Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA GIẢI PHÁP SỬ DỤNG RƠM RẠ LÀM VÁN ÉP XÂY NHÀ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768.53 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN THỊ HỒNG TRINH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA GIẢI PHÁP SỬ DỤNG RƠM RẠ
LÀM VÁN ÉP XÂY NHÀ Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN THỊ HỒNG TRINH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA GIẢI PHÁP SỬ DỤNG RƠM RẠ
LÀM VÁN ÉP XÂY NHÀ Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG

Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: THS. NGUYỄN THỊ Ý LY
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại
học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
CỦA VIỆC TẬN DỤNG RƠM RẠ LÀM VÁN ÉP XÂY NHÀ Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG” do Nguyễn Thị Hồng Trinh, sinh viên khóa 33, ngành Kinh tế
Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
_____________________.

NGUYỄN THỊ Ý LY
Giáo viên hướng dẫn

____________________________
Ngày

tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

___________________________

__________________________


Ngày

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ba, Mẹ - người đã sinh thành
và nuôi nấng dạy dỗ con đến ngày hôm nay. Xin cảm ơn các anh, chị và những người
thân đã luôn động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng toàn thể quý thầy cô trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh tế đã nhiệt
tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt khóa học tại
trường.
Xin chân thành cảm tạ và biết ơn Cô Nguyễn Thị Ý Ly, người đã tận tình
hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị ở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tiền Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Long; Sở Tài nguyên Môi
trường Tiền giang, Sở Tài Nguyên Môi trường Vĩnh Long, Công ty TM- DV Vinh
Sang, Ông Nguyễn Văn Khang – Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, và bà con xã
Lương Hoà Lạc, Xã Quơn Long huyện Chợ Gạo, bà con xã Đồng Sơn huyện Gò Công
Tây tỉnh Tiền Giang đã tận tình giúp đỡ giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn tất cả những người bạn đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt

thời gian thực tập, nghiên cứu tại trường.
Trước khi tạm biệt giảng đường, bạn bè và thầy cô thân yêu để bước vào một
hành trình mới, kính chúc trường Đại Học Nông Lâm phát triển hơn nữa, kính chúc
thầy cô sức khỏe, hạnh phúc và tiếp tục sự nghiệp “Trồng người” cao cả, chúc tất cả
các bạn thành công.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, ngày

tháng

năm 2011

Sinh viên

NGUYỄN THỊ HỒNG TRINH

 

iii


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ HỒNG TRINH. Tháng 07 năm 2011. “Phân Tích Hiệu Quả
của Giải Pháp Sử Dụng Rơm Rạ Làm Ván Ép Xây Nhà Ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long”.
NGUYỄN THỊ HỒNG TRINH. July 2011. “Analying effectiveness of the
use of rice straw making plywood panel to buid house at the Cuu Long Delta”.
Dân số ngày càng gia tăng thì nhu cầu về nhà ở ngày càng nhiều. Trong khi đó,
nguồn nguyên vật liệu xây dựng (cát, đá, gỗ…) đang cạn kiệt dần. Mặt khác, việc sản
xuất các loại vật liệu xây dựng thải ra một lượng lớn khí thải và chất thải gây ô nhiễm

môi trường. Trong khi đó, lượng rơm rạ ở nước ta rất dồi dào (đặc biệt là ở Đồng bằng
sông Cửu Long) nhưng phần lớn đều được đốt bỏ thải ra một lượng lớn các chất gây ô
nhiễm không khí. Tất cả vấn đề trên đều ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của con người.
Mặt khác, muốn xây nhà đòi hỏi một số tiền rất lớn, nhưng phần lớn người dân Đồng
bằng Sông Cửu Long có cuộc sống vất vả nên việc xây nhà là một vấn đề khó khăn.
Nhà làm từ ván rơm là một lời giải cho vấn đề này. Vì vậy, khoá luận tiến hành đánh
giá hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội của việc sử dụng rơm rạ làm ván ép xây nhà.
Đề tài được thực hiện dựa trên số liệu thu thập được từ dự án xây dựng nhà máy
sản xuất ván rơm công suất của công ty TM – DV Vinh Sang. Kết quả tính toán cho
thấy dự án này có NPV = 360.910 triệu đồng > 0, IRR = 24,8037 %. Tổng lợi ích kinh
tế là 49.700 triệu đồng (tính tại thời điểm năm thứ 3, khi nhà máy sản xuất đạt 100%
công suất thiết kế). Bên cạnh đó, đề tài đã tiến hành phỏng vấn 150 người dân tại Tiền
Giang nhằm khảo sát thái độ của dân đối với loại nhà làm từ ván rơm. Mức giá sẵn
lòng trả của người dân cho sản phẩm ván rơm là 89.633 VNĐ và mức sẵn lòng trả
thêm vì lợi ích môi trường của việc tận dụng rơm rạ làm ván ép xây nhà là 1.470 đồng
/ 1m2 ván rơm. Đồng thời đề tài tiến hành phỏng vấn 50 hộ nông dân trồng lúa nhằm
đánh giá nguồn cung rơm hiện tại và trong tương lai.
Cuối cùng, dựa trên các phân tích, đánh giá đề tài sẽ đưa ra kết luận và đề xuất
một số giải pháp nhằm giúp các cá nhân, cơ quan, các ban ngành liên quan có những


