Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA 04

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (781.61 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NGỌC NGÂN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA 04

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07 /2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN NGỌC NGÂN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA 04

Ngành: Quản trị kinh doanh

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: Th.S. NGUYỄN DUYÊN LINH



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp Đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA 04” , sinh viên khóa 33 ngành Quản Trị Kinh Doanh,
đã bảo vệ thành công trước hội đồng ngày

Th.S. NGUYỄN DUYÊN LINH
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch Hội đồng chấm báo cáo

tháng

năm 2011

Thư ký Hội đồng chấm báo cáo

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày

tháng


năm 2011

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày

tháng

năm 2011


LỜI CẢM TẠ
Con xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ba Mẹ đã sinh thành và
dưỡng dục con nên người.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu cùng toàn thể quý thầy cô, đặc biệt là
quý thầy cô Khoa Kinh Tế trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, những
người đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tại trường.
Xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Duyên Linh – giảng viên Khoa Kinh Tế
Trường Đại Học Nông Lâm, người đã tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình hoàn
thành khóa luận.
Xin cảm ơn ban Giám Đốc công ty Cổ phần Nhựa 04, ông Nguyễn Phước Ngọc
và các anh chị ở các phòng ban đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thu thập số liệu để
hoàn thành luận văn này.
Cảm ơn những người bạn luôn bên cạnh, giúp đỡ và động viên tôi trong những
lúc khó khăn.
Cuối lời em xin chân thành gửi đến quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm
TP.HCM cùng tất cả cô chú anh chị ở công ty Cổ phần Nhựa 04 lời chúc sức khỏe và
thành đạt.
Trân trọng cảm ơn và kính chào.
Đại Học Nông Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 11 tháng 07 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Ngọc Ngân


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN NGỌC NGÂN. Tháng 7 năm 2011. “Thực trạng và giải pháp nhằm
đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa của công ty cổ phần nhựa 04.”
NGUYỄN NGỌC NGÂN

“Real situation (Description) and how to improve

export performance at Plastic 04 Corporation.”
Khoá luận phân tích và tìm hiểu về tình hình hoạt động xuất khẩu của doanh
nghiệp trong hai năm 2009- 2010 và những nguyên nhân tác động đến hiệu quả hoạt
động xuất khẩu của công ty thể hiện qua một số vấn đề như : kết quả và hiệu quả sản
xuất kinh doanh, tình hình tiêu thụ, tình hình lao động, tình hình tài chính…Trên cơ sở
đó đánh giá những thuận lợi và khó khăn của công ty.
Trong quá trình phân tích, tôi sử dụng phương pháp xây dựng ma trận SWOT,
phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các phòng ban, phương pháp lịch sử, so sánh,
phân tích thống kê, thống kê mô tả.
Qua đó, tôi đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục điểm yếu, phát huy điểm
mạnh ở bên trong cũng như tận dụng cơ hội và phòng ngừa đe dọa từ bên ngoài của
công ty để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các biện pháp đề xuất trong đề tài
là:
- Xây dựng bộ phận Marketing.
- Tìm kiếm thêm nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào.



MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................ vii
Danh mục các bảng.................................................................................................................. viii
Danh mục các hình .................................................................................................................... ix

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung...............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................2
1.3.1. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................2
1.3.2. Thời gian nghiên cứu .....................................................................................2
1.3.3. Địa điểm, đối tượng nghiên cứu.....................................................................2
1.4. Cấu trúc khóa luận ................................................................................................3
CHƯƠNG 2 .TỔNG QUAN ...........................................................................................4
2.1. Khái quát về DN ...................................................................................................4
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển ..................................................................4
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của DN ....................................................................5
2.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý của DN ....................................................................6
2.1.4. Sản phẩm chính ..............................................................................................8
2.1.5. Cơ cấu vốn và nguồn vốn.............................................................................11
2.1.6. Nhân sự ........................................................................................................12
2.1.7. Máy móc, thiết bị, công nghệ .......................................................................13
2.1.8. Thị trường XK ..............................................................................................14
2.1.9. Đối thủ cạnh tranh ........................................................................................15
2.1.10. Ma trận SWOT ...........................................................................................15
2.1.11. Những tồn tại trong DN .............................................................................18
CHƯƠNG 3 .NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................21
3.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................21

