Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN _ CHI NHÁNH BIÊN HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (641.49 KB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ


NGUYỄN QUANG MINH

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ
CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN _
CHI NHÁNH BIÊN HÒA

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG DẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHÓ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

NGUYỄN QUANG MINH

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ
CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN _
CHI NHÁNH BIÊN HÒA


Ngành: Quản trị kinh doanh tổng hợp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: NGUYỄN VIẾT SẢN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, Trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH TÌNH
HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN _ CHI NHÁNH BIÊN HÒA”, tác giả NGUYỄN
QUANG MINH, sinh viên khóa 33, ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày__________________________

Giáo Viên Hướng Dẫn

Nguyễn Viết Sản
Ngày…tháng…năm 2011

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày…tháng…năm 2011

Ngày…tháng…năm 2011



LỜI CẢM ƠN
Tự đáy lòng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ba mẹ tôi, người đã có công
sinh thành, nuôi dưỡng và giáo dục tôi nên người và luôn dõi theo từng bước chân tôi
trên con đường học vấn.
Bên cạnh đó, trong suốt quá trình học tập tại trường và thực hiện luận văn tốt
nghiệp, tôi đã nhận được sự dạy dỗ tận tình của quý thầy cô, sự chỉ bảo, giúp đỡ của
các anh chị thuộc các phòng ban của NHNo&PTNT Chi nhánh Biên Hòa, sự quan tâm
của bạn bè xung quanh.
Cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
-

Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.

-

Ban chủ nhiệm, quý thầy cô khoa Kinh tế đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt

những kiến thức quý báu về đạo đức, lối sống và đặc biệt về kiến thức chuyên ngành
cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
-

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy: Nguyễn Viết Sản – người đã tận tình

hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài.
-

Xin chân thành gửi cảm ơn sâu sắc đến các anh chị Phòng Tín Dụng của Ngân

Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Biên Hòa đã hết lòng tạo

điều kiện giúp đỡ động viên và góp ý cho để cho tôi hoàn thành khóa luận này.
-

Cảm ơn những người bạn đã luôn ở bên tôi để chia sẻ những niềm vui nỗi

buồn trong suốt những năm tháng đại học và nhất là trong suốt thời gian thực hiện đề
tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Đồng Nai, ngày …. /06/2011
Sinh viên
Nguyễn Quang Minh


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN QUANG MINH. Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm - Thành Phố
Hồ Chí Minh, Tháng 7 Năm 2011 “ Phân Tích Tình Hình Huy Động Vốn Và Cho Vay
Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn_ Chi Nhánh Biên Hòa”
NGUYEN QUANG MINH, faculty of economics. Nong lam university- Ho Chi
Minh city. July 2011. “ Analyzing The Situasion Of Raising And Landing Capital
Of Bank Agriculture and Rural Development Bien Hoa Agency ”
Trong tình hình hiện nay các Ngân hàng đang vượt rào chạy đua lãi suất tiền
gửi nhằm tìm mọi cách để huy động vốn và thu hút những nguồn tiền nhàn rỗi của dân
cư, các tổ chức và giảm dần việc cho vay.
Với tình hình biến động lãi suất như hiện nay tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “
Phân Tích Tình Hình Huy Động Vốn Và Cho Vay Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và
Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Biên Hòa ” để tìm hiểu tình hình huy động vốn và
cho vay, rủi ro tín dụng của Ngân hàng qua các năm 2008,2009, 2010.
Quá trình nghiên cứu đã sử dụng số liệu của Ngân Hàng, lấy thông tin từ sách,
báo, internet…
Từ những kết quả nghiên cứu được rút ra những kết luận và đề xuất một số giải

pháp cho Ngân hàng.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................2
1.2.3 Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................2
1.2.4 Cấu trúc luận văn.............................................................................................2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................4
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT VN ..........................................4
2.1.1 Giới thiệu chung về NHNo&PTNT VN .........................................................4
2.1.2 Lịch sử hình thành và các mốc thời gian quan trọng ......................................5
2.1.3 Chiến lược .......................................................................................................7
2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Chi Nhánh Biên Hòa .............7
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển...................................................................7
2.2.2 Hoạt động chủ yếu của NHNN&PTNT Chi nhánh Biên Hòa ........................8
2.2.3 Sơ đồ tổ chức .................................................................................................10
2.2.4 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban .............................................................11
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................13
3.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................................13
3.1.1 Khái niệm về tín dụng ...................................................................................13
v