đánh giá đúng hơn về tình trạng hiện tại của những tiềm năng mới để có những chính
sách quản lý và sử dụng phù hợp nhằm góp phần giải quyết các áp lực về vật liệu xây
dựng trong điều kiện phát triển của đất nước hiện nay cũng như giải quyết bài toán về
vấn đề lãng phí nguồn tài nguyên.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

x

DANH MỤC CÁC HÌNH

xi

DANH MỤC PHỤ LỤC

xii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.3.2. Địa bàn nghiên cứu

2

1.3.3. Thời gian nghiên cứu

3

1.3.4. Nội dung thực hiện

3

1.4. Cấu trúc của khóa luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN


4

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4

2.2. Tổng quan Đồng bằng Sông Cửu Long

4

2.2.1. Vị trí địa lý

4

2.2.2. Điều kiện tự nhiên

5

2.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

10

2.3. Tổng quan nhu cầu sử dụng nhà ở tại Đồng bằng sông Cửu Long

14

2.4. Tổng quan về tình hình nghiên cứu và tận dụng rơm làm ván rơm và xây nhà từ ván
rơm tại Việt Nam và trên thế giới


14

2.4.1. Tình hình nghiên cứu và tận dụng rơm để xây nhà trên thế giới

14

2.4.2. Tình hình nghiên cứu và tận dụng rơm để làm ván ép xây nhà tại Việt Nam

15

CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

 

vi

16


3.1.1. Tác hại của việc đốt rơm

16

3.1.2. Ảnh hưởng của việc sản xuất các vật liệu xây dựng truyền thống đến môi trường và
sức khoẻ con người

20

3.2. Phương pháp nghiên cứu


23

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

23

3.2.2. Phương pháp xử lí số liệu

23

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

24

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng sử dụng rơm rạ ở Đồng bằng Sông Cửu Long

32

4.2. Mô tả dự án Sản xuất ván rơm

32

4.3. Phân tích lợi ích chi phí của việc tận dụng rơm rạ làm ván ép

34

4.3.1. Nhận dạng vấn đề và xác định lợi ích, chi phí của phương án sản xuất ván rơm


34

4.3.2. Phân tích dự án dưới góc độ tài chính

34

4.3.3. Phân tích hiệu quả về mặt môi trường và xã hội của dự án

39

4.3.4. Phân tích hiệu quả về kinh tế của dự án

42

4.4. Tiềm năng cung rơm và cầu về ván rơm tại Đồng bằng sông Cửu Long

 

32

42

4.4.1. Tiềm năng cung rơm tại Đồng bằng sông Cửu Long

42

4.4.2. Nhu cầu tiềm năng về nhà ở làm từ ván rơm tại Đồng bằng sông Cửu Long

48


4.5. Nhận xét, đánh giá chung

57

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

58

5.1. Kết luận

58

5.2. Kiến nghị

58

5.1.1. Đối với các Nhà nước và các cơ quan chức năng

58

5.2.2. Đối với công ty TM – DV Vinh Sang

60

5.2.3. Đối với người dân

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO


62

PHỤ LỤC

63

 

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KCN

: Khu Công Nghiệp

ĐBSCL

: Đồng Bằng Sông Cửu Long

TM – DV

: Thương Mại – Dịch Vụ

TNMT

: Tài Nguyên Môi Trường

NN & PTNT : Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn
PSSSTĐ


 

: Phương sai Sai Số Thay Đổi

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
 

Trang
Bảng 2.1. Dân Số ĐBSCL Năm 2007

10 

Bảng 3.1. Mức Độ Gây Độc Của CO Ở Những Nồng Độ Khác Nhau

18 

Bảng 3.2. Ảnh Hưởng Của Nồng Độ CO2 Trong Môi Trường Không Khí

19 

Đến Con Người

19 

Bảng 3.3. Lượng gỗ khai thác mỗi năm từ 1989 đến 1998 (1000 m3)


20 

Bảng 3.4. Lợi ích và chi phí theo năm phát sinh

24 

Bảng 3.5. Các Biến Trong Mô Hình và Kỳ Vọng Dấu

28 

Bảng 3.6. Các Biến Trong Mô Hình và Kỳ Vọng Dấu

30 

Bảng 4.1. Cơ Cấu Nguồn Vốn của Dự Án

34 

Bảng 4.2. Nhận Dạng Lợi Ích - Chi phí Của Dự Án

34 

Bảng 4.3. Chi Phí Thời Kỳ Xây Dựng Cơ Bản Của Phương Án A

35 

Bảng 4.4. Chi Phí Hoạt Động Hàng Năm của Dự Án

36 


Bảng 4.5. Lợi Ích Ròng của Dự Án Qua Các Năm

37 

Bảng 4.6. Định Phí

38 

Bảng 4.7. Thái Độ của Các Hộ Nông Dân Trong Viêc Xử Lí Rơm Rạ

43 

Bảng 4.8. Thái Độ của Các Hộ Nông Dân Về Việc Bán Rơm Cho Công Ty Sản Xuất
Ván Rơm