3.1.1. Khái quát chung về XK ...............................................................................21
v


3.1.2. Nội dung chính của hoạt động XK..............................................................27
3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến XK .....................................................................28
3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................30
3.3. Các chỉ tiêu sử dụng đánh giá hiệu quả của hoạt động SX kinh doanh XK .......32
CHƯƠNG 4 .KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...............................................................34
4.1. Phân tích thực trạng hoạt động SX và NK của DN ............................................34
4.1.1 Tình hình nhập khẩu ở DN............................................................................34
4.1.2 Tình hình sản xuất .........................................................................................36
4.2. Thực trạng XK hàng hóa của DN .......................................................................37
4.2.1. Tỷ trọng giữa XK và tiêu thụ nội địa ...........................................................37
4.2.2. Kim ngạch XK .............................................................................................38
4.2.3. Cơ cấu mặt hàng XK ....................................................................................39
4.2.4. Thị trường XK ..............................................................................................39
4.2.5. Phương thức thanh toán và hình thức XK...................................................40
4.3. Đánh giá chung về hoạt động XK.......................................................................41
4.3.1. Kết quả đạt được ..........................................................................................41
4.3.2. Các chỉ tiêu tài chính khác ...........................................................................43
4.3.3. Phân tích tương quan giữa nguyên liệu đầu vào và thành phẩm đầu ra ......43
4.3.4. Phân tích tình hình sử dụng lao động ...........................................................44
4.4.Các biện pháp đề xuất thực hiện ..........................................................................44
4.4.1.Tìm kiếm thêm nguồn cung cấp nguyên vật liệu ..........................................44
4.4.2. Thành lập bộ phận Marketing ......................................................................45
CHƯƠNG 5 .KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................54
5.1. Kết luận ...............................................................................................................54
5.2. Kiến nghị.............................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................57


vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
XK

Xuất khẩu

NK

Nhập khẩu

SX

Sản xuất

SP

Sản phẩm

XH

Xã hội

VLXD

Vật liệu xây dựng

DN


Doanh nghiệp

CNV

Công nhân viên

XNK

Xuất nhập khẩu



Hợp đồng

ĐLPP

Đại lý phân phối

XN

Xí nghiệp

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu vốn và nguồn vốn..............................................................................11
Bảng 2.2. Cơ cấu vốn điều lệ và vốn vay ......................................................................11
Bảng 2.3. Cơ cấu nhân sự phân theo trình độ................................................................12

Bảng 2.4. Máy móc, thiết bị, công nghệ........................................................................13
Bảng 4.1. Tình hình NK của DN thời gian qua .............................................................34
Bảng 4.2. Nguồn cung cấp nguyên liệu hạt nhựa..........................................................35
Bảng 4.3. Sản lượng sản phẩm sản xuất qua các năm ...................................................36
Bảng 4.4. Cung của DN và cầu thị trường: ...................................................................37
Bảng 4.5. Tỷ trọng đóng góp của XK và tiêu thụ trong nước .......................................37
Bảng 4.6. Kim ngạch xuất khẩu của công ty trong thời gian qua .................................38
Bảng 4.7. Tỷ trọng mặt hàng XK của DN .....................................................................39
Bảng 4.8. Thị phần xuất khẩu của DN ..........................................................................39
Bảng 4.9. Các hình thức XK của DN ............................................................................41
Bảng 4.10. Doanh thu của DN qua hai năm tài chính ...................................................41
Bảng 4.11. Tương quan giữa nguyên liệu đầu vào và thành phẩm đầu ra ....................43
Bảng 4.12. Phân tích chung tình hình nhu cầu gỗ của thị trường .................................46
Bảng 4.13. Mục tiêu Marketing .....................................................................................47
Bảng 4.14. Chiến lược Marketing .................................................................................48
Bảng 4.15. Dự đoán doanh thu ......................................................................................49
Bảng 4.16. Ước tính chi phí cho hoạt động Marketing .................................................49

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Biểu đồ cơ cấu nhân sự

........................................................................12

Hình 2.2 Thị trường XK của DN ...................................................................................14
Hình 4.1. Biểu đồ tình hình NK của DN trong 3 năm qua ...........................................35
Hình 4.2. Biểu đồ nguồn cung cấp nhựa nguyên liệu ...................................................36
Hình 4.3. Tỷ trọng thị trường xuất khẩu........................................................................40