3.1.2 Bản chất của tín dụng ....................................................................................13
3.1.3 Vai trò của tín dụng .......................................................................................14
3.1.4 Các hình thức tín dụng ngân hàng.................................................................15
3.1.5 Lãi suất tín dụng ............................................................................................18
3.1.6 Các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng ..........................................................18
3.1.7 Rủi ro tín dụng...............................................................................................19
3.1.8 Các chỉ tiêu sử dụng ......................................................................................20
3.2 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................21
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu: .......................................................................21
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu:............................................................................21
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu: .....................................................................21
CHƯƠNG 4 KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................23
4.1. Đánh giá hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Chi nhánh Biên Hòa ............23
4.2 Phân tích tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh Biên Hòa. .........23
4.2.1 Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua các năm,2009, 2010 ................25
4.2.2 Cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh ................................................................26
4.2.3 Phân tích nguồn vốn tự huy động .................................................................28
4.2.4 Lãi suất huy động ..........................................................................................31
4.2.5 Các biện pháp tăng cường huy động vốn cuả Chi nhánh Biên Hòa .............32
4.3 Phân Tích Hoạt động cho vay .................................................................................34
4.3.1 Phân tích doanh số cho vay. ..........................................................................34
4.3.2 Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế ....................................35
4.3.3 Lãi suất cho vay bình quân của NHNo&PTNT Chi nhánh Biên Hòa ..........37
4.3.4 Nhận định về hoạt động cho vay ...................................................................37
4.4 Phân tích rủi ro tín dụng của hoạt động cho vay .....................................................38
4.4.1 Tình hình dư nợ qua các năm ........................................................................38

vi



4.4.2 Tình hình nợ quá hạn qua các năm ...............................................................41
4.4.3 Phân tích dư nợ trên tổng nguồn vốn ............................................................42
4.4.4 Phân tích tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ ...................................................43
4.4.5 Khả năng thu hồi nợ quá hạn. .......................................................................44
4.4.6 Các biện pháp đảm bảo tín dụng mà Chi nhánh thực hiện trong hai năm
2009, 2010. .............................................................................................................45
4.5 Phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Chi Nhánh Biên Hòa ..........46
4.5.1 Rủi ro từ môi trường .....................................................................................46
4.5.2 Rủi ro từ khách hàng .....................................................................................48
4.5.3 Rủi ro từ nội bộ .............................................................................................49
4.5.4 Các biện pháp kiểm soát rủi ro mà Chi nhánh đã áp dụng............................51
4.6 Dự phòng rủi ro tín dụng .........................................................................................53
4.6.1 Phân loại các nhóm nợ ..................................................................................53
4.6.2 Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể .....................................................................54
4.7 Một số giải pháp ......................................................................................................55
4.7.1 Giải pháp về hoạt động huy động vốn ..........................................................55
4.7.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho vay ..................56
4.7.3 Giải pháp về phát triển mạng lưới .................................................................58
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................60
5.1 Kết luận....................................................................................................................60
5.2 Kiến nghị .................................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................63