44 

Bảng 4.9. Lý Do Các Hộ Trồng Lúa Đồng Ý Bán Rơm Cho Dự Án Sản Xuất Ván
Rơm

45 

Bảng 4.10. Diện Tích Lúa Các Tỉnh ĐBSCL Giai Đoạn 2005 – 2009

47 

Bảng 4.11. Diện Tích Lúa Tỉnh Tiền Giang Giai Đoạn 2006 - 2010

47 


Bảng 4.12. Diện Tích Lúa Tỉnh Vĩnh Long Giai đoạn 2006 – 1010

47 

Bảng 4.13. Diện Tích Lúa Tỉnh Tiền Giang Giai Đoạn 2011 – 1015

48 

Bảng 4.14. Thống Kê Nghề Nghiệp Mẫu Điều Tra

48 

Bảng 4.15. Thống Kê Thu Nhập Bình Quân Đầu Người Mẫu Điều Tra

50 

Bảng 4.16. Thống Kê Thái Độ Của Người Dân Đối Với Nhà Làm Từ Ván Rơm

50 

 

x


Bảng 4.17. Thống Kê Số Người Sẵn Lòng Chấp Nhận Sử Dụng Nhà Làm Từ Ván
Rơm

51 


Bảng 4.18. Lý Do Chấp Nhập Sử Dụng Nhà Làm Từ Ván Rơm

51 

Bảng 4.19. Lý Do Không Chấp Nhập Sử Dụng Nhà Làm Từ Ván Rơm

52 

Bảng 4.20. Bảng Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hồi Quy Gốc

53 

Bảng 4.21. Bảng Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hồi Quy Sau Khi Bỏ Các Biến Không
Cần Thiết

54 

Bảng 4.22. Khả Năng Dự Đoán Của Mô Hình

54 

Bảng 4.23. Thống Kê Đặc Trưng Các Biến Số

55

Bảng 4.24. Bảng Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hồi Quy

56

Bảng 4.25. Khả Năng Dự Đoán Của Mô Hình


56 

Bảng 4.26. Thống Kê Đặc Trưng Các Biến Số

57 

Bảng 4.27. Nhu Cầu Xây Nhà Của Mẫu Điều Tra

57 

 

xi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Các Tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long

5

Hình 4.1. Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Ván Rơm

33

Hình 4.2. Lý Do Không Đồng Ý Bán

46


Hình 4.3. Thống Kê Trình Độ Học Vấn Mẫu Điều Tra

49

Hình 4.4.Loại Nhà Ở Mẫu Điều Tra

49

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

xi



DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1: Bảng Câu Hỏi Thu Thập Thông Tin

63

Phụ lục 2: Bảng Kết Xuất Các Mô Hình Và Các Kiểm Định

74

Phụ lục 3: Một Số Hình Ảnh

79

 

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Hiện nay, ở Việt Nam, nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo. Tổng diện tích

đất tự nhiên hiện hơn 32,9 triệu ha, trong đó có gần 4,2 triệu ha lúa. Như vậy, lượng
rơm thải ra sau mỗi mùa vụ là rất lớn. Vài năm trở lại đây, tình trạng đốt rơm diễn ra

ngày càng phổ biến sau mùa gặt, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến môi
trường và sức khỏe của người dân. Việc đốt rơm, rạ chẳng những lãng phí nguồn nhiên
nguyên liệu mà còn gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông. Theo các nhà y
học, khói bụi khi đốt rơm, rạ làm ô nhiễm không khí, gây tác hại lớn đối với sức khỏe
con người. Trẻ em, người già, và người có bệnh hô hấp, bệnh mãn tính, dễ bị ảnh
hưởng nhất. Chính vì thế, ngày nay, các nước tiên tiến trên thế giới đã tìm ra những
biện pháp tận dụng nguồn rơm rạ một cách hiệu quả về mặt kinh tế và giảm thiểu ảnh
hưởng xấu đến môi trường. Chính phủ Mỹ đã ban hành luật cấm đốt rơm rạ trên ruộng
lúa. Việc quản lý rơm rạ được khuyến cáo cho nhiều mục đích sử dụng thay thế có ý
nghĩa kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Các giải pháp thay thế cho việc không đốt
rơm rạ trên đồng ruộng ở Mỹ: vùi rơm rạ vào đất, dùng làm thức ăn gia súc, sản xuất
ethanol từ rơm rạ, sản xuất giấy từ rơm rạ. Tuy nhiên, việc áp dụng rơm rạ cho mục
đích làm giấy, sản xuất ethanol chưa được áp dụng ở nước ta. Rơm rạ hiện nay chủ
yếu dự trữ làm thức ăn gia súc, làm nấm rơm. Nhưng có lúc nấm rơm không có giá và
sản xuất không có lãi, rơm trở thành gánh nặng cho người nông dân và biện pháp đốt
đồng trở nên phổ biến. Ở nước ta chưa có luật cấm đốt rơm rạ như ở Mỹ nên thường
rải rơm đốt đồng để gieo sạ. Thậm chí có nơi nông dân còn đốt nguyên đống rơm gây
ô nhiễm môi trường, gây lãng phí rơm và làm cho lúa dễ bị lốp đổ ngay chỗ đốt đống
rơm do lúa tốt hơn bình thường. Như vậy, đốt rơm rạ là điều nên tránh và nên sử dụng
rơm rạ cho việc trồng nấm rơm, dự trữ làm thức ăn gia súc, tủ gốc trồng màu,…


