Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KUMBA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.6 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

NGUYỄN ĐÌNH TRƯỜNG

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT
CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN KUMBA

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011
i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

NGUYỄN ĐÌNH TRƯỜNG

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT
CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN KUMBA

Ngành:Kế Toán

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Người hướng dẫn: THS. BÙI XUÂN NHÃ

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011
i


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “HOÀN THIỆN HỆ THỐNG
KIẾM SOÁT CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KUMBA” do Nguyễn
Đình Trường, sinh viên khóa 33, ngành kế toán, đã bảo vệ thành công trước hội đồng
vào ngày

BÙI XUÂN NHÃ
Người hướng dẫn

Ngày ….tháng….năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

năm

Ngày tháng
iii


năm


LỜI CẢM TẠ
Sau thời gian thực tập, nay em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Để có được
kết quả đó là nhờ có sự giúp đỡ và động viên của rất nhiều người.Trước hết, con cảm
ơn Cha mẹ và gia đình đã dày công sinh thành, nuôi dưỡng con khôn lớn như ngày
hôm nay.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám Hiệu, tất cả các thầy cô Khoa Kinh
Tế trường Đại Học Nông Lâm đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báo. Đặc biệt
em xin cảm ơn Thầy Bùi Xuân Nhã đã tận tình hướng dẫn, góp ý để đề tài của em
được hoàn chỉnh hơn.
Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban giám đốc cùng toàn thể cô chú, anh
chị trong công ty Cổ Phần KumBa, đặc biệt anh chị trong Phòng kế toán đã tận tình
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập tại công ty.
Cám ơn tất cả những người bạn đã luôn bên cạnh động viên, an ủi tôi những lúc
gặp khó khăn, cám ơn các bạn cùng lớp đã cùng mình trãi qua một thời sinh viên
không bao giờ quên được.
Cuối cùng, em xin kính chúc Quý Thầy Cô, Ban Giám Đốc cùng toàn thể nhân
viên công ty Cổ Phần KumBa dồi dào sức khỏe, nhiều may mắn và thành đạt.
Sinh viên
Nguyễn Đình Trường

iv


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN ĐÌNH TRƯỜNG. Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh. Tháng 01 năm 2011. “Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Chi

Phí Sản Xuất Tại Công Ty Cổ Phần KUMBA”.
NGUYỄN ĐÌNH TRƯỜNG, July 2011. “Improving Producing Cost Control
System At KumBa Corporation”.
Khoá luận tìm hiểu về công ty Cổ Phần KUMBA với các nội dung chính:
+ Công tác về kế toán quản trị chi phí tại doanh nghiệp.
- Nhu cầu thông tin kiểm soát chi phí sản xuất.
- Thực trạng kiểm soát chi phí sản xuất tại doanh nghiệp.
- Phân tích hệ thống và tình hình sản xuất tại doanh nghiệp.
- Những ưu nhược điểm của hệ thống kiểm soát chi phí.
-Giải pháp hoàn thiện cho hệ thống kiểm soát chi phí.

v


MỤC LỤC
Trang

MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ix

DANH MỤC CÁC BẢNG

x

DANH MỤC CÁC HÌNH

xi

DANH MỤC PHỤ LỤC


xii

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

1

1.1.Sự Cần Thiết Đề Tài

1

1.2.Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3.Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

3

1.4.Cấu trúc khóa luận

3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng Quan Về Công Ty Cổ Phần KumPa

