Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ TẠI XÃ ĐỨC MINH, HUYỆN ĐĂKMIL, TỈNH ĐĂKNÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.88 KB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HOÀNG TÂM

PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN
HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ TẠI XÃ ĐỨC MINH, HUYỆN
ĐĂKMIL, TỈNH ĐĂKNÔNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HOÀNG TÂM

PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN
HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ TẠI XÃ ĐỨC MINH, HUYỆN
ĐĂKMIL, TỈNH ĐĂKNÔNG

Ngành: Kinh tế nông lâm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: Ths. TRẦN ĐỨC LUÂN


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Một Số Yếu
Tố Ảnh Hưởng đến Lợi Nhuận Hộ Sản Xuất Cà Phê tại Xã Đức Minh, Huyện
ĐăkMil, Tỉnh ĐăkNông” do Nguyễn Hoàng Tâm, sinh viên khóa 33, ngành Kinh tế nông
lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________ .

Trần Đức Luân
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)
________________________
Ngày

tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký, họ tên)

(Chữ ký, họ tên)

Ngày


tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Để có thể hoàn tất được đề tài này, tôi xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ tận tình
của các thầy cô trong trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM nói chung và các thầy cô trong
Khoa Kinh Tế nói riêng. Trong suốt bốn năm học, thầy cô đã tận tình chỉ dạy, truyền thụ
những kiến thức thật hữu dụng để tôi không chỉ ứng dụng để hoàn tất đề tài này, mà còn
là để áp dụng trong thực tế công việc sau này.
Xin gửi muôn vàn lời biết ơn đến cha mẹ, đấng đã sinh thành, nuôi nấng, dưỡng
dục con để con có được ngày hôm nay.
Xin chân thành cám ơn các cô chú trong UBND xã Đức Minh, huyện ĐăkMil, tỉnh
ĐăkNông nói chung cùng các cô chú trong phòng Kinh Tế - Nông Nghiệp xã nói riêng;
đồng gửi lời cám ơn đến bà con nông dân trồng cà phê trong xã. Tất cả họ đã nhiệt tình
giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện đề tài.
Xin cám ơn những người thân, những người bạn luôn bên cạnh động viên, sẵn sàng
giúp đỡ khi tôi cần đến. Họ đã góp phần giúp tôi hoàn tất đề tài này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành, lòng cảm kích sâu sắc đối với thầy
Trần Đức Luân. Thầy là người trực tiếp chỉ dẫn tôi thực hiện đề tài này. Thầy đã luôn sẵn
sàng lắng nghe tôi, giải đáp những thắc mắc; thầy đã chỉ bảo, giúp đỡ tận tình để tôi có
thể hoàn tất đề tài này. Xin mãi ghi nhớ công lao to lớn này của thầy.
Trân trọng tri ân!

Đại Học Nông Lâm, ngày 01 tháng 07 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Hoàng Tâm


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN HOÀNG TÂM. Tháng 05 năm 2011. "Phân Tích Một Số Yếu Tố Ảnh
Hưởng đến Lợi Nhuận Hộ Sản Xuất Cà Phê tại Xã Đức Minh, Huyện ĐăkMil, Tỉnh
ĐăkNông".
NGUYEN HOANG TAM. May 2011. "Analysis Of Several Factors Affecting to
Profit Coffee Producing Households in Duc Minh Commune, DakMil District,
DakNong Province".
Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận này là đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số
yếu tố đến lợi nhuận từ việc sản xuất cà phê của các hộ dân tại xã Đức Minh, xác định yếu
tố quan trọng tác động tới lợi nhuận; từ đó đề xuất gợi ý chính sách nhằm gia tăng lợi
nhuận của hộ sản xuất, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh mặt hàng cà
phê.
Đề tài sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính dạng log - log để đánh giá ảnh hưởng
của một số yếu tố đến lợi nhuận. Kết quả cho thấy mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp là:
diện tích cà phê cho thu hoạch, chi phí thuốc hóa học sử dụng và kiến thức nông nghiệp
của hộ dân; đồng thời nếu người nông dân bón phân hợp lý (nằm trong khoảng 2 – 3,5
tấn/ha/năm) thì cũng đem lại lợi nhuận cao hơn là bón phân không hợp lý (nằm ngoài
khoảng trên).
Trên cơ sở kết quả hồi quy, tác giả đưa ra gợi ý chính sách, đó là: đầu tư mở rộng
quy mô đất qua mô hình hợp tác, liên kết giữa các hộ, xây dựng mô hình kinh tế trang trại
gia đình để phát huy tối đa lợi thế theo quy mô; sử dụng thuốc hóa học một cách có định
kỳ, liều lượng và khoa học; áp dụng chặt chẽ phương pháp bón phân khoa học, thực hiện
đúng quy trình, kỹ thuật chăm sóc cây cà phê; nâng cao trình độ kiến thức nông nghiệp
cho các hộ dân để họ có khả năng ứng dụng KHKT, công nghệ sinh học, phối hợp sử



dụng các yếu tố đầu vào hợp lý nhằm gia tăng lợi nhuận cho người sản xuất cà phê, nâng
cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh mặt hàng này.