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AGRIBANK


VIETNAM BANK FOR AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT_

Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
ATM

Máy rút tiền tự động

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CBVC

Cán bộ viên chức

DV

Dịch vụ

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHNo&PTNT

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn


NHNo&PTNT VN

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam

NHTM

Ngân hàng thương mại

NQH

Nợ quá hạn

PGD

Phòng giao dịch

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TTQT

Thanh toán quốc tế

UNDP

Chương trình phát triển của liên hiệp quốc

XLRR


Xử lý rủi ro

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 4.1 Tình Hình Hoạt Động Của NHNo&PTNT Chi nhánh Biên Hòa. .................23
Bảng 4.2 Tình Hình Huy Động Vốn Qua Các Năm 2009, 2010 ...................................25
Bảng 4.3 Cơ Cấu Vốn Huy Động ..................................................................................27
Bảng 4.4 Tình Hình Vốn Huy Động Theo Thành Phần Kinh Tế. .................................28
Bảng 4.5 Tình Hình Vốn Huy Động Theo Loại Nguồn Vốn ........................................30
Bảng 4.6 Lãi Suất Tiền Gửi Bình Quân Của NHNo&PTNT_Chi Nhánh Biên Hòa ....31
Bảng 4.7 Doanh số cho vay năm 2009, 2010. ..............................................................34
Bảng 4.8 Doanh Số Cho Vay Theo Thành Phần Kinh Tế ............................................35
Bảng 4.9 Lãi Suất Cho Vay Bình Quân Của NHNo&PTNT Chi nhánh Biên Hòa. .....37
Bảng 4.10 Tình Hình Dư Nợ Theo thời hạn vay ...........................................................38
Bảng 4.11 Tình Hình Dư Nợ Theo Thành Phần Kinh Tế .............................................40
Bảng 4.12 Tình Hình Nợ Quá Hạn Theo Thời Hạn Vay ..............................................41
Bảng 4.13 Tình Hình Nợ Quá Hạn Theo Thành Phần Kinh Tế ....................................42
Bảng 4.14 Dư Nợ Cho Vay Trên Tổng Nguồn Vốn. ....................................................43
Bảng 4.15 Nợ Quá Hạn Trên Tổng Dư Nợ ...................................................................43
Bảng 4.16 Tình Hình Nợ Quá Hạn. ...............................................................................44
Bảng 4.17 Tình Hình Đảm Bảo Tín Dụng Trong Hai Năm 2009, 2010. ......................45

ix



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Của NHNo&PTNT Chi Nhánh Biên Hòa .............10
Hình 4.1. Biểu Đồ Tình Hình Huy Động Vốn Qua Các Năm .......................................25
Hình 4.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Vốn Huy Động ...................................................................27
Hình 4.3. Biểu Đồ Tình Hình Vốn Tự Huy Động Theo Thành Phần Kinh Tế. ............28
Hình 4.4. Biểu Đồ Tình Hình Vốn Tự Huy Động Theo Loại Nguồn Vốn ...................30
Hình 4.5. Biểu Đồ Doanh Số Cho Vay Qua Các Năm 2008,2009,2010.......................34
Hình 4.6. Biểu Đồ Cho Vay Theo Thành Phần Kinh Tế...............................................36
Hình 4.7. Biểu Đồ Tình Hình Dư Nợ Theo thời hạn vay ..............................................39
Hình 4.8. Biểu Đồ Tình Hình Dư Nợ Theo Thành Phần Kinh Tế ................................40
Hình 4.9. Cơ Cấu Thu Hồi Nợ Quá Hạn Của Chi Nhánh. ............................................44

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã trải qua nhiều thăng trầm, cũng
như những phát triển vượt bậc, hết lạm phát, thị trường chứng khoán suy giảm nghiêm
trọng nay lại chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới tổi tệ nhất trong
nhiều thập kỷ qua, nó đã ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nền kinh tế nước ta nói
chung và các doanh nghiệp nói riêng về mặt sản suất, xuất khẩu, vốn và lãi suất cũng
như các chi phí đầu vào để doanh nghiệp tồn tại, hoạt động và phát triển. Cũng như
các doanh nghiệp sản suất và kinh doanh khác,các Ngân hàng nói chung và Ngân hàng
Nhà Nước nói riêng cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình hoạt động và kinh
doanh.
Trong điều kiện nền kinh tế đầy biến động hiện nay nhiều thử thách đặt ra cho