4


2.2. Quá trình thành lập và hoạt động

4

2.2.1. Lịch sử hình thành

4

2.2.2.Quá trình phát triển

5

2.3.Thuận lợi ,khó khăn và định hướng phát triển

5

2.3.1. Thuận lợi

5

2.3.2. Khó khăn

6

2.3.3.Định hướng phát triển

6

2.4. Chức năng và nhiệm vụ Công ty


6

2.4.1 Chức năng

6

2.4.2. Nhiệm vụ

6

2.5. Tổ chức bộ máy quản lý

6

2.6. Nội dung tổ chức công tác kế toán

8

2.6.1. Bộ máy kế toán

8

2.6.2. Chế độ kế toán và hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty

8

2.6.3. Chứng từ kế toán công ty sử dụng

9


v


2.6.4. Các phương pháp hạch toán Công ty sử dụng
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN

10
11

3.1. Chi phí và phân loại chi phí

11

3.1.1. Khái niệm

11

3.1.2. Phân loại chi phí

11

3.1.2.1. Phân loại chi phí theo chức năng

11

3.1.2.2. Phân loại chi phí theo cách ứng xử

14


3.1.2.3. Phân loại chi phí nhằm mục đích ra quyết định

15

3.2. Định mức chi phí

17

3.2.1. Khái niệm

17

3.2.2. Công dụng của định mức chi phí

17

3.2.3. Yêu cầu cơ bản của xây dựng định mức chi phí

17

3.2.4. Phương pháp xây dựng định mức chi phí

17

3.2.5. Định mức các khoản mục chi phí

18

3.2.5.1. Định mức CPNVLTT


18

3.2.5.2. Định mức CPNCTT

18

3.2.5.3. Định mức chi phí sản xuất chung

19

3.3. Dự toán chi phí sản xuất

20

3.3.1. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

20

3.3.2. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp

21

3.3.3. Dự toán chi phí sản xuất chung

22

3.4. Định giá sản phẩm

23


3.5. Phân tích biến động chi phí

23

3.5.1. Phân tích biến động chi phí NVLTT

23

3.5.2. Phân tích biến động chi phí NCTT

25

3.5.3. Phân tích biến động chi phí SXC

25

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

27

4.1. Đánh giá thực trạng kiểm soát chi phí tại doanh nghiệp
4.1.1. Kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
vi

27
27


4.1.2. Phân tích ảnh hưởng của yếu tố chi phí đến KQKD của DN
4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát chi phí

4.2.1. Hệ thống kiểm soát chi phí

29
30
30

4.2.1.1. Mô hình tổ chức kiểm soát

30

4.2.1.2. Mối quan hệ giữa các trung tâm trách nhiệm

31

4.2.2. Đánh giá hoạt động kiểm soát chi phí tại doanh nghiệp

34

4.2.2.1. Phân tích nhu cầu thông tin quản lý về định giá SP

34

4.2.2.2. Định giá sản phẩm đơn vị

44

4.2.2.3. Phân tích nhu cầu thông tin về dự toán CPSX

46


4.2.2.4. Phân tích những tồn tại của hệ thống KSCP

53

4.3. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi phí

68

4.3.1. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí

68

4.3.2. Xây dựng, mã hóa khoản mục CP và trung tâm trách nhiệm

70

4.3.2.1. Xây dựng các trung tâm chi phí

70

4.3.2.2. Mã hóa khoản mục CP và trung tâm trách nhiệm

71

4.3.3. Hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

72

4.3.3.1. Hoàn thiện các thủ tục KSCPNVL


72

4.3.3.2. Hoàn thiện các thủ tục KSCPNCTT

74

4.3.3.3. Hoàn thiện các thủ tục KSCPSXC

74

4.3.4. Áp dụng kế toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC)

75

4.3.4.1. Điều kiện áp dụng

75

4.3.4.2. Kế toán chi phí dựa trên hoạt động

75

4.3.5. Hoàn thiện chứng từ - sổ sách kế toán quản trị
4.3.5.1. Chứng từ kế toán
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

81
81
84


5.1.Kết luận nhận xét, đề nghị về công tác tổ chức bộ máy KT

84

5.1.1. Tình hình tổ chức trong doanh nghiệp

85

5.1.2. Tình hình tổ chức kế toán quản trị và KSCP

85

vii


5.2. Kiến nghị

85

5.2.1. Tổ chức công tác kế toán quản trị tại doanh nghiệp
TÀI LIỆU THAM KHẢO

85
87

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NVL


Nguyên vật liệu

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

KPCĐ

Kinh phí công đoàn

CP QLDN

Chi phi quản lý doanh nghiệp

DT

Doanh thu



Hoá đơn


KD

Kinh doanh

KH

Khách hàng

ĐĐH

Đơn đặt hàng

PĐH

Phiếu đặt hàng

SP

Sản phẩm

SX

Sản xuất

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TM


Tiền mặt

TK

Tài khoản

TP

Thành phẩm

TSCĐ

Tài sản cố định

KSCP

Kiểm soát chi phí

CPSXC

Chi phí sản xuất chung

CPNVLTT

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

CPNCTT

Chi phí nhân công trực tiếp


ix


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1 Bảng dự toán nguyên vật liệu trực tiếp