Ngày nay, rơm còn được tận dụng làm ván ép xây nhà. Những nước tiên tiến
trên thế giới như Mỹ, Đức, Úc,… đã ứng dụng các công hiện đại để ép rơm của lúa mì,
lúa gạo thành ván ép và xây nên những căn nhà với nhiều đặc tính ưu việt (độ bền, khả
năng chịu lực, chống cháy, xử lý nhiệt tốt, đa dạng về mẫu mã,…).Ở Việt Nam, đề án
“Biến rơm rạ thành nhà ở” của công ty CP Sản xuất ván rơm Cửu Long đang trong
giai đoạn triển khai ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nếu diễn ra suôn sẻ, đề án này
được kỳ vọng là không những giúp người nông dân có cơ hội mua nhà giá rẻ mà còn
góp phần hạn chế việc đốt rơm, thải khí độc vào môi trường, đồng thời giảm áp lực

vào việc đốn gỗ rừng xây nhà. Chính vì những triển vọng nói trên của dự án “Biến
rơm rạ thành nhà ở” nên tôi đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả của giải pháp sử
dụng rơm rạ làm ván ép xây nhà ở Đồng bằng Sông Cửu Long”. Từ đó đề xuất
những biện pháp để xử lý nguồn rơm rạ ở Đồng bằng Sông Cửu Long một cách hiệu
quả.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội của việc ứng dụng rơm rạ làm
ván ép xây nhà
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng xử lý rơm rạ ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Phân tích hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế của việc tận dụng rơm rạ làm
ván ép xây nhà.
- Ước tính lượng cung rơm rạ và dự đoán thị trường tiêu thụ ván rơm.
- Đề xuất biện pháp xử lý rơm rạ ở Đồng bằng sông Cửu Long.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: dự án sản xuất ván rơm của công ty CP Sản
xuất ván rơm Cửu Long, thị trường tiêu thụ ván rơm, nhà cung cấp rơm (người trồng
lúa / nếp).
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu của đề tài là Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi có lượng rơm
lớn nhất Việt Nam.
 

2



1.3.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 3/2011 đến tháng 7/2011.
1.3.4. Nội dung thực hiện
Thông qua khoá luận, đề tài phân tích thực trạng của việc sử dụng rơm rạ ở
Đồng bằng Sông Cửu Long, những tác hại của việc đốt rơm đối với môi trường và sức
khoẻ con người. Bên cạnh đó đề tài cũng tiến hành phân tích dự án đầu tư “Nhà máy
sản xuất ván rơm” của công ty CP sản xuất ván rơm Cửu Long để đánh giá hiệu quả về
mặt tài chính, kinh tế của dự án. Đồng thời đề tài cũng tiến hành ước tính lượng cung
rơm rạ cho dự án sản xuất ván ép làm nhà ở ĐB Sông Cửu Long và ước tính mức sẵn
lòng trả của người dân / m2 ván rơm do những giảm tác động của ô nhiễm môi trường
so với đốt rơm.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Luận văn gồm 5 chương
Chương 1. Mở đầu
Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và
đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Chương 2. Tổng quan
Chương 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Tóm tắt các kết quả đã đạt được trong quá trình nghiên cứu. Đề ra các kiến nghị
nhằm ứng dụng hiệu quả của quy trình.

 

3


CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Betsy Abbott, Mark Frickel, Daniel Hall, Kara Shuster, Patrick Yellin, 2006.
Waste Today, Wall Tomorrow: Assessment of an Innovative Straw Block for
Residential Construction. Đây là nghiên cứu về mức sẵn lòng trả của người dân về CP
Block – loại nhà làm từ rơm. Nghiên cứu này đã khảo sát 1.024 người trên toàn nước
Mỹ. Kết quả khảo sát cho ta một đường cầu dốc xuống về loại nhà này. Có 60% số
người được hỏi đồng ý sẽ mua loại nhà bằng rơm này. Người được phỏng vấn sẵn sàng
trả 6.200 $ cho những lợi ích môi trường của việc sở hữu một CP Block. Cuộc điều tra
ước tính một hiệu ứng cận biên của giá: một sự gia tăng 10.000$ trong mức giá của các
nhà CP Block (tương đối so với nhà thông thường) làm xác suất mà một người mua sẽ
chọn nhà CP Block giảm khoảng 12 – 13 %
2.2. Tổng quan Đồng bằng Sông Cửu Long
2.2.1. Vị trí địa lý


Hình 2.1. Các Tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long

Nguồn: Wikibooks
Phía Tây Bắc giáp Campuchia. Phía Đông Bắc tiếp giáp Vùng Đông Nam Bộ.
Phía Đông giáp biển Đông. Phía Nam giáp Thái Bình Dương. Phía Tây giáp vịnh Thái
Lan. Đây là vị trí thuận lợi trong việc phát triển kinh tế biển, khai thác và nuôi trồng
thủy sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
2.2.2. Điều kiện tự nhiên
a. Khí hậu
Đồng bằng sông Cửu Long có một nền nhiệt độ cao và ổn định trong toàn vùng.
Nhiệt độ trung bình 280C. Chế độ nắng cao, số giờ nắng trung bình cả năm 2.226 2.709 giờ. Tổng hoà những đặc điểm khí hậu đã tạo ra ở Đồng bằng sông Cửu Long
những lợi thế mang tính so sánh riêng biệt mà các nơi khác khó có thể có được, đó là
một nền nhiệt độ, một chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định trong vùng.