các Ngân hàng thương mại nước ta trong đó có Ngân hàng NHNo&PTNT đòi hỏi các
Ngân hàng ngày càng phải đổi mới và phát triển để thể hiện vai trò trợ giúp các doanh
nghiệp và các cá nhân trong hoạt động sản suất kinh doanh, dich vụ… từ đó quan hệ
giữa hoạt động tín dụng của Ngân hàng và các doanh nghiệp không những là yêu cầu
khách quan mà còn là sự cần thiết bảo đảm liên tục quá trình sản suất kinh doanh.
Bên cạnh việc huy động vốn thì việc cho vay cũng đóng vai trò quan trọng góp
phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Từ nguồn vốn vay của Ngân hàng thì mọi người
sẽ có vốn để đầu tư, xây dựng mới, phát triển hàng hóa – dịch vụ để tạo ra của cải, vật
chất và tạo ra công ăn việc làm cho xã hội.
NHNo&PTNT là một trong những Ngân hàng lớn nhất hiện nay với tổng tài
sản và lợi nhuận cao nhất trong toàn hệ thống các Ngân hàng thương mại của Việt
Nam. Trong những năm gần đây Ngân hàng đã không ngừng nâng cao mức lãi suất


huy động vốn để thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi của các cá nhân và các tổ chức
kinh tế.
Để tìm hiểu hoạt động huy động vốn và cho vay của NHNo&PTNT Chi nhánh
Biên Hòa, được sự đồng ý của Khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm, của giáo
viên hướng dẫn tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Phân tích tình hình huy động vốn và
cho vay của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Biên Hòa”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hoạt động huy động vốn và cho vay của Ngân hàng Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Biên Hòa từ đó đề xuất những giải pháp, nhằm nâng
cao hoạt động huy động vốn và hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích kết quả kinh doanh.
- Phân tích hoạt động huy động vốn.
- Phân tích hoạt động cho vay.
- Phân tích rủi ro tín dụng của hoạt động cho vay.

- Đưa ra một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.
1.2.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Do lĩnh vực hoạt động của NHNo&PTNT Chi nhánh Biên
Hòa rất phong phú và đa dạng nên tôi chỉ lấy được những số liệu về hoạt động huy
động vốn và cho vay của NHNo&PTNT Chi nhánh Biên Hòa trong 2 năm 2009, 2010
thông qua thông tin thu thập được từ các phòng ban.
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 25/03/2011 đến ngày 25/05/2011.
1.2.4. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Mở đầu
Chương này nêu lên sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu và phạm vi
nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan
Chương này nêu ra các tài liệu tham khảo và giới thiệu khái quát về
NHNo&PTNT Chi nhánh Biên Hòa: lịch sử hình thành và phát triển, các thành tích và
sự ghi nhận, chiến lược phát triển, bộ máy tổ chức của Ngân hàng.
2


Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương này nêu lên một số lý thuyết, khái niệm liên quan đến tín dụng Ngân
hànga, các hình thức cho vay, các nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng và phương pháp
phân tích để đưa ra kết quả nghiên cứu. Nội dung chương này giúp người đọc hiểu rõ
hơn những vấn đề được trình bày trong khóa luận.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Chương này phân tích sơ lược về kết quả hoạt động kinh doanh của
NHNo&PTNT Chi nhánh Biên Hòa, phân tích tình hình huy động vốn và cho vay của
Chi nhánh năm 2009 và năm 2010, phân tích tình hình rủi ro tín dụng và những khoản
dự phòng rủi ro tín dụng.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Đưa ra một số nhận xét về tình hình huy động vốn và cho vay của Ngân hàng

trong các năm ,2009, 2010 và một số nhận xét về tình hình biến động của lãi suất huy
động và tình hình cho vay trong năm 2011.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT VN
2.1.1. Giới thiệu chung về NHNo&PTNT VN
Tên ngân hàng: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn Việt Nam

Tên giao dịch: Agribank
Tên tiếng anh: VIETNAM BANK FOR AGRICULTURE AND RURAL
DEVELOPMENT

Logo:

Điện thoại: (+84 4) 3831 3694
Fax: (+84 4) 3831 3717 - 3831 3719
Email:
Web :www.agribank.com.vn
Trụ sở chính: Số 2 Láng Hạ, Quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (tên giao dịch
quốc tế là vietnam bank for agriculture and rural development, viết tắt là agribank) là
Ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam tính theo tổng khối lượng tài sản, thuộc loại
doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt. theo báo cáo của UNDP năm 2007, agribank
cũng là doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam được thành lập theo quyết định số53/HĐBT
ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay Ngân

hàng NHNo&PTNTVN - Agribank là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ
đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp,
nông dân, nông thôn


Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ
nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến tháng 12/2009, vị
thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện:
- Tổng nguồn vốn 434.331 tỷ đồng.
- Vốn tự có: 22.176 tỷ đồng.
- Tổng tài sản 470.000 tỷ đồng.
- Tổng dư nợ 354.112 tỷ đồng.
- Mạng lưới hoạt động: 2300 Chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc.
- Nhân sự: 35.135 cán bộ.
Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ Ngân hàng
phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ
Ngân hàng tiên tiến. Agribank là Ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa
hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ.
Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện Hiện nay Agribank đang có 10 triệu khách
hàng là hộ sản xuất, 30.000 khách hàng là doanh nghiệp.
Agribank hiện là Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á
Thái Bình Dương (APRACA), là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế
(CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA); đã đăng cai tổ chức nhiều hội nghị
quốc tế lớn như Hội nghị FAO năm 1991, Hội nghị APRACA năm 1996 và năm 2004,
Hội nghị tín dụng nông nghiệp quốc tế CICA năm 2001, Hội nghị APRACA về thuỷ
sản năm 2002.
Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, Agribank vẫn được các tổ chức quốc
tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát
triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB)… tin tưởng giao phó triển khai
136 dự án với tổng số vốn tiếp nhận đạt trên 4,2 tỷ USD, số giải ngân hơn 2,3 tỷ USD.

2.1.2. Lịch sử hình thành và các mốc thời gian quan trọng
Trụ sở chính của Agribank sẽ chuyển từ địa chỉ số 2 Láng Hạ, quận Ba Đình
đến địa chỉ Lô 2B.XV, khu đô thị mới Mỹ Đình I, huyện Từ Liêm, Hà Nội
Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo
Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về

5


việc thành lập các Ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông
nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông
nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.
Đến cuối năm 2005, vốn tự có của NHNo&PTNT VN đạt 7.702tỷ VND, tổng
tài sản có trên 190 ngàn tỷ , hơn 2000 chi nhánh trên toàn quốc và 29.492 cán bộ nhân
viên (chiếm 40% tổng số CBCNV toàn hệ thống Ngân hàng Việt Nam), ứng dụng
công nghệ hiện đại, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng hoàn hảo…...Đến
nay, tổng số Dự án nước ngoài mà NHNo&PTNT VN tiếp nhận và triển khai là 68 dự
án với tổng số vốn 2.486 triệu USD, trong đó giải ngân qua NHNo là 1,5 tỷ USD. Hiện
nay NHNo&PTNT VN đã có quan hệ đại lý với 932 Ngân hàng đại lý tại 112 quốc gia
và vùng lãnh thổ, là thành viên của nhiều tổ chức, hiệp hội tín dụng có uy tín lớn.
Năm 2009 Agribank chú trọng giới thiệu và phát triển các sản phẩm, dịch vụ
Ngân hàng tiện ích tiên tiến, điển hình là các dịch vụ Mobile Banking như: SMS
Banking, VnTopup, ATransfer, Apaybill, VnMart;

kết nối thanh toán với Kho bạc,

Hải quan trong việc phối hợp thu ngân sách; phát hành được trên 4 triệu thẻ các loại.
Agribank vinh dự được đón Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tới thăm và làm việc

vào đúng dịp kỷ niệm 21 năm ngày thành lập (26/3/1988 - 26/3/2009); vinh dự được
Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngành Ngân hàng, nhiều tổ chức uy tín trên thế giới trao
tặng các bằng khen cùng nhiều phần thưởng cao quý: TOP 10 giải SAO VÀNG ĐẤT
VIỆT, TOP 10 Thương hiệu Việt Nam uy tín nhất, danh hiệu “DOANH NGHIỆP
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” do Bộ Công thương công nhận, TOP 10 Doanh nghiệp
Việt Nam theo xếp hạng của VNR500.
Năm 2010 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Quyết định số
214/QĐ-NHNN chuyển đổi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam (Agribank) thành Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên do Nhà nước
làm

chủ

sở

hữu.

Vốn

điều

lệ

của

Agribank



20.708,7


tỷ

đồng.