21

Bảng 3.2.Bảng dự toán chi phí nhân công trực tiếp

22

Bảng 3.3: Bảng dự toán chi phí sản xuất chung

23

Bảng 3.4: Thống kê NVL sử dụng kỳ kế hoạch và thực tế

24

Bảng 4.1. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

27

Bảng 4.2.Bảng xây dựng định mức NVL cho sản phẩm Đũa Đẩy DS60


36

Bảng 4.3. Định mức giá nguyên vật liệu C45 năm 2011

40

Bảng 4.4.Chi phí sản xuất cho sản phẩm Đũa đẩy DS60

44

Bảng 4.5. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2011

47

Bảng 4.6. Dự toán chi phí nguyên vật liệu năm 2011

48

Bảng 4.7. Bảng dự toán CPNCTT sản xuất sản phẩm Đũa Đẩy DS60

50

Bảng 4.8. Bảng dự toán chi phí nhân công trực tiếp năm 2011

50

Bảng 4.9. Dự toán CPNCTT cho các tổ sản xuất trong phân xưởng quý 1- 2011

51


Bảng 4.10. Dự Toán Chi Phí Sản Xuất Chung Năm 2011

52

Bảng 4.11. Phân Loại Chi Phí Theo Chức Năng

53

Bảng 4.12. Thống kê NVL sử dụng kỳ kế hoạch và thực tế

61

Bảng 4.13. Biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

62

Bảng 4.14. Biến động chi phí nhân công trực tiếp

64

Bảng 4.15. Dự Toán Chi Phí Sản Xuất Chung Năm 2010

67

Bảng 4.16. Biến động chi phí sản xuất chung năm 2011

67

Bảng 4.17. Phân loại theo cách ứng xử của chi phí


69

Bảng 4.18. Chi phí sản xuất sản phẩm RV70 và RV125

77

Bảng 4.19. Giá thành đơn vị của sản phẩm RV70 và RV125

77

Bảng 4.20. Phân bổ chi phí chung cho từng hoạt động

77

Bảng 4.21. Tỉ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung

79

Bảng 4.22. Phân bổ CPSXC cho sản phẩm

80

x


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy hành chính công ty


7

Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

8

Hình 2.3: Sơ đồ hình thức kế toán nhật ký chung

9

Hình 3.1. Sơ đồ phân loại chi phí theo chức năng

11

Hình 4.1.Mô hình quyết định giá bán tại doanh nghiệp

31

Hình 4.2.Sơ đồ mối quan hệ giữa các trung tâm trách nhiệm

32

Hình 4.3.Tổng quan về ABC

76

xi



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009 và năm 2010
Phụ lục 2. Hợp đồng mua bán thành phẩm

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết của đề tài
Nền kinh tế nươc ta ngày càng có những bước phát triển vượt bậc bằng chứng đó
là tốc độ phát triển kinh tế nhanh thu nhập đầu người luôn tăng cao và điển hình là số
doanh nghiệp đăng kí ngày càng tăng rong những năm gần đây,đất nước ta đang trong quá
trình hội nhập và phát triển, nhà nước ta đã đưa ra những chính sách về việc thành lập
doanh nghiệp ngày càng đơn giản hơn, gọn nhẹ hơn, chính vì vậy đã tạo điều kiện cho các
công ty, doanh nghiệp ngày nay thành lập rất đơn giản.Chính vì điều này đã dẫn đến một
hệ quả đó là sự canh tranh, cạnh tranh không những với các doanh nghiệp trong nước mà
với doanh nghiệp nước ngoài, những tập đoàn, công ty lớn về quy mô cũng như vốn hoạt
động.
Với vị thế trên trường quốc tế ngày càng tăng và sự hội nhập ngày càng sâu rộng
thì sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước
ngoài, vì vậy làm sao để có thể tồn tại và phát triển được trong môi trường này là một câu
hỏi lớn cho mỗi doanh nghiệp. Đó là vấn đề hết sức sống còn, đòi hỏi các doanh nghiệp
trong nước cần đề ra những biện pháp đúng đắn trong chiến lược kinh doanh, chiến lược
giá cả, để tạo uy tín cho công ty nhằm tạo lợi thế cạnh tranh.
Để tạo lợi thế cạnh tranh thì bên cạnh việc tăng chất lượng sản phẩm, xúc tiến các
chương trình quảng bá thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp, tìm các khách hàng mới
mở rộng thị trường tiêu thụ. Nhưng để tạo sức cạnh tranh của sản phẩm thì doanh nghiệp
thì điều mà doanh nghiệp có thể chủ động và thực hiện với chi phí thấp nhất là kiểm soát
chi phí sản xuất sản phẩm. Bởi vì chỉ khi kiểm soát được chi phí thì doanh nghiệp mới có