Đồng bằng sông Cửu Long cũng là nơi ít xảy ra thiên tai do khí hậu, đặc biệt là
bão. Những đặc điểm khí hậu này đã tạo ra một nguồn lực rất thuận lợi cho sinh
trưởng và phát của sinh vật đạt được năng suất sinh học cao, tạo ra một thảm thực vật
và một quần thể động vật phong phú đa dạng, nhưng có tính đồng nhất tương đối trong
 

5


toàn vùng. Chính vì vậy, đó là những điều kiện thuận lợi để tổ chức sản xuất và phát
triển sản xuất lương thực - thực phẩm, phát triển sản xuất chế biến sản phẩm nông –
thuỷ - hải sản lớn nhất cả nước. Và cũng tạo ra các lợi thế so sánh khác của vùng Đồng
bằng sông Cửu Long.
b. Nguồn nước
Đồng bằng sông Cửu Long lấy nước ngọt từ sông Mêkông và nước mưa. Cả hai
nguồn này đều đặc trưng theo mùa một cách rõ rệt. Lượng nước bình quân của sông
Mêkông chảy qua Đồng bằng sông Cửu Long hơn 460 tỷ m3 và vận chuyển khoảng
150 - 200 triệu tấn phù sa. Chính lượng nước và khối lượng phù sa đó trong quá trình
bồi bổ lâu dài đã tạo nên Đồng bằng châu thổ phì nhiêu ngày nay.
Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống sông kênh rạch lớn nhỏ chi chít rất
thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm. Về mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, sông
Mêkông là nguồn nước mặt duy nhất. Về mùa mưa, lượng mưa trung bình hàng năm
dao động từ 2.400 mm ở vùng phía Tây Đồng bằng sông Cửu Long đến 1.300 mm ở
vùng trung tâm và 1.600 mm ở vùng phía Đông. Về mùa lũ, thường xảy ra vào tháng
9, nước sông lớn gây ngập lụt.
Chế độ thuỷ văn của Đồng bằng sông Cửu Long có 3 đặc điểm nổi bật :
+ Nước ngọt và lũ lụt vào mùa mưa chuyển tải phù sa, phù du, ấu trùng.
+ Nước mặn vào mùa khô ở vùng ven biển.
+ Nước chua phèn vào mùa mưa ở vùng đất phèn.
Đồng bằng sông Cửu Long có trữ lượng nước ngầm không lớn. Sản phẩm khai

thác được đánh giá ở mức 1 triệu m3/ngày đêm, chủ yếu phục vụ cấp nước sinh hoạt.
c. Tài nguyên đất
Tổng diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, không kể hải đảo, khoảng 3,96 triệu
ha, trong đó khoảng 2,60 triệu ha được sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi
trồng thuỷ sản chiếm 65%. Trong quỹ đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm
trên 50%, trong đó chủ yếu đất lúa trên 90%. Đất chuyên canh các loại cây màu và cây
công nghiệp ngắn ngày khoảng 150.000 ha, đất cây lâu năm chiếm trên 320.000 ha,
khoảng 8,2% diện tích tự nhiên.
Vùng bãi triều có diện tích khoảng 480.000 ha, trong đó gần 300.000 ha có khả
năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ. Theo điều tra năm 1995 có 0,508 triệu ha
 

6


đất lâm nghiệp, trong đó đất có rừng 211.800 ha và đất không rừng 296.400 ha. Tỷ lệ
che phủ rừng chỉ còn 5%.
Các nhóm đất chính ở Đồng bằng sông Cửu Long gồm:
+ Đất phù sa sông (1,2 triệu ha): Các loại này tập trung ở vùng trung tâm Đồng
bằng sông Cửu Long. Chúng có độ phì nhiêu tự nhiên cao và không có các yếu tố hạn
chế nghiêm trọng nào. Nhiều loại cây trồng có thể canh tác được trên nền đất này.
+ Đất phèn (1,6 triệu ha): Các loại đất này được đặc trưng bởi độ axit cao, nồng
độ độc tố nhôm tiềm tàng cao và thiếu lân. Nhóm đất này cũng bao gồm cả các loại đất
này cũng bao gồm cả các loại đất phèn nhiễm mặn nặng và trung bình. Các loại đất
phèn tập trung tại Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên còn các loại đất phèn
mặn tập trung tại vùng trung tâm bán đảo Cà Mau.
+ Đất nhiễm mặn (0,75 triệu ha): Các loại đất này chịu ảnh hưởng của nước
mặn trong mùa khô. Các vùng đất này khó có thể được cung cấp nước ngọt. Hiện nay
lúa được trồng vào mùa mưa và ở một số khu vực người ta nuôi tôm trong mùa khô.
+ Các loại đất khác (0,35 triệu ha): Gồm đất than bùn (vùng rừng U Minh), đất

xám trên phù sa cổ (cực Bắc của Đồng bằng sông Cửu Long) và đất đồi núi (phía Tây Bắc Đồng bằng sông Cửu Long).
Nhìn chung ở Đồng bằng sông Cửu Long rất thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp không có hạn chế lớn. Do nền đất yếu cho nên để xây dựng công nghiệp, giao
thông, bố trí dân cư, cần phải gia cố, bồi đắp nâng nền, do đó cần đòi hỏi chi phí
nhiều.
d. Hệ sinh thái và động vật