Hình 4.4. Hình thức xuất khẩu của DN .........................................................................41

ix


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO là bước ngoặc quan trọng
trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước. Với sự phát triển của nền kinh tế
và chính sách mở cửa của Nhà Nước đã dần đưa Việt Nam hòa nhập vào quỹ đạo phát
triển năng động của thế giới.
Trong nền kinh thị trường mở như hiện nay, xuất khẩu càng phát huy được vai trò
quan trọng của nó đối với nền kinh tế quốc dân. Nó giúp phát huy lợi thế so sánh của
quốc gia, tạo tiền đề cho phân công lao động trở nên hợp lý theo hướng chuyên môn
hóa. Đồng thời nó tạo nguồn vốn cho xã hội, làm thay đổi cơ cấu vật chất, thay đổi
lượng hàng hóa lưu thông giữa các quốc gia. Tuy nhiên vẫn tồn tại những khó khăn,
thách thức cho xuất khẩu Việt Nam, do đó phải tìm hiểu xuất khẩu trong cơ chế thị
trường, nghiên cứu các chính sách về thương mại, các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế.
Phải nắm vững và thuần thục các khía cạnh khác nhau của nghiệp vụ kinh doanh xuất
khẩu để quản lý và áp dụng hoạt động nghiệp vụ linh hoạt, sáng tạo.
Thêm vào đó, chính sách hạn chế nhập khẩu gỗ của nước ngoài và ý thức bảo vệ
môi trường của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao, sản phẩm bao bì dệt PP
(polypropylene) và sản phẩm nhựa vật liệu xây dựng giả gỗ thật sự trở thành sản phẩm
tiềm năng trong tương lai.
Công ty Cổ phần Nhựa 04 là doanh nghiệp hàng đầu về xuất khẩu bao bì dệt PP,
có kinh nghiệm sản xuất, có máy móc trang thiết bị hiện đại, có đội ngũ quản lý và
công nhân trực tiếp sản xuất lành nghề. Bên cạnh những thế mạnh về nội lực, doanh
nghiệp vẫn đang phải đương đầu với áp lực cạnh tranh từ trong và ngoài nước. Ngoài

vốn kinh doanh, nguyên liệu, công nghệ, máy móc-thiết bị, thị trường tiêu thụ (đặc biệt
là thị trường xuất khẩu- loại hình tiêu thụ chính của công ty) cũng đóng một vai trò


quan trọng đến kết quả hoạt động sản xuất – xuất khẩu của doanh nghiệp. Hiện tại và
tương lai đặt ra cho doanh nghiệp nhiều vấn đề cần giải quyết làm thế nào để tăng hoạt
động sản xuất kinh doanh, để giữ vững và mở rộng thị phần xuất khẩu, đạt lợi nhuận
tối đa.
Từ những nhận thức trên, được sự đồng ý của khoa kinh tế trường Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và qua quá trình thực tế tại Công ty tôi đã chọn đề tài
“Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa của
công ty Cổ phần Nhựa 04.” nhằm phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu tại doanh
nghiệp, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa xuất khẩu tại công ty.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng tình hình XK của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những giải
pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động XK hàng hóa của doanh nghiệp trong tương lai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu tại doanh nghiệp
trong hai năm 2009- 2010
Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất xuất khẩu của doanh nghiệp.
Tìm hiểu những tồn tại và đề xuất biện pháp để tăng hiệu quả và đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu hàng hóa.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu kết quả- hiệu quả hoạt động sản xuất- xuất khẩu của doanh
nghiệp Cổ phần Nhựa 04.
1.3.2. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 14/02/2011 đến ngày 14/05/2011.
1.3.3. Địa điểm, đối tượng nghiên cứu

- Địa điểm: Công ty Cổ phần Nhựa 04
- Địa chỉ: 364- 366 Nguyễn Văn Luông, P.12, Q6, TP.HCM
- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Công ty Cổ phần
Nhựa 04.