Sau khi chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên, Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam kế thừa các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp và xử

6


các vấn đề tồn tại, phát sinh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam trước khi chuyển đổi.
2.1.3. Chiến lược
Năm 2010 và những năm tiếp theo, Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp
tục giữ vững, phát huy vai trò Ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư
vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông
thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “ tam nông”. Tập trung toàn hệ thống và
bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước. Duy trì tăng
trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư cho “tam nông”, trước tiên là các hộ gia
đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp
ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn,
tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt 70%/tổng dư nợ. Năm 2010, Agribank phấn đấu
đạt được các mục tiêu tăng trưởng cụ thể, đó là: so với năm 2009, nguồn vốn tăng từ
22%-25%; tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 70%/tổng dư nợ; nợ xấu dưới 5%;
tỷ lệ thu ngoài tín dụng tăng 20%; lợi nhuận tăng 10%; hệ số an toàn vốn (CAR) theo
chuẩn quốc tế.
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Chi Nhánh Biên Hòa
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Trụ sở chính : 1A, QL 1, Phường Bình Đa, Tp Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Biên Hòa được thành
lập theo QĐ số 430/QĐ/HĐQT – TCCB ngày 07/1/2001 và QĐ số 145/Đ/HĐQT –
TCCB ngày 27/4/2004 của chủ tịch HĐQT Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Biên Hòa được
chính thức đi vào hoạt động từ tháng 09/2004 trên cơ sở nâng cấp Chi nhánh cấp 3 –
tam hòa trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Đồng Nai.
Hiện nay Chi nhánh đã mở rộng mạng lưới hoạt động bằng cách thành lập các
phòng giao dịch (PGD) rải rác tại nhiều địa điểm khác nhau ở các quận huyện trong
thành phố gồm :


Tháng 07/2008 thành lập Phòng Giao Dịch Long Bình

KCN ATEX, Bùi Văn Hòa, KP 6, P. Long bình, Tp Biên Hòa , Đồng Nai
7


ĐT: (061) 3891308-2247195
Fax: (061) 3839372


Tháng 09/2008 thành lập Phòng Giao Dịch Thống Nhất

Số R 118, Võ Thị Sáu, KP 7, p. Thống nhất, Tp Biên Hòa, Đồng Nai
Đt: (061) 3918028-3918029
Fax: (061) 3918028


Tháng 03/2009 thành lập Phòng Giao Dịch An Phước


Số 18, KP 2, QL 51 ấp 7, Xã An Phước, Huyện Long Thành, Đồng Nai
Đt: (061) 3510108
Fax: (061) 3510107
2.2.2. Hoạt động chủ yếu của NHNN&PTNT Chi nhánh Biên Hòa
 Huy động vốn:
Khách hàng mở tài khoản trong hệ thống Agribank có thể rút tiền tại tất cả các
chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. ( Trên 2.200 chi nhánh phòng giao
dịch).
Nhận tiền gửi của các tổ chức cá nhân bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ (USD,
EUR) với các hình thức:
a.

b.

Đối với tổ chức


Tiền gửi thanh toán



Tiền gửi có kỳ hạn

Đối với cá nhân


Tiết kiệm không kỳ hạn




Tiết kiệm có kỳ hạn: Trả lãi trước, trả lãi hàng tháng và trả lãi sau



Tiết kiệm dự thưởng



Tiết kiệm hưởng lãi bậc thang lũy tiến theo số dư tiền gửi và theo thời

gian gửi


Kỳ phiếu ngắn hạn



Trái phiếu chứng chỉ tiền gửi dài hạn



Tiết kiệm đảm bảo giá trị theo vàng

8


 Tín dụng
Cho vay đối với các hộ gia đình , cá nhân, các doanh nghiệp và pháp nhân có
đủ điều kiện vay vốn theo quy định.



Cho vay ngắn hạn ( thời gian cho vay tối đa là 12 tháng): Phục vụ nhu

cầu vay vốn lưu động phục vụ sản suất kinh doanh, dịch vụ…theo phương thức cho
vay từng lần hoặc hạn mức tín dụng.


Cho vay trung, dài hạn ( thời gian cho vay trên 12 tháng): Phục vụ nhu

cầu đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh: Xây dựng nhà xưởng, mua sắm
máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…


Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu.