MỤC LỤC
Trang
v

Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

xi

Danh mục phụ lục

xii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1


1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

3

1.2.1. Mục tiêu chung

3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

4
4

1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian

4

1.3.2. Phạm vi thời gian

4

1.4. Cấu trúc luận văn

4


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

6

2.1. Điều kiện tự nhiên

6

2.1.1. Vị trí địa lý

6

2.1.2. Địa hình

6

2.1.3. Đất đai, thổ nhưỡng

7

2.1.4. Khí hậu, thời tiết

7

2.1.5. Thủy văn

8

2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội


8

2.2.1. Dân số và lao động

9

2.2.2. Cơ sở hạ tầng

9

2.2.3. Giáo dục, y tế

10

2.2.4. Tỷ trọng các ngành kinh tế

10

v


2.2.5. Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã
2.3. Tổng quan về cây cà phê

11
12

2.3.1. Vị trí và vai trò của ngành cà phê trong nền kinh tế quốc dân

13


2.3.2. Yêu cầu dinh dưỡng của cây cà phê

14

2.3.3. Sản xuất và xuất khẩu cà phê trên thế giới

16

2.3.4. Vài nét về tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê ở tỉnh

19

ĐăkNông và Việt Nam
2.4. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

22

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu

24
24

3.1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây cà phê

24

3.1.2. Các lý thuyết liên quan


28

3.1.3. Kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế

29

3.1.4. Mô hình lượng hóa

30

3.2. Phương pháp nghiên cứu

30

3.2.1. Thu thập và xử lý số liệu

30

3.2.2. Các phương pháp phân tích chung

30

3.2.3. Các phương pháp phân tích có tính đặc thù

30

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

32


4.1. Xác định các biến trong mô hình hồi quy

32

4.2. Thực trạng sản xuất cà phê tại xã Đức Minh

33

4.2.1. Diện tích cà phê cho thu hoạch

35

4.2.2. Kiến thức nông nghiệp của nông hộ

36

4.2.3. Chi phí sử dụng thuốc hóa học

37

4.2.4. Phương pháp bón phân cho cây cà phê

39

4.2.5. Phương pháp tưới nước cho cây cà phê

40

4.2.6. Năng suất cà phê của các hộ dân


41

4.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê của các hộ dân theo các thôn

vi

42


4.4. Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến lợi nhuận

44

4.4.1. Kết quả hồi quy

44

4.4.2. Dấu kỳ vọng của các biến

45

4.4.3. Kiểm định ý nghĩa thống kê của các biến

45

4.4.4. Kiểm định sự phù hợp của mô hình

46

4.4.5. Kiểm định sự vi phạm giả thuyết của mô hình


47

4.4.6. Mô hình hồi quy và ý nghĩa các biến

49

4.4.7. Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với lợi nhuận

50

4.5. Một số giải pháp đề xuất

50

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

52

5.1. Kết luận

52

5.2. Kiến nghị

53

5.2.1. Cơ sở của kiến nghị

53


5.2.2. Kiến nghị

54
56

5.3. Giới hạn của đề tài
5.3.1. Số lượng mẫu điều tra

57

5.3.2. Sự biến động của giá cà phê

57

5.3.3. Hướng nghiên cứu tiếp tục

57

Tài liệu tham khảo
Phụ lục

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ NN & PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn


UBND

Ủy Ban Nhân Dân

ĐVT

Đơn vị tính

ICO

Tổ chức cà phê thế giới (International Coffee Oganization)

VICOFA

Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vietnam Coffee and
Cocoa Association)

Viện KHKT

Viện khoa học kỹ thuật

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tình Hình Sử Dụng Đất của Xã Tính Đến Hết Năm 2010