một mức chi phí sản xuất thích hợp, khi có một chi phí thích hợp thì giá bán doanh nghiệp
có thể cạnh tranh được với các đối thủ trên thì trường.Một khi đã tiết kiệm, kiểm soát
1


được chi phí thì doanh nghiệp sẽ có được những khoản chi phí hợp lý từ những khoản chi
phí này doanh nghiệp sẽ có những chiến lược dài hơi hơn trong công tác cạnh tranh trên
thị trường. Kiểm soát chi phí là công việc mà nhà quản trị cần thực hiện vì chỉ khi thực
hiện được công tác kiểm soát thì hiệu quả mang lại cho công ty rất lớn. Và cuối cùng hiệu
quả của của kiểm soát chi phí sẽ được thể hiện qua lợi nhuận cao của doanh nghiệp.
Hơn hết trong giai đoạn đầy khó khăn của nền kinh tế hiện nay, nỗi lo về chi phí
luôn tăng cao từ chi phí điện, nước, than, dầu, nguyên vật liệu luôn tăng cao thì công tác
kiểm soát chi phí ngày được đặt ra bức thiết hơn nhằm tăng cao sức cạnh tranh và tồn tại
giữa một thị trường đầy biến động. Không còn cách nào khác là doanh nghiệp phải kiểm
soát để tăng được lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh doanh.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Qua hơn bốn năm ngồi trên ghế giảng đường với những kiến thức lý thuyết được
thầy cô trang bị kĩ càng thì thời gian kiến tập này là thời gian quý báu cho chúng em có
cái nhìn tổng quan và thực tế về công tác kế toán.Chúng em có cơ hội kiểm chứng so sánh
công viêc kế toán thực tế và những lý thuyết đã học và là bước quan trọng chuẩn bị cho
chung em bước vào đợt thực tập mới và xa hơn la ra trường và đi làm.
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi phí là một quá trình trong công tác kế toán đòi
hỏi sự chính xác và cẩn thận, đây là công việc cần thiết của một kế toán , nhà quản trị.
Cung cấp những thông tin cần thiết cho việc kiểm tra rà soát chi phí . Để từ đó doanh
nghiệp đạt được mục tiêu lớn trong kết quả kinh doanh. Cho nên mục tiêu của em trong
bài báo cáo là muốn hoàn thiện được hệ thống kiểm soát chi phí. Đưa những kiến thức từ
lý thuyết kế toán nói chung và kế toán quản trị nói riêng cộng với đó là kiến thức về kiểm
toán giúp cho công ty có thể áp dụng được một phần nào để khắc phục được những điểm
yếu của hệ thống kiểm soát của doanh nghiệp để nâng cao được hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh, tăng được lợi nhuận.

Doanh nghiệp nào cũng muốn có được lợi nhuận cao nhưng việc doanh nghiệp
chưa áp dụng những lý thuyết quản trị tương đối dễ thực hiện và nhà quản trị chưa nhận
thức rỏ về kiểm soát chi phí là điều đáng nói ở đây. Từ những phân tích về điểm mạnh
2