Cho vay phục vụ các nhu cầu đời sống.

a. Mua bán ngoại tệ : Mua bán ngoại tệ tự do chuyên đổi dưới các hình thức:


Giao ngay



Kỳ hạn




Hoán đổi

b. Thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế
a.

Thanh toán trong nước



Chuyển tiền trong nước: Chuyển tiền điện tử, chuyển tiền liên Ngân

hàng…


Chi trả kiều hối (Western Union).



Chuyển tiền từ nước ngoài về



Thực hiện thanh toán các loại thẻ : Thẻ thanh toán, thẻ ghi nợ, thẻ tín

dụng và các loại thẻ khác, thanh toán qua máy rút tiền tự động ATM.
b.

Thanh toán quốc tế:




Chuyển tiền bằng điện



Nhờ thu nhập khẩu



Nhờ thu xuất khẩu



Thư tín dụng nhập khẩu



Thư tín dụng xuất khẩu

9


c.

Bảo lãnh: Thực hiện các loại bảo lãnh trong nước và quốc tế với thủ tục

nhanh gọn và mức phí hợp lý



Bảo lãnh vay vốn



Bảo lãnh thanh toán và hoàn thanh toán



Bảo lãnh dự thầu



Bảo lãnh thực hiện hợp đồng



Các loại bảo lãnh khác

d.

Các dịch vụ Ngân hàng khác



Thực hiện thu chi tiền mặt cho tất cả các khách hàng tại các điểm giao



Thu tiền tại gia tại các điểm bán hàng, kiểm đếm, thu hộ tiền mặt…




Chi trả hộ lương cho CBCNV.

dịch

2.2.3. Sơ đồ tổ chức
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Của NHNN&PTNT Chi Nhánh Biên Hòa

Nguồn : NHNo&PTNT _Chi nhánh Biên Hòa

10


2.2.4. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
a) Phòng kế toán ngân quỹ
Tổ chức hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác thanh toán trong và ngoài
nước. Lập và phân tích báo cáo tài chính. Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và
định mức tồn quỹ theo quy định.
Xây dựng kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, thực hiện
các chi tiêu bội bộ ( quỹ tiền lương) đối với NHNo&PTNT Chi nhánh Biên Hòa
Xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạch toán kế toán
b) Phòng hành chính nhân sự
Nhiệm vụ tổ chức cán bộ quản lý toàn bộ hoạt động có liên quan đến cán bộ
công nhân viên như đề xuất cử cán bộ công nhân viên đi công tác, học tập trong nước,
nước ngoài…
Để hoàn thiện lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của nhà nước, tuyển dụng
nhiệm vụ hành chính quản trị (thực hiện công tác hành chính) thực hiện công tác tuyên
truyền, quảng cáo tiếp thị theoo chỉ đạo của ban ngành.
c) Phòng kế hoạch tài chính

Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn. cân đối nguồn vốn
và sử dụng vốn, điều hòa vốn kinh doanh
Phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách
hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng sản suất, chế biến ,tiêu thụ xuất khẩu.
Thầm định dự án, hoàn thiện hồ sơ trình Ngân hàng cấp trên theo phân cấp ủy
quyền, tiếp nhận thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước hoặc
nước ngoài. Nghiên cứu đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại
địa phương.
Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề
xuất hướng khắc phục, xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược khách hàng tại địa
phương.
Thanh toán quốc tế, tiếp thị huy động vốn.
d) Tổ chức kiểm tra nội bộ
Là bộ phận chủ yếu kiểm tra thực hiện công tác kiểm tra kiểm soát tất cả các
mặt nghiệp vụ trong nội bộ NHNo&PTNT Chi nhánh Biên Hòa
11


e) Chức năng của 3 phòng giao dịch.
Các phòng giao dịch của Chi nhánh thực hiện các nhiệm vụ của hội sở. Nói
chung đầy đủ chức năng của một Ngân hàng như: cho vay, huy động vốn, chuyển tiền,
thanh toán tiền ngoại hối.
Đối với phòng giao dịch thì hạn mức cho vay được quy định như sau: đối với
doanh nghiệp < 1 tỷ đồng, đối với hộ gia đình thì < 500 triệu đồng; nếu số tiền lớn
hơn hạn mức chi vay thì phải trình lên hội sở (Chi nhánh NHNo&PTNT Biên Hòa).
Đối với việc huy động vốn của 3 phòng giao dịch thì không hạn chế huy động
được càng nhiều thì càng tốt.