2


1.4. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận bao gổm 5 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Mở đầu
Trình bày lý do chọn đề tài, mục đích của việc nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
và sơ lược cấu trúc của khóa luận.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu cơ cấu tổ chức và sơ lược tình hình hoạt động xuất khẩu của Công ty
Cổ phần Nhựa 04.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Nêu lên một số khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh và những phương
pháp áp dụng khi thực hiện đề tài.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
- Trình bày và phân tích cụ thể hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua
hai năm 2009 – 2010.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất kinh doanh và các biện
pháp đề xuất thực hiện.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Nêu lên kết luận tổng quát về hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu và đưa
ra kiến nghị của bản thân.

3



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Khái quát về DN
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển
a) Hình thành
- Tiền thân của Công ty Cổ Phần Nhựa 04 là Công ty Nhựa Đông Thành và
Công ty Nhựa Đức Phong, được thành lập từ năm 1973.
- Sau năm 1975, Công ty được tiếp quản, và được đổi tên thành XN
Nhựa 04.
- Ngày 21 tháng 03 năm 2001, theo quyết định 751/QĐ-UB của Ủy Ban
Nhân Dân TP.HCM, Xí nghiệp Nhựa 4 được đổi tên thành Công ty Cổ Phần Nhựa 04.
- Ngày 18 tháng 09 năm 2002, DN đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất mới,
tại Khu công nghiệp Hố Nai 3, Đồng Nai
- Ngày 18 tháng 12 năm 2010, Công ty đưa vào hoạt động thêm một nhà
máy tại Khu công nghiệp Lợi Bình Nhơn, Long An.
b) Phát triển
Tên công ty:

Công ty Cổ phần Nhựa 04

Tên tiếng Anh:

Plastic 04 Corporation

Địa chỉ văn phòng:

364 – 366 Nguyễn Văn Luông, Q.6, TP.HCM


Điện thoại/ Fax:

(84 8) 37516451 / 37516453

Email:



Loại hình kinh doanh:

Nhà sản xuất- xuất khẩu bao bì nhựa các loại

Công ty Cổ Phần Nhựa 04 là thành viên của Hiệp hội Nhựa Việt Nam và Hiệp
Hội Nhựa Thành Phố Hồ Chí Minh. Trong nhiều năm liền, Công ty luôn được Bộ
Công Thương bình chọn là “Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Uy Tín Việt Nam”
Với phương châm “Uy tín của bạn, Niềm tin của khách hàng, Năng động trong kinh
4


doanh, Sáng tạo trong sản xuất”, Công ty không ngừng nghiên cứu, áp dụng công
nghệ tiên tiến nhằm sản xuất các sản phẩm mới, giảm giá thành, hầu mong đáp ứng
yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của DN
a/ Chức năng
- Sản xuất sản phẩm: bao dệt PP, PE, bao container, vải địa chất ( dùng cho xây
dựng thủy lợi, đường sá, cầu cảng), tấm nhựa PP, PE từ 0,25- 4 mm; Phao lắp ghép
phục vụ cho các công trình nổi như bến du thuyền, cầu cảng, trại nuôi trồng thủy sản
trên sông biển, làm nhà nổi; Tấm trần EPS Superlite.
- Đại lý tiêu thụ các loại vải công nghiệp, giả da PU, PVC.
- Xuất khẩu nguyên liệu, sản phẩm, máy móc thiết bị, khuôn mẫu và phụ tùng

ngành nhựa.
- Được phép huy động vốn của tổ chức, cá nhân và các thành phần kinh tế bằng
cách phát hành cổ phiếu để mở rộng quy mô sản xuất.
- Hợp tác liên doanh, liên kết với các DN trong và ngoài nước.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành nghề khác theo pháp luật.
b/ Mục tiêu
- Phương châm ”Năng động trong kinh doanh, sáng tạo trong sản xuất”, DN
không ngừng nghiên cứu, áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm sản xuất các sản phẩm
mới, giá thành thấp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
- Liên tục đổi mới sâu sắc toàn diện trên các mặt quản lý nhằm khai thác sử
dụng hợp lý các nguồn lực sẵn có, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh
và tạo thu nhập ổn định cho người lao động.
c/ Phương hướng phát triển trong tương lai
- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển mặt hàng nhựa gỗ, là sản phẩm tiềm năng trong
tương lai. Đồng thời duy trì và nâng cao chất lượng- mẫu mã mặt hàng chủ lực hiện tại
là bao bì dệt PP.
- Nâng cao năng lực quản lý của doanh nghiệp, sử dụng hiệu quả tối đa các
nguồn lực (nhân lực, vật lực và tài lực)
- Doanh nghiệp cố gắng duy trì khách hàng cũ, có những biện pháp cụ thể giữ
vững thị phần và bảo vệ nhãn hiệu trước sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp
5