điểm yếu và thực trạng kiểm soát tại doanh nghiệp thì em nghĩ những vấn đề của doanh
nghiệp đã thể hiện rỏ,điều quan trọng bây giờ là thể hiện vào thực tế như thế nào một đề
tài nếu chỉ nằm trên nằm trên giấy thì chỉ là lý thuyết mà thôi cho nên việc áp dụng vào
thực tiễn là một việc rất quan trọng .
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Công tác kế toán quản trị và kiểm soát chi phí tại công ty Cổ Phần KumBa.
- Không gian: tại Công Ty Cổ Phần KumBa
- Thời gian: từ 25/02/2010 đến 25/05/2011.
- Việc thu thập, phân tích, đánh giá được lấy ở năm 2008, 2009, 2010 và 2011.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Luận văn gồm 5 chương:
Chương I: Mở Đầu
Sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, cấu trúc của luận
văn.
Chương II: Tổng Quan
Giới thiệu sơ lược về công ty Cổ Phần KumPa, quá trình hình thành và phát triển,
cơ cấu bộ máy tổ chức trong công ty.
Chương III: Cơ sở lý luận
Nêu những khái niệm, phương pháp nghiên cứu.
Chương IV: Kết Quả và Thảo Luận
Đây là phần quan trọng nhất của đề tài tại đây sẽ nêu ra những phân tích đánh giá
về hệ thống kiểm soát chi phí tại doanh nghiệp. Từ những phân tích thì có thể làm rõ
những điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống kiểm soát chi phí tại doanh nghiệp từ đó có thể
đưa ra những biện pháp để hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi phí tại công ty.

Chương V: Kết Luận và Đề Nghị
Qua việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá đưa ra những nhận xét hợp lý cho công ty, phân
tích rõ ưu nhược điểm, tìm ra nguyên nhân nhằm giúp công ty nâng cao hiệu quả KD.

3


CHƯƠNG II
TỔNG QUAN
2.1. Tổng Quan Về Công Ty Cổ Phần KumPa
Tên công ty: Công ty Cổ phần Kumba.
Tên viết tắt: KUMBA CORP.
Địa chỉ: 231 Bến Chương Dương – Phường Cô Giang – Quận I, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 38369349
Fax: 38368904
Mã số thuế: 0300815606-1
Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất phụ tùng máy nông nghiệp,kinh doanh cao ốc,bất
động sản…
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất các loại Ty Bơm F5, Ống Cao Áp RV125, Van
F/TS và các phụ tùng máy động lực.
2.2. Quá trình thành lập và hoạt động
2.2.1. Lịch sử hình thành
Trước đây Công ty có tên gọi là Công ty Liên Doanh Kumba được thành lập từ
nhà máy Phụ Tùng 3 và Công ty Kum Hwa. Tổng số vốn là 2.200.000 USD, tỷ lệ gốp vốn
mỗi bên là 50%. Nhà máy Phụ Tùng 3 được thành lập vào năm 1977, chuyên sản xuất các
loại vòi phun, bơm cao áp và các phụ tùng máy nông nghiệp, các thiết bị và phụ tùng thủy
lực. Công ty Kum Hwa được thành lập năm 1976, trụ sở chính ở thành phố Ansan và một
chi nhánh tại Seoul – Nam Triều Tiên. Công ty Liên Doanh Kumba viết tắt là KUMBA
Com., LTD được thành lập theo giấy phép số: 658/GP do Uỷ ban nhà nước về hợp tác và
đầy tư (nay là Bộ kế hoạch và đầu tư) cấp ngày 06/08/1993.