7


Bảng 2.2. Cơ Cấu Kinh Tế của Xã, Năm 2009

11

Bảng 2.3. Kết Quả Trồng Trọt của Xã, Năm 2009

11

Bảng 2.4. Kết Quả Chăn Nuôi của Xã, năm 2009

12

Bảng 2.5. Định Lượng Phân Hóa Học Bón cho 1 Ha Tính theo Phân Nguyên

15

Chất
Bảng 2.6. Tỷ Lệ Bón Phân cho Các Lần Bón trong Năm

15

Bảng 2.7. Sản Lượng Cà Phê của Một Số Quốc Gia trên Thế Giới qua Các

17

Niên Vụ
Bảng 2.8. Sản Lượng Cà Phê Xuất Khẩu của Một Số Quốc Gia trên Thế

18


Giới từ Tháng 10/2010 đến Tháng 03/2011
Bảng 2.9. Diện Tích, Sản Lượng Cà Phê Việt Nam qua Các Niên Vụ

20

Bảng 4.1. Số Mẫu Điều Tra Tại 4 Thôn thuộc Xã Đức Minh

34

Bảng 4.2. Mô Tả các Biến Độc Lập trong Mô Hình Hồi Quy

34

Bảng 4.3. Diện Tích Cà Phê Cho Thu Hoạch của Các Hộ Dân trong Xã

35

Bảng 4.4. Kiến Thức Nông Nghiệp của Nông Hộ

36

Bảng 4.5. Chi Phí Sử Dụng Thuốc Hóa Học của Nông Hộ

38

Bảng 4.6. Phương Pháp Bón Phân cho Cây Cà Phê của Các Hộ Dân

40

Bảng 4.7. Phương Pháp Tưới Nước cho Cây Cà Phê của Các Hộ Dân


40

Bảng 4.8. Năng Suất Cà Phê của Các Hộ Dân

41

Bảng 4.9. Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất Cà Phê theo Các Thôn

43

Bảng 4.10. Mức Sử Dụng các Yếu Tố và Kết Quả SX Cà Phê theo Các

43

Thôn
Bảng 4.11. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình

44

Bảng 4.12. Dấu Kỳ Vọng và Dấu của Kết Quả Ước Lượng Mô Hình

45

Bảng 4.13. Kết Quả Kiểm Định T cho Các Biến Trong Mô Hình

46

ix



Bảng 4.14. Kiểm Định White Heteroskedasticity Test

48

Bảng 4.15. Kết Quả các Hệ Số Xác Định của Mô Hình Hồi Quy Gốc và Phụ

48

Bảng 4.16. Kiểm Định Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test (Kiểm

49

Định p1)

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Đồ Thị Mối Quan Hệ Giữa Diện Tích Thu Hoạch và Lợi Nhuận

36

Hình 4.2. Đồ Thị Mối Quan Hệ Giữa Kiến Thức Nông Nghiệp và Lợi Nhuận

37

Hình 4.3. Đồ Thị Mối Quan Hệ Giữa Chi Phí Sử Dụng Thuốc và Lợi Nhuận


39

Hình 4.4. Đồ Thị Mối Quan Hệ Giữa Năng Suất và Lợi Nhuận Bình Quân

42

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi khảo sát
Phụ lục 2: Đánh giá kiến thức nông nghiệp của các hộ sản xuất cà phê
Phụ lục 3: Bảng kết xuất hồi quy
Phụ lục 4: Kiểm tra phương sai sai số thay đổi
Phụ lục 5: Kiểm tra đa cộng tuyến
Phụ lục 6: Kiểm tra tự tương quan

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Cây cà phê được người dân Ethiopia phát hiện đầu tiên, sau đó nó được mang sang
trồng ở vùng Ả Rập, rồi trồng ở các nước thuộc Châu Mỹ, Châu Á. Hiện nay cây cà phê
được trồng ở hơn 50 quốc gia trên thế giới. Cây cà phê gồm 3 dòng chính là cà phê chè
(Arabica), cà phê vối (Robusta) và cà phê mít (Excelsa). Các nước trồng cà phê chè chủ
yếu là Brazil, Ethiopia, Colombia, Mexico, Ấn Độ. Các nước trồng cà phê vối chủ yếu là
Việt Nam, Bờ Biển Ngà, Indonesia và Uganda, trong đó Việt Nam là nước đứng đầu

trong việc sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này.
Brazil là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất trên thế giới với sản lượng
trung bình là 2 triệu tấn/năm, chiếm 25% thị trường quốc tế. Việt Nam là nước đứng thứ
hai với sản lượng trung bình là 900 ngàn tấn/năm.
Đã hơn 100 năm từ khi người Pháp đưa loại cây này vào Việt Nam, loại cây này đã
không ngừng phát triển. Lúc đầu nó chỉ được trồng ở phía Bắc với diện tích nhỏ và năng
suất không cao (0,4 – 0,6 tấn/ha), khi cây cà phê được đem trồng ở vùng duyên hải và cao
nguyên thì diện tích được mở rộng nhưng vẫn manh mún. Cho đến thời kì đổi mới năm
1986 cây cà phê mới được quy hoạch và được tổ chức sản xuất với quy mô lớn, tập trung.
Năm 1988 Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ tư thế giới (chiếm 6,5%
sản lượng thế giới), đứng sau Brazil, Colombia và ngang bằng với Indonesia (Phan Kế
Long, 2007).
Mặt hàng cà phê là một trong những mặt hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu chính
của Việt Nam. Trong các nước sản xuất cà phê trên thế giới, Việt Nam đã vươn lên đứng
1