Hệ sinh thái

Sông Mêkông đã tạo ra nhiều dạng sinh cảnh tự nhiên, thay đổi từ các bãi thuỷ
triều, giồng cát và đầm lầy ngập triều ở vùng đồng bằng ven biển, các vùng cửa sông,
cho đến vùng ngập lũ, các khu trũng rộng, đầm lầy than bùn, các dải đất cao phù sa
ven sông và bậc thềm phù sa cổ nằm sâu trong nội địa.
Các vùng đất ngập nước bị ngập theo mùa hoặc thường xuyên chiếm một diện
tích lớn ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Những vùng này có chức năng kinh tế và sinh
thái quan trọng. Các vùng đất ngập nước là một một trong những hệ sinh thái tự nhiên

 

7


phong phú nhất. Mặt khác, chúng cũng là những hệ sinh thái vô cùng nhạy cảm dễ bị
tác động.
Áp lực dân số và hậu quả của chiến tranh đã thúc đẩy nhanh sự suy thoái, sự
xáo trộn và phá hoại các hệ sinh thái tự nhiên của Đồng bằng Sông Cửu Long. Việc
quy hoạch và quản lý đúng đắn là hết sức cần thiết để chặn đứng xu thế này và để thực
hiện một tiến trình khôi phục và duy trì sự cân bằng sinh thái.
Trong các vùng đất ngập nước ở Đồng bằng sông Cửu Long, có thể xác định

được 3 hệ sinh thái tự nhiên. Tất cả các hệ sinh thái này đều rất “nhạy cảm” về môi
trường. Những nét đặc trưng chủ yếu của 3 hệ sinh thái như sau:
* Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Rừng ngập mặn nằm ở vùng rìa ven biển trên
các bãi lầy mặn. Các rừng này đã từng bao phủ hầu hết vùng ven biển Đồng bằng sông
Cửu Long nhưng nay đang biến mất dần trên quy mô lớn. Trong số các rừng ngập mặn
còn lại, trên 80% (khoảng 77.000 ha) tập trung ở tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.
* Hệ sinh thái đầm nội địa (rừng Tràm): Trước đây rừng Tràm đã từng bao
phủ một nửa diện tích đất phèn. Hiện nay chỉ còn lại trong khu vực đất than bùn U
Minh và một số nơi trong vùng đất phèn ở Đồng Tháp Mười và đồng bằng Hà Tiên là
những nơi bị ngập theo mùa.
Rừng Tràm rất quan trọng đối với việc ổn định đất, thuỷ văn và bảo tồn các loại
vật. Rừng Tràm thích hợp nhất cho việc cải tạo các vùng đất hoang và những vùng đất
không phù hợp đối với sản xuất nông nghiệp như vùng đầm lầy than bùn và đất phèn
nặng. Cây tràm thích nghi được với các điều kiện đất phèn và cũng có khả năng chịu
được mặn.
* Hệ sinh thái cửa sông: Cửa sông là nơi nước ngọt từ sông chảy ra gặp biển.
Chúng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các thuỷ triều và sự pha trộn giữa nước mặn và
nước ngọt. Cửa sông duy trì những quá trình quan trọng như vận chuyển chất dinh
dưỡng và phù du sinh vật và nó quyết định các dạng trầm tích ven biển. Hệ sinh thái
cửa sông nằm trong số các hệ sinh thái phong phú và năng động nhất trên thế giới. Tuy
nhiên chúng rất dễ bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường và do các thay đổi của chế độ
nước (nhiệt độ, độ mặn, lượng phù sa), những yếu tố có thể phá vỡ hệ sinh thái này.

 

8


Nhiều loài tôm cá ở Đồng bằng sông Cửu Long là những loài phụ thuộc vào
cửa sông. Mô hình di cư và sinh sản của các loài này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế

độ sông và thuỷ triều, phụ thuộc rất nhiều vào môi trường cửa sông.