Sau đó Công ty Liên Doanh Kumba chuyển nhượng vốn cho các Công ty:
4


- Tổng Công ty Máy Động Lực Và Máy Nông Nghiệp
- Công ty Cổ phần Xây Dựng Sài Gòn
- Công ty Đầu Cổ phần Đầu Tư Sài Gòn
Từ đó thành lập nên Công ty Cổ phần Kumba theo giấy chứng nhận đầu tư số
411031000004 ngày 07/07/2009
2.2.2 Quá trình phát triển
Với sự chỉ đạo của Ban Giám đốc, các sản phẩm làm ra luôn đạt chất lượng cao,
giá cả phù hợp vì thế luôn đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước. Đây là nền
móng vững chắc giúp cho Công ty phát triển không ngừng. Đó cũng là tâm điểm mà các
nhà đầu tư quan tâm nhất. Chính vì vậy, sau khi Công ty Liên Doanh Kumba giải thể
được các nhà đầu tư (là các sang lập viên) thành lập nên Công ty Cổ phần Kumba với
tổng số vốn điều lệ là 70.350.000.000 đồng.
Tỷ lệ gốp vốn của các cổ đông như sau:
- Tổng Công ty Máy Động Lực Và Máy Nông Nghiệp nắm giữ 50% cổ phần
- Công ty Cổ phần Xây Dựng Sài Gòn nắm giữ 5% cổ phần
- Công ty Cổ phần Đầu Tư Sài Gòn nắm giữ 45% cổ phần
Cùng với sự dẫn dắt của Ban Quản Lý, các nhân viên trong Công ty luôn nổ lực
sáng tạo ra những sản phẩm mới phục vụ cho nhu cầu của khách hàng làm tăng thêm thu
nhập cho doanh nghiệp. Với phương chăm “chất lượng và uy tín luôn đặt lên hàng đầu”
thì chắc hẳn trong tương lai Công ty sẽ phát triển xa hơn.
2.3. Thuận lợi và khó khăn, định hướng phát triển Công ty
2.3.1. Thuận lợi
Thuận lợi lớn nhất của Công ty là đội ngủ cán bộ, công nhân viên có kinh nghiệm
cao, được trải qua thời gian học tập lâu dài, các sản phẩm làm ra luôn đạt chất lượng cao
nên được sự tín nhiệm của khách hàng trong và ngoài nước. Bên cạnh Công ty còn áp
dụng quy trình sản xuất hiện đại, sản phẩm làm ra đáp ứng nhu cầu công nghệ mới ngày

nay. Đồng thời được sự khuyến khích sản xuất của bộ nông nghiệp giúp cho Công ty có
thêm thuận lợi hơn.
5


2.3. 2. Khó khăn
Do sản phẩm cơ khí đòi hỏi phải chính xác, yêu cầu kỹ thuật cao, vì thế mà sản
phẩm làm ra luôn bị cạnh tranh bởi các đối thủ ở các nước tiên tiến có trình độ kỹ thuật và
công nghệ cao hơn.
2.3.3. Định hướng phát triển
Trước những thuận lợi và khó khăn đó, Công ty đưa ra kế hoạch tiết kiệm chi phí,
hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng với mục đích thu hút khách hàng
và cạnh tranh trên thị trường đặc biệt là thị trường ngoài nước.
Bên cạnh sản xuất các phụ tùng máy nổ, máy nông nghiệp, Công ty còn hướng tới
kinh doanh bất động sản, xây dựng trung tâm thương mại, xây dựng cao ốc văn phòng,
gốp phần tăng lợi nhuận cho Công ty, xây dựng thành phố ngày thêm giàu mạnh.
2.4. Chức năng và nhiệm vụ Công ty
2.4.1 Chức năng
Chức năng của Công ty là sản xuất các phụ tùng cho máy động lực và máy nông
nghiệp phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, làm tăng năng suất
lao động, góp phần đẩy mạnh nền kinh tế đất nước ngày một đi lên.
2.4.2. Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ của Công ty là phải nâng cao kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn của cán
bộ công nhân viên, nghiên cứu các đề tài khoa học, chế tạo những máy nổ hiện đại hơn
phục vụ nông nghiệp, phải thực hiện tốt chức năng của Công ty, khắc phụ những khó
khăn, đẩy mạnh những thuận lợi để tăng doanh thu tăng lợi nhuận, tạo điều kiện cho cán
bộ công nhân viên có việc làm ổn định.
- Bên cạnh Công ty cần phải tuân thủ các chế độ chính sách của nhà nước, thực
hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế và biện pháp xử lý các chất thải nhằm bảo vệ môi trường,
phòng chống cháy nổ, an toàn lao động theo chế độ lao động quy định của nhà nước.