12



CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm về tín dụng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế của nền kinh tế hàng hóa, nó phản ánh mối
quan hệ kinh tế giữa người sở hữu với người sử dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi
trong kinh tế theo nguyên tắc hoàn trả vốn gốc và lợi tức khi đáo hạn.
3.1.2. Bản chất của tín dụng
Bản chất của tín dụng được thể hiện trong quá trình hoạt động của tín dụng và
mối quan hệ của nó đối với quá trình phát triển xã hội. Mối quan hệ này được thể hiện
thông qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn phân phối vốn tín dụng dưới hình thức cho vay. Nội dung của giai
đoạn này là vốn tiền tệ hoặc vật tư hàng hóa được chuyển nhượng từ người cho vay
đến người đi vay thông qua hợp đồng được ký kết theo nguyên tắc thỏa thuận giữa hai
bên, dựa trên cung cầu của vốn cho vay.
Giai đoạn sử dụng vốn vay trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ở giai đoạn này
vốn vay có thể được sử dụng trực tiếp hoặc sử dụng vào việc mua vật tư hàng hóa để
thỏa mãn nhu cầu sản xuất, kinh doanh hay tiêu dùng của người đi vay.
Giai đoạn hoàn trả vốn tín dụng là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của
vốn tín dụng, đồng thời cũng là giai đoạn hoàn thành một chu kỳ hoạt động sản xuất
kinh doanh để trở về hình thái tiền tệ vốn tín dụng ban đầu của nó mà người đi vay
hoàn trả cho người cho vay. Hơn nữa sự hoàn trả của tín dụng là quá trình trở về với tư
cách là lượng giá trị vốn tín dụng được vận động. Do đó sự hoàn trả không chỉ luôn
phải bảo toàn về mặt giá trị mà còn có phần tăng thêm dưới hình thức lãi suất.


Tóm lại, bản chất của tín dụng được thể hiện là hình thức vận động của vốn tiền
tệ trong xã hội theo nguyên tắc có hoàn trả nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh doanh,

tăng trưởng kinh tế.
3.1.3. Vai trò của tín dụng
a. Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất liên tục đồng thời góp
phần đầu tư phát triển kinh tế
Thừa thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảy ra ở các doanh nghiệp, việc phân
phối vốn tín dụng đã góp phần điều hòa vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện
cho quá trình sản xuất được liên tục.
Ngoài ra tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, nó là động lực kích
thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển.
Trong nền sản xuất hàng hóa, tín dụng là một trong những nguồn hình thành vốn cố
định và vốn lưu động cho doanh nghiệp. Vì vậy tín dụng động viên hàng hóa đi vào
sản xuất, thúc đẩy ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiến bộ vào trong quá trình sản xuất.
b. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển
Hoạt động của các trung gian tài chính là tập trung vốn tiền tệ tạm thời nhàn
rỗi, mà vốn này nằm phân tán khắp mọi nơi, trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế
và từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
c. Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và các
ngành kinh tế mũi nhọn
Trong điều kiện nước ta, nông nghiệp là ngành sản xuất đáp ứng nhu cầu cần
thiết cho xã hội đang trong quá trình Công nghiệp hóa và là ngành chịu ảnh hưởng
nhiều nhất của nước ta hiện nay, trong giai đoạn trước mắt Nhà nước phải tập trung
phát triển nông nghiệp để giải quyết những nhu cầu tối thiểu của xã hội đồng thời tạo
điều kiện để phát triển các ngành kinh tế khác.
Bên cạnh đó Nhà nước còn tập trung tín dụng để tài trợ cho các ngành kinh tế
mũi nhọn, mà phát triển các ngành này sẽ tạo cơ sở và lôi cuốn các ngành kinh tế khác
phát triển như sản xuất hàng xuất khẩu, khai thác dầu khí.

14



×