 2.7. Điều kiện sản xuất trong các hộ chăn nuôi lợn thị trấn Trần Cao.
Chỉ tiêu ĐVT
QM
lớn
QM
vừa
QM
nhỏ
So sánh (lần)
Lớn/vừa Lớn/nhỏ Vừa/nhỏ
I. Đất đai m
2
1. Diện tích đất NN m
2
1.533,6 1.670,4 1.651,2 0,918 0,929 1,01
2. Diện tích đất CN Lợn m
2
128,56 62,14 24,52 2,069 5,243 2,53
3. Diện tíchch BQ/ô chuồng m
2
4,52 7,34 9,46 0,616 0,478 0,78
4. Diện tích đất canh tác BQ/ Hộ m
2
1.332 1.540 1.585 0,86 0,84 0,97
II. Nhân khẩu và Lao động
1. Khẩu BQ/Hộ Khẩu 4,05 4,03 4,13 1,005 0,981 0,98
2. Lao động BQ/Hộ Người 2,45 2,43 2,73 1,008 0,897 0,89

3. Lao động CN.Lợn BQ/Hộ Người 1,7 1,57 1,27 1,083 1,339 1,24
III. Vốn Tr.đ
1. Vốn đầu tư cho CN.Lợn Tr.đ 45 16,5 5,5 2,73 8,18 3,00
2. Vốn đi vay Tr.đ 10,5 4,5 0,5 2,33 21,00 9,00
IV. Thu nhập Tr.đ
1. Từ trồng trọt Tr.đ 6,5 5,5 4,5 1,18 1,44 1.22
2. Từ chăn nuôi khác Tr.đ 12,6 7,5 0,5 1,68 25,20 15,00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
20
Qua bảng 2.7 cho chúng ta thấy, những hộ nông dân có diện tích đất nông
nghiệp và đất thổ cư lớn có điều kiện mở rộng quy mô chăn nuôi lợn lớn hơn.
Diện tích đất nông nghiệp ở các hộ chăn nuôi lợn thịt quy mô lớn bình quân
đạt 1.533,6 m
2
, của các hộ quy mô vừa là 1.670,4 m
2
và của các hộ quy mô nhỏ là
1.651,2 m
2
. Tuy nhiên diện tích đất sử dụng cho chăn nuôi lợn thịt của cỏc nhúm hộ
lại khác nhau, các hộ chăn nuôi lợn theo quy mô lớn sử dụng diện tích để chăn nuôi
lớn hơn nhiều so với các hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ, bình quân diện tích đất
sử dụng cho chăn nuôi lợn của các hộ chăn nuôi quy mô lớn là 128,56 m
2

gấp 2,069
lần so với các hộ quy mô vừa và 5,243 lần so với các hộ quy mô nhỏ. Tuy nhiên
diện tích bình quân của mỗi ô chuồng của các hộ chăn nuôi quy mô lớn lại nhỏ hơn
so với các hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ với diện tích bình quân mỗi ô chuồng là
4,52 m

2
bằng 0,616 lần so với quy mô vừa và 0,478 lần so với quy mô nhỏ. Qua
khảo sát thực tế chúng tôi thấy hầu hết các hộ chăn nuôi lợn thịt theo quy mô nhỏ
vẫn sử dụng chuồng trại theo kiểu cũ đã không còn phù hợp với điều kiện phát triển
của chăn nuôi lợn trong giai đoạn hiện nay.
Diện tích đất canh tác bình quân tương đối cao với 1.332 m
2
đối với hộ quy
mô lớn, 1.540 m
2
đối với hộ quy mô vừa và 1.585 m
2
đối với hộ quy mô nhỏ. Các
hộ quy mô lớn có xu hướng sản xuất tập trung vào chăn nuôi và nghề phụ nên diện
tích đất canh tác bỡnh quõn/hộ thấp, trồng trọt chủ yếu nhằm mục đích cung cấp đủ
lương thực cho cuộc sống hàng ngày và phục vụ chăn nuôi. Tuy nhiên do sức ép
của quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn làm cho diện tích đất canh tác
hiện nay của xã có xu hướng ngày càng giảm. Bởi vậy các hộ chăn nuôi quy mô vừa
và nhỏ có thể mở rộng quy mô chăn nuôi để tận dụng lao động nhàn rỗi và tăng
thêm thu nhập cho gia đình.
* Điều kiện về nhân khẩu và lao động.
Số nhân khẩu và lao động phần lớn phụ thuộc vào độ tuổi của chủ hộ. Chủ
hộ chăn nuôi quy mô lớn là những người trẻ tuổi, bình quân có khoảng 4,05
khẩu/hộ, hộ chăn nuôi quy mô vừa là 4,03 khẩu/hộ và hộ chăn nuôi quy mô nhỏ là
4,13 khẩu/hộ. Số lao động bình quân trên hộ ở mức trung bình, hộ chăn nuôi quy
mô lớn có 2,45 lao động, hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ có lần lượt là 2,43 lao
21

×