nhựa trong và ngoài nước. Đồng thời tăng cường, đẩy mạnh hoạt động Marketing, tăng
chi phí ngoại giao, chủ động trong tiếp cận thị trường và khách hàng mới.
- Kêu gọi các nhà đầu tư tham gia góp vốn nhằm tăng cường năng lực hoạt
động của doanh nghiệp tạo điều kiện nâng cao vị thế của doanh nghiệp tại thị trường
trong và ngoài nước.
2.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý của DN
a/ Sơ đồ cơ cấu bộ máy DN


b/ Chức năng phòng ban
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của DN, có toàn quyền nhân danh DN
để quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích và quyền lợi của DN. Đưa ra những
chiến lược, kế hoạch pháy triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của DN.
Bên cạnh đó, hội đồng quản trị cũng quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ
DN, quyết định thành lập DN con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn,
mua cổ phần của DN khác.

6


- Ban giám đốc: đưa ra chính sách và phương hướng hoạt động của DN. Giám
sát bao quát hoạt động của toàn DN và lắng nghe phản hồi. Phê duyệt các báo cáo và
chứng từ liên quan đến hoạt động của DN.
- Phòng Kế toán- tài chính: quản lý vấn đề tài chính của DN, trả lương cho CB
CNV. Sau mỗi giai đoạn hoạt động của DN thì kế toán có trách nhiệm báo cáo tài
chính, xác định doanh thu và lợi nhuận đạt được theo các năm tài chính.
- Phòng Kinh doanh-XNK: kinh doanh thị trường trong và ngoài nước các sản
phẩm của DN và lựa chọn nhà cung ứng nhằm tăng doanh thu. Thực hiện những quy
trình XNK để đảm bảo guồng máy kinh doanh của DN hoạt động tốt.
- Phòng RD: chịu trách nhiệm về hoạt động công nghệ mới. Nghiên cứu phát
triển các sản phẩm mới, cải tiến các sản phẩm đã có.
- Phòng Hành chính nhân sự: quản lý toàn bộ nhân sự trong DN. Có trách
nhiệm báo cáo với Giám đốc về những thay đổi trong nhân sự và tiến hành tuyển dụng
thêm nhân sự khi có nhu cầu.
- Ban bảo vệ: có chức năng giữ gìn tài sản và trật tự trong DN 24/24.
c/ Mối quan hệ phòng ban: Có quan hệ đồng đẳng, hỗ trợ lẫn nhau.
Phòng Kinh doanh tìm kiếm khách hàng và lên kế hoạch sản xuất theo chiến
lược đã đề ra. Phân xưởng sản xuất theo yêu cầu của phòng kinh doanh. Toàn bộ quá

trình này được phòng kế toán ghi bút toán để tổng kết mỗi giai đoạn hoạt động và báo
cáo kết quả kinh doanh cho Ban giám đốc. Từ đó Ban giám đốc sẽ có những điều
chỉnh cụ thể trong kinh doanh hoặc đề ra phương hướng hoạt động cho giai đoạn tiếp
theo.
d/ Uy tín
- Thành viên Hiệp hội Nhựa Việt Nam
- Thành viên Hiệp hội Nhựa TP. Hồ Chí Minh
- “Doanh nghiệp Xuất khẩu Uy tín” năm 2008 và 2010 do Bộ Công Thương cấp.

7


2.1.4. Sản phẩm chính

Vật liệu xây dựng: sản phẩm nhựa gỗ.

8


Tấm trần Suprlite

Phao lắp ghép dùng trong nuôi trồng thủy sản.