thứ hai. Riêng mặt hàng cà phê Robusta, Việt Nam vượt qua cả Brazil để trở thành nước
xuất khẩu mặt hàng cà phê này lớn nhất thế giới. Mặc dù loại cà phê vối ở Việt Nam có
khối lượng xuất khẩu lớn như vậy nhưng lại vấp phải vấn đề là tiêu chuẩn, chất lượng.
Theo VICOFA (2007), cà phê bị loại thải có nguồn gốc từ Việt Nam chiếm 80% trong
tổng số cà phê xuất khẩu của thế giới. Rất nhiều lô hàng xuất khẩu từ Việt Nam đã bị từ
chối nhập tại cảng do vấn đề chất lượng hoặc nếu được đồng ý nhập thì chúng ta cũng
phải chịu mức giá thấp. Nguyên nhân của tình trạng này là do khâu sản xuất và chế biến
cà phê ở Việt Nam còn nhiều bất cập, yếu kém; hơn nữa việc phối hợp sử dụng các yếu tố
đầu vào của các hộ gia đình không hợp lí làm giảm chất lượng hạt cà phê. Vì vậy vấn đề
đặt ra là phải có những nghiên cứu thực tế để giúp các hộ nông dân vừa nâng cao năng
suất và lợi nhuận thu được từ việc sản xuất cà phê, vừa nâng cao chất lượng sản phẩm,
hiệu quả kinh doanh của mặt hàng này, từ đó sẽ nâng cao tính cạnh tranh, kim ngạch xuất
khẩu cà phê của Việt Nam trên thị trường thế giới.

Tại Việt Nam cây cà phê vối chiếm diện tích lớn nhất (90% diện tích), do nó phù
hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết ở Việt Nam; đồng thời do sức sinh trưởng tốt và kháng
được bệnh của nó. Ở Việt Nam thì các tỉnh Tây nguyên được xem là nơi có điều kiện thổ
nhưỡng, khí hậu phù hợp để trồng loại cà phê vối này. Kể từ khi nó được quy hoạch, tập
trung phát triển thì nó đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chính của tỉnh Đăklăk, ĐăkNông.
Tỉnh ĐăkLăk trồng cà phê sớm hơn hẳn các tỉnh khác, nên những hộ nông dân ở
đây có nhiều kinh nghiệm, có kỹ thuật canh tác nên năng suất, chất lượng cà phê đạt hơn
các tỉnh khác, điển hình ở đây là tỉnh ĐăkNông. Ở ĐăkNông các hộ nông dân trồng cà
phê còn thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật canh tác còn chưa cao nên năng suất và chất lượng
đạt được còn thấp. Mặc dù vậy, cây cà phê vẫn được xem là cây công nghiệp thế mạnh
của tỉnh, góp phần xóa đói giảm nghèo, đem lại thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân, nhất
là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời đem lại nguồn ngoại tệ và đóng góp vào
tăng trưởng GDP hàng năm của tỉnh. Trong tỉnh ĐăkNông thì huyện ĐăkMil là huyện có
diện tích trồng cà phê lớn nhất của tỉnh (hơn 19000 ha đang trong thời kì kinh doanh),
mọi chủ trương về quy hoạch và phát triển cây cà phê ở tỉnh thì huyện ĐăkMil là huyện
luôn đi đầu trong thực hiện, những khó khăn trong việc sản xuất cây cà phê của tỉnh cũng
2


chính là những khó khăn mà huyện đang phải đối mặt. Trong huyện ĐăkMil thì xã Đức
Minh là một trong những xã có diện tích trồng cà phê lớn, hầu hết các hộ dân ở đây đều là
những hộ mà cây cà phê là nguồn mang lại thu nhập chính cho họ. Những đặc điểm về hộ
nông dân và thực tế sản xuất cà phê ở đây - tuy có những nét riêng - là đặc trưng cho
những hộ nông dân và tình hình sản xuất cà phê ở huyện nói riêng và trên toàn địa bàn
tỉnh nói chung. Cụ thể thì những hộ dân trong xã mới trồng cà phê khoảng hai thập kỷ trở
lại đây, kinh nghiệm còn ít, kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê, mức độ đầu tư thâm canh
thấp, trình độ sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế nên năng suất, chất lượng
và hiệu quả đạt được chưa cao.
Cà phê là mặt hàng khá nhạy cảm trên thị trường, giá cả dễ biến động. Ngành cà
phê Việt Nam và thế giới đã từng phải đối mặt với những đợt giảm giá kéo dài trước năm