Hệ động vật

Hệ động vật ở Đồng bằng sông Cửu Long gồm 23 loài có vú, 386 loài và bộ
chim, 6 loài lưỡng cư và 260 loài cá. Số lượng và tính đa dạng của hệ động vật thường
lớn nhất trong các khu rừng tràm và rừng ngập mặn còn lại.
Sự sống còn của các quần hệ động vật có vú đang bị đe doạ bởi săn bắn, đánh
bẫy và sự phá huỷ liên tục nơi cư trú. Chúng tập trung chủ yếu trong những khu rừng
tự nhiên (rừng U Minh và Bảy Núi).
Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng trú đông quan trọng đặc biệt đối với các
loài chim di trú. Trong những năm gần đây, bảy khu vực sinh sản lớn của các loài diệc,
vò vằn, cò trắng và vạc đã được phát hiện trong các khu rừng tràm, loài sếu mỏ đỏ
phương đông, gần đây đã dược phát hiện ở huyện Tam Nông trong Đồng Tháp Mười.
Trong khu bảo tồn Tràm Chim có 92 loài chim đã được xác định. Trong vùng rừng U
Minh, có 81 loài chim đã được ghi nhận.
Những vùng ngập nước ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng là nơi cư trú của các
loài bò sát và động vật lưỡng cư. Nhiều loài động vật có vú, chim, bò sát và động vật
lưỡng cư bị đánh bắt phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng.
e. Khoáng sản
ĐBSCL có triển vọng dầu khí trong thềm lục địa tiếp giáp thuộc biển Đông và
Vịnh Thái Lan gồm các bể trầm tích sau:
- Bể trầm tích Cửu Long: dự báo khoảng 2 tỷ tấn dầu quy đổi.
- Bể trầm tích Nam Côn Sơn: Tiềm năng dự báo địa chất khoảng 3 tỷ tấn dầu
quy đổi.
- Bể trầm tích Thổ Chu - Mã Lai thuộc Vịnh Thái Lan có trữ lượng dự báo
không lớn, khoảng vài trăm triệu tấn dầu.
- Đá vôi có trữ lượng khoảng 130 đến 440 triệu tấn. Đá Granit, Andesit có
khoảng 450 triệu m3. Sét gạch ngói có trữ lượng đến 40 triệu m3. Cát sỏi có trữ lượng

đến 10 triệu m3/năm Than bùn có lượng 370 triệu tấn, trong đó U Minh khoảng 300
triệu tấn. Nước khoáng có ở Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Minh Hải.
 

9


2.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Đặc điểm xã hội
a.1. Số dân và sự phân bố dân cư
ĐBSCL là khu vực dân cư đông đúc thứ 2 của cả nước, sau Đồng bằng Sông
Hồng. Dân số toàn vùng năm 2007 là 17.524.000 người, chiếm 20,6% dân số cả nước.
Mật độ cư trú là 432 người/km2, gấp 1,7 lần mật độ bình quân cả nước. Dân cư sinh
sống tập trung vùng ven sông Tiền, sông Hậu và thưa hơn ở các vùng sâu xa trong nội
đồng như vùng U Minh, vùng Đồng Tháp Mười,...
Về quy mô dân số, tỉnh An Giang dẫn đầu khu vực với 2.231.000 người, thấp
nhất là tỉnh Hậu Giang với 798.800 người. Về mật độ, thành phố Cần Thơ có mức độ
tập trung dân cư đông nhất với 824 người/km2; kế đến là các tỉnh Vĩnh Long, Tiền
Giang, An Giang, Bến Tre; thấp nhất là tỉnh Cà Mau, chỉ với 233 người/km2. Số dân
thành thị năm 2007 là 3.717.000 người, chiếm khoảng 21,2% dân số toàn vùng, điều
này cho thấy rõ tính chất nông thôn ở ĐBSCL.
Bảng 2.1. Dân Số ĐBSCL Năm 2007
Phạm vi
Cả nước
Đồng bằng Sông Cửu Long
1
Long An
2
Tiền Giang
3

Bến Tre
4
Trà Vinh
5
Vĩnh Long
6
Đồng Tháp
7
An Giang
8
Kiên Giang
9
Cần Thơ
10
Hậu Giang
11
Sóc Trăng
12
Bạc Liêu
13
Cà Mau

Dân số
(nghìn người)
85154,9
17524,0
1430,6
1724,8
1354,1
1045,8

1062,6
1672,6
2231,0
1075,2
1154,9
798,8
1283,6
819,0
1241,0

Diện tích (km2)
331211,6
40604,7
4493,8
2484,2
2360,2
2295,1
1479,1
3376,4
3536,8
6348,3
1401,6
1601,1
3312,3
2584,1
5331,7

Mật độ
(người/km2)
257

432
318
694
574
456
718
495
631
269
824
499
388
317
233

Nguồn: Tổng cục Thống kê - 2007
Theo tài liệu từ các cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở, dân số ĐBSCL năm
1989 là 14,4 triệu, năm 1999 là 16,13 triệu người. Tỷ lệ tăng giữa 2 cuộc điều tra 1979
và 1989 là 3,02%, giữa 1989 và 1999 là 2,01%, tỷ lệ tăng bình quân (2001 - 2005) là
 