9


Ván sàn lối đi hồ bơi
- Bao dệt PP: túi xách siêu thị, bao hộp, bao container, container chứa chất
lỏng: là dòng sản phẩm thân thiện với môi trường, có thể thay thế những sản phẩm trữ
chất lỏng thông thường. Sản phẩm có thể tái sử dụng ba lần, dễ dàng làm vệ sinh sau

khi sử dụng, không chiếm nhiều diện tích, và dễ dàng tháo ráp.
- Sản phẩm nhựa gỗ

: ứng dụng làm ván sàn, dàn dây leo, bàn ghế, hàng

rào ngoài trời, ngoài ra có thể sử dụng làm nguyên liệu phục vụ cho các công trình
ngoại thất ngoài trời… Là hỗn hợp gỗ và nhựa với bề ngoài giống gỗ, nhưng chống
mục nát, kháng nước, hình dạng cố định, chống trơn trượt và thân thiện với môi trường,
thích hợp với khí hậu khắc nghiệt.
- Tấm trần Superlite: bằng chất liệu nhựa EPS (Expandable Poly Styrene), có
khả năng chậm cháy, sản phẩm có độ bền cao, siêu nhẹ, cách âm và cách nhiệt tốt,
chống mối mọt, chống bám bụi, đáp ứng những yêu cầu khắt khe của khách hàng.
- Phao nổi

: Hệ thống phao lắp ghép làm nền tảng để xây dựng các công

trình nổi trên mặt nước: cầu cảng, bè nuôi cá, bè nuôi tôm, sân khấu nổi, bến cảng, bến
du thuyền, công viên nổi… phục vụ cho các ngành du lịch, nuôi trồng thuỷ hải sản và
giao thông vận tải đường thủy. Khối phao nổi làm từ nhựa có trọng lượng phân tử rất
cao để chống lại sự lão hoá dưới tác động của ánh nắng mặt trời và nước biển. Được
thiết kế theo dạng module, có thể kết nối chắc chắn với nhau liên tục theo 3 chiều; Tùy
theo yêu cầu khách hàng hoặc tuỳ theo mọi địa hình, phao nổi có thể tạo thành mặt
10


phẳng nổi trên mặt nước. Mặt phẳng có sức nổi lớn và có khả năng kết nối chắc chắn
với các công trình phụ tại mọi điểm, do đó rất tiện lợi cho việc xây dựng các công
trình phụ.
2.1.5. Cơ cấu vốn và nguồn vốn
Bảng 2.1. Cơ cấu vốn và nguồn vốn

Chỉ tiêu
A. Tài sản
1. Tiền mặt

ĐVT: Tỷ đồng

Năm 2009
98.7
3,5

Năm 2010
133.7
3,8

Chênh lệch ±Δ
35
0,3

Chênh lệch %
35.46
8,57

2. Khoản phải thu
3. Hàng tồn kho

47,1
11

57,6
10,5


10,5
(0,5)

22,3
(4,5)

4. Tài sản khác
B. Nguồn vốn

37,1
98,7

61,8
133,7

24,7
35

66,6
35,46

1. Nợ phải trả
2. Vốn cổ phần

73
25,7

101,9
31,8


28,9
6,1

39,59
23,73

Nguồn: phòng Kế toán
Bảng 2.2. Cơ cấu vốn điều lệ và vốn vay
Chỉ tiêu
Vốn điều lệ
Vốn vay

Năm 2009
20,818
77,882

Năm 2010
21,93
111,77

ĐVT: Tỷ đồng
Chênh lệch ±Δ
Chênh lệch %
1,112
5,34
33,888
43,5
Nguồn: phòng Kế toán


Qua bảng cơ cấu vốn và nguồn vốn, ta thấy:
- Về tài sản: Tiền mặt tăng lên 0,3tỷ (ứng với 8,57%), và các khoản phải thu
tăng 22,3% (ứng với 10,5 tỷ đồng), chứng tỏ DN sử dụng tiền chưa hiệu quả, bị chiếm
dụng vốn, chưa phát huy hết khả năng sinh lời của vốn. Tuy nhiên với giá trị hàng tồn
kho giảm 4,5%, cán cân cung cầu của DN đã dần cân bằng, SP SX ra đáp ứng được
nhu cầu thị trường.
- Về nguồn vốn: Tổng nguồn vốn tăng 35,46% (ứng với 35 tỷ đồng) và vốn cổ
phần tăng 23,73%; trong đó nợ phải trả tăng 39,59% (ứng với 28,9 tỷ đồng). Thêm vào
đó, vốn vay chiếm khoảng 84% (bảng 2.2), chứng tỏ DN đang cần tiền để đầu tư mở
rộng hoạt động SX kinh doanh trong tương lai. Đáng chú ý là các ngân hàng lớn như
HSBC, ANZ, Á Châu sẳn sàng cho DN vay tín chấp 1 triệu USD và vay thế chấp số
11