2004 và hiện tượng năm nay tăng diện tích ào ạt, năm sau lại chặt phá đã xảy ra ở một số
địa phương, làm cho diện tích và sản lượng cà phê biến động mạnh (như năm 2001 diện
tích trồng cà phê ở nước ta là 535.000 ha, nhưng đến cuối năm 2002 diện tích ấy chỉ còn
lại 450.000 ha), ảnh hưởng không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này.
Trong những năm gần đây giá cả các yếu tố đầu vào để sản xuất cà phê tăng mạnh,
giá dầu, giá phân bón và nhân công tăng mạnh (như năm 2010 giá các yếu tố này đã tăng
từ 25-50% so với năm trước đó). Bên cạnh đó giá cà phê cũng biến động mạnh, phụ thuộc
nhiều vào thị trường thế giới. Như vậy lợi nhuận thu được của các hộ trồng cà phê khó mà
đảm bảo, thậm chí nếu không tính toán kỹ có thể bị thua lỗ, từ đó dẫn đến hiện tượng bỏ
hoang cà phê, không đầu tư chăm sóc hoặc chặt bỏ để trồng cây trồng khác. Như vậy việc
tính toán đầu tư sản xuất cà phê bền vững và hiệu quả trong mỗi hộ gia đình là vấn đề cấp
bách, cần thiết và cần được ưu tiên hàng đầu.
Với mục đích, ý nghĩa trên, đồng thời kế thừa và phát triển các nghiên cứu trước,
tác giả đã chọn đề tài "Phân Tích Một Số Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Hộ Sản Xuất
Cà Phê tại Xã Đức Minh, Huyện ĐăkMil, Tỉnh ĐăkNông" làm đề tài nghiên cứu.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá việc sử dụng một số yếu tố và ảnh hưởng của nó đến lợi nhuận
3


thu được từ việc sản xuất cà phê của các hộ dân tại xã Đức Minh, huyện ĐăkMil, tỉnh
ĐăkNông.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
a) Tìm hiểu thực trạng việc sản xuất cà phê tại xã Đức Minh.
b) Xác định kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê trên địa bàn xã.
c) Xác định yếu tố quan trọng tác động tới lợi nhuận thu được từ việc sản xuất cà
phê của các hộ dân trên địa bàn xã.
d) Một số gợi ý chính sách nhằm gia tăng lợi nhuận hộ sản xuất, tăng chất lượng và

hiệu quả sản xuất kinh doanh mặt hàng cà phê.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở điều tra thực tế từ quá trình trực tiếp
sản xuất của 40 hộ dân trồng cà phê trong địa bàn xã Đức Minh, huyện ĐăkMil, tỉnh
ĐăkNông trong năm 2010. Trong đó việc điều tra được thực hiện tại 4 thôn tập trung diện
tích trồng cà phê lớn của xã.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện từ ngày 01/03/2011 đến ngày 01/07/2011.
1.4. Cấu trúc luận văn
Phần giới thiệu chung
Phần nội dung
Chương 1: Mở đầu
Nêu sơ qua về lược sử hình thành và phát triển cây cà phê, một vài nét về tình hình
sản xuất cà phê ở Việt Nam cũng như trên địa bàn xã. Qua đó ta thấy được tầm quan
trọng, lí do, ý nghĩa của việc chọn đề tài.
Phần này cũng cho ta thấy được mục tiêu nghiên cứu của tác giả.
Chương 2: Tổng quan
Tìm hiểu các đặc điểm về kinh tế, xã hội trên địa bàn xã; một số đặc điểm của cây
cà phê; tìm hiểu về tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê trên thế giới, ở Việt Nam và
trong tỉnh ĐăkNông.
4


Phần này cũng nêu ra các tài liệu nghiên cứu có liên quan đã được thực hiện.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nêu ra các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây cà phê; các lý thuyết, vấn đề lý
luận liên quan đến đề tài.
Đưa ra hệ thống các phương pháp được sử dụng để đạt được mục tiêu nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận

Cho ta thấy được thực trạng, kết qủa và hiệu quả sản xuất cà phê trên địa bàn xã.
Sau khi ước lượng mô hình ta đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến lợi
nhuận thu được của các hộ dân. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận hộ
sản xuất.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trình bày tóm gọn các kết quả mà khóa luận đã đạt được.
Dựa vào phần thực trạng và thấy được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố, đưa ra
các đề xuất nhằm gia tăng lợi nhuận thu được của hộ sản xuất, nâng cao chất lượng và
hiệu quả sản xuất kinh doanh mặt hàng cà phê.
Phần này cũng nêu lên một số hạn chế của đề tài.
Phần tài liệu tham khảo và phụ lục

5


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh ĐăkNông có 8 đơn vị hành chính gồm 1 thị xã và 7 huyện, địa bàn nghiên
cứu là xã Đức Minh thuộc huyện ĐăkMil (diện tích tự nhiên của huyện ĐăkMil là
68200,99 ha; huyện có 10 đơn vị hành chính cấp xã). Xã Đức Minh nằm phía nam huyện
ĐăkMil, cách trung tâm huyện 3 km theo trục đường tỉnh lộ 3 ĐăkMil - KrôngNô, tổng
diện tích đất tự nhiên là 3317,37 ha.
Vị trí địa lý nằm khoảng 12021’ – 12030’ độ vỹ Bắc, 107035’ – 107040’ độ kinh
Đông.
- Phía Đông Nam giáp hai xã là ĐăkMôl và ĐăkHòa của huyện ĐăkSông.
- Phía Đông Bắc giáp xã ĐăkSăk huyện ĐăkMil.
- Phía Bắc, Tây Bắc giáp Thị trấn ĐăkMil.

- Phía Đông Bắc giáp xã Đức Mạnh huyện ĐăkMil.
- Phía Nam, Tây Nam giáp xã Thuận Hạnh của huyện ĐăkSông.
- Phía Tây giáp xã Thuận An huyện ĐăkMil.
2.1.2. Địa hình
Xã Đức Minh cùng với các xã khác ở phía Nam của huyện ĐăkMil có độ cao từ
700-900 m so với mực nước biển (các xã khác ở phía Bắc của huyện có độ cao từ 400600 m so với mực nước biển).
Địa hình của xã Đức Minh cũng giống như của các xã khác trong huyện ĐăkMil,
đó là dạng địa hình đồi núi lượn sóng nối tiếp nhau và bị chia cắt bởi nhiều sông suối nhỏ
6


cùng các hợp thủy, xen kẽ là các thung lũng nhỏ, bằng, thấp. Có hai dạng chính:
- Hình dốc lượn sóng nhẹ: có độ dốc từ 0-150, phân bố chủ yếu ở phía Đông và
trung tâm của huyện ĐăkMil, chiếm khoảng 74,6% diện tích tự nhiên.
- Địa hình dốc chia cắt mạnh: có độ dốc > 150, phân bố ở phía Tây Bắc và phía Tây
Nam của huyện ĐăkMil, chiếm khoảng 25,4% diện tích tự nhiên. Xã Đức Minh nằm
trong vùng thuộc dạng địa hình này.
2.1.3. Đất đai, thổ nhưỡng
Xã Đức Minh có một diện tích đất khá phong phú và màu mỡ, chủ yếu là loại đất
đỏ Bazan, thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao.
Bảng 2.1. Tình Hình Sử Dụng Đất của Xã Tính Đến Hết Năm 2010
Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Đất nông nghiệp

2686,63

80,99


Đất lâm nghiệp

4,97

0,15

Đất nuôi trồng thủy sản

5,78

0,17

Đất phi nông nghiệp

551,15

16,61

Đất chưa sử dụng

79,59

2,40

Loại đất

Nguồn tin: Phòng Địa chính UBND xã
Theo bảng số liệu ta thấy đất dùng cho nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất
(2886,63 ha), chiếm tới 80,99% tổng diện tích đất tự nhiên.

2.1.4. Khí hậu, thời tiết
Huyện ĐăkMil (trong đó có xã Đức Minh) là khu vực chuyển tiếp giữa hai tiểu
vùng khí hậu ĐăkLăk và ĐăkNông, chế độ khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu
nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến hết
tháng 11, tập trung trên 90% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3
năm sau, lượng mưa không đáng kể. Nhiệt độ bình quân 22,30C, ẩm độ không khí bình
quân năm là 85%, tổng tích ôn 7.2000C, lượng mưa bình quân 2.513 mm. Điều kiện khí
hậu nói trên thích hợp với nhiều loại cây trồng vật nuôi vùng nhiệt đới có giá trị cao.
a) Chế độ nhiệt
Tổng nhiệt độ < 80000C. Nhiệt độ cao nhất trong năm: 34,90C. Nhiệt độ thấp nhất
7