2.5. Tổ chức bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý ở Công ty Cổ phần Kumba được tổ chức theo sơ đồ sau:

6


Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy hành chính công ty
HĐQT

BAN GIÁM
ĐỐC

PHÂN
XƯỞNG
SX

PHÒNG
KẾ TOÁN

PHÒNG
KH,KINH
DOANH

PHÒNG
HC,NHÂN
SỰ

PHÒNG

THUẬT


- Ban Giám đốc: Gồm có Tổng Giám Đốc và Phó Giám Đốc có nhiệm vụ tổ chức
quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước phám
luật về các vấn đề liên quan đến Công ty và tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty.
- Phòng hành chính,nhân sự: Có nhiệm vụ điều hành phân công lao động, phân
chia bậc lương thích hợp với trình độ cũng như kinh nghiệm cho từng cán bộ công nhân
viên đồng thời giải quyết các vấn đề như thôi việc hoặc tiếp nhận nhân viên mới.
- Phòng kế hoạch, kinh doanh: Có nhiệm vụ ra kế hoạch mua vật tư và sản xuất
sản phẩm nhằm đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất và nhu cầu tiêu thụ của khách
hàng, đồng thời tiếp nhận đơn đặt hàng và giao hàng cho khách hàng khi có yêu cầu.
- Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ bảo trì máy móc sản xuất và nghiên cứu khoa học
công nghệ mới, kiểm tra chất lượng sản phẩm, điều hành công tác kỹ thuật đảm bảo sản
xuất ổn định.
- Phân xưởng sản xuất: Là bộ phận cấu thành của Công ty, dựa vào các kế hoạch
và chỉ tiêu kinh doanh đề ra, phân xưởng tổ chức sản xuất các sản phẩm đáp ứng yêu cầu
7


của Công ty và nhu cầu tiêu dùng của thị trường, phân xưởng có nhiều tổ sản xuất cùng
chịu sự quản lý của một quản đốc phân xưởng để điều hành sản xuất.
- Phòng kế toán: Theo dõi hỗ trợ cho Giám đốc, phản ánh thực trạng tình hình tài
chính của Công ty, có trách nhiệm tiếp nhận mọi chứng từ, ghi vào các sổ kế toán, lập các
báo cáo về thuế, các báo cáo tài chính theo yêu cầu của cơ quan có chức năng.
2.6. Nội dung tổ chức công tác kế toán
2.6.1. Bộ máy kế toán
Hình:2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán
trưởng

Kế toán tổng

hợp

Kế toán giá
thành

Thủ quỹ

Kế toán kho

Kế toán trưởng: Tổ chức thực hiện quản lý, kiểm tra công tác kế toán, theo dõi và
kiểm tra giải quyết các chứng từ, theo dõi các khoản công nợ, chi phí và định giá thành
hàng tháng, kiểm tra tình hình ghi chép sổ sách kế toán đúng theo quy định của chế độ kế
toán. Kiểm tra về việc lập báo cáo tài chính định kỳ, phân tính tình hình tài chính của
doanh nghiệp và chịu trách nhiệm với ban giám đốc về các số liệu báo cáo. Chịu trách
nhiệm trong việc thuyết minh và xét duyệt quyết toán hàng năm của doanh nghiệp
- Kế toán tổng hợp: Tổng hợp các số liệu kế toán từ các kế toán tiền mặt, kế toán
công nợ và kế toán kho để ghi vào sổ sách kế toán.
- Kế toán giá thành:nhiệm vụ của kế toán này là tập hợp chi phí và tính giá thành
cho các sản phẩm của doanh nghiệp.

8


- Kế toán kho: Ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến hàng tồn kho.
Tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển, nhập – xuất – tồn kho nguyên vật
liệu, công cụ, dụng cụ…, tham gia công tác kiểm tra, đánh giá và báo cáo hàng tồn kho.
2.6.2. Chế độ kế toán và hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty
Công ty áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam được bộ tài chính ban hành theo quyết định
số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 thàng 03 năm 2006 và áp dụng hình thức kế toán “nhật ký
chung” và vận dụng tin học cho hình thức này một cách linh hoạt để phụ vụ cho tất cả các

hoạt động kế toán
Hình 2.3: Sơ đồ hình thức kế toán nhật ký chung
Chứng từ
gốc

Sổ quỹ

Sổ nhật ký
đặc biệt

Sổ nhật ký
chung

Sổ cái

Bảng
tổng hợp

Bảng cân đối
tài khỏan

Báo cáo
tài chính
- Chú thích:

Sổ chi
tiết

Ghi hàng ngày
Ghi vào cuối tháng

Đối chiếu kiểm tra

2.6.3. Chứng từ kế toán công ty sử dụng
Công ty sử dụng các chứng từ kế toán bao gồm:
- Phiếu thu
9


- Phiếu chi
- phiếu xuất kho
- Phiếu nhập kho
- Thẻ kho
- Giấy đề nghị tạm ứng
-Hoá đơn giá trị gia tăng
- Bảng lương
- Bảng khấu hao tài sản cố định
2.6.4. Các phương pháp hạch toán Công ty sử dụng
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
- Nộp thuế giá trị gia tăng: Theo phương pháp khấu trừ
- Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Áp dụng phương pháp nhập trước xuất
trước.
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Theo phương pháp đường thẳng dựa trên
thời gian hữu dụng ước tính của các tài sản.