10


1,1%. Số người trong độ tuổi lao động (2004) là 9,28 triệu, chiếm 51% dân số, trung
bình mỗi năm (2001 - 2005) tăng thêm 300 nghìn. Năm 1996 chỉ có 7,4% số người
trong độ tuổi lao động được đào tạo chuyên môn từ sơ cấp trở lên, năm 2000 là 9,8%
và 2004 là 14,6%.
a.2. Thành phần dân tộc
Dân cư sinh sống ở vùng ĐBSCL bao gồm nhiều dân tộc khác nhau, trong đó

có 4 dân tộc chính là: Kinh (Việt), Hoa, Chăm và Khmer. Người Kinh chiếm đại đa số,
sống ở hầu hết các nơi trong vùng. Người Hoa tập trung nhiều ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà
Mau, Sóc Trăng. Người Chăm sống chủ yếu ở An Giang. Người Khmer có mặt đông
đúc ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang.
b. Kinh tế
b.1. Nhận định chung
ĐBSCL đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế cả nước. Ngành kinh tế
chính ở ĐBSCL là nông nghiệp, thủy sản và công nghiệp chế biến. Trong những năm
gần đây kinh tế ĐBSCL có những bước khởi sắc đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch
theo hướng tích cực (giảm dần tỷ trọng Nông - Lâm - Ngư nghiệp, tăng dần tỷ trọng ở
khu vực Công nghiệp - Xây dựng và khu vực Dịch vụ). Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành
Nông - Lâm - Ngư nghiệp từ 61,8% năm 1995 giảm còn 51,38% năm 2000; 45,9% vào
năm 2005 và 44,34% năm 2006. Công nghiệp - Xây dựng từ 11,7% năm 1995 tăng lên
19,5% vào năm 2000 và 23,41% vào năm 2006. Dịch vụ từ 21,3% vào năm 1995 tăng
lên 29% vào năm 2000 và lên 32,25% vào năm 2006. ĐBSCL chuyển từ kinh tế thuần
nông sang nền kinh tế đa dạng, nông nghiệp chất lượng cao và đang hướng tới nền
kinh tế công nghiệp và dịch vụ.
b.2. Các khu vực kinh tế


Nông - Lâm - Ngư nghiệp

ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất nước, chiếm đến 33,2% giá trị
sản xuất nông nghiệp cả nước. Trong đó lúa: 51,1% diện tích, 52% sản lượng và 90%
lượng gạo xuất khẩu của quốc gia; thủy sản: 57,1% sản lượng và hơn ½ kim ngạch
xuất khẩu; cây trái: hơn 50% diện tích và 65% sản lượng.
Cây lúa - cây trồng chủ lực, là sản phẩm chuyên môn hoá cao nhất vùng. Sản
lượng lúa cả vùng năm 2007 đạt 18,63 triệu tấn, chiếm 52% sản lượng cả nước, với
 


11


nhịp độ tăng trưởng hàng năm khoảng 5% (nhanh hơn cả nước khoảng 4,5%/năm),
tương ứng với khoảng 0,8 - 1 triệu tấn/năm. Hàng năm lúa gạo của vùng ĐBSCL đóng
góp phần lớn vào việc cung ứng cho nhu cầu trong nước và chiếm tới 90% lượng gạo
xuất khẩu của cả nước.
Xếp thứ hai sau lúa là thủy sản. ĐBSCL có 8/13 tỉnh thành giáp biển, lại có 2
con sông lớn là sông Tiền và sông Hậu song song nối các tỉnh với biển Đông, đó là
điều kiện rất thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ cũng như nước ngọt.
Sản lượng thủy sản nuôi trồng và đánh bắt của vùng năm 2007 đạt trên 2,3 triệu tấn,
chiếm 57,1% sản lượng cả nước. Nhịp độ tăng trưởng sản lượng thủy sản hàng năm
khoảng 8 - 9%/năm (nhanh hơn cả nước khoảng 8%/năm), tương ứng với khoảng 100
- 120 nghìn tấn/năm. Giá trị xuất khẩu thủy sản của vùng chiếm khoảng 60% cả nước.
Trong thủy sản nuôi trồng, đáng chú ý nhất là con tôm. Sản lượng tôm ở vùng ĐBSCL
chiếm gần 80% của cả nước. Thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của
ĐBSCL.
Trong khi đó, lâm nghiệp không phải là thế mạnh của vùng. Diện tích rừng năm
2007 trên toàn vùng là 320,9 nghìn ha. Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2007 của vùng
là 1.005,2 tỷ đồng, chỉ chiếm 15,5% cả nước. Sản lượng gỗ khai thác năm 2007 là
604,8 nghìn m3. Rừng tuy không mang lại giá trị lâm nghiệp lớn, nhưng có ý nghĩa
quan trọng trong việc phòng hộ, duy trì ổn định sinh thái và giàu tiềm năng du lịch.


Công nghiệp

Sáu tháng đầu năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng đạt 38.687 tỷ
đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2007, chiếm 11,84% giá trị sản xuất công nghiệp
cả nước. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của một số địa phương cao hơn nhiều so với
cùng kỳ năm trước như tỉnh Đồng Tháp (50%), tỉnh Hậu Giang (38%), tỉnh Trà Vinh

(34%), tỉnh Tiền Giang (32%). Hai địa phương đạt giá trị sản lượng công nghiệp lớn
của vùng ĐBSCL là tỉnh Kiên Giang (tăng 62%), thành phố Cần Thơ (tăng 56%).
Theo thống kê đến thời điểm tháng 04-2008, ĐBSCL có 151 khu công nghiệp
(KCN) tập trung, trong đó 26 KCN được thành lập theo quyết định của Thủ tướng
Chính phủ. Đến nay, các KCN đã thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hơn
1.029 triệu USD và vốn đầu tư trong nước khoảng 15.820 tỷ đồng.

 

12


×