trong năm: 19,30C. Nhiệt độ trung bình hàng năm: 22,30C.
b) Chế độ mưa
Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.700-1.800 mm. Lượng mưa cao nhất (tháng 9):
297,2 mm. Lượng mưa thấp nhất (tháng 1): 1,0 mm. Số ngày mưa trung bình hàng năm:
170 ngày.
c) Chế độ ẩm
Độ ẩm bình quân hàng năm: 85%. Độ bốc hơi: mùa mưa chỉ số độ ẩm k=1,0-1,5;
mùa khô k=0,5.
d) Chế độ gió
Hướng gió thịnh theo hai hướng gió chính: gió Tây - Nam xuất hiện vào các tháng
mùa mưa, tốc độ trung bình 1,97 m/s. Gió Đông - Bắc xuất hiện vào các tháng mùa khô,
tốc độ trung bình 2,24 m/s.
2.1.5. Thủy văn
Hệ thống nước mặt khá phong phú, mật độ sông suối bình quân 0,35-0,40 km/km2,
ngoài ra trong xã còn có hệ thống ao hồ dày đặc. Đây là những đơn vị tích trữ nước để
cung cấp cho cây trồng vật nuôi vào mùa khô hạn.
Nguồn nước ngầm: nước ngầm trên địa bàn xã tương đối phong phú, nhưng chủ

yếu vận động tàng trữ trong tạo thành phun trào Bazan, được coi là đơn vị chứa nước có
triển vọng hơn cả. Tuy nhiên do mức độ đất đồng nhất theo diện tích và chiều sâu khá lớn
nên cần lưu ý khi giải quyết những vấn đề cụ thể. Đặc biệt ở khu vực này có hiện tượng
mất nước (nước tầng trên chảy xuống tầng dưới) nên khi khai thác cần phải nghiên cứu cụ
thể để đề xuất các chỉ tiêu hợp lý nhằm khống chế đến mức thấp nhất việc làm ô nhiễm
môi trường nước ngầm.
Cũng theo kết quả phân tích, đánh giá thì chất lượng nguồn nước ngầm hầu hết
đảm bảo cho ăn uống sinh hoạt (nước có tổng độ khoáng nhỏ, thuộc loại siêu nhạt;
m<0,2g/l, nồng độ các vi nguyên tố nhỏ và đều năm trong giới hạn cho phép). Đây là yếu
tố thuận lợi trong việc cung cấp nước sạch nông thôn và cũng cần chú ý đến công tác
tuyên truyền để người dân có ý thức trong việc bảo vệ nguồn nước.
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
8


2.2.1. Dân số và lao động
Theo số liệu điều tra ngày 01/04/2009 thì toàn xã có 2.931 hộ dân với 13.132 nhân
khẩu, trong đó đồng bào dân tộc tại chỗ có hơn 1.000 người chiếm khoảng 8% dân số
toàn xã. Trong 13.132 nhân khẩu đó có 6.742 nam và 6.390 nữ, hầu hết đang ở trong độ
tuổi lao động và hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 12,220 0/00 (giảm 0,67% so với cùng kỳ), mức giảm
sinh 0,59 0/00 so với cùng kỳ.
2.2.2. Cơ sở hạ tầng
a) Giao thông vận tải
Tính đến hết năm 2009, nhằm đảm bảo hệ thống tưới tiêu chống lũ cũng như thúc
đẩy phát triển giao thông nông thôn, xã đã làm mới 1 cầu bê tông và nạo vét khu vực lòng
suối thôn Thanh Sơn với chiều dài 700m; tu sửa các tuyến đường giao thông nông thôn
thuộc thôn Mỹ yên, Mỹ Hòa, Thanh Hà, Xuân Thành với chiều dài 6 km; thôn Thanh
Lâm làm mới được 2 tuyến đường bê tông và nhựa với chiều dài 1 km; toàn xã đã nạo vét
kênh mương tưới tiêu cho vụ đông xuân và vụ mùa với tổng chiều dài 12 km, thông cống

rãnh thoát nước tại ngã tư trung tâm xã. Kết quả là trong toàn xã có 16/16 thôn có đường
giao thông bảo đảm ô tô đi được trong 2 mùa mưa nắng.
Đến hết năm 2010 đã hoàn thành tuyến đường nhựa từ ngã tư trung tâm xã đến bon
Junjuh (bao gồm cả cầu cống) với chiều dài gần 5 km.
b) Điện khí hóa nông thôn
Đến hết năm 2009 thì tỷ lệ hộ dân sử dụng điện trong toàn xã (bao gồm cả người
kinh và đồng bào dân tộc) là 100%.
Máy móc đã được đưa vào trong hầu hết các khâu của sản xuất, tiết kiệm được sức
lực và công lao động, đồng thời nâng cao được hiệu quả sản xuất.
c) Thông tin liên lạc
Hoạt động bưu chính viễn thông tiếp tục phát triển và phục vụ tốt nhu cầu của nhân
dân. Hệ thống bưu điện và các điểm dịch vụ điện thoại tuy không có mặt ở hầu hết các
thôn nhưng cũng tập trung nhiều ở những khu vực trung tâm, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng
của người dân.
9