10


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.1 Chi phí và phân loại chi phí
3.1.1. Khái niệm
Là khoản tiêu hao các nguồn lực đã sử dụng cho một mục đích,công việc hay sản
phẩm nào đó,thường biểu hiện dưới dạng tiền tệ.Nói cách khác,chi phí là hao phí cho quá
trình sản xuất kinh doanh,chi phí liên quan trực tiếp đến lợi nhuận.Vì vậy việc nhìn nhận
chi phí dưới nhiều cách phân loại khác nhau là cơ sở giúp nhà quản trị đưa ra những quyết
định hợp lý và kịp thời.
3.2.1. Phân loại chi phí
3.2.1.1. Phân loại chi phí theo chức năng
Việc phân loại chi phí là rất cần thiết với mọi doanh nghiệp từ việc phân loại đúng
và hợp lý các khoản mục chi phí sẽ giúp cho quá trình tập hợp chi phi,xác định giá sản
phẩm,BCTC và thấy được chi phí gắn liền với chức năng hoạt động của doanh nghiệp
Hình 3.1. Sơ Đồ Phân Loại Chi Phí Theo Chức Năng
CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
Chi phí sản xuất

Chi phí ngoài sản xuất

Chi phí sản phẩm

Chi phí thời kỳ

Chi phí

Chi phí nhân

Chi phí sản

Chi phí


Chi phí quản

nguyên vật

công trực

xuất chung

bán hàng

lý doanh

liệu trực tiếp

tiếp

621

622

nghiệp
627

641

Chi phí ban đầu
Chi phí chuyển đổi
11

642



a. Chí phí sản xuất
Giai đoạn sản xuất là giai đoạn chế biến nguyên vật liệu thành thành phẩm bằng
sức lao động của công nhân kết hợp với việc sử dụng máy móc thiết bị. Chi phí sản xuất
bao gồm ba khoản mục: chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp
và chi phí sản xuất chung.
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp:
Khoản mục chi phí này bao gồm các loại nguyên liệu và vật liệu xuất dùng trực tiếp
cho việc chế tạo sản phẩm. Trong đó, nguyên vật liệu chính dùng để cấu tạo nên thực thể
chính của sản phẩm và các loại vật liệu phụ khác có tác dụng kết hợp với nguyên vật liệu
chính để hoàn chỉnh sản phẩm về mặt chất lượng và hình dáng.chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp được tập hợp trên tài khoản 621 bao gồm cả nguyên vật liệu chính lẫn phụ.
+ Chi phí nhân công trực tiếp:
Khoản mục chi phí này bao gồm tiền lương phải trả cho bộ phận công nhân trực
tiếp sản xuất sản phẩm và những khoản trích theo lương của họ được tính vào chi phí.
Cần phải chú ý rằng, chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận công
nhân phục vụ hoạt động chung của bộ phận sản xuất hoặc nhân viên quản lý các bộ phận
sản xuất thì không bao gồm trong khoản mục chi phí này mà được tính là một phần của
khoản mục chi phí sản xuất chung.chi phí nhân công trực tiếp được theo theo dỏi và phản
ánh vào tài khoản 622.
+ Chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung là các chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng để
phục vụ hoặc quản lý quá trình sản xuất sản phẩm. Khoản mục chi phí này bao gồm: chi
phí vật liệu phục vụ quá trình sản xuất hoặc quản lý sản xuất, tiền lương và các khoản
trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao , sửa chữa và bảo trì
máy móc thiết bị, nhà xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất và quản lý ở
phân xưởng, v.v.. chi phí này được tập hợp trên tài khoản 627

12



×