tiền hơn 500% so với vốn điều lệ; điều này thể hiện khả năng thanh toán nhanh cũng
như tiềm năng phát triển vững mạnh trong tương lai của DN. Tuy nhiên trong dài hạn,
DN cần chú ý thu hẹp hoặc cân bằng tỷ lệ giữa vốn vay và vốn điều lệ để tạo nền tảng
phát triển vững chắc.
2.1.6. Nhân sự
Bảng 2.3. Cơ cấu nhân sự phân theo trình độ
Chỉ tiêu

ĐVT: Người

ố lượng

A. Phân theo trình độ chuyên môn

%
918


* Trình độ đại học
* Trình độ cao đẳng
* Trình độ trung cấp, THCN
* Lao động phổ thông
B. Phân theo tính chất lao động
* Trực tiếp
* Gián tiếp

100
10,89
2,61
52.7
33.8
100
85,4
14,6

100
24
484
310
918
784
134
Nguồn: phòng Hành chính Nhân sự

Hình 2.1. Biểu đồ cơ cấu nhân sự
Biểu đồ cơ cấu nhân sự


3%
36%
Văn phòng
Hố Nai
Bao bì Đại Lục
61%

Tổng số nhân viên năm 2010 là 918 người, được phân bổ theo quy mô sản xuất
và chuyên môn riêng biệt. Trong đó lực lượng lao động trực tiếp chiếm 85,4 % (784
người) với trình độ tay nghề của công nhân tương đối ổn định, tất cả đều có trình độ
cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hoặc lớp dạy nghề công nghiệp. Nhờ đó, DN luôn
đạt năng suất cao, sản phẩm làm ra có chất lượng ổn định, được thị trường trong và
ngoài nước chấp nhận. Tuy nhiên trong xu hướng hiện nay đòi hỏi DN phải không
ngừng nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân vì số lượng công nhân bậc 3 và lao
động phổ thông còn chiếm tỷ lệ khá cao (gần 69% trong tổng lao động của bộ phận sản
xuất và kỹ thuật)
12


Mỗi chi nhánh nhà máy đều có bộ phận kỹ sư túc trực để kịp thời giải quyết và
điều chỉnh, đảm bảo sản lượng và chất lượng theo đúng tiến độ.
Mức lương cơ bản bình quân là 2,5triệu/tháng/người đối với lao động trực tiếp;
3 triệu đối với nhân viên lao động gián tiếp và phụ cấp hàng tháng thay đổi tùy theo vị
trí đảm nhiệm. Mức lương cạnh tranh tùy theo năng lực, lĩnh vực kinh doanh mà tiền
lương thay đổi. Nhân viên được hưởng đầy đủ các chính sách theo luật định sau thời
gian thử việc 2 tháng.
Để giữ chân nhân viên, Ban giám đốc luôn có những chinh sách ưu đãi và phúc
lợi cho nhân viên theo năng lực và trình độ (thưởng thêm hợp lý theo doanh thu, quan
tâm đến đời sống tinh thần CNV, ưu đãi trong việc mua cổ phần...). Đồng thời tạo điều
kiện cho sinh viên đến thực tập học hỏi những kinh nghiệm thực tế và giữ lại những

người có năng lực để bổ sung vào đội ngũ CB CNV. Cán bộ công nhân viên sau khi
kết thúc một khóa học nâng cao/ bổ sung nghiệp vụ và đạt chứng chỉ, sẽ được thưởng
tùy theo giá trị ứng dụng của khóa học nhằm khuyến khích nhân viên không ngừng tự
trang bị, nâng cao kiến thức chuyên môn.
2.1.7. Máy móc, thiết bị, công nghệ
Bảng 2.4. Máy móc, thiết bị, công nghệ
Tên máy

SL

Tên nhà SX máy

Nơi SX

1
2
3
4

Máy dệt 6 thoi
Máy dệt 8 thoi
Máy kéo chỉ
Máy kéo chỉ

68
1
1
1

Lohia Stalinger LTD.