Trang thiết bị loa đài hoạt động cũng đã đáp ứng được nhu cầu thông tin tại địa
phương, thường xuyên đưa tin tức cập nhật đến cho nhân dân, về chủ trương đường lối
chính sách của Đảng và nhà nước, tuyên truyền pháp luật, thông báo kịp thời các quyền
lợi và nghĩa vụ của người dân.
2.2.3. Giáo dục, y tế
a) Giáo dục
Tính trong năm 2009 thì số học sinh huy động đầu năm học là 4.859 học sinh, chia
ra mẫu giáo 685 em, học sinh tiểu học 1.744 em, trung học cơ sở 1.910 em, trung học phổ
thông 520 em. Số sinh viên trên 1 vạn dân là 40 sinh viên; cũng trong năm nay 1 trường
tiểu học trong xã đó là trường tiểu học Lý Tự Trọng được công nhận là chuẩn quốc gia.
Thực hiện tốt các chương trình đổi mới giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo viên
và đội ngũ quản lý; nâng cao chất lượng dạy và học theo tinh thần Chỉ thị 40/CT-TW của
Ban Bí thư và Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; đẩy mạnh xã

hội hóa giáo dục đã góp phần tạo điều kiện cho các em học sinh đến trường; tích cực
hưởng ứng các cuộc vận động của Bộ Giáo dục và Đào tạo nên tỷ lệ bỏ học, tỷ lệ học sinh
yếu kém giảm; tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn tiếp tục tăng; cơ sở vật chất trường học đáp ứng
đủ nhu cầu, không có tình trạng học ca 3; công tác giảng dạy và học được đánh giá xếp
loại đúng chất lượng, 98% giáo viên đạt trình độ chuẩn hóa.
b) Y tế
Số bác sỹ trên vạn dân là 0,4 bác sỹ, số giường bệnh trên vạn dân là 0,8 giường.
Công tác khám chữa bệnh được duy trì thường xuyên tại trạm xã, trong năm 2009 số lượt
người khám bệnh là 8.403, số bệnh nhân được điều trị tại trạm là 3.454 (tăng 27% so với
năm 2008). Chương trình tiêm chủng mở rộng và công tác phòng chống sốt rét luôn được
duy trỳ, đặc biệt là các thôn bon trọng điểm.
2.2.4. Tỷ trọng các ngành kinh tế
Trong năm 2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP của xã đạt 7,5%; trong đó nông
nghiệp tăng 6,6%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng 16%; thương mại
và dịch vụ tăng 12%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Cơ cấu này thể hiện cụ thể trong bảng 2.2
10


Bảng 2.2. Cơ Cấu Kinh Tế của Xã, Năm 2009
ĐVT: %
Khoản mục

Tỷ trọng

Nông nghiệp

70,5

Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng


11,5

Thương mại và dịch vụ

18
Nguồn tin: UBND xã

Nhìn vào bảng trên ta thấy trong cơ cấu kinh tế của xã thì ngành nông nghiệp
chiếm tỷ trọng cao nhất (70,5%), kế đến là thương mại dịch vụ (18%), tiểu thủ công
nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng thấp nhất (11,5%). Nền kinh tế của xã mang đặc điểm
của nền kinh tế nông nghiệp.
2.2.5. Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp của xã từng bước chuyển dịch theo hướng tập trung
chuyên canh, luân canh phù hợp với từng vùng nên trong những năm gần đây, hiệu quả
sản xuất đã được nâng cao, nông dân yên tâm sản xuất, ổn định đời sống.
Bảng 2.3. Kết Quả Trồng Trọt của Xã, Năm 2009
Diện tích gieo trồng

Năng suất bình quân

Sản lượng

(ha)

(tấn/ha)

(tấn)

504


5

2.500

2.500

2,5

6.000

Bắp

250

7

1.750

Sắn

450

11

4.950

Đậu đỗ

20


1,5

30

Hồ tiêu

20

-

50

Cây ăn trái

25

-

-

Rau màu

5

-

-

Nuôi trồng thủy sản


8

-

16

Khoản mục
Lúa
Cà phê

Nguồn tin: UBND xã
Trong năm này do thời tiết không thuận lợi nên đã ảnh hưởng đến năng suất cây cà
11


×