Lohia Stalinger LTD.
Lohia Stalinger LTD.
Hengli

Ấn Độ
Ấn Độ
Ấn Độ
China

5

Máy kích hạt nhựa EPS
PSJ110

1

Hangzhou Fangyuan
Plastics Machinery CO.

China

1

Hangzhou Fangyuan
Plastics Machinery CO.

China

Infra Folienkabel GMBH


Germany

STT

6
7

Máy làm khuôn EPS
PSB200-800/DF

Dây chuyền sản xuất tấm
1
trần nhựa xốp EPS

8

Máy đùn nhựa gỗ T58

1

Cincinati Extrusion
GES.M.B.H

Austria

9

Máy đùn nhựa gỗ T80

1


Cincinati Extrusion
GES.M.B.H

Austria

Nguồn: Phòng KD-XNK
13


2.1.8. Thị trường XK
Với tỷ lệ xuất khẩu chiếm trên 75% tổng doanh số toàn công ty, hiện nay, sản
phẩm của Công ty Cổ Phần Nhựa 04 đã được xuất đến trên 30 quốc gia và vùng lãnh
thổ trên thế giới.
Trong đó, các thị trường chính bao gồm:
Châu Âu: Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Tân Ban Nha, Ireland, Thuỵ Điển, Na
Uy...
Đông Nam Á và Châu Úc: Malaysia, Singapore, Úc, New Zealand...
Bắc và Nam Mỹ: Mỹ, Brazil.
Châu Phi: Nigeria…
Hình 2.2 Thị trường XK của DN

Hiện tại Nhựa 04 đang làm đơn hang theo phương pháp “truyền miệng”, “giới
thiệu” là chính. Chưa có chính sách cụ thể để phát triển thị trường.
Cụ thể là:
+ Chỉ nhờ vào website công ty và website www.alibaba.com, nhưng doanh số
không hề giảm, ngược lại tăng theo từng năm.
+ Chỉ mới tham gia quảng bá sản phẩm ở hội chợ ngành nhựa tại Thái Lan và
Dubai, hầu như không có kế hoạch tham gia hội chợ hàng năm.


14


+ Không có chính sách Marketing cụ thể và cũng không có ngân sách cụ thể
cho vấn đề này. Vì chưa có chính sách phát triển thị trường nên khách hàng tự tìm đến
là chính. Thị trường của khách hàng trung thành bao phủ bao nhiêu nước thì DN xuất
khẩu bấy nhiêu.
DN dự định trong tương lai sẽ mở rộng thâm nhập thêm các nước khác trên thị
trường theo khu vực sẵn có, nhưng vẫn chưa có kế hoạch triển khai cụ thể. Một phần
do đã vượt quá 30% công suất của nhà máy dù DN mới mở rộng thêm một nhà máy ở
khu công nghiệp Long An với năng suất 100 tấn SP/ tháng.
2.1.9. Đối thủ cạnh tranh
Hiện tại có một số doanh nghiệp trong nước đang hoạt động trong cùng lĩnh
vực như Hoàng Gia Nam Việt, Aroma, Kiến Tâm…và một số doanh nghiệp nước
ngoài của Nhật, Đức…
Phân khúc thị trường sản phẩm cao cấp: có các doanh nghiệp nước ngoài,
Aroma
Phân khúc thị trường sản phẩm trung cấp: Nhựa 04, Hoàng Gia Nam Việt…
Phân khúc thị trường sản phẩm bình dân, giá rẻ: Kiến Tâm…
2.1.10. Ma trận SWOT
Opportunities- Cơ

S

hội
1. SP nhựa gỗ thích 1. SP nhựa gỗ còn
hợp thay thế gỗ tự mới lạ đối với Việt
Nam nên đòi hỏi có

nhiên.


W

2. Chính sách giới thêm

nhiều

hoạt

hạn và kiểm soát gắt động Marketing.
gao việc nhập khẩu 2. Nhà nước chưa
gỗ của nhiều nước.

O

Threats- Đe dọa

có chính sách rõ

3. Việt Nam gia nhập ràng đối với các
vào WTO, mở rộng công trình xây dựng


hội

tìm

khách hàng mới.
15


kiếm phao nổi; Nhà nước
bảo hộ trong nước


×